Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

so sánh hiệu quả kỹ thuật, tài chính và nhận thức trong việc lựa chọn đối tượng tôm nuôi của mô hình nuôi thâm canh ở tỉnh bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

NGUYỄN NHẬT HOÀI

SO SÁNH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT, TÀI CHÍNH
VÀ NHẬN THỨC TRONG VIỆC LỰA CHỌN ĐỐI TƯỢNG TÔM NUÔI
CỦA MÔ HÌNH NUÔI THÂM CANH
Ở TỈNH BẾN TRE

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ THỦY SẢN

2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

NGUYỄN NHẬT HOÀI

SO SÁNH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT, TÀI CHÍNH
VÀ NHẬN THỨC TRONG VIỆC LỰA CHỌN ĐỐI TƯỢNG TÔM NUÔI
CỦA MÔ HÌNH NUÔI THÂM CANH
Ở TỈNH BẾN TRE

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
ThS. NGUYỄN THỊ KIM QUYÊN



2015


SO SÁNH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT, TÀI CHÍNH VÀ NHẬN THỨC TRONG
VIỆC LỰA CHỌN ĐỐI TƯỢNG TÔM NUÔI CỦA MÔ HÌNH NUÔI THÂM
CANH Ở TỈNH BẾN TRE
Nguyễn Nhật Hoài và Nguyễn Thị Kim Quyên
Khoa Thủy Sản – Trường Đại học Cần Thơ
Email:
TÓM TẮT
Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 12/2014 đến tháng 05/2015 thông qua việc phỏng vấn 30 hộ nuôi
tôm sú và 30 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh/bán thâm canh (TC/BTC) tại Bến Tre bằng bảng câu
hỏi soạn sẵn. Các thông tin được thu thập nhằm đánh giá các khía cạnh kỹ thuật/tài chính và nhận thức
trong việc lựa chọn đối tượng tôm nuôi của người dân, cũng như xác định những thuận lợi và khó khăn
của mô hình nuôi này. Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô nuôi tôm sú nhỏ hơn tôm thẻ
(10.210,0±7.204,20m2 và 4.596,67±2.673,17m2), mật độ thả thấp hơn tương ứng là 36,5 và 87,33 con/m2
với FCR tương ứng là 1,48 và 1,4. Thời gian nuôi và kích cỡ thu hoạch của tôm sú (4,5 tháng, 41,87
con/Kg) cao hơn tôm thẻ (2,5 tháng, 65,5 con/Kg), nhưng năng suất và tỉ lệ sống của tôm thẻ cao hơn tôm
sú (10.207,99 kg/ha/vụ, 74,35% so với 7.798,82 kg/ha/vụ và 66,13%). Tổng chi phí đầu tư của mô hình
nuôi tôm thẻ cao hơn tôm sú (756,57 so với 581,26 triệu đồng/ha/vụ) và lợi nhuận của tôm thẻ cũng cao
hơn (737,21 và 696,23 triệu đồng/ha/vụ, P>0,05). Tỷ lệ số hộ thua lỗ của tôm thẻ là 16,72%, cao hơn tôm
sú (5,33%). Nghiên cứu cũng cho thấy chủ hộ không nuôi cố định 1 đối tượng mà chuyển đổi qua lại giữa
hai đối tượng nuôi, đối tượng được ưu tiên nuôi là tôm thẻ do năng suất cao, thời gian nuôi ngắn và xu
hướng nuôi nhiều, việc ưu tiên nuôi tôm thẻ gây mất cân bằng giữa hai đối tượng nuôi. Qua phân tích hồi
quy Binary logistic, diện tích ao, số năm kinh nghiệm nuôi tôm và tuổi của chủ hộ nuôi tôm là những yếu
tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn đối tượng nuôi là tôm sú hoặc tôm thẻ của chủ hộ nuôi, ngoài những
thuận lợi chủ yếu như kinh nghiệm nuôi tôm lâu năm, đất nuôi trồng là đất nhà, vốn tự có thì các hộ nuôi
cũng gặp phải nhiều khó khăn, điển hình nhất vẫn là dịch bệnh và thời tiết thất thường.
Từ khóa: tôm sú, tôm thẻ, kỹ thuật, hiệu quả tài chính, thâm canh, bán thâm canh.

ABSTRACT
This study was conducted from December, 2014 to May, 2015 through intervewing 30 black tiger shrimp
farming households and 30 white shrimp households of intensive/semi-intensive system in Ben Tre
province basing on prepared questionnaires. The information collected to compare some criterias of
economic-technology and choices between two shrimp farming objects, as well as determine the
advantages and disadvantages of these models. The study shows that scale of black tiger shrimp farming is
smaller than white shrimp farming (2.228,89m2/pond and 2.905,83 m2/pond), with a lower stocking density
(36,5 and 87,33 ind./m2, respectively) with FCR was 1,48 and 1,4; respectively. Farming period and
harvest size of black tiger shrimp were 4,5 months; 41,87 ind./kg, higher than white shrimp (2,5 months,
65,5 ind./kg), but the productivity and survival rate of white shrimp were higher than black tiger shrimp
(10207.99 kg/ha/crop, 74.35% in comparison to 7.798,82 kg /ha/crop and 66,13%). The total production
cost of white shrimp was higher than that of black tiger shrimp (581,26 and 756,57 million/ha/crop,
respectively), but net profit of white shrimp was also higher than black tiger shrimp (696,23 and 737,21
million/ha/crop, P>0.05). The percentage of negative profit households of white shrimp was 16,72%,
higher than that of black tiger shrimp (5,33%). The study also shows that farmers did not farming one
fixed object, they converted between two objects of culture. White leg shrimp was prefered in farming
system due to high productivity, short duration and tendency of the area, priority in white leg shrimp
culture leads to imbalance in aquaculture. Through Binary logistic regression analysis, the result shows
that the pond area, the experience years and farmers age were factors that affected to the selection of
shrimp farming. Long experience, self-ownership of farming land and equity capital were key advantages
of both shrimp farming system. The faced disadvantages were disease out break and erratic weather.
Keywords: black tiger shrimp, white shrimp, technical, economic, intensive, semi-intensive.
Title: Comparision of economic-technical efficiency and awareness in selection of farming objects in
intensive/semi-intensive system in Ben Tre province.
1


1. GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Ngành thủy sản có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Việt

Nam. Giá trị xuất khẩu thủy sản năm 2014 đạt 8,3 tỷ USD, tổng sản lượng thuỷ sản đạt 6.332,5
nghìn tấn; trong đó sản lượng khai thác đạt 2.919,2 ngàn tấn, tăng 7,1%; sản lượng nuôi trồng đạt
3.413,3 nghìn tấn, tăng 6,1%, riêng sản lượng tôm đạt 631,5 nghìn tấn, tăng 12,7%. Sản lượng tôm
nuôi tăng mạnh chủ yếu do tôm thẻ chân trắng tăng cao, đạt 349 nghìn tấn, tăng 36,3% so với năm
2013 (Tổng cục thống kê, 2014).
Bến Tre là một trong những tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có tiềm lực về kinh tế
thủy sản tại Việt Nam. Với đường bờ biển dài, nguồn tài nguyên phong phú, tạo cho tỉnh nhiều tiềm
năng và lợi thế phát triển kinh tế thủy sản. Tổng sản lượng thủy sản của tỉnh tăng dần qua các năm,
năm 2013 đạt 391,6 nghìn tấn, tăng 122,8% so với tổng sản lượng năm 2007 (Tổng cục thống kê,
2013). Trong đó, tôm là đối tượng được đa số các hộ, doanh nghiệp chọn nuôi và chế biến. Đối
tượng này đang được đẩy mạnh đầu tư và trở thành thế mạnh của tỉnh. Năm 2014, toàn tỉnh Bến Tre
đã thả nuôi tôm với diện tích 36 nghìn ha, đạt 112,4% so với kế hoạch đã đề ra. Tổng sản lượng tôm
thu hoạch đạt 54,3 nghìn tấn, đạt 101,9% kế hoạch năm, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2013 (Tổng
cục Thủy Sản, 2014). Trước đây, tôm sú là đối tượng được nuôi chủ yếu tại Bến Tre, nhưng từ năm
2010 dịch bệnh xảy ra trên diện rộng làm tôm sú chết hàng loạt, gây thiệt hại nặng nề. Nhiều nông
dân chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng, diện tích nuôi tôm sú chuyển qua nuôi tôm thẻ ngày càng
lớn. Nhìn chung, nuôi tôm thẻ tuy mang lại nhiều lợi ích hơn nuôi tôm sú, nhưng chi phí đầu tư và
rủi ro dịch bệnh của tôm thẻ cũng rất lớn. Cho nên việc lựa chọn, cân bằng hai đối tượng tôm nuôi
này vẫn còn nhiều vấn đề và khó khăn cần phải cân nhắc.
Xuất phát từ những vấn đề trên, đề tài “So sánh hiệu quả kỹ thuật, tài chính và nhận thức trong
việc lựa chọn đối tượng tôm nuôi của mô hình nuôi tôm thâm canh ( TC) ở tỉnh Bến Tre” được
thực hiện nhằm góp phần cung cấp thông tin cho công tác quy hoạch phát triển ngành nuôi tôm
thâm canh của tỉnh Bến Tre trong thời gian tới.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích, so sánh một số chỉ tiêu kĩ thuật và tài chính chủ yếu của tôm sú và tôm thẻ TC ở tỉnh Bến
Tre cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng lựa chọn đối tượng tôm nuôi của nông hộ ở tỉnh
Bến Tre. Từ đó đưa ra một số giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và góp phần vào
công tác quy hoạch phát triển cho ngành nuôi tôm trong thời gian tới.
1.3 Nội dung nghiên cứu



Phân tích và so sánh một số chỉ tiêu kĩ thuật và tài chính chủ yếu của tôm sú và tôm thẻ được
nuôi TC/BTC ở tỉnh Bến Tre



Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng lựa chọn đối tượng tôm nuôi của người dân
nuôi tôm TC/BTC ở tỉnh Bến Tre



Phân tích khó khăn, thuận lợi, từ đó đề xuất giải pháp góp phần vào công tác quy hoạch phát
triển cho ngành nuôi tôm trong thời gian tới.

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài được thực hiện từ tháng 1 – 5/2015 tại huyện Bình Đại và Ba Tri thuộc tỉnh Bến Tre bằng
cách phỏng vấn trực tiếp 30 hộ nuôi tôm sú và 30 hộ nuôi tôm thẻ thâm canh. Kết quả được điều tra
vào mùa vụ tháng 11 đối với tôm thẻ, và tháng 9 đối với tôm sú.
2


Hình 1: Địa bàn nghiên cứu ở tỉnh Bến Tre
(Nguồn: congthuongbentre.gov.vn, 2013)

Các thông tin được thu thập trong nghiên cứu bao gồm:
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Số liệu được tổng hợp từ các báo cáo của Tổng cục thống
kê năm 2013 và 2014, Tổng cục Thủy sản, Phòng NN&PTNT huyện Bình Đại và Phòng
NN&PTNT huyện Ba Tri. Ngoài ra, từ tạp chí chuyên ngành, luận văn tốt nghiệp đại học, cao học,
các trang mạng Internet và một số tài liệu có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu.
Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn

trực tiếp các hộ nuôi tôm thẻ và tôm sú TC/BTC tại tỉnh Bến Tre. Các thông tin thu thập bao gồm:
(1) Thông tin hộ nuôi
(2) Khía cạnh kỹ thuật
(3) Hiệu quả tài chính
(4) Những vấn đề trong lựa chọn đối tượng tôm nuôi
(5) Những thuận lợi, khó khăn
Số liệu sau khi thu thập được nhập vào máy tính và xử lý bằng phần mềm Excel và SPSS với các
phương pháp:
- Phương pháp thống kê mô tả: dùng để tính các số trung bình, độ lệch chuẩn, min, max, tần suất
và tỷ lệ phần trăm của các biến về các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của tôm sú và tôm thẻ.
- Kiểm định Independent-Samples T-Test: kiểm định giả thuyết về trung bình của tổng thể, dùng
để kiểm định sự khác biệt về giá trị trung bình của một số chỉ tiêu tài chính-kĩ thuật chủ yếu của hai
đối tượng tôm nuôi là tôm sú và tôm thẻ.
- Hàm tuyến tính Binary Logistic: Hàm này sử dụng biến phụ thuộc dạng nhị phân để ước lượng
xác suất một sự kiện xảy ra với những thông tin của biến độc lập mà ta có được, vì có rất nhiều hiện
tượng trong cuộc sống ta cần dự đoán khả năng xảy ra sự kiện nào đó mà ta quan tâm (xác suất xảy
ra). Trong khi đó, khi dùng hồi quy tuyến tính thông thường biến phụ thuộc không thể diễn dịch
như xác suất. Mô hình hàm Binary Logistic như sau:
Y = Loge [Pi/1-Pi] = B0 + B1X1 + B2X2 + B3X3 + … + BnXn
3


Trong đó: P: biến phụ thuộc nhị phân (có 2 giá trị) thể hiện xác suất để sự kiện xảy ra. Trong
trường hợp này P có 2 giá trị là 1=Tôm sú; 0=Tôm thẻ.
B1, B2, B3,...,Bn: hệ số hồi quy tổng thể của biến tương ứng.
X1, X2, X3,…., Xn: các biến độc lập của mô hình.
3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN
3.1 Thông tin chung hộ nuôi tôm
Bảng 1: Thông tin chung về tuổi và lao động của các hộ nuôi tôm
Tôm thẻ (n=30)

TB ± ĐLC

Tôm sú (n=30)
TB ± ĐLC

46,67±12,47a

54,73±14,35b

Tổng số người trong GĐ (người/hộ)

4,50±1,25a

5,43±1,55b

LĐ tham gia nuôi tôm (người/hộ)

2,43±1,25a

2,00±0,74b

Số lao động thuê thường xuyên (người)

1,83±1,17a

1,4±0,55a

4,0±2,83a

5,33±1,15a


Thông tin
Tuổi của chủ hộ nuôi tôm (tuổi)

Số lao động thuê thời vụ (người)

Số năm kinh nghiệm nuôi (năm)
4,0±1,31a
7,1 ±1,76b
Ghi chú: các giá trị trên cùng một hàng (tôm sú và tôm thẻ) có chữ cái (a,b) khác nhau thì khác biệt có ý
nghĩa thống kê (P<0,05).

Độ tuổi trung bình của chủ hộ nuôi tôm sú lớn hơn chủ hộ nuôi tôm thẻ (54,73±14,35 tuổi và
46,67±12,47 tuổi); số năm kinh nghiệm của hộ nuôi tôm sú cũng lớn hơn tôm thẻ (7,1 ±1,76 năm và
4,03±1,31 năm), do nghề nuôi tôm sú phát triển từ lâu và là nghề truyền thống của vùng. Theo
NACA (2006) người nuôi tôm khu vực ĐBSCL có trung bình 8,1 năm kinh nghiệm. Trong khi số
năm kinh nghiệm của các hộ nuôi tôm tại mô hình nghiên cứu trung bình là 5,55 năm thấp hơn kết
quả của NACA nhưng điều này đúng với kết quả của Nguyễn Thành Phước (2005) so với các tỉnh
khác trong khu vực do tỉnh Bến Tre phát triển nghề nuôi tôm muộn hơn.
Bảng 2: Thông tin về trình độ học vấn và nguồn thông tin phục vụ sản xuất
Tôm thẻ (n=30)

Thông tin
N

%

Tôm sú (n=30)
N


%

Trình độ học vấn (%)


Mù chữ

3

10,0

7

23.3



Cấp 1

7

23,3

3

10,0



Cấp 2


9

30,0

15

50,0



Cấp 3

11

36,7

5

16,7

Nguồn thông tin kỹ thuật (%)


Kinh nghiệm

29

96,7


28

93.3



Nông dân khác

21

70,0

10

33,3



Tập huấn

16

53,3

3

10,0




7

23,3

11

36,7



TV/Đài
Tài liệu khuyến ngư



Sách/báo tạp chí chuyên ngành

6
4

20,0
13,3

5
4

16.7
14,3

Các hộ nuôi tôm chủ yếu sử dụng lao động gia đình, do đó các chỉ tiêu về số người trong gia đình,

số lao động gia đình tham gia nuôi tôm và số lao động thuê của 2 đối tượng tôm nuôi không có
4


nhiều khác biệt. Tỷ lệ số hộ thuê lao động của mô hình tôm thẻ (13,4%) lớn hơn tôm sú (6,7%), do
quy mô nuôi tôm thẻ lớn hơn và cần nhiều công chăm sóc hơn tôm sú. Trình độ học vấn của các hộ
nuôi tôm sú chủ yếu là cấp II, của các hộ nuôi tôm thẻ chủ yếu là cấp III. Do trình độ học vấn
không cao nên việc tiếp cận thông tin khoa học, kỹ thuật còn nhiều hạn chế. Phần lớn hộ nuôi chủ
yếu chỉ dựa vào kinh nghiệm được đúc kết từ những vụ nuôi trước, học hỏi từ nông dân khác hoặc
TV/Đài hoặc được cán bộ địa phương tập huấn. Riêng mô hình tôm thẻ được tập huấn nhiều hơn vì
đây là đối tượng nuôi mới và đem lại lợi nhuận cao nên được người nuôi và chính quyền địa
phương quan tâm (53,3% so với 10,0%).
3.2 Các khía cạnh kỹ thuật trong mô hình
Tổng diện tích nuôi của tôm thẻ lớn hơn mô hình nuôi tôm sú (10.210,0±7.204,20 m2 và
4.596,67±2.673,17 m2), số ao nuôi của mô hình tôm thẻ cũng lớn hơn tôm sú (3,33±2,7 ao và
2,03±1,03 ao) cho thấy nuôi tôm thẻ có quy mô lớn hơn. Mô hình tôm thẻ được ưu tiên về diện tích
và số ao vì đây là đối tượng nuôi đem lại lợi nhuận cao và cũng là đối tượng nuôi mà địa phương
tập trung phát triển trong 3 năm gần đây. Độ sâu mực nước trung bình của hai mô hình gần bằng
nhau. Nhìn chung, kết cấu ao nuôi của mô hình nuôi TC/BTC tôm thẻ không khác biệt nhiều so với
mô hình tôm sú. Nguyên nhân là do thói quen nuôi tôm của hộ nuôi và đa số các mô hình nuôi tôm
thẻ là chuyển từ mô hình nuôi tôm sú sang. Những ao nuôi có diện tích nhỏ hơn 4.000 m2 cho năng
suất, kích cỡ thu hoạch và hiệu quả cao hơn ao nuôi có diện tích lớn hơn (Nguyễn Thanh Phương và
ctv, 2008). Vì vậy, nhìn chung ao nuôi tôm ở tỉnh Bến Tre có diện tích thích hợp, thuận lợi cho việc
quản lí ao nuôi, chăm sóc, thu hoạch.
Nguồn giống là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng tôm trưởng thành. Đặc
biệt, nguồn giống của 2 mô hình đều được mua 100% từ ngoài tỉnh. Giống tôm có kích cỡ chủ yếu
là post 12 và không có sự khác biệt giữa 2 mô hình. Song song đó, mật độ thả giống của mô hình
nuôi tôm thẻ lớn hơn tôm sú rất nhiều (87,33±8,68 con/m2 và 36,5±5,3 con/m2), kết quả này không
quá khác biệt so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Long & Huỳnh Văn Hiền, năm 2012
(89,2±24,6 con/m2 và 44,9±16,8 con/m2), cho thấy mật độ thả như trên là phù hợp. Mật độ thả tôm

thẻ lớn hơn tôm sú là vì kích cỡ khi thu hoạch của tôm thẻ nhỏ hơn tôm sú và quy mô nuôi tôm thẻ
lớn hơn. Mô hình nuôi tôm thẻ có mật độ dày nên chu kì thay nước ao của hộ nuôi tôm sú cao hơn
tôm thẻ (20,3±12,26 ngày/lần và 13,45±5,09 ngày/lần), bên cạnh nguyên nhân mật độ dày còn vì
lượng thức ăn nhiều làm môi trường nước ao mau dơ hơn nên cần phải thay nước thường xuyên
hơn.
Mùa vụ thả giống cũng có ảnh hưởng lớn đến sự thành công trong nuôi tôm. Nếu lịch thả giống
phù hợp sẽ giảm thiểu rủi ro do tác động của các yếu tố môi trường, thời tiết (Nguyễn Sỹ Minh,
2012). Tháng thả giống chủ yếu thường là tháng 3, 5 và 8 do thời tiết thuận lợi. Tại Bến Tre, đa
số các hộ có tháng thả giống (mùa vụ chính) là tháng 3. Thời gian thu hoạch trung bình của mô
hình nuôi tôm sú cao hơn tôm thẻ (136,5±10,18 ngày/vụ và 69,93±4,91 ngày/vụ). Tháng thả vụ
chính của mô hình nuôi tôm sú chủ yếu là vào tháng 3 (chiếm 40,00%) và tháng 2 (chiếm
33,34%), còn lại là tháng 1 chiếm 3,33% và tháng 4 chiếm 23,33%. Đối với tôm TCT, tháng thả
vụ chính chủ yếu là vào tháng 3 (chiếm 43,34%) và tháng 2 (chiếm 23,33%), còn lại là tháng 1
chiếm 13,33%, tháng 4 chiếm 3,33%, tháng 5 chiếm 6,67%, tháng 8 chiếm 6,67% và tháng
chiếm 3,33%. Thời vụ thả vụ chính của tôm TCT dài hơn tôm sú vì tôm TCT ít dịch bệnh và dễ
nuôi hơn so với tôm sú.
Trong các điều kiện nuôi thủy sản (môi trường, đối tượng nuôi, các biện pháp kỹ thuật được áp
dụng) thì thức ăn có vai trò quan trọng đến tốc độ tăng trưởng, đến năng suất và hiệu quả kinh tế,
trong những chừng mực nhất định thì thức ăn có vai trò lớn nhất, lớn hơn cả con giống và yếu tố di
truyền của vật nuôi (Trần Thị Thanh Hiền, 2004). Người nuôi không chỉ cần phải cho tôm ăn với hệ
số tiêu tốn thức ăn (FCR) thích hợp mà còn phải quan tâm đến chất lượng, loại thức ăn cho từng
5


giai đoạn và số lần cho tôm ăn trong ngày. Thức ăn sử dụng ở cả hai mô hình đều là thức ăn công
nghiệp dạng viên. FCR trung bình là 1,48±0,22 lần đối với tôm sú, gần tương đương với nuôi tôm
thẻ (1,4±0,26 lần). Kết quả này gần giống với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Re ở Bến Tre
(2013) có FCR là 1,3±0,2 và 1,27±0,19 tương ứng, và cũng gần giống với nghiên cứu của Nguyễn
Thành Long & Huỳnh Văn Hiền ở Bến Tre (2012) có FCR là 1,4±0,3 và 1,3±0,2 tương ứng. Cho
thấy FCR của nghiên cứu là thích hợp. Số lần cho ăn của 2 mô hình nuôi dao động từ 3-4 lần và

không có ý nghĩa khác biệt.
Bảng 3: Một số chỉ tiêu kỹ thuật của mô hình nuôi
Tôm thẻ (n=30)

Tôm sú (n=30)

TB ± ĐLC

TB ± ĐLC

10.210,0±7.204,20a

4.596,67±2.673,17b

3,33±2,7a

2,03±1,43b

3.066,07±2.668,22a

2.264,37±1.869,23b

1,55±0,23a

1,54 ± 0,22a

Thời gian nuôi (ngày/vụ)

69,93±4,91a


136,5±10,18b

Tần suất thay nước (ngày/lần)

13,45±5,09a

20,3±12,26b

Mật độ thả giống (con/m2)

87,33±8,68a

36,5±5,3b

Kích cỡ con giống (post)

11,33±0,96a

11,93±0,37a

1,4±0,26a

1,48±0,22b

3,33±0,48a

3,97±0,18a

10.207,99±3993,74a


7.798,82±2746,26b

65,5±8,55a

41,87±5,5b

Thông tin
Tổng diện tích nuôi tôm (m2)
Số ao nuôi (ao)
Diện tích trung bình một ao (m2/ao)
Độ sâu mực nước ao (mét)

Hệ số tiêu hao thức ăn (FCR)
Số lần cho ăn trong ngày (lần/ngày)
Năng suất (Kg/ha/vụ)
Kích cỡ khi thu hoạch (con/Kg)

Tỷ lệ sống (%)
74,35±25,44a
66,13±21,67b
Ghi chú: các giá trị trên cùng một hàng (tôm sú và tôm thẻ) có chữ cái (a,b) khác nhau thì khác biệt có ý
nghĩa thống kê (P<0,05).

Kích cỡ thu hoạch tôm sú trung bình 41,87±5,5 con/kg, lớn hơn nhiều so với tôm thẻ (65,5±8,55
con/kg), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tỷ lệ sống của tôm sú 66,13±21,67% thấp hơn
so với tôm thẻ (74,35±25,44%). Năng suất của mô hình tôm thẻ là 10,208±3,993 tấn/ha/vụ cao hơn
tôm sú (7,799±2,746 tấn/ha/vụ), vì theo như khảo sát mật độ thả nuôi tôm thẻ cao hơn tôm sú rất
nhiều, bên cạnh đó khi nuôi tôm sú hộ nuôi thường xuyên hớt ke (loại bỏ tôm nhỏ, tôm bệnh) nên
số lượng tôm nuôi giảm làm năng suất cũng giảm. Năng suất tôm thẻ của nghiên cứu cao hơn kết
quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Long và Huỳnh Văn Hiền ở Bến Tre (2012) là 9,7±3,5 tấn/ha

/vụ. Bên cạnh đó năng suất tôm sú của nghiên cứu cũng cao hơn so với kết quả nghiên cứu của
Nguyễn Văn Re tại Bến Tre (2013) là 6,33±2,80 tấn/ha/vụ và cao hơn so với kết quả nghiên cứu
của Huỳnh Văn Hiền và Nguyễn Thanh Long tại Bến Tre (2012) là 7,2±2,3 tấn/ha.vụ. Từ những so
sánh trên, cho ta thấy năng suất của nghiên cứu tuy cao hơn nhưng phù hợp, vì qua mỗi năm năng
suất một tăng do nông dân có nhiều kinh nghiệm nuôi và tăng mật độ hơn so với năm cũ.
3.3 Hiệu quả tài chính
3.3.1 Chi phí mô hình nuôi
Tổng chi phí đầu tư nuôi tôm sú là 581,26±380,16 triệu đồng /ha/vụ, thấp hơn so với tôm thẻ
(756,57±500,48 triệu đồng/ha/vụ). Trong tổng chi phí sản xuất, chi phí cố định của mô hình nuôi
6


tôm sú chiếm tỷ lệ nhỏ (khoảng 7%) nhưng cao hơn so với nuôi tôm thẻ (khoảng 6,5% ). So với
kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Re (2013) thì kết quả nghiên cứu này không quá khác biệt
(7,2% cho tôm sú và 7% cho tôm thẻ).
Chi phí cố định phần lớn là chi phí khấu hao đất sản xuất/đào ao (33,7% ở tôm thẻ, 36,6% ở tôm
sú), chi phí mua máy móc, thiết bị sản xuất (28,7% ở tôm thẻ, 25,8% ở tôm sú) và chi phí xây dựng
cống, hệ thống cấp thoát nước (25,7% ở tôm thẻ, 26,8% ở tôm sú), các hộ nuôi chủ yếu sử dụng
nguồn vốn tự có nên quy mô có phần nhỏ lẻ.
Bảng 4: Chi phí cố định, chi phí biến đổi và tổng chi phí
(Đơn vị tính: triệu đồng/ha/vụ)
Tôm sú (n=30)
TB ± ĐLC

Tôm thẻ (n=30)
TB ± ĐLC

Thông tin
Tổng chi phí (triệu đồng/ha/vụ)
- Chi phí cố định (triệu đồng/ha/vụ)


756,57±500,48a

581,26±380,16b

49,25±36,23a

39,41±28,14b

- Chi phí biến đổi (triệu đồng/ha/vụ)
707,32±464,25a
541,86±352,02b
Ghi chú: các giá trị trên cùng một hàng (tôm sú và tôm thẻ) có chữ cái (a,b) khác nhau thì khác biệt có ý
nghĩa thống kê (P<0,05).

Chi phí biến đổi chiếm phần lớn trong tổng chi phí đầu tư (từ 93% đến 93,5%). Kết quả khảo sát
cho thấy, chi phí thức ăn trong nuôi tôm sú trung bình là 287,31±158,42 triệu đồng/ha/vụ thấp hơn
nuôi tôm thẻ (372,13±243,72 triệu đồng/ha/vụ), kết quả này xấp xỉ so với kết quả của Nguyễn Sỹ
Minh (2012) (chi phí thức ăn chiếm 54%) và cao hơn so với kết quả của Đàm Thị Phong Ba (2007)
(51,5%). Chi phí quan trọng kế tiếp là con giống, thuốc, hoá chất, nhiên liệu và cải tạo ao. Chi phí
con giống tôm sú chiếm 10,18% chi phí biến đổi, thấp hơn so với tôm thẻ (chiếm 11,08% chi phí
biến đổi). Chi phí thuốc, hoá chất của mô hình nuôi tôm thẻ là 73,1±52,57 triệu đồng/ha/vụ cao hơn
tôm sú (54,17±38,53 triệu đồng/ha/vụ), vì tôm thẻ là đối tượng nuôi có xác suất dịch bệnh cao hơn.
Chi phí nhiên liệu của mô hình nuôi tôm thẻ chiếm 9,84% trong tổng chi phí biến đổi thấp hơn tôm
sú (chiếm 10,17% tổng chi phí biến đổi), nhưng về giá trị thì chi phí nhiên liệu của tôm thẻ
(22,97±13,99 triệu đồng/ha/vụ) cao hơn của tôm sú (16,08±12,7 triệu đồng/ha/vụ). Chi phí cải tạo
ao của mô hình nuôi tôm sú 9,2 % cao hơn của tôm thẻ (chiếm 8,67%). Còn lại là các chi phí chiếm
tỉ lệ rất thấp gồm chi phí trả lương lao động, giao dịch điện thoại, vật dụng bị hư, lãi vay ngân hàng
và các khoản khác.


Tôm thẻ

Tôm sú

Hình 2: Cơ cấu chi phí biến đổi trong nuôi TC tôm thẻ và tôm sú
7


Nhìn chung, các khoản chi phí đầu tư trong mô hình chủ yếu là thức ăn, con giống và chi phí
thuốc/hóa chất/chế phẩm sinh học. Kết quả khảo sát phù hợp với nghiên cứu của Lê Xuân Sinh và
ctv (2006): Giống, thức ăn, thuốc thú y thủy sản là ba khoản chi phí lớn nhất có ảnh hưởng trực tiếp
đến hiệu quả nuôi tôm cũng như chất lượng tôm nguyên liệu. Chi phí của hai mô hình không chênh
lệch nhiều. Chi phí của mô hình tôm thẻ có phần cao hơn do chi phí giống, thức ăn của tôm thẻ khá
cao so với tôm sú. Cơ cấu chí phí biến đổi của hai mô hình này cũng gần giống nhau.
3.3.2 Doanh thu và lợi nhuận
Bảng 5: Hiệu quả tài chính
Tôm thẻ (n=30)
TB ± ĐLC

Thông tin

Tôm sú (n=30)
TB ± ĐLC

Tổng chi phí (triệu đồng/ha/vụ)
756,57±500,48a
581,26±380,16b
Giá thành bình quân (1.000đ/kg)
63,6±32,6a
74,5±23,3b

a
Giá bán bình quân (1.000đ/kg)
124,0±13,03
197,77±38,78b
a
Doanh thu (triệu đồng/ha/vụ)
1493,78±720,19
1277,49±603b
Lợi nhuận (triệu đồng/ha/vụ)
737,21±219,71a
696,23±222,84b
a
Tỉ suất lợi nhuận
0,99±0,49
0,54±0,23b
Ghi chú: các giá trị trên cùng một hàng (tôm sú và tôm thẻ) có chữ cái (a,b) khác nhau thì khác biệt có ý
nghĩa thống kê (P<0,05).

Giá thành nuôi tôm sú trung bình 74,5±23,3 nghìn đồng/kg, cao hơn so với nuôi thẻ (63,6±32,6
nghìn đồng/kg), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05), cao hơn kết quả nghiên cứu của Lê
Xuân Sinh & ctv (2011) (68,5 nghìn đồng/kg), và Thế Đạt (2011) (55 nghìn đồng/kg) thì kết quả
nghiên cứu này không có quá nhiều khác biệt, sở dĩ giá cao hơn là do theo thời gian chi phí nhiên
liệu, thức ăn, các chi phí khác gia tăng làm cho chi phí hay giá thành của tôm nuôi tăng lên.
Doanh thu bình quân của tôm thẻ cao hơn tôm sú lần lượt là 1.493,78±720,19 triệu đồng/ha/vụ và
1.277,49±603 triệu đồng/ha/vụ. Trong nuôi tôm, ngoài việc đạt năng suất cao thì giá cả cũng ảnh
hưởng rất nhiều đến lợi nhuận của mô hình nuôi. Trong những năm gần đây, giá bán của tôm sú cao
hơn thẻ nhưng so về mặt năng suất, thời gian nuôi và cạnh tranh trên thị trường nên người nuôi vẫn
ưu tiên chuyển từ nuôi tôm sú sang nuôi thẻ.
Lợi nhuận của tôm thẻ cũng cao hơn tôm sú lần lượt là 737,21±219,71 triệu đồng/ha/vụ và
696,23±222,84 triệu đồng/ha/vụ, cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Re (2013)

(tôm thẻ là 735,55±474,68 triệu đồng/ha/vụ và tôm sú là 591,85± 372,69 triệu đồng/ha/vụ). Lợi
nhuận của hộ nuôi tôm sú thấp hơn so với hộ nuôi tôm thẻ, nguyên nhân là do mật độ thả và năng
suất của tôm sú thấp hơn nhiều so với tôm thẻ.
Tỉ suất lợi nhuận của mô hình tôm sú đạt 0,54 lần thấp hơn so với tôm thẻ (0,99 lần) và thấp hơn kết
quả của Nguyễn Thanh Long và Nguyễn Thanh Phương (2010) (0,66 lần). Vì vậy, theo quan điểm
đầu tư, nếu nhà đầu tư có nguồn vốn dồi dào và ít cơ hội đầu tư thì lựa chọn nuôi tôm sú sẽ cho lợi
nhuận cao hơn nhưng thời gian quay vòng vốn chậm hơn (4-5 tháng). Ngược lại, nhà đầu tư có ít
vốn hoặc sử dụng vốn vay ngân hàng, lựa chọn nuôi TCT mặc dù tỷ suất lợi nhuận thấp hơn nhưng
quay vòng vốn nhanh hơn (2,5 tháng), rủi ro thấp và hiệu quả đầu tư sẽ cao hơn (Nguyễn Thanh
Long và Huỳnh Văn Hiền, 2012). Bên cạnh đó kết quả trên cũng cho thấy, tuy mô hình nuôi tôm
thẻ rất có tiềm năng phát triển, nhưng việc nuôi không còn đơn giản như trước đây, việc nuôi kèm
tôm sú có thể giảm thiểu rủi ro cho những chủ hộ có từ 2 ao trở lên.
3.3 Nhận thức trong việc lựa chọn đối tượng tôm nuôi
Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 56,67% hộ nuôi tôm sú đã từng chuyển đổi đối tượng nuôi, kết quả
này thấp hơn so với tôm thẻ (73,33%) với số lần chuyển đổi trung bình là 1,53±0,83 lần thấp hơn số
lần chuyển đổi của các hộ nuôi tôm thẻ (1,91±0,92 lần), do nuôi tôm thẻ thường dễ gặp dịch bệnh,
8


không an toàn nên việc chuyển đổi qua lại nuôi tôm sú cũng được đa số các hộ nuôi tôm thẻ lựa
chọn. Lý do lựa chọn đối tượng tôm sú chủ yếu là do ít dịch bệnh, ít rủi ro, vốn ít và kinh nghiệm
nuôi tôm sú đã được tích lũy từ lâu (từ 46,67% đến 76,67%). Còn đối với các chủ hộ nuôi tôm thẻ
lý do họ lựa chọn chủ yếu là do năng suất cao, thời gian nuôi ngắn và xu hướng hiện nay của vùngmọi người nuôi tôm thẻ rất nhiều (53,33%). Về kết quả dự định mô hình nuôi trong tương lai, có
63,33% hộ nuôi tôm sú được khảo sát dự định chuyển sang nuôi tôm thẻ, và có 30% hộ nuôi tôm
thẻ được khảo sát dự định chuyển sang nuôi tôm sú.
Bảng 6: Thông tin chung về việc lựa chọn đối tượng tôm nuôi của chủ hộ
Đơn vị: %
Tôm thẻ
Tôm sú


Diễn giải
Đã từng chuyển đổi đối tượng tôm
nuôi



73,33

56,67

Không

26,67

43,33

Dự định về đối tượng nuôi trong
tương lai

Giữ nguyên mô hình

70,00

36,67

Chuyển sang nuôi đối tượng còn lại

30,00

63,33


Lý do nuôi tôm thẻ
Do yếu tố nội tại
Có vốn nhiều
Gia đình có nhiều lao động
Có sẵn nhiều kinh nghiệm
Do yếu tố ngoại vi
Năng suất cao
Thời gian nuôi ngắn
Xu hướng nuôi nhiều
Lợi nhuận lớn

Lý do nuôi tôm sú
Do yếu tố nội tại
Vốn ít
Kinh nghiệm nuôi nhiều
Cần ít lao động
Do yếu tố ngoại vi
Ít dịch bệnh
Thời gian nuôi dài
Kỹ thuật đơn giản
Giá cao, ổn định

33,33
23,33
10,00
83,33
80,00
53,33
16,67


60,00
46,67
16,67
76,67
33,33
20,00
13,33

Từ những kết quả trên cho thấy, người dân nuôi tôm thẻ dần có nhiều kinh nghiệm nuôi nên dự định
chuyển đổi đối tượng nuôi ngày một ít lại, song song đó các hộ nuôi tôm sú đang có dự định nuôi
tôm thẻ trong tương lai ngày một nhiều hơn, cho thấy tôm thẻ đang là đối tượng tôm nuôi chứa
nhiều tiềm năng và hy vọng đối với đời sống người dân tỉnh Bến Tre.
Bảng 7: Kết quả kiểm định tính chính xác của mô hình
Đối tượng tôm nuôi

Quan sát

Tôm thẻ

Tôm sú

Mức độ chính xác
của kết quả dự báo

Tôm thẻ
28
2
Tôm sú
2

28
Tỷ lệ chính xác dự báo chung của mô hình hồi quy tương quan Logistic

93,3
93,3
93,3

Đối tượng tôm nuôi

Step
Block
Model
2-log likelihood
Cox & Snell R Square
Nagelkerde R Square

Chi-square
59,347
59,347
59,347

df
3
3
3

Sig.
0,000
0,000
0,000

23,831
0,628
0,837

Kết quả hàm hồi quy Binary Logistic sử dụng để dự báo về khả năng lựa chọn đối tượng tôm nuôi
của nông hộ cho thấy giá trị Sig. chung của toàn mô hình là 0,000<0,05 cho thấy mô hình có ý
9


nghĩa và hoàn toàn phù hợp, bên cạnh đó mô hình hồi quy logistic mà nghiên cứu này sử dụng cho
thấy chỉ số 2-log likelihood đạt giá trị 23,831; giá trị này không cao lắm, thể hiện độ phù hợp khá
tốt của mô hình tổng thể. Hệ số tương quan Cox & Snell R Square đạt 0,628, trong khi đó hệ số
tương quan Nagelkerde R Square đạt tới giá trị 0,837, khẳng định rằng khoảng 83,7% variance của
mô hình đã được giải thích từ hồi quy logistic, và đây là một hệ số tương quan khá cao. Trong 30 hộ
nuôi tôm thẻ, mô hình đã dự đoán đúng 28 hộ, mức độ chính xác là 93,3%, còn trong 30 hộ nuôi
tôm sú, mô hình dự đoán đúng 28 hộ, mức độ chính xác là 93,3% và mức độ chính xác dự báo
chung của toàn mô hình này là 93,3% cho thấy mô hình dự báo này là khá tốt.
Bảng 8: Kết quả kiểm định mối tương quan giữa các biến
Các biến phụ thuộc

Hệ số Beta

Wald
Sig. Exp(B)
statistics
11,162
0,001
2,257
10,893
0,001 -5,239


0,814
-2,246

S.E.
0,244
0,367

X3 (Tuổi của chủ hộ nuôi tôm (tuổi))

0,072

0,032

4,960

0,005

0,931

Hệ số a0

0,713

1,779

0,161

0,689


2,039

X1 (Số năm kinh nghiệm nuôi tôm (năm))
X2 ( Tổng diện tích nuôi tôm (m2))

Bảng 8 thể hiện biến mối tương quan giữa các biến, trong đó các biến số độc lập X1; X2; X3 là
các biến số có ý nghĩa về mặt thống kê, với giá trị Sig. <5%. Cụ thể biến số X1 là biến số độc lập
về số năm kinh nghiệm nuôi tôm, X2 là biến số độc lập về tổng diện tích nuôi tôm, X3 là biến số
độc lập về tuổi của chủ hộ nuôi tôm có liên quan đến việc lựa chọn đối tượng tôm nuôi của hộ ở
mức ý nghĩa thống kê 0,05.
Từ các kết quả hồi quy, ta viết được phương trình:
P(Y=1)

loge[ P(Y=0) ]= 0,713 + 0,814X1 - 2,246X2 + 0,072X3
Biến số X1 trong phương trình cho thấy các hộ nuôi tôm ở huyện Bình Đại và Ba Tri có số năm
kinh nghiệm nuôi cao thường là những chủ hộ nuôi tôm sú. Điều này trên thực tế cũng hoàn toàn
đúng bởi do tôm sú là đối tượng tôm được nuôi ban đầu tại Bến Tre, chủ hộ nuôi tôm sú vì thế
cũng có số năm nuôi lâu và tuổi lớn hơn so với các chủ hộ nuôi tôm thẻ.
Ngược lại, biến số có liên quan đến diện tích nuôi tôm X2 có quan hệ thuận với những hộ nuôi
tôm thẻ, theo kết quả khảo sát những hộ nuôi tôm thẻ thường có diện tích ao nuôi lớn, tận dụng
được diện tích để xoay vòng nhiều vụ trong năm nhằm đạt lợi nhuận cao, những hộ nuôi diện
tích nhỏ thường nuôi tôm sú hơn.
Biến X3 trong phương trình có mối tương quan nghịch với những hộ nuôi tôm thẻ, theo kết quả
khảo sát tuổi của chủ hộ càng lớn thường có xu hướng không chọn nuôi tôm thẻ mà chọn tôm sú
để nuôi, vì tuổi đã cao khi nuôi tôm sú họ không tốn quá nhiều công chăm sóc nhiều và bớt gánh
nặng vốn hơn tôm thẻ, cũng như tuổi cao thuở đầu họ nuôi tôm sú nên kinh nghiệm với đối
tượng này cũng nhiều hơn.
Theo Exp(B) ta thấy được, khi số năm kinh nghiệm nuôi tôm của chủ hộ tăng lên 1 năm thì khả
năng hộ đó nuôi tôm sú tăng lên 2,257 lần, hoặc khi diện tính nuôi tôm tăng lên 1 ha thì xác suất
hộ đó nuôi tôm thẻ tăng 5,239 lần, và khi tuổi chủ hộ tăng lên 1 tuổi thì tỷ lệ nuôi tôm sú tăng lên

0,931 lần.
So với kết quả nghiên cứu, với độ tuổi trung bình hiện tại của chủ hộ nuôi tôm sú là 54,73±14,35
tuổi và tôm thẻ là 46,67±12,47 tuổi, số năm kinh nghiệm của hộ nuôi tôm sú là 8,13 ±2,72 năm và
tôm thẻ là 5,03±1,53 năm, độ tuổi trung bình và số năng kinh nghiệm như trên là tương đối lớn nên
theo thời gian đa số các hộ có thể sẽ lựa chọn quay trở lại đối tượng nuôi truyền thống là tôm sú, do
nghề nuôi tôm sú phát triển từ lâu và là nghề truyền thống của vùng.
10


Nhưng diện tích nuôi tôm là biến số tương quan nhiều nhất đến mô hình, qua nghiên cứu tổng diện
tích nuôi của tôm thẻ là 10.210,0±7.204,20 m2 và tôm sú là 4.596,67±2.673,17 m2, kết quả trên
không lớn nên đa phần hộ dân có xu hướng mở rộng diện tích nuôi tôm thẻ và chính quyền địa
phương đã có văn bản quy hoạch những vùng nuôi tôm thẻ, ưu tiên diện tích vì tôm thẻ là đối tượng
được đăt nhiều hy vọng của tỉnh nói riêng và ĐBSCL nói chung, nên nhìn chung xu hướng người
dân chuyển đổi sang tôm thẻ sẽ tăng tuy nhiên không ồ ạt như trước đây, vì hiện tại họ đã biết nhìn
lại điều kiện kinh nghiệm, tuổi tác và diện tích đất nuôi tôm của mình.
3.4 Những thuận lợi và khó khăn của nghề nuôi tôm thẻ và tôm sú ở tỉnh Bến Tre
Bảng 9 thể hiện những thuận lợi của mô hình nuôi tỉnh Bến Tre. Kết quả cho thấy người nuôi tôm
sú và tôm thẻ TC/BTC ở Bến Tre có nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội. Theo
kết quả điều tra cho thấy, các hộ nuôi tôm sú có các thuận lợi chủ yếu như có kinh nghiệm nuôi lâu
năm, sử dụng đất nhà để giảm chi phí nuôi, vị trí ao gần nguồn nước (từ 26,67% đến 63,33%). Còn
các yếu tố khác không đáng kể như cơ sở hạ tầng tiện nghi, vốn tự có, được tập huấn nhiều, kỹ thuật
tốt, nguồn nước sạch và thị trường ưa chuộng. Đối với những hộ nuôi tôm thẻ, thuận lợi của họ chủ
yếu là có kinh nghiệm lâu năm, được tập huấn nhiều, sử dụng đất nhà để giảm chi phí (từ 23,33%
đến 43,33%), còn lại các thuận lợi khác không đáng kể như vốn tự có, cơ sở hạ tầng hoàn thiện, vị
trí ao gần nguồn nước, kỹ thuật tốt, thị trường ưa chuộng, nguồn nước sạch và thời tiết thuận lợi.
Bảng 9: Thuận lợi của hai mô hình
Đơn vị: %

Diễn giải


Tôm thẻ (n=30)

Tôm sú (n=30)

Có kinh nghiệm lâu năm
Sử dụng đất nhà để giảm chi phí
Được tập huấn nhiều

43,33
23,33
40,00

63,33
30,00
6,67

Vốn tự có
Cơ sở hạ tầng hoàn thiện
Vị trí ao gần nguồn nước
Kĩ thuật tốt
Thị trường ưa chuộng
Nguồn nước sạch, vệ sinh
Thời tiết thuận lợi

16,67
13,33
6,67
13,33
13,33

6,67
6,67

13,33
10,00
26,67
6,67
3,33
6,67
0,00

Trung bình
(n=60)
53,33
26,67
23,33
15,00
11,67
11,67
10,00
8,33
6,67
3,33

Bên cạnh những thuận lợi người nuôi cũng gặp phải không ít những khó khăn trong quá trình nuôi.
Các khó khăn nhất hiện nay mà người nuôi tôm gặp phải trong hoạt động sản xuất của mình đó là
tình hình bệnh tôm đang diễn ra ngày càng phổ biến và mức độ nghiêm trọng ngày càng cao. Một
khi dịch bệnh xảy ra thì làm ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất, vì vậy cần phải chú trọng phòng
ngừa dịch bệnh ngay từ đầu, từ lúc cải tạo ao, cấp nước, con giống và thức ăn. Theo kết quả điều
tra, khó khăn chủ yếu của mô hình thâm canh tôm sú là dịch bệnh xảy ra thường xuyên, thời tiết

thất thường, nguồn nước ô nhiễm (từ 26,67% đến 46,67%), và 1 số khó khăn khác không đáng kể
như là cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện, xa nguồn con giống, thiếu vốn, giá cả biến động, vị trí ao
chưa thích hợp và đất nhiễm phèn. Đối với tôm thẻ, những khó khăn quan trọng như là dịch bệnh
xảy ra thường xuyên, thời tiết thất thường, nguồn nước ô nhiễm, cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện (từ
36,67% đến 96,67%) và các khó khăn khác không đáng kể như là xa nguồn con giống, thiếu vốn,
giá cả biến động, vị trí ao chưa thích hợp và đất nhiễm phèn.
11


Bảng 10: Khó khăn của mô hình nuôi tôm ở tỉnh Bến Tre
Đơn vị: %

Diễn giải

Tôm thẻ (n=30)

Tôm sú (n=30)

Dịch bệnh xảy ra thường xuyên
Thời tiết thất thường
Nguồn nước ô nhiễm
Cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện
Xa nguồn con giống
Thiếu vốn
Giá cả biến động
Vị trí ao chưa thích hợp

96,67
43,33
40,00

36,67
16,67
16,67
13,33
10,00

46,67
43,33
26,67
16,67
16,67
10,00
6,67
6,67

Đất nhiễm phèn

3,33

10,00

Trung bình
(n=60)
71,67
43,33
33,33
26,67
16,67
13,33
10,00

8,33
6,67

4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
4.1 Kết luận
Mô hình nuôi tôm thẻ TC/BTC ở Bến Tre được thả nuôi với mật độ cao, thời gian nuôi ngắn, kích cỡ
thu hoạch tương đối nhỏ, tỷ lệ sống cao vì thế năng suất cao hơn tôm sú. Vì thời gian nuôi tôm sú lâu
hơn tôm thẻ rất nhiều nên tổng lượng thức ăn của mô hình tôm sú cao hơn tôm thẻ với FCR lần lượt là
1,48 và 1,4.
Cơ cấu chi phí biến đổi trong nuôi tôm bình quân từ 93% đến 93,5%, trong đó chi phí thức ăn chiếm chủ
yếu. Tổng chi phí đầu tư của nuôi tôm thẻ cao hơn tôm sú, giá bán thấp hơn (do kích cỡ nhỏ hơn) nhưng
do năng suất cao hơn nên tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Mặc dù vậy, tôm thẻ là đối tượng nuôi có nhiều rủi
ro nên tỷ lệ số hộ thua lỗ cũng cao hơn.
Trong việc lựa chọn đối tượng tôm nuôi, phần lớn các hộ nuôi đều chuyển đổi qua lại giữa 2 đối tượng
nuôi, nhưng trong tương lai đối tượng tôm mà đa số các hộ hướng đến là tôm thẻ do thời gian nuôi
ngắn, năng suất cao, cho lợi nhuận lớn và cũng do xu hướng chung của vùng. Nghiên cứu cũng cho
thấy, đối với những yếu tố như kinh nghiệm càng ít năm hay tuổi của chủ hộ càng thấp, diện tích nuôi
với quy mô lớn thì đa số lựa chọn nuôi tôm thẻ. Từ kết quả mô hình, trong tương lai việc lựa chọn nuôi
tôm thẻ sẽ ngày càng phổ biến do tác động của biến diện tích nuôi có tác động mạnh hơn biến tuổi của
chủ hộ và số năm kinh nghiệm nuôi tôm.
4.2 Đề xuất


Những hộ nuôi tôm TC cần tham gia các lớp tập huấn do địa phương và cơ quan chuyên môn tổ
chức để nâng cao trình độ sản xuất, tiếp thu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản
xuất nhằm nâng cao năng suất và giảm CP đầu tư.



Có chính sách hỗ trợ vốn vay cho người nuôi và đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ

tầng như hệ thống thủy lợi, hệ thống điện, giao thông,… để đáp ứng nhu cầu sản xuất.



Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân thả nuôi đúng lịch thời vụ và chọn thời
vụ thích hợp cho từng vùng.



Phòng ngừa dịch bệnh và xử lí kịp thời khi có dịch bệnh xảy ra tránh lây lan diện rộng và bảo vệ
môi trường, xử lí tốt các chất thải trong quá trình nuôi trước khi thải ra ngoài.

12




Chính quyền địa phương cần đưa ra mùa vụ thích hợp cho chủ hộ về từng đối tượng tôm nuôi,
có diện tích quy hoạch cụ thể, truyền đạt tư vấn những thuận điểm tích cực, tiêu cực khi người
dân chuyển đổi đối tượng tôm nuôi gây mất cân bằng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đàm Thị Phong Ba, 2007. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ tôm sú ở ĐBSCL. Luận
văn cao học chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp, Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Cần
Thơ
Lê Xuân Sinh, Đỗ Minh Chung, Nguyễn Thanh Toàn và Nguyễn Thị Kim Quyên, 2011; Phân tích chuỗi giá
trị tôm sú (Penaneus monodon) ở đồng bằng song Cửu Long. Kỷ yếu hội nghị khoa học thủy sản lần
4. Đại học Cần Thơ. Trang 524-536.
Lê Xuân Sinh, Đỗ Minh Chung, Phan Thị Ngọc Khuyên và Từ Thanh Truyền, 2006. Tác động về mặt xã hội
của hoạt động nuôi trồng thủy sản mặn lợ, ven biển Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí khoa học,

quyển 2, Đại học Cần Thơ.
NACA, 2006. Evaluation of the impact of the Indian Ocean tsumani and US anti-dumping tuties on the
shrimp farming secter of South and South-East Asia. 74pp.
Nguyễn Sỹ Minh, năm 2012. Đánh giá hiệu quả sản xuất của các mô hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng
thâm canh ở kiên giang. Luận văn tốt nghiệp cao học ngành nuôi trồng thủy sản
Nguyễn Thanh Long và Huỳnh Văn Hiền, 2012. So sánh hiệu quả đầu tư nuôi thâm canh tôm sú và tôm thẻ
chân trắng ở Bến Tre. Tạp chí Thương mại thủy sản, số 155.
Nguyễn Thanh Long và Nguyễn Thanh Phương, 2010. Phân tích khía cạnh kinh tế và kĩ thuật của các mô
hình nuôi thủy sản ven biển ở tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học, Đại học Cần Thơ 2010:14 222-232.
Nguyễn Thành Phước, 2005. Ảnh hưởng của mật độ lên năng suất và hiệu quả kinh tế trong ao nuôi tôm
thâm canh ở huyện Kiên Lương và thị xã Hà Tiên tỉnh Kiên giang. Luận văn thạc sĩ chuyên ngành
Nuôi trồng thủy sản, Đại học Cần Thơ. 41 trang.
Nguyễn Thanh Phương, Vũ Nam Sơn, Võ Văn Bé, 2008. Phân tích các khía cạnh kỹ thuật và kinh tế của mô
hình nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh rải vụ ở tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học Trường
Đại học Cần Thơ 2008, số chuyên đề thủy sản, quyển 2. ISSN: 1859-2333. Trang 157-167.
Nguyễn Văn Re, 2013. So sánh hiệu quả tài chính của mô hình nuôi thâm canh và bán thâm canh tôm sú
(Penaeus Monodon) với tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) ở tỉnh Bến Tre, Luận văn tốt nghiệp
chuyên ngành Kinh tế thủy sản, Đại học Cần Thơ.
Sở Công thương Bến Tre, 2013. Tổng quan về Bến Tre, 2013
truy cập ngày 25/1/2015
Thế
Đạt,
2011;
Sản
lượng
TCT

ĐBSCL
vượt
57%.

Trang
web
/>truy cập ngày 15/4/2015
Tổng cục thống kê, 2013. Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản, 2013
truy cập ngày 18/1/20015
Tổng cục thống kê, 2014. Tình hình kinh tế - xã hội năm 2014
truy cập ngày 17/1/2015
Tổng cục thủy sản, 2014. Tình hình sản xuất, xuất khẩu thủy sản 9 tháng đầu năm 2014, 2014
truy cập ngày 25/1/2015
Trần Thị Thanh Hiền, 2004. Ảnh hưởng của việc bổ sung một số nguồn lipid và vitamin C lên chất lượng
tôm mẹ và ấu trùng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii deMan, 1979). Luận án tiến sĩ
Nông nghiệp. Trường Đại học Thủy Sản.
13


PHỤ LỤC
Phụ lục 01: Bảng phỏng vấn mô hình nuôi TC/BTC tôm sú và tôm thẻ

BẢNG PHỎNG VẤN MÔ HÌNH NUÔI TÔM

Mẫu số:.................

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ NÔNG HỘ
1.1 Họ tên đáp viên:……............................................. 1.2 Tuổi…......... 1.3 Giới tính: 1= Nam; 0= Nữ
1.4 Trình độ văn hoá: 0= Mù chữ; 1= Cấp I; 2= Cấp II; 3= Cấp III; 4= TC; 5=CĐ; 6= ĐH; 7= Cao hơn
1.5 Địa chỉ:.....................................................................1.6 ĐT:……………………….………….
1.7 Đối tượng nuôi: 1= Tôm sú; 0= Tôm thẻ
1.8 Lực lượng lao động
Lao động
Đvt

Giá trị
Tổng số người trong gia đình

người

Tổng số lao động trong gia đình

người

Số lao động trong gia đình tham gia mô hình

người

Lao động thuê thường xuyên:


Số lao động thuê thường xuyên cho mô hình



Tổng số tháng nhân công thuê mướn thêm



Tiền lương trả trung bình cho một nhân công

người
tháng/vụ
ngàn đồng/tháng


Lao động thuê thời vụ:


Số lao động thuê thời vụ thêm cho mô hình



Tổng số ngày nhân công thuê mướn thêm



Tiền lương trả trung bình cho một nhân công

người
ngày/vụ
ngàn đồng/ngày

1.9 Năm bắt đầu thực hiện mô hình này: (năm nào?)………………………………….
1.10 Số năm có kinh nghiệm trong NTTS của chủ hộ:. …..............(năm)
1.11 Nguồn thông tin phục vụ sản xuất: (1) kinh nghiệm; (2) TV/đài; (3) tài liệu khuyến ngư; (4) tập huấn;(5)
sách/báo, tạp chí chuyên ngành; (6) tham quan; (7) nông dân khác; (8) khác ……….…………………

II. KHÍA CẠNH KỸ THUẬT
2.1 Tổng diện tích NTTS (toàn bộ): …………..........m2/hộ
2.2 Diện tích nuôi tôm:................................................m2/hộ
2.3 Số ao nuôi:..............................ao
2.4 Diện tích trung bình ao:........................... m2/ao
2.5 Độ sâu:…………………….. mét
2.6 Số vụ nuôi trong năm: ….................….. vụ/năm
2.7 Tháng bắt đầu thả - mùa vụ chính (âm lịch):.................................

2.8 Tháng thu hoạch - mùa vụ chính (âm lịch):..................................
2.10 Thông tin chung về kỹ thuật nuôi:
Kỹ thuật
Đvt
Giá trị
Thời gian nuôi
Tần suất thay nước
Mật độ thả
Kích cỡ con giống thả

số ngày/vụ
lần/ngày
con/m2
m.m
14


Nguồn giống

0= Tự sản xuất; 1= Mua trong tỉnh; 2= Mua ngoài tỉnh

Mã hóa

Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR)
Số lần cho ăn trong ngày
Thu hoạch

lần
Đvt


Phương pháp thu
Sản lượng thu hoạch

Mã hóa
Kg/vụ

Kích cỡ trung bình khi thu hoạch

con/Kg

Tỉ lệ sống

Giá trị
0= Mất trắng; 1= Thu toàn bộ 1 lần; 2= thu tỉa; 3= khác

%

III. KHÍA CẠNH TÀI CHÍNH
3.1 Chi phí cố định (Định phí)
Nội dung

Giá trị (triệu đồng)

Số năm có thể sử dụng (năm)

Đất sản xuất/ Đào ao
Chi phí thuê đất (nếu có)
Xây dựng cống, hệ thống cấp thoát
nước
Xây nhà phục vụ SX

Mua thiết bị, máy móc
Ghe xuồng, xe phục vụ SX
Khác 1:…………………
Khác 2: …………………
3.2 Chi phí biến đổi/vụ (Biến phí/vụ)
Nội dung

Đvt

Chi phí sửa chữa nhỏ

triệu đồng

Chi phí cải tạo

triệu đồng

Giá con giống

đồng/con

Chi phí kiểm dịch con giống
Tổng chi phí con giống

triệu đồng

Tổng chi phí cho thức ăn

triệu đồng


Tổng chi phí thuốc và hóa chất

triệu đồng

Tổng chi phí điện

triệu đồng

Tổng chi phí nhiên liệu (xăng, dầu..)

triệu đồng

Tổng chi phí nhân công

triệu đồng
15

Giá trị


Tổng số tiền vay ngân hàng

triệu đồng

Tổng chi phí tiền lãi ngân hàng
Chi phí khác: ……………………

triệu đồng

3.3 Tổng thu hoạch và hình thức tiêu thụ

Nội dung

Đvt

Tổng sản lượng

Giá trị

Kg
đồng/kg

Giá bán trung bình
Tổng thu

triệu đồng

Tiêu thụ trong gia đình (Để ăn)

Kg

Tự chế biến (như làm khô…)

Kg

Bán trực tiếp cho người tiêu thụ trực tiếp

Kg

Bán cho vựa hay người thu mua


Kg

Bán cho nhà máy chế biến thủy sản

Kg

Hình thức tiêu thụ khác
……………………….…….

Kg

IV. ĐỐI TƯỢNG TÔM NUÔI CỦA MÔ HÌNH TC/BTC
4.1 Xin ông bà cho biết ông bà đã từng chuyển đổi đối tượng nuôi chưa? 1= Có; 0= Không
4.2 Số lần chuyển đổi (nếu có):............................................................................................................
4.3 Lý do ông bà chọn đối tượng tôm nuôi này (các yếu tố xếp theo thứ tự từ cao đến thấp):
a. ………………………………………………………………………………… ..............................
b. ………………………………………………………………………………… ..............................
c. ………………………………………………………………………………… ..............................
4.4 Lý do ông bà không chọn đối tượng tôm nuôi còn lại (các yếu tố xếp theo thứ tự từ cao đến thấp):
a. ………………………………………………………………………………… ...............................
b. ………………………………………………………………………………… ...............................
c. ………………………………………………………………………………… ...............................
4.5 Dự định về đối tượng nuôi của ông bà trong tương lai?
1= Giữ nguyên mô hình đang nuôi; 2= Chuyển sang nuôi tôm thẻ (hoặc tôm sú)
4.6 Các điều kiện nào ảnh hưởng đến khả năng chọn lựa đối tượng tôm nuôi của ông bà?
a. ………………………………………………………………………………… ...............................
b. ………………………………………………………………………………… ...............................
c. ………………………………………………………………………………… ................................
V. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
5.1 Xin ông bà nêu những thuận lợi khi thực hiện mô hình này (xếp theo thứ tự từ cao đến thấp)

 ………………………………………………………… .................................................................
 …………………………………………………………………………………..............................
 ……………………………………………………………………….........................................…
16


5.2 Xin ông bà nêu những khó khăn khi thực hiện mô hình này (xếp theo thứ tự từ cao đến thấp)
 ……………………………………………………………………………...................................
 ………………………………………………………………………............................................
 ………………………………………………………………..........................................………..
5.3 Ông bà có đề xuất gì để hỗ trợ ông bà thực hiện mô hình này được tốt hơn.
 ……………………………………………………………………….............................................
 ………………………………………………………….................................................................
 ………………....................................................................…………………………………..........
Xin cám ơn sự giúp đỡ của ông/bà.

…… Ngày………..tháng……. năm 2015

Người được phỏng vấn

Người phỏng vấn

Phụ lục 02: Số lần chuyển đổi đối tượng tôm nuôi của chủ hộ
Group Statistics
Doi tuong
dang nuoi

N

Mean


Std. Deviation

Std. Error
Mean

0a

.

.

.

15

1.5333

.83381

.21529

22

1.9091

.92113

.19639


Tom su
0
.
.
a. t cannot be computed because at least one of the groups is empty.

.

So lan chuyen doi Tom the
Tom su
So lan chuyen doi Tom the

a

Phụ lục 03: Giá trị Sig. của toàn mô hình chạy hồi quy Binary Logistic
Omnibus Tests of Model Coefficients
Chi-square
Step 1

Df

Sig.

Step

59.347

3

.000


Block

59.347

3

.000

Model
59.347
3
.000
Phụ lục 04: Giá trị thể hiện sự phù hợp của mô hình
Model Summary
Step

-2 Log
likelihood

Cox & Snell R Nagelkerke R
Square
Square

1
23.831a
.628
.837
Phụ lục 05: Mức độ dự đoán chính xác của mô hình
Classification Tablea

Predicted
Doi tuong dang nuoi
Observed
Step 1

Tom the

Doi tuong dang nuoi Tom the
Tom su

Overall Percentage
a. The cut value is .500

Tom su

Percentage
Correct

28

2

93.3

2

28

93.3
93.3


17


Classification Tablea
Predicted
Doi tuong dang nuoi
Observed
Step 1

Tom the

Doi tuong dang nuoi Tom the
Tom su

Percentage
Correct

Tom su

28

2

93.3

2

28


93.3

Overall Percentage

93.3

Phụ lục 06: Mối tương quan giữa các biến khi chạy hồi quy Binary Logistic
Variables in the Equation
95.0% C.I.for EXP(B)
B
Step 1a

Q1.10

S.E.

Wald

Df

Sig.

Exp(B)

Lower

Upper

.814


.244

11.162

1

.001

2.257

1.400

3.639

Q2.2

-2.246

.367

10.893

1

.001

-5.239

.999


1.239

Q1.2

.072

.032

4.960

1

.005

.931

.874

.991

Constant
.713
1.779
.161
a. Variable(s) entered on step 1: Q1.10, Q2.2, Q1.2.

1

.689


2.039

18



×