ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
HOÀNG THỊ TÚ
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỀ XUẤT CÁC
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ NÂM TUẤN, HUYỆN HÒA AN
TỈNH CAO BẰNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Hệ đào tạo
: Chính Quy
Chuyên ngành
: Quản lý đất đai
Khoa
: Quản lý tài nguyên
Khoá học
: 2011 - 2015
Thái Nguyên, năm 2015
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
HOÀNG THỊ TÚ
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỀ XUẤT CÁC
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ NÂM TUẤN, HUYỆN HÒA AN
TỈNH CAO BẰNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
: Chính Quy
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
: Quản lý đất đai :
K43B - QLĐĐ
: Quản lý tài nguyên
Khoa
: 2011 - 2015
Khoá học
Giáo viên hƣớng dẫn
: Th.S Ngô Thị Hồng Gấm
Thái Nguyên, năm 2015
i
LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý và tạo điều kiện của Ban Giám Hiệu nhà trường , Ban
chủ nhiệm Khoa Quản lý Tài nguyên, tôi đã tiến hanh khóa luâṇ tốt nghiêp̣ :
"Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất các giải pháp
nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Nam Tuấn,
huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng".
Để hoan thanh khóa luâṇ nay, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Th.S
Ngô Thị Hồng Gấm, đã trực tiếp tâṇ tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
viết khóa luâṇtốt nghiêp̣.
Tôi xin trân trong gửi lời cảm ơn tới Ban Giam Hiêụ nhà trường
, Ban
chủ nhiệm Khoa cùng quý Thầy, Cô trong Khoa Quản lý Tài nguyên - Trường
Đaị hoc̣ Nông Lâm Thai Nguyên đã tâṇ tinh truyền đaṭ kiến thức trong 4 năm học
tập, môṭhành trang quýbáu đểtôi tựtin bước vào cuôc̣sống.
Tôi xin đươc bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Lãnh đaọ xã Nam Tuấn, cùng cán bộ công
nhân viên , bà con nhân dân của xã đã taọ điều kiện giúp đỡ tôi
trong quá trình thực tâp̣ thu thâp̣ số liêụ taị điạ phương.
Tôi cung xin bay tỏlòng biết ơn sâu sắc tới gia đinh , bạn bèđã ủng hộ,
đông viên giúp đỡ tôi tron suốt quá trinh hoc̣ tâp̣ cung như thưc hiêṇ khóa luâṇ
g
.
Cuối cùng, xin chúc các thầy cô giáo maṇh khỏe , hạnh phúc vàthành công trong sự nghiêp̣
trồng người.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Cao Bằng, ngày 08 tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Hoàng Thị Tú
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.
Hiện trạng sử dụng đất của Việt Nam của năm 2014................. 13
Bảng 4.1:
Thống kê các loại đất của xã Nam Tuấn .................................... 19
Bảng 4.2:
Tình hình dân số, lao động của xã Nam Tuấn năm 2014........... 22
Bảng 4.3:
Tình hình chăn nuôi của xã năm 2014 ....................................... 25
Bảng 4.4:
Hiện trạng sử dụng đất của xã Nam Tuấn năm 2014 ................. 28
Bảng 4.5:
Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp xã Nam Tuấn năm 2014.........30
Bảng 4.6:
Hiện trạng về diện tích và sản lượng một số cây trồng chính của
xã Nam Tuấn năm 2014 ............................................................. 31
Bảng 4.7.
Các LUT sản xuất nông nghiệp của xã Nam Tuấn .................... 33
Bảng 4.8.
Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính của xã.................. 37
Bảng 4.9.
Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất.......................... 38
Bảng 4.10. Phân cấp hiệu quả kinh tế các LUT sản xuất nông
nghiệp ........ 39 Bảng 4.11. Hiệu quả kinh tế của LUT cây ăn
quả ........................................ 40 Bảng 4.12. Hiệu quả kinh tế của
cây thông .................................................. 41 Bảng 4.13: Bảng
phân cấp hiệu quả xã hội của các LUT ............................. 43 Bảng
4.14. Tổng hợp hiệu quả xã hội của các
LUT ..................................... 43 Bảng 4.15. Hiệu quả môi trường
của các kiểu sử dụng đất .......................... 45
iii
STT
1
2
3
4
5
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Cụm từ viết tắt
Chú giải
UBND
Uỷ ban nhân dân
LX
Lúa xuân
L
Lúa mùa
M
Very Low (rất thấp)
VL
Low (thấp)
L
6
M
Medium (trung bình)
7
H
High (cao)
8
VH
Very high (rất cao)
9
LUT
Land use type - loại hình sử dụng đất
10
HTX
Hợp tác xã
11
FAO
Food and Agriculture Organization - Tổ chức
lương thực và nông nghiệp của Liên Hợp Quốc
12
13
CPSX
GTSX
14
TNT
15
GTNCLĐ
Giátrị ngày công lao động Hiệu
16
HQSDĐV
quả sử dụng đồng vốn
17
LĐ
18
2L - 1M
19
2L
20
1L - 1M
21
CQA
Cây ăn quả
22
CM
Chuyên màu
23
CNH - HĐH
24
VLXD
25
P/C
Phân chuồng
26
GDP
Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm nội địa
27
KH
Kế hoạch
Chi phí sản xuất Giá
trị sản xuất Thu nhập
thuần
Lao động
2 lúa - 1 mùa
2 lúa
1 lúa - 1 màu
Công nghiệp hóa và hiện đại hóa
Vật liệu xây dựng
iv
MỤC
LỤC
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 1.2.
Mục đích nghiên cứu của đề tài ................................................................ 1 1.3. Yêu
cầu của đề tài ...................................................................................... 2 1.4. Ý nghĩa
nghiên cứu của đề tài.................................................................... 2 Phần 2: TỔNG
QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3 2.1. Cơ sở khoa
học cho việc sử dụng đất đai................................................... 3 2.1.1. Đất đai và các
chức năng của đất đai ............................................................ 3 2.1.2. Cơ sở khoa học của
việc sử dụng đất nông nghiệp................................. 4 2.2. Hiệu quả sử dụng đất và
tính bền vững trong sử dụng đất ....................... 5 2.2.1. Vấn đề hiệu quả sử dụng
đất ................................................................... 5 2.2.2. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu
quả sử dụng đất.............................................. 7 2.2.3. Sự cần thiết phải đánh giá hiệu
quả sử dụng đất..................................... 8 2.3. Định hướng sử dụng đất sản xuất
nông nghiệp.......................................... 8 2.3.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn trong
định hướng sử dụng đất ................... 8 2.3.2. Quan điểm nâng cao hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp ........................ 9 2.3.3. Định hướng sử dụng đất nông
nghiệp................................................... 10 2.4.Tình hình nghiên cứu sử dụng đất
nông nghiệp trên Thế giới và Việt Nam .. 10 2.4.1. Tình hình sử dụng đất nông
nghiệp trên Thế giới................................. 10 2.4.2. Tình hình sử dụng đất của
Việt Nam .................................................... 12 2.4.3. Tình hình sử dụng đất trên
địa bàn tỉnh Cao Bằng ............................... 14 Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI
DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.. 15 3.1. Đối tượng và phạm vi
nghiên cứu............................................................ 15 3.1.1. Đối tượng nghiên
cứu............................................................................ 15 3.1.2. Phạm vi nghiên
cứu............................................................................... 15 3.2. Địa điểm và thời
gian tiến hành ............................................................... 15
v
3.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................ 15
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 15
3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu................................................... 15
3.4.2. Phương pháp tính hiệu quả của các loại hình sử dụng đất.................... 16
3.4.3. Phương pháp tính toán phân tích số liệu............................................... 17
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................. 18
4.1. Khái quát về điều kiên tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Nam Tuấn .............. 18
4.1.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................. 18
4.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội....................................................................... 21
4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội....................... 26
4.2. Đánh giá hiện trạng và xác định các loại hình sử dụng đất của xã Nam
Tuấn................................................................................................................. 27
4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất của xã Nam Tuấn............................................. 27
4.2.2. Đánh giá các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của xã Nam Tuấn .......... 32 4.3.
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã ................... 36 4.3.1.
Hiệu quả kinh tế .................................................................................... 36 4.3.2.
Hiệu quả xã hội ..................................................................................... 42 4.3.3.
Hiệu quả môi trường ............................................................................. 45
4.4. Lựa chọn và định hướng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp đạt hiệu
quả kinh tế - xã hội - môi trường cho xã Nam Tuấn....................................... 46
4.4.1. Nguyên tắc lựa chọn.............................................................................. 46
4.4.2. Tiêu chuẩn lựa chọn .............................................................................. 46
4.4.3. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp đạt hiệu quả .............................. 47
4.5. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cho
xã Nam Tuấn ................................................................................................... 48
4.5.1. Giải pháp chung .................................................................................... 48
4.5.2. Giải pháp cụ thể .................................................................................... 50
vi
PHẦN 5: KẾT LUẬN ĐỀ NGHỊ ................................................................. 53
5.1. Kết luận .................................................................................................... 53
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 54
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Xã Nam Tuấn là một xã miền núi nằm ở phía Đông Bắc của huyện Hòa An, tỉnh
Cao Bằng. Là một xã có địa bàn đan xen phức tạp, có số dân khá đông và sống chủ
yếu bằng nghề sản xuất nông nghiệp và ngành phi nông nghiệp nên đời sống của người
dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Trong những năm qua do sự phát triển cơ sở hạ tầng,
nhu cầu của người dân và sự ảnh hưởng của quá trình sử dụng đất đai nói chung và đất
nông nghiệp nói riêng đã có sự biến động khá lớn, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị
thu hẹp có tác động lớn đến việc sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, làm thế nào để sử dụng hợp
lý và hiệu quả vốn đất nông nghiệp hiện có đang là vấn đề được quan tâm nghiên cứu, để
đưa ra các giải pháp sử dụng tối ưu nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Từ đó định
hướng cho người dân trong xã Nam Tuấn khai thác và sử dụng đất đai một cách hợp
lý, khoa học. Việc nghiên cứu, đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất
ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp càng trở nên cần thiết
hơn bao giờ hết.
Xuất phát từ thực tiễn trên. Được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Quản lý tài
nguyên, dưới sự giúp đỡ và hướng dẫn của ThS.Ngô Thị Hồng Gấm, em tiến hành
nghiên cứu đề tài: "Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp trên địa bàn xã Nam Tuấn, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng".
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Nắm vững được quỹ đất hiện có của địa phương và thực trạng sử
dụng của từng loại đất.
- Đánh giá được điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hiệu quả kinh tế - xã hội ,
môi trường của các loại hình sử dụng đất .
2
- Xác định các loại hình sử dụng đất chính và lựa chọn các loại hình sử
dụng có hiêu quả cao hơn.
- Đề xuất một số định hướng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp tại xã Nam Tuấn phù hợp với tình hình xu thế phát triển hiện nay.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Số liệu điều tra, thu thập và phân tích về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội
của xã phải chính xác, khoa học, các tiêu chí phải thống nhất, có hệthống.
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp một cách khách quan, khoa học và
phù hợp với tình hình thực tiễn của xã.
- Các loại hình sử dụng đất được lựa chọn đặt ra phải đạt hiệu quả cao về kinh
tế xã hội môi trường.
1.4. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
+ Củng cố kiến thức cơ sở cũng như kiến thức chuyên ngành, vận dụng
kiến thức đã học vào thực tiễn.
+Nâng cao khả năng tiếp cận, điều tra, thu thập và xử lý thông tin của sinh viên
trong quá trình làm đề tài.
- Ý nghĩa trong thực tiễn
+ Kết quả của đề tài là tài liệu tham khảo có ý nghĩa giúp địa phương
có định hướng sử dụng đất có hiệu quả bền vững.
+ Thông qua công tác đánh giá, học tập kinh nghiệm giúp cho bản thân trưởng thành
hơn về khả năng tư duy cũng như công tác độc lập.
3
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học cho việc sử dụng đất đai
2.1.1. Đất đai và các chức năng của đất đai
Luật Đất đai năm 2003 xác định "Đất đai là tài nguyên quốc gia vô
cùng quýgiá, làtư liệu sản xuất đặc biệt, làthành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là
địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh
quốc phòng". Mặt khác, "Đất đai" về mặt thuật ngữ khoa học có thể hiểu theo nghĩa
rộng như sau: "Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu
thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó như: khí hậu bề mặt, thổ
nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước (hồ, sông suối, đầm lầy...), các lớp trầm tích sát bề
mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn thực vật và động vật, trạng
thái định cư của con người, những kết quả hoạt động của con người trong quá khứ và hiện
tại để lại (san nền, hồ chứa nước hay hệ thống tiêu
thoát nước, đường xá, nhàcửa...)
Các chức năng của đất đai đối với hoạt động sản xuất và sinh tồn của
xã hội loài người được thể hiện theo các mặt sau:
- Chức năng sản xuất: Đất đai là cơ sở cho rất nhiều hệ thống hỗ trợ cuộc sống của
con người hoặc trực tiếp hoặc thông qua chăn nuôi và thông qua việc sản xuất ra sinh
khối, đất đai cung cấp thực phẩm, cỏ khô, sợi, nhiên liệu, củi gỗ vàcác chất liệu sinh khối
khác cho việc sử dụng của con người.
- Chức năng môi trường sinh thái: cung cấp môi trường sống cho sinh vật và
bảo vệ nguồn gen cho các thực vật, động vật, vi sinh vật sống trên và dưới mặt đất.
- Chức năng điều tiết khí hậu: Đất và việc sử dụng nó là nguồn, nơi xảy ra hiệu
ứng nhà kính và là một yếu tố quyết định việc cân bằng năng lượng
4
toàn cầu - phản xạ, hấp thụ, chuyển đổi năng lượng bức xạ mặt trời và tuần
hoàn nước trên trái đất.
- Chức năng dự trữ và cung cấp nước: Đất điều chỉnh việc dự trữ dòng chảy
của tài nguyên nước mặt, nước ngầm vàảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước.
- Chức năng dự trữ: Đất là nơi dự trữ khoáng sản và vật liệu thô cho việc sử
dụng của con người.
- Chức năng kiểm soát ô nhiễm và chất thải: Đất có chức năng tiếp
nhận, làm sạch, môi trường đệm và chuyển đổi các hợp chất nguy hiểm.
- Chức năng không gian sự sống: Đất cung cấp cơ sở vật chất cho việc định cư
của con người, cho các nhàmáy vàhoạt động xã hội như thể thao, giải trí ...
- Chức năng lưu truyền và kế thừa: Đất là vật trung gian để lưu giữ, bảo vệ các
bằng chứng lịch sử, văn hóa của loài người; lànguồn thông tin về các điều kiện thời tiết và
việc sử dụng đất trước đây.
- Chức năng không gian tiếp nối: Đất cung cấp không gian cho sự dịch
chuyển của con người, cho việc đầu tư, sản xuất và cho sự di chuyển của thực vật, động vật
giữa các vùng riêng biệt của hệsinh thái tựnhiên.
Sự thích hợp của đất cho nhiều chức năng trên thể hiện rất khác nhau ở mọi nơi
trên thế giới. Các khu vực cảnh quan là khu vực tài nguyên thiên nhiên, có động
thái riêng của chúng. Nhưng con người lại có rất nhiều tác động ảnh hưởng đến động
thái này, nói chung đất đã và đang bị các hoạt động của con người gây thoái hoá.
2.1.2. Cơ sở khoa học của việc sử dụng đất nông nghiệp
Đất đai làmột vấn đềvô cùng quan trọng trong cuộc sống vàtrong quá
trình phát triển của xã hội loài người, nó là nỗi bức xúc, nóng bỏng của cả quốc gia. Vì
vậy, việc giải quyết vấn đề này hết sức phức tạp, cần sự quan tâm của nhànước, của các
cấp, các ngành vàýthức thực hiện của mỗi công dân. Lịch sử cho thấy các vấn đề về đất đai,
lãnh thổ nhiều khi là nguyên nhân dẫn tới chiến tranh giữa các quốc gia và sự xung đột
giữa các dân tộc sống trên cùng lãnh thổ, một lýdo thật đơn giản làquốc gia nào cũng ra sức
bảo vệphần
5
lãnh thổ của mình và luôn có xu hướng mở rộng quỹ đất vốn có. Thật khó định
nghĩa được đầy đủ chính xác về đất đai nhưng tầm quan trọng của nó thì được thể hiện rất
rõ, nó gắn liền với đời sống con người với hoạt động sản xuất của các lĩnh vực kinh tế,
chính trị, văn hoá… của mỗi quốc gia và xã hội.
Thế giới này càng phát triển đã thúc đẩy nhu cầu xã hội ngày càng tăng khai hoang
đất, mở rộng diện tích canh tác là một mục tiêu hàng đầu của con người.
Trước những vấn đề đó việc tìm ra giải pháp kỹ thuật và sử dụng hợp lý tài nguyên
đất nhằm xem xét và lựa chọn những kiểu sử dụng đất mang lại lợi ích cho con người
trở nên cần thiết.
Thực tế cho thấy nước ta có diện tích đất đai vô cùng hạn hẹp (chỉ có gần 33 triệu ha,
trong đó 3/4 là đồi núi và cao nguyên), khoảng 70% dân số sống bằng nghề nông
nghiệp. Chính vì vậy, trong suốt quá trình xây dựng đất nước của từng địa phương của
từng thời kỳ, nhà nước giao cho UBND các cấp phải quản lý đất đai trên toàn lãnh thổ
của mình đối với từng loại đất, mọi hình thức sử dụng theo đúng quy hoạch, kế hoạch.
Nhằm đưa ra công tác quản lý và sử dụng đất đủmang lại hiệu quả kinh tế cao.
2.2. Hiệu quả sử dụng đất và tính bền vững trong sử dụng đất
2.2.1. Vấn đề hiệu quả sử dụng đất
Hiệu quả chính là kết quả như yêu cầu của việc sử dụng đất mang lại.
Do sự đối lập giữa nguồn tài nguyên hữu hạn với nhu cầu ngày càng cao của
con người mà ta phải xem xét kết quả phải tạo ra như thế nào? Phải bỏ ra bao
nhiêu chi phí để tạo ra kết quả đó? Có đem lại kết quả hữu như mong muốn
không? Chính vì thế khi đánh giá hoạt động sản xuất không chỉ dừng lại ở việc
đánh giá kết quả mà còn phải đánh giá chất lượng các hoạt động sản xuất kinh doanh
tạo ra sản phẩm đó.
Để xác định bản chất và khái niệm hiệu quả cần xuất phát từ những
luận điểm của Mác và những luận điểm lý thuyết sau:
6
- Thứ nhất: Bản chất của hiệu quả là yêu cầu tiết kiệm thời gian, thể
hiện trình độ nguồn lực của xã hội. Các Mác cho rằng quy luật tiết kiệm thời
gian là quy luật có tầm quan trọng đặc biệt tồn tại trong nhiều phương thức sản
xuất. Mọi hoạt động của con người đều tuân theo quy luật đó, nó quyết định động
lực phát triển của lực lượng sản xuất, tạo điều kiện phát triển văn minh xã hội và
nâng cao đời sống của con người qua mọi thời đại.
- Thứ hai: Theo quan điểm của lý thuyết hệ thống thì nền sản xuất xã
hội là một hệ thống các yếu tố sản xuất và quan hệ vật chất hình thành giữa
con người với con người trong quá trình sản xuất. Hệ thống sản xuất xã hội
bao gồm trong nó các quá trình sản xuất, các phương tiện bảo tồn và tiếp tục đời
sống xã hội, nhu cầu của con người là những yếu tố khác quan phản ánh mối
quan hệ nhất định của con người đối với môi trường bên ngoài. Đó là quá trình trao đổi
vật chất giữa sản xuất, xã hội và môi trường.
- Thứ ba: Hiệu quả kinh tế là mục tiêu nhưng không phải là mục tiêu
cuối cùng mà là mục tiêu xuyên suốt mọi hoạt động kinh tế. Trong quy hoạch và
quản lý kinh tế nói chung hiệu quả là quan hệ so sánh tối ưu giữa đầu vào và
đầu ra, là lợi ích lớn hơn thu được với một chi phí nhất định hoặc một kết quả
nhất định với chi phí nhỏ hơn (Đỗ Thị Lan, Đỗ Anh Tài, 2007) [4].
Như vậy, có thể hiểu bản chất của hiệu quả được xem là: Việc đáp ứng nhu
cầu của con người trong xã hội; việc bảo tồn tài nguyên, thiên nhiên và nguồn
lực để phát triển bền vững.
* Hiệu quả kinh tế: Được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết
quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả
đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là
phần giá trị của các nguồn lực đầu vào. Mối tương quan cần xét cả phần so
sánh tuyệt đối và tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại
lượng đó.
Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng bản chất của phạm trù kinh tế
sử dụng đất là: Với một diện tích nhất định sản xuất ra một khối lượng của
7
cải vật chất nhiều nhất với một lượng chi phí về vật chất và lao động thấp
nhất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng vật chất về xã hội (Phạm Vân Đình và
Cs, 2001) [9].
* Hiệu quả xã hội: Phản ánh mối tương quan giữa kết quả thu được về
mặt xã hội mà sản xuất mang lại với các chi phí sản xuất xã hội bỏ ra. Loại
hiệu quả này đánh giá chủ yếu về mặt xã hội do hoạt động sản xuất mang lại.
"Hiệu quả về mặt xã hội sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xác
định bằng khả năng tạo việc làm trên một diện tích đất nông nghiệp" (Nguyễn
Duy Tính, 1995) [7]
* Hiệu quả môi trường:
"Hiệu quả môi trường là môi trường được sản sinh do tác động của sinh
vật, hóa học, vật lý..., chịu ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố môi trường của
các loại vật chất trong môi trường". Một hoạt động sản xuất được coi là có hiệu
quả khi không có những ảnh hưởng tác động xấu được coi là có hiệu quả khi không
có những ảnh hưởng tác động xấu đến môi trường đất, nước, không khí, không làm
ảnh hưởng tác động xấu đến môi trường sinh thái và đa dạng sinh học.
Quan niệm về hiệu quả trong điều kiện hiện nay là phải thỏa mãn vấn
đề tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tài nguyên trong sản xuất, mang lại lợi ích xã
hội và bảo vệ được môi trường.
2.2.2. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất
Trước tiên chuẩn của việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất là mức độ đáp
ứng nhu cầu của xã hội và sự tiết kiệm lớn nhất về chi phí các nguồn tài
nguyên, sự ổn định lâu dài. Do đó tiêu chuẩn đánh giá việc nâng cao hiệu quả sử dụng
tài nguyên đất nông - lâm nghiệp là mức độ tăng thêm các kết quả sản xuất trong
điều kiện nguồn lực hiện có hoặc mức độ tiết kiệm về chi phí các nguồn lực khi
sản xuất ra một khối lượng nông - lâm sản nhất định.
Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất là mức độ đạt được các mục tiêu
kinh tế, xã hội và môi trường (Đỗ Thị Lan, Đỗ Tài Anh, 2007)[4]. "Hiệu
8
quả sử dụng đất có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất nông - lâm nghiệp, đến
môi trường sinh thái, đến đời sống người dân. Vì vậy, đánh giá hiệu quả sử dụng đất
phải tuân theo quan điểm sử dụng đất bền vững hướng vào ba tiêu chuẩn
chung là bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường"
(FAO, 1994) [5].
2.2.3. Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất
Thế giới hiện đang sử dụng khoảng 1,5 tỷ ha đất cho sản xuất nông
nghiệp. Tiềm năng đất nông nghiệp của thế giới khoảng 3 - 5 tỷ ha. Tuy nhiên,
nhân loại đang làm hư hại đất nông nghiệp khoảng 1,4 tỷ ha đất và hiện nay có
khoảng 6 - 7 triệu ha đất nông nghiệp bị bỏ hoang do xói mòn và thoái hóa. Để
giải quyết nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp, con người phải thâm
canh, tăng vụ tăng năng suất cây trồng và mở rộng diện tích đất nông nghiệp.
Để nắm vững số lượng và chất lượng đất đai cần phải điều tra thành lập bản
đồ đất, đánh giá phân hạng đất, điều tra hiện trạng, quy hoạch sử dụng đất hợp lý là
điều rất quan trọng mà các quốc gia đặc biệt quan tâm nhằm ngăn chặn những suy
thoái tài nguyên đất đai do sự thiếu hiểu biết của con người, đồng thời nhằm
hướng dẫn về sử dụng đất và quản lý đất đai sao cho nguồn tài nguyên này được
khai thác tốt nhất mà vẫn duy trì sản xuất trong tương lai.
2.3. Định hƣớng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
2.3.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn trong định hướng sử dụng đất
- Truyền thống, kinh nghiệm và tập quán sử dụng đất lâu đời của nhân
dân Việt Nam.
- Những số liệu, tài liệu thống kê định kỳ về sử dụng đất (diện tích,
năng suất, sản lượng), sự biến động và xu hướng phát triển.
- Chiến lược phát triển của các ngành: Nông nghiệp, lâm nghiệp, công
nghiệp, xây dựng, giao thông....
+ Các dự án quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của các vùng và đ ị a p h
ươn g .
9
+ Kết quả nghiên cứu tiềm năng đất đai về phân bố, sản lượng, chất
lượng và khả năng sử dụng ở mức độ thích nghi của đất đai.
+ Trình độ phát triển khoa học kỹ thuật phục vụ cho sản xuất đạt hiệu
quả kinh tế cao.
+ Tốc độ gia tăng dân số, dự báo dân số qua các thời kỳ.
2.3.2. Quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
- Sử dụng đất phải gắn liền với định hướng phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương.
- Khai thác sử dụng đất phải dựa trên cơ sở quy hoạch và lập kế hoạch sử
dụng đất.
"Quản lý đất đai thông qua quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất đai vừa
đảm bảo tính thống nhất của quản lý nhà nước về đất đai vừa tạo điều kiện để phát
huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc sử dụng đất" (Bộ nông nghiệp và
phát triển nông thôn, 1999) [1].
- Khai thác sử dụng đất phải đạt hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường và
tiến tới sự ổn định bền vững lâu dài.
- Khai thác sử dụng đất phải gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH - HĐH.
- Khai thác sử dụng đất phải đảm bảo khai thác tối đa lợi thế so sánh,
tiềm năng của từng vùng trên cơ sở kết hợp giữa chuyên môn hóa và đa dạng hóa sản
phẩm và sản xuất hàng hóa.
- Khai thác sử dụng đất phải đảm bảo ưu tiên trước hết cho mục tiêu
đảm bảo an ninh lương thực của các nông hộ và địa phương.
- Khai thác sử dụng đất phải dựa trên cơ sở kinh tế của nông hộ, nông
trại phù hợp với trình độ dân trí, phong tục tập quán nhằm phát huy kiến thức
bản địa và nội lực của địa phương.
- Khai thác sử dụng đất phải phải đảm bảo ổn định về xã hội, an ninh
quốc phòng.
10
2.3.3. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp
Định hướng sử dụng đất nông nghiệp là xác định phương hướng sử
dụng đất nông nghiệp theo điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế, điều kiện vật
chất xã hội, thị trường… đặc biệt là mục tiêu, chủ trương chính sách của nhà nước
nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi
trường. Nói cách khác, định hướng sử dụng đất nông nghiệp là việc xác định một
cơ cấu sản xuất nông nghiệp trong đó cơ cấu cây trồng, cơ cấu vật nuôi phù hợp với
điều kiện sinh thái của vùng lãnh thổ. Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống cây trồng
và các mối quan hệ giữa chúng với môi trường để định hướng sử dụng đất phù
hợp với điều kiện từng vùng.
Các căn cứ để định hướng sử dụng đất: - Đặc
điểm địa lý, thổ nhưỡng. - Tính chất đất hiện
tại.
- Dựa trên yêu cầu sinh thái của cây trồng, vật nuôi và các loại hình sử
dụng đất.
- Dựa trên các mô hình sử dụng đất phù hợp với các yêu cầu sinh thái của
cây trồng, vật nuôi và đạt hiệu quả sử dụng đất cao (Lựa chọn LUT tối ưu).
- Điều kiện sử dụng đất, cải tạo đất bằng các biện pháp thủy lợi, phân
bón và các tiến bộ khoa học kỹ thuật về canh tác.
- Mục tiêu phát triển của vùng nghiên cứu trong những năm tiếp theo
hoặc lâu dài.
2.4.Tình hình nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp trên Thế giới và Việt Nam
2.4.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên Thế giới
Vấn đề quản lý và sử dụng đất nông nghiệp đang được thế giới quan
tâm, đặc biệt đối với các nước đang phát triển. Sử dụng đất bền vững, tiết kiệm và có
hiệu quả đã trở thành chiến lược quan trọng có tính toàn cầu. Nó đặc biệt quan trọng đối với
sựtồn tại vàphát triển của nhân loại.
Tài nguyên đất là có hạn, với tổng diện tích bề mặt của toàn thế giới là
510 triệu km2 trong đó đại dương chiếm 361 triệu km2 (71%), còn lại là diện
11
tích lục địa chỉ chiếm 149 triệu km2 (29%). Bắc bán cầu có diện tích lớn hơn
nhiều so với Nam bán cầu. Toàn bộ quỹ đất có khả năng sản xuất nông
nghiệp trên thế giới là 3.256 triệu ha, chiếm khoảng 22% tổng diện tích đất
liền. Diện tích đất nông nghiệp trên thế giới phân bố không đều: Châu Mỹ
chiếm 35%, Châu Âu chiếm 13%, Châu Á chiếm 26%, Châu Phi chiếm 6%.
Bình quân đất nông nghiệp trên thế giới là 12.000m2. Đất trồng trọt trên toàn
thế giới mới đạt 1,5 tỷ chiếm 10,8% tổng diện tích đất đai, 46% đất có khả
năng sản xuất nông nghiệp như vậy còn 54% đất có khả năng sản xuất nhưng chưa
được khai thác. Diện tích đất đang canh tác trên thế giới chỉ chiếm 10%
tổng diện tích đất tự nhiên (khoảng 1.500 triệu ha), được đánh giá là :
- Đất có năng suất cao: 14%
- Đất có năng suất trung bình: 28%
- Đất có năng suất thấp: 58%
Nguồn tài nguyên đất trên thế giới ngày càng giảm, đặc biệt là đất
nông nghiệp mất đi do chuyển sang mục đích sử dụng khác. Mặt khác dân số
ngày càng tăng, theo ước tính mỗi năm dân số thế giới tăng từ 80 - 85 triệu người.
Như vậy, Theo tính toán của tổ chức lương thực thế giới (FAO), với mức tăng này
mỗi người cần phải có 0,2 - 0,4 ha đất nông nghiệp mới đủ lương thực, thực
phẩm. Tuy nhiên, mức bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người của thế giới
hiện nay chỉ còn 0,2 đến 0,4 ha, ở nhiều quốc gia khu vực Châu Á, Thái Bình Dương là
dưới 0,15 ha.
Quá trình đô thị hóa và hiện đại hóa làm cho diện tích đất nông nghiệp bị giảm rất
nhiều nhất là ở Philippines, mất đến 50%. Sau một thời gian thúc đẩy mạnh mẽ đô
thị hóa và xây dựng các khu công nghiệp, các chuyên gia cảnh báo nước này có diện tích
đất nông nghiệp trồng lúa quá ít, chỉ 2,3 triệu ha so với 9, 9 triệu ở Thái Lan. Mỹ giờ đây
cũng lên kế hoạch cứu vãn diện tích đất nông nghiệp đang ngày càng ít đi. Theo
nghiên cứu của Tổ chức Sự thật về đất nông ngiệp ở Mỹ, cứ mỗi phút ở nước này mất đi
1,6 ha đất trồng trọt. Thật ra điều đáng nói ở đây là sự phát triển lộn xộn, thiếu quy hoạch
đã làm cho nhiều thành phố lớn ở Mỹ rơi vào tình trạng mất đất đai dành cho sản
12
xuất nông nghiệp. Theo nghiên cứu, các bang Arkansas, New York. Alabama
và Misissipi đứng đầu danh sách những bang có diện tích đất nông nghiệp bị đô thị
hóa nhiều nhất.
Một vài nước đang phát triển đang cố gắng làm chậm lại hoặc dừng tiến độ đô thị
hóa. Trung Quốc nhận thấy rằng hàng chục ha đất nông ngiệp biến mất trong những
năm gần đây đã quyết định nghiêm khắc đối với việc chuyển mục đích sử dụng đất
nông nghiệp. Vì vậy đứng trước những nguy cơ rất lớn đó thì việc quản lý và quy
hoạch, đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là hết sức cần thiết.
2.4.2. Tình hình sử dụng đất của Việt Nam
Hiện nay, nông nghiệp đóng góp một phần hết sức quan trọng trong an
ninh lương thực cũng như góp phần rất to lớn vào việc tăng GDP cho nước ta. Ở nước
ta diện tích đất đai bị thu hẹp, tính đến ngày 01/01/2014, Việt Nam có tổng diện
tích đất tự nhiên là 82271.12 nghìn ha, trong đó đất nông nghiệp là 48035.07
nghìn ha, chiếm 58.39 % tổng diện tích đất tự nhiên. Đất phi nông nghiệp là
33666.64 nghìn ha, chiếm 40.92 % tổng diện tích đất tự nhiên. Đất chưa sử
dụng là 569,41 nghìn ha, chiếm 0.69 % tổng diện tích đất tự nhiên, cho thấy
diện tích đất trồng lúa không nhiều tập trung chủ yếu ở đồng bắng sông Cửu Long và
đồng bằng Sông Hồng và một số vùng duyên hải miền Trung.
Những năm vừa qua, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, nước ta
cũng có nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện việc sử dụng tiết kiệm đất nông nghiệp có
nhiều lợi thế và đem lại năng suất cao, để phát triển công nghiệp, hàng loạt cụm công
nghiệp được quy hoạch xây dựng thêm vào mở rộng việc đô thị. Đi đôi với khai thác
quỹ đất để có nguồn thu xây dựng kết cấu hạ tầng… Nhiều địa phương nhằm vào quỹ
đất nông nghiệp trong đó có đất lúa chủ động nước, bởi loài đất này phân bố ở những
nơi có vị trí thuận lợi, chi phí bồi thường thấp và dễ chấp nhận thuận bồi thường giải
phóng mặt bằng… Đấy là những nguyên nhân làm cho quỹ đất nông nghiệp ngày càng
giảm
cho nên thì phải tìm giải pháp khắc phục vàsử dụng một cách hiệu quả nhất.
13
Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất của Việt Nam của năm 2014
STT
Loại đất
Tổng diện tích tự nhiên
Mã
Diện tích Cơ cấu
(%)
82271.12 100.00
1
Đất nông nghiệp
NNP 48035.07
1.1
Đất sản xuất nông nghiệp
SXN 42253.01
1.1.1
Đất trồng cây hàng năm
CHN 41.813.85
1.1.1.1 Đất trồng lúa
LUA 39.489.86
1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
COC
52.24
1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác
HNK
2271.75
1.1.2
Đất trồng cây lâu năm
CLN
439.16
1.2
Đất lâm nghiệp
LNP
630.99
1.2.1
Đất rừng sản xuất
RSX
156.62
1.2.2
Đất rừng phòng hộ
RPH
72.27
1.2.3
Đất rừng đặc dụng
RDD
402.10
1.3
Đất nuôi trồng thuỷ sản
NTS
4.966.32
1.4
Đất nông nghiệp khác
NKH 184.75
Đất phi nông nghiệp
PNN 33666.64
2.1
Đất ở
OTC 10057.65
2.1.1
Đất ở tại nông thôn
ONT
822.25
2.1.2
Đất ở tại đô thị
ODT
1829.40
2.2
Đất chuyên dùng
CDG 17847.52
2.2.1
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS
210.61
2.2.2
Đất quốc phòng
CQP 146.03
2.2.3
Đất an ninh
CAN 66.75
2.2.4
Đất SX, kinh doanh phi nông nghiệp
CSK
4.834.97
2.2.5
Đất có mục dích công cộng
CCC 12589.16
2.3
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
TTN
203.96
2.4
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
NTD
786.26
2.5
Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN
4754.18
2.6
Đất phi nông nghiệp khác
PNK
17.07
3
Đất chƣa sử dụng
CSD
569.41
3.1
Đất bằng chưa sử dụng
BCS
541.07
3.2
Đất đồi núi chưa sử dụng
DCS
28.34
( Nguồn : Tổng cục thống kê )
58.39
51.36
50.82
48.00
0.06
2.76
0.53
0.77
0.19
0.09
0.49
6.04
0.22 2
40.92
12.23
10.00
2.22
21.69
0.26
0.18
0.08
5.88
15.30
0.25
0.96
5.78
0.02
0.69
0.66
0.03
14
2.4.3. Tình hình sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
Tỉnh Cao Bằng làtỉnh miền núi, vùng cao cách thủđô HàNội 286km.
Phía Bắc và Ðông Bắc giáp tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc, có đường biên giới dài trên
311km. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 669072 km2, chiếm 2.03% diện tích tự nhiên cả
nước.
Tỉnh Cao Bằng có 669072 ha diện tích đất tự nhiên. Trong đó, diện tích đất
nông nghiệp là 64652 ha, chiếm 9.6%; diện tích đất lâm nghiệp là 263447 ha, chiếm
39.37%; diện tích đất chuyên dùng là 6571 ha, chiếm 1%; diện tích đất ở là 2255 ha,
chiếm 0.3%; diện tích đất chưa sử dụng và sông suối là 332147 ha, chiếm 49.64%.
Diện tích đất trống, đồi trọc cần phủ xanh là 180409 ha, diện tích đất có mặt nước
chưa sử dụng là 50 ha.
Tính đến năm 2012, toàn tỉnh có 287170 ha rừng, trong đó: Rừng tự
nhiên là 269772 ha, rừng trồng là 17448 ha.
Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 53373 ha, chiếm
82.55%, riêng đất lúa có 8624 ha đất gieo trồng 2 vụ; diện tích đất trồng cây lâu
năm là 1061 ha, chiếm 1.64%. Nhìn chung việc sản xuất nông nghiệp của tỉnh chưa
thực sự phát triển việc quản lý và sử dụng đất chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Diện
tích đất 3 vụ hầu như không có, chủ yếu làđất 2 vụ vàcác loại cây khác. Nên tổng sản
lượng lương thực hàng năm thu được còn thấp. Cộng với quá trình công nghiệp hoá diễn ra
ngày càng mạnh mẽ nên diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do chuyển sang
các mục đích khác.
15
Phần 3
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu tiềm năng của đất, các yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh
tế xã hội và tập quán tác động đến đất nông nghiệp trên địa bàn xã Nam Tuấn.
- Hệ thống cơ cấu cây trồng trên đất nông nghiệp nhằm tìm ra những
phương hướng sử dụng đất một cách phù hợp, hiệu quả.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
-
Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Nam Tuấn.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
-
Địa điểm: UBND xã Nam Tuấn, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng Thời gian tiến hành: Từ ngày 05/01/2015 đến ngày 05/04/2015
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội xã Nam Tuấn
- Đánh giá hiện trạng và xác định các loại hình sử dụng đất nông
nghiệp của xã Nam Tuấn
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã
- Lựa chọn và định hướng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp đạt
hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường cho xã Nam Tuấn
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
cho xã Nam Tuấn
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu
3.4.1.1. Phương pháp điều tra, khảo sát thu thập số liệu thứ cấp.
- Điều tra, thu thập thông tin, số liệu có sẵn về điều kiện tự nhiên, kinh tế
- xã hội, thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp,các loại hình sử dụng đất
và hiệu quả của các loại hình sử dụng đất trên địa bàn.
16
3.4.1.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp
Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA: Rapid Rural
Appraisal): thông qua việc đi thực tế quan sát, phỏng vấn cán bộ và người dân
để điều tra thu thập số liệu.
Phương pháp đánh giá nông thôn có người dân tham gia (PRA:
Participatory Rural Appraisal): Trực tiếp tiếp xúc với người dân, gợi mở, tạo cơ
hội để trao đổi, bàn bạc, đưa ra những khó khăn, nguyện vọng, kinh nghiệm trong
sản xuất. Sử dụng phương pháp PRA để thu thập số liệu phục vụ phân tích hiện
trạng, hiệu quả các loại hình sử dụng đất và đưa ra các giải pháp trong sử dụng đất
nông nghiệp nhằm đảm bảo tính thực tế, khách quan. Chúng tôi đã tiến hành điều tra
điều tra nông hộ theo phương pháp chọn mẫu có hệ thống với tổng phiếu điều tra
nông hộ là 40 hộ. Nội dung điều tra bao gồm: chi phí sản xuất, lao động, loại cây
trồng, năng suất cây trồng, mức độ thích hợp của cây trồng với đất đai và những ảnh
hưởng đến môi trường.
3.4.2. Phương pháp tính hiệu quả của các loại hình sử dụng đất
3.4.2.1. Hiệu quả kinh tế
- Tổng giá trị sản phẩm: (T) : T= p1.q1 + p2.q2 +…+pn.qn
Trong đó:
+ q: khối lượng của từng loại sản phẩm được sản xuất/sào/năm.
+ p: Là giá của từng loại sản phẩm trên thị trường cùng một thời điểm
+ T: Là tổng giá trị sản phẩm của 1 sào đất canh tác/ năm
- Thu nhập thuần (N): N = T - Csx
Trong đó:
+ N: là thu nhập thuần túy của 1 sào đất canh tác/ năm
+ Csx: Là chi phí sản xuất cho 1 sào đất canh tác/ năm
- Hiệu quả đồng vốn (H): Hv = T/ Csx
- Giá trị ngày công lao động: = N/Tổng số ngày công lao động/sào/năm.
Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng (giá trị) bằng tiền theo
thời giá hiện hành và định tính (phân cấp) được tính bằng mức độ cao, thấp. Các chỉ
tiêu đạt mức càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.
17
3.4.2.2. Hiệu quả xã hội
Các chỉ tiêu hiệu quả xã hội bao gồm: Hiệu quả của đồng vốn đầu tư vào
sản xuất: đảm bảo an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu nông hộ, giá trị ngày
công lao động nông nghiệp, sản phẩm tiêu thụ trên thị trường, tỷ lệ giảm
hộ đói nghèo, mức độ giải quyết công ăn việc làm và thu hút lao động
3.4.2.3. Hiệu quả môi trường
- Tỷ lệ che phủ.
- Mức độ xói mòn, rửa trôi.
- Khả năng bảo vệ, cải tạo đất.
- Ý thức của người dân trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật..
3.4.3. Phương pháp tính toán phân tích số liệu
- Đây là phương pháp phân tích và xử lý số liệu thô đã thu thập được để
thiết lập các bảng biểu để so sánh được sự biến động và tìm nguyên nhân của nó.
Trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp thực hiện.
- Số liệu được kiểm tra, xử lý tính toán trên máy tính bằng phần mềm
microsoft office excel và máy tính tay.