Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

đặc tính nở hoa và sự nẩy mầm hạt phấn của mít chan rai (artocapus heterophyllus) tại huyện châu thành tỉnh hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.77 MB, 41 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN HUY HOÀNG

ĐẶC TÍNH NỞ HOA VÀ SỰ NẨY MẦM HẠT PHẤN
CỦA MÍT CHAN RAI (Artocapus heterophyllus)
TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH
TỈNH HẬU GIANG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CÔNG NGHỆ RAU HOA QUẢ & CẢNH QUAN

Cần Thơ - 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CÔNG NGHỆ RAU HOA QUẢ & CẢNH QUAN

Tên đề tài:

ĐẶC TÍNH NỞ HOA VÀ SỰ NẨY MẦM HẠT PHẤN
CỦA MÍT CHAN RAI (Artocapus heterophyllus)
TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH
TỈNH HẬU GIANG

Cán bộ hướng dẫn:
PGS.TS. Lê Văn Bé



Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Huy Hoàng
MSSV: 3118288
Lớp: Công Nghệ Rau Hoa Quả
và Cảnh Quan K37

Cần Thơ - 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN SINH LÝ SINH HÓA
Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Công nghệ rau hoa quả & Cảnh quan với đề
tài:

ĐẶC TÍNH NỞ HOA VÀ SỰ NẨY MẦM HẠT
PHẤN CỦA MÍT CHAN RAI (Artocapus
heterophyllus) TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH,
TỈNH HẬU GIANG

Do sinh viên Nguyễn Huy Hoàng thực hiện
Kính trình lên Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét

Cần Thơ, ngày tháng năm 2015
Cán bộ hướng dẫn

PGS.TS. Lê Văn Bé

i



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN SINH LÝ SINH HÓA
____________________________________________________________________

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư
ngành Công nghệ rau hoa quả & Cảnh quan với đề tài:

ĐẶC TÍNH NỞ HOA VÀ SỰ NẨY MẦM HẠT
PHẤN TRÊN MÍT CHAN RAI (Artocapus
heterophyllus) TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH
HẬU GIANG

Do sinh viên Nguyễn Huy Hoàng thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.. ....................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức: .............................................
Cần Thơ, ngày……tháng…… năm 2015
Thành viên Hội đồng

……………………..

……………………..

……………………….

DUYỆT KHOA

Trưởng Khoa Nông Nghiệp & SHƯD

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong
bất kỳ luận văn nào trước đây.

Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Huy Hoàng

iii


TIỂU SỬ CÁ NHÂN
Họ và tên: NGUYỄN HUY HOÀNG
Ngày, tháng, năm sinh: 03/02/1993
Nơi sinh: Bình Mỹ, Châu Phú, An Giang.
Chỗ ở hoặc địa chỉ liên lạc: ấp Bình Trung, xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, tỉnh
An Giang.
Dân tộc: Kinh
QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1. Tiểu học
Thời gian đào tạo từ năm: năm 1999-2004
Trường : Tiểu học “B” Bình Mỹ
Địa chỉ: ấp Bình Trung, xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.

2. Trung học cơ sở
Thời gian đào tạo từ năm: năm 2004-2008
Trường : Trung học cở sở “B” Bình Mỹ
Địa chỉ: ấp Bình Trung, xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.
3. Trung học phổ thông
Thời gian đào tạo từ năm: năm 2008-2011
Trường : Trung học phổ thông “B” Bình Mỹ
Địa chỉ: ấp Bình Trung, xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
4. Đại học
Thời gian học từ năm: năm 2011-2014
Trường: Đại Học Cần Thơ (Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng)
Địa chỉ: Khu II, đường 3/2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố
Cần Thơ
Chuyên ngành: Công nghệ rau, hoa, quả & cảnh quan (Khóa 37)
Cần Thơ, ngày…… .tháng…… năm 2015

Nguyễn Huy Hoàng

iv


LỜI CẢM TẠ
Để có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, đó chính là nhờ sự giúp đỡ
của rất nhiều quý thầy cô, gia đình, người thân, anh chị và các bạn cùng lớp.
Con xin cảm ơn cha mẹ đã sinh ra con và nuôi dưỡng, dạy dỗ con trưởng
thành, cho con được học tập như ngày hôm nay.
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến toàn thể quý thầy, cô khoa Nông
nghiệp & Sinh học Ứng Dụng đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được làm luận
văn.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Lê Văn Bé là người

trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian làm luận văn.
Chân thành biết ơn cô Lê Thị Điểu, anh Nguyễn Thành Nhân, anh Trương
Hoàng Ninh, Bác Hai, chị Trần Thị Kim Khoa, anh Võ Văn Nhiều, chị Lê
Phương Thư…đã quan tâm, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận
văn tốt nghiệp.
Chân thành cảm ơn các bạn Trần Nhật Thư, bạn Nguyễn Thị Thanh Vân,
bạn Nguyễn Hữu Thì, … đã hết lòng hỗ trợ tôi trong suốt quá trình làm đề tài
này.
Tuy nhiên, với lượng kiến thức và sự hiểu biết ít ỏi của bản thân, nên luận
văn của em không thể tránh khỏi những thiếu sót; em kính mong được sự đóng
góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin gửi về toàn thể các bạn lớp Công Nghệ Rau, Hoa, Quả & Cảnh Quan
lời chúc sức khỏe và thành đạt trong cuộc sống!

v


MỤC LỤC
NỘI DUNG

TRANG

LỜI CẢM TẠ

v

MỤC LỤC

vi


DANH SÁCH HÌNH

ix

DANH SÁCH BẢNG

x

DANH SÁCH CHỮ TỪ VIẾT TẮT

xi

TÓM LƯỢC

1

MỞ ĐẦU

2

Chương 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

3

1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tình hình sản xuất cây
mít Chan Rai ở huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang

3

1.1.1 Vị trí địa lý


3

1.1.2 Điều kiện tự nhiên

3

1.1.3 Tình hình sản xuất mít Thái ở huyện Châu Thành, tỉnh
Hậu Giang

4

1.2 Nguồn gốc, phân bố và phân loại

4

1.2.1 Nguồn gốc

4

1.2.2 Phân bố

5

1.2.3 Phân loại

5

1.3 Đặc tính thực vật


5

1.3.1 Trái

5

1.3.2 Thân

6

1.3.3 Lá

7

1.3.4 Rễ

7

1.3.5 Hoa

7
8

1.4 Hạt phấn
1.4.1 Sự hình thành hạt phấn và phát sinh giao tử đực

8

1.4.2 Cấu tạo của hạt phấn


8

vi


1.4.3 Sự nảy mầm của hạt phấn và các yếu tố ảnh hưởng
đến sự nảy mầm của hạt phấn
1.5 Sự ảnh hưởng của sự nẩy mầm hạt phấn lên quá trình thụ
phấn, thụ tinh và sự phát triển của trái
1.6 Sự sinh sản sinh học

9
10
11

1.6.1 Cách ra hoa

11

1.6.2 Sự nở hoa đực

11

1.6.3 Sự nở hoa cái

12

1.6.4 Sự tạo quả

12


1.7 Ảnh hưởng một số hóa chất lên sự nẩy mầm hạt phấn

12

1.7.1 NAA (  - Naphthalene acid acetic)

12

1.7.2 Dưỡng chất B (boron) và các dưỡng chất khác

13

1.8 CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

14

Chương 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

15

2.1 Phương tiện

15

2.2 Phương pháp

15

2.2.1 Khảo sát đặc tính của hoa đực và hoa cái của mít

Chan Rai

15

2.2.2 Quan sát hình thái của hoa đực và hoa cái của mít
Chan Rai
2.2.3 Sự nẩy mầm của hạt phấn

16

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

18

3.1 Khảo sát đặc tính của hoa đực và hoa cái của mít Chan
Rai

18

16

3.1.1 Vị trí của hoa đực và hoa cái

18

3.1.2 Thời gian nở hoa

19

3.2 Quan sát hình thái của hoa đực và hoa cái của mít Chan

Rai
3.2.1 Hoa đực
3.2.2 Hoa cái

20
20
21
22

3.3. Sự nẩy mầm của hạt phấn
3.3.1. Tỷ lệ nẩy mầm của hạt phấn

22

3.3.2 Ảnh hưởng của NAA đến sự nẩy mầm hạt phấn

24

vii


Chương 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

25

4.1 Kết Luận

25

4.2 Đề Nghị


25

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ CHƯƠNG

viii


DANH SÁCH HÌNH
HÌNH

TÊN HÌNH

TRANG

1.1
1.2
1.3
3.1

Bảng đồ hành chánh huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang
Trái mít Chan Rai
(A) Hoa đực mít Chan Rai. (B) Hoa cái mít Chan Rai
Hai loại hoa đơn tính của cây mít. (A) Hoa cái và hoa
đực trên cùng một chùm, mũi tên màu đỏ chỉ hoa đực;
(B) Hoa đực mọc riêng lẻ trên cành.
Hoa đực mít Chan Rai. (A) Thời điểm bao phấn xuất
hiện. (B) Thời điểm bao phấn màu vàng. (C) Thời điểm
hoa đực trở thành một khối đen

Hoa cái mít Chan Rai. (A) Thời điểm hoa cái mở “mo”;
(B) Thời điểm xuất hiện nướm trắng; (C) Thời điểm
nướm nhụy tàn (màu đen)
A) Hai bao phấn dính nhau thành từng cụm trên hoa đực;
(B) Bao phấn đính trên cái đế đang tung phấn; (C) Hoa
đực bị nấm Rhizopus sp. tấn công làm thối đen, hạn chế
thời gian tung phấn
Các nhụy hoa trên hoa cái
Sức sống hạt phấn
Hạt phấn mít Chan Rai nẩy mầm

3
6
8
18

3.2

3.3

3.4

3.5
3.6
3.7

viii

19


20

20

21
22
23


DANH SÁCH BẢNG
BẢNG

TÊN BẢNG

TRANG

3.1

Thời gian nở hoa ở mít Chan Rai

19

3.2

Sức sống, tỷ lệ nẩy mầm của hạt phấn của mít Chan Rai, Mã
Lai, Dừa, Nghệ
Ảnh hưởng của nồng độ NAA đến sự nẩy mầm của hạt phấn
mít Chan Rai

23


3.3

ix

24


DANH SÁCH CHỮ TỪ VIẾT TẮT
TLNMHP:

Tỷ lệ nẩy mầm hạt phấn

NAA:

α-Naphthaleneacetic acid

MTNMHP:

Môi trường nẩy mầm hạt phấn

x


NGUYỄN HUY HOÀNG, 2015. “Đặc tính nở hoa và sự nẩy mầm hạt phấn
trên mít Chan Rai (Artocapus herophyllus) tại huyện Châu Thành, tỉnh
Hậu Giang”. Luận văn tốt nghiệp ngành Công nghệ rau hoa quả & Cảnh
quan, khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ. Cán
bộ hướng dẫn: PGs.Ts Lê Văn Bé


TÓM LƯỢC
Đề tài “Đặc tính nở hoa và sự nẩy mầm hạt phấn trên mít Chan Rai
(Artocapus herophyllus) tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang” được thực
hiện ở xã Tân Phước Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang và phòng thí
nghiệm Sinh Lý – Sinh Hóa, Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng,
Trường Đại Học Cần Thơ. Thí nghiệm được thực hiện trong thời gian từ tháng
03/2014-01/2015. Nhằm mục tiêu là tìm hiểu đặc tính nở hoa và sự nẩy mầm
hạt phấn của mít Chan Rai.
Phần thí nghiệm ngoài đồng: chọn ngẫu nhiên 30 hoa đực và 30 hoa cái
mít Chan Rai, đánh dấu và ghi nhận laị thời gian tung phấn và nhận phấn;
đồng thời khảo sát vị trí nở hoa của hoa đực, hoa cái mít Chan Rai và ghi nhận
lại. Phần thí nghiệm ở trong phòng thí nghiệm: các hoa mít đực có bao phấn
màu vàng được chọn để thu hạt phấn, tách bao phấn từ hoa đực ra cho vào đĩa
petri, cà nhẹ và cho vào môi trường nẩy mầm hạt phấn. Sau thời gian ủ 6 giờ,
tiến hành quan sát và đếm các hạt phấn nẩy mầm và không nẩy mầm trên kính
hiển vi. Thí nghiệm lặp lại 3 lần, mỗi lần lặp lại tương ứng với tỉ lệ trung bình
của 3 thị trường được chọn để quan sát trên 1 lame. Riêng sức sống của hạt
phấn được xác định bằng cách nhuộm với Acetocarmine.
Kết quả thí nghiệm cho thấy hoa đực và hoa cái có thể mọc chung thành
một chùm hoặc mọc rải rác trong cây. Trong cùng một chùm thì hai loại hoa
này không nở cùng một thời điểm. Thời gian tung phấn của hoa đực trung
bình là 3 ngày và rất dễ bị thối đen do nấm tấn công. Thời gian “mo” hoa cái
từ lúc hé đến mở ra hoàn toàn là 7 ngày và thời gian nhận phấn trung bình 7
ngày. Tỷ lệ nẩy mầm hạt phấn của mít Chan Rai thấp. Kết quả thí nghiệm bổ
sung NAA vào môi trường nẩy mầm hạt phấn làm tăng tỷ lệ nẩy mầm hạt
phấn. Trong đó nồng độ 20 ppm làm tăng tỷ lệ nẩy mầm hạt phấn tốt nhất.
Từ khóa: Mít Chan Rai, hạt phấn, thời gian tung phấn, thời gian nhận
phấn

1



MỞ ĐẦU
Việc trồng cây ăn trái không ngừng phát triển về số lượng lẫn chất lượng,
bên cạnh phát huy những cây trồng có sẵn trong nước, thì chúng ta không
ngừng tìm hiểu và nhập những giống có nguồn gốc từ nước ngoài có phẩm
chất tốt nhằm làm đa dạng cây trồng cũng như phát triển ngành trồng cây ăn
trái của nước nhà. Trong những năm gần đây chúng ta đã trồng giống mít
Chan Rai sớm mang lại kinh tế cao, nhiều hộ nông dân thoát nghèo vươn lên
làm giàu nhờ trồng giống mít này.
Ở Hậu Giang, cây mít Chan Rai hay mít Siêu sớm (mít Thái) được trồng
chủ yếu tại xã Đông Phước A với diện tích hiện nay khoảng 60 ha. Giống mít
này có ưu điểm là dễ trồng, cho thu hoạch sớm, năng suất cao, chất lượng tốt
và giá cao. Vì vậy, hiện nay diện tích giống mít Chan Rai ngày càng mở rộng.
Tuy nhiên việc trồng và chăm sóc nó chưa được quan tâm đúng mức, đặc
biệt là vấn đề thụ phấn. Vũ Công Hậu (1999) cho rằng đậu được quả phụ
thuộc vào việc thụ phấn tốt hay không tốt. Cho nên trồng cây ăn quả phải có
hoặc tạo nên những điều kiện thích hợp để thụ phấn. Theo Sharma, 1964; trích
bởi Haq (2006), ở mít kích thước cuối cùng và hình dạng của quả phụ thuộc
vào số lượng hoa thụ phấn và thụ tinh. Hoa chưa thụ tinh cũng dẫn đến hình
dạng bất thường của trái. Cùng quan điểm đó Azad, 1989; trích dẫn bởi Haq
(2006), cho rằng nếu những bông hoa của các cụm hoa cái không được thụ
phấn đầy đủ, trái không phát triển bình thường, kích thước quả nhỏ và hình
dạng có thể là bất thường. Thiếu sự thụ phấn có thể dẫn đến rụng quả.
Samaddar and Yadav (1982) thì cho rằng ở mít thời gian nở hoa đực và cái
không đồng bộ vì vậy có khả năng thụ phấn không đúng. Nếu những hoa cái
trên tất cả các bên hoa đều không thụ phấn thì trái không phát triển bình
thường kết quả là kích thước và hình dạng trái có thể nhỏ và méo mó.
Vì thế việc nghiên cứu "Đặc tính nở hoa và sự nẩy mầm hạt phấn của
mít Chan Rai (Artocapus heterophyllus) tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu

Giang" được tiến hành. Nhằm mục tiêu là: (1) Tìm hiểu về đặc tính nở hoa;
(2) Sự nẩy mầm hạt phấn của giống mít Chan Rai có liên quan đến sự thụ
phấn, thụ tinh cũng như hình dạng và kích thước trái.

2


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH SẢN
XUẤT CÂY MÍT CHAN RAI Ở HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH HẬU
GIANG
1.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Châu Thành có vị trí tiếp giáp với Thành Phố Cần Thơ và sông
Hậu, có tuyến Quốc lộ 1A đi qua và hiện nay có thêm 1 tuyến giao thông
mang tính chiến lược đó là Quốc lộ Nam Sông Hậu. Phía Nam giáp Thị xã
Ngã Bảy, phía Đông giáp tỉnh Sóc Trăng, Đông - Bắc giáp tỉnh Vĩnh Long,
Tây - Bắc giáp Thành Phố Cần Thơ và phía Tây giáp huyện Châu Thành A.
Châu Thành có diện tích 134,54 km2, dân số năm 2009 là 8924 triệu người.1

Hình 1.1 Bản đồ hành chính huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang
( />
1.1.2 Điều kiện tự nhiên
Châu Thành có hệ thống sông ngòi chằng chịt với nhiều sông lớn, chịu
ảnh hưởng của triều cường của hạ lưu Sông Hậu; đồng thời tạo điều kiện
thuận lợi cho giao thông đường thủy và thể hiện rõ nét văn hóa của vùng sông
nước. Huyện Châu Thành có khí hậu điều hòa, ít bão, quanh năm nóng ẩm,

3



không có mùa lạnh. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12
đến tháng 4 năm sau.
( />B.87n_t.E1.BB.B1_nhi.C3.AAn)
1.1.3 Tình hình sản xuất mít Chan Rai ở huyện Châu Thành, tỉnh Hậu
Giang
Hậu Giang là một trong những trung tâm lúa gạo của miền Tây Nam Bộ.
Tỉnh có thế mạnh về cây lúa và ăn quả các loại, có nguồn thủy sản phong phú,
chủ yếu tôm cá nước ngọt và chăn nuôi gia súc.
Tình hình sản xuất nông nghiệp huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang
Huyện Châu Thành vốn nổi tiếng với những vườn cây cam, bưởi, quýt
đường, chanh không hạt… Những năm gần đây, nhiều hộ huyện Châu Thành,
tỉnh Hậu Giang đã chuyển sang trồng mít Chan Rai (mít Thái) và đã đạt được
nhiều thành công từ giống mít mới này. Huyện Châu Thành có 45,5 ha trồng
mít Chan Rai, trong đó diện tích cho trái là 35,1 ha và 1,5 ha mới xuống giống,
tập trung nhiều ở xã Đông Phước A. Mít Chan Rai có ưu điểm là nhanh cho
quả và ra hoa quanh năm nên đã mang đến thu nhập lớn cho bà con nông dân
nơi đây.
Thấy đây là loại cây dễ trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, Phòng Nông
nghiệp huyện Châu Thành phối hợp với Trạm bảo vệ thực vật hướng dẫn
người dân cách chăm sóc, phòng bệnh cho cây, cách để quả và bảo vệ quả,
giúp người dân nắm được kỹ thuật trồng mít để đạt hiệu quả cao hơn, mang lại
nguồn thu nhập lớn từ loại cây này.
Ngoài những nơi cung cấp cây giống ở huyện Châu Thành, người dân
muốn trồng mít Chan Rai cũng có thể lấy cây giống từ Trung tâm Giống nông
nghiệp Hậu Giang.
( />1.2 NGUỒN GỐC, PHÂN BỐ VÀ PHÂN LOẠI
1.2.1 Nguồn gốc
Người ta cho rằng cây mít (Artocarpus integra hay A. integrifolia hay A.
heterophyllus) gốc ở dãy núi Gat Tây Ấn Độ, (P. Rowe Dutton, 1976), và từ

đó đã lan ra khắp Ấn Độ, rồi phổ biến ở hầu hết các xứ nóng và ẩm nhưng
không ở đâu người ta thích và trồng nhiều mít như một số nước phía Nam
châu Á (Ấn Độ, Việt Nam, Sri Lanka, Malaysia, Indonesia, Philippines,
.v.v…) (Nguyễn Công Hậu, 1999).

4


1.2.2 Phân bố
Mít được trồng nhiều nhất ở các nước Đông Nam Á, Thái Lan,
Philipphines, Ấn Độ, Bangladesh…Việt Nam cũng trồng mít từ Bắc vào Nam,
từ ven biển, đồng bằng lên miền núi. Riêng tại miền Nam Việt Nam, mít trồng
ở Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Đồng
Pháp…(Nguyễn Thị Ngọc Ấn, 1999).
1.2.3 Phân loại
Artocarpus heterophyllus Lam., Thuộc họ Moraceae, cùng với Ficus
spp., Morus spp. (Dâu tằm) và Maclurapomifera Schneid (Chandler 1958;
Popenoe 1974). Họ này bao gồm khoảng 1.000 loài trong 67 chi, chủ yếu là
cây bụi và cây nhiệt đới, nhưng cũng có một vài dây leo và các loại cây thảo
mộc. Việc phân loại phân loại hoàn chỉnh của A. heterophyllus là như sau
(Stanton 1970; Zielenski 1955, trích dẫn Acedo (1992)):
Giới: Plantae
Ngành: Angeospermae
Lớp: Dicotyledonae
Bộ: Urticales
Họ: Moraceae
Chi: Artocarpus
Loài: heterophyllus
1.3 ĐẶC TÍNH THỰC VẬT
1.3.1 Trái

Cây Mít (A.heterophyllus Lamk.): Là loài cây ăn quả rất quên thuộc ở
nước ta. Quả to, dài tới 60cm, giả quả kép gồm nhiều bế quả (múi) đính trên
một đế hoa chung, dài. Bế quả mà ta quen gọi là “hột” được bao bởi một lớp
nạc vàng, vị ngọt do đài hoa tạo thành. Như vậy, mỗi múi mít và gai mít ứng
với 1 hoa, xơ mít là do các lá bắc và bao hoa của các cánh hoa không được thụ
tinh tạo nên. Ở miền Nam có loài Mít tố nữ (A. integer (Thumb.) Merr.), có
giả quả kép nhỏ hơn giả quả kép của Mít, ít múi hơn nhưng múi dầy, mềm và
thơm hơn. Đặc biệt là các múi dính vào cùi và dễ rời khỏi bì (Đặng Minh
Quân, 2011).
Quả sinh ra trên thân chính hoặc ở chân những cành lớn, cây già quả có
khuynh hướng mọc thấp, thậm chí cả những rễ ăn nổi trên mặt đất. Vỏ quả có
nhiều gai, khi chín màu hơi vàng và gai nở ra, múi mít có màu vàng, mềm,
ngọt và có mùi thơm đặc biệt, là phần chủ yếu ăn được. Xơ mít là những hoa
nhỏ không được thụ phấn, trong mỗi múi có một hột, vỏ hạt tương đối mỏng
và mềm, bóc ra dễ dàng (Nguyễn Mạnh Chinh và Nguyễn Đăng Nghĩa, 2012).
Mỗi quả đơn phát triển đến 4-11 cm, rộng 2-4 cm và nặng 6-53 gam. Nó bao
5


gồm các lớp thịt vỏ ngoài và hạt. Các lớp vỏ ngoài của hạt là phần mà thường
được sử dụng tươi và đôi khi được gọi là thịt quả. Nó có thể dẻo, giòn hoặc
mềm. Màu của nó có thể màu vàng hoặc màu cam vàng (Haq, 2006).
Trái có thể trưởng thành trong 79-163 ngày hoặc 180-240 ngày sau khi xuất
hiện hoa cái (Yap, 1972, trích dẫn bởi Haq (2006)).
Tùy thuộc vào kiểu gen, trái sẽ có kích thước thay đổi trong khoảng 20-100
cm về chiều dài và 15-50 cm về đường kính và trọng lượng 0,5-50 kg. Mỗi
quả đơn có thể có dạng hình chữ nhật, hình quả thận, hình bầu dục hoặc hình
elip... (Haq, 2006).
Phần lõi màu trắng của mổi quả đơn được gắn chặt vào một lõi (còn gọi là
cùi). Lõi này đính rất nhiều quả đơn và có đường kính khoảng 4,2-10,5 cm.

Màu sắc vỏ trái là xanh đậm hoặc xanh nhạt ở giai đoạn chưa trưởng thành
nhưng nó trở nên xanh-vàng, màu vàng hoặc nâu khi chín. Quả có cuống màu
xanh dài 2-10 cm, đường kính 1,2-3,5 cm. Quả được bao phủ bởi một lớp vỏ
dày dai và có nhiều gai nhọn nhỏ có hình chóp nhọn. Những gai này được
hình thành từ phần đỉnh của bao hoa. Chiều dài gai dao động trong khoảng
1,5-10 cm và có khoảng 3-12 gai mỗi cm2 diện tích vỏ. Vỏ được hình thành từ
việc xơ cứng các đỉnh của bao hoa hình ống (Haq, 2006).

Hình 1.2: Trái mít Chan Rai

1.3.2. Thân
Mít là một loại cây có thân lớn với chiều cao khác nhau 8-25 m (Morton,
1987; Popenoe, 1974). Hình dạng tán thường là hình nón hoặc hình kim tự
6


tháp. Đường kính tán của cây 5 tuổi dao động từ 3,5-6,7 m và có thể đạt 10 m
trở lên khi cây cây già (Tarroza, 1988, trích bởi Acedo (1992)).
Thân mít to khỏe, tán dày, lá đến già mới rụng, mít là cây thân gỗ cứng. Lá mít
dài không quá 20cm, ở cây con những lá đầu có khía nhưng khi cây lớn lên lá
trở thành hình tròn vì thế gọi là phức tạp “heterophyllus” lá già mới rụng vì
vậy bóng râm nhiều, chống cỏ tốt (Vũ Công Hậu, 2000).
1.3.3 Lá
Phía trên của lá màu xanh đậm; phía dưới là màu xanh lá cây nhạt. Các
lá có thể phẳng, nhăn nheo, có 5-12 cặp gân lá phụ. Các gân lá phụ và gân
chính có màu từ xanh nhạt tới xanh vàng (Comer 1938). Hình dạng lá có thể
elip, hình trứng, hình chữ nhật, hoặc hình bầu dục (Morton, 1987; Popenoe,
1974). Kích thước lá khác nhau, chiều dài 4-25 cm, chiều rộng 2-12 cm.
1.3.4 Rễ
Rễ mít thuộc dạng rễ cọc phát triển ngày từ khi cây còn nhỏ, ở cây già

bộ rễ phát triển mạnh có khi nổi lên mặt đất bám chắc, cho nên cây chống
được gió tốt (Vũ Công Hậu, 2000).
1.3.5 Hoa
Mít thuộc loài hoa đơn tính đồng chu. Hoa mọc ra từ thân chính và các
nhánh cây lớn tuổi. Hoa đực nở trước hoa cái từ 3-5 ngày. Hoa cái lớn hơn hoa
đực, hình elip hoặc tròn, với một đài hoa hình ống. Hoa có thể thụ phấn nhờ
gió và côn trùng, nhờ vậy nên tỷ lệ thụ phấn chéo cao. Trong điều kiện môi
trường thích hợp, mít có thể ra hoa quanh năm (Haq, 2006).
Khi còn non cả cụm hoa đực và cái đều được bao bọc bởi một cặp giống
như mo cau dài 1,5-8 cm và rộng 0,5-3 cm. Một cụm hoa đực có chứa một nhị
hoa đơn dài (1-2 mm) và bốn bao phấn (Moncur, 1985).
Hoa cái cũng sinh ra từ cụm, không có cánh hoa, mọc sát nhau trên cùng
một trục, to hơn, mỗi cụm tới vài trăm hoa, nhụy chẻ đôi, nổi lên trên mặt cụm
hoa. Cả cụm hoa đực và hoa cái đều được nông dân gọi là “dái mít”. Hoa đực
rụng sớm còn hoa cái sau khi đã thụ phấn lớn lên thành một phức hợp, mỗi
múi là một quả con (Nguyễn Hoàng Anh, 2009).

7


A

B

Hình 1.3: (A) Hoa đực mít Thái. (B) Hoa cái mít Thái

1.4 HẠT PHẤN
1.4.1 Sự hình thành hạt phấn và phát sinh giao tử đực
Theo Phạm Thị Nga và ctv. (2010) mỗi bao phấn thường có bốn túi phấn,
trong có những tế bào đặc biệt chịu sự giảm phân tạo ra nhiều tiểu bào tử

(microspore) đơn bội. Mỗi tiểu bào tử được bao quanh bởi một vách dày rắn
chắc. Mỗi tiểu bào tử phân chia một lần tạo ra hai nhân đơn bội gồm một nhân
dinh dưỡng và một nhân sinh dục. Tế bào này phát triển thành hạt phấn (pollen
grain).
Hạt phấn được phóng thích khi túi phấn trưởng thành được mở ra. Khi
hạt phấn được nướm tiếp nhận do sự thụ phấn (pollinatiom), ống phấn mọc dài
ra; sự tăng trưởng do nhân dinh dưỡng điều khiển, cùng lúc đó nhân sinh dục
phân chia tạo thành hai tinh trùng (Phạm Thị Nga và ctv., 2010).
1.4.2 Cấu tạo của hạt phấn
Theo Linkens (1964) cho rằng hạt phấn được hình thành và bao bọc bởi
lớp vỏ bên ngoài gọi là bao phấn thành phần hóa học của bao phấn đã được
xác định. Tất cả các bao phấn có cùng lớp màng bên ngoài là pectin. Sự khác
nhau giữa các loài là độ dày bao phấn và trọng lượng phân tử. Một phân tích
quan trọng về bao phấn được thực hiện năm 1932 trong máy chụp ảnh điện tử,
lớp vỏ của hạt phấn không có hình dạng ngoại trừ mạng những sợi nhỏ
cellulose đặc trưng cho lớp tế bào sơ cấp.
Sắc tố hạt phấn: màu của hạt phấn bị ảnh hưởng bởi thành phần sắc tố
của dầu và chất béo. Sự thay đổi màu của dầu trong suốt thời gian nẩy mầm
kéo theo sự mất khả năng nẩy mầm. Hầu hết màu của hạt phấn là
anthycyainins, anthosanthins hoặc carotenoids (Linkens, 1964). Protein và
enzyme: thành phần amino acid sau khi thủy phân hạt phấn giống nhau ở các

8


loài nhưng khác nhau ở lượng amino acid tự do: histidine, proline, quotient có
chức năng rất quan trọng trong sự thụ tinh của hạt phấn (Linkens, 1964).
Carbohydrates và lipids: là nguồn dự trữ đường cho hạt phấn. Ngoài ra,
còn có thành phần acid nucleic là thành phần quan trọng trong trưởng thành
của hạt phấn (Linkens, 1964).

1.4.3 Sự nảy mầm của hạt phấn và các yếu tố ảnh hưởng đến sự nảy mầm
của hạt phấn
Theo Linkens (1964), có ba kiểu nẩy mầm của hạt phấn. (a) một số hạt
phấn chỉ cần môi trường nước cho sự biến đổi khi nẩy mầm, ống phấn nhú ra
khi hạt phấn có sự đáp ứng tác động năng lượng từ bên ngoài và thường tỷ lệ
nẩy mầm của hạt phấn rất thấp. (b) một cách nẩy mầm khác, bên cạnh nước
hạt phấn cần một số chất hóa học đặc biệt giống với thành phần của dịch
nướm nhụy, trong một số trường hợp được xác định là đường, trong trường
hợp khác là các acid hữu cơ. (c) hạt phấn chỉ nẩy mầm trong dung dịch đường
với nồng độ nhất định và nồng độ này khác nhau ở các loài khác nhau. Đường
có chức năng như nguồn cung cấp dinh dưỡng và là tác nhân thẩm thấu cần
thiết.
Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn (2004) cho rằng hạt phấn sau khi hình
thành xong thì ở trạng thái nghỉ, gặp điều kiện thuận lợi hạt phấn sẽ được tung
ra từ nhị đực, kế đến hạt phấn rơi trên nướm nhụy cái và được giữ lại. Lớp
chất nhờn trên nướm là môi trường thuận lợi cho sự nẩy mầm của hạt phấn.
Trong giai đoạn nẩy mầm các biến đổi bên trong hạt phấn diễn ra dữ dội.
Trong cùng một loài, nướm nhụy cái tiết ra những chất thuận lợi cho hạt phấn
nẩy mầm.
Linskens (1964) cho rằng ẩm độ không khí suốt thời gian tồn trữ quyết
định đến tuổi thọ của hạt phấn. Hạt phấn sẽ mất sức sống ở ẩm độ thấp và cao.
Ẩm độ tốt nhất trong khoảng từ 6% đến 80%. Theo Sinha, 1973; trích bởi Haq
(2006) thì khả năng tồn tại của phấn hoa mít bị ảnh hưởng bởi độ ẩm và nhiệt
độ. Nhiệt độ quá thấp cũng ảnh hưởng đến sự nảy mầm hột phấn…(Lê Văn
Bé, 2009).
Nguyễn Văn Cử và Nguyễn Bảo Toàn (2006) cho biết B có hiệu quả lên
sự nẩy mầm của hạt phấn và năng suất của cam Sành (Citrus nobilis
var.typicaHassk.). Áp dụng B nồng độ từ 100 đến 250 ppm làm tăng năng suất
hơn so với đối chứng. Phun B trước khi ra hoa cho hiệu quả cao hơn so với
việc áp dụng sau khi ra hoa. Trong khi đó, bón B vào đất và phun qua lá đều

không hiệu quả trên cây ‘Hazelnut’ (Ferran et al., 1997; Silva et al., 2003). Sử
dụng B có thể làm tăng khả năng thụ phấn và năng suất cây trồng. Tuy nhiên

9


hiệu quả này liên quan đến nhiều yếu tố như giống, giai đoạn sinh trưởng phát
triển, tình trạng dinh dưỡng của cây.
Theo Gopinath et al., 1983; trích bởi Haq (2006) thì khả năng sinh sản
của phấn hoa là 94,5% khi giữ trên hỗn hợp gồm 1% agar và 10% đường mía.
Thụ phấn có thể được cải thiện bằng cách thụ phấn bằng tay. Theo Vũ Công
Hậu (1999), gặp thời tiết thuận tốt bao phấn nở dễ phấn nhiều, nẩy mầm thuận
lợi, côn trùng môi giới nhiều, số lượng hạt phấn mang đến đầu nhụy nhiều.
Ngược lại thời tiết xấu nhất là mùa mưa trong khi hoa nở thì không thuận đặc
biệt đối với các cây nở hoa tập trung một thời gian ngắn. Mưa rửa trôi phấn
không cho phấn bám và nẩy mầm trên đầu nhụy. Mưa cũng có thể làm hỏng
hạt phấn trực tiếp do áp lực thẩm thấu trong hạt phấn cao, làm nổ tung hạt
phấn đã chín. Gặp trời mưa: mật bị rửa, vòi không còn chất dính, hạt phấn bị
vỡ, ong bướm không hoạt động được thì không có thụ phấn, hoa tàn lụi mà
không có kết quả.
Trần Thị Oanh Yến (2002) nhận thấy hạt phấn bưởi Da Xanh nhuộm
acetocarmine 45% bắt màu rất tốt chứng tỏ hạt phấn hữu thụ.
1.5 SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ NẨY MẦM HẠT PHẤN LÊN QUÁ
TRÌNH THỤ PHẤN, THỤ TINH VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRÁI
Sự thụ phấn là sự chuyển hạt phấn từ bao phấn đến nướm của hoa. Thông
thường các phần tử trong hoa trưởng thành không cùng lúc, nên cũng là một
trong những yếu tố ngăn cản sự tự thụ phấn. Thường các hoa thụ phấn chéo
(tréo) hơn là tự thụ phấn, nghĩa là hạt phấn từ cây này rơi lên nướm của cây
khác trong cùng một loài (Phạm Thị Nga và ctv., 2010).
Vũ Văn Vũ và ctv. (1998) cho rằng sau khi rơi lên nướm nhuỵ, hạt phấn

nẩy mầm và hình thành ống phấn. Ống phấn sinh trưởng nhanh, xuyên vào vòi
nhuỵ, đến túi phôi, đưa tinh tử vào thụ tinh với tế bào trứng. Theo Vũ Công
Hậu (1999) sau đó sự thụ tinh đôi xảy ra: một tinh trùng thụ tinh với trứng và
thành lập hợp tử lưỡng bội, một loạt các phân cắt đẳng nhiễm xảy ra, hợp tử
phát triển thành phôi (cây bào tử thực vật mới). Tinh trùng thứ hai kết hợp với
hai nhân cực tạo thành một hợp tử tam bội. Hợp tử này cũng trải qua một loạt
phân cắt đẳng nhiễm tạo ra một mô tam bội được gọi là phôi nhũ
(endosperm). Phôi nhũ là nguồn dự trữ chất dinh dưỡng để nuôi phôi. Phôi và
phôi nhũ được một lớp vỏ cứng bao bọc. Cơ cấu này được gọi là hột
(seed). Hột là một cơ cấu tiến hóa để thích nghi cho sự phát tán và sống sót
trên đất liền, bảo vệ phôi một cách an toàn cho đến khi gặp điều kiện thuận lợi
để mọc.
Sự thụ phấn và thụ tinh chịu ảnh hưởng trực tiếp của các điều kiện ngoại
cảnh. Nhiệt độ quá thấp hạt phấn nảy mầm kém và ống phấn không sinh
10


trưởng, tức là ức chế quá trình thụ phấn, thụ tinh, kết quả là phôi không hình
thành, hột bị lép (Vũ Văn Vụ và ctv., 1998).
Quá trình sinh trưởng của trái được điều chỉnh bằng các hormone nội
sinh. Người ta nhận thấy sự sinh trưởng của bầu noãn mạnh mẽ nếu số lượng
hạt phấn rơi trên nướm nhuỵ càng nhiều, vì hạt phấn là nguồn giàu auxin. Nếu
thay thế nguồn phytohormone của phôi bằng các chất điều hoà sinh trưởng
ngoại sinh thì cũng có khả năng kích thích sự sinh trưởng của bầu noãn thành
trái và trái hình thành sẽ không hột (Vũ Văn Vụ và ctv., 1998).
Nếu những bông hoa của các cụm hoa cái không được thụ phấn đầy đủ,
trái cây không phát triển bình thường, kích thước quả nhỏ và hình dạng có thể
là bất thường. Thiếu sự thụ phấn có thể dẫn đến rụng quả (Azad, 1989; trích
dẫn bởi Haq (2006)).
Ở Mít kích thước cuối cùng và hình dạng của quả phụ thuộc vào số lượng

hoa thụ phấn và thụ tinh. Hoa chưa thụ tinh cũng dẫn đến hình dạng bất
thường của trái (Sharma, 1964; trích bởi Haq (2006)).
1.6 SỰ SINH SẢN SINH HỌC
1.6.1 Cách ra hoa
Các cụm hoa đực và hoa cái mọc ra từ cuống lá trên những cành hoặc
thân cây. Tỷ lệ hoa đực và cái cũng khác nhau. Samaddar and Yadav (1982)
cho rằng 96% cụm hoa đực trong khi Srivastava (1961) cho biết tỷ lệ là 80%
cụm hoa đực cho mỗi cây. Theo Azad (1989) thì số lượng cụm hoa cái rất thấp
(3-5%) trong khi Sahadevan et al. (1950) cho biết tỷ lệ cụm hoa cái là 3-40%.
Qua đó thấy rằng tỷ lệ cụm hoa đực luôn luôn cao hơn tỷ lệ cụm hoa cái. Cụm
hoa cái luôn có chiều dài và đường kính lớn hơn so với cụm hoa đực. Bề mặt
của cụm hoa đực thì láng hơn cụm hoa cái. Cụm hoa đực có xu hướng trưởng
thành sớm hơn những cụm hoa cái phát triển cùng một lúc khoảng 3-5 ngày.
Trên một cây thì cụm hoa đực và cái đều nở trong thời gian dài (Soepadmo,
1992).
1.6.2 Sự nở hoa đực
Các bao phấn sẽ bung ra những hạt phấn màu vàng, hình cầu và có chất
dính. Một vài lá bắc liên hoa được rụng ngay sau khi nở. Thời điểm hoa nở
nhiều nhất là từ 2-3 giờ chiều (Samaddar and Yadav, 1982). Trong số các hoa
đực có những hoa bị bất dục. Những hoa này có bao hoa dạng rắn không thùy,
trong khi hoa đực bình thường là hình ống và hai thùy. Do tiết ra nhiều mật
ngọt nên nấm Rhizopus sp. tấn công rất mạnh làm hoa đực dễ bị thối đen trong
thời gian ngắn (Nelson, 2005). Các hiện tượng sinh lý của cụm hoa đực bắt
đầu với một sự thay đổi trong màu sắc từ xanh sang vàng, chuyển sang màu
nâu vàng, và cuối cùng là màu nâu sang màu đen. Cụm hoa thường rơi ra 2-4
11


tuần sau khi xuất hiện (Querijero, 1988; trích bởi Haq (2006)). Tuy nhiên, nó
có thể vẫn còn trên cây lâu hơn, trước thành một khối đen và rơi xuống đất

(Haq, 2006).
1.6.3 Sự nở hoa cái
Núm nhụy màu trắng kem sẽ nhô ra khỏi bề mặt của bao hoa khi tiếp
nhận hạt phấn, thường là 4-6 ngày sau khi bao hoa mở. Nhụy có xu hướng
nhận hạt phấn trong khoảng 28-36 giờ (Sambamurthy and Ramalingam, 1954,
Azad, 1989; trích bởi Haq (2006)).
1.6.4 Sự tạo quả
Đậu được quả phụ thuộc vào việc thụ phấn tốt hay không tốt. Cho nên
trồng cây ăn quả phải có hoặc tạo nên những điều kiện thích hợp để thụ phấn
tốt (Vũ Công Hậu, 1999). Theo Phạm Thị Nga và ctv. (2010) trong lúc noãn
phát triển thành hột, bầu noãn của hoa phát triển thành trái (fruit). Trái bảo vệ
cho hột.
Theo Bùi Trang Việt (2000), bầu noãn cho trái, vách bầu noãn cho các
mô vỏ trái, noãn là nguồn gốc của hột, được tạo ra bởi một nhu mô đồng nhất
2n gọi là phôi tâm. Sự hình thành trái và hột trên cây có hoa và trái thông
thường trải qua 4 giai đoạn: thụ phấn, nẩy mầm, phát triển của ống phấn và thụ
tinh.
Quả mít là quả kép bao gồm nhiều quả đơn (tập hợp những bầu nhụy
riêng biệt đã được thụ tinh và phát triển thành một quả đơn mềm, màu vàng,
bao hoa phát triển thành thịt quả và bao quanh các hạt). Các quả đơn còn gọi
là múi mít. Những hoa cái không được thụ tinh sẽ phát triển thành xơ, xơ này
dai và rất khó nhai. Xơ sẽ nằm xen kẻ với những quả đơn. Trong khi bao hoa
của những hoa được thụ tinh phát triển thành phần ăn được, thì vách bầu nhụy
không trở thành thịt và nó phát triển thành một vỏ quả . Ban đầu, quả đơn xuất
hiện như cấu trúc cuộn. Bầu nhụy to ra và phôi trở nên rõ ràng sau một tuần
thụ tinh. Trong một số kiểu gen thì quả đơn trở nên dễ nhìn thấy và chỉ khác
biệt ở tuần thứ tám (Laserna, 1988).
1.7 ẢNH HƯỞNG MỘT SỐ HÓA CHẤT LÊN SỰ NẨY MẦM HẠT
PHẤN
1.7.1 NAA (  - Naphthalene acid acetic)

Theo Nguyễn Mạnh Chinh (2001) auxin có những vai trò trong nông nghiệp:
Auxin kích thích sự tăng trương giãn của tế bào. Chủ yếu giãn theo chiều
ngang, làm cho tế bào phình lớn lên. Đồng thời auxin còn kích thích sự phân
chia tế bào làm cho cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Đối với các cây rau
thì việc tăng sinh khối rất quan trọng vì làm tăng sản lượng của nông sản. Khi
xử lý auxin cho rau ăn lá đều làm tăng suất rất nhiều so với đối chứng.
12


×