PHẦN MỞ ĐẦU
***
Ngày nay, toàn cầu hoá kinh tế đang trở thành một xu thế tất yếu của thế giới
đương đại, nó chi phối đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội của hầu hết các quốc
gia, các nước dù muốn hay không, dù giàu hay nghèo đều bị cuốn vào vòng xoáy của
cơn lốc này và Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó.Để đứng vững trong
cơn lốc thị trường. Chúng ta đã chủ trương xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ đi
đôi với hội nhập kinh tế quốc tế.Hội nhập tức là dám chấp nhận chơi trên một sân
chơi chung mà lợi thế nghiêng về các nước tư bản phát triển, một sân chơi có nhiều
cơ hội nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro.Vì vậy để thành công thì năng lực cạnh
tranh của cả nền kinh tế nói chung và của từng doanh nghiệp nói riêng phải không
ngừng được nâng cao.Ở nước ta, hiện nay có khoảng hơn 5000 doanh nghiệp Nhà
nước đang nắm những ngành những ,lĩnh vực then chốt là xương sống của nền kinh
tế nên nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Nhà nước có ý nghĩa quan
trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.Hơn nữa, có một thực tế không
thể phủ nhận là ngày nay khu vực kinh tế tư nhân và các khu vực khác hoạt động tốt
hơn khu vực kinh tế Nhà nước, nếu không có sự quản lý sẽ tạo điều kiện cho tư nhân
phát triển.Vì vậy, để nâng cao vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế
quốc dân thì cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp Nhà nước được xác định là một
trong những giải pháp quan trọng trong bước đi hội nhập của Việt Nam.
1
I.Bản chất của cổ phần hóa và sự cần thiết cổ phần hóa một bộ phận doanh
nghiệp Nhà nước ở Việt Nam .
1.Bản chất cổ phần hóa.
Cổ phần hóa là quá trình chuyển đổi doanh nghiệp từ chỗ chỉ có một chủ sở hữu
thành công ty cổ phần tức doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu , cổ phần hóa nói chung
có thể diễn ra tại các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty liên
doanh, tại các doanh nghiệp Nhà nước .
Như vậy cổ phần hóa là quá trình đa dạng hóa chủ sở hữu của doanh nghiệp .Cổ phần
hóa doanh nghiệp Nhà nước là quá trình chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước thành
công ty cổ phần trong đó nhà nước có thể vẫn giữ tư cách là một cổ đông tức là nhà
nước vẫn có thể là chủ sở hữu một bộ phận tài sản của doanh nghiệp. Cổ phần hóa
doanh nghiệp Nhà nước không chỉ là quá trình chuyển sở hữu nhà nước thành sở hữu
của các cổ đông mà có cả hình thức doanh nghiệp Nhà nước thu hút thêm vốn thông
qua bán cổ phiếu đẻ trở thành công ty cổ phần.
Như vậy về bản chất cổ phần hóa là phương thức thực hiện xã hội hóa sở hữu,
chuyển hình thái kinh doanh một chủ sở hữu nhà nước trong doanh nghiệp thành
nhiều chủ sở hữu để tạo ra mô hình doanh nghiệp phù hợp với nền kinh tế thị trường
nhằm tạo điều kiện cho người lao động trong doanh nghiệp có cổ phần và làm chủ
thực sự doanh nghiệp đồng thời huy động được vốn của toàn xã hội để đầu tư đổi
mới công nghệ , phát triển doanh nghiệp ,tăng trưởng kinh tế.
Chúng ta cần phân biệt cổ phần hóa với tư nhân hóa .Cổ phần hóa không phải là tư
nhân hóa bởi lẽ tư nhân hóa là quá trình chuyển đổi toàn bộ hay một phần quyền sở
hữu tài sản trong doanh nghiệp Nhà nước từ nhà nước sang tư nhân đông thời chuyển
các lĩnh vực kinh doanh sản xuất từ nhà nước đọc quyền sang cho tư nhân đảm nhiệm
theo nguyên tắc thị trường đối với những ngành , những lĩnh vực mà nhà nước không
cần nắm giữ mà trong những ngành những lĩnh vực này khu vực tư nhân hoàn toàn có
thể làm tốt hơn doanh nghiệp Nhà nước .Quá trình tư nhân hóa có thể là đa dạng hóa
sở hữu mà cũng có thể không .Nó có thể hiểu theo hai khía cạch rộng và hẹp .Theo
nghĩa hẹp thì tư nhân hóa để chỉ quá trình bán toàn bộ sơ hữu nhà nước cho khu vực
tư nhân .Còn theo nghĩa rộng tư nhân hóa dùng để chỉ quá trình chuyển đổi nói chung
từ sở hữu nhà nước sang sở hữu tư nhân song cổ phần hóa thì khác .Cổ phần hóa là
2
cơ cấu lại chức năng đặt ra vai trò mới cho khu vực kinh tế quốc doanh cố gắng vẫn
giữ cho khu vực này tiếp tục phát triển và đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
Trong cổ phần hóa tài sản của doanh nghiệp Nhà nước được bán cho nhiều đối tượng
khác nhau bao gồm : các tổ chức kinh tế xã hội , các cá nhân trong và ngoài doanh
nghiệp đồng thời giữ lại một tỷ lệ cổ phần cho nhà nước trong chính doanh nghiệp cổ
phần đó. Điều này rõ ràng không thể nói rằng đó là tư nhân hóa .Mặt khác ở đây hình
thức sở hữu tại doanh nghiệp đã chuyển tư nhà nước duy nhất sang hỗn hợp từ đây
dẫn đến những thay đổi quan trọng về hình thức tổ chức quản lý cũng như những
phương thức hoạt động của công ty doanh nghiệp Nhà nước sau cổ phần hóa trở
thành công ty cổ phần điều lệ và thể thức hoạt động theo luật công ty .Còn doanh
nghiệp Nhà nước sau tư nhân hóa trở thành doanh nghiệp tư nhân và thể thức hoạt
động theo luật doanh nghiệp tư nhân.
Như vậy cổ phần hóa và tư nhân hóa doanh nghiệp Nhà nước la hai quá trình khác
nhau Tuy nhiên trong những điều kiện nhất định mà chúng có thể giống nhau và đều
là quá trình đa dạng hóa chủ sở hữu .Mặt khác tùy vào mức độ chuyển đổi quyền sở
hữu với vốn và tài sản của nhà nước trong doanh nghiệp mà khẳng định đó là cổ phần
hóa hay tư nhân hòa.
2.Sự cần thiết phải cổ phần hóa.
Có một thực tế mà mọi người đều thấy rõ là nhìn một cách tổng quát thì khu vực kinh
tế quốc doanh làm việc kém hiệu quả hơn khu vực kinh tế tư nhân và tập thể .Do
nhiều năm trước đổi mới chúng ta thực thi một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung ,
bao cấp , coi kinh tế nhà nước đồng nhất với doanh nghiệp Nhà nước nên doanh
nghiệp Nhà nước phát triển với số lượng lớn và được hưởng chinh sách tài trợ tràn
lan mà không tính đến lỗ lãi không quan tâm đến tiết kiệm .Vì vậy gây ra tình trạng
thất thoát vốn đầu tư thường xuyên .Mặt khác về phần chinh phủ lại tin rằng các
doanh nghiệp Nhà nước sẽ đảm bảo thực hiện tốt mọi chủ trương phát triển kinh tế
xã hội đề ra nên chính phủ chẳng kiểm soát gay gắt ngân sách của các doanh nghiệp
Nhà nước .Vì vậy đã dẫn đến việc phải bù lỗ tràn lan cho nhiều doanh nghiệp Nhà
nước làm ăn kém hiệu quả ngay cả khi thị trường không cần đến những doanh
nghiệp ấy nữa .Vô hình chung sự trong quản lý của chính phủ thông qua cơ chế xin
cho cấp phát đã làm cho các doanh nghiệp Nhà nước mất đi tính năng động sáng tạo
3
trong sản xuất kinh doanh ,tạo ra thoi quen ỷ lại ,phụ thuộc vào các cơ quan cấp
trên .Mặt khác do không được quản lý tốt cách quản lý kinh tế theo kiểu hành chính
qua nhiều cấp bậc trung gian ,hệ thống kế hoạch hóa tài chính cứng nhắc đã khiến
cho các doanh nghiệp Nhà nước thiếu khả năng thích nghi với nền kinh tế thị trường
gây ra tình trạng làm ăn kém hiệu quả ,thua lỗ yếu kém triền miên .
Hơn nữa ,như ta đã biết các doanh nghiệp Nhà nước là bộ phận chủ yếu cấu thành
khu vực kinh tế nhà nước mà đối với nước ta kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo
trong nền kinh tế quốc dân , điều tiết và định hương cho các thành phần kinh tế kém
phát triển. Song có một thực tế hiện nay là khu vực kinh tế nhà nước ngày càng thua
kém rõ dệt khu vực tư nhân và tập thể. Trong điều kiện kinh tế thị trường đang phát
triển sôi động như hiện nay vai trò chủ đạo cua kinh tế nhà nước không được củng cố
thêm thậm chí còn yếu đi nếu chúng ta cứ tiếp tục duy trì những doanh nghiệp hiệu
quả thấp, dàn trải và năng lực kém .Đặc biệt hơn nữa khi Việt Nam chuẩn bị gia nhập
WTO nếu năng lực cạnh tranh của chúng ta mà kém thì chúng ta khó có thể thắng
trên sân nhà.
Chính vì những lý do trên nên cổ phần hóa là giải pháp tốt nhất để nâng cao năng lực
của các doanh nghiệp Nhà nước tạo cho khu vực kinh tế nhà nước một bộ mặt mới,
nó giúp củng cố được vai trò của khu vực kinh tế nhà nước đồng thời giảm bớt được
khoảng cách giữa khu vực này với các khu cực khác tạo ra các cân đối trong nền kinh
tế quốc dân đảm bảo ổn định về xã hội, không sáo trộn, không tạo ra nhiều khe hở
làm thất thoát tài sản của nhà nước, đời sống nhân dân được cải thiện. Điều này đã
được Đảng ta khẳng định ngay từ đầu thập kỷ 90 trong Nghị quyết Hội Nghị Trung
Ương Đảng lần 2 khóa VII (11-1991) đó là “Chuyển một số doanh nghiệp quốc
doanh có điều kiện thành công ty cổ phần và thành lập một số công ty quốc doanh cổ
phần mới, phải làm thí điểm, chỉ đạo chặt chẽ, rút kinh nghiệm chu đáo trước khi mở
rộng phạm vi thích hợp” .Và cho đến nay sau nhiều nghị quyết của Đảng thì cổ phần
hóa đã trở thành vấn đế tất yếu được đề cập đến khi nói về phát triển kinh tế.
4
II.Thực trạng cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam trong thời gian
qua.
1.Tiến trình cổ phần hóa.
Quá trình cổ phần hóa ở Việt Nam có thể chia thành 4 giai đoạn được đánh dấu bởi
việc Chính phủ ban hành một số nghị định mới và mỗi khi nghị định mới ban hành
thì tiến độ cổ phần hóa được đẩy nhanh hơn.
Thứ nhất giai đoạn 1: Giai đoạn thí điểm cổ phần (6/1992 - 4/1996) hay đây là giai
đoạn cổ phần hóa tự nguyện.
Ngay từ những năm đầu thập kỷ 80 Đảng và nhà nước đã chú trọng cải tiến quản lý
doanh nghiệp Nhà nước coi đây là mục đích thúc đẩy kinh tế nhà nước phát triển.
Đặc biệt sau Đại hội 6/1986 thực hiện sự nghiệp đổi mới Chính Phủ đã ban hành một
loạt pháp lệnh nghị định nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhà
nước. Đồng thời đây cũng là khoảng thời gian thực hiện chương trình thí điểm cổ
phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước vừa và nhỏ khi nó đã thỏa mãn các điều kiện
cần thiết như có lợi nhuận ,không mang tính chiến lược và do đó nhà nước không
cần sở hữu 100% vốn, ban giám đốc và người lao động thì tự nguyện tham gia vào
chương trình thí điểm.
Nhìn vào các tiêu chuẩn trên ta có thể thấy răng Việt Nam lúc đó dự định cổ phần
hóa theo hai giai đoạn. Những doanh nghiệp nhỏ không quan trọng thì dược cổ phần
hóa trước, những doanh nghiệp lớn và quan trọng cổ phần hóa sau, song kết quả của
chương trình này rất khiêm tốn, trong 5 năm từ 1992 đến 1996 chỉ có vẻn vẹn 5
doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa trên tổng số hơn 6000 doanh nghiệp Nhà
nước hiện có trong thời gian ấy. Năm doanh nghiệp Nhà nước chuyển thành công ty
cổ phần đều là những doanh nghiệp Nhà nước mới được thành lập có quy mô vừa và
nhỏ chủ yếu sản xuất hàng hóa trong lĩnh vực không quan trọng. Việc triển khai thí
điểm cổ phần hóa còn quá chậm, không đạt yêu cầu mong muốn. Đây là giai đoạn
đầy khó khăn vì vấn đề tư tưởng cho các cán bộ , công nhân viên công ty chưa được
thông suốt, hơn nữa cơ chế vận hành của công ty cổ phần và cổ phần hóa còn là vấn
đề rất mới ở Việt Nam trong giai đoạn này.
Giai đoạn 2: (5/1996 – 5/1998) Mở rộng chương trình thí điểm.
5
Qua 4 năm thực hiện chương trình thí điểm cổ phần hóa tuy kết quả còn ít nhưng ta
đã có kinh nghiệm trong việc mở rộng cổ phần hóa trong thời gian tiếp theo. Vì vậy
năm 1996 sau khi đánh giá kết quả chương trình thí điểm để đáp ứng nhu cầu bức
xúc về vốn của doanh nghiệp Nhà nước và đẩy mạnh cổ phần hóa,
Chính Phủ đã quyết định mở rộng chương trình này . Và đây cũng là lần đầu tiên
Chính Phủ cam kết mạnh mẽ với cổ phần hóa. Tuy nhiên cổ phần hóa được mở rộng
song một lần nữa kết quả thu được không đáp ứng được kỳ vọng, từ 1996 đến 1998
chỉ có thêm 25 doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa.
Giai đoạn 3: (6/1996-5/2002) Tăng tốc độ chương trình cổ phần hóa.
Từ kinh nghiệm cổ phần hóa ở các giai đoạn trước nên từ 6/1998 chương trình thí
điểm thay bằng cổ phần hóa kiên quyết hơn với sự ban hành Nghị định số
44/1998/NĐ-CP và văn bản có liên quan. Đây có thể gọi là khuôn khổ pháp lý đầu
tiên về cổ phần hóa ở Việt Nam . Các doanh nghiệp Nhà nước lúc này không còn
quyền lựa chọn có tham gia chương trình cổ phần hóa hay không mà Chính Phủ chủ
động phân loại tất cả các doanh nghiệp Nhà nước thành 3 nhóm theo mức độ quan
trọng của nó: Nhóm thứ nhất bao gồm những doanh nghiệp Nhà nước có tầm quan
trọng chiến lược và vì vậy nhà nước nắm quyền sở hữu và kiểm soát toàn bộ. Những
doanh nghiệp Nhà nước trong nhóm này không là mục tiêu của cổ phần hóa. Nhóm
thứ 2 bao gồm những doanh nghiệp Nhà nước thuộc lĩnh vực công nghiệp mà nhà
nước muốn giữ cổ phần kiểm soát nếu nó được cổ phần.Nhóm thứ 3 bao gồm tất cả
các doanh nghiệp Nhà nước còn lại và là đối tượng của cổ phần hóa.
Tiến độ cổ phần hóa giai đoạn này rất ấn tượng từ tháng 6/1998 đến tháng 5/2002 cả
nước cổ phần hóa được 845 doanh nghiệp Nhà nước. Như vậy cho đến 5/2002
Chính Phủ Việt Nam đã cổ phần hóa được khoảng 15% tổng số doanh nghiệp Nhà
nước. Tuy nhiên vốn của các doanh nghiệp này chỉ chiếm khoảng 2,5% tổng số vốn
của khu vực kinh tế nhà nước.
Giai đoạn 4: Tiếp tục đẩy mạnh chương trình cổ phần hóa.
Dự định đến cuối năm 2005 tức là trước khi Việt Nam gia nhập một cách trọn vẹn
vào khu vực Mậu Dịch Tự Do ASEAN (AFTA) số doanh nghiệp Nhà nước chỉ còn
khoảng 2000. Nhận thấy tốc độ cổ phần hóa đang chững lại nên trong năm 2002
Chính Phủ đã quyết định đẩy nhanh chương trình cổ phần hóa bằng cách ban hành
6