Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực và các chính sách phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (423.44 KB, 88 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KẾ HOẠCH & PHÁT TRIỂN
---------***---------

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC VÀ CÁC CHÍNH
SÁCH
PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP VLXD .

Sinh viên thực hiện
: NGUYỄN MẠNH
THẮNG
Lớp
: KTPT 43B
Giáo viên hướng dẫn : T.S PHAN THỊ
NHIỆM


Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.

Hà Nội, 4 - 2005
LỜI MỞ ĐẦU
Quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá ỏ Việt Nam đang
bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ với việc phát triển công
nghiệp là bước đột phá của sự nghiệp Công nghiệp hoá – Hiện đại
hoá đất nước. Trong đó ngành công nghiệp VLXD cũng đóng góp
lớn vào quá trình phát triển đó . Là ngành công nghiệp cơ bản có
quan hệ và ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều ngành kinh tế đặc
biệt là với ngành xây dựng. Vì vậy phát triển công nghiệp VLXD
chính là phát triển tiền đề cho sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện


Đại hoá đất nước .
-

Phát triển công nghiệp VLXD cung cấp nguyên liệu cho

ngành xây dựng, tạo ra cơ sở hạ tầng làm tiền đề cho phát triển
kinh tế – xã hội .
-

Phát triển công nghiệp VLXD kéo theo các ngành sản xuất

có liên quan như công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến,
năng lượng .. Tạo sự liên kết liên ngành trong nền kinh tế quốc
dân.
-

Phát triển công nghiệp VLXD kéo theo sự phát triển của các

ngành Thương mại, Dịch vụ,… Và do đặc điểm riêng của ngành

NguyÔn M¹nh Th¾ng

2

Kinh tÕ ph¸t triÓn 43B


Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.

nên có thể giải quyết nhu cầu việc làm của nguời dân mà không

cần có trình độ cao, giải quyết các vấn đề xã hội.
Với tầm quan trọng như trên đối với nền kinh tế, ngành
công nghiệp VLXD được xếp và nhóm ngành công nghiệp ưu tiên
trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của VIệt Nam đến năm
2010. Vì vậy, phát triển công nghiệp VLXD là nhiệm vụ trọng
tâm của nước ta trong những năm tới .
Phát triển công nghiệp VLXD có liên quan nhiều đến việc
huy động và sử dụng nguồn lực như tài nguyên, vốn và lao động.
Vì vậy phát triển các nguồn lực này là cơ sở cho công nghiệp
VLXD trong những năm qua và sẽ vẫn là trọng tâm trong những
năm tới nhất là trong hoàn cảnh nguồn lực nước ta đang dần cạn
kiệt hay mất dần lợi thế thì vấn đề sử dụng nguồn lực cho hiệu
quả là vấn đề cấp thiết đặt ra cho nước ta trong quá trình công
nghiệp hoá hiện đại hiện nay.
Thấy rõ tầm quan trọng của ngành công nghiệp VLXD đối
với nền kinh tế Việt Nam. Yêu cầu tât yếu phải đánh giá nguồn
lực và thuận lợi của Việt Nam cho phát triển công nghiệp VLXD
em đã nghiên cứu khả năng khai thác, sử dụng nguồn lực và các
chính sách hỗ trợ của nhà nước cho phát triển công nghiệp VLXD
Việt Nam trong những năm tới .
Chuyên đề chia ra 3 phần :

NguyÔn M¹nh Th¾ng

3

Kinh tÕ ph¸t triÓn 43B


Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.


Phần I: Vai trò ngành công nghiệp Vật liệu xây dựng trong quá
trình phát triển kinh tế .
Phần II: Đánh giá thực trạng về nguồn lực và các chính sách
phát triển ngành công nghiệp VLXD .
Phần III: Giải Pháp phát triển công nghiệp VLXD Việt Nam
đến năm 2010 .
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện, em đã được sự
hướng dẫn của cô giáo TS . Phan Thị Nhiệm và anh Lê Anh
Tuấn , cán bộ Ban nghiên cứu và phát triển các ngành sản xuất
thuộc Viện chiến lược và phát triển đã giúp em hoàn thành
chuyên đề tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn và mong
nhận được sự góp ý về chuyên đề này .

NguyÔn M¹nh Th¾ng

4

Kinh tÕ ph¸t triÓn 43B


Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.

PHẦN I: VAI TRÒ NGÀNH CÔNG NGHIỆP VẬT LIỆU
XÂY DỰNG TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH
TẾ .

I- VAI TRÒ NGÀNH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG
NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN .
1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngành công nghiệp

VLXD Việt Nam .
Vật liệu xây dựng là sản phẩm quan trọng không thể thiếu
để làm nguyên liệu đầu vào cho Xây dựng của các quốc gia. Có
thể nói ngành sản xuất vật liệu xây dựng gắn liền quá trình xây
dựng của các quốc gia trong các thời đại . Những công trình văn
hoá có tự ngàn năm, cho đến những công trình công nghiệp, dân
dụng, giao thông thuỷ lợi phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội
của các nước phát triển ngày nay.
Ở Việt nam, sự ra đời của vật liệu xây dựng ( VLXD ) gắn
liền với ngành xây dựng. Từ những di tích văn hoá lịch sử đến
những cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất phát triển công nghiệp.
Trải qua quá trình tồn tại và phát triển lâu dài ngành Vật liệu xây
dựng đã khảng định vai trò hết sức quan trọng đến sự phát triển
chung của nền kinh tế quốc dân. Ngay cả trong thời kỳ đất nước
chiến tranh thì công nghiệp xây dựng vẫn tồn tại và phát triển.
Dưới bom đạn các cơ sở sản xuất gạch, ngói ,vôi vẫn tiến hành

NguyÔn M¹nh Th¾ng

5

Kinh tÕ ph¸t triÓn 43B


Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.

sản xuất phục vụ cho việc khắc phục hậu quả bom đạn, đảm bảo
cơ sở cho nhân dân tiếp tục sản xuất. Sau chiến tranh, khi đất
nước thống nhất, cả nước trở thành công trường xây dựng, nhu
cầu xây dựng tăng cao ngành VLXD lại càng phát triển hơn trong

công cuộc tái thiết đất nước, ngành vật liệu xây dựng càng quan
trọng và cần thiết cho nền kinh tế .
Nhận thấy rõ tầm quan trọng của VLXD đối với sự phát
triển kinh tế Việt Nam, trong những năm gần đây nhà nước ta đã
đưa công nghiệp VLXD trở thành ngành trọng điểm quốc gia với
nhiều ưu tiên. Ngành công nghiệp VLXD nước ta đã phát triển rất
nhanh cả về số lượng và chất lượng. Phát huy tiềm năng trong
nước, hợp tác, liên doanh với nước ngoài, tiếp thu khoa học công
nghệ tiên tiến kỹ thuật hiện đại của thế giới ứng dụng vào hoàn
cảnh nước ta. Chúng ta đã xây dựng hàng loạt nhà máy sản xuất
VLXD hiện đại, sản phẩm chất lượng cao đồng thời mở rộng ra
các mặt hàng VLXD cao cấp mà trước đây phải nhập khẩu như :
Kính xây dựng, gốm sứ xây dựng cao cấp, gạch Granite nhân tạo,
…. Đầu tư nâng công xuất nung xi măng lên 4000 – 5000 tấn
clinker/ngày đưa năng lực xi măng lên 20.000 tấn/năm gấp 7,3 lần
so với năm 1990 . Các nhà máy sản gạch Ceramic , Granite nhân
tạo có công xuất lò từ 1 đến 2 triệu m 2/ năm, cơ giới hoá, tự động
hoá cao, chất lượng sản phẩm ngang với các nước trên tiên tiến
trên thế giới. Công suất thiêt kế đạt 148 triệu m 2/ năm, đứng hàng
thứ 9 trên thế giới. Các nhà máy sứ vệ sinh cao cấp đạt công xuất

NguyÔn M¹nh Th¾ng

6

Kinh tÕ ph¸t triÓn 43B


Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.


từ 300.000 đến 600.000 sản phẩm/năm với tổng công suất là 4,8
triệu sản phẩm/năm, các nhà máy sản xuất gốm xây dựng cao cấp,
gạch ngói cao cấp , kính xây dựng kính phẳng , kính phản quang,
kính an toàn với tổng công xuất đạt 60 triệu m 2 tiêu chuẩn/năm.
các nhà máy sản xuất đã ốp lát, cẩm thạch, gạch granite thiên
nhiên tấm lớn, chất lượng cao với năng lực sản xuất trên 1 triệu
m2/năm, các nhà máy sản xuất tesatone, brestone hhiện đại kích
thước lớn 1,2 x 2 m , các loại vật liệu hữu cơ , vô cơ, vật liệu
trang trí hoàn thiện, vật liệu composite ,v.v..
Ngày nay, thị truờng VLXD nước ta đa dạng và phong phú
không những đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra
hơn 26 nước, được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng .

2. Vai trò ngành công nghiệp VLXD trong nền kinh tế quốc
dân .
Công nghiệp vật liệu xây dựng là ngành sản xuất vật chất
quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là một trong những ngành
mũi nhọn, thuộc nhóm ngành công nghiệp ưu tiên phát triển trong
chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam trong giai đoạn
2005 – 2010. Trong quá trình đi lên công nghiệp hoá hiện đại hoá
công nghiệp VLXD có mối kiên hệ với nhiều ngành công nghiệp
trọng điểm. Sự phát triển của công nghiệp VLXD sẽ là động lực
thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ ngành công nghiệp. Vai trò

NguyÔn M¹nh Th¾ng

7

Kinh tÕ ph¸t triÓn 43B



Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.

quan trọng của công nghiệp VLXD được thể hiện qua các vai trò
chủ yếu sau .
2.1 Vai trò cung cấp nguyên liệu sản xuất cho ngành công nghiệp
xây dựng.
Công nghiệp VLXD cung cấp sản phẩm làm nguyên liệu
cho ngành công nghiệp xây dựng với chủng loại và mẫu mã ngày
càng đa dạng. Từ những nguyên liệu không thể thiếu trong xây
dựng như : xi măng, cát sỏi xây dựng, vôi đá xây dựng…, đến
những sản phẩm cao cấp dùng trang trí như gạch ốp lát các loại,
kính và thuỷ tinh xây dựng, nhựa xây dựng,… với mẫu mã và
chất lượng ngày càng nâng cao .
Kinh tế ngày càng phát triển, thu nhập càng tăng thì nhu cầu
về nhà ở của nguời dân, các khu công nghiệp hiện đại , hệ thống
giao thông vận tải phục vụ cho phát triển sản xuất, kinh doanh
cũng ngày càng tăng . Để đáp ứng nhu cầu phát triển của Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi cần có cơ sở hạ tầng hiện
đại. Những nhu cầu trên đòi hỏi phải phát triển mạnh mẽ ngành
công nghiệp VLXD nhằm chủ động nguyên liệu cho ngành xây
dựng đồng thời tận dụng được lợi thế về tài nguyên , lao động dồi
dào sẵn có nước ta. Việc chủ động phát triển công nghiệp VLXD
sẽ đáp ững nhu cầu xây dựng rất lớn của VIệt Nam , hạn chế nhập
khẩu để hạ giá thành xây dựng. Sự phát triển chậm của ngành sẽ
kìm hãm các quá trình xây dựng, kìm hãm phát triển cơ sở hạ tầng

NguyÔn M¹nh Th¾ng

8


Kinh tÕ ph¸t triÓn 43B


Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.

từ đó gián tiếp cản trở sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế
quốc dân.
2.2 Công nghiệp VLXD với phát triển kinh tế xã hội .
Sự phát triển công nghiệp VLXD sẽ hỗ trợ và thúc đẩy các
ngành kinh tế khác phát triển. Một mặt công nghiệp VLXD cung
cấp vật liệu cho xây dựng của các ngành trong đó một số ngành
sử dụng với số lượng lớn như: xây dựng dân dụng, giao thông,
thuỷ lợi ... Mặt khác công nghiệp VLXD cũng là thị trường tiêu
thụ sản phẩm của các ngành như: cơ khí chế tạo , than ,điện , dầu
mỏ , khí đốt . Bên cạnh đó , khối lượng lớn đầu vào và đầu ra cho
ngành được lưu thông trên thị trường thông qua hệ thống giao
thông vận tải trên cả ba loại hình vận chuyển : đuờng sắt , đường
thuỷ , đường bộ . Sản xuất VLXD cũng sử dụng phế thải của một
số ngành như hoá chất luyện kim khai thác, chế biến dầu mỏ làm
nguyên liệu sản xuất vừa tạo ra nhiều sản phẩm vật liệu cho tiêu
dùng xã hội, vừa góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường sinh thái
đất nước . Vì vậy công nghiệp vật liệu xây dựng đóng vai trò
quan trọng trong quan hệ phát triển liên ngành .
Sự phát triển công nghiệp VLXD sẽ thúc đẩy nhanh quá
trình đô thị hoá . Điều này không chỉ thể hiện qua việc thúc đẩy
xây dựng mà thông qua phát triển ngành sẽ kéo theo nhiều ngành
nghề sản xuất và địch vụ khác cùng phát triển như xây lắp , bao
bì, các dịch vụ tư vấn, khảo sát thiết kế , thăm dò nguyên liệu , …
Phát triển cơ sở sản xuất VLXD nhất là cơ sở có quy mô lớn tại

NguyÔn M¹nh Th¾ng

9

Kinh tÕ ph¸t triÓn 43B


Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.

địa phương cũng đồng thời hình thành nên các cơ sở hậu cần , các
hoạt động thương mại , văn hoá … là những động lực cho quá
trình đô thị hoá ở nông thôn. Bên cạnh đó với quy mô sản xuất
lớn , ngành sẽ thu hút lượng lớn lao động phổ thông tại địa
phương, lao động nông nghiệp nhàn rỗi vào sản xuất vừa tận dụng
được giá nhân công rẻ, vừa tăng thêm thu nhập cho người dân,
phát triển kinh tế địa phương. Vì vậy trong khi hoạch định chiến
lược phát triển kinh té xã hội , nhiều địa phương đã xác định và
lựa chọn cộng nghiệp VLXD là ngành công ngành công nghiệp
quan trọng, là khâu đột phá để phát triển kinh tế địa phương mình.
Trên qui mô cả nước, ngành công nghiệp VLXD cũng là ngành có
thị truờng rộng mở và bền vững lâu dài . Khi xã hội càng phát
triển , đời sống nâng cao, thì nhu cầu VLXD đòi hỏi ngày càng
lớn, ngành công nghệp VLXD càng giữ vai trò quan trọng hơn
trong nền kinh tế Việt Nam .
II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN
NGÀNH CÔNG NGHIỆP VLXD .
Sự phát triển kinh tế nói chung , phát triển công nghiệp
VLXD nói riêng đều tuân thủ những xu hướng chung nhất . Song
không có nghĩa là giống nhau với mọi vùng kinh tế mà còn chịu
nhiều tác động của các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội . Sự

tác động ấy có thể có lợi song cũng có thể gây ra những bất lợi
đối với quá trình phát triển . Vì vậy khi xem xét quá trình phát
triển cônghiệp VLXD cần phân tích các nhân tố ảnh hưởng để có

NguyÔn M¹nh Th¾ng

10

Kinh tÕ ph¸t triÓn 43B


Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.

chính sách , biện pháp hát huy lợi thế và hạn chế những mặt bất
lợi . Các nhân tố ảnh hưởng đến qua trình phát triển của ngành
bao gồm .
1 . Nhóm những nhân tố về điều kiện tự nhiên
Đó là những nhân tố về địa lý, đất đai và tài nguyên …
Những nhân tố này là rất quan trọng nhất là với ngành công
nghiệp VLXD vì nó chi phối trực tiếp tới năng lực sản xuất, cơ
cấu sản xuất của các cơ sở ở các vùng khác nhau . Điều kiện tự
nhiên cho thấy những lợi thế tự nhiên của mỗi vùng , mỗi lãnh thổ
về nguyên vật liệu, giao thông vận tải , về địa lý … Đó là những
lợi thế sẵn có mà con người không thể tạo ra được. Điều kiện tự
nhiên thuận lợi mở ra cho vùng khả năng sản xuất mới , tạo lợi
thế khác biệt so với vùng khác .
Trong sản xuất vật liệu xây dựng thì điều kiện tự nhiên là
yếu tố quyết định rất lớn đối với việc lựa chọn cơ cấu sản xuất .
Vì nó cho thấy thuận lợi, tiềm năng của vùng, của địa phương
quyết định tới việc lựa chọn những ngành chuyên môn hoá trong

sản xuất VLXD cũng như những ngành bổ trợ cho ngành tại địa
phương .Với tài nguyên phong phú, trữ lượng lớn , điều kiện khai
thác thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho phát triển VLXD đa dạng , bền
vững và lâu dài .
Vị trí địa lý kinh tế cũng là yếu tố cần xem sét khi xây dựng
cơ sở sản xuất vật liệu của đất nước. Vị trí địa lý tạo điều kiện

NguyÔn M¹nh Th¾ng

11

Kinh tÕ ph¸t triÓn 43B


Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.

thuận lợi cho lưu thông VLXD giữa các vùng, là yếu tố có ảnh
hưởng lớn tới phát triển ngành.
2. Nhóm nhân tố về điều kiện xã hôị .
2.1 Nhân tố thị trường
Là nhân tố cực kỳ qua trọng, có tính chất quết định đối với
việc phát triển của nền kinh tế thị trường tác động trực tiếp đến
việc hình thành và phát triển các ngành công nghiệp VLXD, quy
luật thị trường là yếu tố cơ bản điều tiết những yếu tố sản xuất ,
chi phối trực tiếp tới cơ cấu sản xuất . Chính nhu cầu thị trường
và vật liệu xây dựng và xu thế vận động của chúng đặt ra những
mục tiêu phát triển vủa ngành VLXD , đòi hỏi ngành phải cung
ứng đủ vật liệu cho thị trường với nhiều chủng loại, chất lượng
ngày càng cao.
Trong cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, thị trường

không hoàn toàn tác động trực tiếp và tự phát đến phát triển của
ngành . Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong điều tiết quá trình
phát triển , tạo điều kiện hình thành thị truờng thông qua các
chính sách tài chính, tiền tệ .
2.2 Nhân tố vốn .
Phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp VLXD nói riêng
đều đòi hỏi cần nhiều vốn. Với quy mô sản xuất lớn , yếu tố vốn
được xem như chìa khoá để phát triển ngành .Yếu tố vốn, nhất là
vốn đầu tư nước ngoài thường bao hàm các yếu tố khác như khoa

NguyÔn M¹nh Th¾ng

12

Kinh tÕ ph¸t triÓn 43B


Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.

học công nghệ, kỹ thuật sản xuất hiện đại, cơ sở hạ tầng cho phát
triển … do đó cần đẩy mạnh thu hút vốn trong và ngoài nước cho
phát triển ngành.
Để xây dựng sơ sở công nghiệp vật liệu hiện đại , kỹ thuật
công nghệ cao , tạo ra nhiều mặt hàng có sức cạnh tranh mạnh ,
tạo ra sức bật cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá thì nhất
thiết phải cần đến nguồn vốn đầu tư lớn, kinh nghiệm phát triển
của các nước đã cho thấy rõ điều đó. đồng thời tăng cường hiệu
quả sử dụng vốn bằng cơ cấu đầu tư hợp lý .
2.3 Nhân tố khoa học công nghệ .
Đây là nhân tố tác động mạnh đến sự phát triển của ngành .

Sự phát triển của khoa học công nghệ tạo ra nhiều sẩn phẩm vật
liệu mới đa dạng và phong phú, nâng cao chất lượng những sản
phẩm hiện có .
Khoa học công nghệ tạo ra khả năng sản xuất mới cho
ngành , đẩy nhanh tốc độ phát triển ngành và làm tăng tỷ trọng
của ngành trong cơ cấu công nghiệp đồng thời tạo ra nhu cầu
mới . Chính những nhu cầu này lại là động lực mới đòi hỏi sự
phát triển của ngành .
Sự ảnh hưởng của các nhân tố tiến bộ khoa học công nghệ
đến phát triển công nghiệp phụ thuộc vào chính sách khoa học
công nghệ của mỗi quốc gia . Việc thực hiện chính cách này là
điều kiện vận dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào việc thúc đẩy

NguyÔn M¹nh Th¾ng

13

Kinh tÕ ph¸t triÓn 43B


Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.

cải tiến kỹ thuật sản xuất góp phần tăng năng xuất lao động , đẩy
mạnh phát triển công nghiệp VLXD.
2.4 Cơ sở hạ tầng .
Cơ sở hạ tầng là điều kiện cơ bản để thu hút vốn đầu tư vào
ngành VLXD . Đặc điểm là quy mô sản xuất lớn nên vai trò của
vốn và cơ sở hạ tầng là rất lớn trong quá trình phát triển của
ngành nhất là với một nước đang phát triển như Việt Nam hiện
nay . Cơ sở hạ tầng tốt sẽ tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước

ngoài cho ngành. Vốn đàu tư nước ngoài hàm chứa công nghệ, kỹ
thuật trình độ hiện đại sẽ làm thay đổi cơ cấu sản xuất trong khi
nước ta chưa đủ điều kiện để khai thác và phát triển .
2.5 Yếu tố chính trị, môi trường và thể chế .
Sự ổn định về mặt chính trị xã hội là yếu tố quan trọng cho
phát triển của nền kinh tế nói chung.
Các chủ trương đường lối chính sách có ảnh hưởng rất mạnh
tới sự phát triển của ngành . Nhà nước hoạch định chiến lược phát
triển công nghiệp nhằm thực hiện những mục tiêu kinh tế xã hội
nhất định . Một chiến lược đúng đắn , hợp lý sẽ đưa ngành phát
triển đúng hướng , nhanh và bền vững . Nhà nước tạo môi
trường , thể chế để khuyến khích động viên hoặc tạo ra những áp
lực nhất định để các nhà đầu tư trong và ngoài nước vận động
theo chiến lược phát triển đã định .

NguyÔn M¹nh Th¾ng

14

Kinh tÕ ph¸t triÓn 43B


Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.

Chính sách là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất tới phát triển
ngành VLXD . Thông qua định hướng phát triển mà nhà nước có
những ưu tiên, khuyến khích phát triển ngành trong chiến lược
phát triển KT- XH chung .
2.6 Dân số và ngồn lao động .
Nguồn lao động là một bộ phận dân số trong độ tuổi qui

định thực tế có tham gia lao đông ( đang có việc làm , và không
có việc làm nhưng tích cực tìm việc làm . ) nguồn lao động được
biểu hiện trên hai mặt số lượng và chất lượng lao động .
Lao động một mặt là bộ phận của nguồn lực phát triển, đó là
yếu tố đầu vào không thể thiếu được của quá trình sản xuất, mặt
khác lao động là một bộ phận của dân số, những người được
hưởng lợi ích của sự phát triển . Sự phát triển kinh tế phản ánh
tăng trưởng kinh tế để nâng cao đời sống vật chất tinh thần của
con người, là mục tiêu và động lực của chính sự phát triển .
Lao động là yếu tố đặc biệt nhất , nó có thể coi như yếu tố
tự nhiên đồng thời cũng là yếu tố kinh tế . Số lượng và chất lượng
nguồn lao động đều ảnh hưởng tới qua trình phát triển công
nghiệp vật liệu xây dựng .
Với đặc điểm dùng của ngành có sử dụng nhiều lao động
phổ thông nên nguồn lao động có ý nghĩa rất quan trọng trong
phát triển ngành VLXD của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Trình độ lao động quyết định tới việc tiếp thu khoa học công nghệ

NguyÔn M¹nh Th¾ng

15

Kinh tÕ ph¸t triÓn 43B


Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.

, phối hợp các yếu tố nguồn lực như thế nào và nắm bắt những
thay đổi của thị trường để có chiến lược phát triển ngành đúng
đắn .

Với Việt Nam là một nước có nguồn lao động dồi dào rất thuận
lợi cho phát triển ngành công nghiệp VLXD .
2.7 Quan hệ đối ngoại .
Trong xu thế hội nhập và mở cửa như hiện nay, Việt Nam
lựa chọn hướng phát triển kinh tế theo xu hướng mở. Đây là cơ
hội cũng như thách thức cho nền kinh tế nói chung và ngành công
ngiệp VLXD nói riêng . Mở cửa nền kinh tế sẽ thúc đẩy cạnh
tranh mạnh mẽ trong ngành giúp các cơ sở hoạt động hiệu quả
hơn để phát triển một cơ cấu sản xuất hợp lý , tận dụng hiệu quả
nguồn lực hiện có.
Những nhân tố tác động tới phát triển công nghiệp có cả
những nhân tố chủ quan và khách quan. Vì vậy phát triển công
nghiệp tất yếu cần đến tác động chủ động của con người nhằm
phát triển công nghiệp VLXD nhanh và đúng hướng. Sự tác động
bằng các chính sách sẽ phần nào hạn chế được những mặt tác
động bất lợi của mỗi nhân tố cũng như phát huy được nhiều nhất
những ưu điểm của từng nhân tố đó .

NguyÔn M¹nh Th¾ng

16

Kinh tÕ ph¸t triÓn 43B


Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.

PHẦN II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ NGUỒN LỰC VÀ
CÁC CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG
NGHIỆP VẬT LIỆU XÂY DỰNG .

I- HIỆN TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP VẬT LIỆU XÂY
DỰNG .
1. Hiện trạng sản xuất .
Trong quá trình xây dựng và trưởng thành, ngành công
nghiệp VLXD đã không ngừng phát triển, từ chỗ chỉ bó hẹp trong
phạm vi một số sản phẩm thông dụng như : xi măng, gạch cát sỏi
xây dựng … đến nay chúng ta đã có thế sản xuất hầu hết tất cả
các loại sản phẩm VLXD cao cấp như : xi măng cao cấp chuyên
dụng, cát trắng vàng, đá ốp lát, kính xây dựng , gỗm sứ xây dựng,
đá Granite nhân tạo… đóng vai trò nâng cao giá trị sản xuất của
ngành và giải quyết nhu cầu tiêu dùng của xã hội .
Về cơ sở khai thác và sản xuất các loại VLXD chính bao gồm:
Theo số liệu thống kê toàn ngành có khoảng 32.450 cơ sở
tham gia sản xuất VLXD trong đó doanh nghiệp nhà nước là 486
( Trung ương 86; địa phương 400 ) và gần 32 nghìn đơn vị trực
thuộc kinh tế ngoài quốc doanh. Về cơ sở sản xuất và sản lượng
các ngành như sau .
-

Xi măng : Ngành sản xuất xi măng có khoảng 87 doanh

nghiệp tham gia sản xuất gồm các cơ sở sản xuất thuộc tổng công
ty xi măng Việt nam ( Xi măng Hoàng Thạch ; xi măng Bỉm sơn;
xi măng Bút sơn; Hà tiên 1; Hà tiên 2 ; Hải phòng ; Hoàng Mai ;

NguyÔn M¹nh Th¾ng

17

Kinh tÕ ph¸t triÓn 43B



Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.

Ninh Bình ; Hải Vân ), và 58 nhà máy xi măng lò đứng và khoảng
20 cơ sở sản cuất xi măng ngoài quốc doanh. Tổng sản lượng toàn
ngành đạt 20 triệu tấn/năm trong đó Tổng sông ty xi măng Việt
Nam có quy mô sản xuất lớn nhất là 12,8 triệu tấn/năm chiếm
64% sản lượng toàn ngành đồng thời giữ vai trò ổn định thị
trường xi măng . Còn lại 7,2 triệu tấn xi măng do các nhà máy xi
măng lò đứng và 20 cơ sở sản xuất ngoài quốc doanh cung cấp .
Bảng 1: Số cơ sở sản xuất và sản lượng một số sản phẩm
chính trong công nghiệp VLXD .
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Chủng loại
VLXD
Xi măng
Vật liệu xây
Vật liệu lợp

Đá xây dựng
Vật liệu ốp lát
Sứ vệ sinh
Kính xây dựng
Vật liệu chịu lửa
Đá ốp lát
Cát xây dựng

Số cơ sở
sản xuất
87
800-1000
700-900
150
35
20
7
4
7
200-400

Năng lực
sản xuất .
20
45,2
94,3
25.873
120
4,8
60

30
3,5
30,5

Đơn vị
Triệu tấn
Tỷ viên
Triệu m2
Triệu m3
Triệu m2
Triệu SP
Triệu m2
1000 tấn
Triệu m2
Triệu m2

Nguồn : Vụ Vật liệu xây dựng - Bộ xây dựng .
-

Gạch xây : Gồm các nhà máy sản xuất gạch tuynen và số

lượng lớn gạch nung được sản xuất thủ công tại địa phương . Hiện
nay năng lực sản xuất cả nước đạt 15.2 tỷ viên trong đó có 420

NguyÔn M¹nh Th¾ng

18

Kinh tÕ ph¸t triÓn 43B



Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.

dây chuyền gạch tuy nen với năng lực sản xuất đạt 7,9 tỷ
viên/năm, còn lại 6,3 tỷ viên do các cơ sở sản xuất thủ công tại
địa phương sản xuất . Sản xuất vật liệu xây chủ yếu mang tính tự
cung tự cấp phù hợp với đặc điểm là được sử dụng với khối lượng
lớn trong xây dựng, không thích hợp với vận huyển đi xa.
-

Vật liệu lợp : Chủ yếu là: Ngói xi măng, ngói nung, tấm lợp

kim loại, tấm lợp nhựa, tấm lợp comozite ….Sản lượng vật liệu
lợp đạt 94.3 triệu m2/năm trong đó chủ yếu là tấm lợp kim loại do
các nhà máy liên doanh và tư nhân sản xuất với năng lực sản xuất
đạt 54,7 triệu m2/ năm chủ yếu cung cấp cho khu vực thành thị .
Còn lại 39.6 tiệu m2 là ngói nung, tấm lợp nhựa và tấm lợp
compozite.
-

Kính xây dựng: Hiện có 3 cơ sở sản xuất kính xây dựng

thuộc tổng công ty gốm xứ thuỷ tinh Viglacera và một số cơ sở
sản xuất ngoài quốc doanh với sản lượng kính xây dựng đạt 60
triệu m2/ năm, kính phản quang đạt 0.5 triệu m 2/năm , bông sợi
thuỷ tinh đạt 3.000 tấn/năm bông sợi khoáng đạt 2.000 tấn, kính
an toàn 480 nghìn m2/năm, kính tráng gưong 500 nghìn m2/năm .
-

Gạch ốp lát và sứ vệ sinh : Có hơn 30 cơ sở sản xuất thuộc


tổng công ty Viglacera và các công ty tư nhân với sản lưọng đạt
120 triệu m2 . Các nhà máy gạch Ceramic , Granitenhân tạo có
công xuất từ 1-2 triệu m2/năm với công xuất thiết kế đạt 148,7
triệu m2/năm. Các nhà máy sản xuất sứ vệ sinh cao cấp từ

NguyÔn M¹nh Th¾ng

19

Kinh tÕ ph¸t triÓn 43B


Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.

300.000-600.000 sản phẩm/năm với tổng công xuất đạt 4,8 triệu
sản phẩm/năm .
-

Ngoài ra, còn hàng ngàn cơ sở sản xuất gạch ngói và khai

thác đá , cát thủ công của các thành phần kinh tế khác đang hoạt
động khắp các tỉnh thành trong cả nước dưới hình thức chuyên
nghiệp hoặc theo thời vụ có kinh doanh tự sản tự tiêu chiếm sản
lượng lớn trong cả nước.
2. Về mặt công nghệ sản xuất .
Trước thời kỳ đổi mới, công nghệ sản xuất VLXD nước ta
lạc hậu, Các cơ sở sản xuất xi măng có công nghệ tiên tiến đang
trong quá trình xây dựng còn lại các sơ sở sản xuất khác đều só
trang bị lạc hậu, đa số máy móc thuộc thế hệ những năm 60 nên

hao mòn vô hình là rất lớn .Tỷ trọng thiết bị máy móc trong các
cơ sở sản xuất < 50% và phần lớn thiết bị đều chắp vá, không
đồng bộ .
Trong những năm gần đây ngành công nghiệp VLXD đã có
những tiến bộ về công nghệ sản xuất .
-

Xi măng : Nhiều nhà máy được đầu tư công nghệ tiến tiến

thông qua liên doanh với nước ngoài nên năng lực sản xuất lớn
như xi măng Nghi Sơn ( 2.2 triệu tấn/năm ), HolCim ( 2.4 triệu
tấn/năm ), xi măng bút sơn (1.4 triệu tấn /năm ) … Các nhà máy
này sản xuất chủ yếu theo công nghệ khô thay thế cho phương
pháp ướt trước đây ( công suất thấp và chất lượng kém), với dây
chuyền và thiết bị tư các nước tiên tiến như Pháp , Thụy Điển cho
NguyÔn M¹nh Th¾ng

20

Kinh tÕ ph¸t triÓn 43B


Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.

chất luợng xi măng đồng đều đạt chuẩn PC – 30 , PC – 40 ổn định
theo tiêu chuẩn TCVN 2682-99. Ngoài xi măng poóclang thông
thường, các nhà máy cũng sản xuất các chủng loại xi măng cao
cấp phục vụ cho các công trình có yêu cầu xây dựng cao như : Xi
măng trắng , xi măng bền sunfat, xi măng giếng khoan, xi măng
đặc chủng…. Bên cạnh đó, 58 nhà máy xi măng lò đứng và

khoảng 20 cơ sở sản xuất ngoài quốc doanh còn sử dụng công
nghệ lạc hậu chưa được cải tiến năng xuất thấp (công xuất nung
từ 2-10 tấn /giờ ), gây ô nhiễm môi tường và tiêu hao vật chất lớn,
chất lượng thấp . Chủng loại xi măng do các nhà máy này cung
cấp chủ yếu là PCB-30 với chất lượng không đông đều, có hàm
lượng vôi cao nên thời gian đông kết chậm, thậm chí các trạm
nghiền cỡ nhỏ còn không đạt chuẩn PCB - 30 trong khi yêu cầu
xây dựng hiện nay đòi hỏi chất lượng phải đạt chuẩn PC- 30, PC40 trở lên. Vì vậy mặc dù có sự điều tiết của tổng công ty xi măng
nhưng giá thành xi măng ở Việt Nam là khá cao ( 56,5 USD/tấn )
so với giá trung bình của thế giới ( 52 USD/ tấn) do chi phí đầu tư
(Suất đầu tư cao, 135-160 USD/tán đối với xi măng lò quay, 40 –
45 USD/tán đối với xi măng lò đứng. trongkhi mức trung bình
của thế giới là 100-120 USD/tấn đối với măng lò quay), chi phí
quản lý lớn, tiêu hao năng lượng cao;750-1200kcal/kg, tiêu hao
điện năng 95-135KWh/tấn, nồng độ bụi khí thải 50-120 mg/Nm
năng xuất lao động thấp 200-250 tấn/lao dộng/năm. Chi phí xi
măng tăng một phần cũng là do hiệnn tượng phát triển tràn lan

NguyÔn M¹nh Th¾ng

21

Kinh tÕ ph¸t triÓn 43B


Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.

các trạm nghiền xi măng cỡ nhỏ chất luợng kém, ô nhiêm môi
trường ở các địa phương trong cả nước.
-


Gạch Ceramic: được sản xuất theo công nghệ nung một lần

trong con lăn đốt bằng kín hay khí hoá lỏng (LGP), với thời gian
nung 36-45 phút giảm 20%so với thiết kế ban đầu. Công đoạn tạo
hình và sử dụng máy ép thuỷ lực với chày ép được đốt nóng và
các công đoạn tráng men cũng được tự động hoá hoàn toàn, ngoài
ra còn có thiết bị kiểm tra kích thước ,độ phẳng ,độ bền đều được
kiểm tra một cách tự động. Đã thay thế dần men nhập ngoại bằng
sản phẩm sản xuất trong nước.
-

Sứ vệ sinh: được sản xuất trên dây chuyền có mức độ tự

động hoá cao, đã áp dụng phương pháp tạo hình phun men tiên
tiến Nung sản phẩm trong lò tuynen tự động, đã đưa vàp dây
chuyền sản xuất phụ kiện sứ vệ xinh thay vì nhập khẩu như trước
đây .
-

Kính xây dựng: sản xuất theo phương pháp Float trên dây

chuyền thiết bị tự động thay vì phương pháp kéo đứng, kéo ngang
lạc hậu trước đây.
Nhìn chung, Chất lượng sản phẩm VLXD đã có nhiều cải
thiện trong thời gian qua, tuy nhiên cho tới nay còn nhiều hạn
chế, Chất lương không đồng đều và còn dao động lớn. Các sản
phẩm góm sứ tuy đã nang cao chất lượng nhưng còn phải phấn
đấu nhiều mới có thể cạnh tranh được với các sản phẩm nhập từ
Tây ban nha, Italia, Nhật. Đá ốp lát tuy đa dạng về chủng loại


NguyÔn M¹nh Th¾ng

22

Kinh tÕ ph¸t triÓn 43B


Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.

nhưng chất lượng chưa ổn định và khách hàng chưa có nhu cầu
lớn. Chưa phát triển các loại vật liệu cao cấp như vật liệu cách
âm, vật liệu cách nhiệt, vật liệu hoàn thiện, trang trí, chưa chú ý
đến vật liệu xây không nung để thay thế vật liệu nung .
3. Về chủng loại vật liệu sản phẩm
Trước thời kỳ đổi mới sản phẩm VLXD được sản xuất trong
nước còn nghèo nàn về chủng lóại . Ngoài các sản phẩm vật liệu
cơ vản như : xi măng ,gạch, ngói, tấm lợp fibrô ximăng, vôi, dá
cát sỏi , các sản phẩm trang trí hoàn thiện mới chỉ có gạch lát hoa
xi măng, gạch đất xét nung, sứ vệ sinh , đá ốp lát , bột màu . Kể từ
khi đổi mới đến nay, bên cạnh các sản phẩm đã có sẵn được thay
đổi đáng kể về chất lượng , mẫu mã thì đã xuất hiện nhiều chủng
loại vật liệu xây dựng mới như gạch Ceramic, gạch granite nhân
tạo, đá ốp lát , các loại đá granite , gargô, các loại vật liệu
compozite, gạch chống trơn gạch ốp lát vệ sinh , ốp mặt ngoài nhà
ốp chân tường ., tấm lát sàn pvc, tấm lát tường trần văng ván
foocmica hoặc thạch cao , các loại sơn , các loại bột màu chất
chống thấm , các loại phụ gia … và một số sản phẩm vật liêu xâu
cao cấp như gạch không nung , các loại khung của nhôm , vật liệu
cách âm , vật liệu cách nhiệt , vật liệu nhẹ , bê tông nhẹ thay thế

bê tông nặng , các loại gạch chống cháy , gạch samốt , các loại
gốm sứ vệ sinh cao cấp. Có thể nói chưa bao giờ thị trường
VLXD Việt Nam lại phong phú về chủng loại như hiện nay đã

NguyÔn M¹nh Th¾ng

23

Kinh tÕ ph¸t triÓn 43B


Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.

đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng về chất lượng thẩm mỹ tuỳ
theo khả năng thanh toán của từng đối tượng sử dụng khác nhau .
Tóm lại , cơ cấu mặt hàng sản phẩm nghành VLXD hiện
nay là rất đa dạng và phong phú , có thể đáp ứng mọi nhu cầu từ
vật liệu cơ bản đến các vật liệu cao cấp. Tuy nhiên các sản phẩm
cao cấp như sứ vệ sinh có chất lượng còn kém so với các sản
phẩm nhập khẩu từ Tây ban nha, Italia,và sứ vệ sinh Nhật Bản .
4. Về thị trường VLXD .
Trong những nămg gần đây, hoà vào sự phát triển chung của
nền kinh tế quốc dân , thị trường VLXD đã hình thành và phát
triển nhanh chóng , đã trở thành một trong nhứng thị trường
phong phú về mẫu mã chủng loại , đa dạng về nguồn gốc và có
tốc độ phát triển nhanh nhất trong thời kỳ đổi mới .
Trước đây trong thời kỳ bao cấp sản phẩm VKXD trên thị
trường rất nghèo nàn và đơn điệu . Ngày nay trên thị trường đã
hình thành những khu vực kinh doanh tổng hợp các mặt hàng
VLXD, hoặc khu vực chuyên kinh doanh sản xuất một một sản

phẩm VLXD nào đó với đủ các mẫu mã khác nhau . Sự phong
phú về mẫu mã chủng loại VLXD không chỉ tạo ta bởi hàng ngàn
doanh nghiệp sản xuất trong nước mà còn do hàng VLXD nước
ngoài nhập khẩu vào Việt Nam , Sự phong phú về mẫu mã và
chủng loại đã đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng trên
phương diện chất luợng và thẩm mỹ , đồng thời cũng đáp ứng bới
khả năng thanh toán của từng đối tượng sử dụng theo nức sống

NguyÔn M¹nh Th¾ng

24

Kinh tÕ ph¸t triÓn 43B


Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.

khác nhau cũng như theo tính chất của hạng mục công trình xây
dựng , Theo thống kê sơ bộ thì hàng VLXD cung ứng từ nguồn
sản xuất trong nước chiếm 80% thị trường trong nước, còn lại
được nhập khẩu từ nước ngoài .
Trong các sản phẩm VLXD thì xi măng hiện nay còn phải
nhập khẩu và trong tình trạng căng thẳng nhất . Khả năng cung
ứng và nhu cầu trong những năm qua như sau.
Bảng 2: Tình hình sản xuất và tiêu thụ xi măng ở Việt Nam 20002004.
Năm

2000
2001
2002

2003
2004
Nguồn :

Sản lượng

Tiêu thụ

Nhập khẩu

(Triệu

(triệu tấn )

(triệu tấn)

tấn)
12,7
13,62
14,64
16,478
16,8
20,5
18,4
24,38
20
26,5
Vật liệu xây dựng - Tạp chí

0,2

1,328
3,75
5,98
6,5
xây dựng số

1/2005
Các chủng loại VLXD còn lại như gạch xây dựng , đá cát
sỏi xây dựng được sản xuất khép kín tại địa phương theo hình
thức tự cung tự cấp .
Các loại VLXD cao cấp như gốm xứ thuỷ tinh xây dựng
chiếm tới 80% thị phần trong nước . Năng lực sản xuất các sản
phẩm này đủ cung ứng cho thị trường nội địa và còn tiến hành

NguyÔn M¹nh Th¾ng

25

Kinh tÕ ph¸t triÓn 43B


×