Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

phân tích hiệu quả sản xuất mô hình nuôi tôm sú quảng canh ở huyện thới bình tỉnh cà mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (729.39 KB, 66 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐOÀN THỊ LOAN NHI

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
MÔ HÌNH NUÔI TÔM SÚ QUẢNG CANH
Ở HUYỆN THỚI BÌNH
TỈNH CÀ MAU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số ngành: 52620115

Tháng 5 - 2015


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐOÀN THỊ LOAN NHI
MSSV: 4114638

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
MÔ HÌNH NUÔI TÔM SÚ QUẢNG CANH
Ở HUYỆN THỚI BÌNH
TỈNH CÀ MAU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số ngành: 52620115



CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
NGUYỄN VĂN NGÂN

Tháng 5 - 2015


LỜI CẢM TẠ
Sau bốn năm học tập và rèn luyện ở Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh
Doanh, dƣới giảng đƣờng Đại học, đƣợc thầy cô ở trƣờng Đại học Cần
Thơ truyền đạt kiến thức kết hợp với thời gian làm đề tài tốt nghiệp
“Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình nuôi tôm sú quảng canh ở huyện
Thới Bình, tỉnh Cà Mau”, em đã học hỏi đƣợc nhiều kinh nghiệm quý giá

và nhiều điều mới thú vị sau khi hoàn thành đề tài tốt nghiệp. Nhân
quyển luận văn này, em xin chân thành cảm ơn đến:
Em xin chân thành cảm ơn tất cả quý Thầy, Cô ở Khoa Kinh tế Quản trị Kinh Doanh, trƣờng Đại học Cần Thơ – những ngƣời sống
không mệt mỏi vì sự nghiệp giảng dạy và truyền đạt những kinh nghiệm
giảng dạy, đã truyền đạt cho em nhiều kiến thức bổ ích trong suốt bốn
năm qua; đặc biệt là thầy Nguyễn Văn Ngân đã trực tiếp hƣớng dẫn, tận
tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận
văn. Đặc biệt, những góp ý của thầy đã giúp cho em có những chỉnh sửa
phù hợp để giúp em hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp của mình.
Con xin chân thành cảm ơn và vô cùng biết ơn cha, mẹ, cô chú, cậu
mợ, anh chị em và tất cả bạn bè đã động viên, giúp đỡ về mặt tinh thần
lẫn vật chất để có đủ điều kiện hoàn thành đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn các cô chú, các anh chị Phòng Nông
nghiệp & Phát triển Nông Thôn huyện Thới Bình – Cà Mau, đặc biệt là
cậu Thuấn, anh Lƣu đã tận tình hƣớng dẫn, cung cấp các tài liệu, số liệu
cần thiết cho bài luận văn tốt nghiệp; đồng thời, xin chân thành cảm ơn

các cô chú, các anh tại các xã, các ấp đã tạo điều kiện thuận lợi cho em
thực hiện luận văn này.
Tuy đã cố gắng hết sức trong việc thu thập số liệu, xử lý, phân tích
số liệu cho việc nghiên cứu đề tài. Song, với kiến thức và thực tiễn còn
hạn chế nên không tránh khỏi đƣợc những sai sót. Do đó, em rất mong
nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của quý Thầy (Cô) để bài viết đƣợc hoàn
chỉnh hơn.
Cuối cùng, em kính chúc quý Thầy, Cô Khoa Kinh Tế & Quản Trị
Kinh Doanh cùng quý cô chú, anh chị tại Phòng Nông nghiệp & Phát
triển Nông Thôn huyện Thới Bình – Cà Mau và các cô, chú, các anh tại

i


các xã, ấp đƣợc dồi dào sức khỏe, công tác tốt, luôn vui vẻ trong cuộc
sống và thành công trong công việc.
Em xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày 13 tháng 05 năm 2015
Ngƣời thực hiện

Đoàn Thị Loan Nhi

ii


TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày 13 tháng 05 năm 2015

Ngƣời thực hiện

Đoàn Thị Loan Nhi

iii


MỤC LỤC
Trang
Chƣơng 1: MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu .................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung .......................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 2
1.4.1 Phạm vi về không gian .............................................................................. 2
1.4.2 Phạm vi về thời gian .................................................................................. 2
1.4.3 Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................ 3
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 4
2.1 Cơ sở lý luận ................................................................................................. 4
2.1.1 Một số khái niệm về sản xuất .................................................................... 4
2.1.2 Khái niệm về nông hộ ................................................................................ 5
2.1.3 Một số mô hình nuôi tôm phổ biến hiện nay ............................................. 6
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 6
2.2.1 Phƣơng pháp chọn vùng nghiên cứu ......................................................... 6
2.2.2 Phƣơng pháp thu thập số liệu..................................................................... 6
2.2.3 Phƣơng pháp phân tích số liệu ................................................................... 6
2.3 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ..................... 8
Chƣơng 3: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI

TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI TÔM SÚ Ở HUYỆN THỚI
BÌNH, TỈNH CÀ MAU .................................................................................... 12
3.1 Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội huyên Thới Bình, tỉnh Cà
Mau ................................................................................................................... 12
3.1.1 Điều kiện tự nhiên.................................................................................... 12
3.1.2 Tình hình kinh tế-xã hội ở huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau ..................... 14

iv


3.2 Thực trạng sản xuất của huyện Thới Bình – tỉnh Cà Mau .......................... 15
3.3 Phân tích thực trạng nuôi tôm sú của nông hộ ở huyện Thới Bình, tỉnh Cà
Mau ................................................................................................................... 18
3.3.1 Đặc điểm sinh học của tôm sú ................................................................. 18
3.3.2 Thực trạng nuôi tôm sú quảng canh của nông hộ ở huyện Thới Bình tỉnh
Cà Mau ............................................................................................................. 20
3.3.3 Thông tin về nông hộ nuôi tôm .............................................................. 21
3.3.4 Lý do chọn mô hình nuôi tôm và đơn vị thu mua tôm sú quảng canh .... 23
3.3.5 Đặc điểm về trình độ học vấn, nơi cung cấp con giống, loại tôm giống,
tập huấn của nông hộ nuôi tôm ......................................................................... 24
3.3.6 Số con tôm bình quân trên 1000m2.......................................................... 27
3.3.7 Vốn sản xuất ............................................................................................ 28
Chƣơng 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT TÔM SÚ CỦA HUYỆN
THỚI BÌNH, TỈNH CÀ MAU .......................................................................... 29
4.1 Phân tích chi phí của mô hình nuôi tôm sú tại huyện Thới Bình, tỉnh Cà
Mau ................................................................................................................... 29
4.2 Phân tích doanh thu và lợi nhuận của mô hình nuôi tôm sú quảng canh tại
huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau ........................................................................ 31
4.2.1 Năng suất và sản lƣợng của mô hình nuôi tôm sú quảng canh tại huyện
Thới Bình, tỉnh Cà Mau .................................................................................... 31

4.2.2 Giá bán tôm sau khi thu hoạch ................................................................ 32
4.2.3 Phân tích các chỉ tiêu tài chính của nông hộ nuôi tôm sú quảng canh tại
huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau ......................................................................... 34
4.3 Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất của mô hình nuôi tôm sú
quảng canh của huyện Thới Bình – tỉnh Cà Mau ............................................. 35
Chƣơng 5: THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ SẢN XUẤT NGHỀ NUÔI TÔM SÚ CỦA NÔNG HỘ TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN THỚI BÌNH, TỈNH CÀ MAU ......................................... 39
5.1 Thuận lợi và khó khăn của nông hộ khi thực hiện mô hình nuôi tôm sú
quảng canh tại huyện Thới Bình, Cà mau ........................................................ 39
5.1.1 Thuận lợi .................................................................................................. 39
5.1.2 Khó khăn .................................................................................................. 40

v


5.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nghề nuôi tôm sú
quảng canh của nông hộ tại huyện Thới Bình .................................................. 41
Chƣơng 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 43
6.1 Kết luận ....................................................................................................... 43
6.2 Kiến nghị..................................................................................................... 44
6.2.1 Đối với nông hộ nuôi tôm sú quảng canh ................................................ 44
6.2.2 Đối với chính quyền địa phƣơng của huyện ............................................ 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 45

vi


DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất của huyện Thới Bình năm 2013 – 2014 ....... 13
Bảng 3.2: Sản lƣợng tôm và sản lƣợng khác ở huyện Thới Bình – Tỉnh Cà
Mau từ năm 2013–2014 .................................................................................. .15
Bảng 3.3 Diện tích, năng suất, sản lƣợng tôm sú quảng canh ở huyện Thới
Bình, Cà mau từ năm 2012 -2014 .................................................................... 20
Bảng 3.4 Thông tin về nông hộ nuôi tôm ........................................................ 21
Bảng 3.5 Nguyên nhân chọn mua và các đơn vị thu mua tôm sú ..................... 23
Bảng 3.6 Một số đặc điểm của chủ hộ ở huyện Thới Bình – Cà Mau.............. 24
Bảng 4.1 Bảng tổng hợp chi phí trung bình/1000m2/vụ ................................... 29
Bảng 4.2 Diện tích, sản lƣợng, năng suất trong một vụ của hộ nông dân huyện
Thới Bình – Cà Mau năm 2015 ........................................................................ 32
Bảng 4.3 Trọng lƣợng và giá bán tôm sú quảng canh ở huyện Thới Bình Cà
Mau năm 2015 ................................................................................................. 33
Bảng 4.4 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất tôm sú quảng canh của huyện
Thới Bình – Cà Mau năm 2015 ........................................................................ 34
Bảng 4.5 Kết quả hồi quy các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất mô hình nuôi
quảng canh của nông hộ tại huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau ............................ 36

vii


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1: Bản đồ vị trí hành chính huyện Thới Bình ....................................... 13

viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL: Đồng Bằng song Cửu Long

NN&PTNT: Nông nghiệp & Phát triển Nông Thôn
NHNN & PTNT: Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông Thôn
OLS (Ordinary least square): Phƣơng pháp bình phƣơng bé nhất
Stt: Số thứ tự
Đvt: Đơn vị tính
VASEP (Vietnam Asociation of Seafood Exporters and Producers): Hiệp Hội
Chế Biến và Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam

ix


x


CHƢƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Ngày nay, sự phát triển của nông, lâm nghiệp và thủy sản ngày càng
đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân ở nƣớc ta, đặc biệt là
ngành thủy sản. Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, tổng sản lƣợng thủy sản
3 tháng đầu năm 2015 ƣớc đạt 1,223 triệu tấn, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm
trƣớc. Trong đó, tôm đạt 124,5 nghìn tấn, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2014.
Bên cạnh đó, số liệu mới nhất từ Bộ Nông Nghiệp – Phát Triển Nông Thôn
cho biết, giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 3 năm 2015 đạt 1,27 triệu USD, giảm
20,6 so với cùng kỳ năm 2014. Mặc dù vậy, trong thời gian gần đây, thành tựu
đáng chú ý trong phát triển thủy sản là giá trị xuất nhập khẩu thủy sản Việt
Nam đang đứng thứ 4 trong top 10 nƣớc có sản lƣợng thủy sản hàng đầu thế
giới. Nhƣ vậy, thủy sản nƣớc ta ngày càng có nhiều tiềm năng phát triển
không chỉ đáp ứng cho nhu cầu trong nƣớc mà còn đáp ứng cho nhu cầu xuất
khẩu nƣớc ngoài.

Cà Mau là một trong những tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long
(ĐBSSL) cung cấp một lƣợng lớn tôm giống cho thị trƣờng. Đặc biệt là ở
huyện Thới Bình, với nghề nuôi tôm sú theo hình thức quảng canh đã trở
thành thế mạnh cho ngƣời dân nơi đây. Lợi ích kinh tế đem lại từ việc nuôi
tôm sú là rất lớn song ngƣời dân vẫn phải đối mặt với một số những khó khăn
nhƣ giá cả đầu ra không ổn định, việc tiêu thụ sản phẩm còn phụ thuộc chủ
yếu vào ngƣời mua, do đó tình trạng đƣợc mùa rớt giá vẫn cứ tiếp tục xảy ra
liên tục. Ngoài ra, vào những năm gần đây, bên cạnh sự phát triển của tôm sú
nhiều bà con ở một số huyện của tỉnh Cà Mau và một số nơi khác nhƣ Bạc
Liêu, Trà Vinh, Kiên Giang…đã ồ ạt chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng. Đó
là loài tôm ngoại nhập vào Việt Nam vào khoảng năm 2000, nhƣng mãi đến
ngày 25/01/2008, Bộ NN&PTNN mới ban hành chỉ thị số 228/CT-BNNNTTS về việc phát triển tôm thẻ chân trắng ở phía Nam. Có thể nói, đây sẽ là
cơ hội cho giá tôm sú tăng lên trong thời gian sắp tới. Bên cạnh đó, việc nhập
giống, sản xuất cũng ảnh hƣởng một phần không nhỏ đến sự phát triển của
tôm sú nhƣ về chất lƣợng con giống hay cách thức nuôi tôm nhƣ thế nào mới
đem lại hiệu quả cao nhất vẫn chƣa ngƣời dân quan tâm thực hiện một cách
nghiêm túc. Nghiên cứu về “Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình nuôi tôm
sú quảng canh ở huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau” nhằm giúp cho các nông
hộ đánh giá một cách tổng quan về thực trạng và hoạt động sản xuất giống tôm
sú. Từ đó, đƣa ra một số giải pháp phù hợp với tình hình hiện tại.

1


1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đề tài phân tích hiệu quả sản xuất mô hình nuôi tôm sú quảng canh ở
huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau làm cơ sở đề xuất một số giải pháp góp phần
phát triển nghề nuôi tôm. Đồng thời, góp phần nâng cao hiệu quả nuôi tôm sú
ở huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau đem lại cuộc sống ổn định cho ngƣời dân nơi

đây.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tình hình sản xuất nuôi tôm sú quảng canh ở huyện Thới
Bình, tỉnh Cà Mau.
- Phân tích các chỉ tiêu tài chính của mô hình nuôi tôm sú quảng canh
trên địa bàn huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau.
- Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất của mô hình nuôi tôm sú
quảng canh trên địa bàn huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau.
- Từ đó, đƣa ra những phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm góp phần tăng
hiệu quả nuôi tôm của huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau.
1.2 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Câu hỏi nghiên cứu đƣợc đặt ra là:
- Tình hình hoạt động sản xuất nuôi tôm sú quảng canh của huyện Thới
Bình, tỉnh Cà Mau trong những năm vừa qua nhƣ thế nào?
- Các yếu tố nào ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất tôm sú quảng canh
của huyện?
- Những khó khăn nào ảnh hƣởng đến quá trình sản xuất tôm sú của nông
hộ ở huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau?
- Giải pháp nào để nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững nghề nuôi
tôm sú?
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi về không gian
Đề tài đƣợc tập trung nghiên cứu tại huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau.
1.4.2 Phạm vi về thời gian
- Những thông tin về số liệu thứ cấp đƣợc lấy từ các báo cáo, tài liệu của
phòng NN & PTNT huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau năm 2012, năm 2013 và
năm 2014.
2



- Những thông tin về số liệu sơ cấp đƣợc sử dụng trong luận văn dựa trên
bảng câu hỏi phỏng vấn thực tế của các nông dân sản xuất tôm sú ở huyện
Thới Bình, tỉnh Cà Mau.
1.4.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Do thời gian và nguồn nhân lực có giới hạn nên đề tài chỉ tập trung
nghiên cứu hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi tôm sú quảng canh của huyện
Thới Bình, tỉnh Cà Mau.

3


CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm về sản xuất
Sản xuất là hoạt động tạo ra sản phẩm của các doanh nghiệp nhằm đáp
ứng nhu cầu của ngƣời tiêu dùng. Nói cách khác, sản xuất là quá trình chuyển
hóa các yếu tố đầu vào thành các yếu tố đầu ra (hay là sản phẩm) nhằm đáp
ứng ngƣời tiêu dùng. Thực tế cho thấy cách thức sản xuất đối với các sẩn
phẩm khác nhau là không giống nhau. Tuy nhiên, để sản xuất một loại sản
phẩm nào đó thì cần có yếu tố sản xuất (Lê Khƣơng Ninh, 2008).
Yếu tố sản xuất (còn gọi là yếu tố đầu vào) là các loại hàng hóa đƣợc
dùng để sản xuất ra hàng hóa khác. Yếu tố sản xuất bao gồm đất đai, nhà
xƣởng, máy móc, nguyên liệu, nhiên liệu, lao động…Sản phẩm là yếu tố đầu
ra của quá trình sản xuất. Yếu tố đầu ra đƣợc đo lƣờng bởi sản lƣợng. Sản
phẩm bán ra trên thị trƣờng gọi là hàng hóa (Lê Khƣơng Ninh, 2008).
Sản xuất là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào (inputs) và quy trình
biến đổi để tạo ra một sản phẩm hay dịch vụ nào đó (outputs) (Đinh Phi Hổ,
2013).
Theo Nguyễn Thế Nhã và Vũ Đình Thắng (2002) để tạo ra nông sản

phẩm, cần có sự phối hợp giữa các yếu tố đầu vào và hiệu quả của nó tùy
thuộc vào trình độ phối hợp hợp lý giữa các yếu tố đầu vào của quá trình sản
xuất. Có thể biểu hiện mối quan hệ đó theo hàm sản xuất nhƣ sau:
Q=f (X1, X2, X3,..., Xn)
Trong đó:
Q: Số lƣợng một sản phẩm đƣợc sản xuất ra.
X1, X2, X3,..., Xn: Lƣợng một số yếu tố đầu vào đƣợc sử dụng trong quá
trình sản xuất ra nông sản phẩm. Chẳng hạn: X1 là lƣợng phân bón, X2 là
lƣợng hạt giống,…
Hàm sản xuất này cho chúng ta một khái niệm có tính chất thuần túy vật
chất, nhằm mô tả lƣợng đầu ra tối đa về vật chất với việc sử dụng một hoặc
một số yếu tố đầu vào nhất định về vật chất. Ở đây sẽ xem xét mối quan hệ
giữa các yếu tố sản xuất với lƣợng nông sản phẩm sản xuất ra và quan hệ giữa
các yếu tố vật chất trong quá trình sản xuất ra sản phẩm.

4


2.1.2 Khái niệm về nông hộ
- Nông hộ: là một hình thức tổ chức kinh tế cơ sở, là một đơn vị hoạt
động của nền kinh tế xã hội, sử dụng các nguồn lực nông hộ để tiến hành các
hoạt động sản xuất có hiệu quả kinh tế, phù hợp với điều kiện xã hội và không
tác động đến sinh thái và môi trƣờng.
- Theo Trần Quốc Khánh (2005), hộ nông dân là hình thức tổ chức sản
xuất kinh doanh trong nông, lâm, ngƣ nghiệp bao gồm những ngƣời có cùng
huyết tộc hoặc quan hệ quyết tộc sống chung một mái nhà, có chung một
nguồn thu nhập, tiến hành các hoạt động sản xuất nông nghiệp với mục đích
chủ yếu phục vụ cho nhu cầu các thành viên trong hộ.
2.1.3. Một số mô hình nuôi tôm phổ biến hiện nay
- Nuôi quảng canh: là hình thức nuôi với mật độ thả giống thấp từ 1-2

con/m2 không sử dụng thức ăn nhân tạo thƣờng nuôi xen ghép với các đối
tƣợng tôm cá tự nhiên. Năng suất thấp nhƣng sản phẩm đạt yêu cầu về an toàn
thực phẩm.
- Nuôi quảng canh cải tiến: Đây là hình thức nuôi tôm truyền thống, với
mật độ thả giống thấp, từ 4 - 6 con/m2. Tôm giống có thể là tôm nhân tạo hay
tôm tự nhiên kết hợp với các loài thủy sản khác nhƣ cá, cua …tôm sinh sống
chủ yếu bằng nguồn thức ăn tự nhiên, đƣợc bổ sung thức ăn tƣơi hay thức ăn
công nghiệp nhƣng không thƣờng xuyên. Tôm đƣợc nuôi trong diện tích lớn,
nuôi kết hợp tôm – lúa hay tôm rừng, năng suất không cao, nhƣng hiệu quả, ít
rủi ro do chi phí đầu tƣ thấp.
- Nuôi thâm canh (hay nuôi công nghiệp): là hình thức nuôi hoàn toàn
bằng con giống nhân tạo và thức ăn công nghiệp, cơ sở hạ tầng (hệ thống ao
đầm, thủy lợi, giao thông, điện, nƣớc, trang thiết bị…) đầu tƣ đầy đủ, có thể
chủ động với các yếu tố môi trƣờng nƣớc ao nuôi.
- Nuôi bán thâm canh (hay nuôi bán công nghiệp): là hình thức nuôi bằng
con giống nhân tạo và thức ăn công nghiệp là chủ yếu, đồng thời kết hợp sử
dụng một phần thức ăn tự nhiên có trong ao nuôi. Hệ thống ao nuôi đƣợc đầu
tƣ nhiều hơn nhƣ điện, thủy lợi…hệ thống thoát hơi nƣớc chủ động, có hệ
thống xử lý và kiểm soát môi trƣờng nhƣ hệ thống máy bơm, máy sục khí.
Diện tích ao từ 0,5 - 5 ha, độ sâu mực nƣớc từ 1,2 - 1,5m. Mật độ thả từ
10 - 20 con/m2 và năng suất đạt từ 1,5 - 2 tấn/ha/vụ.

5


2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phƣơng pháp chọn địa bàn nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu của đề tài là huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau. Lý do
huyện này đƣợc chọn vì nơi đây tập trung nhiều hộ nông dân nuôi tôm và là
huyện có diện tích sản xuất theo mô hình quảng canh lớn nhất tỉnh Cà Mau.

Hơn nữa, các nông hộ ở địa phƣơng này có truyền thống nuôi tôm sú lâu đời
nên sẽ thuận tiện trong việc phỏng vấn cũng nhƣ nghiên cứu. Thông qua sự
giới thiệu của Phòng Nông nghiệp huyện Thới Bình đề tài chọn ra xã Thới
Bình và xã Hồ Thị Kỷ là 2 xã có diện tích nuôi tôm sú quảng canh cao nhất
huyện để thực hiện nghiên cứu. Vì thế, việc thu thập số liệu sơ cấp sẽ đƣợc
thực hiện trên 2 xã này.
2.2.2 Phƣơng pháp thu thập số liệu
2.2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ các nghiên cứu có liên quan, các báo cáo
của Tổng cục thống kê, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, sách báo và
các website có liên quan đến nội dung nghiên cứu.
2.2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Do hạn chế về thời gian, nguồn lực và tài chính nên đề tài sử dụng
phƣơng pháp chọn mẫu thuận tiện thông qua việc điều tra phỏng vấn trực tiếp
60 hộ đang tham gia hoạt động sản xuất tôm sú quảng canh huyện Thới Bình,
tỉnh Cà Mau. Trong đó 20 hộ sản xuất tôm sú quảng canh ở xã Hồ Thị Kỷ và
40 hộ sản xuất tôm sú quảng canh trên địa bàn xã Thới Bình tỉnh Cà Mau.
2.3.3 Phƣơng pháp phân tích số liệu
Sau khi thu thập số liệu sơ cấp thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn trực
tiếp từ nông hộ, tác giả tiến hành tổng hợp, xử lý mã hóa số liệu dựa trên các
công cụ nhƣ Excel và SPSS, STATA. Các phƣơng pháp phân tích số liệu đƣợc
sử dụng trong bài nghiên cứu này gồm:
- Tác giả sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả với các chỉ tiêu nhƣ số
trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất để đánh giá thực trạng sản xuất
nuôi tôm sú của nông hộ ở huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau.
- Phƣơng pháp thống kê mô tả là tổng hợp các phƣơng pháp đo lƣờng mô
tả và trình bày số liệu ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế bằng cách rút ra kết luận
dựa trên số liệu và thông tin thu thập đƣợc.
- Phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng để so sánh tình hình sản xuất giữa
năm trƣớc và năm sau. Từ đó, nhằm đánh giá tình hình sản xuất tôm sú của

6


nông hộ qua các năm có tăng lên hay không? phƣơng pháp dùng trong phân
tích hoạt động kinh tế, phƣơng pháp này đòi hỏi các chỉ tiêu phải có điều kiện
có tính so sánh đƣợc để xem xét, đánh giá, rút ra kết luận về các hiện tƣợng,
quá trình kinh tế.
- So sánh số tƣơng đối: Lấy giá trị tƣơng đối của năm sau trừ giá trị
tƣơng đối của năm trƣớc. Mục đích của phƣơng pháp này là so sánh hai chi
tiêu cùng loại hay khác nhau nhƣng có liên hệ nhau để đánh giá sự tăng lên
hay giảm xuống của một chỉ tiêu nào đó qua thời gian. So sánh tốc độ tăng
trƣởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trƣởng giữa các chỉ
tiêu. Từ đó đƣa ra nguyên nhân và cách khắc phục. Thể hiện qua công thức:
y 

y1  y 0
* 100 %
y0

Trong đó:
y0: chỉ tiêu năm trƣớc
y1: chỉ tiêu năm sau
Δy: biểu hiện tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu kinh tế
- So sánh số tuyệt đối: Số tuyệt đối là biểu hiện quy mô, khối lƣợng, giá
trị của một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian, địa điểm cụ thể. Có hai loại
số tuyệt đối là số tuyệt đối thời kỳ và số tuyệt đối thời điểm. Điều kiện số
tuyệt đối có thể so sánh đƣợc với nhau là các số tuyệt đối phải cùng đơn vị
tính, cùng một phƣơng pháp tính toán, cùng nội dung phản ánh và cùng một
khoảng thời gian nhất định. Phƣơng pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm
tính với số liệu năm trƣớc của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra

nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc
phục. Đƣợc tính bằng công thức:
Δy = y1 – y0
Trong đó, Δy: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế
y0: chỉ tiêu năm trƣớc
y1: chỉ tiêu năm sau
- Sử dụng phƣơng pháp thống kê, các tỷ số tài chính để phân tích hiệu
quả sản xuất của nông hộ nuôi tôm tại huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau. Các chi
phí tài chính đƣợc sử dụng để phân tích hiệu quả về mặt tài chính nhƣ chi phí,
doanh thu, lợi nhuận, lợi nhuận/chi phí, lợi nhuận/doanh thu và doanh thu/chi
phí.
7


- Sử dụng phƣơng pháp phân tích hồi quy tuyến tính để phân tích để xác
định các nhân tố có ảnh hƣởng đến năng suất nuôi tôm của các nông hộ.
- Mục đích của việc thiết lập mô hình hàm hồi quy là tìm ra các nhân tố
ảnh hƣởng đến chỉ tiêu nào đó, xác định các nhân tố nào ảnh hƣởng tốt để phát
huy và nhân tố ảnh hƣởng xấu để khắc phục.
Hàm Cobb-Douglas mở rộng có dạng nhƣ sau:
LnY=β0 + β1lnX1 + β2lnX2 + β3X3 + β4lnX4+ β5lnX5+ β6lnX6 + ei (*)
Trong đó:
Y: là năng suất (kg/1000m2) tôm sú nông hộ đạt đƣợc trên vụ (tháng).
β0: là hằng số.
βi (i=1,...,6): là hệ số hồi quy
X1: Trình độ học vấn (Số năm đi học).
X2: Kinh nghiệm nuôi tôm (năm).
X3: Biến giả chỉ việc tham gia tập huấn kỹ thuật của nông hộ ở địa bàn
nghiên cứu (biến này là 1 nếu có tập huấn và bằng 0 nếu không tập huấn).
X4: Mật độ nuôi (con/1000m2).

X5: Diện tích nuôi tôm (1000m2).
X6: Số lao động gia đình (ngƣời).
Bảng 2.1: MÔ TẢ BIẾN MÔ HÌNH ẢNH HƢỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT
Biến

Đơn vị tính

Dấu kỳ vọng

Trình độ học vấn
Kinh nghiệm nuôi
Tập huấn
Mật độ nuôi
Diện tích nuôi
Số lao động gia đình

Năm
Số năm nuôi
1= tập huấn, 0 = không tập huấn
Con/1000m2
1000m2
Ngƣời

+
+
+
+
+

Giải thích dấu kỳ vọng: Biến phụ thuộc năng suất mang dấu dƣơng (+),

nếu các biến độc lập cùng mang dấu dƣơng (+) thì biến động cùng chiều với
năng suất, có nghĩa là các biến độc lập tăng thì năng suất sẽ tăng, ngƣợc lại,
các biến độc lập mang dấu âm thì năng suất mang dấu âm. Các biến đƣợc giải
thích nhƣ sau:
- Trình độ học vấn đƣợc dự đoán là biến động thuận chiều với năng suất.
Có nghĩa là khi có trình độ học vấn của nông hộ tăng lên, cho thấy các nông
8


hộ có nhận thức cao hơn và học hỏi kinh nghiệm nuôi nhiều hơn, hay nắm bắt
đƣợc kỹ thuật nuôi nhanh hơn. Từ đó, có thể áp dụng vào việc nuôi tôm sú
quảng canh có hiệu quả hơn, nhƣ vậy thì năng suất của nông hộ này sẽ cao
hơn những nông hộ có trình độ học vấn thấp.
- Kinh nghiệm nuôi đƣợc dự đoán là biến động cùng chiều với năng suất.
Kinh nghiệm là một trong những yếu tố rất quan trọng và không thể thiếu để
góp phần tăng hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh ở tất cả các
ngành nghề. Trong quá trình nuôi tôm sú, nếu ngƣời dân có nhiều kinh nghiệm
họ có thể biết đƣợc một số những yếu tố quan trọng góp phần giảm số lƣợng
tôm chết sớm có nghĩa la làm tăng tỉ lệ sống sót của tôm nuôi, biết đƣợc loại
giống tôm nào tốt và không nhiễm bệnh, cũng nhƣ thời gian nào thả tôm đạt
hiệu quả nhất. Nhƣ vậy, những yếu tố đó đƣợc áp dụng một cách hợp lý cũng
góp phần làm tăng năng suất trong quá trình nuôi tôm.
- Tập huấn cũng giống nhƣ trình độ văn hóa, kinh nghiệm nuôi, tập huấn
đƣợc dự đoán là biến đổi cùng chiều với năng suất. Trong quá trình nuôi tôm
không phải lúc nào cũng gặp những điều kiện thuận lợi, có lúc cũng phải
đƣơng đầu với một số khó khăn về tình hình dịch bệnh, làm thế nào để cho
tôm mau lớn. Do đó, vấn đề đặt ra là ngƣời nuôi tôm cần phải tìm hiểu, học
hỏi những kinh nghiệm từ những ngƣời đi trƣớc để đạt đƣợc lợi nhuận cao.
Hiện nay, ở huyện Thới Bình có những kỹ sƣ của Trung tâm khuyến nông,
công ty thức ăn thủy sản đƣợc cử xuống trực tiếp xuống huyện để mở các lớp

giảng dạy nông dân về kỹ thuật nuôi tôm, giúp cho nông dân có kinh nghiệm
nuôi tôm tốt, cũng nhƣ kỹ thuật nuôi tôm cao hơn góp phần tăng năng suất cho
nông hộ, đồng thời cũng giúp cho nông dân huyện nhà có cuộc sống thoải mái
hơn và phát triển hơn.
- Mật độ nuôi đƣợc dự đoán là biến động thuận chiều với năng suất. Có
nghĩa là khi mật độ nuôi tôm sú càng cao thì sản lƣợng tôm thu hoạch sẽ càng
cao. Tuy nhiên, ngƣời dân cũng cần phải cân nhắc thả tôm giống với mật độ
thích hợp, vì với lƣợng tôm vừa phải sẽ làm cho tôm nhanh phát triển do môi
trƣờng sống tốt và một phần nào đó giảm dịch bệnh cho tôm giúp tôm khỏe
mạnh lớn nhanh, từ đó giúp cho các hộ dân rút ngắn thời gian nuôi đồng thời
làm tăng năng suất nuôi tôm. Vì thế, mật độ thả giống ảnh hƣởng trực tiếp đến
năng suất nuôi tôm.
- Diện tích nuôi đƣợc dự đoán là biến động cùng chiều với năng suất. Có
nghĩa là, khi diện tích nuôi tôm tăng, các hộ nông dân có thể mở rộng mô hình
nuôi, nó cũng đồng nghĩa với việc tăng cƣờng thả giống trên diện tích rộng
lớn, giúp tôm có đủ thức ăn tự nhiên, đủ diện tích để tôm di chuyển, trú ẩn.

9


Ngoài ra, các hộ dân có thể chia ra nhiều khu vực để vèo tôm, giúp tôm dễ
thích nghi tốt hơn với môi trƣờng nuôi trƣớc khi quyết định thả tôm lan rộng
ra toàn bộ vuông nuôi. Với môi trƣờng sống tốt nhƣ vậy thì việc tôm sú cho
năng suất cao là điều rất có thể xảy ra.
- Số lao động gia đình là biến định lƣợng chỉ số lao động gia đình tham
gia sản xuất tôm trong một vụ, việc tận dụng lao động gia đình có thể làm
giảm chi phí thuê mƣớn lao động trong các khâu nhƣ bón phân, xử lý vuông
nuôi, làm cỏ trên đất nuôi tôm góp phần tăng lợi nhuận của nông hộ. Vì vậy,
hệ số của biến này có kỳ vọng ảnh hƣởng tích cực đến lợi nhuận của nông hộ.
Phƣơng trình (*) đƣợc ƣớc lƣợng bằng phƣơng pháp bình phƣơng bé

nhất (OLS). Hơn nữa, phƣơng trình này sẽ đƣợc kiểm định các giả thuyết liên
quan đến thuộc tính của chúng nhƣ: phƣơng sai sai số thay đổi, đa cộng tuyến.
2.3 CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH
 Các chỉ số kinh tế
Tổng chi phí (TCP) là tất cả các khoản đầu tƣ mà nông hộ bỏ ra trong
quá trình sản xuất và thu hoạch bao gồm chi phí lao động, chi phí vật chất và
chi phí khác.
TCP = chi phí vật chất + chi phí lao động + chi phí khác

Trong đó:
Chi phí lao động bao gồm: chi phí lao động gia đình và chi phí lao động
thuê.
+ Chi phí lao động gia đình là công lao động gia đình tham gia vào quá
trình sản xuất. Chi phí lao động gia đình đƣợc tính bằng đơn vị ngày công
(Mỗi ngày công đƣợc tính bằng 8 giờ lao động và tiền công đƣợc tính bằng giá
mà mỗi hộ bỏ ra thuê lao động).
+ Chi phí vật chất bao gồm: chi phí con giống, thuốc cá, vôi, nhiên liệu
và chi phí khác.
Tổng doanh thu (TDT) là toàn bộ số tiền mà ngƣời sản xuất thu đƣợc từ
việc bán sản phẩm.
TDT= sản lƣợng * đơn giá
Lợi nhuận (LN) là phần giá trị còn lại của tổng doanh thu sau khi trừ đi
chi phí.
10


LN = TDT - TCP
Thu nhập (TN) là phần lợi nhuận thu đƣợc cộng với chi phí lao động gia
đình đã bỏ ra.

TN = lợi nhuận + chi phí lao động gia đình
 Các chỉ số tài chính
Lợi nhuận trên chi phí (LN/CP): Chỉ tiêu đƣợc tính bằng cách lấy tổng
lợi nhuận chia cho tổng chi phí. Chỉ tiêu này thể hiện một đồng chi phí đầu tƣ
vào quá trình sản xuất thì sẽ đem lại cho nông hộ bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Lợi nhuận trên doanh thu (LN/DT): chỉ tiêu đƣợc tính đƣợc bằng cách
lấy tổng lợi nhuận chia cho tổng doanh thu. Chỉ tiêu này thể hiện mỗi đồng
doanh thu thu đƣợc thì đem lại cho nông hộ bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Doanh thu trên chi phí (DT/CP): tỷ số này phản ánh một đồng chi phí để
đầu tƣ thì thu đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu.
Thu nhập trên chi phí (TN/CP): tỷ số này phản ánh một đồng chi phí đầu
tƣ thì ngƣời sản xuất thu đƣợc bao nhiêu đồng thu nhập.

11


CHƢƠNG 3
TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI
TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI TÔM SÚ
Ở HUYỆN THỚI BÌNH, TỈNH CÀ MAU
3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN THỚI
BÌNH –CÀ MAU
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý

Hình 3.1: Bản đồ vị trí hành chính huyện Thới Bình
(Nguồn:www.camau.gov.vn)

Huyện Thới Bình là huyện thuộc tỉnh Cà Mau, huyện có hệ thống giao
thông không ngừng đƣợc phát triển và mở rộng theo chuẩn nông thôn mới.

Đây sẽ là điều kiện thuận lợi để huyện sớm hoàn thành mục tiêu xây dựng
huyện thành điểm nông thôn mới của tỉnh Cà Mau vào năm 2015.
- Phía Đông giáp tỉnh Bạc Liêu.
- Phía Tây giáp huyện U Minh.
- Phía Nam giáp thành phố Cà Mau và huyện Trần Văn Thời.
- Phía bắc giáp tỉnh Kiên Giang.

12


3.1.1.2 Thổ nhưỡng
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất của huyện Thới Bình năm 2013 – 2014 (ha)
Khoản mục

2013

2014

Chênh lệch 2014/2013 (%)

Đất nông nghiệp và
nuôi trồng thủy sản
Đất phi nông nghiệp

58.581

58.547

-0,05


5.416

5.450

0,63

Tổng

63.997

63.997

Nguồn: Phòng NN & PTNN huyện Thới Bình – Cà Mau, 2014

Toàn huyện có địa hình là đồng bằng, có độ cao trung bình từ 0,4m đến
0,8m so với mặt nƣớc biển. Tầng địa chất tƣơng đối đồng nhất, cấp tải trọng
yếu. Đất đƣợc chia thành 2 nhóm đất chính: nhóm đất mặn ít chiếm 27% và
nhóm đất phèn chiếm 73%.
Tổng diện tích đất năm 2014 của huyện Thới Bình là 63.997 ha. Trong
đó, đất dùng cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản là 58.547 ha
(chiếm 91,48%), đất phi nông nghiệp là 5.450 ha (chiếm 8,52%).
Diện tích đất năm 2014 so với năm 2013 có sự thay đổi ở đất nông
nghiệp và nuôi trồng thủy sản giảm xuống, trong khi diện tích đất phi nông
nghiệp tăng lên. Diện tích đất năm 2014 giảm 34 so với năm 2013. Thay vào
đó, diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên 34 ha do đất nông nghiệp chuẩn
sang.
Từ đó, cho ta thấy đất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản ngày càng
giảm dần diện tích thay vào đó là đất phi nông nghiệp, do quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nên làm đất nông nghiệp phần nào chịu thiệt.
3.1.1.3 Khí hậu – Thời tiết

Thới Bình nằm trong vùng mang đặc trƣng của khí hậu nhiệt đới gió mùa
cận xích đạo thuận lợi cho cây trồng vật nuôi phát triển.
Hàng năm có mùa khô và mùa mƣa rõ rệt, mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng
11(trung bình chiếm 90% lƣợng mƣa hàng năm), mùa khô từ tháng 12 đến
tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ trung bình hàng năm 26,50C, ít khi bị bão lũ. Lƣợng mƣa trung
bình trong năm là 2.390mm. Tuy nhiên, hệ thống sông ngòi của huyện chịu
ảnh hƣởng của chế độ thủy triều biển tây, biên độ triều ít biến động.
Vấn đề hệ thống thủy lợi, thủy nông tƣơng đối hoàn chỉnh. Nhƣng có thể
nói nguồn nƣớc vẫn là một trong những bất lợi cho ngƣời dân của huyện trong
13


×