Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

so sánh khả năng sinh sản của gà nòi bến tre và đồng tháp giai đoạn 58 69 tuần tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 50 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

HUỲNH HỮU LỢI

SO SÁNH KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA
GÀ NÒI BẾN TRE VÀ ĐỒNG THÁP
GIAI ĐOẠN 58-69 TUẦN TUỔI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: CÔNG NGHỆ GIỐNG VẬT NUÔI

Cần Thơ, 2014




TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: CÔNG NGHỆ GIỐNG VẬT NUÔI

SO SÁNH KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA
GÀ NÒI BẾN TRE VÀ ĐỒNG THÁP
GIAI ĐOẠN 58-69 TUẦN TUỔI


Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

PGs.Ts. Nguyễn Trọng Ngữ

Huỳnh Hữu Lợi

Ths. Châu Thanh Vũ

MSSV: 3118154
Lớp CN11Z2A1


Cần Thơ, 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

HUỲNH HỮU LỢI

SO SÁNH KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA
GÀ NÒI BẾN TRE VÀ ĐỒNG THÁP
GIAI ĐOẠN 58-69 TUẦN TUỔI


Cần Thơ, ngày...tháng...năm 2014

Cần Thơ, ngày...tháng...năm 2014

DUYỆT CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

DUYỆT BỘ MỘN

PGs.Ts. NGUYỄN TRỌNG NGỮ

Ths. CHÂU THANH VŨ


Cần Thơ, ngày...tháng...năm 2014
DUYỆT KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân và thầy hướng
dẫn. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được
công bố trong bất cứ công trình luận văn nào trước đây.

Tác giả


i


LỜI CẢM TẠ

Trải qua thời gian học tập tại trường Đại học Cần Thơ, bản tôi đã nhận được
sự quan tâm rất nhiều từ nhà trường, gia đình, thầy cô và bạn bè giúp tôi có được
kiến thức trong học tập cũng như trong cuộc sống, cùng với sự phấn đấu, nổ lực
của bản thân, hôm nay tôi đã hoàn thành luận văn tốt nhiệp, tôi xin chân thành
gửi lời cảm tạ đến:
Gia Đình thân yêu, nơi đã cho tôi tình thương, động lực và tạo mọi điều kiện

tốt nhất trong việc học tập của tôi, luôn luôn động viên tinh thần giúp tôi vượt
qua mọi khó khăn để được kết quả như ngày hôm nay.
Thầy Nguyễn Trọng Ngữ người đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo, giải đáp thắc
mắc, động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp.
Cô Nguyễn Thị Kim Khang - cố vấn học tập lớp Công Nghệ Giống Vật
Nuôi K37 đã dạy dỗ, giúp đỡ, diều dắt tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình
học tập tại trường.
Anh Châu Thanh Vũ anh luôn giúp đỡ, chia sẽ kinh nghiệm và có những
đóng góp quý báo cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu.
Các bạn lớp Công Giống Vật Nuôi K37 đã luôn bên cạnh, giúp đỡ tôi trong
thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn!


Cần Thơ, ngày 4 tháng 12 năm 2014

Tác giả

ii


TÓM LƯỢC

Đề tài được tiến hành tại Vĩnh Long với mục tiêu: (i) Khảo sát khả năng sinh
trưởng, sinh sản giữa nhóm gà Bến Tre và Đồng Tháp, để so sánh chọn giống gà

Nòi có khả năng sinh sản tốt. (ii) Chọn 68 cá thể gà Nòi (60 gà mái và 8 gà
trống) được thu thập từ 2 địa điểm khác nhau (Bến Tre và Đồng Tháp), mỗi điểm
thu nhập 30 gà mái và 4 gà trống. Tiến hành ghi nhận các chỉ tiêu về kích thước
cơ thể và theo dõi năng suất sinh sản từ tuần tuổi 58 đến 69 (tuần đẻ 37 đến 48).
(iii) Kết quả cho thấy, nhóm gà Bến Tre so với nhóm gà Đồng Tháp có khoảng
cách bụng lớn hơn (7,1cm và 6,0cm), (P=0,002), bên cạnh đó khoảng cách
xương ghim cũng tìm thấy khác biệt có ý nghĩa (P=0,044) giữa hai nhóm gà này.
Xét về mức độ tương quan giữa các chỉ tiêu về kích thước gia cầm cho thấy, gà
có khối lượng cao sẽ thể hiện dài thân (r=0,571; P<0,001), dài đùi (r=0,461;
P<0,001), vòng ngực (r=0,723; P<0,001), vòng đùi (r=0,431; P<0,001), dài
chân (r=0,451; P<0,001) khoảng cách bụng(r=0,539; P<0,001) cao. Bên cạnh
đó cũng tìm thấy mối tương quan dương giữa vòng ngực với dài thân (r=0,470;

P<0,001), dài lườn (r=0,459; P<0,001). Kết quả so sánh năng suất sinh sản của
hai nhóm gà cho thấy gà Bến Tre thể hiện khả năng sinh sản cao hơn so với
nhóm gà Đồng Tháp thông qua tỷ lệ đẻ (25,71%,16,03%),năng suất( trứng/mái)
trung bình qua các tuần (1,8 trứng/mái; 1,1 trứng/mái), tổng sản lượng trứng
(649 trứng, 416 trứng). Nhưng về chỉ tiêu tỷ lệ có phôi (72,5%, 59%), tỷ lệ nở
trên trứng (64,32%, 53,68%), chỉ số hình dáng trứng (70,6-75,6%;74-77,2%) ở
gà Đồng Tháp so với gà Bến Tre lại thể hiện tốt hơn. Qua kết quả cho thấy gà
Bến Tre thể hiện khả năng sản xuất cao hơn so với gà Đồng Tháp, trong khi gà
Đồng Tháp lại cho khả năng ấp nở tốt hơn. Vì vậy tùy vào mục đích sử dụng mà
có phương pháp chọn lọc, bảo tồn và phát triển cho phù hợp.

iii



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM TẠ ............................................................................................................. ii
TÓM LƯỢC ..............................................................................................................iii
MỤC LỤC .............................................................. Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ vi
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ vii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................viii
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................... 1
Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ....................................................................... 2

2.1 Đặc điểm sinh học của gia cầm .................................................................... 2
2.1.1 Giới thiệu chung về giống gà Nòi ............................................................. 2
2.1.2 Tập tính sinh học của gà Nòi..................................................................... 3
2.2 Cấu tạo cơ thể gia cầm ..................................................................................... 3
2.3 Khả năng sinh sản của gia cầm ....................................................................... 5
2.3.1 Sức đẻ trứng của gia cầm .......................................................................... 5
2.4 Khả năng sản xuất của gà Nòi ....................................................................... 10
2.4.1 Tăng khả năng sinh sản trên gà Nòi........................................................ 10
2.4.2 Tỷ lệ thụ tinh (TLTT) .............................................................................. 11
2.4.3 Tỷ lệ nở (TLN) ......................................................................................... 12
2.5 Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng gà Nòi ......................................................... 13
2.6 Chọn và nhân giống ........................................................................................ 13

Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ....................... 15
3.1 Phương tiện tiến hành ..................................................................................... 15
3.1.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................... 15
3.1.2 Vật liệu ..................................................................................................... 15
Dụng cụ và thiết bị ............................................................................................ 15
3.2 Phương pháp tiến hành ................................................................................... 16
iv


3.2.1 Cách bố trí và chăm sóc gà thí nghiệm................................................... 16
3.2.2 Thu trứng, bảo quản và ấp trứng ............................................................. 17
3.2.3 Phương pháp xác định các chiều đo ....................................................... 18

3.2.4 Phương pháp xác định các chỉ tiêu năng suất sinh sản .......................... 19
3.2.5 Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................... 19
Chương 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN ..................................................................... 21
4.1 Đặc điểm sinh học .......................................................................................... 21
4.1.1 Đặc điểm kích thước và các chiều đo ..................................................... 21
4.1.2 Tương quan kích thước các chiều đo giữa hai nhóm gà Nòi ................ 22
4.2 Khả năng sản xuất trứng ở gà Nòi sinh sản .................................................. 23
4.3 Kết quả ấp nở trứng gà nòi............................................................................. 24
4.4 Sản lượng trứng của hai nhóm gà Nòi........................................................... 26
4.5 Chỉ số hình dáng hai nhóm gà ....................................................................... 26
4.6 Khối lượng trứng của hai nhóm gà ................................................................ 28
Chương 5: KẾT LUẬN ĐỀ NGHỊ.......................................................................... 30

5.1 Kết luận ........................................................................................................... 30
5.2 Đề nghị ............................................................................................................ 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 31

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Kí hiệu

Ý nghĩa


ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

Ctv

Cộng tác viên

NST

Năng suất trứng


CSHD

Chỉ số hình dáng

TLTT

Tỷ lệ thụ tinh

TLN

Tỷ lệ nở


Kcxg

Khoảng cách xương ghim

Kcb

Khoảng cách bụng

TB

Trung bình


vi


DANH MỤC BẢNG

Bảng2.1Tuổi (tuần) đạt tỷ lệ đẻ đỉnh cao 5% và đỉnh cao của một số loại gia
cầm ................................................................................................................................ 6
Bảng 2.2 Những đặc điểm bên ngoài của gà mái đẻ tốt và xấu trước khi thành
thục .............................................................................................................................. 14
Bảng 3.1 Quy trình tiêm phòng vaccine ................................................................... 17
Bảng 3.2 Thành phần của thức ăn sử dụng trong nghiên cứu ................................ 17

Bảng 4.1 Thống kê trung bình các chiều đo của 2 nhóm gà ( X ± SD) ................... 21
Bảng 4.1.2 Mối tương quan giữa các chỉ tiêu ngoại hình của hai nhóm gà Nòi .... 22
Bảng 4.2 Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng qua các tuần .................................................. 23
Bảng 4.3 Tỷ lệ phôi và tỷ lệ ấp nở của trứng gà Nòi ............................................... 25

vii


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.2 Sơ đồ hệ xương gà ........................................................................................ 4
Hình 3.1 Gà mái nuôi trên lồng và gà trống phối giống .......................................... 16

Hình 4.4 Sản lượng trứng gà Nòi từ tuần tuổi 58-69 ........................................................ 26
Hình 4.5 Chỉ số hình dáng trứng qua các tuần tuổi 58-69 ....................................... 27
Hình 4.6 Khối lượng trứng qua các tuần................................................................... 28

viii


Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Xã hội ngày càng tiến bộ, nhu cầu về lương thực con người ngày càng nâng
cao. Không chỉ đòi hỏi về số lượng mà còn đòi về cả chất lượng. Để đáp ứng nhu
cầu về thực phẩm cho con người thì không chỉ do một ngành nào mang lại mà
phải do sự kết hợp của nhiều ngành tạo ra. Song, căn cứ vào hiệu quả kinh tế và

giá trị sản phẩm của ngành đó đem lại cho thấy một thực tế rằng chăn nuôi gia
cầm đang được quan tâm hàng đầu vì nó có khả năng đáp ứng nhanh nhu cầu về
thịt và trứng. Ngày nay, chăn nuôi gia cầm ở nước ta đang phát triển và dần trở
thành một ngành công nghiệp, chăn nuôi với qui mô lớn.
Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có sự thuận lợi về thiên nhiên, khí
hậu, đất đai đã làm cho ngành chăn nuôi nơi đây phát triển, đặc biệt là chăn nuôi
gà theo phương thức thả vườn, do gà thả vườn có sức đề kháng cao, có khả năng
tận dụng thức ăn, chất lượng thịt thơm ngon. Trong đó gà Nòi là giống gà địa
phương của vùng ĐBSCL với nhiều ưu điểm như: sức đề kháng cao, thích nghi
tốt với điều kiện chăn thả ở nước ta, da vàng, thịt thơm ngon săn chắc, ít mỡ, ít
cholesteron,đùi to, thịt ức dày,…Một số tỉnh như Trà Vinh, Sóc Trăng, Đồng
Tháp, Bến Tre chăn nuôi gà thả vườn đang được phát triển và ngày càng mở rộng

(Nguyễn Văn Quyên, 2008).Bến Tre và Đồng Tháp cũng là hai nơi rất nổi tiếng
với giống gà Nòi địa phương, tuy nhiên, hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu khoa
học về con gà Nòi tại ĐBSCL nói chung hai tỉnh Bến Tre và Đồng Tháp nói
riêng, nên ngươi chăn nuôi biết ít thông tin trong việc phải chọn giống gà Nòi nào
để chăn thả. Nhằm phần nào giúp nông dân chọn được những giống gà Nòi tốt
phục vụ cho chăn nuôi và phát triển kinh tế.Từ thực tế đó đề tài “So sánh khả
năng sinh sản của gà NòiBến Tre và Đồng Tháp giai đoạn 58-69 tuần
tuổi”với mục tiêu khảo sát khả năng sinh sản giữa gà Nòi Bến Tre và gà Nòi
Đồng Tháp
 Từ đó làm cơ sở để góp phần vào chương trình chọn lọc, phát triển và bảo tồn
giống gà Nòi tốt.


1


Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học của gia cầm
Tổ tiên của gia cầm là các loài chim hoang dại, tiến hóa lên từ lớp bò sát
nên chúng còn mang rất nhiều đặc điểm của lớp động vật này. Mặt khác cũng là
một loại vật nuôi nhưng những đặc điểm sinh học của gia cầm khác xa so với gia
súc và liên quan đến các hoạt động chăn nuôi của con người. Do đó, để chăn nuôi
gia cầm đạt hiệu quả cao, người chăn nuôi cần hiểu biết thật sâu sắc các đặc điểm
này.
2.1.1 Giới thiệu chung về giống gà Nòi

Theo Nguyễn Hữu Vũ và Nguyễn Đức Lưu (2001), giống gà Nòi được nuôi
ở khắp nơi trong cả nước thường được gọi là gà chọi. Đây là giống gà được nuôi
lâu đời ở các tỉnh Nam Bộ và chiếm khoảng 70% các giống gà thả vườn ( Nguyễn
Minh Dũng và Huỳnh Hồng Hải, 2006). Giống gà Nòi được người chăn nuôi rất
ưa chuộng vì chúng có rất nhiều ưu điểm. Gà thích nghi tốt với điều kiện chăn thả
vì chúng có sức đề kháng cao và ít bệnh hơn so với một số giống gà thả vườn
khác. Tuy nhiên, gà Nòi lại chậm lớn nuôi 1 năm tuổi gà mới trưởng thành và
khối lượng cơ thể trống đạt 2,8-3,2 kg, gà mái nặng 2,0-2,2 kg. Năng suất trứng
còn thấp trung bình 40-50 quả/năm và giống gà Nòi bị lai tạp nhiều.
Về ngoại hình giống gà Nòi có tầm vóc lớn con, cao ráo, màu sắc lông rất
đa dạng. Da cổ da ức màu đỏ tía, da vùng nách màu vàng nhạt, đùi to, chân không
lông, chân thường có màu đen, vàng hoặc trắng. Do màu sắc lông rất đa dạng nên

tên gọi cũng thường dựa theo màu sắc lông của chúng như: gà có sắc lông màu
đen gọi là gà ô, sắc lông màu đỏ gọi là gà điều, sắc lông màu trắng gọi là gà nhạn,
sắc lông màu gạch tàu gọi là gà khét, sắc lông màu lem luốc như chim gọi là gà
ó,... (Nguyễn Văn Thưởng, 2004). Người nuôi gà đá (gà chọi) thì chia gà Nòi làm
2 dòng: dòng gà đòn và dòng gà cựa.
Gà đòn:Thường màu sắc lông rất đa dạng có 5 màu sắc lông: ô, điều, nhạn,
khét, ó. Gà đòn, có tầm vóc vạm vỡ, đầu to, cổ trụi, mắt to đen, mặt hung dữ.
Chân to khỏe màu vàng nghệ, lông thưa, cứng, da cổ và da ức màu đỏ sậm, da
vùng nách cũng đỏ nhưng hơi nhạt màu hơn. Gà đòn thường không cựa hoặc cựa
rất ngắn.
Gà cựa:Có màu sắc lông hơi nghèo nàn chỉ có 2 màu lông là: điều và chuối.
Gà cựa có tầm vóc nhỏ con, chân nhỏ, nhưng cựa rất dài và sắc bén, lông nhiều,

2


bóng mượt phủ cả thân, đuôi dài chấm đất, rất lanh lẹ, bay nhảy giỏi (Việt
Chương và Nguyễn Việt Tiến, 2007).
2.1.2 Tập tính sinh học của gà Nòi
Giống gà Nòi còn mang nhiều tập tính hoang dã, nên không cần sự chăm
sóc tĩ mĩ của con người như gà công nghiệp, chúng thường đi ăn hoặc nghỉ ngơi
từng đàn, trong đàn thường có con trống đầu đàn, có tổ chức phân chia rõ ràng,
về đêm nếu để tự nhiên chúng thường ngủ trên cây cao nên ít khi bị bệnh hay bị
bắt trộm. Gà Nòi săn bắt mồi ngoài tự nhiên rất giỏi, thức ăn ngoài tự nhiên gồm:
trùn, dế, ếch nhái, cào cào, châu chấu, rau cỏ, lá cây....Khi kiếm ăn chúng thường

hay bay nhảy, bươi xới. Buổi sáng gà thường thức sớm kiếm ăn, chiều 16 - 17 giờ
là chúng lên cây hay về chuồng ngủ.
Gà Nòi mọc lông chậm 3 - 4 tháng mới mọc lông đầy đủ. Gà thường thay
lông vào mùa thu thường khoảng tháng 7, tháng 8 dương lịch, khi thay lông gà sẽ
giảm đẻ hoặc ngừng đẻ hẳn, lông được thay theo thứ tự: đầu cổ ngực bụng cánh
đuôi. Gà đẻ tốt thường thay lông muộn và thời gian thay lông kéo dài 2 - 3 tháng
sau đó mới đẻ lại. Nên quan sát trong giai đoạn thay lông của gà để loại những gà
mái đẻ kém, chỉ nên giử lại những gà mái đẻ tốt trong mùa thu vì hệ số tương
quan giữa sản lượng trứng mùa thu và sản lượng trứng cả năm của gà là dương và
rất chặc chẽ, cần loại sớm những gà đẻ kém để đỡ tốn thức ăn. (Nguyễn Văn
Quyên, 2008)
2.2 Cấu tạo cơ thể gia cầm

Cấu tạo cơ thể gia cầm bao gồm ba phần chính: (1) da và sản phẩm của da,
(2) hệ cơ và (3) hệ xương. Trong đó hệ cơ cùng với hệ xương chịu trách nhiệm về
hoạt động của cơ thể. Ngoài ra cấu tạo và kích thước của hệ xương cơ còn quyết
định năng suất cũng như khả năng cho thịt của gia cầm.
Hệ Xương: Các phần của hệ xương gia cầm tương ứng như các động vật
khác, chúng có kết cấu vững chắc, xốp, nhẹ và khỏe. Bộ xương chiếm 7-8% khối
lượng cơ thể, bao gồm xương đầu, xương sống, xương ngực, xương sườn và
xương chi. Xương đầu chia làm hai loại là xương đầu và xương mặt. Xương sống
chia ra xương sống cổ, xương ngực, xương hông (lưng khum) và xương đuôi.
Cấu tạo bộ xương gia cầm được trình bày ở Hình 2.2.

3



1

2

3

5
6

4


7

8
9
Hình 2.2 Sơ đồ hệ xương gà
1. Xương đầu; 2. Xương cổ; 3. Cột sống; 4. Xương lưỡi hái; 5. Xương cánh; 6. Xương đùi; 7. Xương
cẳng; 8. Xương bàn chân; 9. Xương ngón chân
(Nguồn: Nguyễn Thị Mai và ctv., 2009)

Xương ngực (xương lưỡi hái) ở gia cầm phát triển mạnh. Phần xương này là
nơi bám vào của những cơ có giá trị quý (cơ trắng). Ở ngỗng, vịt, mõm xương

ngực phát triển kém hơn, vì vậy chỗ bám của cơ là ở hai phía của xương ngực; đà
điểu không có xương này vì chúng không phải là chim bay mà là chim chạy. Các
phần còn lại của hệ xương như cánh, đùi, chân… được tạo thành từ các xương
riêng biệt và có sự kết hợp hài hòa với nhau.
Bộ xương của gia cầm mái là nơi dự trữ khoáng để tạo vỏ trứng. Trong
những xương dài có nhiều gai xốp trong tủy xương. Khi hoạt động sinh dục
mạnh, các gai này phát triển và chứa đầy Ca, dự trữ cho quá trình tạo vỏ trứng.
Khi thức ăn nghèo Ca, gia cầm mái sẽ huy động đến 40% Ca từ xương khi đẻ ra 6
quả trứng đầu tiên.
4



2.3 Khả năng sinh sản của gia cầm
Theo Nguyễn Thị Mai (2009), trong chăn nuôi gia cầm, người ta chỉ quan
tâm đến các chỉ tiêu đẻ trứng mà không quan tâm đến các chỉ tiêu ấp nở. Vì vậy
thường chia ra sức sản xuất trứng và sức sinh sản.
2.3.1 Sức đẻ trứng của gia cầm
Sức đẻ trứng của gia cầm là số lượng trứng đẻ ra trong một thời gian nhất
định, có thể là một tháng, một vụ, một năm hay một đời của gà mái đẻ. Có nhiều
ý kiến và cách tính khác nhau. Hiện nay thường tính sức đẻ trứng trong 365 ngày
kể từ khi con gia cầm đẻ quả trứng đầu tiên hoặc 500 ngày từ khi con gia cầm nở
ra.
Xác định khả năng đẻ trứng của gia cầm bao gồm việc đánh giá chất lượng
trứng, khả năng đẻ trứng và các chỉ tiêu về ấp nở (Bùi Hữu Đoàn, 2011).

2.3.2 Một số chỉ tiêu đánh giá sức đẻ trứng của gia cầm
Để đánh giá sức đẻ trứng của gia cầm người ta thường dùng một số chỉ tiêu
như cường độ đẻ trứng, tỷ lệ đẻ trứng, chu kỳ đẻ trứng, sức bền đẻ trứng…
a) Tuổi thành thục sinh dục
Tuổi thành thục sinh dục của gia cầm là thời gian từ khi gia cầm mới nở đến
khi đẻ quả trứng đầu tiên. Đối với đàn gia cầm, tuổi thành thục sinh dục là tuổi
của đàn gà khi đạt tỷ lệ đẻ 5%. Ngoài ra người ta còn tính tuổi đàn gà vào các
thời điểm có tỷ lệ 30-50%, đẻ đỉnh cao nhất.
Tuổi đạt tỷ lệ đẻ 5% và đỉnh cao của mỗi loài gia cầm là khác nhau. Có thể
tham khảo ở Bảng2.1.

5



Bảng2.1Tuổi (tuần) đạt tỷ lệ đẻ đỉnh cao 5% và đỉnh cao của một số loại gia cầm
Loại gia cầm

Tuổi đạt tỷ lệ đẻ 5%

Tuổi đạt tỷ lệ đẻ đỉnh cao

Gà hướng trứng

20-22


29-32

Gà hướng thịt

22-24

32-34

Vịt hướng trứng

20-22


27-29

Vịt hướng thịt

22-25

32-33

b) Tỷ lệ đẻ trứng
Tỷ lệ đẻ trứng là tỷ lệ phần trăm giũa số trứng đẻ ra của đàn gà tại một thời
điểm nhất định và số gà có mặt tai thời điểm đó (còn gọi là số ngày gà).

Tỷ lệ đẻ trứng là chỉ tiêu đánh giá sức đẻ trứng trên tất cả các đàn gia cầm.
Từ các đàn giống gốc dòng thuần, các đàn giống ông bà, bố mẹ cho đến các đàn
giống thương phẩm.
Đồ thị biểu diễn tỷ lệ đẻ trứng trong một chu kỳ đẻ của gia cầm đều có dạng
giống nhau. Từ khi đàn gia cầm vào đẻ, tỷ lệ đẻ tăng dần lên và đạt đỉnh cao. Sau
đó tỷ lệ đẻ ổn định và giảm dần.
Công thức để tính tỷ lệ đẻ trứng:
Tổng số trứng được đẻ ra trong tuần (quả)
Tỷ lệ đẻ (%) =

x100
Tổng số mái có mặt trong tuần (con)


c) Năng suất trứng- NST (quả/mái)
Năng suất trứng là số trứng gia cầm đẻ ra trong một thời gian nhất định,
thường tính trong 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng hay 1 năm.

6


Công thức tính năng suất trứng:
Tổng số trứng đẻ ra trong kỳ (quả)
Năng suất trứng (quả/mái) =
Số mái bình quân có mặt trong kỳ (con)

d) Chu kì đẻ trứng
Chu kỳ đẻ trứng là số trứng đẻ ra liên tục trong vòng một số ngày. Thời gian
hình thành trứng càng dài thì chu kỳ đẻ trứng càng ngắn và ngược lại. Gia cầm đẻ
tốt thì chu kỳ đều và kéo dài.
e) Chu kỳ đẻ trứng sinh học
Chu kỳ đẻ trứng sinh học là khoảng thời gian tính từ khi gia cầm bắt đầu đẻ
quả trứng đầu tiên đến khi nghỉ đẻ thay lông. Thời gian kéo dài chu kỳ tỉ lệ thuận
với sản lượng trứng của gia cầm.
f) Sức bền đẻ trứng
Sức bền đẻ trứng được biểu thị bằng số trứng đẻ ra trong thời gian từ khi gia
cầm bắt đầu đẻ tới khi nghỉ đẻ thay lông.
2.3.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến sức đẻ trứng của gia cầm

a) Di truyền cá thể
Có 5 yếu tố di truyền ảnh hưởng đến sức đẻ trứng của gia cầm trong một
năm là tuổi thành thục sinh dục, cường độ đẻ trứng, tính nghỉ đẻ, thời gian kéo
dài chu kỳ đẻ trứng sinh học và tính ấp bóng.
+ Tuổi thành thục sinh dục
Gia cầm thành thục sớm là một tính trạng mong muốn, tuy nhiên cần phải
chú ý đến khối lượng cơ thể. Tuổi băt đầu đẻ và kích thước cơ thể của nó tương
quan nghịch. Chọn lọc theo hướng tăng khối lượng quả trứng sẽ làm tăng khối
lượng cơ thể gà và tăng tuổi thành thục sinh dục. Tuổi thành thục sinh dục của
một đàn gia cầm được xác định theo tuổi đạt tỷ lệ đẻ trứng là 5%.
+ Cường độ đẻ trứng
Cường độ đẻ trứng là sức sản xuất của gia cầm trong một thời gian ngắn, nó

tương quan chặt chẽ với sức đẻ trứng một năm. Để đánh giá sức đẻ trứng của gia

7


cầm người ta thường kiểm tra cường độ đẻ trứng của 3-4 tháng đầu đẻ phán đoán
sớm, kịp thời trong công tác chọ giống.
+ Thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng sinh học
Chu kỳ đẻ trứng sinh học liên quan đến thời vụ nở của gia cầm con. Chu
kỳ đẻ trứng sinh học có mối tương quan thuận với tính thành thục sinh sản, nhịp
độ đẻ trứng, sức bền đẻ trứng và chu kỳ đẻ trứng.
+ Tính nghỉ đẻ

Sau mỗi chu kỳ đẻ trứng sinh học gia cầm thường nghỉ đẻ và thay lông.
Những con thay lông sớm thường là những con đẻ kém và thời gian thay lông
kéo dài tới 4 tháng, ngược lại nhiều con thay lông muộn và nhanh, thời gian nghỉ
đẻ dưới 2 tháng.
+ Tính ấp bóng
Tính ấp bóng là bản năng ấp trứng có liên quan đến sức đẻ trứng của gia
cầm. Những giống nhẹ cân bản năng đòi ấp ít hơn các giống nặng cân. Vì vậy
chọn lọc đẻ loại bỏ bản năng đòi ấp sẽ nâng cao năng suất trứng. Hiện nay đã tạo
ra các dòng gà hướng trứng không còn bản năng đòi ấp. Đối với giống gà thịt
người ta cũng tiến hành chọn giống theo hướng loại bỏ hoặc giảm đén mức thấp
nhất bản năng đòi ấp.
b) Giống, dòng gia cầm

Giống, dòng gia cầm có ảnh hưởng đến sức sản xuất trứng của gia cầm.
Giống gia cầm khác nhau thì khả năng đẻ trứng cũng khác nhau. Những dòng
được chọn lọc thường cho sản lượng trứng cao hơn khoảng 15-20%.
c) Tuổi gia cầm
Tuổi gia cầm cũng liên quan đến năng suất trứng. Sản lượng trứng của gà
giảm dần theo tuổi, năm 2 giảm 15-20% so với năm nhất.
d) Thức ăn và dinh dưỡng
Muốn gia cầm có sản lượng trứng cao, sản lượng trứng tốt cần phải có một
khẩu phần ăn đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng. Quan trọng nhất là cân
bằng giữa năng lượng và protein, cân bằng các acid amin, cân bằng các chất
khoáng và vitamin. Khẩu phần không đáp ứng đủ protein sẽ làm năng suất trứng
giảm xuống dẫn đến khối lượng trứng và tỷ lệ ấp nở thấp. Khẩu phần thừa năng

lượng sẽ làm gia cầm tích lũy nhiều mỡ, ảnh hưởng tới quá trình tạo trứng.
8


e) Điều kiện ngoại cảnh
Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng của chuồng nuôi đều ảnh hưởng đến sức đẻ trứng
của gia cầm. Trong đó nhiệt độ là quan trọng nhất, ở gà nhiệt độ thích hợp cho
quá trình đẻ trứng trong khoảng từ 18-24oC, tuy nhiên nhiệt độ thích hợp nhất là
20oC.
Khi nhiệt độ dưới 20oC, gia cầm phải huy động thêm năng lượng để duy trì
thân nhiệt làm hiệu quả sử dụng thức ăn giảm xuống. Ngược lại nhiệt độ trên
20oC, gia cầm có hiện tượng thải nhiệt, gia cầm phải tăng cường độ hô hấp. Sự

mất nhiều khí CO2 làm tăng khả năng nhiễm kiềm trong máu, điều này làm quá
trình trao đổi chất của gia cầm không bình thường, ảnh hưởng đến năng suất và
chất lượng trứng. Vỏ trứng mỏng hơn bình thường thậm chí trứng đẻ ra không có
vỏ.
Độ ẩm trong chuồng tốt nhất khoảng 65-70%, về mùa đông không nên vượt
quá 80%.
Chế độ chiếu sáng trong thời kỳ hậu bị không những ảnh hưởng đến tuổi
thành thục sinh dục của đàn gia cầm mà còn ảnh hưởng đến khả năng đẻ trứng
sau này. Đối với gia cầm đẻ trứng, thời gian chiếu sáng mỗi ngày từ 14-17 giờ.
Cường độ chiếu sáng thích hợp nếu nuôi chuồng kín là 5-10 lux/1m2 nền chuồng,
nuôi chuồng thông thoáng tự nhiên là 20-40 lux/1m2 nền chuồng.
2.3.4 Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng trứng của gia cầm

a) Khối lượng trứng
Khối lượng trứng là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất
lượng trứng, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loài, giống, hướng sản xuất, chế
độ dinh dưỡng,… Những quả trứng có khối lượng xung quanh khối lượng trung
bình của giống luôn cho kết quả ấp nở tốt nhất, càng xa trị số trung bình thì tỷ lệ
nở càng thấp.
Trong một đời gà đẻ, khối lượng trứng tăng dần từ khi đẻ bói, cho đến khi
đẻ đỉnh cao thì ổn định. Vì vậy nên xác định khối lượng trứng của một dòng,
giống ở thời điểm 30-34 tuần tuổi đối với gà hướng thịt.

9



b) Chỉ số hình dạng của trứng (CSHD)
Hình dạng trứng phụ thuộc vào đặc điểm di truyền, đặc điểm co bóp của
ống dẫn trứng trong quá trình tạo trứng.
CSHD (%)=

Đường kính nhỏ (mm)

× 100

Đường kính lớn (mm)
Theo Võ Bá Thọ (1996), trứng tốt là những trứng có chỉ số hình dáng từ

65-75%. Nếu lớn hơn 75% là ngắn và nhỏ hơn 65% là dài.
2.4 Khả năng sản xuất của gà Nòi
Theo Nguyễn Hữu Vũ và Nguyễn Đức Lưu (2001), giống gà Nòi được nuôi
ở khắp nơi trong cả nước thường được gọi là gà chọi. Đây là giống gà được nuôi
lâu đời ở các tỉnh Nam Bộ và chiếm khoảng 70% các giống gà thả vườn (Nguyễn
Minh Dũng và Huỳnh Hồng Hải, 2006). Giống gà Nòi được người chăn nuôi rất
ưa chuộng vì chúng có rất nhiều ưu điểm. Gà thích nghi tốt với điều kiện chăn thả
vì chúng có sức đề kháng cao và ít bệnh hơn so với một số giống gà thả vườn
khác. Tuy nhiên, gà Nòi lại chậm lớn nuôi 1 năm tuổi gà mới trưởng thành và
khối lượng cơ thể trống đạt 2,8-3,2 kg gà mái nặng 2,0-2,2 kg. Năng suất trứng
còn thấp trung bình 40-50 quả/năm và giống gà Nòi bị lai tạp nhiều (Lê Hồng
Mận và Hoàng Hoa Cương, 2005).

2.4.1 Tăng khả năng sinh sản trên gà Nòi
Theo phương thức chăn nuôi cổ truyền số lứa đẻ của gà nòi là 3,65 lứa/năm.
Tuy nhiên, muốn tăng khả năng sinh sản ở gà nòi, gà đẻ thu nhặt trứng, bảo quản,
ấp trứng bằng máy ấp công nghiệp và áp dụng biện pháp cai ấp để tăng lứa đẻ
trên năm.
Theo Nguyễn Văn Quyên (2008) số vòng đẻ được tăng lên 8,02 lứa/năm,
tức mỗi năm gà đẻ được 85-95 quả và sản xuất được 80-90 gà con (tăng gấp gần
3 lần). Áp dụng biện pháp như sau:
Gà đẻ xong ta không cho gà ấp mà lấy trứng bảo quản tập trung máy ấp
công nghiệp.
Bắt gà mái mẹ nhốt vào chuồng lồng riêng nơi thoáng mát, có thể nhốt
chung với gà trống khác khỏe mạnh, hăng để khi gà mái ấp thì nằm xuống thì gà

trống lên đạp xua gà mái đứng dậy.
10


Hoặc có thể tắm mát gà vào những buổi trưa nắng để giảm nhiệt.
Tiêm Analgin 0,5 ml/con dùng liên tục 2- 3 ngày liền (đối với gà say ấp).
Đồng thời tăng cường dinh dưỡng và rau xanh 20 ngày gà sẽ đẻ lại.
Số gà đẻ 1 ổ (10- 12 trứng) trung bình: 15 ngày
Số ngày đẻ lại trung bình (cai ấp): 25 ngày
Số ngày thay lông trung bình/năm: 45 ngày (thường gà thay lông 1 lần/năm)
2.4.2 Tỷ lệ thụ tinh (TLTT)
Tỷ lệ thụ tinh là tỷ lệ phần trăm giữa số trứng có phôi và số trứng đẻ ra hay

số trứng đem ấp.
a) Công thức tính tỷ lệ thụ tinh
Công thức tỷ lệ thụ tinh:
Số trứng có phôi (quả)
Tỷ lệ thụ tinh (%) =

x100
Số trứng được chọn ấp (quả)

b) Những yếu tố ảnh hướng đến tỷ lệ thụ tinh
+ Yếu tố di truyền
Loài giống và các cá thể khác nhau thì tỷ lệ thụ tinh cũng khác nhau. Kỹ

thuật nhân giống cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ tinh. Nếu cho giao phối đồng
huyết thì sẽ làm giảm tỷ lệ thụ tinh.
+ Yếu tố dinh dưỡng
Nếu trong khẩu phần ăn không đầy đủ dinh dưỡng sẽ làm giảm tỷ lệ thụ
tinh. Nếu thiếu protein thì phẩm chất tinh dịch sẽ kém vì đây là nguyên liệu cơ
bản để hình thành tinh trùng. Nếu thiếu vitamin A, E làm cơ quan sinh dục phát
triển không bình thường, từ đó làm giảm tỷ lệ thụ tinh. Khẩu phần ăn cần phải
đầy đủ và cân bằng giữa năng lượng và protein, giữa các acid amin, giữa các chất
dinh dưỡng khác nhau.
+ Điều kiện ngoại cảnh
Nhiệt độ và độ ẩm cao hay thấp hơn so với quy định đều ảnh hưởng đến tỷ
lệ thụ tinh. Tỷ lệ thụ tinh của gia cầm thường cao vào mùa thu và mùa xuân, giảm

11


vào mùa hè nhất là vào những ngày nắng nóng. Khi độ ẩm chuồng nuôi quá cao,
làm chất độn chuồng ẩm ướt, gà dễ mắc bệnh ở chân, đường ruột, hàm lượng khí
độc trong chuồng tăng lên ảnh hưởng đến sức khỏe và giảm tỷ lệ thụ tinh.
+ Tuổi gia cầm
Thường ở gà trống gia cầm đạt kích thước tối đa ở 28-30 tuần tuổi và đạt tỷ
lệ thụ tinh rất cao. Sau đó tinh hoàn sẽ phát triển tốt và có hiện tượng suy thoái
sau 48 tuần tuổi. Vì thế gà trống một năm tuổi thường cho tỷ lệ thụ tinh tốt hơn
gà trống hai năm tuổi.
+ Tỷ lệ giữa con trống và con mái

Để đạt thụ tinh cao, cần có tỷ lệ gia cầm trống và mái thích hợp. Các loài,
giống gia cầm khác nhau thì tỷ lệ trống và mái cũng khác nhau. Đối với gà hướng
trứng, tỷ lệ thích hợp là một con trống phụ trách 12-14 con mái (1/12-14); gà
hướng kiêm dụng là 1/10-2; gà hướng thịt tỷ lệ 1/8-10. Vịt hướng trứng là 1/10,
gà tây là 1/6-8.
2.4.3 Tỷ lệ nở (TLN)
a) Khái niệm và công thức tính tỷ lệ nở
Tỷ lệ nở là tỷ lệ phần trăm giữa số gia cầm con nở ra và số trứng đẻ ra. Các
công thức tính tỷ lệ nở:
Số gia cầm nở ra còn sống (con)
x100


TLN/trứng ấp (%) =
Số trứng đưa vào ấp (quả)
b) Những yêu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ ấp nở
+ Ảnh hưởng của môi trường bên trong

Môi trường bên trong là tất cả yếu tố liên quan tới chất lượng trứng ấp. Nó
bao gồm tất cả các chỉ tiêu đánh giá chất lượng trứng như khối lượng trứng, chỉ
số hình thái trứng, chất lượng vỏ trứng, tỷ lệ lòng trắng và lòng đỏ, chỉ số lòng
đỏ, chỉ số lòng trắng và đơn vị Haugt.
+ Ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài
Môi trường bên ngoài bao gồm toàn bộ các khâu kỹ thuật thuộc quy trình
ấp trứng (thu vào bảo quản trứng ấp; khử trùng máy ấp; kỹ thuật xếp trứng vào

12


máy ấp; nhiệt độ, độ ẩm, sự trao đổi khí, đảo trứng và làm mát trong quá trình ấp)
và chất lượng đàn bố mẹ.
2.5 Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng gà Nòi
Theo Nguyễn Văn Quyên (2008), chăm sóc nuôi dưỡng gà nòi.
Chọn và chăm sóc nuôi dưỡng giai đoạn gà đẻ: Từ tuần thứ 26 ta tiếp tục
chọn gà mái hậu bị lần hai (lần 1 lúc 18 tuần tuổi), những con gà mái có thân hình
đẹp mảnh mai, lông mượt mặt lanh lợi, mòa tích đỏ tươi, da bụng mềm mại, vùng
bụng sâu, xoang chậu rộng, khoảng cách từ xương lưỡi hái đến hai u xương ngồi
lớn hơn hai ngón tay.

Từ gà mái hậu bị đến đẻ thường có hai tuần chuẩ bị liên tiếp từ gà hậu bị
sang gà đẻ. Gà đẻ thả vườn có tập tính thường ăn theo đàn, một đàn 1-2 trống và
10-12 mái. Trong thời gian gà đẻ phải cung cấp đầy đủ thức ăn, nếu thiếu thì gà
đẻ giảm, tỷ lệ gà ấp nở thấp, gà mau loại thải. Lượng thức ăn gà đẻ khoảng 70-80
g/con/ngày.
2.6 Chọn và nhân giống
Chọn dòng mái tốt theo ngoại hình, thể chất (thường là những con mái dữ)
và đời trước cũng như đời sau của nó có nhiều con trống đạt thành tích cao. Gà
mái chọn nhân giống thường là đã đẻ một vài lứa và tuổi không quá già (<6 năm
tuổi).
Chọn gà trống có ngoại hình tốt và có thành tích cao, tuổi từ 1,5-4,0 năm,
không đồng huyết với mái đã chọn.

Bổ sung dinh dưỡng cho gà trống và gà mái đã chọn trong suốt một tháng
trước khi giao phối.
Tiến hành ghép phối (thường là vào cuối tháng chạp và đầu tháng giêng).
Ấp nở: theo truyền thống, người ta thường cho gà nở vào mùa xuân bằng
phương thức ấp tự nhiên do bản thân gà mẹ thực hiện với một vài động tác hỗ trợ
của con người. Đã có một số thử nghiệm ấp bằng máy, song lại được đánh giá là
chưa thành công, thể hiện ở nhược điểm là gà lớn lên có khả năng thi đấu rất
kém.

13



Bảng 2.2 Những đặc điểm bên ngoài của gà mái đẻ tốt và xấu trước khi thành thục
Các bộ phận

Gà mái tốt

Gà mái xấu

Đầu

Rộng, sâu

Hẹp, dài


Mắt

To, lồi, màu da cam

Nhỏ, màu nâu xanh

Mỏ

Ngắn, chắc

Dài, mảnh


Mào và tích tai

Phát triển tốt, có nhiều mao mạch

Nhỏ, nhợt nhạt

Thân

Dài, sâu, rộng

Hẹp, ngắn, nông


Bụng

Phát triển tốt, khoảng cách giữa cuối
xương lườn và xương háng rộng

Kém phát triển, khoảng cách
Giữa cuối xương háng và
Xương lười hẹp

Chân


Màu vàng, bóng, ngón chân ngắn

Màu nhợt, thô ráp, ngón
chân dài

Lông

Mềm, sáng, phát triển tốt

Xù, kém phát triển

Tính tình


Ưa hoạt động

Dữ tợn hoặc uể oải

(Nguồn: Lê Hồng Mận và Nguyễn Thanh Sơn, 2001)

14


×