Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản của một số loài cá bống kinh tế họ eleotridae phân bố vùng cửa sông trần đề và cổ chiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

-----------

LÝ NGỌC LỢI

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CỦA
MỘT SỐ LOÀI CÁ BỐNG KINH TẾ HỌ ELEOTRIDAE
PHÂN BỐ VÙNG CỬA SÔNG TRẦN ĐỀ VÀ CỔ CHIÊN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ NGUỒN LỢI THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
ThS.VÕ THÀNH TOÀN

2014


NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN
CỦA MỘT SỐ LOÀI CÁ BỐNG KINH TẾ HỌ ELEOTRIDAE
PHÂN BỐ VÙNG CỬA SÔNG TRẦN ĐỀ VÀ CỔ CHIÊN
SVTH : Lý Ngọc Lợi - MSSV: 4115130
GVHD: Ths. Võ Thành Toàn - Khoa Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ

ABSTRACT
A study on the characteristics of the reproductive biology of goby fishes belongs to
Eleotridae family distribution in Tran De and Co Chien estuaries was conducted from
September to November 2014. Fish samples were collected by seine and obtained in the local
market, with sampling cycle once a month. The results were found to be three species such as


Eleotris melanosoma, Oxyeleotris urophthalmus and Butis butis. Results also showed a
correlation between the standard length and total weight of the E. melanosoma was
represented by W=0,047* L3,041 with R2=0,828; O. urophthalmus was W = 0,020 * L3,041 with
R2=0,958; and in B. butis was W=0,023*L2.850 with R2 = 0,912. Most of this fishes obtained
only gonad development stage IV, undetectable stage V and VI. Maturation factor (GSI) of E.
melanosoma was higher in September (1,134%) and lower in November (0,54%), for the O.
urophthalmus GSI was higher in September (0,37%)and lower in October (0,21%). However,
the accumulated energy (HSI) of E. melanosoma was higher in November (2,14%) and lowest
in september (1,295%), o. urophthalmus was lowest in September 9 (1,49%) and highest in
October 10(2,83%). Percentage of male and female of E. melanosoma was vary widely
(females less than males), and for the proportion of . urophthalmus was similar in males and
females.
TÓM TẮT
Nghiên cứu về đặc điểm sinh học sinh sản của một số loài cá bống kinh tế họ Eleotridae
phân bố ở vùng cửa sông Trần Đề và Cổ Chiên đã được tiến hành từ tháng 9-11 năm 2014.
Mẫu cá được thu bằng lưới kéo và thu ở các chợ địa phương, với chu kỳ thu mẫu mỗi tháng
một lần. Kết quả đã phát hiện có 3 loài phân bố ở vùng cửa sông Trần Đề và Cổ chiên gồm:
cá bống trứng (Eleotris melanosoma), bống dừa (Oxyeleotris urophthalmus) và bống trân
(Butis butis). Kết quả cũng cho thấy mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng của các loài
cá được thể hiện qua hồi quy W=0,047*L2,560 với R2=0,828 đối với cá bống trứng, ở cá bống
dừa là W=0,020*L3,041 với R2 =0,958 và ở cá bống trân là W=0,023*L2,850 với R2=0,912 và
mối tương quan của 3 loài cá bống này là rất chặt chẽ. Đa phần các loài cá thu được có tuyến
sinh dục chỉ phát triển đến giai đoạn IV, không phát hiện giai đoạn V và VI. Cá bống trứng có
hệ số thành thục (GSI) cao vào tháng 9 (1,134%) và thấp ở tháng 11 (0,54%), đối với cá bống
dừa GSI cao ở tháng 9 (0,37%) và thấp vào tháng 10 (0,21%). Tuy nhiên, hệ số tích lũy năng
lượng (HSI) của cá bống trứng lại cao vào tháng 11 (2,14%) và thấp vào tháng 9(1,295%), cá
bống dừa thấp vào tháng 9 (1,49%) và cao vào tháng 10 (2,83%). Tỉ lệ cá bống trứng đực và
cái khác nhau khá nhiều (cá thể cái thấp hơn cá thể đực) và đối với cá bống dừa thì tỉ lệ cá
đực và cái tương đương nhau.


1


1. GIỚI THIỆU
Cá bống là nhóm cá có thành phần loài lớn nhất với 220 giống và 1.500 loài (Hoese,
2000), 600 loài phân bố ở vùng biển nông nhiệt đới và ôn đới. Hiện nay các công trình nghiên
cứu đã xác định được ba họ cá bống: cá bống trắng (Gobiidae), cá bống đen (Eleotridae) và
cá bống biển (Cottidae), trong đó cá bống đen là họ cá xương nhỏ, có thân hình trụ tròn, đầu
hình chóp, ngắn, phần cuối đuôi dẹt bên, có vây bụng và vây lưng tách biệt nhau. Cá bống
đen (Eleotridae) là những loài sống chủ yếu ở các thủy vực tự nhiên và nơi có nhiều giá thể
như : rễ lục bình, trong bụi rậm, bẹ dừa…
Trước tình hình thuỷ sản bị khai thác quá mức, dân số tăng nhanh, môi trường bị ô nhiễm
trầm trọng… làm cho nguồn lợi thuỷ sản giảm mạnh và biến động rất nhiều, trong đó có
nhóm cá bống .Tuy nhiên, cá bống đen là một trong những loài có khả năng sinh sản cao, phát
triển rất nhanh và thích nghi tốt với điều kiện môi trường sống vì thế cá bống có thể tồn tại và
phát triển tốt ít giảm số lượng hơn các loài khác ở nước ngọt và lợ. Nhưng hiện nay, việc
nghiên cứu về họ cá bống đen vẫn còn hạn chế và chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu về thành
phần loài hay tập tính sống, do đó nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản của một số loài là
rất cần thiết và làm cơ sở quan trọng cho các nghiên cứu tiếp theo. Chính vì vậy đề tài nghiên
cứu đặc điểm sinh học sinh sản của một số loài cá bống họ Eleotridae phân bố vùng cửa sông
Trần Đề và Cổ Chiên được thực hiện nhằm đánh giá và góp phần vào công tác quản lí, bảo
tồn và phát triển nguồn lợi cá bống này trong tương lai.
1.1 Mục tiêu đề tài.
Nhằm cung cấp một số thông tin về đặc điểm sinh học sinh sản của cá bống họ
Eleotridae phân bố vùng cửa sông Trần Đề và Cổ Chiên. nhằm làm cơ sở để cung cấp một số
thông tin khoa học và góp phần phát triển thành đối tượng nuôi đối với nhóm cá bống nói
chung và cá họ bống đen nói riêng.
1.2 Nội dung đề tài
a) Xác định mối tương quan giữa chiều dài và trọng lượng và nhân tố điều kiện (CF) của
một số loài cá bống kinh tế họ Eleotridae.

b) Xác định các giai đoạn thành thục sinh dục của cá, chỉ số thành thục sinh dục (GSI),
chỉ số tích lũy năng lượng (HSI) của cá, tỉ lệ đực-cái.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian thực hiện: Từ tháng 09/2014 đến tháng 11/2014.
Địa điểm nghiên cứu: Tiến hành thu mẫu cá bống thuộc họ Eleotridae ở hai tỉnh Sóc
Trăng và Trà Vinh và tập trung ở hai vùng cửa sông Trần Đề và Cung Hầu.

2


Hình 1: Địa điểm thu mẫu dọc theo vùng cửa sông Trần Đề và Cổ Chiên (www.vawr.org.vn)
2.2 Vật liệu nghiên cứu
Máy chụp hình, kính lúp.
Cân thước, bộ giải phẩu.
Thùng nhựa, can nhựa, khay nhựa.
2.2.1 Chuẩn bị biểu mẫu: Việc thu mẫu thường phải chuẩn bị các biểu mẫu để có thể ghi
chép một số thông tin gồm: Địa điểm thu mẫu, tên loài cá, số lượng mẫu cá thu được, tỉ lệ
thành phần loài,…
2.2.2 Thu mẫu: Thu mẫu được áp dụng theo phương pháp thu mẫu ngẫu nhiên bằng một số
loại ngư cụ phổ biến tại địa phương (lưới đáy, lưới kéo, chài, vợt…), kết hợp với thu trực tiếp
từ người dân đánh bắt bằng lưới chài. Mẫu cá được thu từ tháng 9 đến 12 năm 2014 và định
kỳ thu 1 tháng/lần.
2.2.3 Cố định mẫu: Mẫu sau khi thu sẽ rửa sạch bằng nước ngọt, đánh dấu mẫu thu, cân
trọng lượng, đo chiều dài và ghi chép số liệu cẩn thận. Sau đó mẫu sẽ được cố định bằng cách
giữ lạnh và đưa về phân tích trong phòng thí nghiệm Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ.
2.3 Phương pháp phân tích mẫu
2.3.1 Xác định tương quan chiều dài và khối lượng của cá
Mẫu cá được thu qua các tháng sẽ được cân khối lượng và đo chiều dài từng cá thể, sau đó
xác định phương trình tương quan giữa chiều dài và khối lượng theo công thức của Huxley

(1924): W=a*Lb, trong đó: W là khối lượng toàn thân (g), L chiều dài chuẩn (cm), b là số mũ
của mối quan hệ giữa chiều dài và khối lượng, a là hằng số tăng trưởng ban đầu.
2.3.2 Xác định chỉ số thành thục sinh dục (GSI) và chỉ số tích luỹ năng lượng (HSI)
GSI dùng để đánh giá tình trạng thành thục của cá và được xác định cho từng tháng
dựa theo công thức của Biswas (1993): GSI=(GW/BW)*100, trong đó: GW là khối lượng
tuyến sinh dục cá (g), BW là khối lượng toàn thân cá (g).
Hệ số tích luỹ năng lượng (HSI) được xác định dựa theo công thức của Miller (1984):
HSI=(LW/BW)*100 (LW là khối lượng gan của cá, g; BW là khối lượng toàn thân cá, g).

3


2.3.3 Xác định hệ số điều kiện (CF)
Hệ số CF được nghiên cứu để xác định sự thay đổi mùa vụ xuất hiện của cá, có nhiều
nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện này nhưng chủ yếu là do đa dạng về nguồn thức ăn và môi
trường sống thuận lợi. Hệ số CF được xác định từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2014 và dựa theo
công thức của King (1995): CF=W/Lb trong đó: W là khối lượng toàn thân cá (g), L là chiều
dài cơ thể cá (cm), b là hệ số tương quan giữa chiều dài và khối lượng.
2.3.5 Xác định các giai đoạn thành thục sinh dục của cá
Để xác định mức độ thành thục sinh dục của cá dựa theo một số phương pháp xác định
của bậc thang thành thục sinh dục như: Nikolski (1963), Holden và Raitt (1974), Vesey và
Langfore (1985). Trong nghiên cứu này các giai đoạn thành thục của cá bống trứng và cá
bống dừa dựa theo bậc thang thành thục sinh dục của Nikolski (1963) với 6 giai đoạn.
2.3.6 Xác định tỉ lệ cá đực-cái
Quan sát đặc điểm các chỉ tiêu hình thái và tuyến sinh dục để xác định giới tính dựa theo
công thức:
Tỉ lệ số cá thể đực = Tổng số cá thể đực / Tổng số cá thể quần đàng.
Tỉ lệ số cá thể cái = Tổng số cá thể cái / Tổng số cá thể quần đàng.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Tương quan giữa chiều dài và khối lượng của một số loài cá bống họ Eleotride

Với phương trình tương quan W=a*Lb (W: Khối lượng toàn thân (g), SL: chiều dài
chuẩn (cm), a và b là các hằng số) cho thấy hệ số tương quan R2 của 3 loài cá bống này dao
động từ 0,828-0,958, R2 lớn nhất là ở cá bống dừa (Oxyeleotris urophthalmus) với R2=0,959
và thấp nhất là cá bống trứng (Eleotris melanosoma), với R2=0,828, hệ số tăng trưởng b đều
khác 3 (2,560-3,041) cho thấy mối tương quan giữa chiều dài chuẩn và khối lượng toàn thân
cá có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và phát triển không đồng đều trong thời gian khảo sát.
Theo Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định (2004) thì quá trình sinh trưởng của cá là
một quá trình gia tăng về chiều dài và khối lượng cơ thể, trong đó sự tăng trưởng này phụ
thuộc vào nhiều yếu tố như : môi trường sống, nguồn thức ăn, dịch hại và sự tác động của con
người,… có mối quan hệ chặt chẽ với nhau thể hiện qua mối tương quan giữa chiều dài và
khối lượng của cơ thể cá.
3.1.2 Tương quan giữa chiều dài và khối lượng cá bống trứng (Eleotris melanosoma)
Mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng của cá bống trứng được xác định dựa
vào số liệu của 324 mẫu thu có chiều dài chuẩn từ 2,52-10 cm, tương ứng với khối lượng dao
động trong khoảng 1,75-14,36 g. Phương trình hồi quy W=0,047*L2,560 với R2=0,828 (Hình
3.1). Quá trình sinh trưởng của cá là quá trình da tăng về chiều dài và khối lượng cơ thể
(Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định, 2004). Hình 3.2 cho thấy trong tổng 324 mẫu thu có
59 cá thể cái và 265 cá thể đực, xác định phương trình hồi quy là W=0,055*L2,429 (ở cá thể
cái) và W=0,044*L2,598 (ở cá thể đực). Qua kết quả cho thấy hệ số b=2,429<2,598 sự khác
biệt đó là do tốc độ tăng trưởng của cá không giống nhau, do trong thời gian xử lý số liệu có
những con quá nhỏ hoặc do cá đã sinh sản dẫn đến nhằm là con đực nhiều hơn con cái...
4


Hình 2:Tương quan giữa chiều dài và
lương cá bống trứng

Hình 3: Tương quan giữa chiều dài
khối
và khối lượng cá bống trứng đực-cái


3.1.3 Tương quan chiều dài và khối lượng của cá bống dừa (Oxyeleotris urophthalmus)
Hình 3.3 cho thấy trong tổng số 128 mẫu cá có chiều dài chuẩn từ 5,4-11,1 cm, tương
ứng với khối lượng dao động từ 5,22-36,4 g. Phương trình hồi quy là W=0,020*L3,041 với
R2=0,958. Hình 3.4 có thể thấy được hai phương trình tương quan của cá thể cái và cái thể
đực lần lượt là W=0,022*L2,975 và W=0,019*L3,066. Kết quả trên có thể thấy được sự tương
quan giữa chiều dài và khối lượng của hai loài cá bống trứng và bống dừa ở vùng cửa sông
Trần Đề và Cổ Chiên đều sự tăng trưởng không đều nhau.

Hình 4: Tương quan giữa chiều dài và
khối lượng cá bống dừa

Hình 5: Tương quan giữa chiều dài và
khối lượng cá bống dừa đực-cái

3.1.4 Tương quan chiều dài và khối lượng của Cá bống trân (Butis butis)

Hình 3.5 cho thấy trong tổng số 119 mẫu cá có chiều dài chuẩn từ 5,2-8,8 cm, tương
ứng với trọng lượng dao động trong khoảng 2,25-13,19 g. Có phương trình hồi quy là
W=0,023*L2,850 với R2=0,912 hệ số b là 2,805 với ý nghĩa trên cho thấy mối quan hệ rất chặt
chẽ và có sự phát triển không đều giữa chiều dài và trọng lượng.

5


Hình 6 :Tương quan giữa chiều dài và khối lượng cá bống trân
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sự tăng trưởng của ba loài cá bống này không đồng
đều do trong quá trình sinh trưởng và phát triển của một quần đàn cá luôn có những biến động
về môi trường sống, về dinh dưỡng,.. Tuy nhiên, giữa chiều dài và khối lượng lại có mối
tương quan rất chặt chẽ và vẫn phát triển đúng theo đường công qui luật hàm số mũ.

3.2 Hệ số điều kiện (CF)
Chỉ số điều kiện CF dùng đánh giá sự biến động của trọng lượng cơ thể so với chiều
dài của cá ở những thời điểm khác nhau chủ yếu là do ảnh hưởng sự phát triển của tuyến sinh
dục. Tuy nhiên, trên thực tế cá bống có khả năng ăn con mồi là tôm hoặc cá nhỏ có trọng
lượng lớn hơn cả buồng trứng ở giai đoạn IV. Như vậy, ngoài ảnh hưởng của sự phát triển
tuyến sinh dục thì chỉ số điều kiện CF ở cá bống còn bị ảnh hưởng rất lớn đến độ no của cá.
Sự biến động của hệ số điều kiện CF của 2 loài cá bống trứng và bống dừa được xác
định dựa vào hệ số tương quan chiều dài và khối lượng của cá từ tháng 9 đến tháng 11 năm
2014 có sự chênh lệch không nhiều. Kết quả Hình 3.6 và 3.7, cho thấy hệ số CF ở con cái lớn
hơn con đực,ở cá cái CF đạt giá trị cao tháng 11 là 0,061, ở con đực cao tháng 9 là 0,0466, và
thấp vào vào tháng 10 ở cá cái 0,0537, ở cá đực tháng 11 là 0,004 ở cá bống trứng. Điều đó
cho thấy cá đã hoàn tất quá trình tích lũy vật chất dinh dưỡng, buồng trứng đạt kích thước cực
đại và sẵn sàng tham gia sinh sản. Đối cá bống dừa CF ở con cái lớn lơn con đực ,ở con đực
CF cao nhất vào tháng 9 là 0,0199 và cá cái 0,0319 và thấp vào tháng 11 ở con cái là 0,01300
và 0,0030 ở con đực, cho thấy tháng 9 và tháng 10 là 2 tháng mùa lũ về thức ăn phong phú
trong tự nhiên nhiều hơn so với tháng 11 nghèo nàn về thức ăn dẫn đến khối lượng nhỏ và CF
cũng nhỏ

Hình 7: CF của cá bống trứng

Hình 8: CF của cá bống dừa

6


3.3 Chỉ số thành thục sinh dục (GSI) và chỉ số tích luỹ năng lượng (HSI)
Khối lượng tuyến sinh dục là một chỉ tiêu để đánh giá tình trạng thành thục của cá. Qua
đó để dự đoán các giai đoạn thành thục của cá thông qua hệ số thành thục (GSI). Sự thay đổi
theo mùa của tuyến sinh dục thấy rõ trên cá cái do gia tăng nhanh chóng khối lượng sản phẩm
sinh dục. Bên cạnh đó hệ số tích lũy năng lượng (HSI) cũng là một trong những chỉ số dùng

để dự đoán giai đoạn thành thục. Thông thường tỷ lệ mỡ tích lũy trong cơ thể và trọng lượng
tuyến sinh dục có sự trao đổi chuyển hóa cho nhau. Điều đó thể hiện rõ nhất là đối với con
cái, vì trọng lượng tuyến sinh dục con cái ở giai đoạn III và giai đoạn IV lớn hơn con đực rất
nhiều, khi đó trọng lượng mở cũng giảm đáng kể. Mức độ tích lũy năng lượng biến động theo
thời gian. Ngoài ra, sự tích lũy này cũng không đồng đều giữa các con trong cùng một tháng
là do mỗi cơ thể cá có một cơ chế tích lũy riêng. Qua đó sẽ dự đoán được mùa sinh sản thông
qua hệ số tích lũy năng lượng.
Hình 3.8 và 3.9 cho thấy kết quả GSI của cá bống trứng cao tháng 9 và thấp vào 11.
Ngược lại HIS thấp vào tháng 9 và cao tháng 11, trong cùng thời gian mà HIS tăng trong khi
GSI thấp nguyên nhân do tuyến sinh dục của cá đực nhỏ dẫn đến GSI thấp, HIS tăng do khối
lượng gan cá đực lớn cho nên HIS cao. Kết quả này cho thấy bắt đầu tháng 9 cá bống trứng
sinh sản.

Hình 9: GSI và HSI cá bống trứng đực

Hình 10: GSI và HSI cá bống trứng cái

Hình 3.10 cho thấy kết quả của cá bống dừa có GSI thấp hơn HIS do tuyến sinh dục
con đực nhỏ dẫn đến GSI thấ và khối lượng gan lại lớn kéo theo HIS lớn. ngược lại hình 3.11
GSI lại cao còn HIS thì thấp, GSI cao do tuyến sinh dục của con cái lớn dẫn đến GSI cao,HIS
thấp do khối lượng gan nhỏ kéo theo HIS thấp. Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn
Kiểm (2009) nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt trên là do khối lượng của tuyến sinh dục cái
đã thành thục lớn hơn so với khối lượng tuyến sinh dục cá đực trong cùng giai đoạn.

7


Hình 11: GSI và HSI cá bống dừa đực

Hình 12: GSI và HSI cá bống dừa cái


3.4 Tỉ lệ cá đực-cái
Kết quả phân tích ở Hình 3.12 và Hình 3.13 cho thấy có sự chênh lệch nhiều, trong
tổng số cá thể 265 cá bống trứng thì cá thể cá cái chiếm 82% và cá thể đực chiếm 18%,
nguyên nhân do nhằm lẫn khi xử lý số liệu có thể con cá đã thục hoặc cá còn nhỏ khó phân
biệt. Cá bống dừa có sự chênh lệch tương đối trong tổng 128 cá thể cái chiếm 53% và cá thể
đực chiếm 47%.

Hình 13: Tỉ lệ cá bống trứng đực – cái

Hình 14: Tỉ lệ cá bống dừa đực – cái

3.5 Sự thành thục sinh dục của cá bống trứng và cá bống dừa
Sự thành thục sinh dục của cá bống trứng và cá bống dừa được mô tả bằng cách quan
sát trực tiếp và dựa theo bậc thang thành thục sinh dục của Nikolsky (1963). Hình 3.14 và
Hình 3.15 cho thấy giai đoạn I &II có tỉ lệ thành thục cao đối với cả cá bống trứng và bống
dừa. Và có tỉ lệ thành thục thấp ở giai đoạn III & IV, cụ thể là cá bống trứng ở giai đoạn I &
II chiếm 97,3-100%, giai đoạn III chiếm 1,8% và giai đoạn IV chiếm 0,91%. Đối với bống
dừa giai đoạn I & II chiếm từ 79,4-87,7%, giai đoạn III chiếm 7,9-12,3% và giai đoạn IV
chiếm 12,7%. Kết quả cho thấy cá bống chủ yếu bắt đầu sinh trưởng và sinh sản chủ yếu ở
giai đoạn II, do tháng 9 và tháng 10 là tháng của mùa lũ về cung cấp thức ăn phong phú trong
tự nhiên.

8


Hình 15: Tỉ lệ (%) các giai đoạn thành
thục sinh dục của cá bống trứng

Hình 16: Tỉ lệ (%) các giai đoạn thành

thục sinh duc của cá bống dừa

4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Đã xác định được ba loài cá bống thuộc họ Eleotridae: cá bống trứng (Eleotris
melanosoma), cá bống dừa (Oxyeleotris urophthalmus) và cá bống trân (Butis butis) xuất hiện
ở vùng cửa sông Trần Đề và Cổ Chiên. Xác định được mối tương quan giữa chiều dài và khối
lượng của ba loài cá bống trứng, cá bống dừa và bống trân với R2 dao động (0,828 - 0,958 )
và hệ số tăng trưởng b dao động (2,560- 3,041). Hê số thành thục (GSI) và hệ số tích luỹ năng
lượng (HSI) của hai loài cá bống trứng và cá bống dừa tương đối nhỏ và có biến động qua các
tháng. Hệ số điều kiện (CF) ở cá bống trứng đạt giá trị cao nhất vào tháng 11 (0,06110) và cá
bống dừa vào tháng 9 (0,0319). Đã xác định được tỉ lệ cá bống trứng đực và cái chênh lệch
khá cao trong tổng số cá thể 265 cá bống trứng thì cá thể cá đực chiếm 82% và cá thể cái
chiếm 18% chủ yếu ở giai đoạn I & II. Ở cá bống dừa đực và cái gần tương đương nhau.
Cần nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản trong khoảng thời gian dài hơn, thu mẩu
nhiều hơn để cung cấp đầy đủ những thông tin cho sự phát triển các giai đoạn của tuyến sinh
dục và mùa vụ sinh sản. Tiếp tục nghiên cứu các đặc điểm sinh học sinh sản của một số loài
cá bống đen thuộc họ Eleotride phân bố ở vùng cửa sông Trần Đề và Cổ Chiên từ tháng 9
đến tháng 11. Cần nghiên cứu thêm các chỉ tiêu như đặc tính dinh dưỡng, tuổi và sinh trưởng
để có thêm thông tin về đặc điểm sinh học của các loài cá bống bày.

LỜI CẢM TẠ
Xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý Thầy, Cô đang công tác tại bộ môn Quản lý và Kinh tế
nghề cá - Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập
và thực hiện luận văn tốt nghiệp đại học và cũng xin gởi lời cám ơn đến ban chủ nhiệm Khoa
Thủy Sản đã tạo đều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành quyển luận văn này. Xin gởi lời cảm
ơn chân thành đến Thầy Võ Thành Toàn đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian thực hiện đề tài. Xin cám ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của nhân dân địa phương tỉnh Trà
Vinh, Sóc Trăng, An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ trong thời gian thu mẫu. Xin cám ơn tất
9



cả các bạn lớp Quản Lý Nguồn Lợi Thủy Sản K37 đã nhiệt tình giúp đỡ và động viên tôi
trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp tại trường Đại học Cần Thơ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lê Thị Ngọc Thanh, 2010. Thành phần loài và đặc điểm sinh học của một số loài cá bống
phân bố ở tinh Bạc Liêu và Sóc Trăng. Luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành nuôi trồng
thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ. 81 trang
Mai Văn Hiếu, 2009. Đặc điểm sinh học của các loài thuộc họ cá Bống phân bố ở tỉnh Bến
Tre. Luận văn tốt nghiệp đại học. 72 trang
Nguyễn Huỳnh Trúc Phương, 2012. Một số đặc điểm sinh học sinh trưởng và chỉ số phát triển
tuyến sinh dục GSI của cá bống trứng (Eleotris melanosoma) và cá bống trân (Butis butis) dọc
theo tuyến sông hậu thuộc tỉnh sóc trăng. Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Thủy Sản,
Trường Đại học Cần Thơ. 74 trang
Nguyễn Minh Kha, 2011. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá bống dừa
(Oxyeleotris urophthalmus) phân bố ở tỉnh Trà vinh. Luận văn tốt nghiệp Cao Học ngành
nuôi trồng thủy sản. 64 trang
Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009. Cơ sở khoa học và kỹ thuật sản xuất cá
giống. Nhà xuất bản nông nghiệp. 53 trang
Phạm Ngọc Liên, 2011. Thành phần loài và một số đặc điểm sinh học của các loài cá khai
thác tự nhiên ở quận Ninh Kiều- thành phố Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp đại học. 51 trang
Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định, 2004. Giáo Trình phương pháp Nghiên cứu sinh học cá.
Tủ sách đại học Cần Thơ. 61 trang
Tô Thị Mỹ Hoàng, Phạm Thị Mỹ Xuân, Mai Văn Hiếu, Trần Đắc Định, 2011. Một số loài cá
bống (họ Eleotridae và Gobiidae) và một số đặc điểm cá bống cát (G. giuris) phân bố ở Cần
Thơ. Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Cần thơ. 8 trang.
Trần Giảng, 2012. Thành phần loài và đặc điểm sinh học của một số loài cá bống có giá trị
kinh tế phân bố ở tỉnh Hậu Giang. Luận văn tốt nghiệp đại học. 76 trang
Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993. Định loại cá nước ngọt vùng đồng bằng
sông Cửa Long. Khoa Thủy sản Trường đại học Cần Thơ.361 trang
Võ Thành Toàn và Trần Đắc Định, 2013. Thành phần loài và mức độ phong phú của các loài

cá bống thuộc họ (Eleotridae) trên sông hậu. Khoa Thủy Sản Trường Đại học Cần Thơ. 10
trang.
King, M., 1995. Fisheries biology, Assessment and management. Fishing news books. 341
pp.
Website: http:// www.fistenet.gov(cập nhật ngày 01/10/2009).
Website: (cập nhật ngày 13/04/2009).
Huỳnh Công Huẩn, 12/2012. Khảo sát thành phần loài và đặc điểm sinh học của các loài cá
bống họ Eleotridae phân bố trên tuyến sông hậu của tỉnh An Giang. Luận văn tốt nghiệp đại
học Cần Thơ. 51 trang
10



×