Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

giải pháp nâng cao hiệu quả cung ứng dịch vụ logistics tại công ty tnhh tiếp vận hiệp sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 95 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QTKD

DƢƠNG TRƢƠNG HOÀNG QUI

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CUNG ỨNG
DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TY TNHH
TIẾP VẬN HIỆP SĨ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh doanh quốc tế
Mã số ngành: 52340120

12-2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QTKD

DƢƠNG TRƢƠNG HOÀNG QUI
MSSV: 4114869

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CUNG ỨNG
DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TY TNHH
TIẾP VẬN HIỆP SĨ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ
Mã số ngành: 52340120

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN


THS. TRƢƠNG KHÁNH VĨNH XUYÊN

12-2014


LỜI CẢM ƠN
Trong hơn 4 năm học tập tại trƣờng Đại Học Cần Thơ em đã nhận đƣợc
sự chỉ dạy tận tình của quý thầy cô, truyền đạt những kiến thức, kỹ năng và
kinh nghiệm về ngành Kinh Doanh Quốc Tế cũng nhƣ kiến thức kinh tế xã
hội. Em xin gửi đến quý thầy cô trƣờng Đại Học Cần Thơ và đặc biệt là quý
thầy cô ở khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh lời cảm ơn chân thành. Em xin
cảm ơn cô Trƣơng Khánh Vĩnh Xuyên đã giúp em hoàn thành luận văn tốt
nghiệp này, đã tận tình chỉ bảo những sai sót và hƣớng dẫn cho em bổ sung,
sửa đổi giúp cho khóa luận đƣợc hoàn thiện hơn. Em chân thành cảm ơn.
Em xin chúc tất cả các thầy cô giáo luôn thành công trong sự nghiệp giáo
dục đào tạo cũng nhƣ mọi lĩnh vực trong cuộc sống.
Trong quá trình thực tập tại công ty Knight Logistics em đƣợc bổ sung
nhiều kiến thức thực tế trên nền tảng lý thuyết đã đƣợc học tại trƣờng. Nhờ đó,
em đã hiểu thêm nghiệp vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu, giúp em thêm
tự tin trong công việc sau này. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, hƣớng
dẫn tận tình của các anh chị trong công ty Knight Logistics, đã tạo điều kiện
cho em hiểu thêm những kiến thức ngoài thực tế qua những nghiệp vụ giao
nhận hàng Xuất Nhập Khẩu.
Em xin chúc ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên công ty
Knight Logistics luôn gặt hái đƣợc nhiều thành công trong công việc.
Kính chúc sự thành công và phát triển vững mạnh đến quý công ty.
Cần Thơ, ngày…tháng…năm…

i



TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày…..tháng…..năm…..
Ngƣời thực hiện

Dƣơng Trƣơng Hoàng Qui

ii


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………....
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Tp Hồ Chí Minh, ngày….tháng….năm…
THỦ TRƢỞNG ĐƠN VỊ

iii


MỤC LỤC
Trang
CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU................................................................................. 1
1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI................................................................................. 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................ 2
1.2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................................................... 2
1.3.1 Phạm vi không gian .................................................................................. 2
1.3.2 Phạm vi thời gian ...................................................................................... 2
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................... 2
CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN ............................................................................. 4
2.1.1 Cơ sở lý luận ............................................................................................ 4
2.1.1.1 Khái niệm về logistics ........................................................................... 4
2.1.1.2 Vị trí và vai trò của logistics đối với nền kinh tế................................... 5
2.1.1.3 Các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động logistics ở Việt Nam 6
2.1.1.4 Các phƣơng thức hoạt động của logistics .............................................. 9
2.1.2 Cơ sở khoa học ....................................................................................... 10
2.1.3 Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 11
2.1.3.1 Sự hình thành và phát triển logistics tại Việt Nam .............................. 11

2.1.3.2 Chiến lƣợc phát triển logistics của Việt Nam trong thời gian tới ........ 14
2.1.3.3 Tình hình phát triển dịch vụ logistics tại Việt Nam ............................ 15
2.1.3.4 Thị phần dịch vụ logistics tại Việt Nam ............................................. 18
2.1.3.5 Kinh nghiệm phát triển logistics ở một số nƣớc trên thế giới ............. 18
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 21
iv


2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu.................................................................. 21
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu ................................................................ 22
CHƢƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN
HIỆP SĨ ............................................................................................................ 24
3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY ........ 24
3.1.1 Thông tin sơ lƣợc về Công ty ................................................................. 24
3.1.2 Thị trƣờng và khách hàng của Công ty................................................... 25
3.2 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, LĨNH VỰC VÀ TRIẾT LÝ KINH DOANH
CỦA CÔNG TY .............................................................................................. 25
3.2.1 Chức năng và nhiệm vụ kinh doanh của Công ty ................................... 25
3.2.2 Lĩnh vực kinh doanh của Công ty........................................................... 25
3.2.3 Triết lý kinh doanh của Công ty ............................................................. 26
3.3 HỆ TH NG TỔ CHỨC VÀ T NH H NH NH N SỰ CỦ C NG TY . 26
3.3.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty .................................................................... 26
3.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban ............................................... 26
3.3.3 Tình hình nhân sự của công ty ................................................................ 28
CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN HIỆP SĨ ........... 30
4.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS
TẠI CÔNG TY ................................................................................................ 30
4.1.1 Tình hình tổ chức dịch vụ logistics tại Công ty ...................................... 30
4.1.1.1 Vận chuyển container bằng đƣờng biển .............................................. 30

4.1.1.2 Vận chuyển hàng bằng đƣờng hàng không ......................................... 34
4.1.1.3 Dịch vụ kê khai hải quan ..................................................................... 36
4.1.1.4 Các loại hình vận chuyển khác ............................................................ 37
4.1.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của các dịch vụ logistics tại công
ty ...................................................................................................................... 37
v


4.1.2.1 Phân tích cơ cấu doanh thu theo dịch vụ ............................................. 37
4.1.2.2 Phân tích tình hình doanh thu theo hàng xuất và hàng nhập ............... 42
4.1.2.3 Phân tích tình hình doanh thu theo phƣơng thức gửi hàng .................. 45
4.1.2.4 Phân tích tình hình doanh thu theo thị trƣờng ..................................... 47
4.1.3 Phân tích chi phí dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đƣờng biển và
đƣờng hàng không. .......................................................................................... 50
4.1.3.1 Chi phí dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đƣờng biển...................... 50
4.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh từ dịch vụ logistics của công ty giai đoạn
2012- 2014 ....................................................................................................... 54
4.2 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ, CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI
CÔNG TY ........................................................................................................ 57
4.2.1 Chỉ tiêu tài chính ..................................................................................... 57
4.2.2 Chỉ tiêu hiệu quả lao động ...................................................................... 59
4.3 CÁC NHÂN T ẢNH HUỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DỊCH
VỤ LOGISTICS CỦA CÔNG TY .................................................................. 60
4.3.1 Nhân tố bên ngoài ................................................................................... 60
4.3.1.1 Bối cảnh quốc tế .................................................................................. 60
4.3.1.2. Cơ chế quản lý vĩ mô của Nhà nƣớc................................................... 61
4.3.1.3. Tình hình xuất nhập khẩu trong nƣớc ................................................. 61
4.3.1.4. Tình trạng giao thông .......................................................................... 61
4.3.2 Môi trƣờng cạnh tranh ............................................................................ 61
4.3.2.1 Các đối thủ cạnh tranh chính ............................................................... 61

4.3.2.2 Sức hấp dẫn của ngành logistics và hoạt động kho vận ..................... 63
4.3.3 Nhân tố bên trong ................................................................................... 64
CHƢƠNG 5 MỘT S GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS
TẠI CÔNG TNHH TIẾP VẬN HIỆP SĨ TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP
KINH TẾ QU C TẾ ....................................................................................... 65

vi


5.1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
LOGISTICS TẠI CÔNG TY ........................................................................... 65
5.1.1 Phân tích SWOT về hiệu quả hoạt động logistics của công ty ............... 65
5.1.1.1 Những điểm mạnh (S).......................................................................... 65
5.1.1.2 Những điểm yếu (W)............................................................................66
5.1.1.3 Các cơ hội (O)......................................................................................67
5.1.1.4 Các mối đe dọa (T)...............................................................................67
5.1.1.5 Ma trận SWOT..................................................................................... 67
5.1.2 Phân tích giải pháp.................................................................................. 70
5.2 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TY ...... 70
5.2.1 Giải pháp về nguồn nhân lực của công ty............................................... 70
5.2.2 Giải pháp về cơ sở vật chất ..................................................................... 71
5.2.3 Giải pháp về cơ cấu tổ chức của Công ty ............................................... 71
5.2.3.1 Lên kế hoạch mở dịch vụ gom hàng .................................................... 71
5.2.3.2 Cân đối cơ cấu trong giao nhận ........................................................... 72
5.2.3.3 Phân công lại công việc ....................................................................... 72
5.2.4 Giải pháp chiến lƣợc phát triển hoạt động logistics tại Công ty ............ 73
CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 76
6.1 KẾT LUẬN................................................................................................ 76
6.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 77
6.2.1 Đối với cơ quan nhà nƣớc ....................................................................... 78

6.2.2 Đối với cơ quan hải quan ........................................................................ 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 81

vii


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Chỉ số năng lực Logistics của các quốc gia ASEAN (Logistics
Performanece Index – LPI) .............................................................................. 14
Bảng 4.1 Số lƣợng container trong vận tải biển của công ty giai đoạn 20122014 ................................................................................................................. 30
Bảng 4.2 Lịch trình tàu biển mà công ty cung cấp hàng tháng ....................... 34
Bảng 4.3 Doanh thu theo dịch vụ vận chuyển của Công ty TNHH Tiếp Vận
Hiệp Sĩ giai đoạn 2012-2014 .......................................................................... 38
Bảng 4.4 Tình hình doanh thu theo hàng xuất và hàng nhập của Công ty
TNHH Tiếp Vận Hiệp Sĩ giai đoạn 2012-2014 ............................................... 43
Bảng 4.5 Tình hình doanh thu theo phƣơng thức gửi hàng trong vận tải biển
bằng container của Công ty TNHH Tiếp Vận Hiệp Sĩ giai đoạn 2012-2014 .. 46
Bảng 4.6 Tình hình doanh thu theo thị trƣờng của Công ty TNHH Tiếp Vận
Hiệp Sĩ giai đoạn 2012-2014 ........................................................................... 48
Bảng 4.7 Mức phí vận chuyển container bằng đƣờng biển theo thị trƣờng và
loại container của Công ty TNHH Tiếp Vận Hiệp Sĩ giai đoạn 2012-2014.... 51
Bảng 4.8 Mức phí vận chuyển container bằng đƣờng biển theo thị trƣờng và
loại container của Công ty Cổ phần Vận chuyển Minh Phƣơng ..................... 51
Bảng 4.9 Thời gian vận chuyển của các tuyến đƣờng ..................................... 52
Bảng 4.10 Phụ phí vận chuyển container bằng đƣờng biển của Công ty TNHH
Tiếp Vận Hiệp Sĩ ............................................................................................. 53
Bảng 4.11 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Tiếp Vận Hiệp
Sĩ giai đoạn 2012-2014 .................................................................................... 56
Bảng 4.12 Hệ số lãi ròng (ROS) của Cty TNHH Tiếp Vận Hiệp Sĩ giai đoạn

2012-2014 ........................................................................................................ 57
Bảng 4.13 Tỷ suất chi phí của Công ty TNHH Tiếp vận Hiệp Sĩ ................... 58
Bảng 4.14 Doanh thu bình quân một lao động của Công ty TNHH Tiếp Vận
Hiệp Sĩ giai đoạn 2012-2014 ........................................................................... 59

viii


Bảng 4.15 Lợi nhuận bình quân một lao động của Công ty TNHH Tiếp Vận
Hiệp Sĩ giai đoạn 2012-2014 ........................................................................... 59

ix


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Tỷ trọng chi phí Logistics so với GDP của một số nƣớc ................. 12
Hình 2.2 Thị phần dịch vụ logistics tại Việt Nam ........................................... 18
Hình 4.1 Cơ cấu doanh thu theo dịch vụ vận chuyển của Công ty TNHH Tiếp
Vận Hiệp Sĩ giai đoạn 2012-2014 ................................................................... 39
Hình 4.2 Cơ cấu hàng xuất và nhập trong hoạt động kinh doanh vận tải quốc tế
của Công ty TNHH Tiếp Vận Hiệp Sĩ giai đoạn 2012-2014........................... 44
Hình 4.3 Cơ cấu doanh thu theo thị trƣờng nƣớc ngoài của Công ty TNHH
Tiếp Vận Hiệp Sĩ giai đoạn 2012-2014 ........................................................... 49

x


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN


Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

DN

Doanh nghiệp

FIATA

Hiệp hội Giao nhận kho vận Quốc tế

GDP

Tổng thu nhập quốc nội

IATA

Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế

SCSC

Công ty cổ phần dịch vụ hàng hóa Sài Gòn

TCS

Công ty TNHH Dịch vụ hàng hóa Tân Sơn Nhất

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


VCCI

Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam

WB

Ngân hàng Thế giới

WCA

Liên minh Hàng hóa Thế giới

WTO

Tổ chức Thƣơng mại Thế giới

xi


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trên con đƣờng đổi mới và hội nhập kinh tế, ngành Logistics Việt Nam
cũng đang trên con đƣờng hội nhập và phát triển cùng với ngành Logistics của
thế giới.Trong những thập niên gần đây ngành Logistics đã phát triển rất mạnh
ở các nƣớc Tâu Âu, Mỹ, Nhật Bản, sau đó là các nƣớc trong khu vực Châu Á
nhƣ Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc,...Đối với các nƣớc phát triển nhƣ Mỹ,
Nhật Bản thì đóng góp của ngành Logistics vào thu nhập quốc dân là khoảng
10% GDP, trong khi đó các đang phát triển và kém phát triển thì tỷ lệ này có
thể trên 30% GDP. Đối với Việt Nam dịch vụ Logistics chiếm khoảng gần

20% GDP, trong khi đó GDP của Việt Nam năm 2013 là khoảng 176 tỷ USD
tức là ngành Logistics chiếm khoảng 35 tỷ USD một số khổng lồ so với một
ngành đang phát triển. Dự báo trong tƣơng lai thì ngành Logistics sẽ chiếm
không dƣới 20% GDP, ngoài ra khi chúng ta đã là thành viên chính thức của
WTO thì việc mở rộng giao thƣơng với bên ngoài ngày càng đƣợc mở rộng
tạo điều kiện cho việc tăng nguồn thu nhiều hơn cho đất nƣớc từ dịch vụ
Logistics.
Tuy nhiên thực trạng hoạt động Logistics tại Việt Nam có rất nhiều điều
phải suy nghĩ. Đầu tiên là hiện nay các công ty Logistics hàng đầu thế giới đã
có mặt và cung cấp dịch vụ Logistics toàn cầu nhƣ PL, DHL, UPS,..Trong
khi đó các công ty Logistics của Việt Nam mặt dù là những tổng công ty lớn
mạnh nhƣng vẫn chƣa có công ty nào hoạt động đúng nghĩa là một công ty
Logistics thực sự mà chỉ tham gia vào một quy trinh chuỗi trong chuỗi cung
ứng. Điều đáng nói ở đây là nguồn lợi của các hoạt động Logistics không nằm
trong tay các công ty Việt Nam mà đang chảy dần sang các công ty Logistics
nƣớc ngoài hoạt động tại Việt Nam, điều này nói nói lên một thực trạng nhức
nhói là các công ty Logistics Việt Nam đang làm thuê trên chính sân nhà của
mình.
Vấn đề đặt ra là vào năm 2014 Việt Nam chính thức mở cửa thị trƣờng
Logistics điều đó đồng nghĩa các công ty Logistics trong nƣớc không còn
đƣợc chính phủ bảo hộ, các hàng rào bảo hộ trong nƣớc dần đƣợc mở cửa, thị
trƣờng Logistics Việt Nam vốn đã cạnh tranh gay gắt nay sẽ ngày càng cạnh
tranh gay gắt hơn. Khi đó các công ty Logistics lớn trên thế giới sẽ tham gia
thị trƣờng Việt Nam nhiều hơn với bề dày về quản lý, công nghệ vƣợt trội và
nguồn vốn hoạt động mạnh chắc chắn sẽ chiếm ƣu thế hơn so với các công ty
1


trong nƣớc. Nếu không có sự thay đổ về tƣ duy quản lý, cách thức hoạt động
thì các công ty Logistics Việt Nam sẽ thất thế trên chính sân nhà của mình.

Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của “dịch vụ logistics” trong quá trình
phát triển hiện nay của đất nƣớc nên đề tài “ Giải pháp nâng cao hiệu quả
cung ứng dịch vụ logistics tại Công ty TNHH Tiếp Vận Hiệp Sĩ ”là hoạt
động cần thiết để đánh giá tình hình kinh doanh dịch vụ này của công ty cũng
nhƣ tìm ra điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình hoạt động. Từ đó đềra những
giải pháp phát triển kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty theo đúng chiến
lƣợc mà nhà nƣớc đã đề ra.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Thông qua việc phân tích hiện trạng kinh doanh dịch vụ logistics có thể
giúp ta nắm rõ hơn về hoạt động kinh doanh dịch vụ này của công ty cũng nhƣ
các nguyên nhân, các mặt còn hạn chế trong hoạt động. Từ đó đề ra các giải
pháp nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics đem lại lợi nhuận
cao cho công ty
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: Phân tích hiện trạng kinh doanh dịch vụ logistics tại Công ty
TNHH Tiếp vận Hiệp Sĩ.
- Mục tiêu 2: Đánh giá hiệu quả trong hoạt động kinh doanh dịch vụ
logistics tại Công ty TNHH Tiếp Vận Hiệp Sĩ.
- Mục tiêu 3: Đề ra giải pháp mở rộng kinh doanh dịch vụ logistics tại
Công ty TNHH Tiếp Vận Hiệp Sĩ.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi không gian
Đề tài này đƣợc thực hiện tại Công ty TNHH Tiếp Vận Hiệp Sĩ.
1.3.2 Phạm vi thời gian
Số liệu sử dụng trong đề tài đƣợc là số liệu đƣợc trích từ năm 2012 - 2014
của Công ty TNHH Tiếp Vận Hiệp Sĩ.
Thời gian thực tập từ ngày 05/01/2015 đến ngày 20/04/2015.
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu
2



Đề tài thực hiện nghiên cứu hoạt động cung cấp dịch vụ logistics của công ty
nên đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là dịch vụ logistics mà công ty cung cấp
tại Thành phố Hồ Chí Minh.

3


CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Cơ sở lý luận
2.1.1.1 Khái niệm về logistics
Trƣớc khi trích dẫn định nghĩa mang tính học thuật, tôi xin nêu cách hiểu
ngắn gọn: Logistics là quá trình lên kế hoạch, áp dụng và kiểm soát các luồng
chuyển dịch của hàng hóa hay thông tin liên quan tới nguyên nhiên liệu vật tƣ
(đầu vào) và sản phẩm cuối cùng (đầu ra) từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ.
Tiêu chí của Logistics là đúng mức và đúng lúc. Logistics có thể tạm dịch một
cách không sát nghĩa là “hậu cần”, “tiếp vận” hay “giao nhận” nhƣng có lẽ
đến nay Tiếng Việt chƣa có thuật ngữ tƣơng đƣơng. Chúng ta có thể chấp
nhận từ logistics nhƣ một từ đã đƣợc Việt hóa, cũng tƣơng tự nhƣ nhiều từ
khác trong thực tế đã chấp nhận nhƣ container, marketing…
Có thể minh họa sự kết hợp của logistics đầu vào và đầu ra trong sõ ðồ sau:

Nguồn: Cổng thông tin logistics Việt Nam (VLR)

Thuật ngữ logistics cũng đã đƣợc sử dụng chính thức trong Luật thƣơng
mại 2005, và đƣợc phiên âm theo tiếng Việt là “lô-gi-stíc”. Điều 233 Luật
thƣơng mại nói rằng: “Dịch vụ logistics là hoạt động thƣơng mại, theo đó

thƣơng nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng,
vận chuyển, lƣu kho, lƣu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tƣ
vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ
khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hƣởng thù
lao.”
Nhiều nghiên cứu cho thấy rất nhiều định nghĩa xoay quanh từ “Logistics”
nhƣng tất cả đều hình thành nên nhóm nghĩa rộng về Logistics. Theo Đoàn Thị

4


Hồng Vân, “Logistics là quá trình tối ƣu hóa về vị trí và thời gian, vận chuyển
và dự trử nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của dây chuyền cung ứng cho đến
tay ngƣời tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế”.
2.1.1.2 Vị trí và vai trò của logistics đối với nền kinh tế
a. Đối với nền kinh tế quốc dân
Logistics là một hoạt động tổng hợp mang tính mang tính dây chuyền,
hiệu quả, quá trình hoạt động này có tầm quan trọng quyết định đến tính cạnh
tranh của ngành công nghiệp và thƣơng mại của mỗi quốc gia.
Logistics là công cụ liên kết các hoạt động kinh tế trong một quốc gia và
toàn cầu qua việc cung cấp nguyên vật liệu, sản xuất, lƣu thông, phân phối và
mở rộng thị trƣờng.
Tối ƣu hóa chu trình lƣu chuyển của sản xuất, kinh doanh từ đầu vào của
sản phẩm cho đến tay ngƣời tiêu dùng.
Tiết kiệm và giảm chi phí trong lƣu thông phân phối nhờ vào việc tổ chức
kinh doanh cung cấp các dịch vụ Logistics chuyên nghiệp, hiệu quả.
Mở rộng thị trƣờng trong buôn bán quốc tế, góp phần giảm chi phí, hoàn
thiện và tiêu chuẩn hóa chứng từ trong kinh doanh đặc biệt trong buôn bán và
vận tải quốc tế.
Logistics còn có vai trò phản ánh trình độ phát triển và tính cạnh tranh của

quốc gia thông qua cơ sỡ hạ tầng giao thông vận tải, chi phí vận chuyển, tốc
độ giao nhận vận tải.
b. Đối vơí doanh nghiệp
Logistics nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí trong quá trình sản
xuất, tăng cƣờng sức mạnh cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trƣờng.
Logistics tạo ra giá trị gia tăng về thời gian và địa điểm.
Logistics cho phép doanh nghiệp di chuyển hàng hóa và dịch vụ hiệu quả
đến tay khách hàng.
Logistics có vai trò hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt
động sản xuất kinh doanh, là một nguồn lợi tiềm tàng cho doanh nghiệp.
c. Logistics trong giao nhận vận tải
Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu là ngành nghề dịch vụ thƣơng mại
gắn liền và liên quan mật thiết tới hoạt động ngoại thƣơng và vận tải đối
5


ngoại. Đây là loại hình dịch vụ thƣơng mại không cần đầu tƣ nhiều vốn nhƣng
mang lại nguồn lợi tƣơng đối ổn định nếu biết cách tổ chức và điều hành trên
cơ sở tận dụng cơ sỡ hạ tầng hiện có. Trong xu thế toàn cầu hóa thì hoạt động
giao nhận càng có vai trò quan trọng. Điều này thể hiện ở chỗ:
- Trong hoạt động thƣơng mại quốc tế tức là việc mua bán giữa hai quốc
gia khác nhau tức là ngƣời mua và ngƣời bán ở hai nƣớc khác nhau. Thông
thƣờng ngƣời bán có trách nhiệm giao hàng tức là vận chuyển hàng đến tay
ngƣời mua. Để cho quá trình vận chuyển hàng hóa đó đến tay ngƣời mua cần
phải thực hiện một loạt các công việc khác nhau liên quan đến vận tải, giao
nhận nhƣ: đƣa hàng ra cảng xuất, làm thủ tục gửi hàng, bốc hàng lên phƣơng
tiện vận tải, chuyển tải hàng dọc đƣờng, dỡ hàng xuống phƣơng tiện vận tải và
giao hàng cho ngƣời mua…đó chính là nghiệp vụ giao nhận hàng hóa .
- Hoạt động giao nhận vận tải tọa điều kiện cho hàng hóa lƣu thông an
toàn, nhanh chóng, tiết kiệm mà không cần sự có mặt của ngƣời mua lẫn

ngƣời bán.
- Giúp ngƣời chuyên chở đẩy nhanh tốc độ xoay vòng các phƣơng tiện
vận tải, tận dụng tối đa công suất, hiệu quả dung tích cũng nhƣ trọng tải của
các phƣơng tiện vận tải.
Tạo điều kiện cho nhà nhập khẩu lẫn nhà xuất khẩu tập trung, chuyên môn
hóa vào công việc chính của mình là sản xuất và bán lại từ đó góp phần làm
giảm giá thành của sản phẩm hàng hóa xuất nhập khẩu.
Nhƣ vậy trong lĩnh vực giao nhận vận tải, logistics không phải là một dịch
vụ đơn lẽ mà luôn luôn là một chuỗi các dịch vụ về giao nhận hàng hóa nhƣ:
làm các thủ tục giấy tờ, tổ chức vận tải, đóng gói, bao bì sản phẩm, lƣu kho,
lƣu bãi, phân phát hàng hóa, chuẩn bị hàng hóa luông trong điều kiện sẵn
sàng. Chính vì vậy khi nói đến logistics bao giờ cũng là một chuỗi hệ thống
các dịch vụ (Logistics System Chain).
2.1.1.3 Các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động logistics ở Việt
Nam
a. Chính sách pháp luật và hành lang pháp lý
Hiện nay, có khá nhiều các văn bản pháp luật, thông tƣ, nghị định liên
quan tới lĩnh vực này tuy nhiên chƣa thực sự hoàn thiện và không theo kịp sự
phát triển cùa ngành Logistics. Logistics liên quan đến nhiều bộ ngành khác
nhau nhƣ: Giao thông vận tải, Hải quan, kiểm định…mỗi bộ ban hành những
quy định khác nhau đôi khi chồng chéo nhau gây không ít khó khăn cho ngành
Logistics. Ví dụ nhƣ: Logistics đã xuất hiện trong Luật Thƣơng mại (2005) và
6


NĐ 140/2007/NĐ-CP nhƣng chƣa thực sự đi vào đời sống doanh nghiệp và
các cấp quản lý, đôi khi còn có sự nhầm lẫn giữa hậu cần và Logistics…Về
mặt quản lý Nhà nƣớc, Logistics quản lý đa ngành: Bộ Công thƣơng
(NĐ140/2007), Bộ GTVT (QĐ 1601), Bộ KH Đầu tƣ… Sự quản lý này ảnh
hƣởng và hạn chế lớn đến tính đồng bộ, tính chiến lƣợc, quy hoạch và bất cập

trong ngành logistics; chƣa kể phát sinh nhiều thủ tục, giấy phép con.
Chính phủ đã ban hành Nghị định 87/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 để
sửa đổi Nghị định 125/2003/NĐ-CP về vận tải đa phƣơng thức với khái niệm
vận tải đa phƣơng thức hoàn toàn khác với quy định tại Hiệp định khung về
vận tải đa phƣơng thức mà Bộ trƣởng Giao thông Vận tải Đào Đình Bình đã
thay mặt chính phủ ta ký với các nƣớc ASEAN tại Viên Chăn, Lào ngày
17/11/2005. Và trái với công ƣớc vận tải đa phƣơng thức quốc tế đƣợc Liên
hiệp quốc ban hành.
Về vận tải
Theo nghị định của chính phủ số 140/2007/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm
2007 quy định chi tiết luật thƣơng mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ
logistic và giới hạn trách nhiệm đối với thƣơng nhân kinh doanh dịch vụ
logistics. Trong đó có quy định rằng nếu DN nƣớc ngoài muốn thành lập
doanh nghiệp logistic tại Việt Nam với hình thức liên doanh, tỷ lệ góp vốn của
nhà đầu tƣ nƣớc ngoài không quá 49% và hạn chế này chấm dứt vào năm
2012.
Về kho bãi
Cũng theo Nghị Định 140/2007/NĐ-CP này quy định chi tiết Luật
Thƣơng mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm
đối với thƣơng nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quy định: đối với thƣơng
nhân nƣớc ngoài kinh doanh dịch vụ logistics, trƣờng hợp kinh doanh dịch vụ
kho bãi thì đƣợc thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà
đầu tƣ nƣớc ngoài không quá 51%; hạn chế này chấm dứt vào năm 2014.
b. Các cam kết quốc tế về logistics tại Việt Nam
Cam kết về dịch vụ kho bãi khi gia nhập WTO
Về dịch vụ xếp dỡ container: Theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam,
muốn đầu tƣ để cung cấp dịch vụ xếp dỡ container tại Việt Nam, các nhà đầu
tƣ nƣớc ngoài phải thiết lập liên doanh với đối tác Việt Nam và bị ràng buộc
bởi các hạn chế sau:


7


Ÿ Hạn chế về tỷ lệ vốn góp: trong liên doanh, tỷ lệ vốn góp của phía
nƣớc ngoài không vƣợt quá 50%.
Ÿ Hạn chế về hoạt động: Việt Nam có thể không cho phép các liên doanh
này cung cấp dịch vụ xếp dỡ công ten nơ tại các sân bay.
Về dịch vụ kho bãi: gia nhập WTO, Việt Nam có đƣa ra cam kết về dịch
vụ kho bãi (dịch vụ mang mã CPC 742 trong Bảng Phân loại sản phẩm trung
tâm của Liên Hợp Quốc), áp dụng cả với kho ngoại quan hay kho nội địa
đang khá phát triển hiện nay. Theo cam kết đối với dịch vụ kho bãi thì:
Ÿ Từ ngày 11/1/2007, các nhà cung cấp dịch vụ nƣớc ngoài đƣợc thành
lập liên doanh tại Việt Nam để kinh doanh kho ngoại quan với điều kiện trong
đó tỷ lệ vốn nƣớc ngoài trong liên doanh không đƣợc vƣợt quá 51%.
Ÿ Kể từ ngày 11/1/2014, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài có thể lập liên doanh
với đối tác Việt Nam mà không bị hạn chế vốn của phía nƣớc ngoài trong liên
doanh hoặc lập doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài.
Cam kết mở cửa thị trường dịch vụ vận tải khi gia nhập WTO
Việt Nam đƣa ra cam kết mở cửa thị trƣờng đối với các loại dịch vụ vận
tải sau đây:
Ÿ Đối với dịch vụ vận tải biển: cam kết mở cửa đối với các dịch vụ vận
tải hành khách và vận tải hàng hóa, trừ vận tải nội địa (vận tải ven bờ).
Ÿ Đối với dịch vụ vận tải đƣờng thuỷ nội địa: cam kết mở cửa đối với
dịch vụ vận tải hành khách và vận tải hàng hóa.
Ÿ Đối với dịch vụ vận tải hàng không: cam kết mở cửa các lĩnh vực dịch
vụ bán và tiếp thị sản phẩm hàng không, dịch vụ đặt chỗ, giữ chỗ bằng máy
tính, dịch vụ bảo dƣỡng và sửa chữa máy bay.
Ÿ Đối với dịch vụ vận tải đƣờng sắt: cam kết mở cửa các dịch vụ vận tải
hành khách và vận tải hàng hóa.
Ÿ Đối với dịch vụ vận tải đƣờng bộ: cam kết mở cửa dịch vụ vận tải hành

khách và vận tải hàng hóa.
Ÿ Đối với dịch vụ hỗ trợ các phƣơng thức vận tải: cam kết mở cửa các
dịch vụ xếp dỡ container, dịch vụ thông quan (môi giới hải quan), dịch vụ kho
bãi container (lƣu kho container trong khu vực cảng hay trong nội địa nhằm

8


chất hàng vào/dỡ hàng ra, sửa chữa và chuẩn bị container sẵn sàng cho việc
gửi hàng).
Về cơ bản, Việt Nam đƣa ra cam kết mở cửa thị trƣờng trong lĩnh vực
hàng hải rộng hơn mức mở cửa áp dụng vào thời điểm trƣớc khi gia nhập
WTO. Việt Nam không cam kết mở cửa thị trƣờng dịch vụ đại lý tàu biển và
dịch vụ lai dắt khi gia nhập WTO. Theo phân loại của WTO thì không có dịch
vụ vận tải đa phƣơng thức. Do đó Việt Nam không cam kết dịch vụ vận tải đa
phƣơng thức.
Cam kết ASEAN
Tại Hội nghị lần thứ 39 tổ chức ở thành phố Makati, Phillippines, ngày
24/08/2007 các Bộ trƣởng kinh tế SE N ( EM) đã thông qua và ký Nghị
định thƣ về lộ trình hội nhập ASEAN về Dịch vụ Logistics. Đây là ngành ƣu
tiên hội nhập thứ 12 của ASEAN. Mục tiêu của Lộ trình là nhằm tạo ra một thị
trƣờng chung SE N vào năm 2015 thông qua việc tăng cƣờng hội nhập kinh
tế ASEAN bằng các biện pháp tự do hóa và tạo thuận lợi trên lĩnh vực dịch vụ
Logistics; hỗ trợ việc hình thành và nâng cao khả năng cạnh tranh của một nền
sản xuất ASEAN qua việc tạo nên một môi trƣờng logistics ASEAN liên kết
và thống nhất.
Các biện pháp của Lộ trình bao gồm các hành động cụ thể nhằm đạt đƣợc
sự hội nhập đáng kể và cao hơn của dịch vụ Logistics, tăng cƣờng năng lực
cạnh tranh của các nhà cung cấp dịch vụ logistics bằng việc tạo thuận lợi cho
dịch vụ Logistics và thƣơng mại; mở rộng khả năng cung cấp dịch vụ; phát

triển nguồn nhân lực và thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng vận tải đa phƣơng
thức và đầu tƣ. Lộ trình chia ra làm 5 loại biện pháp thực hiện với 44 biện
pháp chi tiết.
2.1.1.4 Các phương thức hoạt động của logistics
Trên thế giới Logistics có các phƣơng thức hoạt động sau:
- Logistics tự cung tự cấp (First Party Logistics – 1PL): Ngƣời chủ sỡ
hữu hàng hóa tự mình tổ chức và thực hiện các hoạt động Logistics. Các công
ty sở hữu các phƣơng tiện vận tải, nhà xƣởng, thiết bị bốc xếp dỡ và các nguồn
lực khác bao gồm cả con ngƣời để thực hiện các hoạt động Logistics. Đây là
cách mà các tập đoàn đa quốc gia lớn trên thế giới, với mạng lƣới Logistics
toàn cầu, có phƣơng thức hoạt động với từng địa phƣơng ví dụ nhƣ Honda,
Toyota, Nike…Tuy nhiên với phƣơng thức này không thích hợp với đa phần
các công ty, vì 1PL làm phình to qui mô, bộ máy của công ty và thƣờng làm
giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh vì doanh nghiệp không có đủ qui mô,

9


trang thiết bị, kinh nghiệm và kỹ năng chyên môn để quản lý và vận hành hoạt
động Logistics.
- Logistics bên thứ 2 (Second Party Logistics – 2PL): là việc quản lý
các hoạt động Logistics truyền thống nhƣ vận tải, kho vận, hay nói cách khác
là ngƣời vận chuyển thực tế nhƣ hãng tàu, hãng hàng không, hãng vận tải. Các
công ty nếu không có đủ cơ sỡ vật chất, phƣơng tiện thì có thể thuê ngoài các
dịch vụ cung cấp Logistics nhằm cung cấp các phƣơng tiện hay dịch vụ cơ
bản. Mục đích là giảm chi phí và vốn đầu tƣ.
- Logistics bên thức 3 (Third Party Logistics – 3PL): đây là hình thức
Logistics theo hợp đồng. Là ngƣời thay mặt chủ hàng quản lý và thực hiện các
hoạt động Logistics cho từng bộ phận chức năng, ví dụ nhƣ: thay mặt cho
ngƣời gửi hàng thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu và vận chuyển tới điểm đến

quy định. Do đó 3PL bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau, kết hợp chặt chẽ việc
luân chuyển, tồn trữ hàng hóa, xử lý thông tin…và có tích hợp vào chuỗi cung
ứng của khách hàng. Phƣơng thức này chủ yếu sử dụng các công ty bên ngoài
để thực hiện các hoạt động Logistics, có thể toàn bộ quá trình quản lý
Logistics hoặc chỉ có một số hoạt động chọn lọc.
- Logistics bên thứ 4 (Fourth Party Logistics – 4PL): còn gọi là
Logistics chuỗi phân phối đƣợc phát triển trên nền tảng 3PL nhằm tạo ra sự
đáp ứng dịch vụ, hƣớng về khách hàng và linh hoạt hơn. 4PL là ngƣời tích hợp
(intergrator) – ngƣời hợp nhất, gắn kết các nguồn lực, tiềm năng và cơ sỡ vật
chất khoa học kỹ thuật của mình với tổ chức khác để thiết kế, xây dựng và vận
hành các giải pháp Logistics. 4PL chịu trách nhiệm quản lý dòng lƣu chuyển
vật tƣ hàng hóa, cung cấp giải pháp chuỗi cung ứng, hoạch định, tƣ vấn
Logistics và quản trị vận tải…4PL hƣớng đến quản trị cả quá trình Logistics,
nhƣ nhận hàng từ nơi sản xuất, làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu, đƣa hàng
đến nơi tiêu thụ cuối cùng.
- Logistics bên thứ 5 (Fifth Party Logistics – 5PL): là ngƣời thiết kế và
tái cấu trúc lại chuỗi cung ứng, các hoạt động 4PL, 3PL cũng nhƣ cung cấp hệ
thống thông tin tích hợp để đảm bảo dòng thông tin liên lạc và tăng khả năng
kiểm soát toàn bộ chuỗi cung ứng. 5PL quản lý và điều phối các hoạt động của
các 3PL, 4PL thông qua các giải pháp thông tin liên quan đến cung và cầu trên
thị trƣờng Logistics điện tử.
2.1.2 Cơ sở khoa học
Luận văn thạc sĩ với đề tài “Một số giải pháp phát triển logistics trong
các công ty giao nhận trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” (2003) của tác
giả Hoàng Lâm Cuờng. Bài viết trên đề cập đến những nội dung sau:
10


Ÿ Trình bày có hệ thống các khái niệm cơ bản về logistics
Ÿ Cung cấp các kinh nghiệm về hoạt động logistics trên thế giới cũng

nhƣ tại Việt Nam, từ đó có những bài học quý giá cho sự phát triển của các
công ty giao nhận tại thành phố Hồ Chí Minh
Ÿ Đề tài trên đã có những phân tích, đánh giá về thực trạng hoạt động
giao nhận của công ty tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó đề tài đã sử dụng
các phuợng pháp so sánh tƣơng đối và tuyệt đối, thống kê mô tả và phân tích
SWOT
Ÿ Qua phân tích SWOT của công ty, từ đó có thể biết đƣợc điểm mạnh,
điểm yếu của công ty để có thể đƣa ra các giải pháp góp phần cho sự phát triển
của công ty.
Phát triển logistics những vắn đề lý luận và thực tiễn, Đoàn Thị
HồngVăn và Phạm Mỹ Lệ, 2013. Tài liệu đã cung cấp những kiến thức cơ bản
về hoạt động logistics. Ngoài ra tài liệu cũng cung cấp những ví dụ thực tiễn
về hoạt động logistics tại Việt Nam giai đoạn 2008-2012 liên hệ với thực trạng
hoạt động dịch vụ logistics trên thế giới. Tài liệu đã sử dụng phuơng pháp so
sánh tỷ trọng chi phí logistics so với GDP của một số nƣớc so với Việt Nam.
Đồng thời so sánh chỉ số năng lực logistics của một số nƣớc ASEAN với Việt
Nam để có thể thấy thực trạng phát triển dịch vụ logistics tại Việt Nam.
Đề tài luận văn đại học “Phân tích thực trạng và giải pháp nâng cao
hiệu quả hoạt động dịch vụ logistics tại Công ty Cổ phần Thái Minh chi
nhánh Cần Thơ” (2013). Đề tài trên đã cung cấp những phân tích đánh giá về
thực trạng giao nhận của Công ty tại thị trƣờng Đồng bằng sông Cửu long
trong đó có Cần Thơ. Ngoài ra đề tài trên đã cung cấp những phân tích đánh
giá tình hình hoạt động logistics của Công ty cũng nhƣ đánh giá hiệu quả hoạt
động dịch vụ logistics qua các tiêu chí tài chính và số lao động dựa trên doanh
thu.
2.1.3 Cơ sở thực tiễn
2.1.3.1 Sự hình thành và phát triển logistics tại Việt Nam
Logistics đƣợc du nhập vào Việt Nam khoảng 20 năm nay, khi Mỹ xóa bỏ
cấm vận Việt Nam năm 1993. Vào thời điểm này các nhà đâu tƣ nƣớc
ngoài bắt đầu đầu tƣ ồ ạt vào Việt Nam, mở ra một thị trƣờng mới rộng lớn.

Có thể nói đây là cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp Việt có tầm nhìn xa.
Cũng trong thời điểm này VIFFAS (Vietnam Freight Forwarders Association
11


– Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam) đã đƣợc thành lập với tầm
nhìn: "Liên kết hợp tác những nhà cung cấp dịch vụ giao nhận, logistics nhằm
kiến tạo vai trò ngành kinh tế mũi nhọn của Việt nam" và sứ mệnh "Nâng cao
tính chuyên nghiệp, phát triển dịch vụ logistics hiện đại, kết nối logistics toàn
cầu, góp phần hiệu quả vào công cuộc phát triển kinh tế đất nƣớc Việt
nam". VIFF S đƣợc công nhận là hội viên chính thức của FI T năm 1994.
Ban đầu, các doanh nghiệp kinh doanh logistics đều là các doanh nghiệp nhà
nƣớc và hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực giao nhận vận tải là chủ yếu.
Mặc dù ngành Logistics đã phát triển mạnh mẽ trên thế giới, nhƣng tại Việt
Nam nó vẫn đƣợc coi là một ngành còn khá non trẻ, thị trƣờng dịch vụ
Logistics của Việt Nam vẫn ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển, với
những đặc điểm cơ bản sau:
Một là: Một thị trƣờng có quy mô không lớn, nhƣng đầy tiềm năng, hấp
dẫn và có sức hút cao: Việt Nam là một nền kinh tế mới nổi, năng động, có tốc
độ tăng trƣởng cao nhƣng chƣa bền vững và không đạt hiệu quả cao, đặc biệt
là chi phí Logistics sao với GDP còn chiếm một tỷ trọng cao. Theo đánh giá
tại Diễn đàn Logistics Việt Nam 2014 do Hiệp hội Chuỗi cung ứng Việt Nam
tổ chức diễn ra tại Tp Hồ Chí Minh vào cuối tháng 3 vừa qua thì chi phí
Logistics Việt Nam lại chiếm đến 20 – 25% GDP của cả nƣớc.

Nguồn: Bảng trình bày của Narin Phol, Country Damco Vietnam/Cambodia, tại Hội thảo
Vietnam Logso, 29/7/2010.

Hình 2.1 Tỷ trọng chi phí Logistics so với GDP của một số nƣớc
Qua hình 2.1 cho thấy trong khi chi phí logistics của Mỹ là 7,7%, của

Singapore là 8%, của Châu Âu (chủ yếu là các nƣớc EU) là 10%, của Nhật

12


×