Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

phân tích hoạt động xuất khẩu cá tra của công ty tnhh thủy sản vĩnh nguyên sang thị trường mỹ giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 86 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------

HỌ TÊN TÁC GIẢ:
ĐẶNG HỮU LỢI

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÁ
TRA CỦA CÔNG TY TNHH THỦY SẢN VĨNH
NGUYÊN SANG THỊ TRƯỜNG MỸ GIAI ĐOẠN
2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh Doanh Quốc Tế
Mã số ngành: 52340120

Tháng 11/ 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------

HỌ TÊN TÁC GIẢ:
ĐẶNG HỮU LỢI

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÁ
TRA CỦA CÔNG TY TNHH THỦY SẢN VĨNH
NGUYÊN SANG THỊ TRƯỜNG MỸ GIAI ĐOẠN
2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh Doanh Quốc Tế


Mã số ngành: 52340120
Giáo viên hướng dẫn
NGUYỄN XUÂN VINH

Tháng 11/ 2014


LỜI CẢM TẠ
Sau gần bốn năm học tập tại Trường Đại Học Cần Thơ được sự chỉ dạy
tận tình của Quý Thầy Cô, nhất là Thầy Cô Khoa KT-QTKD đã truyền đạt cho
em những kiến thức vô cùng quý báu cả lý thuyết lẫn thực tế trong suốt thời
gian học tập tại trường.
Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH thủy sản Vĩnh Nguyên, em đã
được học hỏi thực tế và sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của Ban lãnh đạo và
quý cô, chú trong công ty, đặc biệt là anh Hào đã giúp em hoàn thành đề tài tốt
nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Xuân Vinh, người trực tiếp hướng
dẫn em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Trong quá trình thực tập, em cũng
xin cảm ơn Ban giám đốc, quý cô, chú trong Công ty TNHH thủy sản Vĩnh
Nguyên, những người đã giúp đỡ em rất nhiều trong quãng thời gian thực tập
tại công ty, luôn tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp
của mình.
Do kiến thức còn hạn hẹp, thời gian tìm hiểu chưa sâu nên đề tài này chắc
chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo,
góp ý của quý thầy cô và Ban lãnh đạo công ty để đề tài này được hoàn thiện
hơn.
Em xin kính chúc Quý Thầy Cô Khoa Kinh tế - QTKD và Ban giám đốc,
quý cô, chú Công ty TNHH thủy sản Vĩnh Nguyên dồi dào sức khỏe và công
tác tốt.


Cần Thơ, ngày 24 tháng 10 năm 2014
Sinh viên thực hiện

Đặng Hữu Lợi
iii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và
kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài
khoa học nào.
Cần Thơ, ngày 24 tháng 10 năm 2014
Sinh viên thực hiện

Đặng Hữu Lợi

iv


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Cần Thơ, ngày….. tháng…… năm 2014

v


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Mã số sinh viên: 4114847
Họ và tên người hướng dẫn: Nguyễn Xuân Vinh
Cơ quan công tác: Khoa Kinh tế - Quản Trị Kinh Doanh, Trường Đại học
Cần Thơ
Tên học viên: ĐẶNG HỮU LỢI
Chuyên ngành: Kinh doanh quốc tế
Tên đề tài: Phân tích hoạt động xuất khẩu cá tra của Công ty TNHH thủy sản
Vĩnh Nguyên sang thị trường Mỹ giai đoạn 2011-6/2014.
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: ........................................
..............................................................................................................................
2. Về hình thức: ...................................................................................................

..............................................................................................................................
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài: .................................
..............................................................................................................................
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn: ...................................
..............................................................................................................................
5. Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục đích nghiên cứu): ...................
..............................................................................................................................
6. Các nhận xét khác: ..........................................................................................
..............................................................................................................................
7. Kết luận: ..........................................................................................................
..............................................................................................................................
Cần Thơ, ngày ..… tháng ….. năm 2014
Giáo viên hướng dẫn

Nguyễn Xuân Vinh

vi


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................

...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2014
Giáo viên

vii


MỤC LỤC
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................ 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung .................................................................................. 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .................................................................................. 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................ 2
1.3.1 Phạm vi không gian ........................................................................... 2
1.3.2 Phạm vi thời gian .............................................................................. 2
1.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .................................................................. 3
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU................................................................................................................... 4
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN .......................................................................... 4
2.1.1 Khái niệm và vai trò của xuất khẩu ................................................... 4

2.1.2 Các hình thức xuất khẩu ................................................................... 4
2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu .............................................. 5
2.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình xuất khẩu ........................................ 8
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 9
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ........................................................... 9
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu .......................................................... 9
CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH THỦY
SẢN VĨNH NGUYÊN .................................................................................... 11
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ....................................................................... 11
3.1.1 Giới thiệu chung về công ty ............................................................. 11
3.1.2 Chức năng và vai trò của công ty.................................................... 12
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC ............................................................................... 13
3.2.1 Cơ cấu tổ chức của công ty ............................................................. 13
3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của Ban giám đốc và các phòng ban ........... 13
3.2.3 Nguồn nhân lực ............................................................................... 14
3.3 SẢN PHẨM VÀ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CỦA CÔNG TY ........... 16
3.3.1 Sản phẩm ......................................................................................... 16
3.3.2 Quy trình công nghệ ........................................................................ 17
3.4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
TRONG GIAN ĐOẠN TỪ NĂM 2011 ĐẾN THÁNG 6/2014 ................... 19
3.4.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh ......................................... 19
3.4.2 Phân tích các chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh ..................... 26
CHƯƠNG 4 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÁ TRA CỦA CÔNG TY
TNHH THỦY SẢN VĨNH NGUYÊN VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ ............. 28
4.1 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÁ TRA CỦA VIỆT NAM ....................... 28
4.1.1 Tổng quan và vài nét về ngành thủy sản Việt Nam ......................... 28
4.1.2 Tình hình xuất khẩu cá tra Việt Nam .............................................. 33
4.1.3 Tình hình tiêu thụ thủy sản và tiêu thụ cá tra của Mỹ ..................... 35
viii



4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÁ TRA XUẤT KHẨU
SANG THỊ TRƯỜNG MỸ CỦA CÔNG TY TNHH THỦY SẢN VĨNH
NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2011- 6/2014 ......................................................... 38
4.2.1 Phân tích hoạt động xuất khẩu của công ty .................................... 38
4.2.2 Phân tích hoạt động xuất khẩu cá tra của công ty sang thị trường
Mỹ giai đoạn 2011-6/2014 ....................................................................... 42
4.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÁ
TRA SANG THỊ TRƯỜNG MỸ CỦA CÔNG TY. ..................................... 47
4.4 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XUÂT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG MỸ
CỦA CÔNG TY ........................................................................................... 64
4.4.1 Những thuận lợi và thành tựu đạt được .......................................... 64
4.4.2 Những hạn chế và khó khăn, bất lợi ............................................... 65
CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU CÁ TRA CỦA CÔNG TY TNHH THỦY SẢN VĨNH NGUYÊN
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG .......................................................................... 67
5.1 NHỮNG ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
CỦA CÔNG TY HIỆN NAY ....................................................................... 67
5.1.1 Điểm mạnh ...................................................................................... 67
5.1.2 Điểm yếu .......................................................................................... 68
5.1.3 Cơ hội .............................................................................................. 69
5.1.4 Thách thức ....................................................................................... 70
5.2 GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÁ TRA CỦA
CÔNG TY TNHH THỦY SẢN VĨNH NGUYÊN PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG TẠI THỊ TRƯỜNG MỸ .................................................................. 71
CHƯƠNG 6 KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN................................................. 74
6.1 KẾT LUẬN ............................................................................................ 74
6.2 KIẾN NGHỊ............................................................................................ 75
6.2.1 Kiến nghị đối với nhà nước và Hiệp hội thủy sản ........................... 75
6.2.2 Kiến nghị đối với công ty ................................................................ 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 78

ix


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 3.1: Thống kê trình độ lao động quản lý của công ty từ 2011- 2013
.................................................................. Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty
TNHH Vĩnh Nguyên giai đoạn 2011-6/2014 .......... Error! Bookmark not
defined.
Bảng 4.1 kinh ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Mỹ
.................................................................................................................. 33
Bảng 4.2 Tổng kinh ngạch xuất khẩu cá tra của việt nam ....................... 33
Bảng 4.3 nhập khẩu cá tra vào Mỹ giai đoan 2012-2013......................... 37
Bảng 4.4 Khối lượng và giá trị xuất khẩu cá tra của công ty TNHH thủy
sản Vĩnh Nguyên từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 ..................... 38
Bảng 4. 5 kinh ngạch xuất khẩu cá tra của công ty theo thị trường (20112014) ......................................................................................................... 40
Bảng 4.7 Các hình thức xuất khẩu cá tra của công ty .............................. 42
Bảng 4.8 Tình hình xuất khẩu cá tra của công ty sang thị trường Mỹ ..... 43
Bảng 4.9 các sản phẩm xuất khẩu của công ty sang thị trường Mỹ ........ 45
Bảng 4.10 Kết quả xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ giai đoạn 20112013 .......................................................................................................... 46
Bảng 4.11: Sản lượng cá tra thu mua phân theo địa bàn từ 2011- 2013 .. 48
Bảng 4.12: Kế hoạch và thực tế sản lượng cá tra thu mua 2011-2013 .... 48

x


DANH SÁCH HÌNH
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức điều hành của công ty ................................................ 13

Hình 3.2 Sơ đồ quy trình sản xuất ................................................................... 18
Hình 4.1 sản lượng thủy sản Việt Nam qua các năm ...................................... 30
Hình 4.2 Kim ngạch và tốc độ tăng giảm xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
giai đoạn 2005-8/2014 ..................................................................................... 31
Hình 4.3 Xuất khẩu thủy sản sang 4 thị trường chính 4 tháng đầu năm giai
đoạn 2012-2014 ............................................................................................... 32
Hinh 4.4 Thị trường nhập khẩu cá tra của Việt Nam năm 2011-2012 ............ 34
Hình 4.5 Thị phần xuất khẩu cá tra Việt Nam năm 2013 ................................ 35
Hình 4.6 Tổng kinh ngạch nhập khẩu thủy sản của Mỹ, T1-T8/2013-2014 ... 36
Hình 4.7 Giá xuất khẩu của công ty giai đoạn 2011 - 6/2014 ......................... 44
Hình 4.8 Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ 6 tháng đầu năm 2014 .... 46

xi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
ATVSTP: An toàn về sinh thực phẩm
BGĐ: Ban giám đốc
Bộ NN&PTNN: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Công ty: Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Thủy sản An Giang
DN: Doanh nghiệp
ĐBSCL: Đồng bằng Sông Cửu Long
HĐQT: Hội đồng quản trị
VNĐ: Việt Nam đồng
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
CP: Cổ phần
DVT: Đơn vị tính
XK : Xuất khẩu
NK : Nhập khẩu

Tiếng Anh
APPU: Liên hợp sản xuất cá sạch
BRC: (British Retail Consortium) - Tiêu chuẩn về chất lýợng và an toàn thực
phẩm của Hiệp hội các nhà bán lẻ Anh
GMP: (Good Manufacturing Practice) - Tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất
HACCP: (Hazard Analysis and Critical Control Points) Phân tích mối nguy
hại và ðiểm kiểm soát tới hạn
HALAL: Chứng nhận Tinh khiết theo tiêu chuẩn của Cộng đồng Hồi giáo
Thành phố Hồ Chí Minh
ISO: International Organization for Standardization - Tổ chức tiêu chuẩn hoá
quốc tế.
SQF: (Safe Quality Food) - Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, ðýợc xây
dựng dựa trên các nguyên tắc của HACCP
SWOT: Strengths – Weaknesses – Opportunities – Threatens
USD: Đô la Mỹ
VASEP: (Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers) Hiệp hội
Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam

xii


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thuỷ sản là loại thực phẩm được người tiêu dùng trên thế giới ưa thích sử
dụng. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thuỷ sản phụ thuộc khá chặt
chẽ vào thu nhập, khi thu nhập tăng lên người tiêu dùng có xu hướng tiêu dùng
các sản phẩm thuỷ sản nhiều hơn các loại thực phẩm khác. Thuỷ sản được sản
xuất và tiêu dùng ở hầu hết các nước trên thế giới nhưng sản lượng thuỷ sản
hiện nay tập trung chủ yếu ở các nước Trung Quốc, Pêru, Chilê, Nhật, Mỹ,

EU. Khác với nhiều mặt hàng thực phẩm khác, thuỷ sản là mặt hàng mang tính
thương mại quốc tế khá cao. Quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới là
xu hướng phát triển tất yếu trong thời đại ngày nay. Đảng và Nhà nước ta có
quan điểm rõ ràng về vấn đề này khi thực hiện chính sách “đa phương hoá, đa
dạng hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại”. Vì thế mà Việt Nam đã gia nhập
ASEAN, APEC và tham gia Tổ chức thương mại thế giới WTO. Việc gia nhập
các tổ chức nói trên chung quy là nhằm được miễn giảm hoặc xoá bỏ các rào
cản thương mại quốc tế như: thuế quan, hạng ngạch xuất khẩu, các biện pháp
kĩ thuật. Điều này cho phép hàng hoá của Việt Nam dễ dàng xâm nhập vào các
thị trường trên thế giới với mức thuế quan thấp, số lượng gần như không giới
hạn, sự lưu thông hàng hoá giữa các nước tự do hơn, làm cho doanh nghiệp
phấn khởi hơn khi tham gia vào thị trường thương mại thế giới và thị trường
xuất nhập khẩu ngày càng trở nên sôi động hơn. Từ nhiều năm qua, các sản
phẩm xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam nói chung và sản phẩm của Công ty
TNHH thủy sản Vĩnh Nguyên nói riêng không ngừng được phát triển cả về số
lượng, chủng loại, sản phẩm và giá trị kim ngạch xuất khẩu, trở thành một
trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và chiếm giữ vị thế
quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, các sản phẩm thuỷ sản của
Việt Nam còn nhiều bất cập với yêu cầu phát triển. Chẳng hạn, các sản phẩm
thuỷ sản xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm đông lạnh, giá trị gia tăng của sản
phẩm xuất khẩu thấp. Tất cả những vấn đề đó xuất phát từ những vấn đề chủ
yếu như trình độ công nghệ trong khai thác, nuôi trồng và chế biến chưa được
phát triển tốt, do đó chưa tạo ra được những sản phẩm chế biến có chất lượng
cao cho thị trường xuất khẩu, thiếu tính đồng bộ trong hệ thống chính sách hỗ
trợ của Nhà nước đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản trong quá trình
tiếp cận và chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu, trong khi các doanh nghiệp Việt
Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tính bảo hộ ở các thị trường
xuất khẩu lại cao. Vậy làm sao để nâng cao năng lực xuất khẩu thủy sản của
1



doanh nghiệp? Để giải đáp cho câu hỏi trên nên tôi chọn đề tài “Phân tích
hoạt động xuất khẩu cá tra của Công ty TNHH thủy sản Vĩnh Nguyên
sang thị trường Mỹ giai đoạn 2011-6/2014” làm luận văn nghiên cứu khi
thực tập tại công ty. Đề tài nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực
cạnh tranh trong quá trình kinh doanh xuất khẩu của công ty, từ đó đưa ra
những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động kinh
doanh xuất khẩu. Đối với tôi, đề tài này là cơ hội để tổng hợp lại những kiến
thức đã học trên giảng đường và quan trọng hơn là được cọ sát thực tế, tiếp
xúc với môi trường làm việc của doanh nghiệp và công ty. Đây sẽ là hành
trang quý báu trên con đường tôi sẽ đi trong những năm sắp tới.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hoạt động xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ của công ty TNHH
thủy sản Vĩnh Nguyên giai đoạn 2011-6/2014 từ đó đề xuất giải pháp nhằm
đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cá tra của công ty phát triển bền vững và thu về
nhiều lợi nhuận trong những năm tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Phân tích và đánh giá tình hình hoạt động xuất khẩu cá tra sang Mỹ của
công ty TNHH thủy sản Vĩnh Nguyên giai đoạn 2011-6/2014 .
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cá tra sang Mỹ
của công ty TNHH thủy sản Vĩnh Nguyên giai đoạn 2011-6/2014 .
Đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cá tra sang Mỹ của
công ty TNHH thủy sản Vĩnh Nguyên phát triển bền vững trong những năm
tới .
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại Công ty TNHH thủy sản Vĩnh
Nguyên . Địa chỉ: Lô 16A9-1, Đường số 02, KCN Trà Nóc 1, Q. Bình Thủy,
TP.Cần Thơ, Việt Nam.

1.3.2 Phạm vi thời gian
Đề tài sử dụng số liệu Số liệu kết quả kinh doanh và hoạt động xuất khẩu
của công ty được thu thập qua các năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm
2014 của công ty TNHH thủy sản Vĩnh Nguyên.
Đề tài được thực hiện từ tháng 8/2014 đến tháng 11/2014.
2


1.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Hoat động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH thủy sản Vĩnh Nguyên
theo sản phẩm và theo thị trường, chủ yếu là hoạt động xuất khẩu và các yếu
tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cá tra sang Mỹ của công ty.

3


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái niệm và vai trò của xuất khẩu
2.1.1.1 Khái niệm về xuất khẩu
Xuất khẩu là việc bán hàng hóa, dịch vụ ra thị trường nước ngoài và sản
phẩm, dịch vụ ấy phải di chuyển ra khỏi biên giới của một quốc gia trên cơ sở
sử dụng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Tiền tệ có thể là của một trong hai
nước hoặc nước thứ ba
2.1.1.2 Vai trò của xuất khẩu
- Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn quan trọng để thõa mãn nhu cầu nhập khẩu và
tích lũy phát triển sản xuất, kích thích đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản
xuất.
- Kích thích sự tăng trưởng kinh tế, tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các

nước trên thế giới.
- Đẩy mạnh xuất khẩu cho phép mở rộng quy mô sản xuất, nhiều ngành
nghề mới ra đời phục vụ cho xuất khẩu làm động lực giúp các ngành kinh tế
khác phát triển theo.
- Tác động đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế ngành theo hướng sử dụng hiệu
quả nhất lợi thế so sánh tuyệt đối và tương đối của đất nước, làm cho sản
lượng sản xuất của quốc gia sẽ tăng thông qua mở rộng với thị trường quốc tế.
- Đẩy mạnh xuất khẩu có tác động tích cực và hiệu quả đến nâng cao mức
sống của người dân.
2.1.2 Các hình thức xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu được thực hiện với nhiều hình thức: xuất khẩu trực
tiếp, xuất khẩu gián tiếp, ủy thác xuất khẩu, xuất khẩu tại chỗ, tạm nhập tái
xuất, chuyển khẩu, hội chợ triễn lãm…. Mỗi hình thức đều có những ưu điểm
và khuyết điểm riêng biệt, tùy theo tình hình của từng đơn vị mà từng doanh
nghiệp có sự lưa chọn phù hợp với hoạt động kinh doanh của công ty và đối
với công ty TNHH thủy sản Vĩnh Nguyên xuất khẩu qua hai hình thức chủ
yếu : xuất khẩu trực tiếp và ủy thác xuất khẩu.
(1) Xuất khẩu trực tiếp: là hình thức xuất khẩu do chính công ty thực
hiện để bán hàng hóa ra nước ngoài, không qua trung gian. Công ty trực tiếp
ký kết hợp đồng ngoại thương bán hàng, cung cấp dịch vụ cho các công ty
4


nước ngoài. Hình thức này đem lại lợi nhuận cao, giúp nâng cao thương hiệu,
nếu các doanh nghiệp am hiểu rõ thị trường, nắm bắt được thị hiếu của khách
hàng… Tuy nhiên, doanh nghiệp phải chiệu rủi ro cao, chi phí marketing cao
và sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ.
(2) Ủy thác xuất khẩu: là hình thức xuất khẩu mà đơn vị tham gia hoạt
động xuất khẩu không đứng ra trực tiếp đàm phán với công ty nước ngoài mà
phải nhờ qua một đơn vị xuất khẩu khác có uy tín thực hiện hoạt động xuất

khẩu cho mình. Hình thức này đảm bảo an toàn cho người xuất khẩu, giảm chi
phí marketing và sự cạnh tranh trực tiếp. Tuy nhiên, phải chia lợi nhuận khó
nắm bắt nhu cầu thị trường và bị phụ thuộc vào đơn vị trung gian. Hình thức
này nên áp dụng đối với công ty sản xuất quy mô nhỏ chưa đủ điều kiện xuất
khẩu trực tiếp, chưa quen biết thị trường và khách hàng, chưa thông thạo các
nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu.
2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu
2.1.3.1 Môi trường bên ngoài
- Môi trường kinh tế : có ảnh hưởng vô cùng lớn đến các doanh nghiệp như
lãi xuất ngân hàng, chu kỳ kinh tế, cán cân thanh toán, chính sách tài khóa,
tiền tệ… vì các yếu tố này tương đối rộng nên cần chọn lọc để nhận biết các
tác động cụ thể ảnh hưởng trực tiếp đối với hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
- Môi trường chính trị và pháp luật: ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt động
của doanh nghiệp. Sự ổn định chính trị sẻ tạo ra môi trường thuận lợi đối với
các hoạt động kinh doanh. Sự can thiệp nhiều hay ít của chính phủ vào nền
kinh tế cũng tạo ra những thuận lợi hoặc khó khăn và cơ hội khác nhau cho
từng doanh nghiệp. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp cần sớm phát hiện ra
những cơ hội và thách thức mới trong kinh doanh để điều chỉnh thích ứng các
hoạt động nhằm tránh những đảo lộn trong quá trình vận hành, duy trì và đạt
được các mục tiêu đã đặt ra.
- Môi trường văn hóa xã hội: có mối liên hệ chặt chẽ với doanh nghiệp. Xã
hội cung cấp những nguồn lực mà doanh nghiệp cần để tiêu thụ hàng hóa, dịch
vụ do doanh nghiệp sản xuất ra. Thị hiếu, tập quán, lối sống, tôn giáo của
người tiêu dung có ảnh hưởng lớn đến nhu cầu, quyết định loại sản phẩm mà
doanh nghiệp sẽ cung cấp.
- Môi trường tự nhiên: có ảnh hưởng nhiều mặt tới các nguồn lực đầu vào
cần thiết cho các nhà sản xuất kinh doanh. Ngày nay, các vấn đề ô nhiễm môi
trường, sản phẩm kém chất lượng, lãng phí tài nguyên thiên nhiên cùng với
nhu cầu ngày càng lớn của các nguồn lực khan hiếm đã khiến cộng đồng cũng

5


như các doanh nghiệp phải thay đổi quyết định và biện pháp hoạt động liên
quan.
- Đối thủ cạnh tranh: doanh nghiệp cần dự đoán mục đích tương lai của các
đối thủ cạch tranh, nhận định ưu và khuyết điểm của các đối thủ cạnh tranh
trong ngành, nhận biết tiềm năng cũng như chiến lược kinh doanh của các đối
thủ để doanh nghiệp có quyết định và mức độ cạnh tranh thích hợp để giành
lợi thế trong ngành.
- Nhà cung ứng: là các tổ chức cung cấp nguồn hàng khác nhau cho doanh
nghiệp như vật tư, thiết bị, lao động… bất kỳ sự biến đổi từ phía người cung
ứng trực tiếp hay gián tiếp đều ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp.
Khách hang có ưu thế có thể làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp bằng cách
ép giá xuống thấp hoặc đòi hỏi chất lượng cao hơn và dịch vụ nhiều hơn.
- Sản phẩm thay thế: sức ép do sản phẩm thay thế làm hạn chế tiềm năng lợi
nhuận của ngành, do mức giá cao nhất bị khống chế. Doanh nghiệp cần tìm
hiểu kỹ để nhận biết các mặt hàng thay thế tiềm ẩn.
2.1.3.2 Môi trường bên trong
- Nguồn nhân lực: trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh, trình độ am hiểu
thị trường trong lẫn ngoài nước, khả năng tiếp thị, giao dịch, đàm phán, kinh
nghiệm thực tiễn, thông thạo ngoại ngữ… có vai trò hết sức quan trọng đến sự
thành công và thất bại của doanh nghiệp. Con người cung cấp dữ liệu đầu vào
để hoạch định mục tiêu , phân tích bối cảnh thị trường, lựa chọn thực hiện và
kiểm tra các chiến lược của doanh nghiệp. Cho dù các quan điểm hệ thống kế
hoạch hóa tổng quát có đúng đến mưc độ nào đi chăng nữa cũng không thể
mang lại hiệu quả nếu không có những con người làm việc có hiệu quả.
- Nhân tố cơ sở vật chất kỹ thuật: Đây là nhân tố thuộc về cơ sở hạ tầng
cho hoạt động xuất khẩu. Nó bao gồm phát triển của hệ thống giao thông vận
tải, trình độ phát triển của hệ thống thông tin liên lạc. Các nhân tố này có thể

tăng cường hoặc hạn chế năng lực giao dịch, mở rộng thị trường xuất khẩu của
doanh nghiệp, tăng cường hoặc hạn chế các dịch vụ vận chuyển hàng hoá xuất
khẩu của doanh nghiệp.
- Nhân tố tài chính: Biểu hiện ở quy mô vốn hiện có và khả năng huy
động vốn của doanh nghiệp. Năng lực tài chính có thể làm hạn chế hoặc mở
rộng các khả năng khác của doanh nghiệp, vì vốn là tiền đề cho mọi hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này dẫn đến mối tương tác trực tiếp giữa
bộ phận tài chinh vá các lĩnh vực hoạt động khác của doanh nghiệp.
- Chiến lực kinh doanh: có tác động không nhỏ tới kết quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp .Nếu chiến lược kinh doanh không phù hợp làm
6


cho doanh nghiệp bị thua lỗ dẫn đến phá sản còn phù hợp (đúng hướng) sẽ
phát triển tốt.
- Nghiên cứu và phát triển: các nỗ lực phát triển của doanh nghiệp có thể
giữ vững vị trí đầu ngành hoặc ngược lại, làm cho doanh nghiệp tụt hậu so với
các doanh nghiệp dẫn đầu ngành trong các lĩnh vực như phát triển sản phẩm
mới, chất lượng sản phẩm, kiểm soát giá thành và công nghệ sản xuất.
- Chất lượng hàng hóa: đây là nhân tố rất quan trọng, các doanh nghiệp
muốn giữ vững uy tín sản phẩm và muốn chiếm vị trí cao trong sản xuất kinh
doanh một loại sản phẩm nào đó, không còn con đường nào khác là phải luôn
nâng cao chất lượng sản phẩm, nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội. Muốn vây,
việc phân tích chất lượng sản phẩm phải được chú trọng và tiến hành thường
xuyên. Hàng hóa chất lượng kém, chẳng những khó bán và bán với giá thấp
làm ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng mà còn đến uy tín kinh doanh của
doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm là tiêu chuẩn tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp.
- Trình độ năng lực lãnh đạo và quản trị kinh doanh của ban giám đốc
doanh nghiệp: Đây là nhân tố hết sức quan trọng, quyết định đến sự thành

công trong kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vì trình độ và năng lực quản trị
kinh doanh của ban giám đốc doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp có được
các chiến lược kinh doanh đúng đắn, đảm bảo cho doanh nghiệp có thể tận
dụng được các cơ hội của thị trường quốc tế trên cơ sở khả năng vốn có của
mình.
-Trình độ và năng lực kinh doanh xuất khẩu của đội ngũ cán bộ kinh
doanh trong doanh nghiệp: Cán bộ kinh doanh là những người trực tiếp thực
hiện các công việc của quá trình sản xuất hàng hoá. Vì vậy, trình độ và năng
lực trong hoạt động xuất khẩu của họ sẽ quyết định tới hiệu quả công việc,
theo đó quyết định tới hiệu quả kinh doanh của toàn doanh nghiệp
- Mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước: Cạnh
tranh một mặt có tác động thúc đẩy sự vươn lên của các doanh nghiệp, mặt
khác nó cũng chèn ép và “ dìm chết” các doanh nghiệp yếu kém. Mức độ cạnh
tranh ở đây biểu hiện số lượng của các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cùng
ngành hoặc cùng mặt hàng có thể thay thế nhau. Hiện nay, nhà nước có chủ
trương khuyến khích mọi doanh nghiệp, mọi thành phần kinh tế tham gia xuất
khẩu đã dẫn đến sự bùng nổ số lượng doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất
khẩu, do đó đôi khi dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh. Đây là một thách
thức cho các doanh nghiệp ngoại thương hiện nay.

7


2.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình xuất khẩu
2.1.4.1 Doanh thu
Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền sẻ thu được do tiêu thụ sản
phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chình và các hoạt động khác của doanh
nghiệp. Doanh thu bán hàng của công ty xuất nhập khẩu là toàn bộ giá trị hàng
hóa và dịch vụ đã bán ra, đã thu tiền và chưa thu tiền được.
Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa rất phức tạp. Vì vậy, để

đánh giá tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu ta thường quy doanh thu ngoại
tệ về đồng USD, doanh thu nội về VND.
2.1.4.2 Lợi nhuận
Lợi nhuận là cái cốt lõi của mọi hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận trong
kinh tế học, là phần tài sản mà nhà đầu tư nhận thêm nhờ đầu tư sau khi đã trừ
đi các chi phí liên quan đến đầu tư, đó là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu
và tổng chi phí hoạt động kinh doanh.
Công thức tính lợi nhuận trong kinh doanh xuất khẩu :
Lợi nhuận = Doanh thu bán hàng xuất khẩu – Giá vốn hàng xuất khẩu –
Tổng chi phí lưu thông
Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận:


Mức lưu chuyển hàng hóa xuất khẩu

Tốc độ lưu chuyển hàng hóa xuất khẩu tăng làm tăng sức sản xuất của
đồng vốn kinh doanh và từ đó làm tăng thu lợi nhuận.
Khi tốc độ lưu chuyên hàng hóa tăng, chi phí biến đỗi cũng tăng theo,
nhưng chi phí cố định thường không đổi. Lưu chuyển hàng hóa được mơ rộng
sẻ tạo điều kiện sử dụng điều kiện vận tải hợp lí, năng xuất lao động tăng cao.
Từ đây ta có nhận xét, tốc độ tăng chi phí tuyệt đối bao giờ cũng nhỏ hơn tốc
độ luân chuyển hàng hóa.
Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu: mỗi loại hàng hóa kinh doanh xuất nhập
khẩu có lợi nhuận riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố kinh doanh. Nếu kinh
doanh mặt hàng có lăi suất lớn, chiếm tỷ trọng cao trong toàn bộ cơ cấu hàng
xuất khẩu sẽ làm tăng mức lợi nhuận ngoại thương và ngược lại.

8



2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu được sử dụng trong đề tài nghiên cứu là số liệu thứ cấp và được thu
thập từ các nguồn sau:
Qua quá trình thực tập tại công ty TNHH Vĩnh Nguyên nhằm tìm hiểu về
hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty và dựa trên cơ sở đó thu thập số liệu
liên quan trong bốn năm 2011 2013 và 6/2014 để phục vụ cho việc thực hiện
đề tài như số liệu và kết quả của hoạt động, tình hình xuất khẩu. Ngoài ra,
trong đề tài còn sử dụng số nhiều nguồn khác như sách, báo đài, internet…
các nguồn này sẻ được ghi cụ thể ở mục tài liệu tham khảo.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
- Sử dụng phương pháp thống kê, so sánh để phân hoạt động xuất khẩu của
công ty TNHH thủy sản Vĩnh Nguyên trong giai đoạn 2011 - 6/2014.
* Phương pháp so sánh số tương đối và tuyệt đối:
Phương pháp so sánh: là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích
bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở ( chỉ tiêu gốc ). Các chỉ
tiêu này có cùng một nội dung, một tính chất tương tự nhằm để xác định mức
biến động, xu hướng của các chỉ tiêu. Nó cho phép chúng ta tổng hợp được
những nét chung, tách ra được những nét riêng của các hiện tượng được so
sánh. Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều nhất trong phân
tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu
kinh tế xã hội.
Phương pháp so sánh số tuyệt đối: Số tuyệt đối là một chỉ tiêu tổng
hợp phản ánh quy mô, khối lượng của sự kiện. Tác dụng của nó là phản ánh
tình hình thực hiện kế hoạch, sự biến động về quy mô, khối lương.
∆Y = Y1 – Y0
Trong đó:
Y0: chỉ tiêu năm gốc
Y1: chỉ tiêu năm phân tích
∆Y: phần chênh lệch tăng/ giảm của các chỉ tiêu kinh tế

Phương pháp này dùng để so sánh số liệu năm trước của các chỉ tiêu kinh tế
để xem xét có sự biến động không. Và tìm ra nguyên nhân biến động của các
chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.
9


Phương pháp so sánh số tương đối: Là kết quả của phép chia giữa giá
trị chênh lệch của kỳ phân tích và kỳ gốc với giá trị kỳ gốc của các chỉ tiêu
kinh tế:
∆Y = ( Y1 – Y0)/Y0 x100%
Trong đó:
Y0: chỉ tiêu năm gốc
Y1:chỉ tiêu năm phân tích
∆Y: phần chênh lệch tăng/ giảm của các chỉ tiêu kinh tế.
Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các
chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của các chỉ
tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra
nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
* Phương pháp số tương đối kết cấu(%) :
Nhằm xác định tỷ trọng mỗi bộ phận trong tổng thể để đánh giá sự gia tăng
hay giảm xuống của một chỉ tiêu nào đó theo thời gian.
Số tương đối kết cấu = số tuyệt đối từng bộ phận/số tuyệt đối của tổng thể
x 100
- Từ việc mô tả và so sánh trên sử dụng phương pháp suy luận để đưa ra
những giải pháp khả thi nhằm góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của
công ty.
- Phương pháp đồ thị, biểu bảng để so sánh đối chiếu các chỉ tiêu, kết quả.
Đựa vào đó đánh giá những thảnh tựu đạt được và những cái chưa được để xác
định nguyên nhân và đưa ra giải pháp.


10


CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH THỦY SẢN
VĨNH NGUYÊN
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
3.1.1 Giới thiệu chung về công ty
Tên công ty: Công ty TNHH thủy sản Vĩnh Nguyên (Vinh Nguyen
Co.,Ltd).
Tên tiếng anh: Vinh Nguyen Seafoods.
Logo công ty:

Trụ sở chính: Lô 16A9-1, Đường số 02, KCN Trà Nóc 1, Q. Bình Thủy,
TP.Cần Thơ, Việt Nam.
Nhà máy: Lô 16A9-1, Đường số 02, KCN Trà Nóc 1, Q. Bình Thủy,
TP.Cần Thơ, Việt Nam.
Điện thoại: 07106 257 090

Fax: 07106 257 009

Website: />Email:
EU Code: DL 79
Mã số thuế: 1800550170
Giấy phép kinh doanh số: 1800550170
Công ty TNHH thủy sản Vĩnh Nguyên được thành lập vào ngày
09/03/2004, khởi nguồn là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nuôi
trồng, chế biến thức ăn và dịch vụ vận chuyển hàng thủy sản đông lạnh. Kể từ
tháng 8/2006, công ty đã đưa vào hoạt động nhà máy chế biến thủy sản mới,
hiện đại và chính thức tham gia vào lĩnh vực chế biến, xuất khẩu thủy sản. Sản

phẩm chính của công ty hiện nay trên thị trường là các sản phẩm thuộc cá tra
như: cá tra fillet có chỉnh sửa hoặc chưa chỉnh sửa, cá tra cắt khoanh, cá tra
nguyên con, cá tra nguyên con bỏ đầu, và các phụ phẩm của cá tra, v.v. Năm
2011- 2012 tình hình sản xuất- kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn do
11


thiếu vốn, nguyên liệu. Sau đó, khi đã chủ động được 60- 80% nguồn cung thì
hoạt động sản xuất đã phục hồi và ổn định.
Công ty hiện tọa lạc tại Khu Công Nghiệp Trà Nóc ở thành phố Cần Thơ thuộc đồng bằng sông Cửu Long, một trong những vùng ở Việt Nam có nguồn
gốc sản phẩm thủy sản dồi dào nhất cả nước.
Lĩnh vực kinh doanh : Nuôi trồng , chế biến , xuất nhập khẩu thủy sản. Sản
xuất thức ăn (Thủy sản và chăn nuôi). Dịch vụ vận tải, kinh doanh kho lạnh.
3.1.2 Chức năng và vai trò của công ty
3.3.1.1 Chức năng
Là đơn vị tổ chức sản xuất chế biến thực phẩm các loại chủ yếu phục vụ
cho xuất khẩu đặc biệt là các sản phẩm từ cá tra.
Thực hiện gia công chế biến cho các đơn vị bán cùng ngành.
Công ty dùng ngoại tệ trong xuất khẩu để nhập khẩu những mặt hàng thiết
bị vật tư phục vụ cho nhiệm vụ chế biến thủy sản.
Khuyến khích sự phát triển của ngành chế biến thủy sản và ngành nuôi
trồng thủy sản nhằm ổn định kinh tế, phát triển đất nước.
3.3.1.2 Vai trò của công ty
Đối với ngành: Nhờ việc đẩy mạnh chế biến các mặt hàng thủy hải sản ngày
càng cao, nên sự phát triển của một số ngành khai thác và nuôi trồng cũng phát
triển theo. Từng bước hoàn thiện về cơ cấu tổ chức, đội ngũ lao động kỹ thuật
ngày càng hợp lý và chặt chẽ hơn.
Đối với địa phương: Từ khi thành lập cho đến nay, Công ty đã giải quyết
được phần lớn việc làm cho người dân ở thành phố, đồng thời góp phần làm
tăng thu nhập, tăng tổng sản phẩm quốc nội cho đất nước.

Đối với nền kinh tế: Công ty mang lại một khối lượng lớn ngoại tệ thông
qua việc xuất khẩu. Đẩy mạnh giao thương với các nước trên thế giới góp
phần thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế nước ta. Tạo điều kiện cho nền kinh
tế Việt Nam ngày càng lớn mạnh và vững chắc trên thị trường WTO nói riêng,
thị trường thế giới nói chung. Việc đầu tư đổi mới quy trình công nghệ, cải
tiến kỹ thuật đã góp phần tạo đà phát triển công nghệ cho đất nước mà quan
trọng hơn là ngành chế biến.
Đối với Nhà nước: Công ty là nguồn thu đáng kể cho ngân sách Nhà nước
thông qua thuế thu nhập

12


3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC
3.2.1 Cơ cấu tổ chức của công ty
Công ty TNHH thủy sản Vĩnh Nguyên được tổ chức và hoạt động theo Luật
Doanh Nghiệp đã được quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
khóa XI kỳ hợp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005. Các hoạt động của công ty
tuân thủ Luật Doanh Nghiệp và điều lệ của công ty đã được ban giám đốc
thông qua. Cơ cấu tổ chức công ty như sau:
Ban giám đốc

Phòng
tổ chức
hành
chính

KCS
tiếp
nhận

nguyên
liệu

Phòng
cung
ứng

KCS
sơ chế

Phòng kế
toán tổng
hợp

Phòng
kinh
doanh

KCS
phân
cỡ

KCS
xếp
khuôn

Phòng

điện


KCS
cấp
đông

Phòng
xuất
nhập
khẩu

KCS
thành
phẩm

Nguồn: Phòng tổ chức hành chính

Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức điều hành của công ty
3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của Ban giám đốc và các phòng ban
Ban giám đốc công ty: phụ trách các công việc khác nhau và định hướng
các hoạt động sản xuất kinh doanh, chỉ đạo công việc của các bộ phận chức
năng. Tổ chức xây dựng các mối quan hệ bên trong và bên ngoài công ty, cơ
cấu nhân sự, ổn định tổ chức, giải quyết các xung đột nội bộ trong phạm vi
quản lý của công ty. Tổ chức sắp xếp việc sản xuất và xuất hàng theo các đơn
hàng đã ký kết với khách hàng. Ban giám đốc là cơ quan đầu não điều hành
công ty và chịu trách nhiệm trước công ty và Nhà nước.
13


×