Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng giảm LIPID nội bào của dịch chiết EtOH từ tảo lục CODIUM FRAGILE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 53 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
..............

..............

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HOÁ HỌC VÀ TÁC DỤNG
GIẢM LIPID NỘI BÀO CỦA DỊCH CHIẾT EtOH TỪ TẢO LỤC
CODIUM FRAGILE

Giáo viên hướng dẫn

: TS. Hoàng Thị Minh Hiền

Sinh viên thực hiện

: Phạm Thị Huệ

Lớp

: 11-02

Khóa

: K18

Hà Nội – 2015



Khóa luận tốt nghiệp

Khoa công nghệ sinh học

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Đặng Diễm Hồng,
Trưởng phòng công nghệ Tảo, Viện Công nghệ Sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học
và Công nghệ Việt Nam đã tạo điều kiện cho tôi được thực tập tại phòng thí
nghiệm.
Tôi vô cùng cảm ơn TS. Hoàng Thị Minh Hiền, Phó trưởng phòng công nghệ
Tảo, Viện Công nghệ Sinh học đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài
tốt nghiệp. Cô đã cho tôi được thực hành các kiến thức mà trước đây tôi chỉ biết
trong sách vở . Cô giành thời gian, kiến thức của mình để hướng dẫn giảng dạy chỉ
bảo cho tôi từng công việc từ lúc mới quen tới thành thạo trong suốt bài đề tài. Để
tôi có thể làm tốt bài luận văn của mình.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể phòng công nghệ Tảo đã giúp
đỡ tôi nhiệt tình và chia sẻ các khó khăn với tôi trong suốt quá trình tôi thực tập tại
phòng. Khi các anh chị trong phòng sẵn sàng giúp đỡ, chỉ bảo những điều cơ bản
nhất giúp tôi làm tốt công việc của mình.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy, cô Viện Công nghệ Sinh học,
Viện Đại học Mở Hà Nội đã giúp đỡ và dạy bảo tôi trong thời gian học tập và
nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sự tài trợ của Viện Công nghệ Sinh học trong đề tài
mã số CSK13-01 và Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (NAFOSTED)
trong đề tài mã số 106-YS.06-2013.23 do TS. Hoàng Thị Minh Hiền làm chủ
nhiệm.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bố mẹ, gia đình và bạn bè đã tạo
điều kiện tốt nhất và động viên tôi trong suốt quá trình tôi học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2015.

Sinh viên:

Phạm Thị Huệ

i

Lớp: 11-02


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa công nghệ sinh học
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN………………………………………………………….….………...i
MỤC LỤC…………………………………………………………… …….……....ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT………………………………… …….….…....v
DANG MỤC BẢNG………………………………………………… …….…..….vi
DANH MỤC HÌNH………………………………………………… ……..….….vii
MỞ ĐẦU…………………………………………………………… ………..…….1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU…………………………………………….2
1.1.

Đại cương về lipid……………………………………………………….2

1.2.

Lipid và một số yếu tố ảnh hưởng ……………………………….… …..4

1.2.1.


Sự điều hòa của nội tiết đối với chuyển hóa lipid……………….… …...4

1.2.2.

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đến chuyển hóa lipid………….……4

1.2.3.

Ảnh hưởng của một số thói quen sinh hoạt đến chuyển hóa
lipid……………………………………………………………….…..…7

1.2.4.

Thừa cân béo phì và chuyển hóa lipid………………………..…….….11

1.3.

Rối loạn chuyển hóa lipid…………………………………….…….….12

1.3.1.

Định nghĩa rối loạn chuyển hóa lipid …………………………………12

1.3.2.

Phân loại chuyển hóa lipid……………………………………...…..….12

1.3.2.1.


Phân loại dựa trên nguyên nhân phát sinh bệnh……………………..…12

1.3.2.2.

Phân loại dựa trên kết quả xét nghiệm lipit và lipoprotein máu …….....13

1.3.3.

Nguyên nhân gây rối loạn chuyển hoá lipid………………………..…..13

1.3.4.

Rối loạn chuyển hóa lipid và các bệnh liên quan…………………........14

1.3.4.1.

Rối loạn chuyển hóa lipid và bệnh xơ vữa động mạch.......………...….14

1.3.4.2.

Rối loạn chuyển hóa lipid và tai biến mạch vành………….………..….15

1.3.4.3.

Rối loạn chuyển hóa lipid và bệnh cao huyết áp ………….………..….15

1.3.4.4.

Rối loạn chuyển hóa lipid và sỏi mật……………………………..……16


1.3.4.5.

Rối loạn chuyển hóa lipid và bệnh tiểu đường…………………..……..16

1.3.5.

Phòng ngừa và điều trị các bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa
lipid…………………………………………………………..…..…….16

1.3.5.1.

Chế độ ăn uống và luyện tập……………………………………..…….16

Phạm Thị Huệ

ii

Lớp: 11-02


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa công nghệ sinh học

1.3.5.2.

Thuốc điều trị rối loạn chuyển hóa lipid……………………………….17

1.4.


Tảo biển và các chất có hoạt tính sinh học từ tảo biển…………..…..…17

1.5.

Tảo lục Codium fragile…………………………………………....……19

1.5.1.

Vị trí phân loại, phân bố và đặc điểm hình thái của loài C. fragile…..…19

1.5.2.

Thành phần hóa học của C. fragile……………………………..……....20

1.5.3.

Tác dụng sinh học của C. fragile …………………………..………….20

CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP…………………………..………22
2.1.

Vật liệu………………………………………………………….……….22

2.1.1.

Mẫu tảo biển……………………………….……………………..……..22

2.1.2.

Tế bào nuôi cấy…………………………………..……………..……….22


2.1.3.

Hóa chất………………………………………………………..………..22

2.1.4.

Thiết bị………………………………………………………..…………23

2.2.

Phương pháp nghiên cứu………………………………………..……....23

2.2.1.

Phương pháp tách chiết dịch có hoạt tính kích hoạt PPARs từ sinh khối
tảo Codium fragile……………………………………………..………..23

2.2.2.

Phương pháp phân tách các phân đoạn từ dịch chiết EtOH tổng
số……………………………………………………………….………..24

2.2.2.1. Tối ưu hóa điều kiện phân tách các phân đoạn từ dịch chiết tổng số bằng
phương pháp sắc ký lớp mỏng………………………………..………....25
2.2.2.2. Tách các phân đoạn từ dịch chiết EtOH bằng phương pháp sắc ký
cột………………………………………………………………………..26
2.2.3.

Phương pháp nuôi cấy tế bào HepG2……………………….…...……...26


2.2.3.1. Phương pháp hoạt hóa tế bào……………………...….………………....27
2.2.3.2. Phương pháp cấy chuyển…………………………..….………………...27
2.2.3.3. Phương pháp giữ tế bào trong Nitơ lỏng………………...……………....28
2.2.3.4. Phương pháp đếm tế bào………………………………..……...………..28
2.2.3.5. Thí nghiệm điều trị bằng các phân đoạn thu được từ dịch chiết EtOH của
loài tảo lục C. fragile trên dòng tế bào HepG2……….……………...….29
2.2.4.

Phương pháp phân tích hoạt tính gây độc tế bào của dịch chiết tổng
số…………………………………………………………………………30

2.2.5.

Nhuộm lipit bằng thuốc nhuộm Oil Red O...…………………….……...30

Phạm Thị Huệ

iii

Lớp: 11-02


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa công nghệ sinh học

2.2.6.

Xác định hàm lượng lipid trong tế bào.....................................................31


2.2.7.

Phân tích thành phần hóa học………………………….…..………..…...32

2.2.8.

Thống kê phân tích số liệu…………………………………..…….……..32

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN……………………….………...……33
3.1.

Chiết và xác định tác dụng sinh học từ dịch chiết EtOH của loài tảo lục
C. fragile………………………………………………………….….....33

3.2.

Tối ưu hóa điều kiện tách chiết các phân đoạn từ dịch chiết EtOH của
loài C. fragile bằng sắc ký bản mỏng……………………………..…....34

3.3.

Tách chiết các phân đoạn từ dịch chiết EtOH của loài C. fragile bằng sắc
ký cột.......................................................................................................35

3.4.

Ảnh hưởng của phân đoạn F-1 từ cao chiết EtOH C. fragile lên sự thay
đổi nồng độ lipid nội bào trong tế bào trong tế bào HepG2....................37


3.5.

Kết quả thử hoạt tính độc tế bào của phân đoạn F-1 được phân tách từ
dịch chiết EtOH tổng số của loài C. fragile lên dòng tế bào
HepG2......................................................................................................37

3.6.

Thành phần hóa học của phân đoạn F-1………………………….……..38

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………………………………..…40
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………..…………………..41

Phạm Thị Huệ

iv

Lớp: 11-02


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa công nghệ sinh học

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.
BMI

Body Mass Index (chỉ số khối cơ thể)

CT


Cholesterol tổng số

DMEM

Dulbecco’s modified Eagle’s medified
Eagle Medium/High glucose

EtBr

Ethidium Bromide.

FBS

Fetal Bovine Serum

GC-MS

Gas Chromatography Mass Spectometry

ORO

Oil red O

LRC

Lipid research clinics

FFA


Free fat acide

HCCH

Hội chứng chuyển hóa

HDL

Lipoprotein - cholesterol tỷ trọng cao

IDL

Lipoprotein – tỷ trọng trung gian

LCR

Lipid research clinics

LDL

Lipoprotein - cholesterol tỷ trọng thấp

LP

lipoprotein

MRFIT

Multiple Risk Factor Intervention Trial


RLCHLPM

Rối loạn chuyển hóa lipid máu

TAE

Tris/acetate acid /EDTA.

TG

triglyceride TG

VLDL

Lipoprotein - cholesterol tỷ trọng rất thấp

Phạm Thị Huệ

v

Lớp: 11-02


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa công nghệ sinh học
DANH MỤC BẢNG
Tên Bảng

Bảng 1


Hiệu suất chiết dịch chiết EtOH tổng số từ loài tảo lục C.
fragile với dung môi 80% EtOH

Bảng 2

33

Hiệu suất tách chiết các phân đoạn từ dịch chiết EtOH tổng
số từ loài tảo lục Codium fragile.

Bảng 3

Trang

Thành phần hóa học trong phân đoạn F-1

Phạm Thị Huệ

vi

36
39

Lớp: 11-02


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa công nghệ sinh học

DANH MỤC HÌNH
Tên hình

Trang

Hình 1

Ảnh hình thái của tảo lục Codium fragile.

19

Hình 2

Bột của tảo Codium fragile.

22

Hình 3

Quy trình tạo dịch chiết tổng số của tảo Codium fragile ở
Việt Nam.

Hình 4

24

Hình thái dòng tế bào HepG2 được sử dụng trong nghiên
cứu.

Hình 5


27

Ảnh hưởng của dịch chiết EtOH C. fragile lên sự tích lũy
hàm lượng cholesterol và TG trong tế bào HepG2.

Hình 6

34

Sắc ký lớp mỏng tách chiết hỗn hợp chất tự nhiên từ
C.fragile

với

các

tỷ

lệ

hỗn

hợp

dung

môi

methanol/chloroform khác nhau.

Hình 7

Hình ảnh minh họa quá trình tách chiết và cô lập hỗn hợp
các chất tự nhiên từ loài tảo lục C. fragile.

Hình 8

35
36

Ảnh hưởng của phân đoạn F-1 từ dịch chiết EtOH của loài
C. fragile lên sự tích lũy hàm lượng cholesterol (A) và TG
(B) trong tế bào HepG2. Số liệu được

Hình 9

37

Tỷ lệ sống sót của tế bào HepG2 được ủ với phân đoạn F-1
được tách từ dịch chiết EtOH của loài C. fragile ở các
nồng độ khác nhau sau 24 giờ

Phạm Thị Huệ

vii

38

Lớp: 11-02



Khóa luận tốt nghiệp

Khoa công nghệ sinh học
LỜI MỞ ĐẦU

Xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất càng ngày càng được nâng cao
thì vấn đề ăn uống cũng được chú trọng hơn rất nhiều, tuy nhiên điều này cũng kéo
theo rất nhiều loại bệnh gia tăng, trong đó có bệnh rối loạn chuyển hóa lipit hay còn gọi
là mỡ máu cao. Theo thống kê mới nhất của Hội Nội tiết – Đái Tháo đường Việt Nam
cho thấy, số người bị mỡ máu cao ở nước ta chiếm tới gần 1/3 dân số (29,1%), và đang
tăng nhanh ở lứa tuổi 35-44. Rối loạn chuyển hóa lipid không gây tử vong ngay, song
những biến chứng từ bệnh gây ra khá nguy hiểm. Hiện nay các loại thuốc được sử dụng
điều trị cho căn bệnh này chủ yếu là các loại thuốc tân dược, tuy nhiên bên cạnh tác
dụng giảm rối loạn chuyển hóa lipit thì chúng lại có nhiều các ảnh hưởng phụ tới gan,
thận và gây béo phì v.v… Cho nên xu hướng quay trở lại sử dụng các sản phẩm thuốc
có nguồn gốc thảo dược để phòng và điều trị bệnh ngày càng trở nên phổ biến.
Sinh vật biển trong đó có tảo đã và đang được xem là nguồn tiềm năng để
tách chiết các nhóm hợp chất thiên nhiên thứ cấp có tác dụng sinh học và được sử
dụng trong phát triển các dược chất điều trị. Gần đây phòng Công nghệ tảo, Viện
công nghệ sinh học đã phát hiện ra dịch chiết cồn từ loài tảo lục Codium fragile có
tác dụng giảm hàm lượng lipid nội bào trong tế bào gan HepG2. Tuy nhiên thành
phần hóa học nào trong dịch chiết cồn của loài này có tác dụng giảm rối loạn
chuyển hóa lipid thì vẫn chưa được nghiên cứu. Với mục đích tìm kiếm và bổ xung
các hợp chất tự nhiên làm nguồn nguyên liệu cho phát triển thực phẩm chức năng
phục vụ sức khỏe cộng đồng, chúng em tiến hành đề tài nghiên cứu với tên đề tài là
“Nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng giảm lipid nội bào của dịch chiết
EtOH từ tảo lục Codium fragile”.
Đề tài nghiên cứu của em bao gồm các nội dung chính như sau:
• Chiết và tối ưu hóa điều kiện phân tách các phân đoạn từ dịch chiết EtOH

của loài Codium fragile bằng phương pháp sắc ký bản mỏng.
• Phân tách các phân đoạn từ dịch chiết EtOH của loài Codium fragile bằng
phương pháp sắc ký cột.
• Xác định khả năng gây độc và tác dụng giảm lipid của các phân đoạn từ
dịch chiết EtOH.
• Phân tích thành phần hóa học bằng phương pháp GC/MS
Phạm Thị Huệ

1

Lớp: 11-02


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa công nghệ sinh học

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cương về lipid
Lipid gồm nhiều loại khác nhau, nhưng vẫn có một số tính chất chung. Về tính
chất lý học, các lipid đều có tỷ trọng nhẹ hơn nước, không tan trong nước (có thể
gây tắc mạch nếu không kết hợp với protein), khi gắn với protein huyết tương để
thành lipoprotein (LP), tùy tỷ lệ của protein tham gia phức hợp, tỷ trọng của LP có
thể thay đổi (từ 0,9 đến 1,2) [45].
Lipid trong cơ thể gồm 3 nhóm chính [3]
- Triglycerid (hay mỡ trung tính): cấu trúc gồm một phân tử glycerol (rượu bậc
3) được ester hoá với 3 acid béo.
- Phospholipid: Trong cấu trúc có phospho, cũng kết hợp với acid béo bằng phản
ứng ester hóa
- Cholesterol: Như tên gọi, thoạt đầu nó được phát hiện trong dịch mật có nhóm

rượu, do vậy có thể tồn tại dưới dạng ester hóa. Nhân sterol của nó được cấu thành
từ sản phẩm thoái hóa của acid béo.
Trong cơ thể lipid tồn tại dưới 3 dạng:
- Dạng cấu trúc: Có trong tất cả các tổ chức bao gồm nhiều loại lipid phức tạp,
phổ biến là phospholipid.
- Dạng dự trữ: tạo nên lớp mỡ dưới da mà thành phần chủ yếu là triglycerid (TG).
- Dạng lưu hành: lipid được kết hợp với một loại protein gọi là apoprotein để tạo
thành LP vận chuyển trong máu và hệ bạch huyết.
Ngày nay xét nghiệm lipid toàn phần ít được chỉ định, thay vào đó việc xét
nghiệm từng thành phần lipid máu có ý nghĩa hơn nhiều trong chẩn đoán, phòng và
điều trị bệnh.
Lipid có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể:
- Trước hết, nó là thành phần không thể thiếu được của các tế bào.
- Rất cần thiết cho sự hình thành tế bào mới của cơ thể .
- Là một thành phần của bào tương và các màng sinh học như màng tế bào, màng
ti lạp thể.

Phạm Thị Huệ

2

Lớp: 11-02


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa công nghệ sinh học

- Là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể: 1g lipid khi bị đốt cháy trong cơ thể
cung cấp 9,3 kcal.

- Ngoài ra lipid còn là nguồn cung cấp acid béo cho cơ thể.
- Nhiều loại vitamin cần thiết cho cơ thể như vitamin A,E,D,F,K…cơ thể chỉ có
thể hấp thu được dưới tác dụng của lipid.
Trong cơ thể TG được sử dụng chủ yếu như nguồn năng lượng. Đầu tiên, TG
trong mô mỡ phải được thủy phân thành acid béo tự do (free fat acide = FFA), còn
gọi là acid béo không ester hóa, đưa ra máu gắn với albumin để tới nơi sử dụng (chủ
yếu là tới gan). Không kể chylomicron chỉ tồn tại ngắn sau bữa ăn và FFA thì 95%
lipid máu có mặt và vận chuyển dưới dạng LP, kích thước nhỏ hơn chylomicron rất
nhiều. Thành phần của LP gồm: protein, triglycerid, phospholipid và cholesterol.
Tuy nhiên, LP là một hỗn hợp gồm nhiều loại, mỗi loại có tỷ lệ khác nhau cấu
thành.
Hầu hết LP được tạo thành ở gan, vì hầu như toàn bộ mỡ trong máu do gan sản
xuất, trừ TG của chylomicron là do hấp thu từ ruột. Gan cũng chính là nơi sản xuất
loại protein chuyển chở lipid, gọi là apo-protein.
Có các dạng LP sau:
- Chylomicron: Tỷ trọng 0,93, không di chuyển khi điện di, tồn tại ngắn hạn.
- LP tỷ trọng rất thấp (VLDL_CP): gồm 90% là lipid (50% là TG nội sinh),
protein chỉ chiếm 10%.
- LP tỷ trọng thấp (LDL_C): 75% lipid, chủ yếu là cholesterol và phospholipid,
rất ít TG.
- LP tỷ trọng trung gian (IDL) chứa chủ yếu TG nội sinh và cholesterol.
- LP tỷ trọng cao (HDL_C): được chia thành HDL_C2 và HDL_C3 (do tỷ trọng)
chứa 50% lipid, 50% protein.
Chức năng chủ yếu của LP là vận chuyển các loại lipid đi khắp cơ thể. Giúp cho
lipid không bị vón tụ lại làm giản nguy cơ tắc mạch. Triglycerid sau khi được sản
xuất ở gan từ glucid và ra khỏi gan dưới dạng VLDL_C để tới mô mỡ và sau khi
trao đổi phần lớn TG cho mô mỡ thì tỷ trọng tăng lên và biến thành IDL rồi
LDL_C, gồm đa số là cholesterol, phospholipid. Sau khi trao cholesterol cho các tế
bào (theo nhu cầu), LDL_C biến thành HDL_C là dạng vận chuyển cholesterol khỏi
Phạm Thị Huệ


3

Lớp: 11-02


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa công nghệ sinh học

các mô ngoại vi để về lại gan (nếu mô thừa chất này) do vậy loại HDL_C đóng vai
trò quan trọng giảm nguy cơ vữa xơ động mạch.
1.2. Lipid và một số yếu tố ảnh hưởng [3].
1.2.1. Sự điều hòa của nội tiết đối với chuyển hóa lipid
Hormon làm tăng thoái hóa lipid: tối thiểu có 7 hormôn làm tăng sử dụng lipid
trong cơ thể mạnh mẽ nhất là adrenalin, rồi đến noradrenalin (khi hưng phấn giao
cảm, vận cơ) vì tác dụng trực tiếp trên các lipase phụ thuộc hormon của mô mỡ tạo
ra huy động rất nhanh và rất mạnh mẽ. Các stress cũng có tác dụng tương tự chính
là thông qua hệ giao cảm như thế. Ngoài ra stress còn làm tăng tiết corticoid
(ACTH) và sau đó là glucocorticoid (chủ yếu cortisol) cả hai đều hoạt hóa enzym
lipase phụ thuộc hormon để giải phóng FFA khỏi mô mỡ, GH cũng gây huy động
nhanh nhưng gián tiếp qua sự tăng chuyển hóa ở mọi tế bào cơ thể để huy động
FFA ở mức trung bình, cuối cùng hormon giáp trạng cũng tác dụng gián tiếp qua sự
sản xuất nhiệt ở các tế bào cơ thể.
Hormon kích thích tổng hợp triglycerid:
- Insulin giúp glucid nhanh chóng vào tế bào và sử dụng, đẩy mạnh chu trình
pentose cung cấp NADPH2 làm tăng cao các mẩu actyl-CoA và hydro, là những
nguyên liệu chính tổng hợp acid béo. Isulin còn ức chế hoạt động adenyl-cyclase,
ức chế tổng hợp AMP vòng làm giảm hoạt động TG lipase, giảm thoái hóa lipid.
- Prostaglandin E: PGE1 có tác dụng chống thoái hóa, tăng tổng hợp lipid giống

như insulin nhưng yếu hơn.
1.2.2. Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đến chuyển hóa lipid
Những bằng chứng dịch tễ học cho thấy có mối liên quan dương tính giữa chế độ
ăn với nồng độ lipid máu cũng như tỷ lệ mắc bệnh tim mạch. Nghiên cứu thuần tập
trên 5.251 nam, nữ 40-69 tuổi ở Hàn quốc cho thấy chế độ ăn uống khỏe mạnh bao
gồm đa dạng thực phẩm, như cá, hải sản, rau, tảo biển, thức ăn chứa nhiều protein,
trái cây, sản phẩm từ sữa, có mối liên quan ngược với hội chứng chuyển hóa. Hiệu
quả có lợi xuất phát từ mối liên quan ngược với béo bụng, HDL_C thấp, glucose
tăng cao. Nghiên cứu chỉ ra việc đa dạng hóa thực phẩm nên được khuyến nghị để
ngăn ngừa HCCH. Nghiên cứu thử nghiệm có đối chứng thông qua việc cung cấp tư
Phạm Thị Huệ

4

Lớp: 11-02


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa công nghệ sinh học

vấn chế độ ăn. Kết quả: tháng thứ 3, nhóm A (được tư vấn từ tháng thứ 1) giảm
LDL_C. Tháng thứ 6, LDL_C của nhóm A vẫn tốt hơn nhóm B (nhóm B bắt đầu
được tư vấn tháng thứ 3). Điểm chế độ ăn nhóm A cải thiện ở tháng thứ 3 và tiếp
tục tăng vào tháng thứ 6, nhóm B có sự cải thiện chế độ ăn nhiều nhất vào tháng thứ
6. Không có sự thay đổi có ý nghĩa mức HDL_C ở cả hai nhóm.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thành phần chất béo và hàm lượng cholesterol của
khẩu phần ăn có tác dụng tới sự thay đổi cholesterol máu. Vấn đề không chỉ là do số
lượng chất béo mà là tương quan giữa các thành phần chất béo trong khẩu phần.
Tổng chất béo không có vai trò quan trọng đến lipid máu bằng loại chất béo, cụ thể

là acid béo no và acid béo thể trans. Ảnh hưởng của các acid béo no lên chuyển hóa
cholesterol là không giống nhau. Acid stearic (18:0) và acid béo no dưới 12 nguyên
tử carbon được cho là không làm tăng nồng độ cholesterol huyết thanh. Các acid
béo no Lauric C 12:0, myristic C 14:0 và palmitic C 16:0 được cho là làm tăng
cholesterol và LDL_C. Tuy nhiên 3 acid này có ảnh hưởng khác nhau lên nồng độ
cholesterol huyết thanh. Kết quả nghiên cứu thử nghiệm bằng việc kiểm soát chế độ
ăn cho thấy acid lauric ít ảnh hưởng hơn acid myristic và acid palmitic. Các acid
béo chưa no có nhiều nối kép (từ 2 trở lên) có tác dụng làm hạ cholesterol còn các
acid béo chưa no có một nối kép có tác dụng làm giảm cholesterol tổng số và
LDL_C.
Acid béo no có nguồn gốc từ mỡ động vật (thịt và các sản phẩm của thịt) cá biệt
từ một số loại thực vật như dầu dừa. Acid béo không no chứa trong đậu, lạc, vừng
và các dầu thực vật. Mỡ thực vật chứa rất ít cholesterol, nên ít gây hại cho hệ thống
tim mạch. Trong một số loài cá như cá hồi, cá thu, cá trích có chứa loại acid béo
không no là acid béo omega-3. Theo một số công trình nghiên cứu, nếu một tuần ăn
3 bữa loại cá này sẽ giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Các nước Châu Âu, Úc, Canada, New Zealand, Hàn Quốc và Ấn Độ không đưa
ra giới hạn cao đối với cholesterol khẩu phần trong lời khuyên dinh dưỡng của họ.
Mặc dù nhiều nghiên cứu lâm sàng chỉ ra rằng sự thay đổi cholesterol khẩu phần có
thể làm tăng LDL_C huyết tương ở những người nhạy cảm với cholesterol khẩu
phần (chiếm khoảng ¼ dân số) HDL_C cũng tăng dẫn đến duy trì tỷ lệ
LDL_C/HDL_C, yếu tố chỉ điểm cho nguy cơ tim mạch. Những bằng chứng từ các
Phạm Thị Huệ

5

Lớp: 11-02


Khóa luận tốt nghiệp


Khoa công nghệ sinh học

nghiên cứu dịch tễ học và từ những thử nghiệm lâm sàng sử dụng những loại
cholesterol khác cho thấy những khuyến cáo về việc giới hạn cholesterol khẩu phần
nên được xem xét lại.
Chất xơ là phần dự trữ và thành phần tế bào poly saccharid của thực vật không bị
phân hủy bởi men tiêu hóa, bao gồm cellulose, hemicellulose, pectin và lignin, có
mặt trong các thực phẩm nguồn gốc thực vật gồm chất xơ từ rau quả và vỏ của các
hạt ngũ cốc. Cơ thể không thể tiêu hóa được chất xơ. Chất xơ phân thành 2 loại hòa
tan và không hòa tan, cả hai đều có lợi. Giảm LDL_C là một trong các lợi ích của
việc khẩu phần ăn có mặt chất xơ. Ăn cả hai loại chất xơ giúp tăng lượng chất xơ
khẩu phần. Chất xơ hòa tan trong hệ tiêu hóa giúp đào thải trực tiếp cholesterol theo
phân. Tại ruột non, chất xơ gắn kết các phân tử cholesterol thành khối do đó ngăn
cản quá trình hấp thu cholesterol vào máu và bám vào thành mạch. Chất xơ hòa tan
hấp thu nước tạo thành dạng gel làm tăng cảm giác no, điều này giúp giảm cân.
Giảm cân cũng giúp giảm cholesterol. Mặc dù chất xơ không hòa tan không có hiệu
quả trực tiếp lên cholesterol, nó giúp giảm cholesterol bằng cách tham gia kiểm soát
cân nặng. Người thừa cân, chất xơ không hòa tan giúp giảm cân bằng cách gây cảm
giác no khi ăn khẩu phần năng lượng thấp. Một số thực phẩm cung cấp chất xơ
không hòa tan đó là: bánh mỳ trắng, ngũ cốc, cám, lúa mạch đen, gạo, lúa mạch, cải
bắp, củ cải, củ cải đường, cà rốt, súp lơ, vỏ táo. Tiêu thụ chất xơ với lượng vừa phải
rất quan trọng để giảm cholesterol.
Protein thực vật đặc biệt là protein nguồn đậu đỗ có hiệu quả giảm nguy cơ tim
mạch. Đạm động vật lại có mối quan hệ có ý nghĩa với acid béo no và cholesterol là
hai yếu tố đặc biệt gây ra tăng cholesterol máu và xơ vữa động mạch. Vitamin, chất
khoáng và vi khoáng có liên quan chặt chẽ với bệnh mạn tính. Các nhà khoa học đã
tìm thấy vai trò quan trọng của các vitamin như vitamin C, E, beta-caroten như là
những chất chống oxy hóa tự nhiên mạnh nhất giúp cơ thể con người chống lại các
tác nhân oxy hóa có hại, nguyên nhân gây ra nhiều bệnh mạn tính nguy hiểm như

bệnh tim mạch, ung thư… Hành vi ăn uống của con người vừa đa dạng vừa khó đo
lường một cách chính xác.
Kết quả thu được từ những nghiên cứu thực nghiệm trên động vật không phải lúc
nào cũng giống với người. Mặt khác thời gian của một nghiên cứu thử nghiệm
Phạm Thị Huệ

6

Lớp: 11-02


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa công nghệ sinh học

thường không đủ dài để có được kết luận đúng đắn. Tuy vậy, kết quả thu được cũng
giúp cho những chỉ dẫn bổ ích cho dinh dưỡng dự phòng. Liệu pháp điều trị bằng
thay đổi chế độ ăn (Therapeutic Life Style change a Diet) đã được Hiệp hội Tim
mạch Hoa Kỳ đưa ra những hướng dẫn cụ thể giúp nâng cao sức khỏe tim mạch.
- Giới hạn acid béo no ở mức dưới 7% tổng năng lượng khẩu phần.
- Cholesterol khẩu phần dưới 200 mg/ngày.
- Tổng chất béo không vượt quá 30% tổng số năng lượng khẩu phần
- Acid béo chưa no có nhiều nối kép trong khẩu phần đạt mức 10% và acid béo
chưa no có một nối kép đạt mức 20% năng lượng khẩu phần.
- Khẩu phần cung cấp từ 10-20g chất xơ hòa tan/ngày.

1.2.3. Ảnh hưởng của một số thói quen sinh hoạt đến chuyển hóa lipid
a, Luyện tập thể thao.
Hội nghị Tim mạch Việt Nam tổ chức vào tháng 12/1997 đã kết luận: “Bệnh tim
mạch đang gia tăng ở Việt Nam, không chỉ gặp ở người già mà còn gặp ở người trẻ

tuổi. Ngoài các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến bệnh lý tim mạch như di truyền, giới
tính, hút thuốc lá, rối loạn lipid máu, dinh dưỡng không hợp lý…còn có nguyên
nhân thiếu vận động”. Nhiều kết quả nghiên cứu trên thế giới cho thấy ít vận động
thể lực thường kèm theo tăng trọng lượng cơ thể và tăng cholesterol máu. Ở những
người lao động chân tay hoặc thường xuyên rèn luyện thể lực, cơ tim có khả năng
thích ứng tốt hơn khi gắng sức, làm giảm thiểu lượng LDL_C, đồng thời tăng
HDL_C, làm tiểu cầu ít bị kết dính nên ít có khả năng đông vón máu . Tập lyện rèn
sức bền có tác dụng điều hòa lượng mỡ máu như giảm lượng cholesterol, TG và làm
tăng lượng HDL_C, giảm xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ bị nhồi máu cơ tim.
Tập luyện thể dục thể thao mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, để việc luyện tập
mang lại hiệu quả phòng chống bệnh tật, đặc biệt là bệnh tim mạch, việc thiết lập
một chương trình tập luyện là điều hết sức quan trọng. Hiệu quả đối với bệnh tim
mạch của một chương trình luyện tập được quy định bởi một loạt các yếu tố như:
loại bài tập, cường độ và khối lượng vận động, tần số buổi tập và phương pháp
luyện tập. Theo Fasbio, tổng số năng lượng tiêu hao trong quá trình tập luyện có thể
điều chỉnh quá trình chuyển hóa lipid ở gan.
Phạm Thị Huệ

7

Lớp: 11-02


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa công nghệ sinh học

Hoạt động thể lực với cường độ thấp (đứng và đi bộ) trong thời gian dài giúp cải
thiện insulin và lipid huyết tương hơn là tập luyện với cường độ trung bình và nặng
(đạp xe), khi mà tiêu hao năng lượng có thể so sánh được. Duvivier tiến hành

nghiên cứu trên 18 đối tượng khỏe mạnh, theo 3 chương trình tập luyện: chương
trình (1) ngồi 14 tiếng/ngày; (2) ngồi 13 tiếng và 1 tiếng tập nặng; (3) ngồi 6 tiếng,
4 tiếng đi bộ, 2 tiếng đứng. TG, HDL_C, CT, apolipoprotein B huyết tương cải
thiện đáng kể trong nhóm có chương trình hoạt động thể lực với cường độ nhẹ, so
với nhóm ngồi. Ông cho rằng, tăng thời gian dành cho đứng và đi bộ hiệu quả hơn
một tiếng luyện tập nặng, khi mà tiêu hao năng lượng giữ ở mức hằng định.
Nghiên cứu thử nghiệm có đối chứng trên 111 đối tượng cả nam lẫn nữ thừa cân
trong thời gian 8 tháng. Các chế độ luyện tập sử dụng trong nghiên cứu là: (1) khối
lượng và cường độ cao, năng lượng tiêu hao tương đương với chạy bộ 20 dặm (32,0
km)/tuần, 65 đến 80% oxy tiêu thụ; (2) khối lượng thấp và cường độ cao, năng
lượng tiêu hao tương đương với chạy bộ 12 dặm (19,2 km)/tuần, 65 đến 80% oxy
tiêu thụ (3) khối lượng thấp và cường độ trung bình, năng lượng tiêu hao tương
đương với chạy bộ 12 dặm (19,2 km)/tuần, 40 đến 55% oxy tiêu thụ. Các đối tượng
được khuyến khích duy trì cân nặng như ban đầu. Kết quả cho thấy, tập luyện mang
lại hiệu quả cho các chỉ tiêu lipid máu, rõ nét nhất là chế độ tập luyện với khối
lượng cao, chế độ luyện tập này mang lại kết quả tốt hơn so với chế độ luyện tập
khối lượng thấp. Tuy nhiên cả hai chế độ luyện tập với khối lượng thấp vẫn mang
lại lợi ích đối với tình trạng lipid máu hơn so với nhóm chứng. Vậy sự cải thiện
lipid máu liên quan đến khối lượng tập luyện, không liên quan đến cường độ tập
hay sự cải thiện cân nặng trong quá trình luyện tập.
b, Hút thuốc lá:
Từ năm 1940, người ta đã tìm thấy có mối liên hệ giữa hút thuốc lá và nguy cơ
bị bệnh tim mạch. Dù hút một vài điếu thuốc trong ngày cũng làm tăng nguy cơ
mắc bệnh tim mạch.
Mối liên quan chặt chẽ giữa hút thuốc lá và bệnh tim mạch không chỉ thấy ở cả hai
giới, trong lớp trẻ và người già mà còn thấy ở tất cả các chủng tộc. Hút thuốc lá
không những làm tăng nguy cơ mắc bệnh mà nó còn tương tác với các yếu tố khác
làm tăng nguy cơ lên gấp nhiều lần. Theo ước tính của Law M thì cứ 1% nồng độ
Phạm Thị Huệ


8

Lớp: 11-02


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa công nghệ sinh học

lipid máu tăng sẽ đi cùng với tăng 2,7% nguy cơ bệnh tim mạch. Cơ chế thuốc lá
làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch vẫn chưa rõ ràng. Các nghiên cứu về sinh lý bệnh
đã đưa ra cơ chế chung mà qua đó khói thuốc có thể gây nên bệnh tim mạch. Những
người hút thuốc có tăng nồng độ các sản phẩm oxy hóa bao gồm cả cholesterol,
LDL_C oxy hóa và làm giảm nồng độ HDL_C. Những yếu tố này cùng với các ảnh
hưởng trực tiếp của CO2 và nicotine gây tổn thương nội mạch. Tuy nhiên bằng
chứng từ những nghiên cứu để công nhận giả thuyết này vẫn chưa đầy đủ. Năm
1993, nghiên cứu tại Nhật của Nagoya J trên 726 công nhân giao thông đô thị để
tìm mối liên quan giữa nồng độ HDL_C và cholesterol toàn phần. Kết quả cho thấy,
hút huốc lá không có mối liên quan với nồng độ cholesterol >230md/dl, nhưng khi
hút từ 1-20 điếu/ngày hoặc ≥21 điếu/ngày sẽ làm tăng nguy cơ HDL_C<40mg/dl
lên 1,9 lần (95% CI: 1,1-3,26) hoặc 2,27 lần (95% CI: 1,27- 4,05) so với những
người không hút thuốc.
Năm 1995, Jacobson BH với mục tiêu xác định mối liên quan độc lập giữa số
lượng thuốc hút và nồng độ TC, HDL_C ở phụ nữ trong nghiên cứu với 805 đối
tượng nữ cho thấy, có sự khác biệt có ý nghĩa về nồng độ TC giữa nhóm hút thuốc ở
mức độ nặng với tất cả các nhóm còn lại (p<0,01), nồng độ HDL_C ở nhóm hút
thuốc nặng và trung bình thấp hơn hẳn so với nhóm không hút. Jacobson đi đến kết
luận hút thuốc ở mức trung bình và nặng là nguy cơ độc lập với TC cao và HDL_C
thấp, ngừng hoặc bỏ hút thuốc ở phụ nữ có mối liên quan với các chỉ tiêu lipid máu
theo chiều hướng có lợi.

Năm 2002, trong một nghiên cứu thuần tập tìm hiểu ảnh hưởng của thói quen
hút thuốc lên các chỉ tiêu CT, LDL_C, HDL_C và TG. Bốn trăm chín hai đối tượng
trong độ tuổi 26-66 bị RLCHLPM đươc đưa vào nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu
cho thấy, hút thuốc gây ảnh hưởng bất lợi đến nồng độ LDL_C, HDL_C và TG của
cả nam lẫn nữ, không phân biệt tuổi tác.
Năm 2006, nghiên cứu của O.A.Adedeji cho thấy nồng độ cholesterol toàn phần
trung bình của người hút thuốc cao hơn một cách có ý nghĩa thống kê so với nồng
độ này ở những người không hút thuốc. Không tìm thấy sự khác biệt đối với các chỉ
tiêu lipid máu khác.

Phạm Thị Huệ

9

Lớp: 11-02


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa công nghệ sinh học

Năm 2012, trong một nghiên cứu tại Ấn Độ trên 100 đối tượng trong đó, 25 đối
tượng thuộc nhóm I – không hút thuốc lá và 75 đối tượng thuộc nhóm II - hút thuốc
lá, các đối tượng của nhóm II lại được phân loại theo thời gian và cường độ hút
(mức nhẹ: 10-15 điếu/ngày trong từ 1 đến 5 năm; mức trung bình: 16-20 điếu/ngày
trong 6-10 năm; mức nặng: trên 20 điếu/ngày trong thời gian trên 10 năm). Kết quả
cho thấy, nồng độ TC, TG, LDL_C và HDL_C trung bình ở nhóm hút thuốc ở các
mức độ đều cao hơn một cách có ý nghĩa thống kê (p<0,001) so với nhóm không
hút thuốc.
c, Uống bia rượu

Trong nhiều thập kỷ qua, tác động của ethanol lên quá trình tổng hợp, đào thải và
oxy hóa lipid đã được phát hiện. Gần đây nghiên cứu của Margaret Sozio cho thấy
vai trò của hệ miễn dịch tự nhiên trong gan và tác động của nó lên quá trình chuyển
hóa lipid, nghiên cứu cũng nhận ra nhiều yếu tố trong hệ tuần hoàn có thể ảnh
hưởng đến sự đáp ứng của gan đối với ethanol, đa tác động của ethanol lên gan
cũng như các bộ phận khác trong cơ thể.
Một số nghiên cứu dịch tễ học đã đưa ra những kết luận trái ngược về tác động
của tiêu thụ rượu lên bệnh tim mạch. Sự biến đổi giữa nguy cơ và lợi ích của rượu ở
mỗi cá nhân là không giống nhau và còn tùy thuộc vào số lần uống, lượng uống…
Các nghiên cứu thực nghiệm Đông Tây cũng nêu ra nhiều tác dụng tích cực của
rượu như kích thích khẩu vị, giảm cholesterol, ý kiến về ảnh hưởng của rượu lên
các loại chất béo vẫn chưa được hoàn toàn thống nhất. Một số kết quả nghiên cứu
cho thấy bia có thể làm tăng mức HDL_C và giảm LDL_C, theo Peter Cremer của
Đại học Gottingen (Đức) rượu chỉ tốt với người có mức độ cholesterol thấp còn với
những người có mức cao >230mg/dl thì không có lợi; rượu làm giảm nguy cơ ung
thư, theo nghiên cứu của Nhật ăn thịt nướng có chất gây ung thư thuộc nhóm Has,
nhưng khi dùng chung với rượu cất bằng men chế từ cây hoa bia thì nguy cơ này
giảm. Kết quả nghiên cứu vào năm 2004 của đại học Albert Einstein - New York
cho biết rằng nếu uống dưới 45ml rượu mỗi ngày có thể giảm nguy cơ mắc bệnh
tiểu đường. Rượu có thể mang lại tác dụng tích cực nếu được dùng vừa phải hạn
chế, lạm dụng rượu bia sẽ mang lại hậu quả tiêu cực như gây nghiện, theo American
Cancer Society, người uống trên 45ml rượu mạnh mỗi ngày có nhiều nguy cơ bị
Phạm Thị Huệ

10

Lớp: 11-02


Khóa luận tốt nghiệp


Khoa công nghệ sinh học

ung thư miệng, cuống họng…Nghiên cứu tại University of Okalahoma cho thấy
uống nhiều hơn 525 ml bia mỗi ngày thì có nhiều nguy cơ bị ung thư trực tràng.
Rượu làm tăng tế bào mỡ quanh vùng bụng và tăng cholesterol máu.
Nghiên cứu của Van der Gaag MS năm 2001 cho thấy tiêu thụ rượu ở mức trung
bình (30g/ngày) làm tăng khoảng 4mg/dl nồng độ HDL_C và apoA-I 8,82 mg/dl,
cùng với việc làm giảm nguy cơ BTM ước tính vào khoảng 24,7%. Hơn thế nữa
rượu làm giảm sự thoái hóa HDL_C, tác động lên quá trình chuyển hóa LDL_C ở
gan theo chiều hướng có lợi cho sức khỏe.
Số liệu điều tra của Reynolds K và cộng sự năm 2003 cho thấy, tỷ lệ đột quỵ do
xuất huyết não, nhồi máu não trên những người uống nhiều rượu cao hơn so với
những người không uống rượu. Thêm vào đó, tỷ bệnh tật được cho là có liên quan
đến việc tiêu thụ rượu như đái tháo đường, cao huyết áp, bệnh tim mạch, tai biến
mạch máu não ngày càng tăng. Filmore và cộng sự đã mô tả ảnh hưởng của rượu
đối với BTM trong phân tích meta, những người tiêu thụ rượu ở mức độ nhẹ, trung
bình và điều độ cho thấy nguy cơ tử vong do bất cứ BTM nào là như nhau. Gần đây,
Chen và cộng sự cho thấy nồng độ TG cao ở những người tiêu thụ rượu 10g/ngày.
Tiêu thụ trên 50g/ngày làm giảm đáng kể nguy cơ HDL_C giảm, nhưng nguy cơ
nồng độ cholesterol toàn phần cao lại tăng lên.
Ở Việt Nam, theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Lương Hạnh thì nguy cơ
RLCHLPM theo chỉ tiêu cholesterol sẽ tăng lên 1,22 lần ở những người lạm dụng
rượu bia. Phạm Thị Dung khi đánh giá ảnh hưởng của lạm dụng rượu bia đối với
HCCH cho thấy, nam giới lạm dụng rượu bia có nguy cơ mắc HCCH cao hơn nhóm
không lạm dụng 4 lần.
Sự biến đổi giữa nguy cơ và lợi ích của rượu là không giống nhau đối với từng
người, việc sử dụng rượu như là một công cụ để bảo vệ tim mạch không nên khuyến
khích như là một giải pháp sức khỏe cộng đồng.
1.2.4. Thừa cân béo phì và chuyển hóa lipid

Thừa cân và béo phì là một trong những yếu tố thúc đẩy phát sinh các bệnh lý
như đái tháo đường, tim mạch, ung thư. Hậu quả này là do sự tăng khối mỡ và tăng
kích thước các tế bào mỡ. Khi mô mỡ gia tăng nhanh chóng và không cân đối, nó sẽ
Phạm Thị Huệ

11

Lớp: 11-02


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa công nghệ sinh học

làm thay đổi các hoạt động bình thường của mô mỡ, từ đó dẫn đến rối loạn chuyển
hóa trong cơ thể. Hiện nay, theo một số tác giả khi phần trăm mỡ cơ thể >25% đối
với nam và >30% đối với nữ được coi là ngưỡng nguy cơ đe dọa sức khỏe.
Nghiên cứu cắt ngang của Schröder H cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa giữa
BMI và nồng độ cholesterol toàn phần đối với nam giới và mối liên quan giữa nồng
độ HDL_C và BMI ở cả hai giới. Brown mô tả và đánh giá mối liên quan giữa BMI
với tình trạng cao huyết và RLCHLPM trong một cuộc tổng điều tra trên người
trưởng thành ở Mỹ. Kết quả cho thấy tỷ lệ RLCHLPM và mức cholesterol trung
bình ở những người BMI>25 cao hơn so với những đối tượng có BMI<25. Tỷ lệ có
HDL_C thấp tăng và mức HDL_C trung bình giảm khi BMI tăng. Mối liên quan
giữa BMI với tình trạng cao huyết áp và RLCHLPM có ý nghĩa thống kê. OR cao
nhất ở độ tuổi 20-39. Tầm quan trọng của phân bố mỡ ở trung tâm đã được biết đến
từ những năm 50: Morris đã mô tả tỷ lệ tử vong do tim mạch tăng ở những người lái
xe buýt với kích cỡ dây an toàn lớn. Nghiên cứu theo chiều dọc đầu tiên ở Thụy
Điển năm 1984 cho thấy tỷ số vòng eo/vòng mông cao có mối liên quan với đột
quỵ. Kết quả nghiên cứu tình trạng RLCHLPM và một số yếu tố liên quan của

Nguyễn Lương Hạnh cho thấy tỷ lệ RLCHLPM theo chỉ tiêu CT và TG và BMI có
mối quan hệ đồng biến. Nghiên cứu của Phạm Thị Dung cho thấy BMI và phần
trăm mỡ cơ thể có mối liên quan chặt chẽ với tỷ lệ mắc HCCH.
1.3. Rối loạn chuyển hóa lipid
1.3.1. Định nghĩa rối loạn chuyển hóa lipid.
Rối loạn chuyển hóa lipid máu (RLCHLPM) là một thuật ngữ nhằm chỉ sự biến
đổi của các thành phần lipid máu cao hoặc thấp hơn chỉ số hóa sinh bình thường.
Rối loạn chuyển hoá lipit diễn ra khi có sự thay đổi một trong các thành phần sau
của máu:
Giảm HDL – cholesterol
Tăng LDL – cholesterol.
Tăng triglyceride.

1.3.2. Phân loại chuyển hóa lipid.
1.3.2.1. Phân loại dựa trên nguyên nhân phát sinh bệnh [5].
Phạm Thị Huệ

12

Lớp: 11-02


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa công nghệ sinh học

- Rối loạn chuyển hóa lipid nguyên phát: đó là những trường hợp rối loạn có
nguyên nhân di truyền đã được xác nhận hoặc nguyên nhân bên ngoài nào đó mà cơ
chế chưa rõ.
- Rối loạn chuyển hóa lipid thứ phát: Đó là trường hợp rối loạn mà cơ chế bệnh

sinh của nó là do bệnh nhân mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa, bệnh của một số cơ
quan trong cơ thể như thiểu năng tuyến giáp, bệnh lý gan, thận, đái tháo đường,
đang uống thuốc tránh thai, thuốc điều trị đái thoái đường, nội tiết tố nam,
corticoid… hoặc do thói quen ăn uống, cách sống.

1.3.2.2. Phân loại dựa trên kết quả xét nghiệm lipid và lipoprotein máu.
- Phân loại của Fredrickson [15]: Sự phân loại này dựa trên cơ sở phân loại của
tăng LP, gồm 5 kiểu, sau này được các chuyên gia Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
phát triển và bổ sung thêm bằng cách phân tách kiểu II thành 2 kiểu IIa và IIb và bổ
sung thêm kiểu mới là giảm α LP huyết (hypo α Lipoproteinaemia). Cách phân loại
này cho biết sự thay đổi các thành phần lipid máu dễ gây xơ vữa động mạch, nhưng
không cho biết sự thay đổi thành phần của lipid máu có tác dụng chống xơ vữa
động mạch.
- Phân loại của De Gennes theo các thành phần của lipid [28], ông cho rằng cách
phân loại này đơn giản, dễ sử dụng, nêu lên được tất cả những trường hợp rối loạn
lipid máu vào một khung ổn định:
+ Tăng cholesterol đơn thuần: Cholesterol tổng số (CT) huyết thanh tăng
(>5,2mmol/l), TG bình thường hoặc tăng nhẹ, tỷ lệ CT/TG>2,5.
+ Tăng TG: CT có thể tăng nhẹ, TG rất cao, khi TG>11,5mmol/l trong máu
luôn có chylomicron.
+ Tăng lipid máu hỗn hợp: CT tăng vừa phải, TG tăng nhiều hơn, tỷ lệ
CT/TG<2,5.

1.3.3.Nguyên nhân gây rối loạn chuyển hoá lipid
Nguyên nhân gây rối loạn lipid máu có thể là nguyên nhân nguyên phát (do các
bệnh về gen) hay là nguyên nhân thứ phát (do thói quen ăn uống, sinh hoạt hoặc
một số bệnh lý). Chúng có thể được chia ra làm các nhóm như sau [46].
Phạm Thị Huệ

13


Lớp: 11-02


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa công nghệ sinh học

a) Nguyên nhân gây tăng cholesterol máu.
- Ăn quá nhiều mỡ động vật, ăn quá nhiều thức ăn có chứa nhiều cholesterol (phủ
tạng động vật, mỡ độngvật, trứng, bơ, sữa toàn phần…), chế độ ăn dư thừa năng
lượng (béo phì).
- Hội chứng thận hư, suy giáp, đái tháo đường, bệnh gan tắc nghẽn, một số bệnh
gây rối loạn protein máu.
b) Nguyên nhân gây tăng triglycerid máu.
- Uống quá nhiều rượu.
- Thiếu hụt gen lipase tiêu huỷ lipoprotein hoặc apolipoprotein C-II, tăng TG có
tính chất gia đình, béo phì, đái tháo đường, dùng thuốc ức chế bêta giao cảm kéo
dài.
c) Nguyên nhân gây giảm HDL_C
- Hút thuốc lá, béo phì, lười vận động thể lực, dùng thuốc ức chế bêta giao cảm
kéo dài.
- Đái tháo đường không phụ thuộc insulin, tăng triglycerid máu, rối loạn gen
chuyển hoá HDL.

1.3.4. Rối loạn chuyển hóa lipid và các bệnh liên quan.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các bệnh liên quan đến rối loạn
chuyển hóa lipid là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, chiếm 30% của tất cả các
trường hợp tử vong [13]. Rối loạn chuyển hóa lipid được biết như là nguyên nhân
gây xơ vữa động mạch, các bệnh liên quan đến tim mạch, gan nhiễm mỡ, đề kháng

insulin, và các rối loạn chuyển hóa khác. Tỷ lệ tăng mỡ máu cũng liên quan tới sự
phát triển của bệnh béo phì và tiểu đường loại 2 [40].

1.3.4.1. Rối loạn chuyển hóa lipid và bệnh xơ vữa động mạch.
Từ thập kỷ 30 đã có 2 nghiên cứu độc lập của Muller và Thannhause cùng
Magendantz, phát hiện có mối tương quan giữa tăng cholesterol máu và vữa xơ
động mạch.
Các công trình của Framingham khẳng định: Chứng tăng cholesterol máu là một
trong những yếu tố đe dọa chính của bệnh xơ vữa động mạch. Cholesterol là thành
Phạm Thị Huệ

14

Lớp: 11-02


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa công nghệ sinh học

phần quan trọng nhất trong các lipid ứ đọng ở mảng vữa, có mối tương quan thuận
giữa mức độ tiêu thụ mỡ bão hòa và nồng độ cholesterol máu. Trong một quần thể
nhất định nếu cholesterol máu trung bình càng cao thì tần suất mắc bệnh xơ vữa
động mạch và tai biến tim mạch càng lớn [4].
Quá 60 tuổi sự già hóa của tổ chức động mạch làm cho nó trở thành bệnh lý, kém
khả năng trao đổi chất, giảm tính thấm đối với các phân tử lớn, tạo điều kiện thuận
lợi cho sự lắng đọng lipid trong xơ vữa động mạch.

1.3.4.2. Rối loạn chuyển hóa lipid và tai biến mạch vành.
Nghiên cứu của Framingham cho thấy nếu tai biến mạch vành là 1 khi

cholesterol máu < 2g/l, và tỉ lệ bệnh này tăng lên 2,25 đến 3,35 nếu cholesterol tăng
từ 2,4-2,5 g/l đến > 2,6 g/l.
Nghiên cứu MRFIT (Multiple Risk Factor Intervention Trial) cho thấy nguy cơ
tử vong do bệnh mạch vành tăng nhẹ khi cholesterol từ 1.4 lên 2g/l, sau đó thì tăng
nhanh gấp 3 lần khi cholesterol tăng 3g/l [32]. Về điều trị, nghiên cứu LRC (lipid
research clinics) [42], theo dõi 3.806 người trong 7-10 năm cho thấy nếu làm giảm
được 1% cholesterol thì giảm được 2% nguy cơ mạch vành, nếu làm giảm được
20% LDL_C thì giảm được 40% nguy cơ đó, với cholesterol > 1,8g/l thì cứ 0,1g sẽ
tăng 5% tử vong chung và 9% tử vong do tim mạch. Gould và cộng sự [16]. Phân
tích trên 35 nghiên cứu trên 77.257 bệnh nhân được theo dõi trong 2-12 năm thấy
cứ giảm 10% cholesterol thì giảm 13% tử vong do bệnh mạch vành và giảm 10% tử
vong chung.
Cho đến này, người ta đã xác định tăng cholesterol, tăng triglyceride, giảm
lipoprotein – cholesterol tỷ trọng cao (HDL, cholesterol tốt), tăng lipoprotein đều là
những yếu tố nguy cơ độc lập, quan trọng của bệnh vữa xơ động mạch và cũng đã
khẳng định lợi ích của việc điều trị chứng rối loạn lipid máu.

1.3.4.3. Rối loạn chuyển hóa lipid và bệnh cao huyết áp
Tăng mỡ máu gây nên các mảng xơ vữa, khiến lòng mạch hẹp lại, thành mạch
kém đàn hồi làm tăng sức đề kháng lên lòng mạch máu. Để cung cấp đầy đủ nhu
cầu máu, cơ thể có những đáp ứng như tăng nhịp tim, tăng sức co bóp cơ tim, tăng
Phạm Thị Huệ

15

Lớp: 11-02


Khóa luận tốt nghiệp


Khoa công nghệ sinh học

hấp thu giữ nước trong cơ thể... dẫn đến cao huyết áp. Bên cạnh đó, tăng mỡ máu
còn làm tăng độ nhớt của máu. Đây cũng là một yếu tố góp phần làm cao huyết áp.
Bản thân cao huyết áp lại làm tổn thương nội mô mạch máu, các LDL dư thừa trong
máu bị oxy hóa dễ dàng xâm nhập và làm nặng hơn tình trạng xơ vữa. Cao huyết áp
dễ dẫn đến các bệnh lý tim mạch nguy hiểm, suy thận, tổn thương động mạch mắt
gây mù lòa, tai biến mạch máu não...[47].

1.3.4.4. Rối loạn chuyển hóa lipid và sỏi mật.
Khi lượng cholesterol trong cơ thể gia tăng, nồng độ của chúng trong mật cao,
nồng độ muối mật thấp, cùng với sự ứ đọng dịch mật, cholesterol sẽ bị kết tủa trong
dịch mật hình thành sỏi mật. Sỏi mật có thể làm viêm túi mật, nguy cơ tắc ống dẫn
mật, gây đau bụng, buồn nôn, sốt, vàng da...[47].

1.3.4.5. Rối loạn chuyển hóa lipid và bệnh tiểu đường.
Rối loạn chuyển hóa lipid máu làm tăng các chất béo tự do trong máu, làm chết
hoặc rối loạn chức năng tế bào tụy, dẫn đến suy giảm bài tiết insulin, gây tăng
đường huyết. Rối loạn mỡ máu kéo theo rối loạn chuyển hóa đường, đồng thời bệnh
tiểu đường lâu dần cũng sẽ gây ra rối loạn mỡ máu. Vì vậy, hai bệnh này có liên
quan với nhau rất chặt chẽ. Thống kê cho thấy, hầu hết bệnh nhân tiểu đường có rối
loạn mỡ máu. Phần lớn các tổn thương mạch máu trong bệnh tiểu đường đều là hậu
quả của việc rối loạn mỡ máu. Chính vì vậy, rối loạn mỡ máu trên bệnh nhân tiểu
đường nếu không được điều trị kịp thời sẽ làm cho biến chứng của bệnh tiểu đường
xuất hiện sớm và nặng lên rất nhiều, nhất là biến chứng về tim mạch [47].

1.3.5. Phòng ngừa và điều trị các bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa lipid
1.3.5.1. Chế độ ăn uống và luyện tập.
Để phòng bệnh cần có một chế độ ăn thích hợp, giảm ăn mỡ động vật có
chứa nhiều axit béo no, các axit này làm tăng cholesterol máu, ăn dầu thực vật chứa

nhiều axit béo không no; Giảm ăn các thức ăn có nhiều cholesterol như: óc, bầu
dục, tim, gan, trứng…; Ăn cá có nhiều axit béo không no nhóm omega-3, các axit
béo này làm giảm cholesterol máu; Ăn tăng rau quả tươi, uống sữa đậu nành; Hạn
Phạm Thị Huệ

16

Lớp: 11-02


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa công nghệ sinh học

chế bia rượu; Giảm cân nếu thừa cân: đa BMI xuống dưới 22 bằng chế độ giảm
calo, giảm cân có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu, làm giảm cholesterol máu
và triglyceride máu; Và tăng cường hoạt động thể lực: thể dục vừa sức, đi bộ, xoa
bóp, dưỡng sinh.

1.3.5.2. Thuốc điều trị rối loạn chuyển hóa lipid.
Vì cholesterol và triglyceride là những thành phần chủ yếu thấy trong chứng rối
loạn chuyển hóa lipid, nên xu hướng hiện nay là sử dụng những thuốc có khả năng
làm giảm được 2 thành phần đó. Làm giảm cholesterol và triglyceride sẽ làm giảm
được LDL, lipoprotein - cholesterol tỷ trọng rất thấp (VLDL) là những lipoprotein
dễ gây vữa xơ động mạch và làm tăng HDL là loại lipoprotein chống lại bệnh xơ
vữa động mạch.
Cho đến nay, các thuốc chính đã được sử dụng dựa trên các cơ chế hoạt động của
chúng là [10, 12, 37] :
- Các loại renins gắn axit mật: có tác dụng làm giảm sự tái hấp thụ acid mật bằng
cách cắt chu trình ruột-gan của cholesterol.

- Niacin hoặc fibrate: ức chế quá trình tiêu lipid ở tổ chức mỡ để làm giảm lượng
axít béo cần thiết cho tổng hợp VLDL.
- Fibrate: có tác dụng làm tăng độ thanh thải VLDL và LDL.
- Statin: có tác dụng làm giảm sự tổng hợp nội sinh cholesterol.
Tuy nhiên, không một nhóm thuốc nào trong 3 nhóm này có thể làm giảm nguy
cơ đột quỵ ở những bệnh nhân rối loạn lipid máu trên 50%. Bên cạnh đó các nhóm
thuốc này đều có tác dụng phụ làm tổn thương cơ, gan và thận.
1.4. Tảo biển và các chất có hoạt tính sinh học từ tảo biển.
Tảo biển là một nhóm thực vật sống ở biển. Chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng
và các chất có hoạt tính dược học có lợi cho sức khỏe của con người như là chất
chống oxi hóa, chống viêm và ung thư. Ngoài ra, tảo biển còn chứa rất nhiều
khoáng đa và vi lượng, vitamin và các acid béo không bão hòa. Thực tiễn đã chỉ ra
rằng, việc tiêu thụ tảo biển có thể làm giảm lượng đường trong máu, mỡ máu và
cholesterol, có hiệu quả trong việc ngăn ngừa xơ cứng động mạch, táo bón, bệnh
Phạm Thị Huệ

17

Lớp: 11-02


×