Tải bản đầy đủ (.docx) (74 trang)

Tổ chức bộ máy kế toán tại doanh nghiệp tư nhân Võ Mạnh Tuấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (543.99 KB, 74 trang )

1

CHƯƠNG 1: Tổng quan về đặc điểm kinh tế - Kĩ thuật và tổ chức bộ máy
quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân Võ Mạnh
Tuấn
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp tư nhân Võ Mạnh
Tuấn
1.1.1 Khái quát chung về doanh nghiệp tư nhân Võ Mạnh Tuấn:
Doanh nghiệp tư nhân Võ Mạnh Tuấn được thành lập theo quyết định của
Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thanh Hóa ngày 23/08/2010. Doanh nghiêp tư nhân
Võ Mạnh Tuấn là doanh nghiệp kinh doanh thương mại chuyên kinh doanh các
mặt hàng xây dựng như sắt, thép…
Giấy phép đăng ký kinh doanh số 0903.000.092 ngày 23/08/2010 do Sở kế
hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa cấp.
Mã số thuế : 2801548578
Trụ sổ công ty: Thôn 6, xã Hoàng Long, Thành phố Thanh Hóa.
Điện thoại: 0373.930.113
Vốn điều lệ: 3.000.000.000VNĐ
Giám đốc hiện tại : Nguyễn Thị Kim
Ngày sinh 21/01/1970 Dân tộc :Kinh
Quốc tịch: Việt Nam
Số CMND: 174553102
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triên của doanh nghiệp tư nhân Võ Mạnh
Tuấn
Trải qua hơn 5 năm phát triển và trưởng thành, doanh nghiệp đã liên tục
khẳng định vị trí của mình trên thị trường, đã trở thành một trong những công ty
tin cậy chuyên cung cấp vật liệu xây dựng như sắt, thép, tôn,…Doanh nghiệp
nằm trên tuyến quốc lộ 1A tạo cho doanh nghiệp một lợi thế giao dịch rất thuận
lợi. Doanh nghiệp nằm trong địa phận khu dân cư khá đông và trẻ. Đây là
nguồn lao động dồi dào và tương đối rẻ mà công ty có thể sử sụng trong quá
trình kinh doanh hàng hóa.


Trong những năm, nền kinh tế của đất nước ngày càng phát triển do vậy
nhu cầu mua sắt, thép để phục vụ cho xây dựng đang ngày càng tăng cao. Do đó
việc cung cấp các chủng loại về sắt và thép cũng gặp nhiều thuận lợi để phát


2

triển. Thị trường của công ty ngày càng mở rộng, ban đầu thị trường của doanh
nghiệp khoang vùng trong tỉnh Thanh Hóa giờ thị trường bán hàng đã được mở
rộng sang các tỉnh lân cận như Nghệ An, Ninh Bình, Hà Nam... Sự phát triển của
công ty còn được thể hiện trong việc mở rộng qui mô do đó mà các chỉ tiêu
trong báo cáo tài chính luôn có xu hướng tăng.
1.1.3 Một số thành tựu cơ bản của Doanh nghiệp
-Doanh nghiệp đã mở rộng thị trường, tăng vốn đầu tư, mua sắm trang thiết
bị, đa dạng hoá các loại hình kinh doanh.
- Doanh nghiệp đã không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của người
lao động. Khồng chỉ là đời sống vật chất doanh nghiệp còn quan tâm đến đời
sống tinh thần của lao động tạo điều kiện để người lao động có thể lao động thật
tốt.
- Doanh nghệp đã đổi mới phương thức quản lý, điều hành, ứng dụng các
tiến bộ của khoa học, kỹ thuật vào lĩnh vực quản lý,nghiên cứu thị trường thật
tốt để từ đó nắm bắt được thị hiếu, phân khúc thị trường từ đó thúc đẩy doanh
thi, tăng lợi.
- Ngoài ra Doanh nghiệp còn tích cực tham gia các hoạt động từ thiện như :
hoạt động từ thiện năm 2015 là ủng hộ Chương trình “ Áo ấm cho em” 5 triệu
đồng, “Xây dựng nhà tình thương “ 3 triệu đồng .
1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất- kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân Võ
Mạnh Tuấn
1.2.1 Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp tư nhân Võ Mạnh Tuấn
a. Chức năng:

Công ty là một doanh nghiệp hạch toán độc lập, tự chủ về mặt tài chính và
vốn trong hoạt động kinh doanh của mình. Công ty luôn phấn đấu đáp ứng đủ và
đúng với nhu cầu của người tiêu dùng, luôn lấy chữ tín làm đầu. Công ty không
ngừng năng cao chất lượng phục vụ ,sản phẩm nhập vào, tăng sự cạnh tranh trên
thị thị trường. Chức năng chủ yếu của Công ty là cung cấp mặt hàng nguyên liệu
như các loại sắt, thép, u, v….
b. Nhiệm vụ
- Tổ chức tốt công tác phân phối, tiêu thụ hàng hóa
- Tổ chức tốt công tác bảo quản sản phẩm, hàng hoá, đảm bảo lưu thông
hàng hóa thường xuyên, liên tục và ổn định trên thị trường.


3

- Quản lý khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, đảm bảo đầu tư mở
rộng qui mô doanh nghiệp
- Thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà Nước, tuân thủ chính sách quản lý
kinh tế Nhà nước
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với người lao động
c. Ngành nghề kinh doanh
- Cung cấp sắt, thép, u, v ra ngoài thị trường tiêu thụ
1.2.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân
Võ Mạnh Tuấn
Với diện tích khoảng 700 m2 bao gồm các phòng ban và nhà kho và cửa
hàng bán hàng và chưng bày sản phẩm. Công ty có một nhà kho, một cửa hàng.
Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân Võ Mạnh Tuấn được tổ chức tập
trung và tương đối đơn giản theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tôt chức của Doanh nghiệp tư nhân Võ Mạnh Tuấn
BAN GIÁM ĐỐC
CÁC PHÒNG BAN

BỘ PHẬN BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP SẢN PHẨM

Ghi chú:
→ Quan hệ chỉ đạo
Sản phẩm của Công ty được tiêu thụ rộng rãi như:
- Các nhà hàng, khách sạn
- Tất cả các hộ dân cư
- Các trường học
- Các tổ chức kinh tế, chính trị


4

- Các bệnh viện...
1.2.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân
Võ Mạnh Tuấn
Do sản phẩm của Công ty mang tính chất đặc thù nên việc phân phối sản
phẩm diễn ra với quy mô rộng. Sản phẩm được bán trực tiếp cho khách hàng và
qua đại lý.
Kênh Phân phối được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.2 : Sơ đồ kênh phân phối sản phẩm
Doanh nhiệp tư nhân Võ Mạnh Tuấn

KHÁCH HÀNG
TRỰC TIẾP

ĐẠI LÝ

1.3 Tổ chức bộ máy quản lí hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh
nghiệp tư nhân Võ Việt Dũng

1.3.1 Tổ chức quản lý:
Tổ chức quản lý trong bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần thiết và không
thể thiếu, nó đảm bảo dám sát chặt chẽ tình hình kinh doanh của công ty. Để
thực hiện tốt chức năng quản lý của doanh nghiệp thì mỗi công ty cần phải có
một bộ máy tổ chức quản lý phù hợp. Đối với doanh nghiệp tư nhân Võ Mạnh
Tuấn cũng vậy, là một công ty nhỏ nên bộ máy quản lý của công ty hết sức đơn
giản, gọn nhẹ phù hợp với mô hình tính chất kinh doanh của công ty. Tổ chức
quản lý của doanh nghiệp được thể hiện
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ tổ chức quản lý của Doanh nghiệp tư nhân Võ Mạnh Tuấn
Giám đốc

Phó giám đốc

Phòng kinh doanh

Phòng kế toán


5

Chức năng của từng bộ phận được tóm tắt như sau:
Giám đốc: chịu trách nhiệm chung và trực tiếp quản lý các khâu trọng yếu,
chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh tế.
Phó giám đốc: tham mưu cho giám đốc, giúp giám đốc giải quyết và điều
hành công ty khi giám đốc đi vắng
Phòng kinh doanh: Chức năng tham mưu cho giám đốc, giúp giám đốc
điều hành và trực tiếp tham gia các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
Chủ động khảo sát và nghiên cứu mở rộng thị trường cho sản phẩm của công ty;
Tìm kiếm khách hàng và bán được hàng cho doanh nghiệp nhằm mang lại doanh
thu cho doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển; Trực tiếp xây

dựng kế hoạch và phương án kinh doanh của công ty; Thực hiện quản lý tốt tiền
hàng trong quá trình kinh doanh; Thực hiện báo cáo lại kết quả hoạt động kinh
doanh cho công ty từng tháng từng quý;Thực hiện đúng nguyên tắc quản lý kinh
tế lập chứng từ hóa đơn gốc theo qui định của nhà nước;
Mối quan hệ giữa phòng kinh doanh và các bộ phận khác: Phòng kinh
doanh có mối quan hệ chặt chẽ với ban giám đốc và các phòng ban khác trong
doanh nghiệp. Tham mưu cho giám đốc những lĩnh vực kinh doanh ký kết hợp
đồng kinh tế, chỉ đạo quá trình kinh doanh.
Phòng kế toán :Thực hiện chức năng và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh trong kỳ; Thực hiện quản lý tài sản của doanh nghiệp một cách hợp lý
và hiệu quả; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính cho giám
đốc phê duyệt, tham mưu, giúp giám đốc điều hành và quản lý các hoạt động
của doanh nghiệp, đề suất các hiệu quả để sử dụng nguồn vốn kinh doanh một
các hiệu quả; Thực hiện theo dõi và báo cáo biến động về nhân sự; Thực hiện
chế độ quản lý kinh doanh theo qui định của nhà nước.
Mối quan hệ giữa phòng kế toán và các bộ phận khác : Tham mưu cho
giám đốc trong lĩnh vực tổ chức công tác các bộ lao động, tiền lương, chế độ
khen thưởng; Tham mưu cho giám đốc về công tác bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỉ
luật, khen thưởng theo phân cấp của công ty; Các phòng ban trong công ty có
mối quan hệ cung cấp số liệu cho phòng kế toán. Dự vào số liệu đó phòng kế
toán sẽ tổng hợp cung cấp cho giám đốc biết được tình hình kinh doanh của đơn
vị từ đó sẽ dễ dàng cho việc lập kế hoạch cho quá trình kinh doanh; Phòng kế
toán tập hợp thu chi từ các phòng ban khác để dễ dàng tìm ra những điểm bất


6

hợp lý trong việc thu chi từ đó sẽ tìm ra biện pháp sử lý. Ngoài ra, thông qua đó
sẽ đề ra những biện pháp để tiết kiệm thu chi cho doanh nghiệp.
1.3.2 Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân

Võ Mạnh Tuấn
Trong những năm gần đây tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp có nhiều tiến triển rất khả quan như tông tài sản, tổng doanh thu,
số lao động, cũng như lơi nhuận sau thuế của doanh nghiệp liên tục tăng qua các
năm từ năm 2013 đến 2015. Điều đó được thể hiện qua bảng tổng hợp số liệu
sau
Một số chỉ tiêu phản ánh qui mô sản xuất và kết quả kinh doanh
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân Võ
Mạnh Tuấn qua 3 năm (2012 – 2013– 2014): phụ lục 1
Nhận xét:
Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp ta nhận
thấy rằng tổng doanh thu của doanh nghiệp tăng từ 1.930 triệu đồng năm 2012
lên 2.556 triệu đồng năm 2013, tức tăng 626 triệu đồng, tương đương 32,43%.
Sang năm 2014, tổng doanh thu tăng lên 2975 triệu đồng, vượt hơn năm 2013 là
16.39%. Từ năm 2012 – 2014, tổng doanh thu tăng là do Doạnh nghiệp mở rộng
quy mô kinh doanh, làm ăn có uy tín, thu hút được nhiều khách hàng và đối tác,
đồng thời công ty cũng áp dụng nhiều biện pháp nhằm tăng doanh thu và lợi
nhuận như: tăng cường quảng cáo, chăm sóc khách hàng.
Tuy tổng doanh thu tăng cao nhưng tình hình chi phí của Doanh nghiệp
cũng có chiều hướng tăng cao. Năm 2012 chi phí tài chính của Doanh nghiệp là
150 triệu đồng đến năm 2013 tổng chi phí là 189 đồng, tăng 39 triệu đồng tức
tăng 26% so với 2012. Năm 2014 chi phí tài chính của Doanh nghiệp 230 triệu
đồng tức tăng 41 triệu đồng, tương đương tăng 21% so với 2013. Điều đó chứng
tỏ doanh nghiệp đang vay vốn ngân hàng để có thể có nguồn vốn mở rộng hoạt
động kinh doanh .
Lợi nhuận của doanh nghiệp năm 2012 là 617.76 triệu đồng, năm 2013 là
948.48 triệu đồng như vậy lợi nhuận năm 2013 của doanh nghiệp tăng 330.28
triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 53.53%. Năm 2014 lợi nhuận của doanh
nghiệp là 1014 so với năm 2013 thì lợi nhuận của doanh nghiệp tăng 65,52 triệu
đồng tương ứng với tốc độ tăng là 6.9% . Nhận thấy là tốc độ tăng của doanh

nghiệp bị chững lại rất nhiều, lợi nhuận có tăng nhưng không đáng kể có thể do
doanh nghiệp đang mở rộng nên chi phí phát sinh nhiều.


7

Bảng 1.2: Bảng cân đối kế toán tổng hợp, phân tích 2 năm 2013-2014 của
doanh nghiệp tư nhân Võ Mạnh Tuấn
Qua bảng cơ cấu vốn và nguồn vốn trên của doanh nghiệp ta phân tích từng chi
tiết, đẻ biết được tình hình thực tế và thực trạng của doanh nghiệp
* Tình hình vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp
Tổng vốn CSH của doanh nghiệp năm 2014 là 2823.203 ( nghìn đồng) , Năm
2013 là 2891.475(nghìn đồng) tăng 68.272 nghìn đồng, tương ứng với mức tăng
2.41%,.
Cho thấy tình hình của doanh nghiệp đang có những triển biến rất tốt.
* Tình hình tài sản của doanh nghiệp
Tổng tài sản của doanh nghiệp 2014 là 5049.315 ( nghìn đồng) , năm 2013 là
4558.833 ( nghìn đồng ) tăng 490.432 ,tương ứng vớ mức tăng 10.75%
Cho thấy doanh nghiệp có tình hình tài sản tốt


8

CHƯƠNG 2 : Tổ chức bộ máy kế toán tại doanh nghiệp
tư nhân Võ Mạnh Tuấn
2.1 Tổ chức hệ thống kế toán tại Doanh nghiệp tư nhân Võ Mạnh tuấn
2.1.1 Các chính sách kế toán chung
Hệ thống tài khoản sử dụng: Hệ thống tài khoản mà công ty sử dụng được
vận dụng phù hợp tuân thủ theo nguyên tắc được qui định ở quyết định 10/TC –
QĐ/CĐKT ngày 01/01/1995 và thông tư 10/TC –CĐKT của Bộ tài chính.

Chế độ chuẩn mực kế toán: Doanh nghiệp đang áp dụng chế độ, chuẩn mực
kế toán ban hành theo thông tư số 200/2014/TT-BTC
Niên độ kế toán : bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong sổ : Việt Nam đồng (VNĐ).
Tiền và các khoản tương đương tiền:
Tiền mặt và các khoản tương đương tiền bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi
ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản ký cược, ký quỹ, các khoản đầu tư ngắn
hạn hoặc các khoản đầu tư có tính thanh khoản cao.
Hàng tồn kho
Hàng tồn kho được xác định trên cơ sở giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị
thuần có thể thực hiện được. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí
chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác để có được hàng tồn kho ở địa
điểm và trạng thái hiện tại. Giá trị thuần có thể thực hiện được xác định bằng giá
bán ước tính trừ các chi phí ước tính để hoàn thành cùng chi phí tiếp thị, bán
hàng và phân phối phát sinh.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp Kê khai thường
xuyên.
Phương pháp tính giá xuất hàng tồn kho: theo phương pháp Bình quân gia
quyền
Tài sản cố định hữu hình và hao mòn:
Tài sản cố định hữu hình được trình bày theo nguyên giá và giá trị hao mòn
luỹ kế. Nguyên giá tài sản cố định hữu hình bao gồm giá mua và toàn bộ các chi
phí khác liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng
sử dụng.


9

Đối với các tài sản cố định đã đưa vào sử dụng nhưng chưa có quyết toán
chính thức sẽ được tạm ghi tăng nguyên giá tài sản cố định và trích khấu hao,

khi có quyết toán chính thức sẽ điều chỉnh lại nguyên giá và khấu hao tương
ứng.
Tài sản cố định hữu hình được khấu hao theo phương pháp đường thẳng
dựa trên thời gian hữu dụng ước tính.
Thuế và các khoản phải nộp nhà nước được tín theo phương pháp khấu trừ.
2.1.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
Doanh nghiệp đang áp dụng chế độ chứng từ theo TT 200/2014/TT- BTC
ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính. Doanh nghiệp đã tổ chức lập, luân
chuyển, kiểm tra, lưu trữ và bảo quản chứng từ theo đúng quy định của chế độ
kế toán hiện hành.
Công ty đã đăng ký sử dụng hầu hết các danh mục và mẫu chứng từ theo
hướng dẫn kèm theo Quyết định như về lao động tiền lương có Bảng chấm
công, Bảng thanh toán tiền thưởng, Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã
hội…..Bên cạnh đó, do đặc thù của lĩnh vực sản xuất kinh doanh nên Công ty có
bổ sung thêm một số chứng từ liên quan đến ngành nghề hoạt động như Phiếu
giá thanh toán khối lượng XDCB hoàn thành…..; và cũng có một số chứng từ
trong danh mục chứng từ của chế độ đưa ra mà Công ty không sử dụng như Thẻ
quầy hàng, Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi.
2.1.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Doanh nghiệp đăng ký sử dụng hệ thống tài khoản kế toán theo chế độ kế
toán hiện hành; tức là hệ thống tài khoản này bao gồm hầu hết các tên, mã, số
hiệu các tài khoản trong hệ thống tài khoản theo TT 200/2014/TT- BTC ban
hành ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính. Bên cạnh đó, do hoạt động trong lĩnh
vực xây lắp nên doanh nghiệp mở thêm một số tài khoản chi tiết phục vụ cho
công tác hạch toán và lập báo cáo tài chính. Cũng do đặc thù của ngành nghề
kinh doanh mà ngoài các tài khoản mở thêm chi tiết thì một số tài khoản trong
hệ thống tài khoản của Bộ tài chính không được đưa vào trong hệ thống tài
khoản của Công ty như TK 157, TK 631, TK611….
Bảng 2.2: Hệ thống doanh mục các tài khoản (phụ lục 1)
2.1.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán



10

Hệ thống sổ sách kế toán của Công ty bao gồm: hệ thống sổ kế toán chi
tiết, hệ thống sổ kế toán tổng hợp cùng bổ sung thêm một số sổ kế toán kết hợp.
Hình thức kế toán doanh nghiệp đang áp dụng là Nhật ký chung.
Hình thức kế toán Nhật ký chung bao gồm các loại sổ chủ yếu: Sổ Nhật ký
chung; Sổ Cái; các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Theo hình thức kế toán này, hàng ngày căn cứ vào các chứng từ đã kiểm
tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào vào sổ
Nhật ký chung; sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ
Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký
chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên
quan. Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, đơn vị cộng số liệu trên Sổ Cái để lập
Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi
trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết)
được dùng để lập các Báo cáo tài chính. Tuy nhiên do công ty có quy mô lớn với
nhiều nghiệp vụ kế toán phát sinh nên để nâng cao hiệu quả xử lý thông tin kế
toán, Công ty còn sử dụng hình thức kế toán trên máy vi tính với phần mềm kế
toán được thiết kế riêng nhưng vẫn đáp ứng và tuân thủ hình thức nhật ký chung
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung
Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung
Chứng từ gốc kế toán

Sổ nhật ký
đặc biệt

SỔ NHẬT KÝ CHUNG


Sổ, thẻ kế toán chi
tiết

SỔ CÁI
Bảng tổng hợp
chi tiết
Bảng cân đối số phát
sinh

BÁO CÁO TÀI CHÍNH


11

Ghi chú :
Ghi hàng ngày;
Đối chiếu, kiểm tra

Ghi cuối tháng

Hàng ngày: Căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ
ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số
liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán
phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ
Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết
liên quan.
Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào
các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật
ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10... ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng
nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào

các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp
vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).
Cuối tháng, cuối quý, cuối năm: Cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân
đối số phátsinh.
Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng
tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các
Báo cáo tài chính.
Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng
cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có
trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau
khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.
2.1.5 Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán
Niên độ kế toán của doanh nghiệp bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào
ngày 31/12 năm Dương lịch. Khi năm tài chính kết thúc, Doanh nghiệp lập các
báo cáo nhằm cung cấp thông tin một cách tổng quát về tình hình tài chính và


12

kết quả hoạt động trong năm vừa rồi của Doanh nghiệp . Hệ thống báo cáo này
gồm báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị.
Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp bao gồm 4 loại báo cáo:
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: đây là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh
việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp. Báo
cáo này được lập theo Mẫu số B03-DN.
+ Thuyết minh báo cáo tài chính: đây là báo cáo nhằm thuyết minh và giải
trình bằng lời, bằng số liêu một số chỉ tiêu kinh tế - tài chính chưa được thể hiện
trên các báo cáo tài chính ở trên. Báo cáo này được lập theo Mẫu số B09-DN.
Các báo cáo tài chính của Công ty được lập sau mỗi quý (trừ quý 4) và thời
điểm kết thúc năm tài chính vào ngày 31/12.Cùng với hệ thống báo cáo tài chính

nêu trên, doanh nghiệp còn sử dụng nhiều báo cáo quản trị nội bộ phục vụ cho
công tác quản lý, theo dõi, tổng hợp số liệu. Một số báo cáo kế toán quản trị mà
Công ty sử dụng: Báo cáo doanh thu và chi phí theo từng công trình, Báo báo
thu hồi vốn, Báo cáo sản lượng….
+ Bảng cân đối kế toán: đây là một báo cáo tài chính chủ yếu phản ánh khái
quát tình hình tài sản của Công ty theo giá trị ghi sổ của tài sản và nguồn hình
thành tài sản tại một thời điểm. Báo cáo này được lập theo Mẫu số B01-DN.
+ Báo cáo kết quả kinh doanh: đây là báo cáo tổng hợp, phản ánh tóm lược
các khoản doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của Công ty trong một thời
kỳ; được lập theo mẫu số B02-DN.
Báo cáo tài chính của Công ty được nộp cho các cơ quan:
+ Cục thuế Thành phố Thanh Hóa
+ Cục kế hoạch và đầu tư thành phố Thanh Hóa
2.1.6 Tổ chức phòng kế toán của công ty
Bộ máy kế toán của doanh nghiệp được tổ chức theo hình thức tập trung,
vì toàn bộ các công việc kế toán đều được thực hiện tập trung tại phòng kế toán.
Phòng kế toán chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán, công
tác tài chính và công tác thống kê trong toàn doanh nghiệp.
Với đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý ở
trên đề phù hợp với điều kiện và trình độ doanh nghiệp tư nhân Võ Mạnh Tuấn
đã áp dụng hình thức công tác là bộ máy kế toán tập trung.


13

Phòng kế toán gồm có 4 người tất cả đều trình độ đại học. tất cả nhân viên
kế toán tất cả đều đảm nhân công việc phù hợp với bản thân. Phòng kế toán có
nhiệm vụ là bám sát quá trình kinh doanh sau đó phản ánh và đảm bảo cung cấp
đầu đủ thông tin kịp thời, chính xác cho ban giám đốc. Đồng thời ghi chép sổ kế
toán và trực tiếp các nghiệp vụ phát sinh toàn công ty. Với nhiệm vụ như vậy bộ

máy kế toán của công tu được tổ chức bố trí theo
Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán trưởng kiêm kế toán
tổng hợp

Kế toán bán
hàng

Kế toán công
nợ, thanh toán
kiêm kế toán
vốn bằng tiền

Thủ quỹ

Chức năng các phòng ban
Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp: Là người giúp việc cho giám đốc
có nhiệm vụ tôt chức công tác kế toán và bộ máy kế toán phù hợp với tổ chức
kinh danh của doanh nghiệp, hướng dẫn nghiệp vụ cho từng phần hành theo
đúng chế dộ kinh tế tài chính như : chế dộ chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản
kế toán, chế độ sổ kế toán, chính sách thuế... đôn đốc kiểm tra các phần việc của
từng phần hành kế toán, giám sát và ký duyệt các chứng từ kinh tế phát sinh,
kiểm tra đối chiếu các số liệu, lập báo cáo tài chính và báo cáo cho Giám đốc và
các cơ quan quản lý cấp cao hơn một các kịp thời.Ngoài ra kế toán trưởng còn tổ
chức kiểm tra kế toán, phân tích các hoạt động tài chính cho công tu từ đó nhằm
đánh giá đúng thực trạng của công ty.
Kế toán công nợ, thanh toán kiêm kế toán vốn bằng tiền: Có nhiệm vụ lập
chứng từ, tổng hợp, ghi sổ kế toán chi tiết công nợ, thanh toán các báo cáo công
nợ, các báo cáo thanh khảo. Đồng thời kế toán sẽ cập nhật các chứng từ liên
quan đến tiền mặt và tiền ngân hàng như phiếu thu, phiếu chi, séc thanh toán...

ghi chép phản ánh số hiện có và tình hình biến động của các tài khoản vốn bằng


14

tiền, các khoản công nợ và thực hiện giao dịch với ngân hàng, thực hiện các
công việc kế toán trưởng giao nhiệm vụ.
Quỹ: Có nhiệm vụ quản lý tiền mặt thực trong quỹ trực tiếp thu chi quỹ
tiền mặt của công ty. Căn cứ các chứng từ phát sinh của kế toán để thu, chi tiền
mặt vào sổ quỹ. Sổ quỹ được khóa vào mỗi ngày. Hằng tháng thủ quỹ còn căn
cứ vào công nợ để ghi chép sổ sách, lên bảng số dư theo dõ thu hoàn tạm ứng
của từng người.
2.2 Tổ chức kế toán các phần hành cụ thể
2.2.1 Tổ chức kế toán Vốn bằng tiền
2.2.1.1 Chứng từ
a. Chứng từ
Các chứng từ mà doanh nghiệp sử dụng là :
+ Phiếu chi:
+ Phiếu Thu:
+ Giấy báo nợ:
+Các giấy báo Có, báo Nợ, bản sao kê của Ngân hàng.
+ Các chứng từ khác: Séc chuyển khoản, séc định mức, séc bảo chi, uỷ
nhiệm chi,+ uỷ nhiệm thu
+ Giấy đề nghị tạm ứng
Mẫu số 03-TT
+ Giấy thanh toán tiền tạm ứng
Mẫu số 04-TT
+ Giấy đề nghị thanh toán
Mẫu số 05-TT
+ Biên lai thu tiền

Mẫu số 06-TT
+ Bảng kê chi tiền
Mẫu số 07-TT
2.2.1.2. Tài khoản
Các tài khoản mà kế toán vốn bằng tiền sử dụng là :
Nhóm tài khoản 11 – Vốn bằng tiền, có 3 tài khoản:
Tài khoản 111 – Tiền mặt
Tài khoản 111 có 3 TK cấp 2:
Tài khoản 1111 – Tiền Việt Nam
Tài khoản 1112 – Ngoại tệ
Tài khoản 1113 – Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý
Tài khoản 112 – Tiền gửi Ngân hàng;


15

Tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng có 3 TK cấp 2
Tài khoản 1121 – Tiền Việt Nam
Tài khoản 1122 – Ngoại tệ
Tài khoản 1123 – Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý
Trong đó kế toán còn mở thêm một số tài khoản chi tiết đối với tài khoản
chi tiết như
11211: Tài khoản VND tại ngân hàng BIDV
11212: Tài khoản VND tại ngân hàng SHB
11213: Tài khoản VND tại ngân hàng HSBC
11221: Tài khoản USD tại VCB
2.2.1.3 Hạch toán chi tiết
a. Sổ kế toán sử dụng:
-


Sổ cái TK 111
Sổ quỹ tiền mặt
Sổ chi tiết tiền mặt
b. Hạch toán chi tiết tài khoản 111
Theo chế độ hiện hành, mỗi doanh nghiệp đều có một số tiền mặtnhất định
tại quỹ. Số tiền thường xuyên có mặt tại quỹ được ấn định tùythuộc vào quy mô,
tính chất hoạt động của doanh nghiệp và được sự thỏathuận của ngân hàng.
Để quản lí và hạch toán chính xác, tiền mặt của công tyđược tập trung bảo
quản tại quỹ. Mọi nghiệp vụ có liên quan đến thu, chi,quản lí và bảo quản tiền
mặt đều do thủ quỹ chịu trách nhiệm thực hiện.Thủ quỹ do giám đốc doanh
nghiệp chỉ định và chịu trách nhiệm gửi quỹ.
Tất cả các khoản thu chi tiền mặt đều phải có các chứng từ thu chihợp lệ.
Phiếu thu được lập thành 3 liên, sau đó chuyển cho kế toán trưởngđể soát xét và
giám đốc kí duyệt mới chuyển cho thủ quỹ làm thủ tụcnhập quỹ. Sau khi đã
nhận đủ số tiền, thủ quỹ ghi số tiền thực tế nhậpquỹ (bằng chữ) vào phiếu thu
trước khi kí và ghi rõ họ tên. Đối với phiếuthu cũng lập làm 3 liên và chỉ sau khi
có đủ chữ kí (kí trực tiếp từng liên)của người lập phiếu, kế toán trưởng, giám
đốc, thủ quỹ mới được xuấtquỹ. Sau khi nhận đủ số tiền, người nhận tiền phải
trực tiếpghi rõ số tiềnđã nhận bằng chữ, kí tên và ghi rõ họ tên vào phiếu chi.
Trong 3 liên của phiếu thu, phiếu chi:


16
-

Thủ quỹ giữ 1 liên để ghi sổ quỹ
1 liên giao người nộp tiền
1 liên lưu nơi lập phiếu
Cuối mỗi ngày, căn cứ vào các chứng từ thu – chi để ghi sổ quỹ và lập báo
cáo quỹ kèm theo các chứng từ thu chi để ghi sổ kế toán.

Trường hợp phiếu thu, phiếu chi gửi ra ngoài doanh nghiệp, liêngửi ra
ngoài doanh nghiệp phải được đóng dấu. Đối với việc thu bằngngoại tệ, trước
khi nhập quỹ phải được kiểm tra và lập bảng kê ngoại tệđính kèm phiếu thu và
kế toán phải ghi rõ tỷ giá tại thời điểm nhập quỹ,còn nếu chi bằng ngoại tệ, kế
toán phải ghi rõ tỷ giá thực tế, đơn giá tạithời điểm xuất quỹ để tính ra tổng số
tiền ghi sổ kế toán.
Phiếu thu, phiếu chi được đóng thành từng quyển và phải ghi sốtừng quyển
dùng trong 1 năm. Trong mỗi phiếu thu (phiếu chi), số củatừng phiếu thu (phiếu
chi) phải đánh liên tục trong 1 kì kế toán.
Bên cạnh phiếu thu, phiếu chi bắt buộc dùng để kế toán tiền mặt,kế toán
còn phải lập “Biên lai thu tiền”. Biên lai thu tiền được sử dụngtrong các trường
hợp thu tiền phạt, thu lệ phí, phi…và các trường hợpkhách hàng nộp séc thanh
toán nợ. Biên lai thu tiền cũng là chứng từ bắtbuộc của doanh nghiệp hoặc cá
nhân dùng để biên nhận số tiền hay séc đãthu của người nộp, làm căn cứ để lập
phiếu thu, nộp tiền vào quỹ; đồngthời, để người nộp thanh toán với cơ quan
hoặc lưu quỹ. Biên lai thu tiềncũng phải đóng thành quyển và phải đóng dấu đơn
vị, phải đánh số từngquyển. Trong từng quyển phải ghi rõ số hiệu từng tờ biên
lai thu tiền. Sốhiệu này được đánh liên tục theo từng quyển biên lai. Khi thu tiền
ghi rõđơn vị là VNĐ hay USD, EURO…Trường hợp thu bằng séc, phải ghi
rõsố,ngày, tháng, năm của tờ séc bắt đầu lưu hành và họ tên người sử dụngséc.
Biên lai thu tiền được lập thành 2 liên (đặt giấy than viết 1 lần):
- Một liên lưu
- Một liên giao cho người nộp tiền
Cuối ngày, người thu tiền phải căn cứ vào biên lai thu tiền( bản lưu)để lập
Bảng kê biên lai thu tiền trong ngày (bảng kê thu tiền riêng, thu sécriêng), nộp
cho kế toán để kế toán lập phiếu thu, làm thủ tục nhập quỹhay thủ tục nộp ngân
hàng.


17


2.2.1.4

Kế toán tiền mặt sau khi nhận được phiếu thu, phiếu chi kèm theochứng từ
gốc do thủ quỹ chuyển đến phải kiểm tra chứng từ và cách ghichép trên các
chứng từ tiến hành định khoản. Sau đó mới ghi vào “Sổ kếtoán chi tiết quỹ tiền
mặt” theo trình tự phát sinh của các khoản thu, chi (nhập, xuất) tiền mặt, tính ra
số tồn quỹ vào cuối ngày.
“Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt” dùng cho kế toán tiền mặt đượcmở theo
mẫu số S07a- DN tương tự sổ quỹ tiền mặt, chỉ khác là có thêmcột F “tài khoản
đối ứng” để kế toán định khoản nghiệp vụ phát sinh liênquan đến bên Nợ, bên
Có TK 111- Tiền mặt.
c. Hạch toán chi tiết kế toán tiền gửi ngân hàng
Tiền gửi ngân hàng là số tiền tạm thời nhàn rỗi của doanh nghiệp đang gửi
tại ngân hàng( hoặc kho bạc hay công ty tài chính). Kế toán tiền gửi ngân hàng
phải mở sổ theo dõi chi tiết từng loại tiền gửi( tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc,
đá quý) và theo từng nơi gửi.
Hàng ngày, khi nhận được chứng từ của ngân hàng chuyển đến, kế toán đối
chiếu với chứng từ gốc đính kèm, thông báo với ngân hàng để đối chiếu, xác
minh và xử lí kịp thời các khoản chênh lệch( nếu có). Trường hợp doanh nghiệp
mở tài khoản TGNH ở nhiều ngân hàng, thì kế toán phải tổ chức hạch toán chi
tiết theo từng ngân hàng để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu.
Để theo dõi chi tiết tiền Việt Nam gửi tại ngân, kế toán sử dụng “ Sổ tiền
gửi ngân hàng”. Sổ được mở chi tiết theo từng ngân hàng gửi tiền, mỗi nơi gửi
một quyển; trong đó, phải ghi rõ nơi mở tài khoản và số hiệu tài khoản giao
dịch. Căn cứ ghisổ là các giấy báo Nợ, giấy báo Có hoặc sổ phụ của ngân hàng.
Cuối tháng tính ra số tiền còn gửi tại ngân hàng chuyển sang tháng sau. Số dư
trên sổ tiền gửi được dùng để đối chiếu với số dư tại ngân hàng nơi mở tài
khoản
Hạch toán tổng hợp

a. Hạch toán tổng hợp kế toán tiền mặt
* Phương pháp hạch toán
Để theo dõi chi tiết tình hình biến động tiền mặt tại quỹ kế toán sử dụng tài
khoản 111. Hàng ngày căn cứ vào các phiếu thu, phiếu chi, các lệnh chi, các hợp
đồng… thủ quỹ kiêm kế toán ngân hàng và kế toán công nợ sẽ tiến hành viết
phiếu thu, phiếu chi tương ứng.


18

Khi phát sinh nghiệp vụ thu, chi tiền kế toán sẽ lập phiếu thu( phiếuchi)
trình giám đốc, kế toán trưởng duyệt rồi chuyển cho thủ quỹ thu tiền,sau đó kế
toán phần hành sẽ tiến hành định khoản và cập nhật số liệu vàosổ quỹ tiền mặt
và đính kèm chứng từ gốc.


19

Sơ đồ 2.3: Phương pháp hạch toán tiền mặt là tiền Việt Nam
111- Tiền mặt (1111)

511, 515, 711

152, 153, 156, 211

Doanh thu và thu nhập

Thanh toán tiền muaVT,HH.TSCĐ

133


3331
Thuế GTGT

Thuế GTGT phải nộp

đầu vào nếu có

635

121, 221

241

Lỗ
Giá gốc

Giá bán

Chi đầu tư XDCB, sửa chữa TSCĐ

154, 642

Thanh lý các khoản đầu tư

TK 515

Chi phí cho hoạt động SXKD

Lãi


141

Thu hồi tiền tạm ứng thừa

133
Thuế GTGT

811

đầu vào nếu có

311, 341

Chi phí khác (thanh lý, nhượng bán TSCĐ)
Vay ngắn hạn bằng tiền

331, 334, 338. 311

Thanh toán các khoản nợ phải trả

411
Nhận vốn góp, vốn đầu tư củachủ

Trả cổ tức, mua lại cổ phiếu cũ

421, 419

sở hữu, phát hành cổ phiếu


411

3386, 3414
Nhận ký quỹ, ký cược dài ngắn hạn

Trả vốn góp cho chủ sở hữu, các bên góp vốn

3381
Kiểm kê phát hiện thừa

138
Kiểm kê phát hiện thiếu chưa rõ nguyên nhân

chưa rõ nguyên nhân

112

112
Rút TGNH về nhập quỹ

Xuất quỹ tiền mặt gửi ngân hàng


20

b. Kế toán tổng hợp tiền gửi ngân hàng
* Phương pháp hạch toán
Đối với các doanh nghiệp, kế toán tiền gửi ngân hàng là một phần hành rất
quan trọng. Ngay khi nhận được giấy báo của ngân hàng, kế toán tiến hành kiểm
tra đối chiếu với các chứng từ gốc kèm theo và sổ sách kế toán của công ty. Các

chứng từ hạch toán tiền gửi ngân hàng là: giấy báo nợ, giấy báo có, hay các bảng
sao kê. Dựa vào các chứng từ trên, kế toán tiến hành vào sổ tiền gửi ngân hàng
để theo dõi khoản tiền của doanh nghiệp.
*Trình tự ghi sổ kế toán tiền gửi ngân hàng
Sơ đồ 2.4: Phương pháp hạch toán tiền gửi ngân hàng bằng tiền Việt Nam
511, 515, 711

TK 112 (1121)

152,153, 156,
611, 211, 217…

Doanh thu và thu nhập

Thanh toán tiền mua VT,HH,TSCĐ

3331
Thuế GTGT phải nộp

133
635

121, 221

Thuế GTGT
đầu vào(nếu có)

Lỗ

Giá gốc


Giá bán

Thanh lý các khoản đầu tư

Chi đầu tư XDCB, sửa chữa
154, 635, 642

515
131, 138, 141

241

Lãi

Thu hồi các khoản nợ phải thu
thu tiền tạm ứng thừa

Chi phí hoạt động SXKD
133
Thuế GTGT
đầu vào nếu có

811

311, 341
Vay ngắn hạn bằng tiền
411
Nhận vốn góp, vốn đầu tư


Chi phí khác
331, 311, 334, 338, 341
Thanh toán các khoản nợ phải
trả
421, 419
Trả cổ tức, mua lại cổ phiếu cũ

111
Gửi tiền mặt vào ngân hàng
338, 341
Nhận ký quỹ, ký cược

Trả vốn cho chủ sở hữu, bên góp
vốn
Rút TGNH về nhập quỹ

411

111


21

2.2.2 Tổng chức hạch toán tài sản cố đinh
2.2.2.1 Chứng từ:
+ Thẻ tài sản cố định
+ Biên bản bàn giao tài sản cố định
+ Biên bản nhượng bán tài sản cố định
+ Biên bản đánh giá tài sản cố đinh
+ Chứng từ ghi số

2.2.2.2 Tài khoản sử dụng
Tài khoản 211 – tài sản cố định hữu hình
Tài khoản 211 - Tài sản cố định hữu hình, có 6 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 2111 - Nhà cửa vật kiến trức:
- Tài khoản 2112 - Máy móc thiết bị:
- Tài khoản 2113 - Phương tiện vận tải, truyền dẫn
- Tài khoản 2114 - Thiết bị, dụng cụ quản lý:
- Tài khoản 2115 - Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm:
- Tài khoản 2118 - TSCĐ khác:
2.2.2.3 Hạch toán chi tiết
Khi có tài sản cố định tăng thêm, doanh nghiệp phải thanh lập ban nghệm
thu, kiểm nhận tài sản cố định. Ban này có nhiệm vụ nghiệm thu và cùng diện
bên giao tài sản cố định lập biên bản giao nhân tài sản cố định. Biên bản này lập
cho từng đối tượng tài sản cố đinh. Với những tài sản cố định cùng loại, giao
nhận cùng một lúc, do cùng một đơn vị thu nhận thì có thể lập chung một văn
bản. Sau đó phòng kế toán sẽ đưa cho mỗi đối tượng một bản, lưu vào hồ sơ
riêng. Hồ sơ đó bao gồm: Biên bản giap nhận tài sản cố định, các tài liệu kỹ
thuật, Hóa đơn mua tài sản cố định, hóa đơn vận chuyển bốc dỡ. Phòng kế toán
giữu lại một bản để làm cơ sở hoạch toán tổng hợp và hoạch toán chi tiết tài sản
cố đinh.
Căn cứ vào hồ sơ, Phòng kế toán mở thẻ để hạch toán chi tiết tà sản cố
định, Thẻ chi tiết tài sản cố định được lập một bản và lưu tại phòng kế toán để
có theo dõi diễn biến phát sinh trong quá trình sử dụng
Khi giảm tài sản cố đinh, tùy theo trường hợp cụ thể mà doanh nghiệp có
thể dụng các chứng từ sau như: Biên bản thanh lý tài sản, hợp đồng mua bán tài


22

sản cố định. Căn cứ vào các chứng từ này, Phòng kế tiasn hủy Thẻ tài sản cố

định và ghi giảm sổ chi tiết tài sản cố định.
2.2.3.4 Hạch toán tổng hợp
* Kế toán tăng TSCĐ hữu hình:
Tài sản cố định của đơn vị tăng do được goa vốn (Đối với DNNN), nhận
góp vốn bằng TSCĐ, do mua sắm, do công tác XDCB đã hoàn thành đưa vào sử
dụng, do được viện trợ hoặc tặng, biếu.
* Trường hợp nhận vốn góp hoặc nhận vốn cấp bằng TSCĐ hữu hình, ghi:
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình
Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh
* Trường hợp TSCĐ được mua sắm:
a.Trường hợp mua sắm TSCĐ hữu hình (Kể cả mua mới hoặc mua lại
TSCĐ đã sử dụng) dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối
tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, căn cứ các chứng từ có
liên quan đến việc mua TSCĐ, kế toán xác định nguyên giá của TSCĐ, lập hồ sơ
kế toán, lập Biên bản giao nhận TSCĐ, ghi:
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332)
Có các TK 111, 112, . . .
Có TK 311 - Phải cho người bán
Có TK 341 - Vay dài hạn.
b. Trường hợp mua sắm TSCĐ dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá,
dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế
GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, ghi:
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Tổng giá thanh toán)
Có các TK 111, 112, . . .
Có TK 311- Phải cho người bán
Có TK 341- Vay dài hạn.
c. Nếu TSCĐ được mua sắm bằng nguồn vốn đầu tư XDCB hoặc quỹ đầu
tư phát triển của doanh nghiệp dùng vào SXKD, kế toán phải ghi tăng nguồn
vốn kinh doanh, giảm nguồn vốn XDCB hoặc giảm quỹ đầu tư phát triển khi

quyết toán được duyệt, ghi:
Nợ TK 414 - Quỹ đầu tư phát triển


23

Nợ TK 441 - Nguồn vốn đầu tư XDCB
Có TK 411- Nguồn vốn kinh doanh.
*. Trường hợp mua TSCĐ hữu hình theo phương thức trả chậm, trả góp:
- Khi mua TSCĐ hữu hình theo phương thức trả chậm, trả góp và đưa về sử
dụng ngay cho XDCB, ghi:
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá - ghi theo giá mua trả tiền ngay)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332) (Nếu có)
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn [Phần lãi trả chậm là số chênh lệch
giữa tổng số tiền phải thanh toán trừ (-) Giá mua trả tiền ngay trừ (-) Thuế
GTGT (nếu có)]
Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Tổng giá thanh toán).
- Định kỳ, thanh toán tiền cho người bán, ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán
Có các TK 111, 112 (Số phải trả định kỳ gao gồm cả giá gốc và lãi trả
chậm, trả góp phải trả từng kỳ).
- Định kỳ, tính vào chi phí theo số lãi trả chậm, trả góp phải trả của từng
kỳ, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn.
*. Trường hợp doanh nghiệp được tài trợ, biếu, tặng TSCĐ hữu hình đưa
vào sử dụng ngay cho SXKD, ghi:
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình
Có TK 711 - Thu nhập khác.
Các chi phí khác liên quan trực tiếp đến TSCĐ hữu hình được tài trợ, biếu,

tặng tính vào nguyên giá, ghi:
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình
Có các TK 111, 112, 331. . .
*. Trường hợp TSCĐ hữu hình tự chế:
- Khi sử dụng sản phẩm do doanh nghiệp tự chế tạo để chuyển thành TSCĐ
hữu hình sử dụng cho SXKD, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn bán hàng
Có TK 155 - Thành phẩm (Nếu xuất kho ra sử dụng)


24

Có TK 154 - Chi phí SXKD dỡ dang (Nếu sản xuất xong đưa vào sử
dụng ngay, không qua kho).
Đồng thời ghi tăng TSCĐ hữu hình:
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình
Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ (Doanh thu là chi phí sản xuất
thực tế sản phẩm).
- Chi phí lắp đặt, chạy thử,. . . liên quan đến TSCĐ hữu hình, ghi:
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình
Có các TK 111, 112, 331. . .
* Kế toán giảm TSCĐ hữu hình:
Tài sản cố định hữu hình của đơn vị giảm, do nhượng bán, thanh lý, mất
mát, phát hiện thiếu khi kiểm kê, đem góp vốn liên doanh, điều chuyển cho đơn
vị khác, tháo dỡ một hoặc một số bộ phận. . . Trong mọi tường hợp giảm TSCĐ
hữu hình, kế toán phải làm đầy đủ thủ tục, xác định đúng những khoản thiệt hại
và thu nhập (nếu có).
Căn cứ các chứng từ liên quan, kế toán ghi sổ theo từng trường hợp cụ thể
như sau:
*. Trường hợp nhượng bán TSCĐ dùng vào sản xuất, kinh doanh, dùng cho

hoạt động sự nghiệp, dự án:
TSCĐ nhượng bán thường là những TSCĐ không cần dùng hoặc xét thấy
sử dụng không có hiệu quả. Khi nhượng bán TSCĐ hữu hình phải làm đầy đủ
các thủ tục cần thiết (Lập Hội đồng xác định giá, thông báo công khai và tổ chức
đấu giá, có hợp đồng mua bán, biên bản giao nhận TSCĐ. . .). Căn cứ vào biên
bản giao nhận TSCĐ và các chứng từ liên quan đến nhượng bán TSCĐ:
a. Trường hợp nhượng bán TSCĐ dùng vào sản xuất, kinh doanh:
- Nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, số thu
về nhượng bán TSCĐ, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131,. . .
Có TK 3331 - Thuế giá trị gia tăng phải nộp (33311)
Có TK 711 - Thu nhập khác (Giá bán chưa có thuế GTGT).
- Nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, số
tiền thu về nhượng bán TSCĐ, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131,. . .


25

Có TK 711 - Thu nhập khác (Tổng giá thanh toán).
- Căn cứ Biên bản giao nhận TSCĐ để ghi giảm TSCĐ đã nhượng bán:
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2141) (Giá trị đã hao mòn)
Nợ TK 811 - Chi phí khác (Giá trị còn lại)
Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá).
- Các chi phí phát sinh liên quan đến nhượng bán TSCĐ được phản ánh vào
bên Nợ TK 811 “Chi phí khác”.
b. Trường hợp nhượng bán TSCĐ hữu hình dùng vào hoạt động sự nghiệp,
dự án:
- Căn cứ Biên bản giao nhận TSCĐ để ghi giảm TSCĐ đã nhượng bán:
Có TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (Giá trị còn lại)

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị đã hao mòn)
Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá).
- Số tiền thu, chi liên quan đến nhượng bán TSCĐ hữu hình ghi vào các tài
khoản liên quan theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
c. Trường hợp nhượng bán TSCĐ hữu hình dùng vào hoạt động văn hóa,
phúc lợi:
- Căn cứ Biên bản giao nhận TSCĐ để ghi giảm TSCĐ đã nhượng bán:
Nợ TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (4313) (Giá trị còn lại)
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị đã hao mòn)
Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá).
- Đồng thời phản ánh số thu về nhượng bán TSCĐ, ghi:
Nợ các TK 111, 112,. . .
Có TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (4312)
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3331) (Nếu có).
- Phản ánh số chi về nhượng bán TSCĐ, ghi:
Nợ TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (4312)
Có các TK 111, 112,. . .
* Trường hợp thanh lý TSCĐ:
TSCĐ thanh lý là những TSCĐ hư hỏng, không thể tiếp tục sử dụng được,
những TSCĐ lạc hậu về kỹ thuật hoặc không phù với yêu cầu sản xuất, kinh
doanh. Khi có TSCĐ thanh lý, đơn vị phải ra quyết định thanh lý, thành lập Hội
đồng thanh lý TSCĐ. Hội đồng thanh lý TSCĐ có nhiệm vụ tổ chức thực hiện


×