Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH KIÊN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.05 KB, 39 trang )

THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN
LỰC TỈNH KIÊN GIANG
2.1. Các nhân tố kinh tế - xã hội ở Kiên Giang ảnh hưởng đến sự phát
triển nguồn nhân lực.
2.1.1. Những đặc điểm về tự nhiên.
Kiên Giang là một tỉnh ở cực Nam tổ quốc, nằm trong vùng Đồng bằng
Sông Cửu Long, có đường biên giới đất liền chung với Vương Quốc Campuchia
dài 56,8 km, phía Bắc giáp Campuchia; phía Nam giáp tỉnh Bạc Liêu, tỉnh Cà
Mau, phía Đông và Đông Nam giáp các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang và
phía Tây giáp Vịnh Thái Lan với bờ biển dài 200 km; là một tỉnh giáp biển và
vịnh Thái Lan tạo điều kiện giao lưu thuận lợi giữa các nước, có điều kiện thuận
lợi để phát triển ngư nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và du lịch.
Về cơ cấu hành chính: toàn tỉnh chia thành 14 huyện, thị xã, thành phố
bao gồm: 01 thành phố Rạch Giá trực thuộc tỉnh, 01 thị xã Hà Tiên, 10 huyện
đất liền và 2 huyện đảo Phú Quốc và Kiên Hải, trải rộng trên 04 vùng sinh thái:
vùng Tứ Giác Long xuyên, vùng Tây Sông Hậu, vùng Bán Đảo Cà Mau, vùng
Biển và Hải Đảo, với tổng diện tích tự nhiên 6.346,1 km
2
. Vùng biển có hai
huyện đảo với 140 hòn đảo lớn nhỏ.
Địa hình phần đất liền tương đối bằng phẳng có hướng thấp dần từ Đông
Bắc xuống Tây Nam. Riêng Bán Đảo Cà Mau độ cao trung bình từ 0,2 đến
0,4m, một số nơi có độ cao dưới 0,0m so với mực nước biển. Phần hải đảo chủ
yếu là địa hình đồi núi, xen kẽ đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cảnh quan thiên
nhiên. Kiên Giang đựợc ví như một đất nước Việt Nam thu nhỏ, bởi vì Kiên
Giang được hội đủ mọi cảnh quan thiên nhiên, có sông có biển, có tài nguyên
khoáng sản, đặc biệt thiên nhiên ban tặng cho Hà tiên một cảnh quan đã đi vào
thơ ca hiện tại là nơi có tiềm năng phát triển tốt về du lịch; một Phú Quốc giàu
có và là nơi được Chính phủ phê duyệt quy họach trở thành khu du lịch sinh thái
chất lượng cao và cũng là nơi hiện đang thu hút rất nhiều các dự án đầu tư.
Bản đồ hành chính tỉnh Kiên Giang


Kiên Giang có hệ thống sông ngòi dày đặc rất thuận lợi cho việc vận
chuyển cũng như lưu thông hàng hóa bằng đường thủy. Ngoài ra, còn có các
kinh, rạch dày đặc phục vụ phát triển ngành nông nghiệp, giao thông nông thôn,
có tổng chiều dài 2.055 km.
Khí hậu Kiên Giang được chia thành 2 mùa rõ rệt đó là mùa khô và mùa
mưa, thuận lợi cho trồng trọt và chăn nuôi, nhất là mùa khô rất thuận lợi cho
việc phát triển các ngành dịch vụ du lịch.
2.1.2. Những đặc điểm kinh tế - xã hội.
Là một tỉnh đi lên từ nông nghiệp, trong những năm qua lực lượng lao động
tập trung vào các ngành sau đây: Nông nghiệp, công nghiệp, thủy sản, dịch vụ, du
lịch. Tổng sản phẩm xã hội năm 2001 là 6.881,77 triệu đồng, đến năm 2005 tăng lên
10.829,300 triệu đồng và đạt 11.916,500 triệu đồng vào năm 2006. Tốc độ tăng
GDP chung của tỉnh từ 107,48% năm 2001 lên 110,04% vào năm 2006. Tỷ trọng
phát triển các ngành nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp xây dựng và dịch vụ của
tỉnh trong những năm qua như sau:
Bảng 1 :Tổng GDP chỉ số phát triển phân theo các ngành kinh tế so với
2000 (so sánh 1994)
Năm
Tổng số
(Triệu đồng)
Nông Lâm
Ngư
Công
Nghiệp và
Xây dựng
Dịch Vụ
Chỉ số phát tiễn (%)
Chung NLN CN và XD DV
2001 6.881,77 3.757,33 1.764,07 1.360,37 107,48 104,54 113,75 108,83
2002 7.847,84 4.420,99 1.995,20 1.431,63 114,04 117,66 113,10 105,24

2003 8.559,01 4.431,96 2.359,36 1.768,31 109,06 100,25 118,25 123,52
2004 9.603,20 4.745,2 2.760,0 2.098,0 112,20 107,08 116,55 118,61
2005 10.839,30 5.172,9 3.216,7 2.394,7 112,77 109,01 114,13 116,30
2006 11.915,630 5.322,22 3.693,57 2.899,84 109,93 102,89 114,82 120,89
2007 13.488,66 5.979,24 4.268,59 3.240,83 113,20 112,34 115,57 111,76
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang năm 2007
Chỉ tiêu phát triển của các ngành trong giá trị tổng sản phẩm xã hội của
tỉnh hàng năm đều tăng; tốc độ phát triển cao nhất là năm 2002, kế đến là 2004
– 2005 - 2007; so với các ngành tốc độ phát triển của dịch vụ tăng lên đáng kể
từ 108,83% năm 2001 tăng lên 111,76% năm 2007, tốc độ tăng trưởng đó thích
ứng với định hướng phát triển theo yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa hiện
đại hóa.
Cơ cấu GDP thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp và tăng tỷ
trọng công nghiệp và dịch vụ. Năm 2001 khu vực I chiếm 46,41%, khu vực II
chiếm 28,70% và khu vực III là 24,90%. Đến năm 2005 cơ cấu này là du lịch
27,97%, công nghiệp và xây dựng 25,36%, nông nghiệp 46,66%. Năm 2007 công
nghiệp đóng góp vào GDP cao hơn theo mô hình dịch vụ - nông nghiệp - công
nghiệp xây dựng và tỷ lệ lần lượt là: 30,06% - 43,67% - 26,26%.
Bảng 2: Tăng trưởng GDP
Chỉ tiêu
Thực hiện (Tỷ đồng) Tốc độ tăng (%)
1995 2000 2005 96-00 01-05
- Tổng GDP 4.359,0 6.403,0 10.834,9 7,99 11,09
- Nông – Lâm - thủy sản 2650,7 3.594,0 5.236,9 6,28 7,82
- Công nghiệp - xây dựng 897,2 1.559,0 3.204,0 11,68 15,50
- Dịch vụ 811,1 1.250,0 2.394,0 9,04 13,88
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2000 – 2005. Cục thống kê Kiên Giang
Giai đoạn 1996-2005 là mốc thời gian quan trọng của thời kỳ đổi mới,
thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước theo mục tiêu Đại hội VII của Đảng đề
ra. Tỉnh Kiên Giang đã tập trung triển khai thực hiện đồng loạt các chương

trình, dự án trên tất cả các lĩnh vực nông - lâm - ngư, công nghiệp, giao thông,
giáo dục... 10 năm qua từ 1996-2005 nền kinh tế của tỉnh đã đạt mức tăng
trưởng khá, bình quân hàng năm là 10,50%. Giai đoạn 1996-2000 tăng 7,99%
( mục tiêu 7,92%) và 2001-2005 tăng 11,09% (mục tiêu 9-10%), với giá trị
GDP năm 2005 đạt 10.834,9 tỷ đồng, tăng 12,83% so năm 2004 và tăng gần gấp
2,48 lần so năm 1995. Cả 02 giai đoạn thực hiện giá trị GDP đều tăng so mục
tiêu qui hoạch đề ra.
Biểu đồ 1: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế.


Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang năm 2006- 2007.
Số liệu trên đây cho thấy cơ cấu ngành kinh tế dịch vụ có tăng lên từ
24,9% năm 2001 tăng lên 30,06% năm 2007, tăng gần xấp xỉ 6%, con số này chỉ
giảm bớt từ nông lâm - ngư nghiệp chưa đến 3% số còn lại giảm ở ngành công
nghiệp và xây dựng. Đành rằng Kiên Giang có thế mạnh là nông - lâm - ngư
nghiệp, trong đó có đánh bắt thủy hải sản, tuy nhiên theo xu thế chung là phải tăng
công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, du lịch giảm tỷ trọng lao động ở các ngành
nông nghiệp, song ở Kiên Giang tốc độ chuyển dịch còn diễn ra chậm chạp.
Bảng 3: Giá trị sản xuất (giá cố định năm 1994)
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm Tổng số
Nông Lâm
Ngư
Công
Nghiệp và
Xây dựng
Dịch Vụ
Chỉ số phát triển (%)
Tổng số NLN CN và XD DV
2001 13.538,191 6.214,192 4.889,030 2.434,969 108,33 105,19 112,72 108,09

2002 15.425,624 7.365,529 5.492,378 2.567,717 113,94 118,53 112,34 105,45
2003 16.316,209 7.681,748 5.416,542 2.857,960 109,92 104,29 116,83 111,30
2004 19.316,209 8.455,407 7.727,480 3.333,322 113,92 110,07 117,31 116,63
2005 19.143,840 9.234,708 7.365,150 2.543,982 99,11 109,22 95,31 76,32
2006 21.752,51 9.463,32 8.531,13 3.758,06 113,63 102,48 115,83 147,72
2007 24.996,353
10.718,48
1
9.648,14 4.629,732 114,91 113,26 113,09 123,19
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2007. Cục thống kê Kiên Giang.
Về giá trị sản xuất, tổng giá trị sản xuất năm 2007 đạt 24.996,353 triệu
đồng dựa theo giá so sánh năm 1994, thì năm 2007 tăng 14,91% so với năm
2006. Trong đó giá trị sản xuất công nghiệp năm 2007 đạt 9.648,140 triệu đồng
(theo giá cố định năm 1994), giá trị sản xuất nông nghiệp là 10.718,481 triệu
đồng và ngành dịch vụ đạt 4.629,732 triệu đồng.
Bảng thông kê trên đây cho thấy giá trị sản xuất các ngành kinh tế trong
tỉnh hàng năm tăng lên không đáng kể. Nếu so với tổng số năm 2001 thì năm
2007 chỉ số phát triển tăng gần 3%, nông lâm nghiệp giảm hơn 3% công nghiệp
xây dựng tăng hơn 6%, dịch vụ tăng hơn 7%. Đây là chiều hướng tích cực trong
cơ cấu giá trị sản xuất của tỉnh, điều này chứng tỏ trong xu thế chung sự phát
triển kinh tế xã hội của tỉnh, kinh tế đã vận động theo yêu cầu của quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Nhu cầu lao động để tạo ra 1 tỷ đồng GDP đối với các ngành kinh tế của
tỉnh qua các năm 2001- 2006 và năm 2007
Bảng 4: Lao động làm việc trong các ngành kinh tế
ĐVT: lao động/ 1tỷ GDP
Năm
Ngành Kinh tế
2000 2001 2004 2005 2006 2007
- Toàn tỉnh 118,6 114,16 88,17 79,2 73,09 65,3

Ngành nông lâm 173,08 182,69 143,23 134,95 131,55 116,3
Ngành thủy sản 84,59 62,03 62,2 55,94 54,11 50,3
Ngành công nghiệp 31,75 28,15 22,62 20,34 19,88 18,3
Ngành xây dựng 60,19 57,63 62,78 60,09 51,11 44,9
Các ngành dịch vụ 110,95 103,3 92,64 80,21 72,85 68,5
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2000 – 2007. Cục thống kê Kiên Giang.
Năm 2000 tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc
dân của tỉnh là 759.469 người, tạo ra một khối lượng tổng sản phẩm xã hội
(GDP) là 6.403 tỷ đồng (theo giá cố định năm 1994), như vậy để tạo ra 1 tỷ đồng
GDP thì trung bình phải cần 118,6 lao động. Năm 2007 tổng số lao động đang
làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân của tỉnh là 882.010 lao động, để tạo ra
một khối lượng tổng sản phẩm xã hội là 13.448,660 tỷ đồng. Như vậy để tạo ra 1
tỷ GDP thì trung bình chỉ cần 65,3 lao động. Số lao động để tạo ra 1 tỷ GDP so
sánh qua từng năm có chiều hướng giảm dần, nếu như năm 2000: 118,6 lao động
thì dến năm 2007 chỉ còn 65,3 lao động / 1 tỷ GDP, đây là điều mong muốn của
các nhà quản lý cũng như các nhà kinh doanh.
2.1.3. Về văn hóa - xã hội.
Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, y tế - giáo dục, thể dục thể thao…
Những năm qua đã thay đổi tích cực. Hầu hết các xã, phường, thị trấn đều có
trạm y tế, trường học, các phương tiện truyền thông được trang bị đầy đủ, nhiều
trung tâm văn hóa được xây dựng, các chính sách xã hội đều thực hiện khá tốt.
Hệ thống điện và nước sạch đã đến được với người dân. Nâng cao chất lượng
đời sống văn hóa, tinh thần của người dân trong tỉnh Kiên Giang.
Nhìn chung, trong những năm gần đây, Kiên Giang đã đạt được những
thành tựu khá toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế xã hội. Tốc độ tăng trưởng
kinh tế cao, bình quân 5 năm (2001- 2005) tăng 11,09%. Riêng trong 2 năm
(2004-2005) tăng bình quân hơn 13%, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo
hướng tích cực, tăng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tương đối tỷ trọng
nông nghiệp trong cơ cấu GDP. Sản phẩm nông nghiệp có nhiều tiến bộ trong
chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng phát triển kinh tế hàng hóa, gắn với thị

trường, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Giá trị sản xuất các ngành tăng,
giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng nhanh nhất, tăng hơn 15,5% so với cùng
kỳ năm trước.
Các yếu tố kinh tế - xã hội của Kiên Giang đã góp phần thúc đẩy tích cực
sự phát triển nguồn nhân lực cả về thể chất lẫn tinh thần. Thứ nhất, kinh tế phát
triển, quy mô sản xuất được mở rộng, giải quyết việc làm cho người lao động;
thứ hai, thu nhập bình quân đầu người tăng, điều kiện sống được cải thiện, đồng
thời các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục, giải trí… Ngày càng phát triển, người
dân có điều kiện và cơ hội để nâng cao dân trí, sức khỏe, đời sống văn hóa tinh
thần.
Bên cạnh đó, sự phát triển kinh tế - xã hội đặt ra vấn đề phát triển nguồn
nhân lực, đòi hỏi nguồn nhân lực ngày càng có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu
ngày càng cao của quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu nói chung và quá trình
đô thị hóa nói riêng.
2.2 .Thực trạng nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực của tỉnh
Kiên Giang.
2.2.1. Quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực.
Dân số và nguồn nhân lực là vấn đề có liên quan chặt chẽ với nhau, sự
thay đổi của quy mô, tốc độ phát triển dân số sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô
tốc độ phát triển của nguồn nhân lực. Trong giai đoạn 2001 - 2007 cùng với
những biến đổi nhanh về kinh tế - xã hội, công tác kế hoạch và gia đình, tuyên
truyền giáo dục vận động nhân dân, cùng với thực hiện tốt công tác truyền
thông dân số. Tỉnh Kiên Giang đã thực hiện tốt công tác này, hạn chế được tốc
độ gia tăng dân số, giảm sinh có hiệu quả. Tốc độ tăng dân số qua các năm từ
1,16% năm 2002 giảm còn 1,15% năm 2007. Tỷ suất sinh từ 20,48% năm
2001 giảm xuống còn 18,35% năm 2007. Tỷ lệ tăng tự nhiên bình quân mỗi
năm là 14,50%. Đây là một trong những nhân tố quyết định đối với nguồn
nhân lực của tỉnh trong tiến trình phát triển kinh tế tế - xã hội.
Bảng 5: Dân số và tỷ lệ phát triển dân số theo thời kỳ 2001-2007
Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Dân số trung bình
(người)
1.574.255 1.599.938 1.623.834 1.646.200 1.655.026 1.683.041 1.705.539
Tỷ suất sinh(%) 20,48 19,90 19,15 20,46 18,69 18,19 18,35
Tỷ lệ chết(%) 4,30 4,50 5,29 5,00 4,83 5,00 4,80
Tỷ lệ tăng tự nhiên(%) 16,18 15,40 13,86 15,46 13,86 13,19 13,55
Tỷ lệ phát triển dân số
%
14,79 15,13 15,16 12,70
Nguồn: Niên giám thống kê Kiên Giang 2007. Cục thống kê Kiên Giang.
So sánh giữa tỷ suất sinh và tỉ lệ chết thì tỷ lệ tăng tự nhiên dân số của
năm 2007 là 13,55% nếu so với năm 2001 là 16,18% tỷ lệ đó cho thấy tốc độ
tăng tự nhiên của dân số có xu hướng giảm xuống. Tuy nhiên, điều lo ngại ở
chỗ nếu 2001 tỷ lệ chết chỉ 4,3% thì năm 2007 tỷ lệ chết tới 4,8%, chỉ số này
liên quan đến chỉ số HDI, tuổi thọ bình quân mà tỉnh cần quan tâm giải quyết và
đặc biệt phát triển nguồn nhân lực cho việc phát triển kinh tế xã hội trong những
năm sắp tới.
Biểu đồ 2 : Cơ cấu dân số phân theo giới tính
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2007 .Cục thống kê Kiên Giang.
Bảng cơ cấu dân số phân theo giới tính trên đây cho thấy: tỷ lệ nữ qua các
năm cao hơn nam khoảng 1,38% đến 1,94%. Cụ thể năm 2001 tỷ lệ nam giới
chiếm 49,03% đến năm 2007 tăng lên 49,28%; trong khi đó tỷ lệ nữ giảm từ
50,97% năm 2001 xuống còn 50,72% năm 2007. Tỷ lệ này có khuynh hướng
dần dần tiến đến cân bằng giới, số lượng nam giới ngày càng tăng lên và nữ giới
giảm xuống.
Biểu đồ 3 : Cơ cấu dân số phân theo khu vực
Nguồn Cục Thống kê tỉnh Kiên Giang
Trong những năm qua cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
quá trình đô thị hóa nông nghiệp nông thôn của cả nước, ở một số tỉnh diễn ra
khá nhanh, song xu thế này ở Kiên Giang diễn ra chậm hơn so với các tỉnh

khác. Năm 2001, dân số tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn chiếm 78,12%,
nhưng từ khi bắt đầu đô thị hóa, một số khu vực được đầu tư, nâng lên thành thị,
cơ cấu dân số có sự thay đổi song sự thay đổi đó còn chậm, năm 2001 dân số
sống ở thành thị là 21,88% đến năm 2007 tăng lên là 25,98%.
Số liệu trên cho thấy tỷ trọng lao động trong nông nghiệp nông thôn còn
rất cao. Vì vậy trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội phải tạo ra những ngành
nghề mới để chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang các ngành khác, trên cơ
sở phát huy thế mạnh của tỉnh Kiên Giang nhất là dịch vụ, thủy sản và du lịch.
Bảng 6: Tốc độ tăng nguồn nhân lực.
Biểu
Năm
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Tổng dân
số
1.574.255 1.585.181 1.608.803 1.630.366 1.655.026 1.683.041 1.705.539
TS. người
trong độ
tuổi lao
động
916.066 933.946 993.553 1.031.221 1.052.348 1.070.125 1.084.237
Tốc độ
tăng lao
động(%)
102,16 101,95 106,38 103,79 102,04 101,69 101.32
Tốc độ
tăng dân
số
101,83 100,69 101,49 101,34 101,51 101,69 101.34
Nguồn: Số liệu thống kê lao động-Việc làm 2001-2007 .
Như đã phân tích ở trên, lực lượng lao động được xem như là nguồn nhân lực

của tỉnh là đồng nghĩa với dân số từ 15 tuổi trở lên tham gia hoạt động kinh tế. Do đó
với qui mô dân số giảm cùng với cơ cấu dân số trẻ (63,58% dân số trong độ tuổi lao
động) nên qui mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực không đáng kể. Tốc độ tăng lực
lượng lao động trung bình giai đoạn 2001-2007 là 2,76% tốc độ tăng trung bình dân
số trong cùng giai đoạn là 1,41%.
Biểu đồ 4: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên theo giới tính năm 2007.
Nguồn: Số liệu thống kê lao động việc làm 2007.
Lực lượng lao động nữ (50,66%) chiếm tỷ lệ cao hơn nam (49,34%) điều
này phù hợp quy hoạch và cơ cấu dân số phân theo giới tính thì tỷ lệ nữ cao hơn
nam. Trong vài năm gần đây một số tỉnh tỷ lệ chênh lệch giữa nam và nữ đang
là một báo động; song trong điều kiện của quá trình công nghiệp hóa, sử dụng
lực lượng lao động đòi hỏi phải phát triển một số ngành nghề có tính chất nặng
nhọc, độc hại, những công trình có tính lưu động cao... Ngành công nghiệp,
khai thác khoáng sản, khai thác thủy sản, sản xuất vật liệu và các công trình xây
dựng... Đây là những ngành mũi nhọn trong nền kinh tế của tỉnh, nhưng tỷ lệ
giới tính (nam) ít cũng là những hạn chế trong tiến trình phát triển.
Bảng 7: Dân số và lao động đang làm việc trong ngành kinh tế quốc dân
của tỉnh qua các năm.
Năm
Chỉ tiêu
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Tốc độ
tăng 2001-
2007 (%)
Dân số (người) 1.574.255 1.599.938 1.623.834 1.630.366 1.655.026 1.683.041
1.705.539
1,13
Lao động đang
làm việc trong
nền kinh tế quốc

dân
785.722 809.859 832.859 845.645 858.104 870.404
882.010
2,45
Tỷ suất hoạt
động (*) kinh tế
trong dân số (%)
49,9 50,6 52,28 51,87 51,85 51,71 51,71
Ghi chú (*) có 100 người dân thì có 51,71 người dân tham gia hoạt động
kinh tế năm 2007
Độ tuổi:
Bảng 8: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo nhóm tuổi.
Nhóm tuổi Số lượng Tỷ lệ (%)
15-19 191.927 17,21
20-24 168.157 15,08
25-29 151.735 13,61
30-34 130.275 11,68
35-39 134.503 12,06
40-44 117.820 10,56
45-49 84.179 7,55
50-54 82.422 7,39
55-59 54.244 4,86
Tổng số: 1.115.262 100%
Nguồn: Số liệu thống kê- việc làm 2007
Nếu chia khoảng cách tuổi giữa các nhóm là 4, từ 15 đến 19 tuổi, từ 20
đến 24 tuổi... Thì tỷ lệ lực lượng lao động tập trung nhiều nhất là ở nhóm từ 25
đến 29 tuổi (13,61%), từ 20 đến 24 tuổi (15,08%). Nhìn chung trong độ tuổi từ
20 đến 49 tuổi tham gia lao động nhiều hơn các nhóm tuổi khác.
Khu vực thành thị - nông thôn:
Tỷ lệ lực lượng lao động phân theo khu vực nông thôn và thành thị tỷ lệ

thuận với dân số, khu vực nông thôn đông lao động từ 15 tuổi trở lên chiếm
75,48%, còn khu vực thành thị chỉ chiếm 24,52%. Tuy nhiên năng suất lao động
trong lĩnh vực nông nghiệp rất thấp. Vì vậy quá trình công nghiệp hóa nông
nghiệp nông thôn phải chuyển dịch tỷ trọng lao động nông nghiệp sang các
ngành khác là rất lớn. Đây là bài toán cần có lới giải đối với các tỉnh có tỷ trọng
lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu kinh tế.
Biểu đồ 5: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo nhóm khu vực
thành thị và nông thôn năm 2007.
Nguồn: Số liệu thống kê lao động việc làm 2007
2.2.2. Chất lượng nguồn nhân lực.
Dân số Kiên Giang thuộc dân số trẻ, nhóm người từ độ tuổi 65 trở lên
khoảng 3,5 - 4%, nhóm tuổi từ 15 trở xuống chiếm tỷ lệ cao khoảng 1/3 dân số
của toàn tỉnh. Điều đáng mừng trong chất lượng dân số hiện nay trong nhóm 1/3
dân số của toàn tỉnh đang trong độ tuổi đi học tỷ lệ đến lớp, các cấp học ngày
càng cao là cơ sở đảm bảo ngày càng nâng cao chất lượng đội ngũ nguồn nhân
lực.
Chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh ngày càng được nâng lên, đặc biệt là
nguồn nhân lực qua đào tạo từ đào tạo nghề đến đào tạo sau đại học. Nếu năm
2001 tỷ lệ qua đào tạo chỉ chiếm 9,08% so với tổng số lao động đang làm việc
trong các ngành kinh tế quốc dân của tỉnh thì đến năm 2006 đã tăng lên 17,13%;
chỉ riêng lao động đã qua đào tạo nghề năm 2001 có 32.236 lao động chiếm 4%
trên tổng số lao động trong tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh
tế, con số này năm 2007 đã tăng lên 115.526 lao động chiếm 13,1%. Tổng số
lao động trong tỉnh có chuyên môn kỹ thuật từ cao đẳng, đại học và sau đại học
tăng khá nhanh; trình độ sau đại học năm 2005 tăng gấp 3,71 lần so với 2001,
năm 2007 tăng 1,14 lần so với 2005; cao đẳng đại học năm 2005 tăng 1,88 lần
so với năm 2001 và năm 2007 tăng 1,15 lần so với năm 2005. Điều đó củng
khẳng định rằng Kiên Giang đã có sự chú ý và quan tâm đến số lượng và chất
lượng nguồn nhân lực trong những năm gần đây, bởi vì Kiên Giang có lợi thế về
tài nguyên thiên nhiên, điều kiện để phát triển nhanh ở một số lĩnh vực có ưu

thế đặc biệt so với các tỉnh trong khu vực như tiềm năng du lịch đó là danh lam
thắng cảnh Hà Tiên; du lịch sinh thái chất lượng cao ở Đảo Phú Quốc...
Về cơ cấu nguồn nhân lực:
Như trên đã phân tích về chất lượng nguồn nhân lực và cơ cấu nguồn
nhân lực cũng có sự chuyển hướng tích cực. Cơ cấu chất lượng nguồn nhân lực
theo các loại trình độ có sự chuyển đổi qua các năm, lao động có trình độ sau
đại học, đại học, cao đẳng và nghề tăng, nhưng số lao động có trình độ trung
học chuyên nghiệp giảm. Năm 2001 cứ 1000 lao động đang làm việc trong các
ngành kinh tế quốc dân có 0,1 lao động có trình độ sau đại học; 16,8 lao động
trình độ đại học, cao đẳng; 27,8 lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp
và 36,8 lao động có trình độ nghề. Con số này tương ứng của năm 2005 là: 0,36;
32,3; 25,94; 92,22. Riêng năm 2007, cứ 1.000 lao động đang làm việc trong các
ngành kinh tế quốc dân thì có 0,40 lao động có trình độ sau đại học; 36,17 lao
động có trình độ đại học cao đẳng; 28,82% lao động có trình độ trung học
chuyên nghiệp và 130,98 lao động có trình độ nghề.
Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực như trên đã góp phần quan trọng
thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển. Năm 2000 tổng số lao động đang làm việc
trong các ngành kinh tế quốc dân của tỉnh 759.469 lao động, đã tạo ra một khối
lượng tổng sản phẩm xã hội (GDP) là 6.403 tỷ đồng (theo giá cố định 1994), để
tạo ra 1 tỷ đồng GDP thì trung bình phải cần 118,6 lao động. Năm 2006 tổng số
lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân của tỉnh là 870.404
lao động, đã tạo ra một khối lượng sản phẩm là 11.915,63 tỷ đồng, để tạo 1 tỷ
đồng GDP thì trung bình chỉ cần 73,09 lao động. Năm 2007 tổng số lao động
đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân của tỉnh là 882.010 lao động, đã
tạo ra một khối lượng sản phẩm 13.488,66 tỷ đồng, để tạo ra 1 tỷ đồng GDP thì
trung bình chỉ cần 65,3 lao động. Như vậy số lao động để tạo ra 1 tỷ đồng GDP
qua các năm đều giảm, bình quân hàng năm giảm 8,86% / năm, việc phân tích
trên cho thấy năng suất lao động bình quân chung của Tỉnh tăng cao qua các
năm trên cơ sở sự tăng lên tương ứng của chất lượng nguồn nhân lực.
Về chất lượng nguồn nhân lực:

Thực trạng về nguồn nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực và phát triển
nguồn nhân lực hiện có của Tỉnh là một trong những vấn đề quan trọng nhất của
đất nước, của quá trình sản xuất, nhất là trong quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lại lao động xã hội. Phân tích
chất lượng nguồn lao động trên các mặt: trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn
kỹ thuật, thu nhập mức sống, đời sống văn hóa tinh thần, cơ cấu đội ngũ lao
động, phân bố nguồn lao động, sử dụng nguồn lao động, sử dụng nhân tài… Là
những nhân tố ảnh hưởng và đóng vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển
kinh tế xã hội.
Về đào tạo nguồn nhân lực:
Từ xưa, ông cha ta đã kết luận: tinh thông một nghề thì vẻ vang suốt đời
(nhất nghệ tinh, nhất thân vinh). Nếu giỏi một nghề, biết nhiều nghề thì vẻ vang
hơn. Muốn tinh thông giỏi nghề thì phải học, học để làm nghề, vừa làm nghề
vừa học. V.I Lênin đã từng nên cao khẩu hiệu: “Học, học nữa, học mãi” tổ chức
hợp tác phát triển kinh tế Châu Âu (OCDE) cũng nêu khái niệm về chính sách
học tập suốt đời, học tập thường xuyên, cho rằng đời người là một quá trình
không ngừng giao nhau, kết hợp giữa học tập và làm việc. Việc cải cách chế độ
giáo dục cũ thường là tách rời với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. “Nhất là
phải tổ chức đào tạo nghề có tính linh hoạt, tính thích ứng cao theo nhu cầu của
kinh tế thị trường” [30.75,77].
Liên tục trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành
nhiều nghị quyết, chỉ thị, các quyết định mang tính định hướng nhằm xác định
mục tiêu, điều kiện và giải pháp thuộc nhiều lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến
phát triển giáo dục đào tạo, đến việc chăm sóc bồi dưỡng và phát huy nhân tố
con người, phát triển con người Việt Nam toàn diện. Trong các nghị quyết đó,
Đảng ta đã khẳng định: “quan điểm lấy việc phát huy nguồn lực con người làm
yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững, tăng trưởng kinh tế gắn với
cải thiện đời sống nhân dân, phát triển văn hóa, giáo dục, thực hiện tiến bộ và
công bằng xã hội [21.196,197].
Trong những năm qua ngành giáo dục đào tạo của cả nước đang đặt ra

những thách thức gay gắt, Kiên giang cũng không phải là tỉnh ngoại lệ. Mặc dù
Kiên Giang chưa có trường đại học, nhưng Trung tâm giáo dục thường xuyên
và hiện là Cao đẳng cộng đồng đã hợp tác, liên kết với các trường đại học trong
cả nước đặc biệt là TP Hồ Chí Minh đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực có trình độ
đại học cho tỉnh đã góp phần quan trọng trong việc hoạch định chiến lược phát
triển kinh tế xã hội của Tỉnh, Tỉnh hiện có 4 trường cao đẳng và một số trường
trung cấp trong những năm qua đã cung cấp được nguồn nhân lực triển khai
thực hiện trong các ngành nghề….
Trong những năm qua mạng lưới đào tạo của tỉnh đã được mở rộng, trước
hết đó là mạng lưới các trường. Trường trung học sư phạm lên Cao đẳng sư
phạm, Trung tâm giáo dục thường xuyên lên Cao đẳng Cộng đồng, Trường
Trung học Kinh tế Kỹ thuật lên Trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật, Trường
Trung học y tế lên Trường cao đẳng y tế và bước đầu đã xây dựng được Phân
hiệu Đại học Thủy sản Nha Trang tại Kiên Giang.
Trong 5 năm 2001-2005 vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho các trường và
các trung tâm khoảng 67,105 tỷ đồng, trong đó vốn Trung Ương là 8.6 tỷ, và
vốn địa phương là 58,56 tỷ. Với số vốn đầu tư nêu trên đã tăng cường cơ sở vật
chất cho các trường tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện tốt nhiệm vụ
đào tạo của tỉnh.
Đối với mạng lưới các cơ sở dạy nghề được mỡ rộng và đa dạng, đến nay
có một trường Trung cấp nghề và 2 trung tâm dạy nghề có đủ khả năng liên kết
đào tạo nghề dài hạn, 11 trường, trung tâm, cơ sở dạy nghề ngắn hạn và 20 cơ
sở dạy nghề tư nhân, đặc biệt tỉnh đã cho phép thành lập 01 trường dạy nghề tư
thục tại huyện Phú Quốc.
Hệ thống trường lớp được mở rộng quy mô dào tạo số học sinh, sinh viên
cũng được tăng lên qua từng năm. Từ năm học 2000-2001 đến năm học 2006-
2007 toàn tỉnh có khoảng trên 34.300 học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông,

×