Tải bản đầy đủ (.docx) (138 trang)

Dạy học truyện ngắn hai đứa trẻ của nhà văn thạch lam theo đặc trưng thể loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (924.75 KB, 138 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO
DỤC

VŨ THỊ HIỀN

DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN "HAI ĐỨA TRẺ"
CỦA NHÀ VĂN THẠCH LAM (NGỮ VĂN 11, TẬP 1)
THEO ĐẶC TRƢNG THỂ
LOẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN

HÀ NỘI - 2015


1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO
DỤC

VŨ THỊ HIỀN

DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN "HAI ĐỨA TRẺ"
CỦA NHÀ VĂN THẠCH LAM (NGỮ VĂN 11, TẬP 1)
THEO ĐẶC TRƢNG THỂ
LOẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN


Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY
HỌC
(BỘ MÔN NGỮ VĂN)
Mã số: 60.14.01.11
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. HÀ VĂN ĐỨC

HÀ NỘI - 2015


2


Lời cảm ơn
Trước tiên tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn những tấm lòng, sự nhiệt
thành của các thầy cô giáo đang công tác tại trường Đại học Giáo dục, Đại
học Quốc gia Hà Nội - những người đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo chúng tôi
trong suốt khóa quá trình học tập và nghiên cứu, cùng với sự động viên khích
lệ của gia đình, bạn bè.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Hà Văn Đức, người đã tận
tâm hướng dẫn, góp ý và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu, các thầy cô
giáo và các em học trường THPT Trần Hưng Đạo, Quận Hà Đông, TP Hà
Nội, nơi tôi đang công tác đã nhiệt tình ủng hộ, giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu và thực nghiệm, hoàn thiện luận văn.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sắc tới bạn bè, đồng nghiệp và gia đình
những người đã luôn ở bên tôi, động viên và giúp đỡ tôi vượt qua những khó
khăn trong cuộc sống và tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành luận
văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 6 tháng 11 năm 2015.

Tác giả luận văn

Vũ Thị Hiền

i


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt

Viết đầy đủ

1

PGS

Phó giáo sư

2

TS

Tiến sĩ

3

GV

Giáo viên


4

HS

Học sinh

5

THPT

Trung học phổ thông

6

SGK

Sách giáo khoa

7

SGV

Sách giáo viên

STT

ii



MỤC
LỤC
Trang
Lời cảm ơn ......................................................................................................i
Danh mục viết tắt ............................................................................................ ii
Mục lục............................................................................................................ii i
Danh mục các bảng ......................................................................................... v
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................
10
1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................
10
1.1.1. Quan niệm chung về thể loại văn học................................................... 10
1.1.2. Dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại......................... 14
1.1.3. Đặc trưng thể loại truyện ngắn.............................................................. 21
1.2. Cơ sở thực tiễn........................................................................................ 29
1.2.1. Hai đứa trẻ của tác giả Thạch Lam trong chương trình Ngữ văn
11 THPT.......................................................................................................... 29
1.2.2. Dạy học tác phẩm Hai đứa trẻ ở trường THPT..................................... 34
Chƣơng 2: ĐỊNH HƢỚNG DẠY HỌC TÁC PHẨM HAI ĐỨA
TRẺ THEO ĐẶC TRƢNG THỂ LOẠI ......................................................
45
2.1. Giới thiệu chung về Thạch Lam và truyện ngắn ................................ 45
2.1.1. Tác giả Thạch Lam - Sơ lược về cuộc đời và sự nghiệp...................... 45
2.1.2. Truyện ngắn Thạch Lam....................................................................... 48
2.2. Tổ chức dạy học tác phẩm Hai đứa trẻ của tác giả Thạch
Lam theo đặc trƣng thể loại ......................................................................... 56
2.2.1. Xác định thể loại và đặc trưng thể loại trong tác phẩm Hai đứa
trẻ của Thạch Lam .......................................................................................... 56
2.2.2. Phương hướng chung ............................................................................

65
2.2.3. Phương pháp dạy học truyện ngắn Hai đứa trẻ theo đặc trưng thể loại ...............
67
Chƣơng 3: GIÁO ÁN VÀ THỰC NGHIỆM .............................................. 75
3.1. Mục đích, nội dung, cách thức thực nghiệm ....................................... 75
3.1.1. Mục đích thực nghiệm .......................................................................... 75


3.1.2. Nội dung thực nghiệm........................................................................... 75

iii


3.1.3. Cách thức thực nghiệm ......................................................................... 75
3.2. Giáo án thực nghiệm.............................................................................. 77
3.3. Kết quả thực nghiệm.............................................................................. 4
10
3.3.1. Tiêu chí đánh giá................................................................................... 4
10
3.3.2. Kết quả thực nghiệm ............................................................................. 4 10
3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm.............................................................. 5
10
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................. 9
10
1. Kết luận ..................................................................................................... 9
10
2. Khuyến nghị................................................................................................ 0
11
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 2
11

PHỤ LỤC....................................................................................................... 5
11


iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Bảng thống kê số lượng tác phẩm trữ tình và tự sự
(Chương trình chuẩn)...................................................................................... 31
Bảng 1.2 : Kết quả điều tra qua bảng hỏi dành cho GV ............................... 39
Bảng 1.3: Kết quả điều tra qua bảng hỏi dành cho HS ................................. 41
Bảng 3.1: Bảng đối chiếu điểm khác nhau giữa lớp thực nghiệm và
lớp đối chứng ................................................................................................76 ..
Bảng 3.2: Kết quả kiểm tra đánh giá ..............................................................4 10

v


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta đã
được Đảng, Nhà nước cũng như các cấp quản lí giáo dục rất quan tâm. Nghị
quyết Trung ương II khóa VIII đã viết trong phần định hướng phát triển Giáo dục
- Đào tạo đã chỉ rõ: "Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc
phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người
học.Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và các phương tiện hiện
đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học tự nghiên
cứu cho học sinh nhất là sinh viên đại học" [3, tr.43].Tiếp tục tinh thần đó,

trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc khóa I X khi nói về giáo dục đào tạo,
ban chấp hành Trung ương cũng đã nhấn mạnh: "tiếp tục nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung phương pháp dạy và học phát huy tinh
thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên ,đề cao năng lực tự
học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề" [4, tr.108,109].
Trong "luật giáo dục" được Quốc hội nước Cộng hõa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam thông qua ngày 02/12/1998 ở chương I "Những quy định chung" đã nhấn
mạnh tới yêu cầu và đổi mới phương pháp giáo dục là "phải phát huy tính tích
cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng năng lực tự học,
lòng say mê học tập và ý chí vươn lên".
1.2. Cùng với các môn học trong nhà trường môn Ngữ văn có một vị trí vô
cùng quan trọng trong hệ thống giáo dục. Môn Ngữ văn không chỉ giúp cho
con người có những hiểu biết phong phú, đa dạng vè thế giới tự nhiên và xã
hội mà có khả năng lay động con tim, đem đến những bài học, những cảm xúc
thẩm mỹ cao đẹp.Tuy nhiên muốn đạt được kết quả giáo dục cao nhất việc
giảng dạy môn Ngữ văn phải tiến hành sao cho phù hợp với đặc trưng bộ môn.

1


Trong nhà trường việc dạy tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại
là vấn đề đang được quan tâm, bởi mỗi tác phẩm văn học tồn tại dưới một hình
thức thể loại nhất định, đòi hỏi một cách thức, một phương pháp giảng dạy
phù hợp.Vì thế vấn đề thể loại trong trường phổ thông không những là vấn đề
tri thức mà còn là một vấn đề phương pháp.Trong chuyên đề bồi d ư ỡ n g t h ư ờ
n g x u yê n c h o g i á o v i ê n Ng ữ v ă n c á c n h à s ư p h ạ m l u ô n c o i v i ệ c dạy học tác
phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại là một hướng dạy q u an t rọ n g . N ắ m
v ữ n g t h i p h áp t h ể l o ại , n g ư ời d ạ y k h ô n g ch ỉ h i ểu đ ú n g , hiểu sâu mà còn có
khả năng thiết kế trong hoạt động giảng dạy hướng dẫn học sinh cách thức đọc
hiểu tác phẩm giúp người học giải mã những tác p h ẩ m c ù n g t h ể l o ại .

Thực tiễn sư phạm chỉ ra rằng việc dạy văn ở nhà trường Việt Nam đã bộc
lộ không ít những hạn chế nhiều mặt. Dạy và học văn đã không theo kịp công
tác nghiên cứu và cũng vì thế mà không đảm nhận tốt nhiệm vụ của nó.
Nguyên nhân không phải ở môn văn, không phải ở học sinh hay do xu thế xã
hội, mà ở những người làm chương trình và những giáo viên đã và đang trực
tiếp giảng dạy chưa nhận thức đúng đắn về bản chất ngành nghệ thuật, chưa ý
thức hết được tầm quan trọng của những kiến thức về thể loại của tác phẩm,
từ đó dẫn đến tình trạng phiến diện, suy diễn, thậm chí gò ép nội dung tư
tưởng của tác phẩm.
Tìm hiểu những giá trị văn chương của Thạch Lam nói chung, của
truyện ngắn Hai đứa trẻ nói riêng là vấn đề mang nhiều ý nghĩa, trong nhà
trường hiện nay. Trong lịch sử văn học Việt Nam, Thạch Lam là cây bút độc đáo.
Ông là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn nhưng văn chương của ông lại
theo một lối riêng: không "đao to búa lớn" với các vấn đề chống hủ tục, đề cao tự
do như Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo...Không ngông nghênh, kiêu bạc
như Nguyễn Tuân, không lạnh lùng như Nam cao, nhà văn tài hoa này được
ví như ánh sao băng cuối trời cứ lặng lẽ tỏa sáng. Văn của Thạch

2


Lam phát ra từ tiếng lòng chân thật của một con người giản dị, nhẹ nhàng và
thi vị. Đó là một thứ văn khẽ như "cánh bướm non" Lay động trong gió chiều,
chiếu vào những cái đời thường trong mọi cái đời thường. Những câu văn
chứa chan cảm xúc của một tâm hồn nhân hậu, gợi lên niềm tin yêu vững chắc
vào tình thương yêu đồng loại của con người. Thạch Lam đã tự xây dựng cho
mình một lối truyện hiện đại - truyện không có cốt truyện, truyện của những
cung bậc tâm trạng, của những cảm xúc, cảm giác. Những trạng thái vui,
buồn, mơ hồ, mong manh, tất cả đều rất cặn kẽ và chân thật.
Sẽ không thỏa đáng nếu cứ cố đi chứng minh, rồi quy kết Thạch Lam là

nhà văn lãng mạn hay hiện thực. Cái cần quan tâm hơn cả là ta cảm nhận
được những gì từ những trang văn ấy. Nhìn chung khi đọc Thạch Lam, có cái
gì rất ám ảnh về chiều sâu những cảnh đời kiếp người nhỏ bé, mong manh
trong cuộc sống nghèo đói. Đồng thời cũng khơi dậy trong tâm hồn con người
những giá trị văn hóa đẹp đẽ, ước mơ, tình yêu đồng loại, quê hương gia đình.
Chắc chắn, trong cuộc sống hôm nay và mai sau, văn chương Thạch Lam vẫn
còn nguyên giá trị.
Hai đứa trẻ là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách truyện ngắnThạch
Lam, một truyện ngắn trữ tình lãng mạn giàu chất hiện thực. Trên thực tế việc
dạy tác phẩm trong nhà trường phổ thông cho thấy vẫn dừng lại ở lối mòn
truyền thống nên chưa phát huy được vai trò chủ thể sáng tạo của học sinh
cũng như giá trị giáo dục của áng văn chương này, thậm chí còn đơn điệu
chưa xác định đúng thể loại của truyện, chưa tạo được hứng thú cho học sinh.
Từ những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài: Dạy học truyện ngắn
"Hai đứa trẻ" của nhà văn Thạch Lam (Ngữ văn 11, tập 1) theo đặc trƣng
thể loại.
Hi vọng sự thành công của đề tài này sẽ góp một tiếng nói vào việc
giảng dạy văn học theo đặc trưng thể loại cũng như tìm ra một hướng đi mới
cho việc dạy tác phẩm văn xuôi trong nhà trường.

3


2. Lịch sử nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng
thể loại
Giúp học sinh cảm thụ và nhận thức tác phẩm, không suy diễn tùy tiện
và gán ghép chủ quan ngoài văn bản thì việc giảng dạy và học văn bản theo đặc
trưng thể loại là một yêu cầu quan trọng. Do đó, vấn đề thể loại đã được các
nhà lí luận văn học quan tâm từ khá sớm. Vấn đề này đã được nghiên cứu và

giảng dạy trong các bộ giáo trình đại học, cao đẳng cùng một số chuyên luận
của GS Hà Minh Đức, GS Phương Lựu, GS Trần Đình Sử. Tiếp đến là một
số công trình nghiên cứu liên quan đến loại thể văn học như của GS Đặng Thai
Mai, PGS Hoàng Tiến Tựu, PGS Nguyễn Đăng Na… Từ những góc độ khác
nhau, các tác giả cũng có những quan điểm về thể loại trong tiếp nhận, nghiên
cứu, sáng tác… phần nào giúp cho đông đảo giáo viên văn có được cái nhìn mới mẻ,
phong phú về thể loại. Tuy vậy, những giáo trình, những chuyên luận về
giảng dạy văn học trong nhà trường theo thể loại không nhiều. Mấy vấn đề
giảng dạy văn học theo loại thể (1970) của PGS.TS Trần Thanh Đạm,
Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể (2001) của
PGS.TS Nguyễn Viết Chữ là những tài liệu vẫn thường được sử dụng làm tài
liệu tham khảo cho sinh viên Ngữ văn và học viên cao học ngành Lí luận và
phương pháp dạy học văn.
Gần đây, đã có một số chuyên đề đặc biệt về đặc trưng thể loại. PGS Đỗ
Bình Trị có chuyên đề Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học
dân gian. PGS, TS Nguyễn Thành Thi có chuyên đề về Đặc trưng truyện
ngắn Thạch Lam, Đặc trưng truyện ngắn giai đoạn 1930 - 1945... Hiện nay,
trên các tạp chí, các đợt tập huấn đổi mới phương pháp dạy học văn, tập huấn
thay sách… đều có đề cập đến vấn đề giảng dạy văn theo đặc trưng thể loại Đời sống
thể loại văn học Việt Nam nửa đầu thế lỉ XX - Vũ Tuấn Anh;
Mô hình đọc hiểu theo đặc trưng thể loại với việc hình thành và bồi dưỡng

4


kĩ năng đọc hiểu văn bản văn chương cho học sinh trung học phổ thông Trần Thị Thu Hồng… Các chuyên luận, bài viết đã đi sâu vào tìm hiểu đặc trưng của
một bộ phận văn học, một giai đoạn văn học. Đó là một sự vận dụng cụ thể,
có đóng góp nhiều cho dạy học văn. Những vấn đề các tác giả đặt ra một mặt
giúp cho người giáo viên văn ở trường phổ thông có được những kiến thức cơ
bản, hệ thống về đặc trưng thi pháp của các thể loại từ đó giúp cho công việc

giảng dạy thuận lợi và có hiệu quả. Mặt khác, các tài liệu cũng đã trình bày
những quan điểm mới mẻ bổ sung cho những quan điểm thường thấy trong
những công trình lí luận đang lưu hành ở nước ta.
2.2. Các công trình nghiên cứu về Thạch Lam và truyện ngắn Hai đứa trẻ
Thạch Lam là tác giả tiêu biểu của văn học Việt Nam giai đoạn 19301945. Tên tuổi ông đã gắn bó lâu dài với chương trình SGK phổ thông. Sau
nhiều lần thay đổi chương trình và SGK, Thạch Lam vẫn đứng vững ở vị trí
của mình, được độc giả nâng niu trân trọng. Vì vậy, ông được sự quan tâm
nghiên cứu của nhiều nhà khoa học.
Trước khi các công trình nghiên cứu khoa học về Thạch Lam ra đời, tác
giả này đã nhận được nhiều lời khen ngợi của dư luận, trong đó có Khái Hưng
đã ca ngợi tập truyện Gió đầu mùa; Thế Lữ đã từng ca ngợi Thạch Lam qua
bài Tính cách tạo tác của Thạch lam; Vũ Ngọc Phan trong nhà văn hiện đại
đánh giá truyện của Thạch Lam là loại truyện tâm tình và xếp ông vào những
nhà tiểu thuyết tình cảm: "Có một ngòi bút lặng lẽ và điềm tĩnh vô cùng, ngòi
bút chuyên tả những cái rất đẹp, những tình cảm, cảm giác con con nảy nở và
biểu lộ ở đủ hạng người mà ông tả một cách tinh vi" [32,106].
Nhiều tác giả cũng đề cập đến thủ pháp phản ánh nghệ thuật trong truyện
ngắn Thạch Lam như cốt truyện, cấu tứ, ngôn ngữ trần thuật...Trần Ngọc
Dung trong bài Phong cách truyện ngắn Thạch Lam; Bích Thu; Nguyễn
Hoành Khung.

5


Còn với, GS Nguyễn Đăng Mạnh thì ghi nhận đóng góp của Thạch Lam
trên hai phương tiện là tình cảm với quê hương sâu nặng và chất hiện thực
bàng bạc. Những tác phẩm của Thạch Lam chứa đựng những dung cảm sâu
sắc với quê hương đất nước và phản ánh một cách chân thật, những quan hệ xã
hội nhất định và số phận của những người nghèo khổ" [31,74]. Hay với Phong
Lê, trong lời giới thiệu cho một tuyển tập công phu về tác phẩm của Thạch

Lam, ông đã công bố các kết quả nghiên cứu đầy nhiệt huyết của mình với
nhiều kết luận xác đáng: "Thạch Lam nhìn sâu vào cuộc sống ở các mặt khuất
của nó và do vậy ít có ánh sáng mà làm ta khắc khoải, lo âu... Ngòi bút Thạch
Lam tinh tế và trân trọng biết bao trước số phận phụ nữ và trẻ em... Câu văn
của Thạch Lam là một lối văn nhuần nhị, tinh tế, gọn và gợi được thật rõ ràng
những trạng thái của sinh hoạt xúc cảm và tâm tồn". Bên cạnh đó, có một
nhận xét cũng rất đáng lưu tâm: "Nếu Tự lực văn đoàn đã có công đóng góp
cho sự phát triển của câu văn tiếng Việt thì Thạch Lam, theo tôi, là
người giữ được, bảo tồn được tính hiện đại cho đến hôm nay". [33,69]
Những điều phát hiện này cũng được các nhà nghiên cứu tiếp tục hành
trình khám phá về Thạch Lam như: Đào Trường Phúc với bài Những lời thủ
thỉ của truyện ngắn; Nguyễn Nhật Duật với Hương thơm và nỗi u hoài; Phạm
Phú Phong với Thi pháp truyện ngắn Thạch Lam. Các bài viết của Văn Giá, Lê
Dục Tú, Nguyễn Đăng Mạnh, Vũ Tuấn Anh, Vương Trí Nhàn... được tập hợp
trong các cuốn sách: Truyện ngắn Thạch Lam- tác phẩm và dư luận; Thạch
lam về tác gia và tác phẩm; Thạch Lam - văn chương và cái đẹp... Tên tuổi của
Thạch Lam còn xuất hiện nhiều trên các báo và tạp chí như văn học; văn học
tuổi trẻ; ngôn ngữ ...
Bên cạnh các bài nghiên cứu phê bình là luận án của PTS Trần Ngọc
Dung về đề tài Ba phong cách truyện ngắn trong văn học Việt Nam thời kì
đầu những năm 1930-1945: Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao. Gần
đây đã có một số nghiên cứu, hướng tiếp cận như;

6


Ngô Thị Lùng Em (2009) Hệ thống câu hỏi cảm thụ trong dạy học
truyện ngắn của Thạch Lam ở lớp 11, luận văn thạc sĩ, Đại học sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Thị Mộng Mơ (2011) hình tượng nhân vật trẻ em trong sáng tác

của Thạch Lam, Nam Cao, Nguyên Hồng trước cách mạng tháng 8-1945 luận
văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng.
Nguyễn Minh Ngọc (2010) Đặc trưng phong cách nghệ thuật truyện
ngắn Thạch Lam, luận văn thạc sĩ, Đại học sư phạm Thái Nguyên...
Tác phẩm Hai đứa trẻ cũng được nhiều nhà nghiên cứu, phê bình, nhiều
thầy cô tìm tòi, khám phá để tìm ra phương hướng dạy học phù hợp nhất.
Trong số các bài viết phong phú phải kể đến: Ấn tượng Hai đứa trẻ của Lê
Huy Bắc; Nguyễn Thanh Hồng với truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam;
Văn Tâm với Giảng bình truyện Hai đứa trẻ; Nguyễn thị Lơ với hướng dẫn học
sinh trung học phổ thông xác định chủ đề tư tưởng thông qua việc phát hiện,
phân tích bình giá biểu tượng bóng tối và ánh sáng trong dạy học tác phẩm
Hai đứa trẻ; Lê Thị Thi giảng dạy tác phẩm Hai đứa trẻ của thạch Lam theo
hướng đối thoại...
Qua các công trình nghiên cứu có thể thấy điểm gặp gỡ ở các tác giả là
sự thừa nhận thế mạnh về cảm xúc, nội tâm trong phạm vi phản ánh hiện thực
và những nét bản sắc riêng ở truyện ngắn Thạch Lam. Vì vậy ông được mệnh
danh là nhà văn của cảm giác và luôn thành thực với chính mình. Nhưng đó
mới chỉ là những thành quả nghiên cứu của ngành lịch sử văn học. Còn sử
dụng thành quả đó vào giảng dạy truyện ngắn Thạch Lam thì còn nhiều hạn
chế. Hơn thế đặt vấn đề dạy học truyện ngắn Thạch Lam từ góc độ thể loại thì
còn mới mẻ. Mong rằng trong khuân khổ của một luận văn thạc sĩ này phần nào
sẽ đáp ứng được yêu cầu ấy.

7


3. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện luận văn này tôi muốn đưa ra một hướng tiếp cận tác phẩm Hai
đứa trẻ bằng cách hướng dẫn HS THPT qua đặc trưng thể loại, khẳng định ưu
điểm và tính khả thi của hướng dạy học tác phẩm theo đặc trưng thể loại.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của tác phẩm văn chương
theo thể loại.
Nghiên cứu cách thức tổ chức dạy học tác phẩm văn chương theo thể
loại.
Vận dụng lí thuyết vào thiết dạy học truyện ngắn trữ tình Hai đứa trẻ của
Thạch Lam nhằm kiểm chứng, đánh giá, đề xuất, kết luận, Khuyến nghị.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu hoạt động dạy và học tác phẩm văn chương, vận dụng
cách thức tiếp cận tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại vào dạy
truyện ngắn trữ tình Việt Nam hiện đại ở trường THPT lớp 11 ban cơ bản.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam có nhiều vấn đề để khai thác trong
phạm vi luận văn tôi chỉ nghiên cứu tiếp cận tác phẩm theo đặc trưng thể loại có
trong chương trình Ngữ văn 11 ban cơ bản. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Phương pháp loại hình: Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu: luận văn đề cập đến loại truyện ngắn trữ tình, vì thế cần vận dụng
phương pháp loại hình để tìm ra những đặc trưng của tác phẩm.
Phương pháp thực nghiệm: Nhằm soi sáng cho lí thuyết đã được trình
bày, chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở các lớp 11A8, 11A9 trường THPT
Trần Hưng Đạo - Hà Đông - Hà Nội. Trước khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi
thiết kế giáo án, sau đó giáo án được sử dụng để dạy thực nghiệm. Trong

8


quá trình thực nghiệm, học sinh được làm bài kiểm tra, phát phiếu thăm dò ý
kiến để làm căn cứ đánh giá hiệu quả.
Phương pháp thống kê số liệu: Sau khi thu lại tất cả các bài kiểm tra,

phiếu khảo sát của hai lớp thực nghiệm và đối chứng, thông qua biên bản dự
giờ, chúng tôi bắt đầu thống kê số lượng bài học sinh đạt điểm theo các mức độ
khác nhau, chúng tôi đánh giá được kết quả giữa các lớp có áp dụng phương
pháp dạy học theo đặc trưng thể loại và lớp không áp dụng.
Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp: Thông qua bài kiểm tra, bài
tập nhóm, phiếu thăm dò ý kiến học sinh, biên bản dự giờ cùng với các số liệu
thống kê, chúng tôi tiến hành phân tích để đánh giá phương pháp dạy của giáo
viên, hoạt động học tập của học sinh. Đồng thời so sánh kết quả bài làm của
học sinh ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng để từ đó rút ra kết luận.
Phương pháp, kiểm tra, đánh giá: Trong quá trình thực nghiệm, chúng
tôi có nghi lại nhật kí các cuộc thảo luận nhóm, phiếu thu bài tập của một số
nhóm để làm cơ sở đánh giá việc vận dụng vào dạy học tác phẩm theo đặc
trưng thể loại.
Ngoài ra luận văn còn sử dụng một số phương pháp khác như quan sát,
điều tra, khảo sát, phân loại làm cơ sở để đánh giá tính đúng đắn và khả thi
của đề tài.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham
khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong ba chương.
Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài.
Chương 2: Định hướng dạy học tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam
theo đặc trưng thể loại.
Chương 3: Thiết kế thể nghiệm dạy học.

9


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lí luận

1.1.1. Quan niệm chung về thể loại văn học
Để việc tiếp nhận đúng hướng, chính xác và giảng dạy đạt hiệu quả một
tác phẩm văn chương thì sự hiểu biết những kiến thức về đặc trưng thể loại rất
cần thiết. Bởi lẽ khi tìm hiểu kiến thức về đặc trưng thể loại sẽ giúp ta có căn cứ
để xác định được những tính chất của loại ở trong một thể nào đó và khai thác
đúng trọng tâm nội dung tác phẩm và tư tưởng mà nhà văn gửi gắm trong tác
phẩm đó.
Trong Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn
Khắc Phi (đồng chủ biên) xác định thể loại văn học như sau:
Thể loại văn học là dạng thức của tác phẩm văn học, được hình thành và
tồn tại tương đối ổn định trong quá trình phát triển lịch sử văn học, thể hiện ở sự
giống nhau về cách thức tổ chức tác phẩm, về đặc điểm của các loại hiện tượng
đời sống được miêu tả và về tính chất của mối quan hệ của nhà văn đối với các
hiện tượng đời sống ấy [12,125].
Trong quá trình sáng tác, các nhà văn thường sử dụng những phương
pháp chiếm lĩnh đời sống khác nhau, thể hiện những quan hệ thẩm mĩ khác
nhau đối với hiện thực, có những cách thức xây dựng hình tượng khác nhau.
Các phương thức ấy ứng với những hình thức hoạt động nhận thức khác nhau
của con người - hoặc trầm tư, chiêm nghiệm, hoặc qua biến cố liên tục, hoặc
qua xung đột,… làm cho tác phẩm văn học bao giờ cũng có sự thống nhất quy định
lẫn nhau về các loại đề tài, cảm hứng, hình thức nhân vật, hình thức kết cấu và
hình thức lời văn. Người ta có thể tập hợp thành từng nhóm những tác phẩm
văn học giống nhau về phương thức miêu tả và hình thức tồn tại chỉnh thể ấy.
Đó là cơ sở khách quan tồn tại thể loại văn học và cũng là điểm xuất phát để
xây dựng nguyên tắc phân chia thể loại văn học.

10


Thể loại văn học trong bản chất phản ánh những khuynh hướng phát

triển vững bền của văn học và các thể loại văn học tồn tại để gìn giữ, đổi mới
thường xuyên các khuynh hướng ấy. Do đó mà thể loại văn học luôn luôn vừa cũ,
vừa mới, vừa biến đổi, vừa ổn định.
Lí luận văn học dựa vào yếu tố ổn định mà chia tác phẩm văn học thành
các loại và thể (hoặc thể loại, thể tài). Loại rộng hơn thể, thể nằm trong loại. Bất
kì tác phẩm nào cũng thuộc một loại nhất định và quan trọng hơn là có một
hình thức thể nào đó. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng có ba loại: tự sự, trữ
tình, kịch. Mỗi loại lại bao gồm một số thể.
Nguyễn Văn Long trong cuốn Phân tích tác phẩm văn học hiện đại Việt
Nam từ góc nhìn thể loại, Nxb Giáo dục Việt Nam cũng chỉ rõ:
Thể loại là một phạm trù cơ bản và phổ biến của văn học, chi phối cả
sáng tác, lưu truyền, tiếp nhận văn học.[21; 30]
Bất kì tác phẩm văn học nào cũng đều tồn tại trong một dạng thức nhất
định. Đó là sự thống nhất mang tính chỉnh thể của một loại nội dung với
những phương thức biểu đạt và hình thức tổ chức tác phẩm, tổ chức lời văn.
Thể loại văn học chính là sự phân chia loại hình tác phẩm theo những căn cứ
nêu trên. Thể loại văn học là sự thống nhất giữa một loại nội dung với một
dạng hình thức văn bản và phương thức tái hiện đời sống.
Đọc và phân tích một tác phẩm văn học không thể không quan tâm đến đặc
điểm thể loại của tác phẩm ấy. Bởi vì thể loại chính là cơ sở tạo nên tính thống
nhất chỉnh thể của một tác phẩm, tổ chức liên kết các yếu tố nội dung và hình
thức, từ đề tài, chủ đề, cảm hứng đến hệ thống nhân vật, kết cấu và lời văn nghệ
thuật. Thể loại không những quy định cách thức tổ chức tác phẩm mà còn định
hướng cho việc tiếp nhận của độc giả, tạo nên kênh giao tiếp giữa tác phẩm và
người đọc. Thể loại của tác phẩm vừa có tính kế thừa, tính liên tục, lại vừa có
tính độc đáo, tính biến đổi do sự sáng tạo của tác giả. Vì thế, phân tích tác
phẩm theo đặc trưng thể loại không thể chỉ dừng lại ở những

11



đặc điểm chung của một thể loại thể hiện trong tác phẩm, mà còn cần phải chỉ
ra nét riêng biệt, độc đáo, thể hiện sự sáng tạo không lặp lại của tác giả.
Các tác giả trong cuốn Lý luận văn học (tập 2): Phương Lựu, Trần Đình
Sử, Nguyễn Xuân Nam quan niệm thể loại tác phẩm văn học là khái niệm chỉ quy
luật, loại hình của tác phẩm, trong đó ứng với một nội dung nhất định có một
hình thức nhất định, tạo cho tác phẩm một hình thức tồn tại chỉnh thể.
Từ những điều trên, chúng tôi cùng thống nhất cách hiểu về khái niệm
thể loại văn học như sau:
Thể loại văn học là phương thức tái hiện đời sống và thể thức cấu tạo văn
bản.
Tên gọi thể loại của tác phẩm cho ta biết: phạm vi và phương thức tiếp xúc,
tái hiện đời sống; hệ thống các phương tiện, phương pháp thể hiện tương ứng.
Phân loại tác phẩm văn chương chủ yếu dựa vào phương thức tái hiện
đời sống; cấu tạo tác phẩm; loại đề tài; chủ đề; thể văn. Tác phẩm văn học được
chia ra làm ba loại chính: loại tác phẩm tự sự, loại tác phẩm trữ tình, loại tác
phẩm kịch. Mỗi loại tác phẩm văn học lại có một phương thức kết cấu hình
riêng.
Thể loại chi phối tất cả các yếu tố của hình thức tác phẩm . Không phải
ngẫu nhiên mà sách giáo khoa hiện hành sắp xếp tác phẩm theo

thể loại và

mỗi khi dạy - học tới một thể loại nào đó sách giáo khoa thường nêu chú thích
về đặc trưng thể loại đó. Có một số thể loại có thể nói lướt qua nhưng cũng có
một số thể loại cần phải được học thật kỹ trên lớp.
Các thể loại văn học đã nhiều lại luôn ở trong sự vận động, thay đổi, pha
trộn vào nhau. Trong tiến trình đời sống, một số thể loại do không thích hợp đã
bị loại bỏ, một số thể loại mới nảy sinh và thay thế. Các hiện tượng đó làm khó
cho việc phân loại. Tiêu chí phân loại cũng rất nhiều. Phân loại về ngôn ngữ,

về phương thức cấu tạo hình tượng, về dung lượng dài ngắn. Các tiêu chí làm
cho việc phân loại không khỏi chồng chéo, và nhìn chung sự phân loại chỉ có
thể mang tính chất tương đối.

12


Lí luận văn học dựa vào các yếu tố ổn định mà chia tác phẩm văn học
thành các loại và các thể. Loại rộng hơn thể, thể nằm trong loại. Bất kì tác
phẩm văn học nào cũng thuộc một loại nhất định, và quan trọng hơn là có một
hình thức thể nào đó. Loại và thể mang tính chất biện chứng của cái biểu đạt và
cái được biểu đạt. Về phương diện cấu trúc nội dung của tác phẩm văn học thì loại
là chất mà thể là hình thức biểu hiện cụ thể của loại, không có thể thì loại không
không biểu hiện ra được. Nhưng khi đã biểu hiện ra thành thể thì nó lại có tính
độc lập tương đối. Cuốn Lí luận văn học của GS Hà Minh Đức, khẳng định
rằng: Tính chất tương đối của ranh giới thể loại còn biểu hiện ở sự thâm nhập lẫn
nhau giữa các thể loại trong quá trình phát triển. Có khi các tác phẩm khác nhau
thuộc một thể tài lại biểu hiện tính chất của những loại khác nhau. Ví dụ thể thơ
thì có thơ tự sự, thơ trữ tình, kịch thơ…Thực tế các tác phẩm văn chương cho
thấy rằng khó có thể xác định máy móc tác phẩm này là thể loại tự sự, trữ tình
hay kịch. Trong tác phẩm trữ tình có yếu tố tự sự và ngược lại. Một tác phẩm
văn chương luôn chịu sự ràng buộc từ hai phía loại và thể. Loại và thể phụ
thuộc chặt chẽ với nhau nhưng vẫn có tính độc lập tương đối.Nhiều nhà nghiên
cứu cho rằng có ba loại. Mỗi loại trên gồm một
số thể nhỏ:
* Loại tự sự: phản ánh đời sống trong tính khách quan (tương đối) của nó qua con người, hành vi, sự kiện được kể lại bởi một người kể chuyện nào đó.
Loại tự sự bao gồm: Tự sự dân gian: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích,
ngụ ngôn, truyện cười.Tự sự trung đại và hiện đại: truyền kì, tiểu thuyết,
truyện vừa, kí.
* Loại trữ tình: biểu hiện trực tiếp thế giới chủ quan của con người. Trong

tác phẩm trữ tình, tình cảm, cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ… được trình bày trực
tiếp và làm thành nội dung chủ yếu của tác phẩm. Tác giả có thể biểu hiện
cảm xúc cá nhân của mình mà không cần kèm theo bất cứ một sự miêu tả biến cố,
sự kiện nào.

13


Loại trữ tình gồm: Trữ tình dân gian: tục ngữ, ca dao, dân ca, vè, câu
đối. Trữ tình trung đại và hiện đại: thơ cổ thể truyền thống, thơ tự do…
* Loại kịch gồm: Kịch bản văn học: chỉ là một yếu tố, dù đó có thể là một trong
những yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất của kịch. Nghệ thuật sân khấu: mang
tính chất tổng hợp bao gồm nhiều hoạt động của diễn viên, đạo diễn,
hoá trang, ánh sáng, âm thanh… Có hai loại kịch đó là:
+ Sân khấu dân gian: gồm các thể loại chèo, tuồng, múa rối.
+ Kịch hiện đại: gồm các thể loại bi kịch, hài kịch, chính kịch.
Trên thực tế cụ thể, sinh động của tác phẩm, các loại tự sự, trữ tình và
kịch thường xâm nhập vào nhau, kết hợp với nhau, đảm bảo những khả năng vô
tận trong việc mô tả hiện thực cuộc sống, bộc lộ nội tâm con người, làm cơ sở để
nảy sinh nhiều thể tài văn học khác nhau. Cho nên trong thực tiễn, không nên
xác định và khẳng định một cách tuyệt đối một tác phẩm nào đó chỉ là tự sự, chỉ
là trữ tình hoặc chỉ là kịch. Thường trong các tác phẩm tự sự có bao hàm những
yếu tố trữ tình và ngược lại, trong tác phẩm trữ tình vẫn có yếu tố tự sự, còn
trong kịch thì thường kết hợp cả hai. Sự kết hợp đó là yêu cầu có tính quy luật
của sự sáng tác văn học và nhiều khi đó là dấu hiệu về phẩm chất nghệ thuật
của một tác phẩm. Và gianh giới giữa ba loại không phải tuyệt đối rạch ròi,
dứt khoát. Khi xác định một tác phẩm thuộc loại này hay loại kia là chúng ta
căn cứ vào đặc trưng thể loại chủ đạo của nó mà thôi đồng thời phải thừa nhận
khả năng các yếu tố thuộc thể loại khác vẫn song song tồn tại trong tác phẩm.
1.1.2. Dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại

Từ lâu, vấn đề dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại đã
được các nhà lí luận nghiên cứu về phương pháp quan tâm. PGS Nguyễn Thị
Thanh Hương khẳng định đặc trưng thể loại quy định phương thức lĩnh hội và
việc lựa chọn những hoạt động chính của học sinh. Tác giả chỉ rõ: với tác
phẩm tự sự, GV hướng dẫn HS đi sâu vào phân tích các nhân vật chính, nhân

14


×