Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

bước đầu theo dõi khả năng sản xuất và chất lượng sữa của bò tại hợp tác xã bò sữa long hóa và evergrowth

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (951.89 KB, 51 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

LÊ VĂN PHONG

BƢỚC ĐẦU THEO DÕI KHẢ NĂNG SẢN
XUẤT VÀ CHẤT LƢỢNG SỮA CỦA BÕ
TẠI HỢP TÁC XÃ BÕ SỮA LONG HÕA
VÀ EVERGROWTH

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI – THÚ Y

2015


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

LÊ VĂN PHONG

BƢỚC ĐẦU THEO DÕI KHẢ NĂNG SẢN
XUẤT VÀ CHẤT LƢỢNG SỮA CỦA BÕ
TẠI HỢP TÁC XÃ BÕ SỮA LONG HÕA
VÀ EVERGROWTH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CHĂN NUÔI THÖ Y

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
Gs.Ts. NGUYỄN VĂN THU



2015


PHẦN KÝ DUYỆT

Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2015
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2015
DUYỆT BỘ MÔN

Gs.Ts. Nguyễn Văn Thu

Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2015
DUYỆT KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG


LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi: Ban lãnh đạo Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng và
các Thầy Cô trong Bộ Môn Chăn Nuôi.
Tôi tên: Lê Văn Phong, MSSV: 3118167 là sinh viên lớp Công
Nghệ Giống Vật Nuôi Khóa 37 (2011-2015). Tôi xin cam đoan đề tài
“Bước đầu theo dõi khả năng sản xuất và chất lượng sữa sữa của bò tại
hợp tác xã bò sữa Long Hoà và Evergrowth” là công trình nghiên cứu của
chính bản thân tôi. Đồng thời tất cả các số liệu, kết quả thu đƣợc trong quá
trình theo dõi là hoàn toàn có thật và chƣa công bố trong bất kỳ tạp chí khoa
học hay luận văn khác. Nếu có gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
trƣớc Khoa và Bộ Môn.
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2015

Sinh viên thực hiện

Lê Văn Phong

i


LỜI CẢM ƠN
Cuộc đời sinh viên là khoảng thời gian đẹp nhất trong mỗi chúng ta. Ai
cũng có những kỷ niệm vui buồn về một thời đã qua. Cũng nhƣ tôi trong suốt
quá trình học tập tại trƣờng cũng có những kỉ niệm vui, buồn và có những khó
khăn tƣởng chừng nhƣ làm cho tôi bỏ cuộc. Tuy nhiên, với sự động viên và
giúp đỡ của gia đình, thầy cô và bạn bè… đã giúp tội vƣợt qua tất cả và hoàn
thành thật tốt luận văn tốt nghiệp đại học này.
Con xin gửi lời biết ơn đến cha mẹ đã sinh và nuôi dƣỡng con nên
ngƣời, đã hi sinh cả cuộc đời vì con. Cha mẹ đã cho con niềm tin và tạo mọi
điều kiện từ vật chất đến tinh thần để con có đủ hành trang bƣớc vào trƣờng
đại học.
Con xin chân thành cảm ơn thầy Gs.Ts. Nguyễn Văn Thu và cô PGs. Ts.
Nguyễn Thị Kim Đông đã dạy bảo, hƣớng dẫn, động viên, giúp đỡ con hoàn
thành tốt đề tài tốt nghiệp.
Xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các Thầy Cô Bộ môn Chăn Nuôi và Bộ
môn Thú Y đã hết lòng truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng tôi
trong suốt thời gian học qua.
Xin chân thành cảm ơn sự hƣớng dẫn và chỉ bảo tận tình của cô cố vấn học
tập Ts. Nguyễn Thị Kim Khang đã dành cho tôi trong suốt thời gian học tập.
Tôi xin chân thành biết ơn đến bác Ba Cần chủ nhiệm hợp tác xã bò sữa
Long Hòa, anh Trần Hoàng An giám đốc hợp tác xã bò sữa Evergrowth và các
nông hộ chăn nuôi bò sữa của hai hợp tác xã đã tạo mọi điều kiện tốt cho tôi
xuống các hộ nuôi bò để thực hiện đề tài.

Cám ơn các anh: Trƣơng Thanh Trung, Phan Văn Thái chị Trần Thị Đẹp
và gia đình bạn Sơn Thái Ngọc đã giúp đỡ tôi trong khoảng thời gian thực hiện
đề tài.
Xin gửi lời cảm ơn đến các bạn lớp Công Nghệ Giống Vật Nuôi khóa 37
đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong những năm qua.
Với tất cả sự tận tình ấy chính là nguồn động viên hết sức quí báu và
cũng là động lực to lớn thúc đẩy tôi phấn đấu hơn nữa để sau này khi bƣớc vào
công việc thực tế sẽ vững vàng hơn.
Cuối cùng em xin chân thành cám ơn các Thầy Cô trong hội đồng chấm
luận văn đã đóng góp ý kiến cho bài báo cáo của em trở nên hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
ii


TÓM LƯỢC
Thí nghiệm được tiến hành nhằm để theo dõi, ghi nhận, phân tích loại và
lượng thức ăn, khẩu phần, năng suất sữa và chất lượng sữa. Thí nghiệm được
thực hiện trên 65 con bò đang cho sữa (20 bò 1/2HF, 26 bò 3/4HF và 19 bò
7/8HF) ở hai Hợp tác xã bò sữa Long Hòa và Evergrowth. Chất lượng sữa
được lấy theo ở giai đoạn gần cuối của thời gian nghiên cứu với đầy đủ các
thế hệ bò lai HF, các lứa đẻ và các tháng cho sữa với tổng số mẫu là 183 (50
mẫu của bò 1/2 HF; 83 mẫu của bò 3/4HF và 50 mẫu cũa bò 7/8HF) ở cả 2
HTX. Đồng thời tiến hành ghi nhận lượng thức ăn ăn vào hàng ngày của bò.
Kết quả thí nghiệm cho thấy:
Sản lượng sữa của các nhóm bò theo dõi nuôi ở HTX Long Hòa và HTX
Evergrowth tăng lên khi tỷ lệ máu HF gia tăng: Sản lượng sữa 300 ngày của
bò 1/2HF, 3/4HF và 7/8HF theo dõi ở HTX Long Hòa đạt: 3481 ±37,6kg;
4259 ± 78,0kg và 4593 ± 16,1kg. Nhóm nuôi ở HTX Evergrowth, chỉ tiêu này
tương ứng là 3434 ± 35,0kg; 4179 ± 49,2kg; 4221 ± 41,4kg. Năng suất sữa
trung bình cả hai đàn bò nuôi ở HTX Long Hòa và EvergGrowth với chu kỳ

cho sữa 300 ngày là: bò lai 7/8HF đạt cao nhất (4300kg), tiếp đến bò lai
3/4HF (4197kg) và thấp nhất bò lai 1/2HF (3443kg). Bò lai 1/2HF; 3/4HF và
7/8HF của từng HTX Long Hòa và HTX Evergrowth có năng suất sữa hàng
tháng đạt đỉnh cao nhất ở tháng thứ 2 sau đó giảm dần cho đến hết chu kỳ.
Các nhóm bò 1/2HF; 3/4HF và 7/8HH nuôi tại HTX Evergrowth có mỡ và vật
chất khô sữa lần lượt cao hơn các nhóm bò ở HTX Long Hòa và bò lai 1/2HF
nuôi tại HTX Evergrowth có mỡ và vật chất khô sữa cao nhất tương ứng là
4,14% và 13,4%. Chưa ghi nhận được sự khác biệt có ý nghĩa về protein sữa.

iii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................ ii
TÓM LƢỢC ......................................................................................... iii
MỤC LỤC ............................................................................................. iv
DANH SÁCH BẢNG .......................................................................... vii
DANH SÁCH HÌNH .......................................................................... viii
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ......................................... ix
CHƢƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................. 1
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................. 2
2.1 ĐẶC ĐIỂM TIÊU HÓA CỦA BÕ SỮA .................................................... 2
2.2 CÁC LOẠI THỨC ĂN NUÔI BÕ SỮA ..................................................... 2
2.2.1 Phân loại thức ăn....................................................................................... 2
2.3 CÁC GIỐNG BÕ SỮA ............................................................................... 4
2.3.1 Bò Hà Lan (Holstein Frisian) ................................................................... 4
2.3.2 Bò lai F1 Hà Lan ...................................................................................... 4
2.3.3 Bò lai F2 Hà Lan ....................................................................................... 5

2.3.4 Bò lai F3 Hà Lan ...................................................................................... 5
2.4. Chọn bò sữa để nuôi ................................................................................... 7
2.5 SINH LÝ TIẾT SỮA ................................................................................... 8
2.5.1 Sự sinh sữa ................................................................................................ 8
2.5.2 Sự thải sữa................................................................................................. 9
2.5.3 Chu kỳ tiết sữa .......................................................................................... 9
2.6 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT SỮA ..................... 10
2.6.1 Yếu tố di truyền .................................................................................... 10
2.6.2 Ảnh hƣởng của các yếu tố môi trƣờng ................................................. 10
2.7 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHẤT LƢỢNG SỮA .................. 12

iv


2.7.1 Giống ..................................................................................................

12

2.7.2 Thức ăn ...............................................................................................

13

2.7.3 Tháng và giai đoạn của chu kỳ sữa ......................................................... 13
2.7.4 Một số yếu tố khác .................................................................................. 13
2.8 CÁC HIỂU BIẾT VỀ SỮA ....................................................................... 14
2.8.1 Tính chất và giá trị dinh dƣỡng của sữa ................................................. 14
2.8.2 Hệ vi sinh vật trong sữa ......................................................................... 15
2.8.3 Bảo quản sữa ......................................................................................... 15
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 17
3.1 ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ........................................... 17

3.2 PHƢƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU .............................................................. 17
3.3 CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI

............................................................... 17

3.4 PHƢƠNG PHÁP LẤY MẪU VÀ THEO DÕI CÁC CHỈ TIÊU .............. 17
3.4.1 Theo dõi khả năng sản xuất sữa và chất lƣợng sữa ................................ 18
3.4.2 Tiêu tốn thức ăn ...................................................................................... 19
3.5 XỬ LÝ SỐ LIỆU ....................................................................................... 20
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................... 21
4.1 Thành phần hóa học của thức ăn sử dụng trong chăn nuôi bò sữa ............ 21
4.2 Khả năng sản xuất sữa 1/2HF; 3/4HF và 7/8HF ....................................... 21
4.2.1 Sản lƣợng sữa thự tế chu kỳ cho sữa 300 ngày của bò ở 2 HTX Long
Hòa và Evergrowth .......................................................................................... 21
4.2.2 Sản lƣợng sữa qua các lứa đẻ của bò nuôi tại HTX Evergrowth............. 22
4.2.3 Năng suất sữa chu kỳ 300 ngày của bò ở từng HTX Long Hòa và
Evergrowth ....................................................................................................... 24
4.2.4 So sánh sản lƣợng sữa chu kỳ 300 ngày của bò sữa giữ hai HTX xã Long
Hòa và Evergrowth .......................................................................................... 27
4.3 Chất Lƣợng Sữa ......................................................................................... 28
4.3.1 Chất lƣợng sữa bò nuôi tại hai HTX Long Hòa và Evergrowth ............. 29
4.3.2 So sánh chất lƣợng sữa của đàn bò sữa nuôi ở HTX Long Hòa với đàn bò
sữa ở HTX Evergrowth .................................................................................... 30

v


4.3.3 Tiêu tốn thức ăn cho 1kg sữa ................................................................. 31
CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................... 34
5.1 Kết luận ...................................................................................................... 34

5.2 Đề Nghị ...................................................................................................... 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 35
PHỤ CHƢƠNG .............................................................................................. 38

vi


DANH SÁCH BẢNG
Trang

Bảng 2.1 Thành phần hóa học của sữa .......................................................................14
Bảng 4.1 Thành phần hóa học của thức ăn sử dụng chăn nuôi bò sữa (%DM) .........21
Bảng 4.2 So sánh sản lƣợng sữa (kg/chu chỳ 300 ngày) của các nhóm bò lai HF ở hai
HTX Long Hòa và Evergrowth .................................................................................22
Bảng 4.3 So sánh sản lƣợng sữa (kg) qua các lứa đẻ của bò lai HF ở TXH
Evergrowth .................................................................................................................23
Bảng 4.4 Năng suất sữa trung bình (kg/ngày) qua các tháng của bò HTX Long Hòa,
TP. Cần Thơ ..............................................................................................................25
Bảng 4.5. Năng suất sữa trung bình (kg/ngày) qua các tháng của bò HTX
Evergrowth, Sóc Trăng ..............................................................................................25
Bảng 4.6 So sánh sản lƣợng sữa (kg) chu kỳ 300 ngày của bò 1/2HF, 3/4HF và
7/8HF giữa 2 HTX Long Hòa và Evergrowth ...........................................................27
Bảng 4.7 So sánh sản lƣợng sữa (kg) chu kỳ 300 ngày của bò 2 HTX Long Hòa và
Evergrowth .................................................................................................................28
Bảng 4.8 So sánh chất lƣợng sữa (%) giữa các nhóm bò lai HF ở TXH Long Hòa và
Evergrowth .................................................................................................................28
Bảng 4.9 Tỷ lệ mỡ sữa qua các tháng của các nhóm bò nuôi ở hai HTX Long Hòa và
Evergrowth .................................................................................................................29
Bảng 4.10 So sánh chất lƣợng sữa (%) của bò giữa 2 HTX Long Hòa và Evergrowth
....................................................................................................................................30

Bảng 4.11 Tiêu tốn thức ăn của bò sữa (kg) trong 1 chu kỳ 300 ngày tại HTX Long
Hòa .............................................................................................................................31
Bảng 4.12 Tiêu tốn thức ăn của bò sữa (kg) trong 1 chu kỳ 300 ngày tại HTX
Evergrowth .................................................................................................................32
Bảng 4.13 Ƣớc tính chi phí thức ăn cho 1 kg sữa bò nuôi tại HTX Long Hòa..........33
Bảng 4.14 Ƣớc tính chi phí thức ăn cho 1 kg sữa bò nuôi tại HTX Evergrowth ...... 33

vii


DANH SÁCH HÌNH
Trang

Hình 2.1 Bò Holstein Frisian ....................................................................................5
Hình 2.2 Bò F1 ...........................................................................................................6
Hình 2.3 Bò F2 ...........................................................................................................6
Hình 2.4 Bò F3 ...........................................................................................................7
Hình 2.5 Các thùy của bầu vú bò sữa.........................................................................8
Hình 2.6 Tuyến sữa của bò sữa ..................................................................................8
Hình 2.7 Sự thải sữa ...................................................................................................9
Hình 2.8 Sữa bò tƣơi ..................................................................................................15
Hình 3.1 Sổ theo dõi sản lƣợng sữa bò phát cho nông hộ nuôi bò sữa ......................18
Hình 3.2 Sản lƣợng sữa bò của hộ Kim Hiên ghi chép ở HTX Evergrowth..............18
Hình 3.3 Máy phân tích chất lƣợng sữa Master Milkotester .....................................19
Hình 3.4 Cân thức ăn, cân sữa và vắt sữa ở 2 HTX Long Hòa và Evergrowh ..........20
Hình 4.1 Sản lƣợng sữa (kg) của bò lai HF qua các lứa đẻ nuôi ở THX Evergrowth
....................................................................................................................................24
Hình 4.3 Năng suất sữa (kg/ngày) qua các tháng của bò lai HF ở HTX Evergrowth 27

viii



DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Stt
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21

Tên viết tắt
HTX
ĐBSCL
HF

1/2HF
3/4HF
7/8HF
Ctv
Nxb
DM
VCK
OM
CP
NDF
ADF
Mean
SE
Min
Max
Ev
LH
TP

Tên đầy đủ
Hợp tác xã
Đồng bằng sông Cửu Long
Bò Holstein Friesian
Bò có 50% máu bò HF và 50% máu bò Lai Sind
Bò có 75% máu bò HF và 25% máu bò Lai Sind
Bò có 87,5% máu bò HF và 12.5% máu bò Lai Sind
Cộng tác viên
Nhà xuất bản
Vật chất khô
Vật chất khô

Vật chất hữu cơ
Đạm thô
Xơ trung tính
Xơ acid
Giá trị trung bình
Sai số chuẩn
Giá trị nhỏ nhất
Giá trị lớn nhất
Hợp tác xã bò sữa Evergrowth
Hợp tác xã bò sữa Long Hòa
Thành phố

ix


CHƢƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong nhiều năm trở lại đây, nhu cầu sử dụng sữa tại Việt Nam tăng lên
đáng kể. Theo thống kê từ Hiệp hội Thức ăn gia súc Việt Nam, nhu cầu sữa
tƣơi nguyên liệu tăng khoảng 61%, từ 500 triệu lít (năm 2010) lên đến 805
triệu lít (năm 2015). Các nhà chuyên môn đánh giá rằng tiềm năng phát triển
của thị trƣờng sữa tại Việt Nam vẫn còn rất lớn. Năm 2010, trung bình mỗi
ngƣời Việt Nam tiêu thụ khoảng 15 lít sữa/năm/ngƣời. Dự báo đến năm 2020,
con số này sẽ tăng gần gấp đôi, lên đến 28 lít sữa/năm/ngƣời.
Đặc điểm địa lý và khí hậu nhiệt đới gió mùa tại Việt Nam rất thuận lợi
phát triển đồng cỏ nuôi bò sữa. Chăn nuôi bò sữa đòi hỏi kỹ thuật và đầu tƣ
cao. Tuy nhiên, trên thực tế 95% số bò sữa ở Nƣớc ta đƣợc nuôi phân tán
trong các nông hộ với quy mô nhỏ lẻ, thiếu chuyên nghiệp. Ngƣời dân chƣa
đƣợc hƣớng dẫn một cách có hệ thống về kỹ thuật nuôi và biện pháp phòng trị
bệnh trên bò sữa. Ngƣời nuôi bò chƣa chú trọng tới dinh dƣỡng và lƣợng thức
ăn hàng ngày, lƣợng sữa/ngày và khả năng sản xuất sữa của bò sữa để nuôi bò

có hiệu quả về kỹ thuật và kinh tế tốt hơn.
Ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện nay có các hợp tác xã nuôi
bò sữa nhƣ là hợp tác xã bò sữa Long Hòa ở Cần Thơ và Evergrowth ở Sóc
Trăng. Tuy nhiên, việc nuôi bò sữa ở hai hợp tác xã này chƣa chú trọng tới
việc cải thiện khả năng sản xuất sữa của bò. Do vậy khi theo dõi khả năng sản
xuất sữa của đàn bò có thể đề ra các biện pháp tác động tốt đến năng suất và
chất lƣợng sữa của đàn bò.
Đề tài “ Bước đầu theo dõi khả năng sản xuất và chất lượng sữa của
bò tại hợp tác xã bò sữa Long Hoà và Evergrowth” nhằm để theo dõi, ghi
nhận, phân tích loại và lƣợng thức ăn, khẩu phần, năng suất sữa và chất lƣợng
sữa. Từ những kết quả đạt đƣợc có thể đánh giá hiệu quả nuôi bò sữa và
khuyến cáo đến các hộ chăn nuôi và HTX bò sữa để góp phần phát triển chăn
nuôi bò sữa và làm nền tảng cho các nghiên cứu khác ở tƣơng lai.

1


CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 ĐẶC ĐIỂM TIÊU HÓA CỦA BÕ SỮA
Bò sữa thuộc nhóm động vật nhai lại, có khả năng tiêu hóa và hấp thu
các loại thức ăn nghèo dinh dƣỡng, nhiều chất xơ và cả nguồn đạm phi protein
(urê). Đặc điểm lớn nhất trong tiêu hóa của bò là nhai lại và tiêu hóa do vi sinh
vật. Thức ăn qua miệng đƣợc nhai qua loa rồi xuống dạ cỏ. Những thức ăn nhỏ
đƣợc đƣa xuống dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ muối khế, còn thức ăn to thì ợ trở
lại miệng để nhai lại. Sự nhai lại nhiều hay ít tùy theo loại và chất lƣợng thức
ăn, thức ăn thô thƣờng phải nhai lại lâu, khi ăn rơm nhai lại gấp 2 lần so với ăn
cỏ tƣơi. Nhờ có động thái nhai lại và vi sinh vật dạ cỏ nên khả năng tiêu hóa
chất xơ của bò lên đến 57 - 60%.
2.2 CÁC LOẠI THỨC ĂN NUÔI BÕ SỮA
2.2.1 Phân loại thức ăn

Do đặc điểm tiêu hóa bò sữa có thể sử dụng đƣợc nguồn thức ăn rất đa
dạng, nếu chỉ xét về giá trị dinh dƣỡng có thể phân loại thức ăn theo các nhóm
sau: thức ăn thô, thức ăn củ quả, phụ phẩm chế biến công nghiệp, thức ăn tinh.
2.2.1.1 Thức ăn thô
Thức ăn thô là các dạng thức ăn có khối lƣợng lớn nhƣng hàm lƣợng
dinh dƣỡng thấp, hàm lƣợng chất xơ trên 18%. Thức ăn thô bao gồm:
Thức ăn thô xanh: gồm các loại rau cỏ than cây lá còn xanh. Một số
loại thức ăn thô xanh phổ biến là: cỏ tự nhiên, cỏ voi, cỏ sả, cỏ họ đậu, cây
bắp, ngọn mía… cây họ đậu có hàm lƣợng protein cao gấp hai lần cỏ hòa thảo,
hàm lƣợng vật chất khô, canxi, năng lƣợng cũng cao hơn nhƣng hàm lƣợng
đƣờng thấp hơn cỏ hòa thảo. Cỏ họ đậu thích hợp trong khẩu phần nuôi bò sữa
và thƣờng xuyên cho ăn 10 - 15 kg/con/ngày. Các loại cỏ họ đậu phổ biến là
cây đậu ma, cây bình linh, thân lá các loại đậu nhƣ đậu phộng…
Thức ăn thô xanh có hàm lƣợng nƣớc cao, để tăng lƣợng vật chất khô ăn
vào nên phơi trƣớc một nắng để giảm lƣợng nƣớc. Việc băm cỏ đặc biệt đối
với cỏ voi làm tăng lƣợng cỏ ăn vào và tận dụng đƣợc thân cỏ.
Thức ăn thô khô: gồm tất cả các loại thức ăn từ thực vật đƣợc phơi hoặc
sấy khô có hàm lƣợng vật chất khô trên 19%, một số loại thức ăn thô khô là
rơm, thân cây bắp sau thu hoạch, cỏ khô… thức ăn thô khô phổ biến là rơm.
Tuy nhiên, để tăng hiệu quả sử dụng, tăng độ tiêu hóa, rơm cần đƣợc xử lý
trƣớc khi cho bò ăn. Rơm ủ urê là biện pháp dễ thực hiện đem lại giá trị dinh
dƣỡng cao.

2


2.2.1.2 Thức ăn củ quả
Các loại củ quả nhƣ khoai mì, khoai lang, cà rốt, bầu, bí… Đăc điểm
chung của thức ăn củ quả là nhiều nƣớc, nghèo protein, chất béo, xơ và các
muối khoáng nhƣng giàu tinh bột, đƣờng và vitamin. Thức ăn củ quả thơm

ngon, các chất hữu cơ trong củ quả dễ tiêu hóa và hấp thu (Nguyễn Đức Hiền
và ctv, 2011). Tuy nhiên do giá thành cao nên sử dụng cho bò ăn không có
hiệu quả kinh tế, ngoại trừ trƣờng hợp giá rẽ và bổ sung khi giai đoạn đầu kỳ
vắt sữa. Đặc biệt khi bổ sung khoai mì, khoai tây cần phơi khô để tránh gây
ngộ độc cho bò sữa (Vƣơng Ngọc Long, 2009)
2.2.1.3 Thức ăn phụ phế phẩm nông nghiệp và công ngiệp
Có nhiều loại phụ phế phẩm nông nghiệp và công nghiệp có thể làm thức
ăn cho bò sữa nhƣ: hèm bia, bã trái cây, bã đậu nành, bã mì, rĩ mật, đọt mía,…
Hèm bia
Hèm bia là sản phẩm tách ra sau khi lên men bia. Phần nƣớc đƣợc sử
dụng làm bia. Phần bã tƣơi còn chứa các chất dinh dƣỡng, các chất men và xác
vi sinh vật. Thành phần xơ trong bã bia rất dễ tiêu nên có tác dụng kích thích
vi sinh vật phân giải xơ trong dạ cỏ phát triển. Vì thế nó có thể dùng để bổ
sung cho khẩu phần cơ sở là rơm rạ cho kết quả rất tốt. Ngoài ra bã bia còn
chứa các sản phẩm lên men có tác dụng kích thích tính ngon miệng và kích
thích tiết sữa rất tốt. Chính vì thế bã bia đƣợc sử dụng rất rộng rãi trong chăn
nuôi. Ngƣời ta có thể thay thế 1kg thức ăn tinh bằng 4,5kg hèm bia, nhƣng
không thay thế hèm bia vƣợt quá ½ lƣợng thức ăn tinh trong khẩu phần
(Vƣơng Ngọc Long, 2009)
Bã mì
Bã mì là phụ phẩm của chế biến tinh bột từ khoai mì. Bã mì có nhiều tinh
bột, cung cấp nhiều năng lƣợng cho bò sữa. Ngƣời ta có thể thay thế 1kg thức
ăn tinh bằng 6kg bã mì
Bã đậu nành
Bã đậu nành là phụ phẩm chế biến sữa đậu nành và đậu hủ có mùi thơm,
dễ tiêu hóa. Ngƣời ta có thề thay thế 1kg thức ăn tinh bằng 7kg bã đậu nành.
Cần lƣu ý không cho bò ăn bã đậu nành với các loại thức ăn chứa nhiều urê
nhƣ rơm ủ urê, urê (Vƣơng Ngọc Long, 2009). Vì trong bã đậu nành có chứa
enzym urease biến urê thành NH3 và CO2. Lƣợng NH3 sinh nhiều có thể giảm
hiệu suất tổng hợp protein và có thể gây ngộ độc cho bò (Lƣu Hữu Mãnh,

2000).

3


Vỏ khóm
Vỏ khóm (thơm) có hàm lƣợng đƣờng cao, mùi thơm, dễ tiêu hóa. Tuy
nhiên cho bò ăn nhiều sẽ gây rát lƣỡi (do enzyme Bromelin trong khóm phân
hủy protein) và mất cân đối chất xơ, protein.
Rỉ mật đƣờng
Rỉ mật đƣờng là phụ phẩm của quá trình sản xuất đƣờng. Rỉ đƣờng chứa
nhiều đƣờng, khoáng, kích thích tính ngon miệng và có lợi cho sự hoạt động
của hệ vi sinh vật dạ cỏ. Có thể bổ sung mật đƣờng từ 1 - 2kg/bò/ngày (Vƣơng
Ngọc Long, 2009).
2.2.1.4 Thức ăn tinh
Thức ăn tinh gồm: cám, cám hỗn hợp, các loại hạt ngũ cốc, bột bắp, bột
khoai mì,... Thức ăn tinh cần thiết để cung cấp các chất dinh dƣỡng bò cho
năng suất sữa cao (trên 4 - 5 lít/ngày). Khi cho bò ăn thức ăn tinh nhiều hơn 8
kg/con/ngày sẽ làm giảm tỉ lệ chất xơ dễ gây rối loạn tiêu hóa, sản lƣợng sữa
tăng nhƣng chất lƣợng sữa giảm: sữa bị chua, mỡ sữa thấp dƣới 3% (Đinh Văn
Cải và ctv, 2001)
2.3 CÁC GIỐNG BÕ SỮA
2.3.1 Bò Hà Lan (Holstein Frisian)
Bò Holstein Frisian (HF) đƣợc gây tạo ở Hà Lan vào thế kỷ XIV, nổi
tiếng khắp thế giới về khả năng sản xuất sữa. Bò HF có ba dạng màu lông
chính: lang trắng đen (chiếm ƣu thế), lang trắng đỏ (ít) và toàn thân đen. Các
điểm trắng đặc trƣng là điểm trắng ở trán, vai có vệt trắng kéo xuống bụng, 4
chân và chót đuôi trắng, bê sơ sinh nặng 35 - 45 kg, con cái trƣởng thành nặng
450-750kg, con đực trƣởng thành nặng 750 - 1100 kg (Nguyễn Văn Hớn,
2009). Sản lƣợng sữa bò HF đạt 5000 kg/chu kỳ (10 tháng). Tỉ lệ mỡ sữa 3,3 3,8%. Tỉ lệ đạm sữa 3,2 – 3,5%. Ở Việt Nam sản lƣợng sữa của bò HF là 4000

kg/1 chu kỳ (10 tháng), tỷ lệ mỡ sữa 3,5% (Vƣơng Ngọc Long, 2001).
2.3.2 Bò lai F1 Hà Lan
Gọi là bò lai F1 Hà Lan bởi vì nó là kết quả lai đời 1 giữa bò cái Lai
Sind với bò đực HF hoặc tinh của nó. Bò lai F1 có ½ (50%) máu bò HF
(Phùng Quốc Quảng và Nguyễn Hữu Vũ, 2002). Bò lai F1 không có u, thƣờng
có màu lông đen, đôi khi có vết lang trắng rất nhỏ ở dƣới bụng, bốn chân,
khấu đuôi và trên trán.
Khối lƣợng cơ thể con cái 350 - 420 kg, con đực 500 - 550 kg. Theo
Phạm Văn Giới và ctv (2006) thì năng suất sữa đạt 3790 kg/chu kỳ. Tỷ lệ mỡ

4


sữa 3,6 - 4,2%. Ƣu điểm của bò F1 là thành thục sinh sản sớm, mắn đẻ, động
dục lần đầu bình quân lúc 17 tháng tuổi, có khi sớm hơn, chỉ 13 – 14 tháng
tuổi. Bò F1 chịu đƣợc tốt với điều kiện nuôi dƣỡng kém, khí hậu nóng ẩm và ít
bệnh tật. Do đó, bò lai F1 chiếm đa số những vùng mới chăn nuôi bò sữa.
2.3.3 Bò lai F2 Hà Lan
Bò cái lai F1 đƣợc tiếp tục gieo tinh bò HF hoặc nhảy trực tiếp để tạo ra
bò lai F2. Bò lai F2 có 3/4 (75%) máu bò HF. Bò lai F2 có màu lông trắng đen
gần giống với bò HF thuần (Việt Chƣơng và Nguyễn Việt Thái, 2003).
Bê lai sơ sinh F2 cân nặng 30 - 35 kg, bò đực trƣởng thành nặng 600 –
700 kg. Bò cái nặng trung bình 380 - 480 kg, bầu vú phát triển, thích nghi tốt
với điều kiện chăn nuôi ở Việt Nam. Năng suất sữa bình quân theo nghiên cứu
của Đinh Văn Cải (2003) trên bò lai F2 tại trại nghiên cứu và huấn luyện bò
sữa Bình Dƣơng cho thấy: tuổi phối giống lần đầu 16,5 tháng, khối lƣợng phối
lần đầu 277 kg. Tuổi đẻ lứa đầu 25,8 tháng. Năng suất sữa 3017 kg/294 ngày
(tƣơng ứng 3129 kg/chu kì 305 ngày).
2.3.4 Bò lai F3 Hà Lan
Bò cái lai F2 đƣợc tiếp tục gieo với tinh bò HF hoặc nhảy trực tiếp để tạo

ra bò lai F3. Bò lai F3 có 7/8 (87,5%) máu bò HF, thƣờng có màu lông lang
trắng đen (màu trắng nhiều hơn).
Bò cái có tầm vóc lớn từ 400 – 500 kg bầu vú phát triển. Bò thích nghi
kém hơn, nhƣng nếu đƣợc nuôi dƣỡng và chăm sóc tốt thì vẫn cho đƣợc năng
suất cao. Năng suất sữa bình quân khoảng 13 – 14 kg/ngày (3900 – 4200
kg/chu kỳ), có thể đạt 15 kg/ngày (4500 kg/chu kỳ).

Hình 2.1 Bò Holstein Frisian (Nguồn: www.bosuahcm.com)

5


Hình 2.2 Bò F1
Nguồn: www.bosuahcm.com

Hình 2.3 Bò F2
Nguồn: www.bosuahcm.com

6


Hình 2.4 Bò F3
Nguồn: www.chicucthuyhcm.org.vn
3.4.5 Chọn bò sữa để nuôi
Có nhiều cách để chọn bò sữa để nuôi nhƣng tốt nhất là nên kết hợp
nhiều cách lại với nhau. Có các cách chọn giống bò sữa:
Chọn theo nguồn gốc: theo nguyên tắc là những thế hệ ông, bà, bố, mẹ
tốt thì sẽ cho thế hệ con tốt. Phƣơng pháp này dựa vào tính năng sản xuất của
ông, bà, bố, mẹ.
Chọn bò theo ngoại hình và sự phát triển của cơ thể: Bò lớn nhanh, khỏe

mạnh, khối lƣợng cơ thể phù hợp với độ tuổi và giống tƣơng ứng. Vóc dáng
tổng quát có dạng hình cái nêm, thân sau phát triển hơn thân trƣớc, đầu thanh,
miệng rộng, mắt lanh lợi trong sáng, mũi to. Bốn chân khỏe không khuyết tật,
đặc biệt là chân sau. Da mềm mại, lông bóng mƣợt, bầu vú cân đối có hình
chén úp, 4 khoang vú có thể tích tƣơng nhau, tách biệt rõ ràng. Bầu vú phải
gọn, các dây chằng nâng đỡ bầu vú phải vứng chắc. Kết cấu bầu vú phải mềm,
đàn hồi, tĩnh mạch vú to và dài, có nhiều nếp gắp. Các núm vú phải to, đặc
biệt bầu vú không đƣợc sệ qua khỏi khớp gối 2 chân sau (Nguyễn Văn Thu,
2010).
Chọn theo năng suất sản xuất: chọn những con có năng suất sữa cao, sản
lƣợng sữa tốt, chất lƣợng sữa tốt, khoảng cách giữa hai lứa đẻ ngắn. Bò hiền
lành dễ gần, dễ vắt sữa, sữa xuống nhanh.

7


2.5 SINH LÝ TIẾT SỮA
2.5.1 Sự sinh sữa
Vào cuối thời kỳ mang thai của bò sữa, các tế bào cuả nang tuyến trải
qua những biến đổi nhƣ to lớn lên và có khả năng tổng hợp và phân tiết sữa.
Sự sinh sữa đƣợc diễn ra trong tế bào tuyến của nhũ tuyến và đƣợc đáp ứng
bằng phản xạ dƣới sự điều khiển của hệ thần kinh.
Bầu vú gồm hai tiểu phần, phải và trái. Mỗi tiểu phần lại chia làm hai
thùy, thùy trƣớc và thùy sau. Mỗi thùy có một đầu vú.

Hình 2.5 Các thùy của bầu vú bò sữa
Tuyến sữa bao gồm các tuyến bào nhỏ, do vậy có hình giống nhƣ chùm
nho. Các tế bào trên thành trong tuyến bào sản xuất sữa. Các thành phần của
sữa đƣợc sản sinh từ máu.


Hình 2.6 Tuyến sữa của bò sữa

8


2.5.2 Sự thải sữa
Sữa sau khi đƣợc hình thành đƣợc tích tụ đầy trong bao tuyến của nhũ
tuyến và ống dẫn sữa. Sữa chảy qua các ống sữa nhỏ từ xoang sữa, đến bể sữa,
bể tuyến và bể đầu vú. Trong điều kiện bình thƣờng, ống đầu vú đƣợc đóng.
Lỗ đầu vú chỉ đƣợc mở khi đƣợc kích thích thần kinh hoặc do áp lực, từ đó
sữa trong bể sữa đƣợc đƣa ra ngoài.
Các kích thích bóng dáng ngƣời quen thuộc, giọng nói ngƣời vắt sữa,
động tác vệ sinh bầu vú trƣớc khi vắt sữa, khi bê bú, tạo ra kích thích lên não
thông qua hệ thống dây thần kinh. Não sẽ sản xuất ra hormone oxytocin đƣa
vào máu. Oxytocin làm cho tuyến sữa co bóp, sau đó mở lỗ đầu vú để đƣa sữa
ra ngoài.

Hình 2.7 Sự thải sữa

2.5.3 Chu kỳ tiết sữa
Chu kỳ tiết sữa của bò cái đƣợc tính từ ngày đầu tiên sau khi đẻ đến khi
cạn sữa. Thời gian tối ƣu của chu kỳ tiết sữa ở bò cái hƣớng sữa là 300-305
ngày. Quy luật phân tiết sữa trong 1 chu kỳ sữa ở bò đƣợc chia làm 2 giai
đoạn. Giai đoạn 1 bắt đầu từ sau khi đẻ, năng suất sữa (kg/ngày) có xu hƣớng
tăng lên từ từ, đạt giá trị cao ở 60 đến 90 ngày đầu của chu kỳ. Sau đó là giai
đoạn 2, năng suất sữa có xu hƣớng giảm thấp song song với quá trình thoái
hoá của tuyến bào. Để đánh giá khả năng cho sữa của bò cái theo mức giảm
sữa, ngƣời ta thƣờng tính hệ số giảm sữa (HSGS).
Tổng sữa tháng trƣớc (kg) - Tổng sữa tháng sau (kg)
HSGS(%)= ----------------------------------------------------------------- x 100

Tổng sữa tháng trƣớc (kg)

9


HSGS biến động rất rộng từ -5 đến 12% phụ thuộc vào di truyền môi
trƣờng và cả đặc tính cá thể của bò sữa. Hệ số giảm sữa càng thấp thì lƣợng
sữa vắt đƣợc trong chu kỳ sữa càng cao (Nguyễn Xuân Trạch, 2003).
2.6 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT SỮA
2.6.1 Yếu tố di truyền
Năng suất sữa là chỉ tiêu di truyền số lƣợng, bị chi phối bởi sự di truyền
của bố mẹ. Đơn vị ƣớc lƣợng mức độ ảnh hƣởng đó là hệ số di truyền (h 2).
Theo Nguyễn Văn Thiện (1995): hệ số di truyền về sản lƣợng sữa trong một
chu kỳ tiết sữa biến động trong phạm vi 0,3 - 0,42, tỷ lệ mỡ sữa trong sữa là
0,68 - 0,78, tỷ lệ protein trong sữa là 0,5 - 0,7. Nhƣ vậy hệ số di truyền về sản
lƣợng sữa trong một chu kỳ là hệ số di truyền trung bình, hệ số di truyền về tỷ
lệ mỡ sữa và tỷ lệ protein trong sữa là hệ số di truyền cao. Theo Võ Văn Sự
(1995) tính đƣợc h2 của sản lƣợng sữa kỳ 1 trên bò HF nuôi tại nông trƣờng
Mộc Châu là 0,38. Nhƣ vậy có thể thấy gần 40% năng suất sữa đạt đƣợc của
bò cái chịu sự khống chế bởi khả năng di truyền của thế hệ trƣớc (Nguyễn
Xuân Trạch và Mai Thị Thơm, 2004).
2.6.2 Ảnh hƣởng của các yếu tố môi trƣờng
Dinh dưỡng
Bò sữa rất nhạy với điều kiện dinh dƣỡng, mức độ dinh dƣỡng quá thấp
sẽ không đủ năng lƣợng và nguyên liệu cho quá trình tổng hợp sữa. Khẩu phần
quá nhiều xơ sẽ làm cho năng lƣợng khẩu phần giảm, giảm sản lƣợng sữa do
vậy cần đảm bảo tỉ lệ xơ thích hợp cho bò sữa là 20 - 30% tính theo khối
lƣợng khẩu phần (Vũ Duy Giảng, 1997). Cho bò ăn quá dƣ thừa năng lƣợng sẽ
làm cho bò sữa béo phì, dẫn đến khả năng kiềm hãm sự tạo sữa của bò cái. Tỷ
lệ đạm trong khẩu phần bò lai khoảng 13 - 15% trong hàm lƣợng vật chất khô

của khẩu phần. Sự mất cân đối các tỷ lệ dinh dƣỡng nhƣ: tỷ lệ E/P, hàm lƣợng
xơ, tỷ lệ Ca/P, K/Na,… đều làm giảm khả năng tạo sữa của bò cái (Nguyễn
Xuân Trạch và Mai Thị Thơm, 2004). Bò sữa cần cung cấp đầy đủ NaCl, nếu
thiếu sẽ làm cho bò giảm trọng lƣợng và giảm sản lƣợng sữa. Lƣợng NaCl
thích hợp cho bò là 25 - 30g/con/ngày (Vũ Duy Giảng, 1997).
Theo Nguyễn Văn Thƣởng (1995), cho bò lai F1(HF x lai Sind) ăn 6,5
đơn vị thức ăn/ngày, sản lƣợng sữa đạt 1.800 – 2.000kg sữa/chu kỳ nhƣng khi
cho ăn 9,5 đơn vị thức ăn/ngày, lƣợng sữa tăng lên đạt 2.700 – 2.800kg/chu
kỳ. Chi phí thức ăn cho sản xuất 1kg sữa không thay đổi, nhƣng sản lƣợng sữa
bình quân/con tăng 44 - 55%. Đinh Văn Cải (2009) cho rằng nuôi bò sữa bằng
khẩu phần hỗn hợp hoàn chỉnh thì năng suất sữa tăng từ 1 – 2,5kg con/ngày,

10


mỡ sữa cũng tăng vì quá trình lên men ở dạ cỏ tốt hơn. Theo Bùi Quang Tuấn
và ctv (1999) các mức protein và các mức thức ăn tinh trong khẩu phần đều có
ảnh hƣởng đến tỷ lệ tiêu hoá chất hữu cơ và protein thô qua đó ảnh hƣởng đến
năng suất sữa.
Việc cung cấp thức ăn xanh không đầy đủ, không cân bằng giữa các thời
gian khác nhau sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến năng suất sữa. Lê Mai (2002) nhận
định rằng nuôi bò sữa với khẩu phần có nhiều cỏ (trên 30 kg/con/ngày), đƣợc
cân đối năng lƣợng và đạm so với nhu cầu, không cần hèm bia vẫn đảm bảo
dinh dƣỡng cho bò sữa, năng suất sữa đạt 17 lít/ngày.
Nhiệt độ
Sức sản xuất sữa của bò chịu ảnh hƣởng trực tiếp và gián tiếp của điều
kiện nhiệt độ, không khí, ẩm độ, bức xạ mặt trời, áp suất khí quyển…song sản
lƣợng sữa không bị ảnh hƣởng trong phạm vi nhiệt độ 5-21oC (Nguyễn Xuân
Trạch và Mai Thị Thơm, 2004).
Bò sữa là động vật đẳng nhiệt, để duy trì đƣợc trạng thái ổn định bò cần

trạng thái cân bằng nhiệt độ với môi trƣờng (Kadzere and Murphy, 2002).
Nhiệt độ luôn sinh ra trong cơ thể bò do trao đổi chất và tiêu hóa thức ăn.
Nhiệt độ môi trƣờng luôn thay đổi, nhƣng nhiệt độ cơ thể bò luôn duy trì ổn
định ở 38,4oC – 39oC. Khi nhiệt độ môi trƣờng kết hợp với nhiệt sinh ra trong
cơ thể bò lớn hơn sự thải nhiệt từ cơ thể bò vào môi trƣờng thì thân nhiệt vƣợt
quá 39oC xuất hiện stress nhiệt.
Theo Đinh Văn Cải và ctv (2001), khả năng thải nhiệt của bò sữa phụ
thuộc 2 yếu tố nhiệt độ và ẩm độ và đƣợc biểu diễn qua chỉ số ẩm độ nhiệt độ THI
THI= t-(0,55-(0,55 x (RH/100))) x (t-58)
t: là nhiệt độ môi trƣờng (oF).
RH: ẩm độ môi trƣờng.
Mức độ stress nhiệt ở bò sữa liên quan chặt chẽ với giá trị THI nhƣ sau:
 THI: 71-72 bò có dấu hiệu stress nhiệt.
 THI: 78-79 sản lƣợng sữa bị giảm.
 THI: 84-85 nguy hiểm cho sức khỏe của bò.
 THI: 89-90 stress mạnh.
 THI: trên 98 bò có thể chết

11


Tuổi
Sản lƣợng sữa ở bò sữa thay đổi đáng kể tuỳ theo lứa tuổi của bò. Theo
Nguyễn Văn Thƣởng (1995), bò sữa cho sản lƣợng sữa cao nhất từ chu kỳ thứ
4 đến chu kỳ thứ 6. Sản lƣợng sữa ở những chu kỳ này tăng khoảng 40 - 50%
so với sản lƣợng sữa ở chu kỳ 1, sau đó sản lƣợng sữa giảm dần và sẽ giảm rất
nhanh nếu bò sữa không đƣợc ăn và chăm sóc đầy đủ. Ngƣợc lại nếu bò sữa
đƣợc nuôi dƣỡng và chăm sóc tốt, sẽ tiếp tục cho sữa đến lứa đẻ thứ 8 - 10, có
trƣờng hợp nhƣng rất hiếm đến lứa đẻ thứ 10 - 12. Trong trƣờng hợp này sản
lƣợng sữa cao nhất đƣợc duy trì đến chu kỳ thứ 7.

Tuổi có thai lần đầu cũng ảnh hƣởng đáng kể đến năng suất sữa. Thể vóc
của bò kém thƣờng kèm theo chậm thành thục về tính, bầu vú phát triển kém,
năng suất sữa thấp. Nuôi dƣỡng tốt bê cái hậu bị để đạt tiêu chuẩn phối giống
lần đầu vào 16 - 18 tháng tuổi sẽ có lợi cho chức năng sản xuất sữa của bầu vú
bò cái.
Khoảng cách lứa đẻ
Khi kéo dài khoảng cách giữa các lứa đẻ thì thời gian nghỉ đẻ kéo dài ra.
Thời gian nghỉ đẻ kéo dài hơn, bò có thời gian hồi phục cơ thể và năng suất
sữa bò trong chu kỳ tiếp theo cao hơn so với thời gian nghỉ đẻ ngắn. Tuy
nhiên, thời gian nghỉ đẻ càng dài, năng suất trong chu kỳ hiện tại lại càng thấp.
Tình trạng sức khỏe
Bò cái có thể mắc các loại bệnh khác nhau trong thời gian tiết sữa. Sẩy
thai truyền nhiễm có thể dẫn đến rối loạn khả năng sinh sản và làm giảm năng
suất rất nhiều. Thông thƣờng nguyên nhân biến đổi lƣợng sữa là do viêm vú.
Bệnh viêm vú thƣờng rất phổ biến trên đàn bò sữa vì vậy phải thực hiện những
qui định về tiêu chuẩn kỹ thuật nghiêm ngặt về chăn nuôi, thu sữa, chế biến
sữa và dùng sữa (Hội Chăn nuôi Việt Nam, 2000). Theo Nockels (1996) cho
biết bổ sung các chất chống oxi hoá có thể hạn chế stress nhiệt và làm giảm
bệnh viêm vú bò. Ngoài ra khoảng cách các lần vắt, tháng đẻ, kỹ thuật vắt sữa
cũng có ảnh hƣởng đến năng suất sữa.
2.7 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHẤT LƢỢNG SỮA
2.7.1 Giống
Tỷ lệ mỡ sữa phụ thuộc vào giống, các giống bò sản lƣợng sữa thấp
thƣờng có tỷ lệ mỡ sữa cao hơn giống cao sản. Nguyễn Kim Ninh (1994) cho
biết tỷ lệ mỡ sữa của bò lai Sind và các bò lai giữa HF với lai Sind nuôi ở Ba
Vì tƣơng ứng là: 4,85 – 5,89% và 3,89 – 4,68%.

12



2.7.2 Thức ăn
Thành phần của sữa phụ thuộc chặt chẽ vào mức độ dinh dƣỡng của khẩu
phần thức ăn. Khi khẩu phần ăn không cân đối, đặc biệt là thiếu protein trong
khẩu phần thƣờng dẫn tới sự giảm thấp hàm lƣợng vật chất khô, mỡ, protein
và các thành phần khác trong sữa. Khi giảm thấp lƣợng cỏ khô cho ăn, tỷ lệ
mỡ trong sữa cũng giảm thấp. Khẩu phần cân bằng về dinh dƣỡng trong giai
đoạn cạn sữa sẽ kích thích nâng cao tỷ lệ mỡ trong sữa ở kỳ tiết sữa sau.
Maynard (1980) cho rằng khi tăng tỷ lệ xơ trong khẩu phần sẽ làm tăng nhóm
vi khuẩn phân giải xơ nên làm tăng tỷ lệ mỡ sữa. Tăng tỷ lệ protein thô trong
khẩu phần từ 12 - 18% làm gia tăng tỷ lệ protein sữa (Webster, 1987).
Osborne et al. (2008) cho biết bổ sung dầu cá trong nƣớc uống của bò sữa có
ảnh hƣởng tích cực đến sức sản xuất và thành phần axit béo trong sữa.
2.8.3 Tháng và giai đoạn của chu kỳ sữa
Tỷ lệ mỡ sữa thƣờng thay đổi trong một chu kỳ vắt sữa ngay cả trong
một lần vắt sữa. Tỷ lệ mỡ sữa cao ở đầu chu kỳ cho sữa sau đó giảm đi theo
lƣợng sữa tăng lên. Cuối chu kỳ cho sữa tỷ lệ mỡ sữa lại có xu hƣớng tăng lên.
Trong cùng một lần vắt sữa, những giọt cuối cùng thƣờng chứa nhiều mỡ hơn
bởi vì các hạt mỡ từ tuyến bào đi xuống do tác dụng co bóp của oxitoxin. Hàm
lƣợng protein cũng biến đổi tƣơng tự nhƣ mỡ sữa. Có sự sai khác đáng kể về
các chỉ tiêu chất lƣợng sữa giữa các chu kỳ sữa, có sự sai khác rõ rệt ở chu kỳ
đầu và chu kỳ cuối. Điều này có nghĩa là chu kỳ sữa có ảnh hƣởng đến chất
lƣợng sữa. Tháng cho sữa cũng có ảnh hƣởng đến chất lƣợng sữa. Nhìn chung
các chỉ tiêu chất lƣợng sữa có sự sai khác ở tháng đầu và cuối của chu kỳ sữa
và có chiều hƣớng tăng dần theo tháng cho sữa. Điều này là do tháng đầu và
tháng cuối chu kỳ sữa sản lƣợng sữa khác nhau do đó chất lƣợng sữa khác
nhau (Trần Quang Hạnh, 2010).
2.8.4 Một số yếu tố khác
Các thành phần sữa có xu hƣớng giảm thấp nhƣ mỡ sữa, chất khô đã tách
mỡ, nitrogen tổng số, lactose, axit béo mạch ngắn và oleic axit. Tỷ lệ % mỡ
sữa giảm trong điều kiện nhiệt độ môi trƣờng từ 21 - 270C, khi nhiệt độ tăng

hơn 270C, tỷ lệ mỡ sữa có xu hƣớng tăng, trong khi đó chất khô trong sữa đã
tách mỡ luôn luôn giảm thấp. Nhiệt độ cao cũng làm giảm xitric axit và canxi
trong giai đoạn đầu của chu kỳ cho sữa. Điều kiện khí hậu khác nhau cũng có
ảnh hƣởng đến tỷ lệ mỡ trong sữa (Hội Chăn nuôi Việt Nam, 2000).

13


×