Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giới thiệu truyện ngắn "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.62 KB, 4 trang )

Mối quan hệ giữa ý đồ sáng tác và tâm trạng của nhà văn qua trường hợp Hai đứa trẻ
Quá trình sáng tác của các nhà văn, nhà thơ là một hoạt động phong
phú, đa dạng, không ai giống ai. Trong quá trình này, mỗi tác giả đều có
những thói quen khác nhau, những đặc điểm tâm lí khác nhau. Tuy vậy, từ
trong sự đa dạng ấy, chúng ta vẫn có thể đúc rút ra được những quy luật
chung về trạng thái tâm lí và các giai đoạn trong quy trình sáng tạo. Một
trong số quy luật không thể phủ nhận là mối quan hệ giữa ý đồ và tâm trạng.
Hình thành ý đồ là giai đoạn đầu tiên trong quá trình sáng tác. Đó là
mầm mống đầu tiên nảy sinh trong tâm trí của người nghệ sỹ, hướng người
nghệ sĩ vươn tới khát vọng sáng tạo trong thế giới nghệ thuật. Ý đồ sáng tạo
được khơi nguồn muôn màu muôn vẻ. Có khi nó được nảy sinh từ trong định
hướng tư tưởng của nhà văn. Có lúc ý đồ được manh nha xuất hiện từ sự
quan sát của nhà văn về con người, sự vật trong cuộc sống. Ý đồ cũng có thể
được hình thành từ những niềm xúc động trực tiếp của nhà văn trước hiện
thực đời sống. Tựu trung lại đó là kết quả của sự gặp gỡ giữa định hướng tư
tưởng, tình cảm của nhà văn và sự mách bảo của cuộc sống. Trong khoảng
thời gian hình thành ý đồ, ở người nghệ sĩ sẽ xuất hiện nhiều sắc thái tâm
trạng đặc biệt. Tâm trạng là cái có trước tư tưởng. Ở ý đồ sáng tạo nghệ
thuật, cái xuất hiện đầu tiên thường là nhạc điệu – tâm trạng rồi sau đó mới
đến tư tưởng – hình tượng. Trong tâm tưởng người nghệ sĩ luôn có một kho
dự trữ những ấn tượng và cảm nghĩ về cuộc đời. Và đây chính là cội nguồn,
là nguyên cớ cho sự ra đời của các tác phẩm văn học chân chính. Hai đứa
trẻ của Thạch Lam cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Truyện ngắn này là
kết tinh tư tưởng, quan niệm nghệ thuật, quan niệm nhân sinh và những rung
động, cảm xúc chân thực nhất của nhà văn trước hiện thực đời sống.
Trong bài giới thiệu tập truyện ngắn Gió đầu mùa xuất bản trước Cách
mạng tháng Tám, Thạch Lam viết: “Đối với tôi văn chương không phải là
một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly trong sự quên, trái lại văn
Học viên: Đặng Lê Tuyết Trinh – Cao học văn K54 - 1 -
Mối quan hệ giữa ý đồ sáng tác và tâm trạng của nhà văn qua trường hợp Hai đứa trẻ
chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố


cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người được
thêm trong sạch và phong phú hơn”. Có thể coi đoạn văn ngắn nói trên như
là "Tuyên ngôn văn học" của Thạch Lam. Và quả thật, trong toàn bộ gia tài
sáng tạo của Thạch Lam, hầu như không một trang viết nào lại không thắm
đượm tinh thần đó. Là thành viên của nhóm Tự Lực văn đoàn, được coi là
một trong những cây bút chính của nhóm ấy, song trước sau văn phong
Thạch Lam vẫn chẩy riêng biệt một dòng. Nhất Linh với Khái Hưng còn có
thể viết tiểu thuyết chung nhưng Thạch Lam thì không. Giọng điệu của
Thạch Lam nhỏ nhẹ, điềm tĩnh, sâu lắng, nhiều dư vị, có sức truyền cảm đặc
biệt. Thạch Lam lại hướng về các nhân vật bé nhỏ ở tầng lớp dưới của xã
hội. Trong khi đó, các nhà văn khác của Tự lực văn đoàn lại hướng về các
nhân vật thượng lưu. Cảm quan trong truyện của Thạch Lam có thể gói gọn
trong ba chữ đó là niềm xót thương. Những con người nhỏ bé ấy bao giờ
cũng được nhà văn lọc trong một bầu không khí trữ tình đầy mến thương toả
ra một cách dịu dàng từ tấm lòng tác giả. Hai đứa trẻ là truyện ngắn tiêu
biểu cho văn phong Thạch Lam, cho khuynh hướng tư tưởng của Thạch
Lam, hướng về cuộc đời, hướng về cái Thiện, cái Mĩ.
Thạch Lam là nhà văn lãng mạn bám rễ sâu vào hiện thực. Cảm hứng
lãng mạn của ông như một cánh diều mà sợi dây bền chặt là hiện thực cuộc
sống. Thạch Lam tạo lập nhân vật của mình không phải bằng hiện thực xã
hội mà bằng hiện thực tâm hồn ông. Nhân vật của ông được sản sinh từ
những xót thương của người nghèo với kẻ nghèo, của người lầm than với kẻ
lầm than như trong Hai đứa trẻ. Đây là một truyện ngắn rất Thạch Lam.
Chất liệu của nó vẫn là cuộc sống tù đọng, mòn mỏi nơi những phố huyện
nghèo nàn xơ xác mà nhà văn đã từng được chứng kiến và gắn bó khi ấu thơ.
Trong cuốn Hồi ký về gia đình Nguyễn Tường in ở Sài Gòn trước 1975, bà
Học viên: Đặng Lê Tuyết Trinh – Cao học văn K54 - 2 -
Mối quan hệ giữa ý đồ sáng tác và tâm trạng của nhà văn qua trường hợp Hai đứa trẻ
Nguyễn Thị Thế, người chị kề với Thạch Lam kể rằng: Về quê ngoại ở Cẩm
Giàng, gia đình xin được một khoảnh đất ngay phố huyện, đằng sau nhà là

đường xe hoả. Gia đình vắng, hai chị em chỉ mong có chuyến tàu sau nhà là
chạy ra xem. Nhà ở giữa một xóm chợ toàn người Hà Nam - Phủ Lý. Các
gia đình đó, người làm nghề kéo xe làm mướn, như nhà bác Đối, người đánh
cá, vớt tép… Đối chiếu giữa lời kể đó với các chi tiết trong truyện ngắn
Thạch Lam, thấy mọi chuyện gần như hoàn toàn trùng khít. Thạch Lam đã
viết về những gì mà bản thân ông từng sống, trải nghiệm và ấn tượng sâu
sắc. Những kỷ niệm ấu thơ ấy đã trở thành những dấu ấn không thể phai mờ
trong ký ức của nhà văn. Kết quả của quá trình tích lũy từ bên trong những
cảm xúc lắng đọng về cuộc sống nơi phố huyện ấy theo năm tháng đã lớn
dần trong tâm hồn Thạch Lam. Và đó chính là cội nguồn của truyện ngắn
Hai đứa trẻ.
Hai đứa trẻ của Thạch Lam không đi sâu miêu tả những xung đột xã
hội, xung đột giai cấp. Ông cũng không để tâm miêu tả những bộ mặt gớm
ghiếc của những kẻ bóc lột và khuôn mặt bi thảm của những kẻ bị áp bức, vì
nói cho cũng Thạch Lam là một nhà văn lãng mạn. Ông phác họa bức tranh
phố huyện nghèo, chân thật trong từng chi tiết và trong chiều sâu tinh thần
của nó. Bức tranh làng quê mù xám với những con người nhỏ nhoi đáng
thương ấy thấm đẫm niềm cảm thương chân thành của tác giả đối với những
người lao động nghèo khổ sống quẩn quanh bế tắc, tối tăm. Qua bức tranh
ảm đạm của phố huyện và qua hình ảnh của những con người bé nhỏ với
chút hi vọng le lói, ta thấy được mơ ước lớn của nhà văn là muốn thay đổi
cuộc sống ngột ngạt đó cho những con người lao động nghèo khổ.
Hai đứa trẻ là truyện ngắn giàu tính nghệ thuật. Tác giả đã rất tinh tế
khi xử lí chất liệu hiện thực. Cách lựa chọn chất liệu này gần với Nam Cao,
Nguyên Hồng, Tô Hoài (các nhà văn hiện thực giàu tính nhân đạo), lại kích
Học viên: Đặng Lê Tuyết Trinh – Cao học văn K54 - 3 -
Mối quan hệ giữa ý đồ sáng tác và tâm trạng của nhà văn qua trường hợp Hai đứa trẻ
thích người đọc bằng những ước mơ, hoài bão tốt đẹp. Tinh thần lãng mạn
ấy gắn với các nhà văn Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo. Tất cả các chất
liệu lãng mạn và hiện thực hòa quyện với nhau và được tổ chức lại nhằm

khơi dậy ở người đọc những cảm xúc nghệ thuật thuần khiết. Nhà văn đưa
họ vào thế giới của ông, thôi miên họ, sau đó tự để họ ngẫm nghiệm và rút ra
những bài học, ý nghĩa nhân sinh cần thiết. Có thể nói Hai đứa trẻ là “một
bài thơ trữ tình đầy xót thương” mà sức lan tỏa của nó còn vang vọng tới
muôn thế hệ hôm nay và mai sau…
Học viên: Đặng Lê Tuyết Trinh – Cao học văn K54 - 4 -

×