Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

ĐỀ TÀI CÁC TỪ HÔ GỌI TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU XÉT TỪ LÍ THUYẾT BA BÌNH DIỆN KẾT HỌC - NGHĨA HỌC - DỤNG HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 101 trang )

O Ụ

ƢỜN



O

ƢP

O

M

N

-----o0o-----

NGUYỄN THỊ MỸ LỆ



Ô

ỌI TRONG TRUYỆN KIỀU

CỦA NGUYỄN U XÉ
KẾT HỌC - N

Ừ LÍ
ĨA



UYẾ

Ngôn ngữ học

Mã số:

60.22.02.40

N

ỆN:

ỌC - DỤNG HỌC

Chuyên ngành:

LU N

A ÌN

Ĩ K OA

ỌC NGỮ

N

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Lƣơng

à Nội - 2014



LỜ

AM OAN

Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân
tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS Nguyễn Thị Lương.
Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này
trung thực và chưa được công bố dưới bất cứ hình thức nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày 12 tháng 09 năm 2014
Học viên

Nguyễn Thị Mỹ Lệ


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS Nguyễn Thị Lương, người đã
trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn. Với những lời chỉ dẫn, những tài liệu,
sự tận tình hướng dẫn và những lời động viên của cô đã giúp tôi vượt qua nhiều khó
khăn trong quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi cũng xin cảm ơn quý thầy cô giảng dạy chương trình cao học chuyên ngành
Ngôn ngữ học, đã truyền đạt những kiến thức quý báu, những kiến thức này rất hữu
ích và giúp tôi nhiều trong lĩnh vực nghiên cứu.
Cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng sau đại học, Ban chủ nhiệm Khoa Ngữ văn
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Trường Đại học Tây Nguyên đã tạo điều kiện
thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè những người luôn ở bên cổ vũ,
động viên tôi trong quá trình thực hiện đề tài.

Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 12 tháng 09 năm 2014
Học viên

Nguyễn Thị Mỹ lệ


ẢNG BIỂU

DANH MỤ

Số bảng

ên bảng

hiệu

Trang

1.1.

Phân tích các đại từ nhân xưng trong tiếng Việt

16

2.1.

Các từ hô gọi trong Truyện Kiều

36


2.2.

Các từ hô gọi trong Truyện Kiều xét theo cấu tạo ngữ pháp

38

2.3.

Phân loại các từ hô gọi trong Truyện Kiều có cấu tạo là

40

cụm từ
2.4.

Mô hình cấu tạo cụm danh từ đầy đủ nhất

51

2.5.

Nghĩa từ vựng của các từ hô gọi trong Truyện Kiều

59


MỤC LỤC
MỞ ẦU .......................................................................................................... 1
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI .................................................................................. 1

2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ............................................................. 2
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .............................................. 8
4. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ............................................. 8
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................. 9
6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................... 9
7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN ................................................................... 9
hƣơng 1: Ơ Ở LÍ LU N........................................................................ 10
1.1. Vài nét về Nguyễn Du và Truyện Kiều.................................................... 10
1.1.1. Nguyễn Du ............................................................................................ 10
1.1.2. Truyện Kiều .......................................................................................... 11
1.2. Khái niệm và vấn đề về hô gọi ................................................................. 13
1.2.1. Khái niệm về hô gọi .............................................................................. 13
1.2.2. Phƣơng tiện hô gọi ................................................................................ 15
1.2.2.1. Đại từ nhân xƣng (nhân xƣng đích thực) ........................................... 15
1.2.2.2. Các lớp từ dùng trong hô gọi ............................................................. 17
1.2.2.3. Biểu thức miêu tả ............................................................................... 21
1.2.3. Phƣơng thức hô gọi ............................................................................... 22
1.3. Lí thuyết ba bình diện: kết học, nghĩa học và dụng học .......................... 24
1.3.1. Kết học .................................................................................................. 25
1.3.2. Nghĩa học .............................................................................................. 26
1.3.3. Dụng học ............................................................................................... 28
1.3.3.1. Lí thuyết chung về dụng học .............................................................. 28
1.3.3.2. Những khái niệm dụng học xung quanh vấn đề hô gọi ..................... 31
Tiểu kết chương 1........................................................................................... 34


hƣơng 2:




Ô
N

DIỆN KẾT HỌ

ỌI TRONG TRUYỆN KIỀU
ĨA

ÊN ÌN

ỌC............................................................ 35

2.1. Kết quả khảo sát ....................................................................................... 35
2.2. Các từ hô gọi trong Truyện Kiều trên bình diện kết học ......................... 38
2.2.1. Cấu tạo................................................................................................... 38
2.2.1.1. Các từ hô gọi trong Truyện Kiều có cấu tạo là từ .............................. 38
2.2.1.1. Các từ hô gọi trong Truyện Kiều có cấu tạo là cụm từ ...................... 40
2.2.2. Khả năng kết hợp và chức vụ cú pháp .................................................. 44
2.2.2.2. Các từ hô gọi với tƣ cách là danh từ .................................................. 50
2.3. Các từ hô gọi trong Truyện Kiều trên bình diện nghĩa học ..................... 58
Tiểu kết chương 2........................................................................................... 65
hƣơng 3:



Ô

ỌI TRONG TRUYỆN KIỀU

ÊN ÌN


DIỆN DỤNG HỌC ........................................................................................ 67
3.1. Từ hô gọi trong Truyện Kiều thể hiện sự căm ghét, khinh bỉ của ngƣời
nói với ngƣời nghe .......................................................................................... 69
3.2. Từ hô gọi trong Truyện Kiều thể hiện tình cảm yêu thƣơng, trìu mến của
ngƣời nói đối với ngƣời nghe ............................................................................ 74
3.3. Từ hô gọi trong Truyện Kiều thể hiện sự đề cao, tôn trọng của ngƣời nói
với ngƣời nghe ................................................................................................ 79
3.4. Từ hô gọi trong Truyện Kiều thể hiện sự nhỏ bé, yếu ớt, tầm thƣờng và
cô độc của ngƣời nghe..................................................................................... 84
Tiểu kết chương 3........................................................................................... 88
KẾT LU N .................................................................................................... 89
L ỆU THAM KHẢO ............................................................................ 92


MỞ ẦU
1. LÍ O

ỌN Ề

Ngôn ngữ ra đời đã đáp ứng đƣợc nhu cầu giao tiếp trong xã hội, con ngƣời
dùng ngôn ngữ để trao đổi những thông tin, tƣ tƣởng, tình cảm với nhau. Nhƣng tùy
hoàn cảnh, nội dung, mục đích giao tiếp khác nhau mà ngƣời giao tiếp lựa chọn các
từ hô gọi cho phù hợp. Chính vì vậy, các từ hô gọi có vai trò quan trọng trong giao
tiếp của con ngƣời, vì các lớp từ này thể hiện đƣợc thái độ tình cảm của ngƣời nói
đối với ngƣời nghe hay đối tƣợng đƣợc nói tới.
Truyện Kiều của Nguyễn Du đƣợc xem một kiệt tác nghệ thuật của nhân loại,
là tác phẩm đƣợc giảng dạy trong trƣờng ở nhiều cấp học, lớp học. Với thế giới
nhân vật phong phú, nhiều nhân vật trong Truyện Kiều đã trở thành điển hình trong
xã hội cũ, từ đại diện cho thế giới thƣợng lƣu quý tộc cầm quyền cai trị, giới xã hội

đen, những ngƣời đại diện tôn giáo đến giới trung lƣu thấp cổ bé họng sống trong
cảnh trên đe dƣới búa, quan trên trông xuống nhòm ngó tài sản, xã hội đen nhìn vào
thì tự do bắt nạt hiếp đáp và bộ phận dân làng đƣợc thể hiện qua hệ thống những
nhân vật, nhƣ: Hồ Tôn Hiến, Hoạn thƣ, Tú bà, Từ Hải, Kim Trọng, Thúy Kiều,
Thúy Vân, Vƣơng ông, Vƣơng bà, sƣ Giác Duyên, kẻ vô danh bàng quan đến nhà
Tú bà coi Kiều tự sát cho thỏa lòng hiếu kì hoặc chỉ biết chép miệng ngấm nguýt
chê tên Sở Khanh là bất nghĩa vô lƣơng hay ngƣời dân vô danh ở Hàng Châu kể cho
Kim Trọng biết tin tức Thúy Kiều… thế giới đủ mọi hạng ngƣời, nhân vật này đã
đƣợc Nguyễn Du sử dụng các lớp từ hô gọi khác nhau trong hội thoại giữa các nhân
vật một cách phong phú và đa dạng, góp phần nâng cao giá trị của tác phẩm. Tuy
nhiên, từ trƣớc tới nay chƣa có một công trình khoa học riêng biệt nào miêu tả thật
chuyên sâu, chi tiết và đầy đủ về các từ hô gọi trong tác phẩm trên ba bình diện kết
học, nghĩa học và dụng học, mà chỉ đi sâu vào một khía cạnh riêng lẻ nào đó. Vì
vậy, vấn đề tìm hiểu các từ hô gọi trên ba bình diện kết học, nghĩa học và dụng học
trong tác phẩm, thực sự là một hƣớng đi mới mẻ đối với những ngƣời muốn tìm
hiểu một cách thấu đáo Truyện Kiều.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi đã quyết định chọn vấn đề: “Các từ hô
gọi trong Truyện Kiều của Nguyễn Du xét trên ba bình diện: kết học – nghĩa học –
dụng học” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.

1


2. LỊCH SỬ N

ÊN ỨU VẤN Ề

2.1. Lịch sử nghiên cứu các từ hô gọi trong tiếng Việt
Việc nghiên cứu các từ hô gọi trong tiếng Việt đƣợc rất nhiều nhà Việt ngữ
quan tâm. Mỗi tác giả đƣa ra những quan điểm khác nhau.

Nguyễn Kim Thản trong [60] có đề cập đến các phƣơng tiện dùng hô gọi là đại
từ và các danh từ. Ông đã khái quát và chia đại từ thành hai loại: Đại từ thể từ và
đại từ vị từ. Đại từ nhân xƣng dùng hô gọi là một bộ phận của đại thể từ (bên cạnh
đại từ qua lại, đại từ số từ và đại từ chỉ định). Ông cho rằng: “Đại từ nhân xƣng
dùng để trỏ ngƣời hay động vật, vật thể. Đặc điểm ngữ pháp của nó giống đặc điểm
ngữ pháp của danh từ ở chỗ không thể trực tiếp làm vị ngữ mà phải có hệ từ”.
Ví dụ: Ta là ta, không thể là ai.
Tác giả còn đƣa ra vấn đề cần phân biệt đại từ (gồm cả những danh từ đã
chuyển hóa thành đại từ) với những danh từ dùng để hô gọi. Ông không đồng ý
quan điểm của các sách Ngữ pháp trƣớc đây xếp danh từ dùng để hô gọi vào lớp
đại từ. Nhƣng ông cũng không phủ định việc dùng nhiều danh từ chỉ quan hệ
thân thuộc để hô gọi trong gia đình và ngoài xã hội, là một trong những nét riêng
biệt của tiếng Việt hiện đại. Hơn nữa, ông còn cho rằng: Trong tiếng Việt, danh
từ hô gọi rất nhiều, ngoài những danh từ chỉ các thành viên trong gia đình và họ
hàng ra, còn có những từ nhƣ: nhà, đằng ấy, quân ấy, đồng chí… đƣợc dùng để
hô gọi. Theo ông, cách dùng những danh từ để hô gọi ấy có thể có những tính từ
và danh từ làm định ngữ.
Ví dụ: 1. Ông béo ơi!
2. Cái chị cao cao đây á?
Nhƣ vậy, Nguyễn Kim Thản chẳng những đề cập đến chức năng hô gọi của
các danh từ thân tộc mà ông còn xem việc dùng các danh từ thân tộc trong hô gọi là
nét riêng biệt của tiếng Việt hiện đại. Ông cũng chú ý tới những danh từ có phần
trung tâm là danh từ thân tộc và những danh từ, danh ngữ khác có chức năng hô gọi.
Tuy nhiên, quan điểm của ông khi cho rằng việc sử dụng các danh từ thân tộc trong
hô gọi là nét riêng biệt của tiếng Việt hiện đại là chƣa chính xác. Bởi vì, Truyện

2


Kiều của Nguyễn Du ra đời khoảng cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX, chúng ta

thấy các nhân vật trong Truyện Kiều cũng đã sử dụng các yếu tố này để giao tiếp
trong phạm vi gia đình và xã hội.
Công trình nghiên cứu [5] Diệp Quang Ban cho rằng, các phƣơng tiện dùng hô
gọi đều thuộc nhân xƣng từ: “Nhân xƣng từ là những từ không mang nghĩa, chúng
thuộc vào số những từ dùng để quy chiếu… việc xƣng hô theo ngôi trong tiếng Việt
có điểm riêng là không chỉ dùng nhân xƣng từ mà còn dùng các lớp từ khác làm từ
chỉ ngôi”. Tuy nhiên, tác giả phân biệt lớp nhân xƣng từ đích thực với các lớp từ
khác đƣợc dùng làm nhân xƣng từ. Cụ thể ông đề cập đến các lớp từ sau:
- Nhân xƣng từ đích thực.
- Danh từ chỉ quan hệ thân tộc.
- Danh từ chỉ chức vị.
- Một số từ và tổ hợp từ khác.
Theo Diệp Quang Ban, nhân xƣng từ là từ dùng để chỉ ra (qui chiếu đến) ngƣời
hay vật tham gia quá trình giao tiếp (bằng lời nói). Nhân xƣng từ đƣợc chia thành ba
ngôi, nhƣng dùng hô gọi thì có ngôi thứ hai và ngôi thứ ba. Trong đó, ngôi thứ hai
qui chiếu đến ngƣời nghe, ngôi thứ ba qui chiếu đến vật, hiện tƣợng ngoài văn bản
và qui chiếu đến từ ngữ trong văn bản. Trong tiếng Việt, việc dùng từ nhân xƣng
trong hô gọi không thật phổ biến, vì chúng đem lại sắc thái không kính trọng, chúng
mang nhiều tính thân mật, suồng sã. Vì vậy, trong hô gọi hàng ngày, thay vì việc sử
dụng các nhân xƣng từ đích thực thì ngƣời Việt sẽ sử dụng các danh từ thân tộc và
danh từ chỉ chức vụ để hô gọi với nhau. Theo tác giả việc dùng các danh từ thân tộc
trong hô gọi không gây một trở ngại nào đáng kể vì một cách tự nhiên ngƣời Việt
đã sử dụng thành thạo với những sắc thái tế nhị đến mức khó tả của chúng. Còn việc
dùng các danh từ chức vị làm hô gọi chỉ dùng ngôi thứ hai. Ngƣời Việt có thể dùng
từ chỉ chức vụ hoặc cƣơng vị xã hội thay cho nhân xƣng từ ngôi thứ hai.
Ví dụ: 1. Giám đốc cho gọi em ạ?
2. Thưa giám đốc, giám đốc cho gọi em ạ?
3. Chào trưởng phòng em về trước nhé.

3



Nhƣ vậy, Diệp Quang Ban đã đề cập đến việc dùng nhân xƣng từ đích thực và
các lớp từ khác đƣợc dùng trong hô gọi. Ông chẳng những phân biệt nhân xƣng từ
đích thực với các lớp từ khác đƣợc dùng làm nhân xƣng từ, mà ông còn chú ý đến
sắc thái của các từ này trong hô gọi của ngƣời Việt.
Bùi Minh Toán trong [62] cho rằng: “Các đại từ xƣng hô, ngƣời nói tự xƣng
(tôi, tao, chúng ta, chúng mình, chúng tớ), ngƣời nói gọi ngƣời nghe (mày, chúng
mày, mi…) hoặc chỉ ngƣời đƣợc nói tới (nó, hắn, thị, y, chúng, nó). Ngoài ra, trong
tiếng Việt, nhiều danh từ chỉ quan hệ thân tộc đƣợc dùng nhƣ đại từ xƣng hô dùng
rộng trong giao tiếp xã hội, nhƣ: Ông, bà, anh, chị, em, cháu… trong đó, các đại từ
xƣng hô của tiếng Việt cũng phân biệt theo ngôi và số. Còn các danh từ thân tộc
dùng để hô gọi trong gia đình và trong xã hội không phân biệt theo ngôi, cùng một
từ có thể dùng cả ba ngôi, tùy theo tình huống giao tiếp.
Bùi Minh Toán cũng nhấn mạnh việc dùng đại từ và nhất là đại từ xƣng hô,
ngƣời Việt rất chú ý đến việc bày tỏ thái độ, tình cảm của mình đối với ngƣời khác.
Đó cũng là một trong những sắc thái riêng của đại từ xƣng hô khi sử dụng trong
tiếng Việt.
Bàn về các từ hô gọi, đó là lớp từ thuộc lớp từ xƣng hô. Đinh Trọng Lạc trong
[41] cho rằng: “Bên cạnh các đại từ nhân xƣng (mày, nó, hắn, họ, chúng nó…)
trong tiếng Việt còn dùng những từ chỉ quan hệ gia đình huyết tộc (ông, bà, cha,
mẹ, con, cháu) để xƣng hô”. Đinh Trọng Lạc chú trọng phân tích sắc thái biểu cảm
của hệ thống đại từ nhân xƣng tiếng Việt. Ông cũng nhấn mạnh một số điểm cần
lƣu ý là: “Các đại từ nhân xƣng của tiếng Việt không có sắc thái trung tính nhƣ
trong tiếng Pháp, Nga, Hán…”
Vì vậy, xét các từ hô gọi, ông cũng miêu tả cách sử dụng các từ hô gọi và đại
từ nhân xƣng trong một số tình huống thân mật, tình huống xã giao và tình huống
thông báo khách quan.
Một là, tình huống thân mật là tình huống giao tiếp của những ngƣời quen thân
trong gia đình, bè bạn… có thể dùng tên riêng, từ chỉ chức nghiệp, từ chỉ thứ bậc

gia đình hoặc không dùng tên riêng và đại từ nhân xƣng (đây là lối nói phổ biến

4


trong gia đình, bạn bè thân quen, ngƣời trên nói với ngƣời dƣới, còn ngƣời dƣới
cũng có thể dùng cách nói trống nhƣng phải kèm theo từ ngữ chỉ sự kính trọng) để
hô gọi.
Hai là, tình huống xã giao là tình huống giữa hai ngƣời đối thoại chƣa quen
biết, hoặc mới làm quen. Thông thƣờng có những cách biểu đạt: dùng các từ hô gọi
trong gia đình thể hiện thứ bậc vai vế, nhƣ: em, chị, ông, chú, bác... và chú ý trong
tình huống này ngƣời nói không đƣợc dùng lối nói trống không, vì nhƣ vậy sẽ bị coi
là vô lễ, khiếm nhã và cũng không dùng các từ thân mật “mình” sẽ bị coi là suồng
sã. Trong tình huống này, ngƣời Việt thƣờng sử dụng lối “đài” (nâng cao hơn một
bậc) và lối “khiêm” (ngƣời nói hạ thấp mình để đề cao, tỏ kính trọng ngƣời nghe).
Ba là, tình huống thông báo khách quan là tình huống mà ít liên quan đến
ngƣời nói và ngƣời nghe. Nếu có liên quan thì sử dụng đối với ngƣời đƣợc nói đến
là họ, người ta (số đông), chàng, nàng…
Khó khăn nhất là dùng ngôi thứ ba số ít nhƣ thế nào cho khách quan: Nó, hắn,
thị, y… đều có màu sắc biểu cảm hoặc thân mật hoặc khinh bỉ. Vì vậy, trong văn kể
chuyện (chuyện kể, truyện ngắn, tiểu thuyết...) nhà văn dùng cách nhƣ: lặp nhiều
lần tên nhân vật, thay thế các từ hô gọi hoặc chuyển từ bình diện lời kể sang bình
diện đối thoại các nhân vật.
Nhƣ vậy, Đinh Trọng Lạc đã đề cập đến màu sắc biểu cảm cực kì phong phú
của hệ thống đại từ nhân xƣng và lớp từ hô gọi của tiếng Việt. Nó đòi hỏi ngƣời
dùng phải xác định các yếu tố: Tình huống đối thoại, cƣơng vị và thái độ, trong đó
đƣờng ranh giới phân chia bậc trên (tuổi tác), cƣơng vị, giới tính (nam, nữ) và bậc
dƣới rất rõ ràng. Sự chuyển đổi thái độ và cƣơng vị là do tình huống đặt ra. Vì thế,
trong giao tiếp lựa chọn đƣợc từ hô gọi để thể hiện tính chất khách quan là điều
không phải dễ dàng.

Tô Thị Kim Nguyên [50] đã nghiên cứu các danh từ, danh ngữ đƣợc dùng làm
phƣơng tiện xƣng hô trong tiếng Việt và giá trị ngữ nghĩa, ngữ dụng của các danh
từ, danh ngữ này trong các phong cách ngôn ngữ. Tác giả cũng nhấn mạnh việc
dùng các đại từ nhân xƣng trong giao tiếp không thật phổ biến. Do vậy, ngƣời

5


Việt có xu hƣớng sử dụng các danh từ, danh ngữ làm phƣơng tiện xƣng hô. Hơn
nữa, các danh từ, danh ngữ khi thực hiện chức năng xƣng hô thì sắc thái biểu
cảm của chúng cũng rất đa dạng và phong phú. Có đƣợc điều này còn tùy thuộc
vào mục đích, hoàn cảnh, đối tƣợng giao tiếp, tức là ai nói, nói với ai và nói
trong hoàn cảnh nhƣ thế nào.
Nhìn lại những công trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy: Mỗi tác giả tuy có
những quan điểm khác nhau về vấn đề hô gọi, nhƣng cùng quan điểm khi cho rằng:
Bên cạnh các đại từ nhân xƣng đích thực, ngƣời Việt còn sử dụng các lớp từ khác
dùng làm phƣơng tiện hô gọi. Các tác giả cũng có điểm chung là khi quan niệm về
đại từ nhân xƣng dùng trong hô gọi đều thống nhất cho rằng: Đại từ nhân xƣng là
lớp từ dùng để thay thế, chỉ trỏ đối tƣợng giao tiếp ở một ngôi xác định tƣơng ứng
với cƣơng vị ngƣời nghe và cƣơng vị ngƣời đƣợc nói đến. Hơn nữa, việc sử dụng
các đại từ nhân xƣng và lớp từ dùng để hô gọi còn thể hiện thái độ, cũng nhƣ tình
cảm của ngƣời nói đối với ngƣời nghe hay đối tƣợng đƣợc nói đến.
2.2. Lịch sử nghiên cứu các từ hô gọi trong Truyện Kiều
Truyện Kiều của Nguyễn Du là tác phẩm thu hút đƣợc sự quan tâm của rất
nhiều học giả từ trƣớc đến nay. Khi nghiên cứu về Truyện Kiều các tác giả khai thác
ở nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau.
Nguyễn Tú Quyên [54] đã phân loại, miêu tả hệ thống các phƣơng tiện ngôn
ngữ đồng sở chỉ, giá trị sử dụng của các phƣơng tiện ngôn ngữ đồng sở chỉ biểu thị
nhân vật trong Truyện Kiều, đồng thời thể hiện thái độ của tác giả qua cách gọi tên
mọi tuyến nhân vật trong tác phẩm. Ở tuyến nhân vật chính diện, Nguyễn Du thể

hiện thái độ ngợi ca, khi xây dựng nên những con ngƣời lí tƣởng với nhiều phẩm
chất tốt đẹp, con ngƣời hiện lên tất cả vẻ đẹp về hình thức lẫn tâm hồn. Đối với
những kẻ đại diện cho tầng lớp thống trị thái độ Nguyễn Du là sự lên án, tố cáo còn
với Tú bà thái độ tác giả là khinh ghét, thiếu thiện cảm...
Bài viết của Mai Văn Hoan [35] đã đi sâu khảo sát chữ “tôi” đƣợc thiên tài
Nguyễn Du sử dụng trong Truyện Kiều. Bài viết đã xét riêng việc sử dụng chữ “tôi”
theo nghĩa đại từ nhân xƣng đƣợc các nhân vật trong tác phẩm tự xƣng đến các

6


nhân vật khác trong giao tiếp hoặc tự xƣng với chính mình, thể hiện ý thức cá nhân
mạnh mẽ của các nhân vật khi tự xƣng và tài năng “bậc kì tài” Nguyễn Du, một đại
thi hào đi trƣớc thời đại.
Trong báo cáo khoa học Đặng Thị Thu Hiền [31] đã chỉ ra các phƣơng tiện
ngôn ngữ chiếu vật biểu thị thân phận ngƣời phụ nữ trong Truyện Kiều xét trên bình
diện ngữ pháp và bình diện ngữ nghĩa. Trong báo cáo, tác giả không tìm hiểu các
phƣơng tiện đồng quy chiếu nhân vật với tƣ cách là các phƣơng tiện cá thể mà khảo
sát và tìm hiểu các phƣơng tiện ngôn ngữ đồng quy chiếu biểu thị thân phận ngƣời
phụ nữ nói chung trong Truyện Kiều (nghĩa là những từ ngữ có ý nghĩa chiếu vật
biểu thị một tập hợp). Các từ ngữ này đƣợc xem xét ở cả ý nghĩa chiếu vật hiển
ngôn và ý nghĩa hàm ẩn. Do vậy, những từ ngữ vừa đƣợc dùng nhƣ phƣơng tiện
chiếu vật cá thể (nhân vật nữ cụ thể) lại vừa có ý nghĩa chiếu vật tập hợp (thân phận
ngƣời phụ nữ nói chung) cũng đƣợc coi là đối tƣợng khảo sát trong báo cáo. Kết
quả báo cáo của Đặng Thị Thu Hiền “là một trong những bƣớc đi đầu tiên để thử
nghiệm một cách tiếp cận một trong các tác phẩm lớn nhất của văn học Việt Nam:
tiếp cận Truyện Kiều từ góc độ Ngữ dụng học nói chung và từ phƣơng diện chiếu
vật và chỉ xuất nói riêng” [31; tr. 10].
Đặng Thị Thu Hiền trong [33] đã tìm hiểu về các biểu thức chiếu vật có các từ
“thân”, “phận”, “số”, “kiếp” trong Truyện Kiều. Hầu hết các biểu thức chiếu vật có

các từ “thân”, “phận”, “số”, “kiếp” đều biểu thị những đặc trƣng chung của thân
phận con ngƣời trong xã hội Truyện Kiều, đó là đặc trƣng về sự nhỏ nhoi, bé mọn,
thấp kém, yếu ớt, mong manh, phụ thuộc và đặc trƣng lƣu lạc, lận đận, truân
chuyên, oan trái. Tác giả cũng đã phân tích vai trò của các biểu thức chiếu vật có
các từ “thân”, “phận”, “số”, “kiếp” trong việc thể hiện nhân sinh quan, thế giới
quan của Nguyễn Du trong Truyện Kiều.
Khóa luận tốt nghiệp [66] của Nguyễn Phƣớc Việt có khảo sát các phƣơng tiện
xƣng hô trong Truyện Kiều của Nguyễn Du về mặt ngữ nghĩa và ngữ dụng. Tác giả
đã phân tích cái hay, cái độc đáo của các phƣơng tiện này trong việc sử dụng ngôn
ngữ của Nguyễn Du dƣới ánh sáng của dụng học.

7


Nhìn chung, các nhà nghiên cứu các từ hô gọi trong Truyện Kiều đƣợc nhiều
nhà Việt ngữ quan tâm. Các tác giả đều có ít nhiều đề cập đến các từ hô gọi trong
Truyện Kiều. Mỗi công trình đều có giá trị cao đã đƣợc đƣa vào trong giảng dạy và
nghiên cứu. Khảo sát về “Các từ hô gọi trong Truyện Kiều của Nguyễn Du xét trên
ba bình diện: kết học – nghĩa học – dụng học” là đề tài khá mới mẻ, cho đến nay
vẫn chƣa có nhiều công trình nghiên cứu một cách hoàn chỉnh và cụ thể, mà chỉ nói
mang tính chất chung chung.
3. Ố

ƢỢN

P

M

N


ÊN ỨU

3.1. ối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là các từ hô gọi trong trong Truyện Kiều
của Nguyễn Du.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Để giải quyết vấn đề mà đề tài đặt ra, chúng tôi tiến hành khảo sát các từ hô
gọi trực tiếp giữa các nhân vật với nhau (chỉ xét ngôi thứ 2). Đó là các từ hô gọi
thuộc từ loại trong hệ thống từ loại thuộc đại từ nhân xƣng, từ loại danh từ (danh từ
tên riêng, danh từ thân tộc, danh từ chỉ nghề nghiệp, danh từ chung chứa chỉ từ hoặc
đi kèm các từ cảm thán). Đề tài không tìm hiểu các từ hô gọi tự xƣng các nhân vật
(ngôi thứ nhất) và hô gọi các nhân vật đƣợc nói đến (ngôi thứ ba).
Văn bản Truyện Kiều mà chúng tôi làm tƣ liệu khảo sát là bản do Đào Duy
Anh khảo đính, đƣợc in trong tài liệu [3].
4. MỤ

Í

N

ỆM VỤ N

ÊN ỨU

4.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài: “Các từ hô gọi trong Truyện Kiều của Nguyễn Du xét trên
ba bình diện: kết học – nghĩa học – dụng học” nhằm thống kê một cách hệ thống
các từ hô gọi trong tác phẩm để làm rõ những đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ
dụng của nhóm từ này. Bƣớc đầu chỉ ra đƣợc nét riêng của nhóm từ hô gọi trong tác

phẩm với các từ hô gọi trong tiếng Việt.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích trên luận văn thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Tổng quan những vấn đề lí thuyết có liên quan đến đối tƣợng nghiên cứu của
đề tài.

8


- Thống kê, phân loại các từ hô gọi trong tác phẩm.
- Tìm hiểu các từ hô gọi trên ba bình diện để xác định vai trò, giá trị của nhóm
từ này trong Truyện Kiều.
5. P ƢƠN

P

PN

ÊN ỨU

Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi áp dụng một số phƣơng pháp, thủ pháp
nghiên cứu chủ yếu sau:
- Thủ pháp thống kê, phân loại: thủ pháp này đƣợc dùng để thu thập và làm rõ
tần số xuất hiện trong các khía cạnh khác nhau của các từ hô gọi trong Truyện Kiều.
- Phƣơng pháp phân tích: gồm phân tích nghĩa tố để nghiên cứu nghĩa từ điển
của các từ dùng hô gọi. Đồng thời, phân tích các đặc điểm ngữ pháp của các từ hô
gọi trong tác phẩm.
- Phƣơng pháp so sánh: so sánh giá trị ngữ nghĩa, ngữ dụng của các từ hô gọi
trong Truyện Kiều với các từ hô gọi trong tiếng Việt, thấy đƣợc giá trị các từ hô gọi
trong Truyện Kiều.

6. ÓN

ÓP ỦA Ề

6.1. Về mặt lí luận
Đề tài góp phần làm sáng tỏ thêm một số vấn đề về lí thuyết từ loại trên ba
bình diện: kết học – nghĩa học – dụng học nói chung và nghiên cứu các từ hô gọi
trong Truyện Kiều nói riêng.
6.2. Về mặt thực tiễn
Kết quả của đề tài sẽ có thể coi là tài liệu tham khảo cho việc học tập,
giảng dạy của giáo viên, học viên và sinh viên hay những ai muốn quan tâm
tìm hiểu về các từ hô gọi trong Truyện Kiều.
7. CẤU

Ú

ỦA LU N

N

Ngoài hai phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn gồm ba chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Các từ hô gọi trong Truyện Kiều trên bình diện kết học và nghĩa học
Chương 3: Các từ hô gọi trong Truyện Kiều trên bình diện dụng học
Sau cùng là phần tài liệu tham khảo.

9


Chương 1


Ơ Ở LÍ LU N
Truyện Kiều của Nguyễn Du - kiệt tác nghệ thuật của nhân loại, tác phẩm thu
hút đƣợc sự quan tâm của rất nhiều học giả từ trƣớc đến nay. Tác phẩm đã đƣợc
nghiên cứu trên nhiều phƣơng diện: khảo đính, chú giải, tìm hiểu khám phá những
vấn đề nội dung và nghệ thuật, dịch và giới thiệu ra nƣớc ngoài... Trong quá trình
tiến hành những nghiên cứu đó, các nhà nghiên cứu không ít thì nhiều đều có đề cập
hô gọi giữa các nhân vật trong giao tiếp. Đề tài nghiên cứu các từ hô gọi trong
Truyện Kiều trên ba bình diện: kết học, nghĩa học và dụng học là sự thống kê hệ
thống các từ hô gọi này, đƣợc xét trên ba bình diện: kết học, nghĩa học và dụng học.
Xét lí thuyết, ở chƣơng này, chúng tôi làm rõ các nội dung: vài nét về Nguyễn Du
và Truyện Kiều, những vấn đề chung về hô gọi và lí thuyết ba bình diện.
1.1. ài nét về Nguyễn u và Truyện Kiều
1.1.1. Nguyễn Du
Nguyễn Du là nhà thơ nhân đạo tiêu biểu của văn học Việt Nam giai đoạn nửa
cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX, với những đóng góp to lớn cho nền văn học
của dân tộc, xứng đáng đƣợc gọi là “thiên tài văn học”.
Nguyễn Du (1765 - 1820), tên chữ là Tố Nhƣ, hiệu là Thanh Hiên. Tổ tiên
Nguyễn Du vốn từ làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc
Hà Tây) sau di cƣ vào xã Nghi Xuân, huyện Tiên Điền (nay là làng Tiên Điền,
huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh). Cha Nguyễn Du là Nguyễn Nghiễm (1708 - 1775)
và mẹ là Trần Thị Tần (1740 - 1778), quê Bắc Ninh. Vợ Nguyễn Du là con gái
Đoàn Nguyễn Thục, quê ở Quỳnh Côi, trấn Sơn Nam (nay thuộc tỉnh Thái Bình).
Nguyễn Du may mắn đƣợc tiếp nhận truyền thống văn hóa của nhiều vùng quê khác
nhau, là tiền đề thuận lợi cho sự tổng hợp nghệ thuật của đại thi hào dân tộc, một
danh nhân văn hóa thế giới.
Nguyễn Du văn chƣơng vƣợt hẳn bạn bè, nhƣng học vị chỉ thi đỗ tam trƣờng
(tú tài) năm 1783. Cuộc đời gặp nhiều khó khăn, mƣời tuổi mồ côi cha, năm 13 tuổi
mồ côi mẹ, suốt đời trai trẻ ăn nhờ ở đậu: hoặc ở nhà anh ruột (Nguyễn Khản), nhà
10



anh vợ (Đoàn Nguyễn Tuấn), có lúc làm con nuôi một võ quan họ Hà. Do nhiều biến
cố lịch sử, từ năm 1789, Nguyễn Du đã rơi vào cuộc sống đầy khó khăn gian khổ hơn
chục năm trƣớc khi ra làm quan cho nhà Nguyễn. Nhƣng sau nhiều năm sống hết sức
khó khăn chật vật ở các vùng quê khác nhau đến năm 1802 ra lại làm quan với triều
Nguyễn nhƣng lần này đƣợc thăng thƣởng rất nhanh, từ chức Tri huyện lên đến Tham
tri (1815), đƣợc cử làm Chánh sứ sang Trung Quốc (1813). Năm 1820, Nguyễn Du
lại đƣợc cử làm Chánh sứ sang Trung Quốc nhƣng lần này chƣa kịp lên đƣờng thì
ông đã mất vào ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn (18 - 9 - 1820).
Nguyễn Du có nhiều tác phẩm. Thơ chữ Hán nhƣ, Thanh Hiên thi tập, Nam
trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục. Cả ba tập này, hiện nay giới nghiên cứu đã sƣu
tầm đƣợc 249 bài. Các tập thơ này đã thể hiện tƣ tƣởng, tình cả, nhân cách của ông.
Đó là, tâm trạng buồn, day dứt nhƣng đã cho thấy rõ khuynh hƣớng quan sát, suy
ngẫm về cuộc đời và xã hội của tác giả.
Tác phẩm tiêu biểu cho thiên tài Nguyễn Du là Đoạn trường tân thanh (Truyện
Kiều) và Văn tế thập nhị chúng sinh (Văn chiêu hồn) đều viết bằng chữ Nôm. Cả
hai tác phẩm đều xuất sắc, tràn trề tinh thần nhân đạo chủ nghĩa, phản ánh xã hội
bất công, cuộc đời dâu bể. Đặc biệt, Truyện Kiều đã chứng tỏ khả năng chuyển tải
nội dung tự sự và trữ tình to lớn của thể thơ truyện thơ.
Những tác phẩm của Nguyễn Du cũng cho thấy một trình độ nghệ thuật bậc
thầy, với học vấn uyên bác, nắm vững nhiều thể thơ Trung Quốc, góp phần trau dồi
ngôn ngữ văn học dân tộc, làm giàu cho tiếng Việt qua việc Việt hóa nhiều yếu tố
ngôn ngữ ngoại nhập. Năm 1965, Hội đồng Hòa bình thế giới đã công nhận Nguyễn
Du là danh nhân văn hóa thế giới và ra quyết định kĩ niệm trọng thể nhân dịp 200
năm năm sinh của ông.
1.1.2. Truyện Kiều
Kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du (1765 - 1820) nguyên tên là Đoạn
trường tân thanh nghĩa là “tiếng nói mới đứt ruột”, là một truyện thơ Nôm viết bằng
thể lục bát, gồm 3254 câu thơ, là một tác phẩm viết dựa theo tác phẩm cổ của Trung

Quốc tên là Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Tuy nhiên, Nguyễn Du

11


không lệ thuộc vào ngƣời xƣa mà sáng tạo riêng theo phong cách của mình, với hệ
thống tình tiết truyện đƣợc thêm vào những đoạn tả cảnh, tả tình nhằm nêu rõ tính
cách và tâm trạng của nhân vật. Dƣờng nhƣ, hầu hết các cảnh thiên nhiên mỹ lệ, từ
cảnh mùa xuân êm đềm, cảnh mùa hè gay gắt, cảnh mùa thu mơ màng trong sáng
đến cảnh đêm trăng mới lên thơ mộng và huyền ảo, cảnh đêm tàn đầy hăm dọa đối
với một ngƣời con gái trốn nhà ra đi... tất cả mang dấu ấn sáng tạo của Nguyễn Du.
Mọi cảm lại, nhận thức lại, sắp xếp lại của Nguyễn Du khi sáng tạo Truyện Kiều là
giữ lại những gì phù hợp với “những điều trông thấy”, từng trãi của mình và thể
hiện nó bằng một ngòi bút đầy cảm xúc của một nhà thơ chân chính.
Nội dung Truyện Kiều kể về cuộc đời của một ngƣời con gái bất hạnh có tên là
Vƣơng Thúy Kiều. Từ cuộc đời của Thúy Kiều, Nguyễn Du đã khái quát lên cuộc
đời của con ngƣời trong xã hội lúc bấy giờ. Vƣơng Thúy Kiều là một ngƣời con gái
có tài, có sắc, xuất thân trong một gia đình bình thƣờng, lớn lên nàng yêu một chàng
trai là Kim Trọng, nhƣng rồi tai họa đã xảy đến cho gia đình: cha và em của nàng bị
bắt, bị đánh đập, nhà cửa bị cƣớp phá sạch sành sanh. Thúy Kiều không có cách nào
để cứu nguy cho gia đình, nàng buộc lòng phải bán mình để chuộc cha và em; từ đó
cuộc đời nàng trải qua không biết bao nhiêu là tai họa, mƣời lăm năm lƣu lạc nàng
bị lừa lọc, hết bán vào kỹ viện, nhà chứa, rồi làm lẽ “thanh lâu hai lƣợt thanh y hai
lần”... có thể nói, đây là một câu chuyện bi thảm về số phận của một ngƣời con gái
“tài sắc mà lắm truân chuyên”. Nhƣng dƣới ngòi bút của Nguyễn Du, câu chuyện bi
thảm ấy lại không thuần túy chỉ là câu chuyện về số phận của một ngƣời con gái,
mà thông qua số phận của ngƣời con gái ấy nhà thơ đã nói lên số phận của con
ngƣời nói chung trong một xã hội phong kiến lúc suy tàn. Nhà nghiên cứu Hoài
Thanh cũng từng nhận định rằng “vấn đề đặt ra trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
là vấn đề quyền sống của con ngƣời trong xã hội phong kiến”.

Truyện Kiều là một tác phẩm văn chƣơng kinh điển nhất trong lịch sử văn học
Việt Nam. Tác phẩm mang chủ nghĩa nhân đạo cao cả là chống chế độ phong kiến
thời đại của tác giả, xã hội đang suy thoái đã bộc lộ đầy đủ tính chất mục nát, vô
nhân và các tầng lớp nhân dân phải bị dồn đến bƣớc đƣờng cùng.

12


Không khí thờ đại Nguyễn Du phản ánh tác phẩm là một xã hội quyền lực to
nhất là ở trong tay bọn quan lại phong kiến, đầu mối của mọi cái xấu xa, tàn bạo
trong xã hội. Đồng thời, truyện đã phơi bày sự tha hóa đồng tiền. Đồng tiền trong
tay bọn quan lại, trong tay kẻ xấu đã gây ra tai họa cho con ngƣời, nhất là ngƣời phụ
nữ. Không những vậy, giá trị Truyện Kiều còn là sự phá vỡ truyền thống để đi đến
chủ nghĩa hiện thực trong tính cách phổ biến của nó, cũng nhƣ đã đem lại lòng tin
cho mọi ngƣời về khả năng phong phú của tiếng Việt, và tác phẩm đã có công khai
sáng cho nhiều nhà văn, nhà thơ đời sau về phƣơng diện sử dụng ngôn ngữ dân tộc
trong sáng tác văn chƣơng.
1.2. Khái niệm và vấn đề về hô gọi
1.2.1. Khái niệm về hô gọi
Trƣớc khi đi vào khái niệm hô gọi, chúng tôi điểm qua một số thuật ngữ liên
quan đến các từ hô gọi.
- Đỗ Hữu Châu đƣa ra “biểu thức gọi” để phân biệt với “biểu thức xƣng hô”
[15] . Gọi là dùng một biểu thức hƣớng về một ngƣời nào đó nhằm làm cho ngƣời
này biết rằng ngƣời gọi muốn nói gì đó với anh ta. Trong tiếng Việt, ơi! và này! là
hai yếu tố chỉ dẫn hành vi gọi. Có những từ vừa dùng để xƣng hô vừa dùng để gọi
(kết hợp với ơi!, này!), có những từ chỉ dùng để xƣng hô không thể dùng để gọi (đối
với ngƣời trên, ngƣời Việt Nam không dùng ơi!, này! mà phải dùng biểu thức “thưa
+ X...” và không thể ở khoảng cách quá xa mà gọi. Ngƣời lễ phép là phải chạy lại
gần ngƣời trên tới khi ngƣời đó có thể nghe đủ rõ thì mới dùng biểu thức đó để gọi).
- Tác giả Diệp Quang Ban trong [6] đƣa ra thuật ngữ “từ gọi - đáp” là từ dùng

để thu hút chú ý của ngƣời khác hay đáp lại lời gọi của ngƣời khác. Từ gọi - đáp
không phản ánh tình cảm trực tiếp, nhƣng vẫn gián tiếp diễn đạt đƣợc tình cảm khi
ngƣời nói chọn dùng chúng.
Những từ dùng để gọi thƣờng gặp là hỡi, cùng, ơi, ới, bớ, nè, (Anh) kia, ê...
Ví dụ: 1. Hỡi các bạn.
2. Cùng các bạn.
3. Tị ơi.

13


Những từ dùng để đáp thƣờng gặp là vâng, ừ, dạ, hử, ơi...
Ví dụ: 1. Dạ con đây ạ.
2. Vâng, ông cứ bảo.
3. Hử mày nói gì.
Ngƣời ta cũng dùng một số động từ rõ nghĩa để làm từ gọi - đáp, hoặc dùng
kèm với từ gọi - đáp, đem lại cho từ gọi - đáp những sắc thái ý nghĩa nhƣ tôn trọng,
thân tình.
Ví dụ: 1. Thưa quý ông, quý bà.
2. Báo cáo giám đốc.
3. Xin vâng ạ.
- Nghiên cứu về tình thái ngữ, Nguyễn Thị Lƣơng trong [45] phân biệt tình
thái hô đáp (còn gọi là hô ngữ). Tình thái hô đáp là phần các nhân vật tham gia giao
tiếp dùng biểu thức ngôn ngữ để gọi hay đáp lời gọi nhằm thu hút sự chú ý với (lời
gọi) hay chứng tỏ sự “cộng tác” của mình với (lời đáp) ngƣời đối thoại. Các biểu
thức này thƣờng mang tính quy ƣớc.
Biểu thức ngôn ngữ dùng để hô (gọi) thƣờng là: các đại từ xƣng hô, danh từ
riêng, danh từ chung + ơi/ ạ/ thưa/ bẩm...
Trƣớc biểu thức hô gọi, có thể thêm: thưa, bẩm, lạy (thể hiện thái độ kính
trọng). Này, ê, nè (tỏ thái độ chân tình hay coi thƣờng), hỡi, bớ...

Biểu thức ngôn ngữ đáp lời thƣờng là: vâng, dạ...
Ví dụ: 1. Đồng bào ơi! Anh chị em ơi!
Hỡi lương tâm tất cả loài người!
(Tố Hữu)
2. Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng khôn không được.
(Tô Hoài)
- Xƣng hô là một hành động diễn ra liên tục, thƣờng xuyên trong khi trò
chuyện và là lời của cả ngƣời nói lẫn ngƣời nghe.
Theo Vũ Tiến Dũng [20; tr. 328-329] cho rằng: “Xƣng hô là hành động nói và
có mối quan hệ khá rõ ràng với phép lịch sự trong giao tiếp. Xƣng hô trong tiếng

14


Việt chịu áp lực mạnh mẽ của chuẩn mực xã hội, chuẩn mực xã hội chi phối việc
lựa chọn từ ngữ xƣng hô của các cá nhân trong tƣơng tác xã hội.”
Đức Nguyễn nhận định: “Xƣng là tự gọi mình là gì đó khi nói với ngƣời khác,
biểu thị tính chất mối quan hệ giữa mình với ngƣời ấy; Hô là gọi ngƣời nói chuyện với
mình là gì đó, biểu thị tính chất mối quan hệ của mình với ngƣời ấy.” [51; tr. 73]
Nhƣ vậy, qua những thuật ngữ liên quan phần hô gọi, có thể khái niệm hô gọi
là gọi ngƣời khác là gì đó khi nói chuyện với nhau để biểu thị tính chất của mối
quan hệ. Hô gọi ứng với ngôi nhân xƣng thứ hai (hô gọi trực tiếp) và ngôi nhân
xƣng thứ 3 (hô gọi gián tiếp) dùng để quy chiếu đến ngƣời nghe (ngƣời đối thoại).
Đề tài chỉ xét những ngôi nhân xƣng thứ hai, không xét ngôi nhân xƣng thứ ba
(ngƣời đƣợc nói đến).
1.2.2. Phương tiện hô gọi
Phƣơng tiện hô gọi là những đơn vị từ, ngữ, những biểu thức dùng để hô gọi
nhằm chỉ vai ngƣời nghe trong hoạt động giao tiếp. Trong tiếng Việt phƣơng tiện hô
gọi gồm: đại từ nhân xƣng, các lớp từ và biểu thức miêu tả.
1.2.2.1. Đại từ nhân xưng (nhân xưng đích thực)

Theo những công trình nghiên cứu của các nhà Việt ngữ tên tuổi, nhƣ: Nguyễn
Kim Thản, Diệp Quang Ban, Bùi Minh Toán... đều phân biệt đại từ nhân xƣng đích
thực và các danh từ, danh ngữ đƣợc dùng trong hô gọi.
Đại từ nhân xƣng theo từ điển Bách khoa Việt Nam ghi rõ: “Đại từ nhân xƣng
(còn gọi là đại từ xƣng hô) là đại từ dùng để xƣng hô (ngôi thứ nhất), để gọi ngƣời
đối thoại (ngôi thứ hai), để gọi ngƣời hay sự vật ngôi thứ ba (ngôi thứ ba). Đại từ
nhân xƣng gồm số ít và số nhiều”. [36]
Nguyễn Kim Thản cho rằng: “Đại từ nhân xƣng gồm có: tao, ta, mày, mi, nó,
hắn, y, chúng và những đại từ gốc là danh từ: tôi, tớ, họ”. [60; tr. 276]
Theo Nguyễn Hữu Quỳnh quan niệm: “Đại từ xƣng hô là đại từ đƣợc dùng để
xƣng hô hoặc thay thế và trỏ ngƣời. Đại từ xƣng hô trong tiếng Việt gồm có các đại
từ chuyên dùng để xƣng hô và các đại từ xƣng hô lâm thời, mƣợn các danh từ biểu
thị quan hệ thân thuộc hay quan hệ xã hội”. [56; tr. 163]

15


Còn Diệp Quang Ban [6; tr. 333-334] nhận định: “Đại từ nhân xƣng là từ dùng
để trỏ vào ngƣời hay vật tham gia quá trình giao tiếp, có sự phân biệt giới tính và số
lƣợng. Các đại từ nhân xƣng hiện đang đƣợc dùng (không kể cả các từ cũ) đƣợc tác
giả nhận định theo bảng phân loại sau:
Bảng 1.1. Phân tích các đại từ nhân xưng trong tiếng Việt
Nhân vật

ại từ nhân xƣng

trong giao tiếp
Ngƣời nói: ngôi nhất

Ngƣời nghe: ngôi


Số đơn

Biệt chú

Số nhiều

tôi, tao,

chúng tôi, chúng

tớ, (ta),

tao, chúng tớ, chúng - ta có thể dùng nhƣ chúng ta

mình

mình

- ta, chúng ta, chúng mình

mày, mi

chúng mày, chúng

có thể dùng là ngôi thứ nhất

bay, bay

bao gộp chỉ gồm chung cả


chúng nó, chúng

ngƣời nói và ngƣời nghe.

hai
Ngƣời, vật đƣợc nói

nó, hắn,

đến: ngôi ba

y

- ta số đơn có sắc thái thự tôn

Nhìn chung, khi nghiên cứu về đại từ nhân xƣng trong tiếng Việt, các nhà Việt
ngữ đều thống nhất quan điểm đó là: “Đại từ nhân xƣng có chức năng thay thế, chỉ
trỏ”. Nhân xƣng từ đích thực đƣơc chia thành ba ngôi (ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai
và ngôi thứ ba) và phân thành hai số (số ít và số nhiều):
- Ngôi thứ nhất (ngƣời nói).
- Ngôi thứ hai (ngƣời nghe).
- Ngôi thứ ba (ngƣời/ vật đƣợc nói tới).
Trong việc tìm hiểu các từ hô gọi trong Truyện Kiều chỉ xét những đại từ nhân
xƣng dùng chỉ ngƣời đối thoại là ngƣời nghe (ngôi thứ hai), gồm đại từ nhân xƣng
số ít và số nhiều, nhƣ: mày, mình, ngươi... và đại từ “đấy” dùng chỉ trỏ hô ứng với
“đây” hay đại từ nghi vấn “ai” đƣợc dùng nhƣ đại từ mang nghĩa phiếm chỉ, đƣợc
dùng nhƣ một đại từ nhân xƣng với cách chuyển ngôi hết sức tế nhị.
Ví dụ: 1.


“Đừng điều nguyệt nọ hoa kia,
Ngoài ra ai lại tiếc gì với ai.” (461 - 462)

16


Ở hai câu thơ này, sử dụng đại từ “ai” dùng hô gọi một cách bóng bẩy để chỉ
ngôi thứ hai một cách kín đáo, đó là lời đối thoại Thúy Kiều ám chỉ đến Kim Trọng.
2. Dạy rằng: “Hương lửa ba sinh,
Dây loan xin nối cầm lành cho ai.” (2581 - 2582)
Đại từ “ai” đƣợc Hồ Tôn Hiến sử dụng ám chỉ Thúy Kiều, trong hoàn cảnh Hồ
Tôn Hiến tiêu diệt đƣợc Từ Hải, tổ chức tiệc mừng liên hoan thắng trận, Thúy Kiều
bị bắt hầu rƣợu, đàn ca mua vui.
3. “Làm chi tội báo oan gia,
Thiệt mình, mà hại đế ta, hay gì?” (1013 - 1014)
Trong lời đối thoại trên giữa Tú bà và Thúy Kiều, mụ Tú đã sử dụng đại từ
nhân xƣng “mình” chỉ Thúy Kiều.
Tuy nhiên, việc hô gọi các đại từ, nhất là đại từ nhân xƣng trong tiếng Việt ít
có sắc thái trung tính, thƣờng mang sắc thái thân mật, sỗ sàng hoặc không kính
trọng. Vì vậy, trong tiếng Việt còn sử dụng một số lƣợng lớn các từ và ngữ khác để
hô gọi.
Diệp Quang Ban nhận định: “Việc xƣng hô theo ngôi trong tiếng Việt có điểm
riêng là không chỉ dùng nhân xƣng từ, mà còn dùng các lớp từ khác làm từ chỉ
ngôi.” [5; tr. 519] và ông còn cho rằng: “Tiếng Việt ít sử dụng các đại từ nhân xƣng
đích thực trong việc xƣng hô (thậm chí dùng chúng thƣờng bị coi là khiếm nhã), mà
thƣờng dùng các danh từ chỉ ngƣời có họ hàng (danh từ thân tộc) và cả các từ chỉ
chức vị để làm từ xƣng hô.” [6; tr. 334]
1.2.2.2. Các lớp từ dùng trong hô gọi
Diệp Quang Ban quan niệm: “Bên cạnh các nhân xƣng từ đích thực, trong
xƣng hô ngƣời Việt còn sử dụng các lớp từ sau: Danh từ chỉ quan hệ thân tộc; danh

từ chỉ chức vụ; một số từ, tổ hợp từ khác”. Ông cũng nhấn mạnh: “Trong xƣng hô,
chính lớp từ thứ hai, tức danh từ chỉ quan hệ thân tộc cho thấy rõ nhất nghĩa liên
nhân của nhân xƣng từ trong tiếng Việt”. [5]
Nhận định của Cao Xuân Hạo về vấn đề này, ông cho rằng: “Bên cạnh nhóm
đại từ nhân xƣng đích thực dùng trong xƣng hô, ngƣời Việt còn dùng các đại từ

17


nhân xƣng lâm thời gồm các danh từ thân tộc, danh từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp để
xƣng hô”. [28]
Thật vậy, trong giao tiếp ngƣời Việt thƣờng mƣợn các từ chỉ quan hệ gia đình,
nghề nghiệp, chức vụ, học hàm, học vị… để mà xƣng hay gọi, đặc biệt là các từ chỉ
quan hệ gia đình chiếm số lƣợng lớn và xuất hiện trong nhiều môi trƣờng hoạt động
của con ngƣời. Nên trong giao tiếp, ngƣời nói thƣờng hƣớng tới ngƣời đối thoại với
hai thái độ: lịch sự hoặc không lịch sự, gắn với các kiểu sắc thái biểu cảm (trang
trọng; trung hòa; thân mật; suồng sã, thô tục và khinh thƣờng). Trong khi đó, các
đại từ nhân xƣng đích thực trong tiếng Việt còn nhiều hạn chế về sắc thái biểu cảm
khi sử dụng trong hô gọi. Chính vì vậy, các lớp từ đƣợc dùng để hô gọi hƣớng đến
ngƣời đối thoại đƣợc thể hiện gồm: tên riêng, danh từ thân tộc, các danh từ chỉ chức
nghiệp và danh từ chung có kèm theo chỉ từ.
- Tên riêng là tên đặt cho từng cá thể sự vật. Tên riêng không phải hoàn toàn
không có nghĩa biểu niệm. Giả định rằng ở một dân tộc nào đó, tên riêng của ngƣời
khác hẳn với tên riêng của đất đai, núi sông, khác hẳn với tên riêng của động vật...
thì chỉ cần nghe tên riêng ngƣời nghe sẽ không rơi vào tình trạng mơ hồ. Lúc này
phạm trù ngƣời, đất đai, sông núi mà tên riêng gợi ra (do sự khác nhau trong cách
đặt tên) là nét nghĩa biểu niệm của tên riêng. Nhƣng trên thế giới, đặc biệt là ở Việt
Nam, tên ngƣời, tên khu vực địa lí, núi sông... có thể trùng nhau.
Ví dụ: Hương Giang có thể là tên ngƣời, tên một khách sạn, là tên sông, cũng
có thể là tên một xã, một làng, và tên Hương Giang đã đi vào thơ ca, qua bài thơ

“Tiếng hát sông Hương” của Tố Hữu, khổ thơ đầu:
Trên dòng Hương Giang
Em buông mái chèo
Trời trong veo
Nước trong veo
Em buông mái chèo
Trên dòng Hương Giang.

18


Trong trƣờng hợp trên, đã vi phạm về nguyên tắc đã đặt tên riêng thì mỗi cá
thể phải có một tên khác hẳn với tên cá thể khác cùng loại. Tuy nhiên, trong thực tế
thì hiện tƣợng trùng tên là thƣờng gặp và gây trở ngại cho sự nhận diện sự vật. Do
đó, để tránh trùng tên gọi khi sử dụng tên riêng, ngƣời ta thƣờng đem danh từ chung
kèm tên riêng hoặc dùng định ngữ vào sau tên riêng. Phƣơng pháp này đƣợc
Nguyễn Du sử dụng khá nhiều trong tác phẩm: tên riêng chỉ ngƣời (Thúy Kiều,
Thúy Vân, Kim Trọng, Từ Hải... ) hay tên riêng chỉ địa danh (huyện Lâm Thanh,
huyện Lam Kiều... ).
Ví dụ: 1. Rằng: “Hoa Nô đủ mọi tài,
Bản đàn thử giạo một bài chàng nghe.” (1849 - 1850)
Hô gọi Hoạn thƣ là ngƣời chủ, vai trên gọi ngƣời ở bằng tên riêng “Hoa Nô”,
tên Thúy Kiều khi làm con ở cho nhà họ Hoạn.
2. “Giác Duyên dù nhớ nghĩa nhau,
Tiền Đường thả một bè lau rước người.” (2691 - 2692)
Danh từ tên riêng “Giác Duyên” đƣợc sƣ Tam Hợp hô gọi đến Giác Duyên.
Chức năng cơ bản của tên riêng là chỉ cá thể sự vật đúng với phạm trù của cá thể
đƣợc gọi bằng tên riêng đó. Tên riêng chỉ ngƣời có chức năng cơ bản là chỉ cá thể
ngƣời trong phạm trù ngƣời, tên riêng của sông, núi có chức năng cơ bản là chỉ cá thể
sông, núi trong phạm trù vật thể tự nhiên. Tuy nhiên, trong sử dụng, tên riêng có thể

đƣợc dùng theo lối dịch chuyển phạm trù theo phƣơng thức chuyển nghĩa hoán dụ.
Ví dụ: 1. Dùng tên địa phƣơng để chỉ ngƣời, nhƣ là tên một làng thuộc huyện
Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, nay là xã Tiên Điền, là quê hƣơng của đại thì hào Nguyễn
Du và nhiều danh nhân, nhà khoa bảng nổi tiếng. Tên riêng này đƣợc sử dụng chỉ
tên ngƣời trong bài thơ “Vịnh cụ Tiên Điền” của Nguyễn Bính nhằm kính tặng
Nguyễn Du và Truyện Kiều nhân kỉ niệm 200 năm ngày sinh Nguyễn Du.
2. Dùng tên ngƣời để chỉ tác phẩm nghệ thuật, nhƣ trong câu:
Xem triển lãm Tô Ngọc Vân
“Tô Ngọc Vân” là tên một họa sĩ, nhƣng lại đƣợc dùng chỉ tác phẩm hội họa do
Tô Ngọc Vân sáng tác.

19


×