Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

khảo sát ảnh hưởng của giới tính và thức ăn đến tăng trưởng và chất lượng thân thịt của gà tàu vàng trong điều kiện nuôi nhốt từ 5 đến 13 tuần tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 70 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

TRẦN MINH SUỐT

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA GIỚI TÍNH
VÀ THỨC ĂN ĐẾN TĂNG TRƯỞNG VÀ
CHẤT LƯỢNG THÂN THỊT CỦA GÀ
TÀU VÀNG TRONG ĐIỀU KIỆN
NUÔI NHỐT TỪ 5 ĐẾN 13
TUẦN TUỔI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CHĂN NUÔI – THÚ Y

2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CHĂN NUÔI - THÚ Y

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA GIỚI TÍNH
VÀ THỨC ĂN ĐẾN TĂNG TRƯỞNG VÀ
CHẤT LƯỢNG THÂN THỊT CỦA GÀ TÀU
VÀNG TRONG ĐIỀU KIỆN NUÔI NHỐT TỪ 5
ĐẾN 13 TUẦN TUỔI

Cán bộ hưóng dẫn:


TS. Phạm Ngọc Du
PGs.TS. Trần Ngọc Bích

Sinh viên thực hiện:
Trần Minh Suốt
MSSV: 3118152
Lớp: Chăn nuôi – Thú y

2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA GIỚI TÍNH
VÀ THỨC ĂN ĐẾN TĂNG TRƯỞNG VÀ
CHẤT LƯỢNG THÂN THỊT CỦA GÀ TÀU
VÀNG TRONG ĐIỀU KIỆN NUÔI NHỐT TỪ 5
ĐẾN 13 TUẦN TUỔI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CHĂN NUÔI - THÚ Y

Cần thơ, ngày… tháng… năm 2014

Cần thơ, ngày…tháng… năm 2014

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

DUYỆT CỦA BỘ MÔN


TS. PHẠM NGỌC DU
PGS.TS. TRẦN NGỌC BÍCH

..…………………………..


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu,
kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
luận văn nào trước đây.

Cần Thơ, ngày 20 tháng 11 năm 2014

Tác giả luận văn

TRẦN MINH SUỐT


LỜI CẢM TẠ
Trước hết, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến mọi người trong gia đình,
đặc biệt là cha và mẹ đã nuôi dạy tôi nên người, luôn bênh cạnh và động viên tôi
trong suốt thời gian qua, gia đình đã cho tôi thêm niềm tin để bước hết con
đường học vấn của mình.
Xin chân thành cám ơn quý thầy cô khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng
dụng đã tận tình giảng dạy và truyền đạt kến thức quý báu trong suốt thời gian 4
năm học.
Tôi xin cảm ơn thầy Trần Ngọc Bích đã tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ và
giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài.
Xin cám ơn gia đình chú Ba Hoàng, các anh ở trại và các bạn bè đã giúp đỡ

tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Đặt biệt, tôi xin ghi nhớ công ơn của thầy Phạm Ngọc Du người đã hết lòng
thương yêu, chỉ dạy, động viên và hướng dẫn nhiệt tình, giúp tôi hoàn thành bài
tốt nghiệp này.
Cuối cùng xin chúc quý thầy cô luôn dồi dào sức khỏe để tiếp tục sự nghiệp
cao cả, thiêng liêng của mình.


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
LỜI CẢM TẠ................................................................................................. v
MỤC LỤC..................................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................... ix
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................... x
TÓM LƯỢC ................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................... 2
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................... 3
2.1 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC GIỐNG GÀ THẢ VƯỜN ................ 3
2.1.1 Gà Tàu Vàng ......................................................................................... 3
2.1.2 Gà Ri ..................................................................................................... 4
2.1.3 Gà Tam Hoàng ...................................................................................... 5
2.1.4 Gà Ác .................................................................................................... 6
2.1.5 Gà Nòi (gà Chọi) ................................................................................... 7
2.2 SƠ LƯỢC VỀ BỘ MÁY TIÊU HÓA CỦA GIA CẦM.......................... 7
2.2.1 Miệng .................................................................................................... 8
2.2.2 Thực quản và diều ................................................................................. 9
2.2.3 Dạ dày tuyến ......................................................................................... 9
2.2.4 Dạ dày cơ ............................................................................................ 10
2.2.5 Ruột ..................................................................................................... 11
2.3 VAI TRÒ DINH DƯỠNG .................................................................... 13

2.3.1 Vai trò protein đối với sự phát triển của gia cầm............................... 13
2.3.2 Vai trò năng lượng đối với sự phát triển của gia cầm ........................ 15
2.3.3 Vai trò vitamin đối với sự phát triển của gia cầm .............................. 17
2.3.4 Vai trò chất khoáng đối với sự phát triển của gia cầm ...................... 18
2.3.5 Vai trò chất béo đối với sự phát triển của gia cầm ............................ 19
2.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA
GIA CẦM..................................................................................................... 20
2.4.1 Ảnh hưởng của di truyền..................................................................... 20
2.4.2 Ảnh hưởng của tính biệt ...................................................................... 20


2.4.3 Ảnh hưởng của lứa tuổi....................................................................... 21
2.4.4 Ảnh hưởng của nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi ................................. 21
2.5 QUY TRÌNH VỆ SINH VÀ PHÒNG BỆNH...................................... 22
2.5.1 Sát trùng chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi ........................................ 22
2.5.2 Vệ sinh con giống ............................................................................... 23
2.5.3 Xử lý chất độn chuồng ....................................................................... 24
2.5.4 Phòng bệnh cho gà .............................................................................. 24
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ....... 25
3.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM ............................................................ 25
3.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm ....................................................... 25
3.1.2 Đối tượng thí nghiệm .......................................................................... 25
3.1.3 Chuồng trại thí nghiệm ....................................................................... 25
3.1.4 Dụng cụ thí nghiệm ............................................................................. 25
3.1.5 Thức ăn và thuốc sử dụng trong thí nghiệm ....................................... 26
3.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ........................................................... 27
3.2.1 Bố trí thí nghiệm ................................................................................. 27
3.2.2 Chăm sóc và nuôi dưỡng..................................................................... 28
3.2.3 Phòng bệnh bằng vaccine .................................................................... 29
3.2.4 Chỉ tiêu theo dõi .................................................................................. 30

3.2.4.1 Khả năng sinh trưởng ....................................................................... 30
3.2.4.2 Mổ khảo sát ...................................................................................... 30
3.2.4.3 Các chỉ tiêu phân tích hóa học ......................................................... 30
3.2.5 Phân tích thống kê ............................................................................... 31
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM ..................................................... 32
4.1 KHỐI LƯỢNG CỦA GÀ TÀU VÀNG TRỐNG VÀ MÁI Ở CÁC
NGHIỆM THỨC.......................................................................................... 32
4.2 TĂNG TRỌNG CỦA GÀ TÀU VÀNG THEO NGHIỆM THỨC
THỨC ĂN VÀ GIỚI TÍNH ......................................................................... 34
4.3 ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA NGHIỆM THỨC
THỨC ĂN VÀ GIỚI TÍNH TRÊN SỰ TĂNG TRỌNG ............................ 36
4.4 ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN TRÊN CÁC KẾT QUẢ MỔ KHẢO
SÁT GÀ TÀU VÀNG.................................................................................. 37


4.5 ẢNH HƯỞNG CỦA GIỚI TÍNH TRÊN CÁC KẾT QUẢ MỔ KHẢO
SÁT GÀ TÀU VÀNG.................................................................................. 39
4.6 ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN VÀ GIỚI TÍNH TRÊN CÁC KẾT
QUẢ MỔ KHẢO SÁT GÀ TÀU VÀNG .................................................... 41
4.7 THÀNH PHẦN DƯỠNG CHẤT CỦA THỊT ỨC VÀ THỊT ĐÙI GÀ
TÀU VÀNG Ở CÁC NGHIỆM THỨC THỨC ĂN .................................... 44
4.8 THÀNH PHẦN DƯỠNG CHẤT CỦA THỊT ỨC VÀ THỊT ĐÙI GÀ
TÀU VÀNG Ở CÁC NGHIỆM THỨC GIỚI TÍNH................................... 45
4.9 THÀNH PHẦN DƯỠNG CHẤT CỦA THỊT ỨC GÀ TÀU VÀNG
DƯỚI ẢNH HƯỞNG TƯƠNG TÁC CỦA THỨC ĂN VÀ GIỚI TÍNH... 46
4.10 THÀNH PHẦN DƯỠNG CHẤT CỦA THỊT ỨC GÀ TÀU VÀNG
DƯỚI ẢNH HƯỞNG TƯƠNG TÁC CỦA THỨC ĂN VÀ GIỚI TÍNH... 47
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................... 49
5.1 KẾT LUẬN ............................................................................................ 49
5.2 ĐỀ NGHỊ ............................................................................................... 49

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 50
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 53


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Kích thước hạt sỏi bổ sung cho gà .............................................. 11
Bảng 2.3: Chế độ dinh dưỡng cho gà Tàu vàng ........................................... 13
Bảng 2.5: Nhu cầu vitamin tính cho 1 kg thức ăn hỗn hợp của gia cầm ..... 18
Bảng 2.6: Nhu cầu chất khoáng trong 1kg thức ăn hỗn hợp của gia cầm ... 19
Bảng 2.7: Quy trình phòng bệnh cho gà ...................................................... 24
Bảng 3.1: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm ......................... 26
Bảng 3.2: Quy trình phòng bệnh cho gà tại trại ........................................... 29
Bảng 4.1: Khối lượng của gà Tàu Vàng trống và mái ở các nghiệm thức
(g/con) .......................................................................................................... 32
Bảng 4.2: Tăng trọng của gà Tàu Vàng theo nghiệm thức thức ăn và giới
tính (g/con/ngày) .......................................................................................... 34
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của sự tương tác giữa nghiệm thức thức ăn và giới
tính trên sự tăng trọng của gà Tàu Vàng (g/con/ngày) ................................ 36
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của thức ăn Cargill (C) và Deheus (D) đến kết quả
mổ khảo sát gà Tàu Vàng ............................................................................. 37
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của giới tính trên các kết quả mổ khảo sát gà Tàu
Vàng ............................................................................................................. 39
Bảng 4.6: Ảnh hưởng tương tác giữa giới tính và nghiệm thức thức ăn đến
kết quả mổ khảo sát gà Tàu Vàng ................................................................ 41
Bảng 4.7: Thành phần chất dinh dưỡng của thịt ức gà Tàu Vàng ở các
nghiệm thức thức ăn (% trạng thái tươi) ...................................................... 44
Bảng 4.8: Thành phần dưỡng chất của thịt ức gà Tàu Vàng mái và trống (%
trạng thái tươi) .............................................................................................. 45
Bảng 4.9: thành phần dưỡng chất của thịt ức gà Tàu Vàng dưới ảnh hưởng
tương tác của giới tính và thức ăn (% trạng thái tươi) ................................. 46

Bảng 4.10: thành phần dưỡng chất của thịt đùi gà Tàu Vàng dưới ảnh
hưởng tương tác của giới tính và thức ăn (% trạng thái tươi) ...................... 47


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Gà Tàu Vàng .................................................................................. 3
Hình 2.2: Gà Ri .............................................................................................. 4
Hình 2.3: Gà Tam Hoàng ............................................................................... 5
Hình 2.4: Gà Ác ............................................................................................. 6
Hình 2.5: Gà Nòi ............................................................................................ 7
Hình 2.6: Sơ đồ hệ tiêu hoá của gà ................................................................ 8
Hình 2.8: Sơ đồ chuyển hóa năng lượng của gia cầm ................................. 16
Hình 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm ................................................................ 27
Hình 3.2: Gà Tàu Vàng thí nghiệm .............................................................. 27
Hình 4.1: Tăng trọng của gà Tàu Vàng qua các giai đoạn tuần tuổi theo
nghiệm thức .................................................................................................. 35
Hình 4.2: Tăng trọng của gà Tàu Vàng qua các giai đoạn tuần tuổi theo giới
tính................................................................................................................ 35
Hình 4.3: Gà Tàu Vàng mổ khảo sát............................................................ 43


TÓM LƯỢC
Nhằm xác định ảnh hưởng của hai loại thức ăn Cargill, Deheus và giới tính
đến tăng trưởng, năng suất, chất lượng thịt của gà Tàu Vàng nên chúng tôi tiến
hành đề tài nghiên cứu tại trại chăn nuôi gà thực nghiệm Ba Hoàng, tổ 7, khu
vực Thới Thạnh, phường Thới An Đông, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ.
Thí nghiệm được thức hiện trên 36 con gà Tàu Vàng, thí nghiệm được bố trí
theo thể thức thừa số hai nhân tố, nhân tố thứ nhất là 2 loại thức ăn Cargill và
Deheus, nhân tố thứ 2 là giới tính trống, mái. Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức và
3 lần lặp lại.

Kết quả thí nghiệm cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về
khối lượng, tăng trọng từ 5 - 13 tuần tuổi, năng suất quầy thịt và chất lượng thịt
của gà Tàu Vàng ở các nghiệm thức (P>0,05). Tuy nhiên, khối lượng và tăng
trọng của gà ở nghiệm thức D (Sử sụng thức ăn Deheus) có khuynh hướng cao
hơn so với gà ở nghiệm thức C (Sử sụng thức ăn Cargill). Nhóm gà Tàu Vàng
trống có năng suất thịt cao hơn gà mái. Gà Tàu Vàng được nuôi bằng thức ăn D
có năng suất thịt cao hơn so với thức ăn C. Chất lượng thịt của gà Tàu Vàng
không bị ảnh hưởng bởi sự tương tác của hai loại thức ăn.

1


CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong điều kiện khí hậu và vị trí địa lý thuận lợi của vùng đồng bằng sông
Cửu Long hiện nay. Thêm vào đó là một nền dân cư đông đúc với tập quán chăn
nuôi lâu đời của người dân, đã tạo nên một tiềm năng cho nghành chăn nuôi và
đặc biệt là chăn nuôi gia cầm. Đây là ngành rất phổ biến và phát triển mạnh mẻ
để cung cấp sản lượng thịt và trứng phục vụ cho người dân Đồng bằng sông Cửu
long và rộng hơn là trên cả nước.
Hiện nay, có hai hệ thống chăn nuôi gia cầm đang phát triển song song:
Chăn nuôi gà công nghiệp và gà thả vườn. Các giống gà công nghiệp đã du nhập
vào nước ta đang rất phát triển tuy nhiên đầu tư rất tốn kém và giá cả trên thị
trường bất ổn, thay vào đó Đồng bằng sông Cửu Long có các giống gà nội thả
vườn có phẩm chất tốt, thích nghi với điều kiện khí hậu ở đồng bằng, khả năng
chống chịu bệnh tật cao, dễ nuôi dưỡng nên có thể tận dụng thêm thức ăn sẵn có,
tự kiếm mồi, đầu tư chuồng trại thấp và đặc biệt là thị trường rất được ưa chuộng,
giá thành cao, ổn định vì vậy rất thích hợp cho những hộ gia đình phát triển chăn
nuôi khi nông nhàn.
Một số giống gà thả vườn được nhiều nông hộ lựa chọn như gà Ri, gà
Lương Phượng, gà Tam Hoàng, gà Nòi… Nhưng phổ biến là gà Tàu Vàng với

đặc điểm thích nghi tốt với khí hậu, môi trường sinh thái đồng bằng sông Cửu
Long. Gà rất nhanh nhẹn, màu sắc và chất lượng thân thịt thơm ngon, ít bệnh,
chống chịu tốt với thay đổi môi trường, năng suất sinh sản cao, dễ nuôi dưỡng,
chăm sóc. Do đó việc nâng cao năng suất, chất lượng thịt ở đàn gà Tàu Vàng
được chú trọng, không chỉ góp phần gia tăng thu nhập cho người nuôi, mà còn
bảo tồn nguồn gen quý hiếm của giống gà bản địa này.
Chính vì vậy, được sự chấp thuận của Bộ môn Chăn Nuôi - Khoa Nông
Nghiệp & SHƯD - Trường Đại Học Cần Thơ tôi đã tiến hành thực hiện đề tài:
“Khảo sát ảnh hưởng của giới tính và thức ăn đến tăng trưởng và chất lượng
thân thịt của gà Tàu Vàng trong điều kiện nuôi nhốt từ 5 - 13 tuần tuổi” nhằm
xác định loại thức ăn có ảnh hưởng tốt đến khả năng tăng trưởng, năng suất và
chất lượng thịt của gà Tàu Vàng

2


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC GIỐNG GÀ THẢ VƯỜN
2.1.1 Gà Tàu Vàng

Hình 2.1: Gà Tàu Vàng
Gà Tàu Vàng còn có tên gọi là gà Trụi, gà Đất, được nuôi rộng rải ở các
tỉnh miền Tây Nam Bộ, tập trung ở Long An, Tiền Giang, Tây Ninh, Bình
Dương. Gà có tầm vóc lớn, có nhiều màu lông khác nhau, nhưng thường gặp là
màu vàng rơm và màu vàng đậm, có đốm đen ở cổ, cánh và đuôi. Da vàng, chân
vàng, thịt trắng, mềm, rất thơm ngon, phần lớn là mào đơn, số ít có mào nụ (mào
kép). Gà rất nhanh nhẹn và ưa thích tìm kiếm mồi trong vườn, sức kháng bệnh tốt
nên rất phù hợp trong điều kiện nuôi chăn thả ở qui mô nông hộ. Gà mọc lông
chậm, khoảng 6 - 7 tuần tuổi thì gà bắt đầu mọc lông cổ, lông lưng và lông lườn,
đến tuần tuổi thứ 16 thì quá trình mọc lông xem như hoàn tất. Đặc điểm quan

trọng của giống gà này là có mọc hàng lông chân nhỏ chạy dọc từ trên xuống
(Bùi xuân mến, 2007). Khoảng bốn tuần tuổi đã xác định được tính biệt. Gà trống
có đầu to, lông ít, chậm mọc lông. Gà mái đầu thon long mọc đầy đủ. Khối lượng
cơ thể lúc mới nở là 30 g (Sử An Ninh và ctv, 2003). Khi trưởng thành, gà trống
nặng 3 kg, mái nặng 2 kg (Hội chăn nuôi Việt nam, 2002). Theo kết quả nghiên
cứu của viện chăn nuôi thì gà Tàu vàng đến 16 tuần tuổi đạt tỉ lệ nuôi sống là
92,5%, tiêu thụ 3,79 kg thức ăn, khối lượng thân thịt 67,79% (mái) 80% (trống),
tỉ lệ thịt đùi là 21,8% (mái) và 22,5% (trống), tỉ lệ thịt ức 17,7% (mái) và 15,2%
(trống).
Gà có khối lượng vừa phải, thường giết thịt vào 16 tuần tuổi, khả năng sinh
sản kém, khi nuôi tập trung thì tỉ lệ đẻ bình quân toàn đàn chỉ từ 25 - 30% nếu
3


như áp dụng kỹ thuật cai ấp. Nếu không có chế độ cai ấp thì tỉ lệ này nhiều khi
chỉ đạt dưới 20%. Gà tàu vàng ở 180 ngày tuổi đã đẻ trứng đầu tiên, sản lượng
trứng 100 quả/mái/năm. Tỉ lệ trứng có phôi 80%, ấp nở khoảng 88%. Khối lượng
trứng 42 - 45 g (Đặng Vũ Bình, 2007). Theo kết quả nghiên cứu khả năng sinh
sản và sinh trưởng gà Tàu Vàng ở Đồng Nai của Lâm Minh Thuận, Lâm Thanh
Vũ (2003), thì tỉ lệ trứng có phôi 93,5 - 97,6%, tỉ lệ ấp nở 82,4 - 87,9%.
2.1.2 Gà Ri
Gà Ri là giống gà địa phương có từ lâu đời trên đất nước ta và được nuôi
phổ biến ở khắp mọi miền đất nước, thường tập trung nhiều ở vùng đồng bằng
trung du Bắc bộ và Nam Trung Bộ.

Hình 2.2: Gà Ri
Qua nhiều năm, gà Ri bị pha tạp nhiều, sắc lông không đồng nhất. Gà mái
có màu lông vàng, nâu, nâu nhạt, đen hoặc điểm các đốm đen ở đầu, cánh, cổ và
chót đuôi. Gà trống có bộ lông sặc sỡ nhiều màu, nhất là lông cổ và đuôi, nhưng
đa số có màu vàng đậm, tía. Đầu thanh, đa số mào đơn (95%). Da chân vàng,

chân có 2 hàng vẩy, thịt vàng, vẩy chân có khi màu đen gọi là chân chì. Gà Ri
mọc lông sớm, chỉ hơn một tháng con đã đủ lông như gà trưởng thành. Phần
lớn gà Ri có màu lông vàng rơm, chân vàng, đầu nhỏ, thanh, có mào đơn. Gà
trống có lông màu đỏ tía, cánh và đuôi có lông đen, dáng chắc khỏe, ngực vuông
và mào đứng. Khối lượng cơ thể lúc mới nở là 28 g (Sử An Ninh và ctv, 2003),
lúc 4 tháng tuổi gà trống trung bình đạt 1,7 kg, gà mái 1,2 kg, khối lượng cơ thể
khi 1 năm tuổi, con trống nặng 1,8 - 2,5 kg; con mái nặng 1,3 - 1,8 kg.
Gà Ri là giống sinh sản sớm 4 - 4,5 tháng đã bắt đầu đẻ. Sản lượng
trứng đạt 120 - 150 quả/mái/năm. Nếu nuôi tốt, thực hiện chế độ cai ấp khi có
con có thể cho sản lượng 164 - 182 quả/mái/năm (Viện chăn nuôi, 1970). Khối
lượng trứng 40 - 45 g, tỉ lệ trứng có phôi đạt 89 - 90%, tỉ lệ nở/trứng ấp: 94%, tỉ
lệ nuôi con đến 2 tuần tuổi là 98% (Sử An Ninh và ctv, 2003).
4


Ưu điểm nổi bật nhất của gà Ri là gà mọc lông, phát dục sớm, thịt, trứng
thơm ngon, thích nghi với khí hậu nhiệt đới, á nhiệt đới, ít mẫn cảm đối với bệnh
cầu trùng, bạch lỵ, đường hô hấp. Nhưng tầm vóc bé, trứng nhỏ, sản lượng trứng
thấp và tính đòi ấp cao. Vì vậy, gà Ri thích hợp với chế độ nuôi quảng canh theo
hướng thịt và trứng ở từng hộ gia đình. Trong tương lai, khi mà trên đại trà ngành
gà nuôi các giống gà cao sản, nuôi thâm canh thì gà Ri sẽ được coi là một đặc sản
(Nguyễn Đức Hưng, 2006).
2.1.3 Gà Tam Hoàng

Hình 2.3: Gà Tam Hoàng
Nhập vào nước ta từ Trung Quốc và Hồng Kông gồm 2 dòng: 882 và
Jiangcun. Gà có màu lông vàng, mỏ vàng, chân vàng, có thân hình chắc: ngực
nở, bầu bĩnh, nhanh nhẹn, thích kiếm mồi, thịt thơm ngon. Tính chống chịu bệnh
tật cao. Lông gà con mới nở không đồng nhất về màu sắc, màu lông biểu hiện
chính là màu vàng (62%) sau đó đến màu xám (23%) và một số màu khác với tỉ

lệ ít, khoảng cách sai khác giữa màu lông mất dần theo tuổi. Gà trưởng thành chủ
yếu là màu vàng. Da chân vàng, mào đơn đỏ, ngực nở, đùi to. Khối lượng cơ thể
lúc mới nở là 35 g (Sử An Ninh và đồng nghiệp, 2003). Dòng 882 màu lông vàng
hoặc lốm đốm đen, đa số có cườm cổ, ở 11 tuần tuổi gà trống nặng 1,4 - 1,45 kg,
gà mái nặng 1,2 kg. Dòng Jiangcun lông màu vàng tuyền, ở 11 tuần tuổi con
trống 1,3kg; con mái nặng trên dưới 1 kg (Hội chăn nuôi Việt nam, 2002). Nếu
được nuôi tốt dòng Jiangcun đạt 1,8 kg/con/11 - 12 tuần tuổi (Nguyễn Thiện,
1999). Gà mái lúc 5 tháng tuổi đã đẻ bói, lúc gần 7 tháng tuổi tỉ lệ đẻ đạt trên
60%. Sản lượng trứng dòng Jiangcun đạt 170 quả/mái/năm, dòng 882 đạt 156
quả/mái/năm (Hội chăn nuôi Việt nam, 2002). Khối lượng trứng 51 - 52 g/quả, tỉ
lệ trứng có phôi đạt 95%, tỉ lệ nở so với trứng có phôi đạt 83% (Nguyễn Thiện,
1999). Tỉ lệ nuôi sống đến 2 tuần tuổi là 95%.
5


Theo Nguyễn Duy Hoan và ctv (1999), gà thành thục sinh dục sớm. Tuổi đẻ
trứng đầu tiên là 135 - 145 ngày. Sản lượng trứng đạt 131 - 160 quả/mái/năm.
Khối lượng trứng trung bình là 45,5 - 57,9 g. Khối lượng cơ thể gà mái lúc 20
tuần tuổi đạt trung bình 1750 - 1850 g. Gà thương phẩm 882 nuôi 91 ngày tuổi
đạt 1,7 - 1,9 kg. Tiêu tốn từ 2,8 - 3,0 kg thức ăn/1kg tăng trọng. Tỉ lệ thân thịt
65,32 - 67,25%. Khối lượng thịt lườn và thịt đùi chiếm 31,81 - 34,67% thân thịt.
Gà có sức kháng bệnh cao, dễ nuôi, chi phí thức ăn là 3,173 - 3,606 kg/kg thịt.
Gà Tam Hoàng có những đặc điểm nổi bật là: tỉ lệ nuôi sống cao, chống
chịu bệnh tật, chịu khó kiếm mồi, phẩm chất thịt và trứng thơm ngon, sản lượng
trứng và thịt cao hơn các giống gà nội Việt Nam, hợp với thị hiếu của người nuôi
và tiêu dùng ở Việt nam. Do đó, gà Tam Hoàng được nuôi khắp 3 miền: Bắc Trung - Nam với số lượng trên triệu con để lấy thịt và trứng (Nguyễn Đức Hưng,
2006).
2.1.4 Gà Ác

Hình 2.4: Gà Ác

Gà Ác được thuần dưỡng phát triển đầu tiên ở các tỉnh Trà Vinh, Long An,
Kiên Giang. Đặc điểm ngoại hình: Thân hình nhỏ, nhẹ, thịt xương màu đen, lông
trắng tuyền như bông, mỏ, chân cũng màu đen, mào phát triển, màu đỏ tím khác
với các giống gà khác, chân có 5 ngón nên còn gọi là gà Ngũ trảo và có lông
chiếm đa số. Gà Ác có khối lượng nhỏ, tỉ lệ ít nhưng là loại gà thuốc, bồi dưỡng.
Gà Ác được nuôi chủ yếu để hầm với thuốc bắc hoặc ngâm rượu để bồi bổ sức
khoẻ và trị bệnh. Gà trên 4 tháng tuổi có khối lượng trung bình 640 - 760 g. Tuổi
đẻ trứng đầu tiên là 110 -120 ngày, sản lượng trứng 70 - 80 quả/mái/năm, trứng
nặng 30 - 32 g (Hội chăn nuôi Việt nam, 2002), tỉ lệ trứng có phôi 90%, tỉ lệ ấp

6


nở/trứng xấp xỉ 64%. Gà mái có thể sử dụng tới 2,5 năm (Bùi Đức Lũng và Lê
Hồng Mận, 2003).
2.1.5 Gà Nòi (gà Chọi)
Theo Nguyễn Huy Vũ và Nguyễn Đức Lưu (2001), giống gà nòi được nuôi
khắp nơi trong cả nước và thường được gọi là gà chọi. Đây là giống gà được nuôi
lâu đời ở các tỉnh Nam Bộ và chiếm khoảng 70% các giống gà thả vườn. Gà Nòi
có rất nhiều ưu điểm nên thường được chọn nuôi, gà thích nghi tốt với điều kiện
nuôi chăn thả vì có sức đề kháng cao và ít bệnh hơn so với một số giống gà thả
vườn khác. Gà Nòi là giống dễ sử dụng, vừa chơi được gà chọi vừa ăn thịt, thịt gà
thơm ngon, da hồng hào nên đã trở thành một đặc sản của vùng sông nước Cửu
Long và các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Giá gà Nòi thường mắc gấp 2 - 3 lần giá
các loại gà công nghiệp, và đặc biệt là gà trống chọi thì giá rất cao nên có rất
nhiều người nuôi. Tuy nhiên còn một số khuyết điểm mà giống gà này mắc phải
là khả năng sinh sản kém, giống bị lai tạp nhiều, chậm lớn.

Hình 2.5: Gà Nòi
Gà Nòi có màu sắc lông rất đa dạng, gồm có gà ô, gà điều, gà khét, gà nhạn,

gà ó, … Lúc trưởng thành khoảng 5 tháng tuổi con trống nặng 2,8- 3,2 kg, con
mái nặng 2,0- 2,2 kg. Năng suất trứng bình quân 50- 60 quả/năm (Hội chăn nuôi
Việt Nam, 2004).

2.2 SƠ LƯỢC VỀ BỘ MÁY TIÊU HÓA CỦA GIA CẦM
Theo Xelianxki (1986) (được trích dẫn bởi Nguyễn Thị Mai và ctv, 2009)
gia cầm có tốc độ trao đổi chất và năng lượng cao hơn so với động vật có vú.
Cường độ tiêu hoá mạnh ở gia cầm được xác định bằng tốc độ di chuyển của
thức ăn qua ống tiêu hoá. Ở gà còn non thì tốc độ là 30 - 39 cm trong 1 giờ, ở gà
lớn hơn là 32 - 40 cm và ở gà trưởng thành là 40 - 42 cm. Chiều dài của ống tiêu
hoá gia cầm không lớn, vì vậy thời gian mà khối thức ăn được giữ lại trong đó
7


không vượt quá 2 - 4 giờ, ngắn hơn rất nhiều so với động vật khác. Do đó, để quá
trình tiêu hoá thức ăn diễn ra thuận lợi và có hiệu quả cao, thức ăn cần phải phù
hợp với tuổi, trạng thái sinh lý, chế biến thích hợp, đồng thời có hàm lượng xơ ở
mức ít nhất.
Cấu tạo tổng quát bộ máy tiêu hóa của gia cầm gồm các bộ phận chủ yếu
sau: Mỏ, xoang miệng, dạ dày tuyến, dạ dày cơ, ruột non, và lỗ huyệt (Dương
Thanh Liêm, 2003).

Hình 2.6: Sơ đồ hệ tiêu hoá của gà
1 - Thực quản; 2 - Diều; 3 - Dạ dày tuyến; 4 - Dạ dày cơ; 5 - Lá lách; 6 Túi mật; 7 - Gan; 8 - Ống mật; 9 - Tuyến tuỵ; 10 - Ruột hồi manh tràng; 11 Ruột non; 12 - Manh tràng; 13 - Ruột già; 14 - Ổ nhớp, lổ huyệt.
2.2.1 Miệng
Gia cầm có mỏ thay cho môi ở gia súc, phần sừng của mỏ khá phát triển và
tác dụng của nó dùng để mổ lấy thức ăn (Nguyễn Đức Hưng, 2006).
Theo Nguyễn Thị Mai và ctv (2009), gia cầm lấy thức ăn bằng mỏ, hình
dáng và độ lớn của mỏ ở các loài gia cầm rất khác nhau. Gà, gà tây và chim bồ
câu có mỏ ngắn, nhọn và cứng, hơi cong. Trong chất sừng của mỏ có rất nhiều

các đầu dây thần kinh, dây thần kinh còn có ở trên vòm miệng cứng và dưới lớp
sừng biểu bì của lưỡi.
Lưỡi gia cầm nằm ở đáy khoang miệng, có hình dạng và kích thước tương
ứng với mỏ. Trên bề mặt phía trên của lưỡi có những gai rất nhỏ hoá sừng hướng
về cổ họng, có tác dụng giữ khối thức ăn trong miệng và đẩy chúng về phía thực
quản. Các chồi vị giác nằm thưa thớt ở gốc lưỡi nên giải thích cho sự nhận biết vị
giác ở gia cầm là rất kém (Bùi Xuân Mến, 2007).
Các cơ quan thị giác và xúc giác kiểm tra sự tiếp nhận thức ăn. Đối với gà
và gà tây, các cơ quan vị giác và khứu giác rất kém phát triển. Khi không đủ ánh
sáng, gà và gà tây sẽ ăn kém. Gia cầm thực hiện mổ và nuốt thức ăn nhờ các
8


động tác nâng lên, hạ xuống linh hoạt của đầu. Gà thực hiện từ 180 đến 240 động
tác mổ trong 1 phút, ở gà tây 60 động tác. Số lượng thức ăn mà gia cầm ăn được
trong một đơn vị thời gian phụ thuộc vào mức độ hấp dẫn của thức ăn, loài và
tuổi của gia cầm. Khi gia cầm đói thì mổ nhanh và ăn nhiều. Gia cầm tiếp nhận
thức ăn lỏng và nước bằng cách nâng đầu rất nhanh rồi ngửa cổ lên để nuốt.
Riêng chim bồ câu uống nước bằng cách thả mỏ, hút nước vào nhờ áp lực âm
trong xoang miệng (Nguyễn Thị Mai và ctv, 2009).
Miệng gia cầm không có răng nên không nhai thức ăn. Sau khi vào miệng,
nhờ di động của lưỡi mà thức ăn được đưa nhanh xuống hầu. Nước bọt của gia
cầm rất ít, thành phần chủ yếu của nước bọt là dịch nhầy có tác dụng thấm ướt
thức ăn cho dễ nuốt. Gà mái có thể tiết 7 - 12 ml nước bọt trong một ngày đêm
(Nguyễn Văn Hùng và CTV, 1994). Bình quân một ngày đêm nước bọt của gà tiết
khoảng 12 ml (Lê Văn Thọ và Đàm Văn Tiện, 1992).
2.2.2 Thực quản và diều
Ống thực quản ở gia cầm dài hơn loài động vật có vú. Đoạn ống thực quản
phía trước xoang ngực phình to ra tạo thành một cái túi chứa được một lượng
thức ăn gọi là diều, sau đó nó nhỏ dần lại bình thường và nối với dạ dày tuyến

(Dương Thanh Liêm, 2003). Các tuyến của ống thực quản tiết ra chất nhầy thấm
ướt bề mặt thức ăn làm cho nó di chuyển dễ dàng trong diều, các tuyến nhày chỉ
có ở thành phía trên nơi tiếp giáp với thực quản (Lê Hồng Mận và Bùi Lan
Hương Minh, 2009).
Theo Nguyễn Đức Hưng (2006), diều là một túi chứa thức ăn ở gia cầm.
Sức chứa của diều từ 100 - 200 g. Thức ăn được giữ ở diều với thời gian phụ
thuộc vào loại gia cầm và các loại thức ăn. Thức ăn cứng khoảng 10 - 15 giờ,
thức ăn mềm, bột khoảng 3 - 4 giờ. Thức ăn từ diều được chuyển dần xuống dạ
dày tuyến.
Diều không có tuyến tiết dịch tiêu hoá, nó chỉ có tác dụng dự trữ, thấm ướt
và làm mềm thức ăn nhờ niêm dịch. Tuy vậy, thức ăn trong diều vẫn được tiêu
hoá một phần nhờ men amylase của nước bọt xuống và hoạt động của vi sinh vật,
mặc dù không đáng kể (Nguyễn Đức Hưng, 2006).
2.2.3 Dạ dày tuyến
Thức ăn chỉ ở lại dạ dày tuyến một thời gian ngắn nên không được tiêu hoá
ở đây. Dịch vị do dạ dày tuyến tiết ra sẽ theo thức ăn xuống dạ dày cơ (Nguyễn
Đức Hưng, 2006).
Theo Nguyễn Thị Mai và ctv (2009), dịch dạ dày tinh khiết là một chất lỏng
không màu hoặc hơi trắng đục, có pH acid. Độ acid chung của dịch dạ dày ở gia
cầm thường là 2,6. Độ acid sẽ giảm xuống sau khi tiếp nhận thức ăn giàu chất
9


kiềm, cacbonat canxi, bột xương. Ở gà, số lượng dịch dạ dày và độ acid tăng dần
lên cùng với độ tuổi. Ở gà con vài ngày tuổi, dịch dạ dày có tính acid (pH = 4,2 4,4). Acid clohidric tự do không thường xuyên được tìm thấy trong khối chứa
trong dạ dày của gà con có độ tuổi từ 1 - 5 ngày. Ở gà con 31 - 40 ngày, độ acid
đạt mức tối đa (pH = 1,15 - 1,55) và cứ ở mức độ này với sự dao động không lớn
trong các thời kỳ tiếp theo.
Theo Dương Thanh Liêm (2003). Khi dạ dày tuyến bị tổn thương do các
bệnh dịch tả, Rumboro thì khả năng tiêu hóa protein cũng giảm.

2.2.4 Dạ dày cơ
Dạ dày cơ hay thường được gọi là mề, có dạng hình tròn hoặc ô van, có hai
thành cứng, phía trong được phủ lớp niêm mạc dày, cứng để chống lại sự va đập,
xay xát khi nghiền thức ăn, phía dưới lớp niêm mạc dày cứng là lớp tế bào tăng
sinh để thay thế lớp niêm mạc ở trên bị bào mòn. Trên bề mặt niêm mạc có rất
nhiều gai nhỏ nhô lên làm cho niêm mạc trở nên nhám như tờ giấy nhám, người
ta thường gọi nó là răng mề.
Theo Techver (được trích dẩn bởi Nguyễn Thị Mai và ctv, 2009). Màng
sừng của mề luôn bị mòn đi, nhưng nhờ sự dày lên ở đáy nên độ dày của nó được
ổn định. Ngoài ý nghĩa cơ học, màng sừng còn giữ cho vách dạ dày khỏi bị tác
động của những yếu tố bất lợi. Màng sừng bền với pepsin, không bị hoà tan trong
các acit loãng, kiềm và các chất hoà tan hữu cơ.
Qua khỏi lớp tế bào tăng sinh là lớp mô cơ rất phát triển, cấu tạo từ mô cơ
phẳng, một đôi cơ lớn chính có dạng hình tam giác hướng các đáy lại với nhau đã
tạo nên khối cơ của vách mề. Nhờ có hệ thống cơ này co bóp rất mạnh để nghiền
nát dễ dàng thức ăn cho ruột tiêu hóa. Sự co bóp của dạ dày cơ diễn ra có chu kỳ,
bình quân cứ 20 - 30 giây co bóp một lần. Khi đói nhịp co bóp chậm, khi no co
bóp tăng lên. Áp lực xoang dạ dày cơ khi co bóp tăng lên rất cao tới 100 - 150
mmHg ở gà, 180 mmHg ở vịt, 260 - 280 mmHg ở ngỗng. Chất tiết trong dạ dày
cơ có dạng lỏng, có pH = 3 - 4,5. Thành phần dịch dạ dày gồm nước, HCl, men
pepsin. Ở dạ dày cơ, hydratcacbon được cắt ngắn, chia nhỏ ra, protit phân giải
thành các peptit và acit amin, tuy nhiên chưa thật triệt để. Dạ dày cơ có thể xem
như hạ vị của dạ dày loài có vú và có chức năng đặc biệt (Nguyễn Đức Hưng,
2006).
Theo Dương Thanh Liêm (2003), trong dạ dày cơ luôn luôn có cát sỏi hỗ trợ
cho sự nghiền nát thức ăn, nếu thiếu sỏi thì làm giảm khả năng tiêu hóa thức ăn
hạt trên 10%, còn khi có sỏi trong dạ dày cơ thì sẻ giúp nghiền nát thức ăn nhanh
hơn, gà tiêu thụ thức ăn nhiều hơn.

10



Bảng 2.1: Kích thước hạt sỏi bổ sung cho gà
Tuần tuổi của gà

kích thướt đường kính hạt sỏi

Gà con dưới 5 tuần tuổi

1 – 2 mm

Gà giò từ 5 – 12 tuần tuổi

3 – 4 mm

Gà trưởng thành

4 – 6 mm

(Nguồn: Dương Thanh Liêm (2003) trích dẫn từ Begri, 1964)

2.2.5 Ruột
Các quá trình tiêu hoá chất dinh dưỡng đều xảy ra ở ruột non gia cầm.
Nguồn cung cấp các men tiêu hoá quan trọng nhất là từ dịch dạ dày, cùng với
dịch mật đi vào manh tràng, chất tiết của các tuyến ruột có ý nghĩa kém hơn.
Ruột của gia cầm có độ dài ngắn khác nhau phụ thuộc vào loài, giống, cá
thể, tuổi, phương thức nuôi, loại thức ăn... Ruột non bắt đầu từ nơi tiếp giáp với
dạ dày cơ, kéo dài cho đến đoạn ruột thừa.
Theo Dương Thanh Liêm (2003), ruột non được chia làm ba phần là tá tràng
(Duodenum), không tràng (Jejunum) và hồi tràng (Ileum). Ruột non là nơi diễn

ra sự tiêu hóa và hấp thu rất mãnh liệt dưới sự tác động của các loại enzyme từ
dịch ruột, dịch vị, dịch tụy và dịch mật. Phần lớn các chất dinh dưỡng như
cacbohydrat, protein, lipid được tiêu hóa và hấp thu, những mảnh thức ăn còn
cứng chưa thể tiêu hóa hết thì được nhu dộng ngược của ruột đưa trở lên dạ dày
cơ để nghiền nhỏ ra, vì vậy nên niêm mạc của dạ dày cơ có màu vàng nhạt của
sắc tố mật, thời gian tiêu hóa của ruột non từ 6 - 8 giờ.
Theo Nguyễn Đức Hưng (2009), Dịch mật chứa 78 - 80% nước, 20 - 22%
chất đặc, trong đó có acid mật, keo, cholesterin, muối vô cơ và sắc tố mật
(bilirubin, biliverdin). Dịch mật của gia cầm khác với gia súc là trong thành phần
của nó chứa acid stearic.
Dịch tụy lỏng, trong suốt, có phản ứng kiềm yếu, pH = 7,2 - 7,5. Trong dịch
tuỵ có nhiều loại men như: tripsin, amylase, mantase, lipase…
Thông qua kích thích cơ học vào màng nhầy, tuyến ruột tiết ra dịch ruột.
Dịch ruột có phản ứng kiềm pH = 7,42, màu đục. Trong dịch ruột có chứa các
loại men như: enterokinase, amylase, mantase…
Theo Nguyễn Thị Mai và ctv (2009), sự tiêu hoá xảy ra trong manh tràng
của gia cầm nhờ có các men đã đi vào cùng với dưỡng chất từ phần ruột non và
từ hệ vi khuẩn. Các vi sinh vật bắt đầu thâm nhập vào manh tràng gia cầm non
ngay từ lần tiếp nhận thức ăn đầu tiên. Ở đây các vi khuẩn streptococei, trực
khuẩn ruột, lactobasilli và các loại khác, chúng sinh sản rất nhanh. Trong manh

11


tràng có các quá trình tiêu hoá protein, gluxit và lipit. Ngoài ra, các vi khuẩn còn
tổng hợp các vitamin nhóm B.
Ruột già cũng được chia làm ba phần là manh tràng (Caecum), kết tràng
(Colon), trực tràng (Rectum). Tiêu hoá ở ruột già cũng có hai quá trình lên men
và thối rữa. Lên men xảy ra mạnh ở manh tràng, thối rữa ở trực tràng. Manh
tràng gia cầm khá phát triển nên quá trình lên men tương đối mạnh, nhất là

những gia cầm ăn nhiều thức ăn thực vật thô sơ. Ruột của gia cầm nói chung
tương đối ngắn, thức ăn lưu lại không quá một ngày đêm.
Lỗ huyệt (Cloaca) gia cầm có cấu tạo như một cái túi, ở đây có các cửa đổ vào
như: ruột già, hai ống dẫn niệu và đường sinh dục (tử cung ở gia cầm mái và ống
dẫn tinh ở gia cầm trống). Phân và nước tiểu nằm lại ở lỗ huyệt một thời gian, ở
đây xảy ra quá trình hấp thu nước và muối rất mạnh. Vì vậy, phân của gia cầm
khô hơn, nước tiểu cũng cô đặc lại thành muối urat màu trắng ở trên cục phân.
Nếu cho gia cầm ăn thừa chất protein thì muối urat sinh ra càng nhiều, nếu cho
ăn thiếu protein thì phân có màu đen hơn (Dương Thanh Liêm, 2003).
Bảng 2.2: Các enzyme được tìm thấy trong ống tiêu hóa của gia cầm
(Nguồn: Dương Thanh Liêm, 1999)

Vị trí ống

Dịch

Enzyme

Chất được

tiêu hóa

tiêu hóa

tiêu hóa

tiêu hóa

Sản phẩm thủy
phân cuối cùng


Miệng

Nước bọt

Ptyalin

Tinh bột

Maltose

Diều

Dịch diều

Lactase

Lactose

Glucose, Lactose

Dạ dày tuyến

Dịch vị,HCL Pepsin

Protein

Pepton

Tuyến tụy


Dịch tụy

Amylase

Tinh bột

Glucose

Lipase

Lipid

Glycerin,
acid béo

Ruột

Dịch ruột

Trypsine

Pepton

Acid amin

Enterokinase

Trypsinogen


Trypsine

Disaccharase

Disaccharide Monosaccharide

Nuclease

Acid nucleic Ribose
Deoxyribose
Purin, purimidin

Gan

Dịch mật

Acid mật
Sắc tố mật

Lipid

Lipid nhủ hóa
thành hạt nhỏ,
hấp thụ trực tiếp

12


2.3 VAI TRÒ DINH DƯỠNG
Ngày nay, trong chăn nuôi gà thịt, để tăng tốc độ phát triển cơ thể gà, ngoài

công tác giống ra thì con người cần cung cấp thức ăn tối ưu với đầy đủ các vật
chất dinh dưỡng được cân bằng nghiêm ngặt giữa các acid amin và khoáng vi
lượng. Ngoài ra thức ăn hỗn hợp cho chúng còn bổ sung hàng loạt các chế phẩm
hóa sinh học, tuy không mang ý nghĩa về dinh dưỡng nhưng nó kích thích sinh
trưởng và làm tăng chất lượng thịt như các enzyme (amylase, protease), các
hormone sinh trưởng, một số khoáng chất không gây hại cho con người, một số
sắc tố làm tăng màu vàng của da (Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận, 2000).
Bảng 2.3: Chế độ dinh dưỡng cho gà Tàu vàng
Giai đoạn nuôi
Chỉ tiêu
0-7 tuần tuổi 8-19 tuần tuổi

Đẻ

ME (kcal/kg thức ăn)

2950

2750

2800

Đạm thô (%)

19,0

15,0

16,0


Calci (%)

1,0

1,0

3,2

Phospho tổng số (%)

0,75

0,75

0,85

(Nguồn: Đồng Sỹ Hùng và ctv, 2008)

2.3.1 Vai trò protein đối với sự phát triển của gia cầm
Protein là thành phần cấu trúc quan trọng nhất của cơ thể gia súc, gia cầm
dùng để duy trì sự sinh trưởng. Protein có những đặc tính mà các chất hữu cơ
khác không có được. Những đặc tính này bảo đảm chức năng của protein là chất
cấu tạo và biểu hiện của sự sống. Khác với lipit và gluxit, trong cấu trúc của
protein bao giờ cũng chứa nitơ (16%). Một số protein còn chứa lượng nhỏ lưu
huỳnh (S), đôi khi có chứa photpho (P) và một số các nguyên tố vi lượng khác
như sắt (Fe), kẽm (Zn), đồng (Cu), mangan (Mn)... Đối với gia cầm, protein có
rất nhiều chức năng và là thành phần chính của xương, dây chằng, lông, da, các
cơ quan và cơ. Do protein được sử dụng cho duy trì, sinh trưởng và sản xuất nên
nó được thường xuyên đưa vào cơ thể. Nếu lượng protein ăn vào thấp hơn nhu
cầu thì mức độ sinh trưởng và điều kiện sống của các mô bào sẽ bị ảnh hưởng,

dẫn đến sự phát triển chậm các cơ quan cần thiết trong cơ thể. Sự phát triển của
gà gắn liền với sự tích lũy protein trong cơ thể chúng. Sự tích lũy xảy ra nhanh ở
gia cầm non, sau đó giảm dần theo lứa tuổi (Bùi Đức Lũng, 1995). Trong cơ thể
động vật nói chung và cơ thể gia cầm nói riêng, protein không thể tổng hợp từ
lipit hay gluxit mà phải lấy protein từ thức ăn đưa vào hàng ngày với số lượng
đầy đủ và theo một tỉ lệ thích hợp theo nhu cầu của cơ thể (Vũ Duy Giảng và ctv,
1995).
13


Nhu cầu protein của gia cầm được tính bằng số gram protein thô cho mỗi
con gia cầm trong một ngày đêm, tuy nhiên gia cầm không thể lấy trực tiếp số
lượng Protein thô theo nhu cầu đã tính được mà nó phụ thuộc vào lượng thức ăn
thu nhận vào mỗi ngày, vì vậy trong khẩu phần ăn của gia cầm, nhu cầu protein
thường được biểu thị bằng tỉ lệ phần trăm (%) protein thô (Nguyễn Thị Mai và
ctv, 2009).
Tỉ lệ tiêu hóa protein là phần trăm protein được tiêu hóa và hấp thụ trong
thức ăn, nó phụ thuộc vào nguồn gốc protein: Protein từ động vật (bột cá, bột
thịt, bột sữa và các động vật khác) có tỉ lệ tiêu hóa cao hơn so với protein có
nguồn gốc thức ăn thực vật (đậu, ngũ cốc, bột cỏ). Protein chứa đầy đủ thành
phần và số lượng 10 acid amin không thay thế cho tỉ lệ tiêu hóa cao hơn protein
không được cân đối 10 acid amin không thay thế. Khả năng tiêu hóa sử dụng
protein trong thức ăn phụ thuộc vào giống, tuổi, tính năng sản xuất của gia cầm:
Gia cầm non yêu cầu và khả năng sử dụng protein cao hơn so với gia cầm trưởng
thành và già. Gà nuôi thịt (gà Broiler) yêu cầu và khả năng sử dụng protein cao
hơn gà đẻ trứng (Nguyễn Duy Hoan và ctv, 1999).
Theo Dương Thanh Liêm (2003), nếu chúng ta cung cấp thừa protein trong
khẩu phần gây nên lãng phí và tăng giá thành sản phẩm, khi đó protein thừa
không được tiêu hóa hết sẽ lên men thối ở ruột già và gây tình trạng tiêu chảy.
Đồng thời sự dư thừa acid amin dẫn đến phản ứng về acid amin quá mạnh thải ra

urea và acid uric có hại cho gan và thận. Sự dư thừa acid amin làm cho nồng độ
acid amin trong máu tăng, giảm tính thèm ăn của gia cầm, không cải thiện được
tăng trọng mà còn giảm khối lượng. Sự ngộ độc protein sẽ xảy ra khi khẩu phần
có chứa từ 30% protein trở lên.
Ngược lại khi không cung cấp đủ lượng protein cần thiết cho gia cầm thì cơ
thể chúng sẽ thiếu nguyên liệu cho nhu cầu duy trì và tăng trưởng, đồng thời sức
đề kháng của gia cầm cũng giảm. Thức ăn thiếu acid amin nhất là các acid amin
giới hạn sẽ làm cho quá trình trao đổi chất mất cân bằng, giảm sức đề kháng
chống chịu với ngoại cảnh, chậm lớn, giảm sự tạo lông, thay lông không đúng
quy luật và xuất hiện sự cắn mổ lẫn nhau (Nguyễn Thị Đào, 1999).
Theo Dương Thanh Liêm (2003), mức protein thô (CP) trong khẩu phần đối
với gà thịt công nghiệp giai đoạn 0 - 3 tuần tuổi là 23%, giai đoạn 3 - 6 tuần tuổi
là 20%, giai đoạn 6 tuần tuổi đến khi xuất chuồng là 18%. Đối với gà Lương
Phượng thả vườn, mức CP trong giai đoạn từ 0 - 21 ngày tuổi là 20%, giai đoạn
từ 22 - 42 ngày tuổi là 17%. Theo Leeson và Summers (1997) nhu cầu CP trong
khẩu phần gà thịt là 16 - 23%, tuy nhiên còn phải tùy thuộc vào mức năng lượng
trao đổi (ME) của khẩu phần. Theo Rose (1997) nhu cầu CP của gà thịt từ 35
ngày tuổi đến khi xuất chuồng là 18 - 22%. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn
14


Văn Quyên (2008), nhu cầu CP trong khẩu phần của gà Nòi giai đoạn từ 0 - 8
tuần tuổi là 18%, từ 9 - 16 tuần tuổi là 15% để cho tăng trọng cao nhất.
Giá trị sinh học của protein trong thức ăn được đánh giá bằng sự hiện diện
của các acid amin mà cơ thể không tự tổng hợp được hoặc có tổng hợp được
cũng không thể đáp ứng được nhu cầu của cơ thể, các acid amin mà cơ thể không
thể tự tổng hợp được gọi là các acid amin thiết yếu. Trong các acid amin thiết
yếu, những acid amin thường thiếu trong thức ăn là acid amin giới hạn và nó
quyết định mức độ tổng hợp protein trong cơ thể. Gia cầm cần 11 acid amin thiết
yếu là: methionin, lysine, tryptophan, phenylalanine, leucine, isoleucine, valine,

histidine, agrinine và glycine. Trong đó có bốn acid amin giới hạn giảm dần là
methionin, lysine, tryptophan, phenylalanine. Nếu protein có chứa tất cả các acid
amin thiết yếu đáp ứng nhu cầu cơ thể thì chúng là protein có giá trị sinh học cao
và ngược lại (Lã Thị Thu Minh, 1998).
Bảng 2.4: Nhu cầu acid amin không thay thế cho gà thịt
Acid amin
Lyzin

n

Duy trì
(mg/kgP/ngày)
82

Tăng trưởng
(g/100gTT)
1,49

Methionin

36

0,70

Cystin

24

0,46


Isolơxin

58

0,27

Tryptopha

10

0,27

Threonin

86

0,75

(Nguồn: Nguyễn Đức Hưng (2006) trích dẫn từ Larbier và Leelercq, 1992)

2.3.2 Vai trò năng lượng đối với sự phát triển của gia cầm
Năng lượng là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá giá trị
dinh dưỡng của thức ăn. Năng lượng tỏa nhiệt tuỳ thuộc vào môi trường nuôi
dưỡng, thành phần dinh dưỡng của khẩu phần và trạng thái, chức năng sinh lý
của cơ thể (Vũ Duy Giảng, 1996).

15



×