TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
LÊ THỊ THÚY DUYÊN
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG MÔ HÌNH 3Rs TRONG
QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI XÃ
TƯỜNG LỘC, HUYỆN TAM BÌNH,
TỈNH VĨNH LONG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kinh Tế Tài Nguyên & Môi Trường
Mã số ngành: 52850102
11 – 2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
LÊ THỊ THÚY DUYÊN
MSSV: 4115180
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG MÔ HÌNH 3Rs TRONG
QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI XÃ
TƯỜNG LỘC, HUYỆN TAM BÌNH,
TỈNH VĨNH LONG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kinh Tế Tài Nguyên & Môi Trường
Mã số ngành: 52850102
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
NGÔ THỊ THANH TRÚC
11 – 2014
LỜI CẢM TẠ
Trước hết em xin vô cùng biết ơn gia đình thân yêu của em, cám ơn cha
mẹ đã tạo điều kiện cho em ăn học và có thể bước chân vào giảng đường đại
học, luôn luôn ở bên cạnh, ủng hộ, lo lắng và động viên em trên con đường
học vấn.
Qua 3 năm học tập tại trường Đại học Cần Thơ em xin chân thành biết
ơn quý Thầy, Cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh nói riêng và của trường
Đại học Cần Thơ nói chung đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý giá cho
em trong thời gian học tập và thực hiện đề tài. Đặc biệt em chân thành cám ơn
cô Ngô Thị Thanh Trúc đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và truyền đạt kiến
thức, kinh nghiệm cho em trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Chân thành cám ơn các cán bộ ở Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh
Long, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tam Bình đã nhiệt tình giúp đỡ
và hỗ trợ tài liệu nghiên cứu cho em. Em cũng xin chân thành cám ơn Chủ tịch
Ủy ban xã Tường Lộc, cán bộ môi trường xã Tường Lộc và các cán bộ ở các
ấp trong xã Tường Lộc và những đáp viên đã được phỏng vấn đã tạo điều kiện
và hỗ trợ nhiệt tình cho em trong quá trình thu thập số liệu thực tế, giúp em
hoàn thành được đề tài.
Do kiến thức còn hạn chế nên luận văn sẽ không tránh khỏi những sai
sót. Vì vậy em rất kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy/Cô
và các Anh/Chị cùng các bạn để luận văn của em hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin chúc Quý Thầy Cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh
doanh, Cô Ngô Thị Thanh Trúc, cán bộ trong Sở Tài nguyên và Môi trường,
Phòng Tài nguyên và Môi trường, cán bộ các cấp ở xã Tường Lộc nhiều sức
khỏe, hạnh phúc và thành công
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
Người thực hiện
Lê Thị Thúy Duyên
i
TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực và đề tài không trùng với
bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
Người thực hiện
Lê Thị Thúy Duyên
ii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên và đóng dấu)
iii
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 ....................................................................................................... 1
GIỚI THIỆU ...................................................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................................ 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................... 2
1.2.1
Mục tiêu chung ................................................................................. 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 2
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................................... 2
1.4.1
Không gian .................................................................................... 2
1.4.2
Thời gian ....................................................................................... 2
1.4.3
Đối tượng nghiên cứu .................................................................... 3
CHƯƠNG 2 ....................................................................................................... 4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 4
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................... 4
2.1.1
Tổng quan về chất thải rắn ............................................................ 4
2.1.2
Một số phương pháp xử lý rác thải ............................................... 9
2.1.3
Tổng quan về mô hình 3Rs ......................................................... 11
2.1.4 Tình hình áp dụng 3Rs ở Việt Nam và một số nước trên Thế Giới. 18
2.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng 3Rs trong quản lý rác thải
sinh hoạt .................................................................................................... 20
2.2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................... 24
2.2.1
Phương pháp chọn vùng nghiên cứu ........................................... 24
2.2.2
Phương pháp thu thập số liệu ...................................................... 24
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu ......................................................... 25
CHƯƠNG 3 ..................................................................................................... 28
TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ
RÁC THẢI SINH HOAT Ở XÃ TƯỜNG LỘC, HUYỆN TAM BÌNH, TỈNH
VĨNH LONG ................................................................................................... 28
3.1 TỔNG QUAN VỀ TỈNH VĨNH LONG ................................................ 28
3.1.1 Vị trí địa lý ....................................................................................... 28
3.1.2 Điều kiện tự nhiên ............................................................................ 29
3.1.3 Điều kiện văn hóa- xã hội ................................................................ 29
iv
3.2 TỔNG QUAN VỀ XÃ TƯỜNG LỘC, HUYỆN TAM BÌNH, TỈNH
VĨNH LONG ................................................................................................ 30
3.2.1 Vị trí địa lý ....................................................................................... 30
3.2.2 Điều kiện tự nhiên ............................................................................ 31
3.2.3 Đặc điểm kinh tế và văn hóa - xã hội .............................................. 31
3.3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RÁC THẢI TẠI XÃ TƯỜNG LỘC,
HUYỆN TAM BÌNH, TỈNH VĨNH LONG ................................................ 33
3.3.1 Nguồn gốc và thành phần rác thải ................................................... 33
3.3.2 Tổng hợp khối lượng rác thải trên địa bàn huyện Tam Bình ........... 35
3.3.3 Công tác thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt của xã Tường
Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long ..................................................... 36
4.1 MÔ TẢ ĐỐI TƯỢNG PHỎNG VẤN ................................................... 44
4.1.1
Thông tin đáp viên ....................................................................... 44
4.1.2 Giới tính, trình độ học vấn của đối tượng phỏng vấn ...................... 45
4.2.1 Thực trạng phát sinh rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình ở xã
Tường Lộc ................................................................................................. 47
4.2.2 Thực trạng bán phế liệu của các hộ gia đình ở xã Tường Lộc ........ 50
4.3 NHẬN THỨC CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH VỀ MÔ HÌNH QUẢN LÝ
RÁC THẢI SINH HOẠT 3Rs ..................................................................... 52
4.3.1 Các hoạt động về giảm thiểu rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình
tại xã Tường Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long ............................... 52
4.3.2 Các hoạt động về tái sử dụng rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình
tại xã Tường Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long ............................... 54
4.3.3 Hiểu biết về tái chế của các hộ gia đình tại xã Tường Lộc, huyện
Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long ........................................................................ 55
4.4 PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ CHẤP NHẬN THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH
QUẢN LÝ RÁC THẢI 3Rs Ở XÃ TƯỜNG LỘC ...................................... 56
4.4.1 Tỷ lệ các hộ gia đình đồng ý tham gia vào chương trình quản lý rác
thải 3Rs ở xã Tường Lộc .......................................................................... 56
4.4.2 Mục đích tham gia mô hình 3Rs ở xã Tường Lộc, huyện Tam Bình ,
tỉnh Vĩnh Long .......................................................................................... 58
4.4.3 Đánh giá của các hộ gia đình chấp nhận tham gia về việc thực hiện
chương trình 3Rs ....................................................................................... 60
v
4.5 YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG MÔ HÌNH 3Rs
TRONG QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI XÃ TƯỜNG LỘC,
HUYỆN TAM BÌNH, TỈNH VĨNH LONG ................................................ 64
4.5.1 Các biến trong mô hình logistic ....................................................... 64
4.5.2 Kết quả mô hình logistic .................................................................. 66
CHƯƠNG 5 ..................................................................................................... 69
GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN RÁC THẢI SINH
HOẠT THEO MÔ HÌNH 3Rs TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TƯỜNG LỘC, HUYỆN
TAM BÌNH, TỈNH VĨNH LONG ................................................................... 69
CHƯƠNG 6 ..................................................................................................... 73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 73
6.1 KẾT LUẬN ............................................................................................... 73
6.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 73
vi
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1 Diễn giải các biến độc lập trong mô hình hồi quy logictic ............. 27
Bảng 3.2 Các nguồn phát sinh chất thải rắn ................................................... 34
Bảng 3.3 Khối lượng rác thải ở huyện Tam Bình .......................................... 36
Bảng 3.4 Tình hình thu gom xử lý rác tại huyện Tam Bình ......................... 39
Bảng 4.5 Mô tả đối tượng phỏng vấn ở xã Tường Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh
Vĩnh Long................................................................................................ 44
Bảng 4.6 Khối lượng rác thải gia đình ở xã Tường Lộc, huyện Tam bình, tỉnh
Vĩnh Long................................................................................................ 48
Bảng 4.7 Các loại phế liệu thường bán ở xã Tường Lộc, huyện Tam bình, tỉnh
Vĩnh Long................................................................................................ 52
Bảng 4.8 Các hoạt động giảm thiểu phát sinh rác ở xã Tường Lộc, huyện Tam
bình, tỉnh Vĩnh Long ............................................................................... 53
Bảng 4.9 Các hoạt động tái sử dụng rác thải ở xã Tường Lộc, huyện Tam
bình, tỉnh Vĩnh Long ............................................................................... 55
Bảng 4.10 Hiểu biết về tái chế ở xã Tường Lộc, huyện Tam bình, tỉnh Vĩnh
Long......................................................................................................... 56
Bảng 4.11 Tỷ lệ hộ gia đình tham gia vào mô hình 3Rs ở xã Tường Lộc,
huyên Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long ........................................................... 57
Bảng 4.12 Lý do không tham gia chương trình của các hộ gia đình ở xã
Tường Lộc, huyện Tam bình, tỉnh Vĩnh Long ........................................ 58
Bảng 4.13 Mục đích quyết định tham gia mô hình 3Rs ở xã Tường Lộc,
huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long ........................................................... 59
Bảng 4.14 Nội dung thực hiện được ngay trong chương trình 3Rs ở xã Tường
Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long ................................................... 60
Bảng 4.15 Yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của chương trình 3Rs ở xã
Tường Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long ....................................... 61
Bảng 4.16 Kênh thông tin hiệu quả cho việc tuyên truyền 3Rs ở xã Tường
Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long ................................................... 63
Bảng 4.17 Các biến định lượng và sự khác biệt giữa hai nhóm biểu hiện định
tính trong mô hình hồi qui logistic .......................................................... 64
Bảng 4.18 Các biến định tính và mối quan hệ giữa các biến định tính với
quyết định tham gia vào mô hình 3Rs ..................................................... 66
vii
Bảng 4.19: Kết quả hồi quy và kết quả tác động biên của mô hình logistic .. 67
Bảng 5.20 Những vấn đề và giải pháp trong việc quản lý rác thải sinh hoạt ở
xã Tường Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long................................... 69
Phụ bảng 2.1: Thống kê nhóm của biến tuổi .................................................. 86
Phụ bảng 2.2 Kết quả kiểm định giả thuyết về sự bằng nhau giữa hai trung
bình tổng thể của biến tuổi ...................................................................... 86
Phụ bảng 2.3 Thống kê nhóm của biến trình độ học vấn ............................... 86
Phụ bảng 2.4 Kết quả kiểm định giả thuyết về sự bằng nhau giữa hai trung
bình tổng thể của biến trình độ học vấn .................................................. 87
Phụ bảng 2.5 Thống kê nhóm của biến số thành viên .................................... 87
Phụ bảng 2.6 Kết quả kiểm định giả thuyết về sự bằng nhau giữa hai trung
bình tổng thể của biến số thành viên ....................................................... 87
Phụ bảng 2.7 Thống kê nhóm của biến thu nhập ........................................... 88
Phụ bảng 2.8 Kết quả kiểm định giả thuyết về sự bằng nhau giữa hai trung
bình tổng thể của biến thu nhập .............................................................. 88
Phụ bảng 2.9 Thống kê nhóm của biến tham gia cộng đồng ......................... 88
Phụ bảng 2.10 Kết quả kiểm định giả thuyết về sự bằng nhau giữa hai trung
bình tổng thể của biến tham gia cộng đồng ............................................. 89
Phụ bảng 3.11: Bảng chéo giữa biến giới tính và quyết định tham gia mô hình
3Rs trong quản lý rác thải sinh hoạt ........................................................ 90
Phụ bảng 3.12 Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa biến giới tính và quyết
định tham gia mô hình 3Rs trong quản lý rác thải sinh hoạt................... 90
Phụ bảng 3.13 Bảng chéo giữa biến Bán ve chai và quyết định tham gia mô
hình 3Rs trong quản lý rác thải sinh hoạt ................................................ 91
Phụ bảng 3.14 Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa biến biến Bán ve chai và
quyết định tham gia mô hình 3Rs trong quản lý rác thải sinh hoạt ......... 91
Phụ bảng 4.15: Kết quả thông kê các biến trong mô hình hồi quy logistic ... 92
viii
DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Sơ đồ tác hại của chất rắn đối với sức khỏe con người ...................... 6
Hình 2.2 Sơ đồ mối quan hệ giữa các thành phần trong hệ thống quản lý CTR 9
Hình 2.3 Các thứ tự ưu tiên trong việc quản lý chất thải rắn .......................... 12
Hình 2.4 Các hoạt động trong chương trình quản lý tổng hợp chất thải rắn ở
khu dân cư ............................................................................................... 13
Hình 2.5 Sơ đồ quản lý tổng hợp chất thải rắn ................................................ 17
Hình 3.6 Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Long .................................................. 28
Hình 3.7 Bản đồ vị trí địa lý xã Tường Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long
................................................................................................................. 30
Hình 3.8 Sơ đồ mô hình thu gom xử lý rác thải sinh hoạt xã Tường Lộc ....... 37
Hình 3.9 Mô hình tổ thu gom rác thải sinh hoạt .............................................. 41
Hình 3.10 Hình ảnh hố xử lý rác của hộ gia đình ............................................ 42
Hình 4.11 Tỷ lệ giới tính của đáp viên ............................................................ 45
Hình 4.12 Tỷ lệ trình độ học vấn của đáp viên................................................ 46
Hình 4.13 Đối tượng trực tiếp đổ rác trong gia đình ....................................... 47
Hình 4.14 Tỷ lệ rác hữu cơ và vô cơ ở xã Tường Lộc .................................... 48
Hình 4.15 Nguồn phát sinh rác thải của xã Tường Lộc................................... 49
Hình 4.16 Tỷ lệ bán phế liệu của Tường Lộc .................................................. 50
Hình 4.17 Dịp bán phế liệu nhiều nhất ở xã Tường Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh
Vĩnh Long................................................................................................ 51
ix
DANH SÁCH VIẾT TẮT
3Rs
Giảm Thiểu- Tái sử dụng- Tái chế
CTR
Chất Thải Rắn
CTRSH
Chất Thải rắn sinh hoạt
HGĐ
Hộ gia đình
MOEJ
Bộ Môi trường Nhật Bản
UNCRD
Trung tâm phát triển vùng Liên Hợp Quốc
x
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Tại Diễn đàn khu vực châu Á lần thứ IV về giảm thải, tái sử dụng, tái
chế chất thải (3Rs) được thành lập theo sáng kiến của Bộ Môi trường Nhật
Bản (MOEJ) và Trung tâm phát triển vùng Liên Hợp Quốc (UNCRD) từ năm
2004, đến nay đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần đắc lực trong
bảo vệ môi trường bền vững. Hiện nay, tăng trưởng kinh tế thế giới đang
chững lại, nhân loại đang phải đối mặt trước hàng loạt các vấn đề môi trường,
như suy thoái đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu…Với mong muốn thông qua
Diễn đàn này sẽ góp phần thúc đẩy đối thoại chính sách cấp cao giữa các bên
liên quan, giải quyết về nguyên tắc mối liên kết giữa 3Rs và những vấn đề
khác, như quản lý tổng hợp chất thải rắn, sản xuất - tiêu dùng bền vững, tuần
hoàn vật chất hợp lý. Đây là cơ hội mới để Việt Nam chia sẻ cũng như học tập
kinh nghiệm của các nước tham gia về quản lý tổng hợp chất thải, đồng thời
tăng cường hợp tác với UNCRD, Bộ Môi trường Nhật Bản và các nước khác
trong lĩnh vực quản lý chất thải 3Rs nói chung, bảo vệ môi trường, sử dụng
hiệu quả năng lượng và tài nguyên, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Theo thống kê của Bộ Tài Nguyên và Môi trường thì lượng rác thải
sinh hoạt chiếm tỷ trọng 80% và là thành phần chiếm tỷ trọng cao nhất trong
cơ cấu các loại rác thải ở Việt Nam. Rác thải sinh hoạt không chỉ gây ô nhiễm
môi trường trầm trọng ở các đô thị lớn của Việt Nam mà nó còn tạo nên những
tác động tiêu cực đến các đô thị vừa và nhỏ. Thế nhưng hiện nay, công tác
quản lí và xử lí rác thải sinh hoạt vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong đợi.
Nhược điểm trong công tác quản lí và xử lí rác thải là chưa có quy hoạch lâu
dài về bãi chôn lấp, gây mất vệ sinh môi trường. Rác thải chưa được phân loại
trước khi thu gom, những rác độc hại, nguy hiểm, lây nhiễm bệnh, chưa được
tách khỏi rác chung. Ngoài ra, còn thiếu các văn bản pháp lí cũng như các quy
định nghiêm ngặt về việc giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế rác.
Việc áp dụng mô hình giảm thải, tái sử dụng, tái chế (3Rs) đã tạo nên
một bước ngoặt lớn trong chiến lược bảo vệ môi trường và pháp triển bền
vững với những thành công ban đầu rất đáng khích lệ cũng như còn tồn tại
nhiều bất cập và khó khăn. Phần lớn người dân hầu như không biết hay không
quan tâm đến mô hình 3Rs dù bản chất của mô hình này là rất đơn giản và gần
gũi với cuộc sống của họ đặc biệt là các hộ dân sống ở nông thôn hay các đô
thị vừa và nhỏ chỉ mới được thành lập trong thời gian ngắn và đang trong giai
đoạn phát triển kinh tế xã hội.
1
Việc thực hiện 3Rs thành công sẽ xây dựng một xã hội tuần hoàn vật
chất, tiết kiệm được nguồn tài nguyên thiên nhiên và đảm bảo môi trường sống
cho người dân. Sáng kiến 3Rs đã được xây dựng thành công tại nhiều quốc gia
trên thế giới và đó là xu hướng tất yếu hướng tới phát triển bền vững. Sáng
kiến 3Rs được áp dụng thành công ở Hà Nội và nhân rộng mô hình thực hiện
ra các tỉnh thành trên toàn quốc. Xuất phát từ những lí do đó, “phân tích nhân
tố ảnh hưởng đến việc áp dụng 3Rs trong quản lý rác thải sinh hoạt hộ gia
đình tại xã Tường Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long”. Đã được chọn
làm đề tài nghiên cứu.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng mô hình 3Rs trong
quản lý rác thải sinh hoạt tại xã Tường Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
Từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rác thải sinh hoạt theo mô
hình 3Rs tại xã Tường Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Phân tích thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt ở xã Tường Lộc, huyện
Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng mô hình 3Rs trong
quản lý rác thải sinh hoạt tại xã Tường Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rác thải sinh hoạt theo mô
hình 3Rs tại xã Tường Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Không gian
Đề tài được thực hiện trên địa bàn thuộc xã Tường Lộc, huyện Tam
Bình, tỉnh Vĩnh Long.
1.4.2 Thời gian
Đề tài nghiên cứu được thực hiện trong thời gian từ tháng 8 năm 2014
đến tháng 11 năm 2014.
Số liệu thứ cấp: được thu thập từ phòng Tài Nguyên và Môi Trường
huyện Tam Bình từ năm 2012 đến tháng 2014.
Thời gian thu thập số liệu sơ cấp: Số liệu được thu thập từ tháng 9 năm
2014 đến tháng 10 năm 2014.
Thời gian thu thập dữ liệu phát sinh trong năm 2014.
2
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phỏng vấn trực tiếp các chủ hộ sinh
sống tại xã Tường Lộc. Tuy nhiên, khi đến phỏng vấn trực tiếp mà không có
chủ hộ thì có thể thay thế bằng những thành viên hiểu rõ nhất những hoạt động
trong gia đình đến việc áp dụng mô hình 3Rs trong quản lý rác thải sinh hoạt
tại Tường Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
3
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Tổng quan về chất thải rắn
2.1.1.1 Khái niệm chất thải rắn
Theo tác giả Lê Hoàng Việt (1998): “Rác thải là tất cả dạng rắn sản
sinh do các hoạt động của con người và động vật. Đó là các vật liệu hay hàng
hóa không còn sử dụng được hay không còn hữu dụng đối với người sử dụng
nó nên được bỏ đi.”
Phan Anh Vũ (2006) cũng có nhận định tương tự rằng chất thải rắn hay
còn gọi là rác thải là các chất rắn bị loại ra trong quá trình sống, sinh hoạt,
hoạt động sản xuất của con người và động vật. Chất thải rắn phát sinh từ các
hộ gia đình, khu công cộng, khu thương mại, khu xây dựng, bệnh viện, khu xử
lí chất thải…
Như vậy, có thể hiểu đơn giản rác thải là những vật chất từ đồ ăn, đồ
dùng, chất phế thải sản xuất, dịch vụ, y tế… mà mọi người không dùng nữa
mà vứt bỏ đi. Tuy nhiên, cần chú ý rằng rác thải và chất thải là hai khái niệm
khác nhau, chất thải nêu lên tổng thể, gồm cả các chất thải bị loại bỏ ở dạng
rắn, lỏng và khí, trong khi đó rác thải chỉ đề cập đến phần chất thải rắn.
2.1.1.2 Khái niệm và phân loại rác thải sinh hoạt
Theo Bùi Thị Nga (2008) định nghĩa “Chất thải rắn sinh hoạt là những
chất liên quan đến các hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ
các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại.”
Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy
tinh, gạch ngói vỡ, đất đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn
sử dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông gà lông vịt, vải, giấy, rơm rạ, xác động
vật, vỏ rau quả… Sau đây là phân loại CTRSH theo phương diện khoa học
hiện nay:
Chất thải thực phẩm: loại này bao gồm các thức ăn thừa, rau, quả…
Đây là phân loại mang bản chất dễ bị phân hủy sinh học, quá trình phân hủy sẽ
tạo ra các mùi khó chịu, đặc biệt dễ phân hủy nhất là trong điều kiện thời tiết
ôi bức, nóng ẩm. Bên cạnh các thức ăn dư thừa từ các hộ gia đình thì phân loại
này còn phát sinh từ thức ăn dư thừa của các bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách
sạn hay các ký túc xá…
4
Chất thải trực tiếp của động vật: phân người và phân của các loài động
vật là thành phần chủ yếu của phân loại này.
Chất thải lỏng: chủ yếu là các bùn ga cống rãnh, là các chất phát sinh từ
các khu vực sinh hoạt của cộng đồng dân cư.
Tro và các thành phần thừa khác: loại này được phát sinh sau quá trình
đốt gỗ, than, than cốc và các vật liệu cháy khác trong gia đình hoặc trong kho
của các công sở, cơ quan, xí nghiệp.
Các chất thải rắn từ đường phố: đây là phân loại chủ yếu do con người
thải ra trong các hoạt động kinh tế - xã hội chủ yếu là cây, que, nilon, vỏ bao
gói…
2.1.1.3 Thành phần và tính chất của chất thải rắn sinh hoạt
Thành phần rác thải mô tả các phần riêng biệt mà từ đó tạo nên chất
thải và mối quan hệ giữa các thành phần này thường được biểu thị bằng phần
trăm theo khối lượng. Thành phần riêng biệt của rác thải thay đổi theo vị trí
địa lý, thời gian, mùa trong năm và điều kiện kinh tế. Thành phần rác phụ
thuộc nhiều vào mức sống của người dân, trình độ sản xuất, tài nguyên của đất
nước và mùa vụ trong năm.
Nguyễn Trung Việt và Trần Thị Mỹ Diệu (2008) đã xác định thành
phần CTRSH, đồng thời xác định tính chất hóa học và tính chất sinh học của
CTRSH. Dựa trên khảo sát thống kê, thực hành thí nghiệm bằng máy đo và
dựa trên công thức tính toán năng lượng của thành phần rác sinh hoạt trong
phòng thí nghiệm các tác giả đã thống kê được các chỉ số về tính hóa học và
sinh học của thành phần rác thải. Theo đó những thành phần trong rác thải
sinh hoạt chủ yếu được xác định là: giấy, hàng dệt (có nguồn gốc từ các sợi),
thực phẩm, cỏ, lá, gỗ củi, rơm rạ, chất dẻo, các kim loại, thủy tinh, đá, sành sứ
và các chất hỗn hợp (gồm cát đá, đất, tóc...). Trong đó, khả năng phân hủy
sinh học của rác thực phẩm đạt 0,82 BF; giấy tùy loại từ 0,22 BF đến 0,82 BF;
rác vườn là 0,72 BF. Từ kết quả nghiên cứu trên, nhận thấy rằng loại rác có
thành phần chứa hàm lượng hữu cơ cao có tỷ lệ phân hủy cao hơn các thành
phần khác và tỷ lệ này khác nhau ở những thành phần khác nhau.
Thành phần rác thải và tính chất sinh học có vai trò rất quan trọng. Nó
quyết định nên việc lựa chọn các thiết bị xử lý, các quá trình xử lý, cũng như
hoạch định các chương trình và hệ thống quản lý rác thải cho phù hợp để đạt
được mục tiêu xác định.
5
2.1.1.4 Tác hại của chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn hay rác thải là một trong những sản phẩm của con người
trong các hoạt động sinh hoạt cũng như trong sản xuất. Tuy nhiên, khác với
các sản phẩm thông thường, CTR là sản phẩm mà con người không mong
muốn nhưng phải chấp nhận. Đó là vì CTR có ảnh hưởng lớn đến các vấn đề
sức khỏe của con người cũng như gây tác động to lớn đến các thành phần môi
trường và các nguồn tài nguyên vốn có. Quan trọng hơn những ảnh hưởng và
tác động đó đều ở góc độ tiêu cực.
Tác hại của rác thải đối với con người
Sức khỏe con người chịu ảnh hưởng rất lớn từ các CTR. Việc thải các
chất thải hữu cơ và xác chết động vật mà không được xử lý hợp lý sẽ tạo ra
nhiều loại bệnh gây tác hại trực tiếp và gián tiếp đến con người. Trong đó đa
phần là qua đường hô hấp, ăn uống và tiếp xúc qua da. Đó là trường hợp CTR
chỉ tác động ở mức độ nhẹ, đôi khi CTR còn gây ra các căn bệnh nặng hơn và
lan rộng hơn thậm chí trở thành dịch.
Môi trường không khí
Bụi,CH4, NH3, H2S, VOC
Rác thải (Chất thải rắn)
-
Sinh hoạt
Sản xuất (công nghiệp, nông nghiệp,…)
Thương nghiệp
Tái chế
Nước mặt
Kim loại nặng,
chất độc
Nước ngầm
Qua
đường
hô hấp
Môi trường đất
Qua chuỗi thức ăn
Ăn uống tiếp xúc
qua da
Người, động
vật
Hình 2.1 Sơ đồ tác hại của chất rắn đối với sức khỏe con người
Nguồn: Giáo trình Cơ sở Khoa học môi trường, 2008
6
Tác hại của rác thải đối với môi trường
Chất thải rắn được thải ra môi trường với nhiều dạng, nhiều cách khác
nhau và do đó cũng có nhiều nơi tiếp nhận CTR khác nhau. Trong đó đất,
nước, không khí là ba môi trường chính yếu tiếp nhận CTR.
Tác hại của CTR với môi trường đất: Trong môi trường đất, CTR phân
hủy ở hai dạng yếm khí và yếu khí. Khi có độ ẩm thích hợp, CTR sẽ phân hủy
cho ra hàng loạt các sản phẩm trung gian. Sản phẩm cuối cùng chính là các
chất khoáng đơn giản, CO2 và H2O. Đó là trong trường hợp yếu khí. Còn trong
trường hợp yếm khí, sản phẩm cuối cùng của CTR là CH4, H2S và CO2. Như
vậy, dù trong điều kiện yếm khí hay yếu khí sản phẩm cuối cùng sau khi phân
hủy CTR đều là những chất gây hại cho môi trường. Mặc dù môi trường có
khả năng tự làm sạch, tuy nhiên tốc độ dân số tăng nhanh cùng với sự phát
triển của các nền công nghiệp là các yếu tố đẩy nhanh lượng CTR vào môi
trường. Do đó, quá tải và ô nhiễm môi trường phải gánh chịu.
Tác hại của CTR đối với môi trường nước: Các chất hữu cơ trong môi
trường nước sẽ phân hủy nhanh chóng. Phần nổi lên trên mặt nước sau quá
trình khoáng hóa chất hữu cơ sẽ cho ra sản phẩm cuối cùng là chất khoáng và
nước. Tuy nhiên, phần chìm dưới mặt nước sau quá trình phân hủy yếm khí
tạo ra sản phẩm cuối cùng đa phần là CH4, H2S, H2O và CO2. Đây đều là
những sản phẩm gây độc và có mùi thối, bên cạnh đó còn có các vi trùng và
siêu vi trùng làm ô nhiễm nguồn nước. Ngoài ra, các CTR có nguồn gốc từ
những kim loại sẽ có tác hại rất lớn trong việc làm bẩn nước thông qua quá
trình ăn mòn và ôxy hóa. Đồng thời các CTR có chứa Hg, Pb hoặc các chất
phóng xạ sẽ gây nguy hiểm rất lớn đối với con người và các loài thủy sinh
trong nước.
Tác hại của CTR đối với môi trường không khí: CTR gây ô nhiễm
không khí khi được thải ra môi trường ở dạng có khả năng bay hơi. Chính khả
năng bay hơi này đã mang theo các mùi hôi làm môi trường không khí bị ô
nhiễm. Đó là tác hại trực tiếp, còn ở gốc độ gián tiếp đa phần không khí bị ô
nhiễm do các sản phẩm cuối cùng của CTR. Trong điều kiện nhiêt độ và độ
ẩm thích hợp (nhiệt độ 350C và ẩm độ 70 – 80%), nhờ vào hoạt động của các
vi sinh, CTR sẽ được biến đổi tạo ra các sản phẩm gây hại cho không khí như
H2S, CO, CH4, NH3, H2,…và nhiều nhất là các khí CH4, CO2.
Ngoài các tác hại cho môi trường đất, nước, không khí thì CTR còn là
một trong những tác nhân gây mất vẻ đẹp mỹ quan ở các khu công cộng hay
đô thị, gây cản trở dòng chảy làm ứ đọng nước hay đe dọa đến sự tồn tại của
7
nhiều loại sinh vật biển, đồng thời CTR còn là một trong những yếu tố tạo nên
các nơi cư trú cho các loài vi sinh gây bệnh đe dọa đến sức khỏe con người.
2.1.1.5 Khái niệm về quản lý rác thải sinh hoạt và tổng quan về hệ
thống quản lý chất thải rắn đô thị
Theo Nguyễn Trung Việt và Trần Thị Mỹ Diệu (2008) định nghĩa”Hoạt
động quản lý rác thải sinh hoạt bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu
tư xây dựng cơ sở quản lý CTR, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu trữ, vận
chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý CTR nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những
tác động có hại đối với môi trường và sức khỏe con người”.
Theo Cù Huy Đấu và Trần Thị Hường (2010) thì hệ thống quản lý chất
thải rắn đô thị bao gồm các thành phần chức năng: quản lý sự phát sinh, giảm
thiểu CTR; phân loại, thu gom, lưu giữ, xử lý CTR tại nguồn và thu gom sơ
cấp CTR; thu gom, vận chuyển thứ cấp CTR; xử lý sơ bộ để tách, phân chia
các hợp phần CTR; thu hồi và xử lý tái chế CTR; xử lý cuối cùng nhằm loại
bỏ CTR.
Quản lý nguồn phát sinh CTR: nguồn phát sinh CTR rất đa dạng và
phức tạp, ở mọi chỗ, mọi nơi và khó xác định. Tuy nhiên, thông qua các giải
pháp quy hoạch người ta có thể quản lý nguồn phát sinh CTR; áp dụng khoa
học kỹ thuật và công nghệ để giảm thiểu chất thải.
Thu gom, phân loại, lưu chứa, xử lý CTR tại nguồn và thu gom sơ cấp
CTR: bao gồm các hoạt động liên quan đến quản lý CTR từ nguồn phát sinh
đến khi bỏ, lưu chứa vào thùng côngtenơ để thu gom thứ cấp; hoạt động này
cũng bao gồm cả việc vận chuyển tập trung các côngtenơ này đến điểm tập
trung (điểm cẩu rác).
Phân loại CTR tại nguồn, lưu chứa CTR trong các thùng chứa riêng đối
vơi từng loại CTR là bước quan trọng trong hệ thống quản lý CTR. Vị trí tốt
nhất để phân loại phế liệu phục vụ cho mục đích sử dụng lại, thu hồi tái chế
CTR là tại nguồn phát sinh. Người dân có thể phân loại ngay tại nguồn các
loại: giấy báo, bìa carton, chai lọ, chất thải vườn, can nhôm và các loại kim
loại sắt khác.
Thu gom, vận chuyển thứ cấp CTR đô thị: thu gom, vận chuyển CTR
từ điểm cẩu rác đến khu vực tiếp nhận như: cơ sở xử lý, tái chế CTR, bãi chôn
lấp CTR hợp vệ sinh, lò đốt CTR…
Giá thành chi phí cho việc thu gom, vận chuyển CTR hằng năm chiếm
khoảng 50% tổng giá thành quản lý CTR.
Có 2 giai đoạn trung chuyển và vận chuyển CTR:
8
- Trung chuyển từ các xe thu gom cỡ nhỏ đến thiết bị vận chuyển lớn
hơn, cự ly vận chuyển ngắn.
- Vận chuyển trên cự ly đường dài với các phương tiện, thiết bị vận
chuyển lớn đến các khu xử lý, tái chế CTR.
CTR phát sinh
Thu gom , phân loại, lưu giữ và
xử lý (tái sử dụng, tái chế) CTR
tại nguồn
Thu gom
tập trung
Phân loại, xử lý
và tái chế CTR
Trung chuyển và
vận chuyển CTR
Thải bỏ
Hình 2.2 Sơ đồ mối quan hệ giữa các thành phần trong hệ thống quản lý CTR
Nguồn: Giáo trình Quản lý chất thải rắn đô thị, 2010
2.1.2 Một số phương pháp xử lý rác thải
2.1.2.1 Phương pháp chôn lấp
Chôn lấp chất thải hợp vệ sinh là một phương pháp kiểm soát sự phân
hủy của CTR khi chúng được chôn nén và phủ lấp bề mặt. Đây là phương
pháp cổ điển, được áp dụng từ lâu. Việc xử lý CTR ở Việt Nam chủ yếu vẫn
chỉ là các bãi thải lộ thiên không có sự kiểm soát (Trung tâm Thông tin Khoa
học và Công nghệ Quốc gia, 2007).
Phương pháp này có một số nhược điểm như: gây mất mỹ quan khu
chôn lấp; các bãi rác thường là ổ dịch bệnh tiềm tàng, là môi trường thuận lợi
cho các động vật gặm nhắm, các loài côn trùng, vi trùng gây bệnh nguy hiểm
cho sức khỏe con người; các loại ni-lông đựng trong rác khi chôn lấp sẽ tồn tại
rất lâu trong đất, khó phân hủy; tốn nhiều diện tích đất để chôn lấp rác.
Hiện nay, phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt chủ yếu ở Việt Nam là
chôn lấp. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam (2007), trong số 91
9
bãi rác lớn tồn tại trên cả nước, chỉ có 17 bãi hợp vệ sinh, chiếm chưa tới 19%,
trong khi đó 74 bãi chôn lấp không hợp vệ sinh thì có 49 bãi rác (chiếm gần
54%) đang gây ô nhiễm nghiêm trọng.
2.1.2.2 Phương pháp thiêu đốt
Theo Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia (2007),
xử lý rác bằng phương pháp đốt là làm giảm tới mức tối thiểu chất thải cho
khâu xử lý cuối cùng. Đây là phương pháp phổ biến nhất ngày nay ở các nước
phát triển và chỉ thường áp dụng đối với chất thải nguy hại như rác thải bệnh
viện hoặc rác thải công nghiệp.
Tuy nhiên, từ tổng luận của Trung Tâm cho thấy đây là phương pháp
xử lý rác tốn kém nhất, so với phương pháp chôn lấp rác chi phí để đốt một tấn
rác cao hơn khoảng 10 lần. Bên cạnh việc tiêu tốn năng lượng, nó đòi hỏi phải
trang bị hệ thống xử lý khí thải vô cùng tốn kém, xử lý khói là công đoạn đắt
nhất trong công nghệ đốt rác. Ngoài ra, việc đốt rác sinh hoạt gồm nhiều chất
thải khác nhau sinh khói độc và dễ sinh ra khói độc đi-ô-xin nếu không giải
quyết tốt việc xử lý khói. Tro sau khi đốt vẫn phải tiếp tục đem chôn lấp và tro
lò đốt được xem là chất thải nguy hại.
2.1.2.3 Phương pháp ép kiện
Phương pháp ép kiện được thực hiện trên cơ sở toàn bộ rác thải được
tập trung thu gom vào nhà máy. Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ
Quốc gia (2007) cho biết rác được phân loại bằng thủ công trên băng tải, các
chất có thể tận dụng tái chế: kim loại, ni-lông, giấy, thuỷ tinh, nhựa... được thu
hồi để tái chế. Những chất còn lại được băng tải chuyền qua hệ thống ép nén
rác bằng thuỷ lực với mục đích làm giảm tối đa thể tích rác và tạo thành các
kiện có các tỷ số nén cao. Các khối rác ép được sử dụng vào việc san lấp, làm
bờ chắn các vùng trũng.
2.1.2.4 Phương pháp xử lý công nghệ Hydromex
Đối với công nghệ Hydromex, công nghệ này được sử dụng nhằm xử lý
rác đô thị thành các sản phẩm phục vụ ngành xây dựng, vật liệu, năng lượng
và sản phẩm dùng trong nông nghiệp hữu ích. Bản chất của công nghệ
Hydromex là nghiền rác nhỏ sau đó polime hoá và sử dụng áp lực lớn để ép
nén, định hình các sản phẩm.
Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia (2007) cho biết
rác thải được thu gom (rác hỗn hợp, kể cả rác cồng kềnh) được chuyển về nhà
máy, không cần phân loại và đưa vào máy cắt nghiền nhỏ, sau đó đưa đến các
thiết bị trộn bằng băng tải. Chất thải lỏng pha trộn trong bồn phản ứng, các
10
phản ứng trung hoà và khử độc thực hiện trong bồn. Sau đó, chất thải lỏng từ
bồn phản ứng được bơm vào các thiết bị trộn; chất lỏng và rác thải kết dính
với nhau hơn sau khi cho thêm thành phần polime hoá vào. Sản phẩm ở dạng
bột ướt được chuyển đến máy ép khuôn cho ra sản phẩm mới. Các sản phẩm
này bền, an toàn về mặt môi trường.
2.1.2.5 Phương pháp xử lý sinh học (ủ phân compost)
Ủ sinh học rác thải hữu cơ thành phân compost là quá trình ô-xi hóa các
chất hữu cơ dễ phân hủy, các chất đơn giản, các chất béo, các hy-drat cacbon… trong các mô động vật và thực vật thành sản phẩm giống như mùn được
gọi là compost (Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia,
2007).
Compost hay còn gọi là PHCVS, nó là sản phẩm giàu chất hữu cơ và
có hệ vi sinh vật dị dưỡng phong phú, ngoài ra còn chứa các nguyên tố vi
lượng cho đất và cây trồng. Sản phẩm compost được sử dụng chủ yếu làm
phân bón hữu cơ trong nông nghiệp hay các mục đích cải tạo đất và cung cấp
dinh dưỡng cho cây trồng.
Quá trình ủ rác và sản xuất phân compost được thực hiện theo hai
phương pháp: ủ hiếu khí và ủ yếm khí. Mỗi phương pháp đều có những ưu và
nhược điểm riêng.
2.1.3 Tổng quan về mô hình 3Rs
2.1.3.1 Mô hình 3Rs là gì?
a. Khái niệm
3Rs là từ viết tắt của 3 chữ cái đầu trong tiếng Anh: Reduce – Reuse –
Recycle
- Reduce (Giảm thiểu): Giảm thiểu lượng rác thải thông qua việc thay
đổi lối sống hoặc cách tiêu dùng, cải tiến các quy trình sản xuất, mua bán
sạch… Ví dụ: Sử dụng làn hay túi vải đi chợ thay cho túi nilon để nhằm giảm
lượng rác thải phát sinh từ túi nilon…
- Reuse (Tái sử dụng): Sử dụng lại các sản phẩm hay một phần của sản
phẩm hay một phần của sản phẩm cho chính mục đích cũ hay cho một mục
đích khác. Ví dụ: Sử dụng lại chai đựng nước khoáng để đựng nước…
- Recycle (Tái chế): Sử dụng rác thải làm nguyên liệu sản xuất ra các
vật chất có ích khác.
11
b. Thứ tự ưu tiên của 3Rs trong chương trình quản lý chất thải tổng hợp
Chương trình quản lý tổng hợp chất thải rắn phải dựa trên chiến lược
3Rs: Reduce (giảm phát thải); Reuse (tái sử dụng) và Recycle (tái chế)
(INVENT, 2009).
Hình 2.3 Các thứ tự ưu tiên trong việc quản lý chất thải rắn
Nguồn: Mc Dougall, 2001
Ngăn ngừa phát thải hay còn gọi là giảm phát thải tại nguồn, có nghĩa
là giảm lượng rác phát thải bằng cách không tạo ra chúng. Để ngăn ngừa phát
thải chúng ta có thể mua và sử dụng hàng hóa bền, có tuổi thọ cao hơn hay sử
dụng các hàng hóa bao bì không có độc tố, không làm hại đến môi trường.
Thực hiện bằng các việc làm như chuyển thói quen tiêu dùng từ việc sử dụng
hàng hóa một lần rồi thải bỏ sang việc sử dụng hàng hóa có thể sử dụng lại,
hay thiết kế lại sản phẩm, sử dụng ít nguyên liệu thô hơn, tăng độ bền của
hàng hóa. Theo Tchobanoglous và Kreith (2002) đã tổng kết các hoạt động
quản lý tổng hợp rác thải sinh hoạt tại khu dân cư. Rác thải ở các khu dân cư
có thể ở dạng hỗn hợp tất cả thành phần, rác được thu gom khi các chủ hộ đặt
các túi chứa rác ở ven đường, lượng rác thu gom này có thể được đưa đi đến
trạm trung chuyển sau đó chuyển đến bãi chôn lấp hay được đưa trực tiếp đến
bãi chôn lấp. Hoặc từ trạm trung chuyển đưa đến các cơ sở xử lý, sau quá trình
xử lý, phần còn thừa sẽ đưa đến bãi chôn lấp. Áp dụng giải pháp quản lý, rác
sẽ được phân loại tại nguồn, các loại rác này được thu gom riêng, phần tái chế,
tái sử dụng sẽ được đưa đến nơi thu mua hoặc hoặc các cơ sở tái chế để tái
chế, các loại rác nguy hại sẽ trả lại cho nhà sản xuất để xử lý. Như vậy, một
phần chất thải từ khu dân cư sẽ được chuyển hướng sang các dòng khác và có
12
thể trở lại thành các sản phẩm hữu dụng. Lượng chất thải chuyển sang dòng
khác càng lớn thì chương trình quản lý càng bền vững.
Hình 2.4 Các hoạt động trong chương trình quản lý tổng hợp chất thải rắn ở
khu dân cư
Nguồn: Tchobanoglous và Kreith, 2002
2.1.2.2 Nguyên tắc 3Rs
Nguyên tắc về giảm thiểu chất thải (giảm thải), tái sử dụng và tái chế
các nguồn tài nguyên và các sản phẩm thường được gọi là “3Rs” – Reduce,
Reuse, Recycle. Giảm thải có nghĩa là lựa chọn sử dụng các vật hoặc hàng hóa
với sự quan tâm đến việc giảm lượng rác thải sau khi sử dụng vật, hàng hóa
đó. Tái sử dụng liên quan đến việc sử dụng lại các món hàng hay một phần
của sản phẩm mà có thể sử dụng với một mục đích nào đó. Tái chế là việc sử
dụng lại chính rác thải như một nguồn tài nguyên. Giảm thiểu tối đa rác thải có
thể đạt được thông qua một cách hiệu quả bằng cách tập trung chủ yếu chữ R
đầu trong “3Rs” là giảm thải - reduce tiếp theo là tái sử dụng - reuse và tái chế
- recycle.
13