Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

phân tích thực trạng sử dụng trấu và mức độ chấp nhận lắp đặt hệ thống ép củi trấu của các nhà máy xay xát tại quận thốt nốt, thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 81 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRẦN THỊ PHƢƠNG HỒNG THÚY

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG
TRẤU VÀ MỨC ĐỘ CHẤP NHẬN LẮP ĐẶT
HỆ THỐNG ÉP CỦI TRẤU CỦA CÁC NHÀ
MÁY XAY XÁT TẠI QUẬN THỐT NỐT,
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành KINH TẾ TÀI NGUYÊN – THIÊN NHIÊN
Mã số ngành: 52850102

05 - 2015


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRẦN THỊ PHƢƠNG HỒNG THÚY
MSSV: 4115257

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG
TRẤU VÀ MỨC ĐỘ CHẤP NHẬN LẮP ĐẶT
HỆ THỐNG ÉP CỦI TRẤU CỦA CÁC NHÀ
MÁY XAY XÁT TẠI QUẬN THỐT NỐT,
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Ngành KINH TẾ TÀI NGUYÊN – THIÊN NHIÊN
Mã số ngành: 52850102
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
T.S NGÔ THỊ THANH TRÚC

05 - 2015


LỜI CẢM TẠ
Trong quá trình học tập tại trƣờng Đại học Cần Thơ, em đã đƣợc quý
Thầy, Cô truyền đạt nhiều kiến thức bổ ích, nhất là những kiến thức chuyên
ngành để làm hành trang bƣớc vào cuộc sống sau này. Em xin chân thành cảm
ơn sự chỉ dạy tận tình của quý Thầy, Cô rất nhiều!
Con xin cảm ơn Cha, Mẹ đã động viên và ủng hộ để con có thể hoàn
thành luận văn tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn Cô Ngô Thị Thanh Trúc đã trực tiếp hƣớng
dẫn, giúp đỡ và truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho em trong suốt thời gian
thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn sự hỗ trợ và động viên của các bạn cùng lớp trong quá trình
thực hiện đề tài.
Chân thành cảm ơn các cô (chú), anh (chị) phòng Kinh tế quận Thốt Nốt
đã cung cấp số liệu để em có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Chân thành cảm ơn các cô (chú), anh (chị) ở 5 phƣờng tại quận Thốt
Nốt,tỉnh Cần Thơ đã giúp đỡ em trong quá trình đi phỏng vấn các nhà máy
xay xát.
Xin cảm ơn sự giúp đỡ của các nhà máy xay xát trên địa bàn quận Thốt
Nốt, Thành Phố Cần Thơ đã nhiệt tình cung cấp thông tin để em hoàn thành
bài nghiên cứu này.
Do kiến thức còn hạn chế nên luận văn sẽ không tránh khỏi những sai
sót. Vì vậy em rất kính mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy/Cô

và các Anh/Chị cùng các bạn để luận văn của em hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm …..
Ngƣời thực hiện
Trần Thị Phƣơng Hồng Thúy

I


TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm …..
Ngƣời thực hiện
Trần Thị Phƣơng Hồng Thúy

II


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................

.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
..................................................................................
Cần thơ, ngày … tháng … năm 2015
Thủ trƣởng đơn vị
(ký tên và đóng dấu)

III


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm tạ .......................................................................................................... i
Trang cam kết.................................................................................................... ii
Nhận xét của cơ quan thực tập .........................................................................iii
Mục lục ............................................................................................................iv
Danh sách bảng ................................................................................................vii
Danh sách hình .................................................................................................ix
Danh sách từ viết tắt.........................................................................................x
Chƣơng 1: GIỚI THIỆU .................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ............................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 2

1.2.1 Mục tiêu chung ....................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể........................................................................................ 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 2
1.3.1 Phạm vi không gian ................................................................................ 2
1.3.2 Phạm vi thời gian .................................................................................... 2
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................. 2
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 3
2.1 Cơ sở lí luận ............................................................................................... 3
2.1.1 Nguồn gốc của trấu ................................................................................. 3
2.1.2 Hiện trạng sử dụng trấu ở Việt Nam ....................................................... 4
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................... 12
2.2.1 Mô tả vùng nghiên cứu ......................................................................... 12
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu ................................................................ 12
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu .............................................................. 13
Chƣơng 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ QUẬN THỐT NỐT, THÀNH
PHỐ CẦN THƠ ............................................................................................... 15
3.1 Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 15
IV


3.1.1 Vị trí địa lý ............................................................................................ 15
3.1.2 Khí hậu.................................................................................................. 16
3.1.3 Sông ngòi, kênh gạch............................................................................ 16
3.1.4 Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên quận
Thốt Nốt ........................................................................................................... 17
3.2 Điều kiện kinh tế - văn hóa xã hội........................................................... 17
3.2.1 Điều kiện kinh tế ................................................................................... 17
3.2.2 Cơ cấu ngành nghề ............................................................................... 18
3.2.3 Điều kiện văn hóa – xã hội ................................................................... 18
3.2.4 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trƣờng .................. 20

3.3 Tình hình sản xuất lúa và sử dụng trấu tại quận Thốt Nốt giai đoạn 20122014 ................................................................................................................. 21
3.3.1 Tình hình sản xuất lúa tại quận Thốt Nốt giai đoạn 2012-2014 ........... 21
3.3.2 Thực trạng sử dụng trấu tại quận Thốt Nốt giai đoạn 2012-2014 ........ 24
Chƣơng 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TRẤU VÀ MỨC ĐỘ
CHẤP NHẬN LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ÉP CỦI TRẤU CỦA CÁC NHÀ MÁY
XAY XÁT TẠI QUẬN THỐT NỐT, THÀNH PHỐ CẦN THƠ .................. 25
4.1 Mô tả đối tƣợng nghiên cứu .................................................................... 25
4.1.1 Thông tin chung của đáp viên đƣợc phỏng vấn .................................... 25
4.1.2 Thông tin chung của các nhà máy xay xát tại quận Thốt Nốt .............. 27
4.2 Tình hình sử dụng trấu của các nhà máy xay xát tại quận Thốt Nốt, thành
phố Cần Thơ .................................................................................................... 30
4.2.1 Sơ lƣợc về hoạt động xay xát của các nhà máy tại quận Thốt Nốt ...... 30
4.2.2 Lƣợng trấu của các nhà máy xay xát tại quận Thốt Nốt năm 2014 –
2015 .............................................................................................................. 34
4.2.3 Thuận lợi và khó khăn khi tiêu thụ trấu của nhà máy .......................... 38
4.3 Tình hình sản xuất và sử dụng củi trấu ép của các nhà máy xay xát tại
quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ ................................................................. 39
4.3.1 Hoạt động kinh doanh của các nhà máy đã lắp đặt hệ thống ép củi trấu
tại quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ ............................................................ 39
4.3.2 Thuận lợi và khó khăn khi sản xuất củi trấu ép .................................... 40
V


4.3.3 Tình hình sử dụng củi trấu ép của các nhà máy tại quận Thốt Nốt, thành
phố Cần Thơ ..................................................................................................... 41
4.3.4 Phân tích mức độ chấp nhận lắp đặt hệ thồng ép củi trấu của các nhà
máy xay xát tại quận Thốt nốt, thành phố Cần Thơ......................................... 42
4.4 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng trấu và mức độ chấp nhận lắp đặt
hệ thống ép củi trấu tại các nhà máy xay xát tại quận Thốt Nốt, thành phố Cần
Thơ ................................................................................................................... 44

4.4.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng trấu tại các nhà máy xay xát tại
quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ ................................................................. 44
4.4.2 Giải pháp nâng cao mức độ chấp nhận lắp đặt hệ thống ép củi trấu tại
các nhà máy xay xát tại quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ........................... 45
Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 49
5.1 Kết luận .................................................................................................... 49
5.2 Kiến nghị ................................................................................................. 49
5.2.1 Đối với chính phủ ................................................................................. 49
5.2.2 Đối với chính quyền địa phƣơng và các ban ngành có liên quan ......... 50
5.2.3 Đối với các nhà máy xay xát ................................................................. 50
5.2.4 Đối với các nhà máy xay xát có sản xuất sản phẩm củi trấu ép ........... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 52
PHỤ LỤC 1 ..................................................................................................... 53
PHỤ LỤC II ..................................................................................................... 67

VI


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Thành phần hóa học của vỏ trấu ........................................................ 3
Bảng 2.2 Cơ cấu sản phẩm của quá trình xay xát .............................................. 4
Bảng 2.3 Thuận lợi và khó khăn khi sử dụng củi và than trấu .......................... 6
Bảng 2.4 Bảng so sánh các loại nhiên liệu khi sử dụng cùng một lò hơi .......... 7
Bảng 2.5 Số nhà máy xay xát phân theo phƣờng thuộc quận Thốt Nốt, TP Cần
Thơ ................................................................................................................... 12
Bảng 3.1 Diện tích đất nông nghiệp phân theo loại cây trồng của quận Thốt
Nốt, TP Cần Thơ năm 201421
Bảng 3.2 Kết quả tình hình sản xuất lúa của quận Thốt Nốt trong 3 năm (20122014) ................................................................................................................ 22
Bảng 3.3 Lịch thời vụ tại quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ ................................... 23

Bảng 4.1 Thông tin đáp viên tại quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ ........................ 26
Bảng 4.2 Diện tích các nhà máy xay xát tại quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ ...... 27
Bảng 4.3 Tỷ lệ các loại hình hoạt động của các nhà máy tại quận Thốt Nốt, TP
Cần Thơ ........................................................................................................... 28
Bảng 4.4 Số lao động cố định ở các nhà máy tại quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ
......................................................................................................................... 28
Bảng 4.5 Số lao động thuê phân theo thời vụ ở các nhà máy tại quận Thốt Nốt,
TP Cần Thơ ...................................................................................................... 29
Bảng 4.6 Sản lƣợng lúa xay xát phân theo thời vụ của các nhà máy tại quận
Thốt Nốt, TP Cần Thơ ..................................................................................... 31
Bảng 4.7 Hoạt động xay xát của các nhà máy tại quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ
......................................................................................................................... 32
Bảng 4.8 Giá xay xát lúa của các nhà máy tại quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ ... 33
Bảng 4.9 Lƣợng trấu phân theo vụ của các nhà máy tại quận Thốt Nốt, TP Cần
Thơ ................................................................................................................... 34
Bảng 4.10 Tỷ lệ các đối tƣợng thu mua trấu tại các nhà máy tại quận Thốt Nốt,
TP Cần Thơ ...................................................................................................... 36
Bảng 4.11 Giá bán trấu của các nhà máy phân theo vụ tại quận Thốt Nốt, TP
Cần Thơ ........................................................................................................... 37
VII


Bảng 4.12 Doanh thu bán trấu của các nhà máy xay xát tại quận Thốt Nốt, TP
Cần Thơ ............................................................................................................ 37
Bảng 4.13 Tỷ lệ các loại củi trấu ép của các nhà máy tại quận Thốt Nốt, TP
Cần Thơ ............................................................................................................ 39
Bảng 4.14 Nguyên nhân các nhà máy vẫn chƣa sử dụng củi trấu ép tại quận
Thốt Nốt, TP Cần Thơ ..................................................................................... 41
Bảng 4.15 So sánh hiệu quả kinh tế giữa các hình thức tiêu thụ trấu của các
nhà máy xay xát tại quận Thốt nốt, TP Cần Thơ ............................................. 44


VIII


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Củi cây (củi thanh).............................................................................. 8
Hình 2.2 Củi đập (củi băm) ............................................................................... 8
Hình 2.3 Củi viên ............................................................................................... 9
Hình 2.4 Củi 6cm ............................................................................................... 9
Hình 3.1 Bản đồ hành chính quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ .............................. 15
Hình 4.1 Tỷ lệ giới tính của đáp viên tại quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ ........... 25
Hình 4.2 Tỉ lệ trình độ học vấn đáp viên tại quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ ...... 26
Hình 4.3 Quy trình xay xát lúa của các nhà máy ............................................. 30
Hình 4.4 Tỷ lệ đối tƣợng mang lúa đến nhà máy xay xát tại quận Thốt Nốt, TP
Cần Thơ ........................................................................................................... 32
Hình 4.5 Tỷ lệ hình thức sử dụng trấu tại các nhà máy tại quận Thốt Nốt, TP
Cần Thơ ........................................................................................................... 35
Hình 4.6 Tổng lƣợng trấu tiêu thụ tại các nhà máy tại quận Thốt Nốt, thành
phố Cần Thơ .................................................................................................... 36
Hình 4.7 Tỷ lệ các đối tƣợng mua củi trấu ép của các nhà máy tại quận Thốt
Nốt, TP Cần Thơ .............................................................................................. 40
Hình 4.8 Sơ đồ quy trình sản xuất củi trấu ...................................................... 42
Hình 4.9 Số nhà máy lắp đặt dây chuyền ép củi trấu tại quận Thốt Nốt, TP Cần
Thơ ................................................................................................................... 42
Hình 4.10 Mức độ chấp nhận lắp đặt dây chuyền ép củi trấu của các nhà máy
tại quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ ...................................................................... 43

IX



DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL

:

Đồng bằng sông Cửu Long

CBG

:

Chế biến gạo

CBLT

:

Chế biến lƣơng thực

ĐBSH

:

Đồng bằng sông Hồng

DNTN

:


Doanh nghiệp tƣ nhân

TP

:

Thành phố

XK

:

Xuất khẩu

X


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1

ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Nông nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển
kinh tế ở Việt Nam, đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và
Đồng bằng Sông Hồng (ĐBSH). Trong đó, ĐBSCL là vùng canh tác lúa lớn
nhất nƣớc ta hiện nay, mỗi năm lƣợng lúa sản xuất và xuất khẩu lên đến hàng
triệu tấn. Theo Tổng cục thống kê, năm 2013, sản lƣợng lúa vùng ĐBSCL đạt
24.993 triệu tấn, tăng 673.000 tấn so năm 2012, chiếm 56,7% sản lƣợng lúa cả
nƣớc. Để có đƣợc kết quả đó ngoài sự nỗ lực của ngƣời nông dân thì các nhà

máy xay xát cũng đƣợc xem nhƣ là một trong những nhân tố góp phần đƣa
nƣớc ta luôn nằm trong tốp các quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Tuy
nhiên, sản lƣợng gạo thành phầm càng tăng thì phụ phẩm ra đời càng nhiều, cụ
thể là vỏ trấu. Đó là một vấn đề nan giải vì lƣợng trấu thải ra thì lớn nhƣng
việc tận dụng lại không đáng kể. Mặt dù công dụng của trấu đã đƣợc chứng
minh là có thể dùng trong sản xuất điện, ủ men phân sinh học, phụ gia sản
xuất xi măng…
Theo thời gian đời sống con ngƣời ngày càng phát triển. Hiện nay, các
nhà máy xay xát đã từ bỏ thói quen đốt bỏ hay thải trấu xuống sông. Thay vào
đó họ ép trấu thành củi hoặc bán cho các đối tƣợng có nhu cầu sử dụng. Tuy
nhiên vì các lò sấy, lò nung vẫn sử dụng trấu thô làm chất đốt chủ yếu, do đó
thải ra một lƣợng lớn khí thải gây ô nhiễm môi trƣờng trầm trọng, đang đƣợc
công chúng và các nhà quản lý môi trƣờng quan tâm tìm cách xử lý.
Để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trƣờng do khí thải từ các lò sấy, lò
nung các nhà khoa học đã nghiên cứu và đƣa vào sản xuất thực nghiệm củi
trấu ép nhằm thay thế cho nguồn nhiên liệu trấu thô hiện tại. Mô hình này vừa
mang lại hiệu quả kinh tế cao vừa giúp giảm bớt lƣợng trấu phế phẩm, góp
phần bảo vệ môi trƣờng. Tuy nhiên, do mô hình còn mang tính mới, công
nghệ còn hạn chế nên chƣa đƣợc nhiều doanh nghiệp áp dụng.
Xuất phát từ thực tiễn trên đã đƣa ra yêu cầu thực hiện đề tài “Phân tích
thực trạng sử dụng trấu và mức độ chấp nhận lắp đặt hệ thống ép củi
trấu của các nhà máy xay xát tại quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ”
nhằm hiểu rõ hơn về tình hình trấu hiện nay. Từ đó đề xuất giải pháp nâng cao
mức độ chấp nhận lắp đặt hệ thống máy ép củi trấu nhằm giúp cho các nhà
máy sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên phong phú này. Góp phần bào vệ
môi trƣờng và sức khỏe cộng đồng.
1


1.2


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích thực trạng sử dụng trấu và mức độ chấp nhận lắp đặt hệ thống
ép củi trấu của các nhà máy xay xát tại quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ nhằm đề
xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng trấu của những nhà máy này.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng sử dụng trấu của các nhà máy xay xát tại quận
Thốt Nốt, TP Cần Thơ.
- Phân tích mức độ chấp nhận lắp đặt hệ thống ép củi trấu ép tại các nhà
máy xay xát tại quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng trấu và nâng cao
mức độ chấp nhận lắp đặt hệ thống ép củi trấu tại các nhà máy xay xát tại quận
Thốt Nốt, TP Cần Thơ.
1.3

PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi không gian
Đề tài đƣợc thực hiện tại quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ.
1.3.2 Phạm vi thời gian

- Đề tài đƣợc thực hiện trong thời gian 4 tháng từ tháng 1/2015 đến tháng
5/2015.
- Số liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài đƣợc thu thập từ năm 2009 – 2014.
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Các nhà máy xay xát trên địa bàn quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ.

2



CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1

CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1.1 Nguồn gốc của trấu

Lúa là một trong những loại cây lƣơng thực chính hàng đầu thế giới. Lúa
cung cấp hơn 1/5 toàn bộ lƣợng calo tiêu thụ bởi con ngƣời. Nó là loài thực
vật sống một năm, có thể cao tới 1 - 1,8 m, đôi khi cao hơn, với các lá mỏng,
hẹp bản (2 - 2,5 cm) và dài 50 - 100 cm. Các hoa nhỏ tự thụ phấn mọc thành
các cụm hoa phân nhánh cong hay rủ xuống, dài 30 - 50 cm. Sản phẩm thu
đƣợc từ cây lúa là thóc. Sau khi xát bỏ lớp vỏ ngoài thu đƣợc sản phẩm chính
là gạo và các phụ phẩm là cám và trấu (Vũ Thị Bách, 2010).
Trấu là lớp vỏ ngoài cùng của hạt lúa đƣợc tách ra trong quá trình xây
xát. Trong vỏ trấu chƣa 75% chất hữu cơ dễ bay hơi sẽ cháy trong quá trình
đốt, khoảng 25% còn lại chuyển thành tro (Nagrale, S. D và cộng sự, 2012).
Thành phần chính của vỏ trấu gồm có: Cellulose (25% - 35%), Lignin (26 31%), hemicelluloses (18 - 21%), silica (15 - 17%), solubles (2 - 5%), ngoài ra
có thêm thành phần khác nhƣ Nitơ và chất vô cơ (Ludueña và cộng sự, 2011).
Bảng 2.1: Thành phần hóa học của vỏ trấu
Thành phần

SiO2

Al2O3

Fe2O3

CaO


MgO

K2O

Na2O

KMN

Hàm lƣợng
(%)

90,21

0,68

0,74

1,41

0,59

2,38

0,25

3,12

Nguồn: Vũ Thị Bách, 2010


Quan sát Bảng 2.1 ta thấy trong vỏ trấu, SiO2 chiếm trên 90%, đây là chất
đƣợc dùng cho nhiều lĩnh vực nhƣ sơn, chống thấm, mỹ phẩm, dƣợc phẩm, vi
tính… Trong đó, sơn Nano composite có khả năng cản sát thƣơng tốt đồng
thời có thể giảm 60 đến 70% trọng lƣợng của áo chống đạn giúp ngƣời sử
dụng dễ thao tác. Mặc khác, vật liệu chống đạn từ vỏ trấu không độc hại với
ngƣời mặc (Mai Vọng, 2015).

3


Các phụ phẩm chính của ngành sản xuất lúa gạo gồm có tấm, trấu và cám
gạo. Theo tính toán, lúa sau khi xay cám sẽ chiếm 10% và gạo chiếm tỷ lệ cao
nhất (60%) kế đến là trấu chiếm khoảng 20%.
Bảng 2.2: Cơ cấu sản phẩm của quá trình xay xát
Sản phẩm

Tỷ lệ %

Gạo lức thành phẩm

60,0

Trấu

20,0

Tấm ½

3,3


Tấm ¾

1,7

Cám khô

7,9

Cám ƣớt

4,7

Gạo lẫn thóc

1,0

Hao hụt

1,3

Tổng

100,0
Nguồn: Đề án bảo vệ môi trường DNTN Thành Lợi, 2013

2.1.2 Hiện trạng sử dụng trấu ở Việt Nam
Vỏ trấu có nhiều tại ĐBSCL và ĐBSH, hai vựa lúa chính của cả nƣớc.
Do đó, hàng năm, sau mỗi vụ mùa, lƣợng trấu thải ra môi trƣờng rất lớn, nếu
không có biện pháp sử dụng hiệu quả sẽ dẫn đến lãng phí nguồn nguyên liệu
dồi dào này và ô nhiễm là điều không tránh khỏi.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, trấu đã đƣợc nhiều ngƣời chọn sử
dụng làm nhiên nguyên liệu phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh và
sinh hoạt trong gia đình. Giá trị của trấu ngày càng đƣợc nâng cao, dẫn đến
nguồn doanh thu chủ yếu của các nhà máy xay xát lúa gạo hiện nay chính là từ
việc bán trấu, hằng năm doanh thu có thể lên đến hàng trăm triệu. Do vậy, việc
sử dụng hợp lí các phế phẩm nông nghiệp không chỉ có thể thu đƣợc lợi nhuận
mà còn góp phần bảo vệ môi trƣờng và sức khỏe cộng đồng.
2.1.2.1 Dùng làm chất đốt
Từ lâu, vỏ trâu đã là một loại chất đốt rất quen thuộc với nông dân, đặc
biệt là bà con nông dân ở vùng ĐBSCL. Chất đốt từ vỏ trấu đƣợc sử dụng rất
nhiều trong cả sinh hoạt (nấu ăn, nấu thức ăn gia súc) và sản xuất (làm gạch,
sấy lúa) nhờ những ƣu điểm sau: Trấu có khả năng cháy và sinh nhiệt tốt do
thành phần có 75% là chất xơ: 1kg trấu khi đốt sinh ra 3400 Kcal bằng 1/3
năng lƣợng đƣợc tạo ra từ dầu. Nguyên liệu trấu có các ƣu điểm nổi bật khi sử
dụng làm chất đốt: vỏ trấu sau khi xay xát ở dạng rất khô, nhỏ và rời, tơi xốp,
4


nhẹ, vận chuyển dễ dàng. Thành phần là chất xơ cao phân tử nên rất khó cho
vi sinh vật sử dụng nên việc bảo quản, tồn trữ là rất dễ dàng và chi phí thấp.
Chính vì những lí do trên mà trấu đƣợc ngƣời dân sử dụng làm chất đốt. Trong
sinh hoạt ngƣời dân đã thiết kế một lò chuyên nấu nƣớng với nguyên liệu là
trấu. Lò này có ƣu điểm là lƣợng lúa cháy rất nóng và đều, giữ nhiệt tốt và lâu.
Đối với sản xuất tiểu thủ công nghiệp và chăn nuôi trấu cũng đƣợc sử
dụng thƣờng xuyên. Thông thƣờng trấu đƣợc dung trong việc nấu thức ăn cho
cá, nấu rƣợu và một lƣợng trấu đƣợc sử dụng rộng rãi trong các lò nung sản
xuất gạch tại khu vực ĐBSCL (Trần Quảng Minh, 2014).
2.1.2.2 Ép thành củi trấu
Củi trấu là 1 dạng năng lƣợng tái sinh, chi phí thấp và thay thế đƣợc than
đá trong các lò hơi, dùng củi trấu sẽ giảm chi phí xử lý môi trƣờng và tăng tuổi

thọ của thiết bị lò hơi. Lâu nay, nói đến nguồn nhiên liệu dùng trong công
nghiệp, mọi ngƣời thƣờng nghĩ đến dầu, than đá. Nhƣng khi nghiên cứu sản
xuất và sử dụng thì củi trấu nhanh chóng đƣợc ngƣời tiêu dùng và các doanh
nghiệp đón nhận nhanh chóng và bền vững. Thay than bằng củi trấu, công
nhân tại các doanh nghiệp chỉ mất thêm ít thời gian đƣa củi vào lò nhƣng bù
lại đảm bảo về sức khỏe. Với xu thế phát triển của xã hội hiện nay, vấn đề bảo
vệ môi trƣờng và hạn chế sử dụng các nguồn tài nguyên có hạn (than đá, dầu
DO, FO, …), tiết kiệm chi phí sản xuất để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm
luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp sản xuất.
Trấu mới gia nhập vào thị trƣờng chất đốt nhƣng đƣợc hƣởng ứng khá
nhanh chóng và rộng rãi ở cách doanh nghiệp khắp các tỉnh miền Tây, miền
Đông Nam Bộ nhƣ Tây Ninh, Long An, Bình Dƣơng, Đồng Nai, TP HCM...
Số lƣợng đặt hàng ngày càng tăng bởi giá rẻ, không gây ô nhiễm môi trƣờng.
Củi trấu có mùi thơm của hƣơng lúa, ít khói và lâu tàn hơn so với các loại củi
bình thƣờng. Sản phẩm vừa an toàn cho môi trƣờng, không ảnh hƣởng đến sức
khỏe ngƣời dùng nhƣ các loại củi gỗ, và than đá, rất đƣợc ƣa chuộng trên thị
trƣờng nƣớc ngoài nhƣ Pháp, Anh, Hàn Quốc... Bên cạnh giá thành thấp hơn
các nhiên liệu khác nhƣ gas hay dầu, dùng củi trấu cũng có hạn chế sẽ chỉ phát
triển ở vùng nông thôn, hay trong các khu công nghiệp vì nó cần có diện tích
để củi, bếp lò, nơi thải tro, do vậy nên khó tiến vào thị trƣờng đô thị (Lê Thị
Ngọc, 2013).

5


Bảng 2.3: Thuận lợi và khó khăn khi sử dụng củi và than trấu
Thuận lợi

Khó khăn


- Giá thành rẻ, năng lƣợng cao;

- Khó bắt lửa;

- Tăng tuổi thọ lò hơi vì lƣợng tro ít;

- Không tạo ra đƣợc lửa
lớn;

- Vận chuyển tiện lợi;

- Cồng kềnh và tốn công
khi đốt;

- Sử dụng đơn giản, vệ sinh dễ dàng;
- Tiết kiệm không gian lƣu trữ;
- Không gây ô nhiễm không khí, môi
trƣờng (do không sử dụng phụ gia trong
quá trình sản xuất);

- Phải chỉnh sửa các yếu tố
kỹ thuật của lò hơi cho phù
hợp với loại nhiên liệu này.

- Tận dụng phần tro làm phân bón sạch
và làm nguyên liệu trong các ngành công
nghiệp luyện thép và sản xuất xi măng…
Nguồn: Võ Đỗ Dũng, 2012

Sử dụng củi và than trấu có thể thay thế cho than đá, dầu DO, FO hoặc

than củi dùng để đốt lò hơi công nghiệp, chế biến thuỷ sản, nông sản, thực
phẩm. Việc thay nhiên liệu đốt bằng trấu rất tiện lợi vì có thể sử dụng ngay
loại lò đốt than đá mà không cần thay đổi thiết kế ban đầu.
Mặc dù nhiệt lƣợng của Gas, dầu DO, dầu FO cao hơn than và củi trấu 3
lần, tuy nhiên giá thành của Gas, DO, FO cao gấp 15-20 lần. Sử dụng trấu viên
để tạo Gas hỗn hợp thay thế cho gas Butan thì hiệu quả kinh tề sẽ rất cao.
Những thiết bị hiện tại có thể tạo đƣợc từ 1,6m3 – 2,6m3 Gas hỗn hợp từ 1 kg
trấu viên.
Sử dụng trấu viên làm chất đốt thay cho các loại nhiên liệu truyền thống,
vừa giảm chi phí, vừa không lệ thuộc vào các nhiên liệu hóa thạch ngày càng
cạn kiệt và có giá biến động tăng cao, vừa góp phần làm giảm hiệu ứng nhà
kính. Mặc khác, tro sinh ra trong quá trình đốt trấu viên sẽ là nguồn nguyên
liệu rất cần thiết cho các ngành công nghiệp khác nhƣ luyện thép và xi măng.

6


Bảng 2.4: Bảng so sánh các loại nhiên liệu khi sử dụng cùng một lò hơi
Loại
nhiên
liệu

Nhiệt trị
(Kcal/
kg)

Mức
tiêu
hao
(kg/

h)

Dầu
DO

Giá
thành
(đồng/
kg)

Tổng chi
phí (nghìn
đồng/h)

Cho 1 ngày
Cho 1 tháng
(nghìn
(nghìn đồng)
đồng)

11000

360

26000

9.360

187.200


4.867.200

Than
đá

5500-7800

660

6000

3.960

79.200

2.059.200

Gỗ

1400-4200

1240

3000

3.720

74.400

1.934,4


LPG:1130012000

336

30000

10.080

201.600

CNG:
13400

304

14500

4.408

88.160

2.292.160

BIOMASS:
114017660
(Kcal/m3)

2640


700

1.848

36.960

960.960

Điện

1Kw.h- 860
Kcal

4250
Kw

2000

8.500

170.000

4.420.000

Củi
trấu

3600- 4200

990


1350

1.336,5

26.730

694.980

Vỏ hạt
điều

4200- 5000

860

1700

1.462.000

29.240.000

760.240.000

Gas

Nguồn: Công Ty TNHH MTV Đầu tư & Phát triển Phát Hưng, 2013

Áp dụng đối với lò hơi công suất 5 tấn/h
- Áp suất làm việc 7 kg

- Nhiệt độ nƣớc cấp 3000c
- Hiệu suất sinh hơi của lò 80%
- Hiệu suất cháy 100%
- Thời gian làm việc: 1 ngày 20 giờ, tháng 26 ngày.
Phân tích Bảng 2.4 cho thấy, khi sử dụng các nhiên liệu trong cùng 1 lò
hơi thì rõ ràng tổng chi phí của củi trấu ít hơn các nhiên liệu còn lại. Sử dụng
củi trấu sẽ tiết kiệm đƣợc 4.172.220 nghìn đồng/tháng so với khi dùng dầu DO
và 1.364.220 nghìn đồng/tháng so với khi dùng than đá, góp phần nâng cao
lợi nhuận của doanh nghiệp, xa hơn nữa là bảo vệ môi trƣờng.

7


 Phân loại và đặc điểm của các loại củi trấu ép: Theo Công ty cổ phần
Năng Lƣợng Việt (2013) phân loại và mô tả đặc điểm của các dạng củi trấu ép
nhƣ sau:
- Củi cây (củi thanh):

Hình 2.1 Củi cây (củi thanh)
Nguồn: Nangluongviet.vn

 Dạng thanh hình trụ, đƣờng kính 8.5cm.
 Chiều dài thanh sản phẩm: > 20cm – 40cm.
 Hình Thức đóng gói: 30 – 35 kg/1bao
- Củi đập (củi băm)

Hình 2.2 Củi đập (củi băm)
Nguồn: Nangluongviet.vn

 Chiều dài: 3-5 cm

 Đƣờng kính: 4-8 cm -8 cm
8


 Đóng gói: bao p.p 2nd (35kg/bao p.p)
- Củi viên:

Hình 2.3 Củi viên
Nguồn: Nangluongviet.vn

Củi trấu dạng viên có độ nén lớn, kích thƣớc đa dạng (6mm-8mm) nên
đảm bảo sự cháy ổn định, phù hợp với nhiều loại buồng đốt nên dễ dàng thay
thế than cám.
- Củi 6cm:

Hình 2.4 Củi 6cm
Nguồn: Nangluongviet.vn

Củi trấu dạng thanh (cây) và chặt khúc có độ nén lớn, kích thƣớc (6cm)
nên đảm bảo sự cháy ổn định, phù hợp với nhiều loại buồng đốt nên dễ dàng
và tiết kiệm.
2.1.2.3 Vỏ trấu dùng để sản xuất điện năng
Hiện Việt Nam hiện đang phải nhập khẩu điện năng. Theo dự báo sau
năm 2015, Việt Nam phải nhập than. Năm 2020, nhu cầu năng lƣợng tăng
9


khoảng 4 lần so với hiện nay. Tiềm năng thủy điện cơ bản sẽ khai thác hết vào
thập kỷ tới trong khi nguồn khí và than có giới hạn. Việt Nam sẽ sớm phải
nhập khẩu than và trở thành nƣớc nhập khẩu năng lƣợng. Do đó, yêu cầu bức

thiết đặt ra là tận dụng nguyên liệu tái tạo để sản xuất điện nhằm đáp ứng nhu
cầu của đời sống và sản xuất.
Trấu là một nguồn năng lƣợng tái tạo dồi dào ở nƣớc ta. Đồng thời là
nguồn nguyên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, giải quyết nạn thiếu điện nhất
là vào mùa hè cũng nhƣ hạn chế sự lãng phí đối với nguồn nguyên liệu thiên
nhiên này. Theo số liệu tính toán, cứ 5 kg trấu tạo ra 1 KW điện, nhƣ vậy với
lƣợng trấu hàng triệu tấn trấu mỗi năm thu lại đƣợc hàng trăm MW điện (Minh
Cƣờng, 2010).
2.1.2.4 Vỏ trấu dùng để lọc nước
Ông Nguyễn Trọng Việt, sĩ quan quân đội về hƣu tại thành phố Hải
Dƣơng đã phát minh ra cách chế tạo thiết bị lọc nƣớc từ vỏ trấu, có khả năng
lọc thẳng nƣớc ao, hồ thành nƣớc uống sạch. Cốt lõi của thiết bị là một cụm sứ
xốp trắng, hình trụ nằm trong chiếc bình lọc. Điều đặc biệt là loại sứ này đƣợc
tạo ra bằng cách tách ôxit silic từ trấu, có đặc tính lọc cực tốt, với lỗ lọc siêu
nhỏ, nhỏ hơn lỗ lọc của thiết bị của Mỹ tới 10 lần, của Nhật 4 lần, ngoài ra nó
cũng có độ bền cao (có thể sử dụng 10 đến 20 năm). Ngoài ra, thiết bị còn có
khả năng khử đƣợc mùi ở nguồn nƣớc ô nhiễm, khử chất dioxin khi mắc nối
tiếp một bình lọc có ống lọc bằng than hoạt tính. (Thuận An, 2014)
2.1.2.5 Vỏ trấu làm vật liệu xây dựng
Vỏ trấu đƣợc nghiền mịn và có thể đƣợc trộn với các thành phần khác
nhƣ mụn dừa, hạt xốp, xi măng, phụ gia và lƣới sợi thuỷ tinh. Trọng lƣợng của
vật liệu nhẹ hơn gạch xây thông thƣờng khoảng 50% và có tính cách âm, cách
nhiệt và không thấm nƣớc cao. Đây là vật liệu thích hợp với các vùng nhƣ
miền Tây, miền Trung bị ngập úng, lũ lụt và nền đất yếu. Sau khi sử dụng có
thể nghiền nát để tái chế lại. Hiện nay đã có công ty sản xuất thƣơng mại loại
vật liệu này ứng dụng vào thực tế (Vũ Thị Bách, 2010).
2.1.2.6 Sản xuất gas sinh học (khí hóa trấu)
Khí hóa là việc chuyển đổi nguyên liệu rắn hoặc lỏng thành nhiên liệu
khí hữu ích và thuận tiện cho việc đốt cháy để giải phóng năng lƣợng, trong
quá trình khí hóa, vật liệu đƣợc gia nhiệt đến một nhiệt độ cao dẫn đến thay

đổi tính chất vật lý và hóa học tạo ra các sản phẩm cháy dễ bay hơi (CO, H2 và
CH4) và các chất thải nhƣ tro, hắc ín. Ứng dụng công nghệ khí hóa tại Việt
nam, có rất nhiều các Nhà khoa học, các Viện, Trƣờng quan tâm đến việc
nghiên cứu và ứng dụng công nghệ khí hóa vào thực tế tại Việt nam trong
10


khoảng 5 năm trở lại đây. Thí điểm ứng dụng trên Công ty TNHH Tân mai
tỉnh Đồng Tháp đã nhập từ Ấn độ 1 hệ thống tạo gas từ trấu có công suất từ 80
đến 100 kg trấu /giờ từ giữa năm 2010, hệ thống hoạt động khá ổn định và đáp
ứng tốt cho kiểu lò 4 buồng liên hoàn, khắc phục hoàn toàn khói bụi gây ô
nhiễm môi trƣờng với giá thành khoảng 1,8 tỷ đồng cho thấy giá quá cao cho
nên việc áp dụng rộng rãi là không thể cho các lò gạch thủ công hiện nay.
Trung tâm Nghiên cứu và phát triển về Tiết kiệm năng lƣợng (ENERTEAM)
đã nghiên cứu hệ thống khí hóa từ nhiên liệu sinh khối, nghiên cứu sâu về lĩnh
vực Gasifier từ trấu và đã thử nghiệm thành công hệ thống gasifier với công
xuất đốt 8 kg trấu/giờ giá thấp… (Trần Thị Kiều Diễm, 2013).
2.1.2.7 Vỏ trấu làm sản phẩm mỹ nghệ
Vỏ trấu sau khi lấy ra từ máy xay xát lúa đƣợc chuyển tới máy nghiền,
qua hệ thống sàng, tạo ra tinh bột trấu. Tinh bột trấu đem trộn với một loại keo
đặc biệt để tạo thành một hỗn hợp. Hỗn hợp này đƣợc cho vào khuôn định
hình, qua máy ép thủy lực định vị khuôn rồi đƣa qua lò sấy với nhiệt độ 200 0C
trong thời gian 120 phút để tạo thành những mảnh phôi, mảnh ghép. Sau đó,
qua các biện pháp xử lý chống thấm, chà nhám, ghép và tạo dáng để tạo ra
những sản phẩm mỹ nghệ có hình dáng và kích thƣớc phù hợp theo yêu cầu.
Trấu có cấu tạo Xen-lu-lô dạng hợp chất Các-bon, do vậy chắc chắn và bền
vững không kém so với gỗ. Thêm vào đó, độ hóa hợp mạch Các-bon với keo
bền chặt hơn khi dùng gỗ với keo để làm các sản phẩm mỹ nghệ. Vì vậy, có
thể yên tâm chế tác các sản phẩm với nhiều hình dáng, mẫu mã khác nhau. Về
mặt kinh tế, chi phí chỉ bằng 1/3 so với dùng gỗ, ngoài ra còn giúp giảm tình

trạng khai thác gỗ. Hơn nữa, dùng trấu để sản xuất cũng sẽ giúp bảo vệ môi
trƣờng do nhiều nhà máy xay xát khỏi phải mang trấu đổ ra môi trƣờng
(Hoàng Ngọc, 2010).
2.1.2.8 Vỏ trấu làm sơn nano chống đạn
Ngoài ra, trấu còn đƣợc sử dụng làm sơn nano chống đạn. Nguyên liệu
chính để làm ra các loại sơn nano này là silicat nano từ vỏ trấu đƣợc tách ra,
giá trị lớn gấp trăm lần so với trấu, đƣợc dùng cho nhiều lĩnh vực nhƣ sơn,
chống thấm, mỹ phẩm, dƣợc phẩm, vi tính… Loại sơn này đƣợc dùng cho các
áo chống đạn để tăng khả năng chống đạn lên nhiều lần và giúp giảm cân nặng
cho áo. Áo chống đạn sử dụng sơn nano từ trấu đã đƣợc thử nghiệm ở
Campuchia với sự hỗ trợ của quân đội nƣớc này. Kết quả, viên đạn súng lục
không xuyên qua 6 lớp vải khi có sơn chống đạn, ở cự ly 2 m, trong khi áo
chống đạn bình thƣờng có 20 - 40 lớp vải nên trọng lƣợng rất nặng. Nguyễn
Thị Hòe sẽ đƣa sáng chế này đăng ký ở Mỹ và hy vọng sẽ nhận đƣợc giấy
phép của Mỹ để có thể chuyển giao công nghệ cho các công ty sản xuất áo
11


chống đạn trên thế giới. Mặc khác, trong chƣơng trình nghiên cứu của mình,
bà còn tập trung vào vật liệu chống cháy với bề mặt chủ yếu là bê tông, gỗ, sắt
thép. Sản phẩm sơn chống cháy nano từ trấu bảo vệ các bề mặt bê tông, thép,
gỗ... trong tòa nhà dƣới sức nóng lên đến 1.000 độ C của lửa trong vòng 2-6
tiếng. Sơn kháng khuẩn đƣợc sự quan tâm của giới y khoa. Loại sơn này đƣợc
tích hợp công nghệ nano bạc và các hợp chất hữu cơ đặc biệt tạo ra khả năng
diệt đến 99% vi khuẩn trên bề mặt sơn. Khả năng diệt khuẩn của sản phẩm đã
đƣợc chứng nhận tại Singapore và sản phẩm đang đƣợc bán tại nƣớc này (Lê
Thị Ngọc, 2013).
2.2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Mô tả vùng nghiên cứu

Quận Thốt Nốt là một trong 5 quận thuộc thành phố Cần Thơ, có diện
tích 11.780,74 ha với 160.580 nhân khẩu (Niên giám thống kê, 2014), gồm 9
phƣờng. Trong đó 5 phƣờng Trung Nhứt, Trung Kiên, Thạnh Hòa, Thuận An
và Thuận Hƣng tập trung trên 25 nhà máy xay xát, chiếm gần 90% tổng số nhà
máy trên địa bàn quân (Phòng kinh tế Thốt Nốt, 2014). Vì vậy đề tài đã chọn 5
phƣờng này để phân tích thực trạng sử dụng trấu và mức độ chấp nhận lắp đặt
hệ thống ép củi trấu của các nhà máy xay xát tại quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ.
Bảng 2.5: Số nhà máy xay xát phân theo phƣờng thuộc quận Thốt Nốt, thành
phố Cần Thơ
Tên phƣờng

Số nhà máy

Diện tích (m2)

Trung Nhứt

4

900-1500

Trung Kiên

8

800-1700

Thạnh Hòa


11

700-1500

Thuận An

1

2000

Thuận Hƣng

1

1000

Tổng

25
Nguồn: Phòng kinh tế Thốt Nốt, 2014

2.2.1

Phƣơng pháp thu thập số liệu
2.2.1.1 Số liệu thứ cấp

Gồm các tài liệu, số liệu có các nội dụng về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và thông tin về các nhà máy xay sát đƣợc cung cấp bởi phòng Kinh Tế
quận Thốt Nốt. Bên cạnh đó đề tài còn sử dụng các số liệu đƣợc thu thập từ
các trang web, sách báo chuyên ngành và các nghiên cứu về thực trạng sử

dụng trấu và mô hình sản xuất củi trấu.
12


2.1.1.1 Số liệu sơ cấp
- Đối tƣợng nghiên cứu là chủ, đại diện các nhà máy xay xát trên địa bàn
quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ.
- Phƣơng pháp chọn mẫu:
Để đảm bảo tính khoa học của số liệu sơ cấp, tác giả đã chọn phƣơng
pháp chọn mẫu thuận tiện. Số liệu đƣợc thu thập thông qua phỏng vấn trực
tiếp chủ hoặc đại diện nhà máy (25 mẫu), sau đó đƣợc tính toán lại và mã hóa
để phục vụ phƣơng pháp phân tích luận văn tốt nghiệp.
Tuy nhiên qua quá trình kiểm tra lại thì loại hình kinh doanh và số lƣợng
nhà máy đã có sự thay đổi so với danh sách ban đầu. Cụ thể: Có 2 doanh
nghiệp ở phƣờng Trung Kiên và 1 doanh nghiệp nằm trên phƣờng Thạnh Hòa
đã chuyển từ hoạt động xay xát lúa sang chế biến và xuất khẩu gạo. Cũng trên
phƣờng Thạnh Hòa có 2 doanh nghiệp đã ngừng hoạt động. Mặc khác vẫn còn
sót lại 3 nhà máy chƣa đƣợc cập nhật trong danh sách, 2 nhà máy thuộc
phƣờng Trung Kiên và 1 thuộc phƣờng Thạnh Hòa.
Nhƣ vậy tổng cộng có 23 mẫu quan sát: 9 mẫu ở phƣờng Thạnh Hòa, 8
mẫu ở phƣờng Trung Kiên, 4 mẫu ở phƣờng Trung Nhứt, 1 mẫu ở phƣờng
Thuận An và 1 mẫu còn lại ở phƣờng Thuận Hƣng.
- Phƣơng pháp thu thập số liệu: phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi
(đính kèm bảng câu hỏi ở phụ lục 2).
- Nội dung bảng câu hỏi:
+ Điều tra thông tin về đáp viên bao gồm trình độ học vấn, tuổi và thông
tin về nhà máy bao gồm quy mô, số lao động tại nhà máy.
+ Khảo sát tình hình hoạt động của nhà máy về số lƣợng lúa xay xát mỗi
vụ, nguồn mang lúa đến xay xát, lƣợng trấu sau xay xát mỗi vụ và cách thức
nhà máy sử dụng chúng.

+ Tìm hiểu việc lắp đặt hệ thống ép củi trấu cũng nhƣ tiềm năng sản xuất
củi trấu ép của nhà máy.
2.2.2

Phƣơng pháp phân tích số liệu

2.2.2.1 Phương pháp Thống kê mô tả

Tập hợp tất cả các phƣơng pháp đo lƣờng, mô tả dữ liệu bằng phép tính
và các chỉ số thống kê nhƣ: số trung bình, số lớn nhất, số nhỏ nhất, độ lệch
chuẩn,... nhằm mô tả thực trạng các nhà máy sử dụng trấu tại 5 phƣờng thuộc
quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ.

13


×