Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Đề tài Chính sách của Đức đối với các cường quốc châu Âu từ 1871 đến 1914

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (894.57 KB, 116 trang )

Đề tài: Chính sách của Đức đối với các cường quốc châu Âu từ 1871 đến 1914

LỜI CẢM ƠN
Với sự kính trọng và tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân
thành nhất đến TS Nguyễn Thị Huyền Sâm - người đã tận tình chỉ bảo, hướng
dẫn và giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu hoàn thành luận văn này.
Cho em được bày tỏ lòng biết ơn tới Ban chủ nhiệm cùng quý thầy
giáo, cô giáo khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã trực tiếp giảng
dạy, trang bị kiến thức, nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện để luận văn của em
đạt kết quả cao nhất.
Với sự nỗ lực hết mình em đã hoàn thành luận văn nhưng do những hạn
chế nhất định về sự hiểu biết của bản thân cũng như các điều kiện khách quan
nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận được sự
chỉ bảo, góp ý chân thành của quý thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 6 năm 2014
Học viên

Đào Thị Mỹ Lƣơng


Đề tài: Chính sách của Đức đối với các cường quốc châu Âu từ 1871 đến 1914

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 3
3. Mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu ..................................................... 7
4. Đóng góp của đề tài....................................................................................... 7
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 8


6. Cấu trúc của đề tài ......................................................................................... 8
NỘI DUNG....................................................................................................... 9
CHƢƠNG I: CƠ SỞ VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH
SÁCH CỦA ĐỨC ĐỐI VỚI CÁC CƢỜNG QUỐC CHÂU ÂU
TỪ 1871 ĐẾN 1914.......................................................................................... 9
1.1. Cơ sở .......................................................................................................... 9
1.1.1. Cơ sở kinh tế - quân sự ........................................................................... 9
1.1.2. Cơ sở chính trị - xã hội ......................................................................... 16
1.1.3. Cơ sở lịch sử - tư tưởng ........................................................................ 21
1.2. Các nhân tố tác động ................................................................................ 27
1.2.1. Sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản, nhất là ở châu Âu ...... 27
1.2.2. Nhu cầu xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc ............................ 31
1.2.3. Ảnh hưởng của các cá nhân .................................................................. 36
CHƢƠNG II: MỤC TIÊU , NỘI DUNG VÀ QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI
CHÍNH SÁCH CỦA ĐỨC ĐỐI VỚI CÁC CƢỜNG QUỐC CHÂU ÂU
(1871 – 1914) .................................................................................................. 44
2.1. Mục tiêu, nội dung ................................................................................... 44
2.1.1. Giai đoạn từ 1871 đến 1890.................................................................. 44
2.1.2. Giai đoạn 1890 đến 1914 ...................................................................... 50


Đề tài: Chính sách của Đức đối với các cường quốc châu Âu từ 1871 đến 1914

2.2. Quá trình triển khai .................................................................................. 54
2.2.1. Giai đoạn 1871 – 1890.......................................................................... 54
2.2.2. Giai đoạn 1890 – 1914.......................................................................... 66
CHƢƠNG III: KẾT QUẢ, ĐẶC ĐIỂM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH
SÁCH CỦA ĐỨC ĐỐI VỚI CÁC CƢỜNG QUỐC CHÂU ÂU
(1871 – 1914) .................................................................................................. 76
3.1. Kết quả ..................................................................................................... 76

3.2. Đặc điểm .................................................................................................. 86
3.3. Tác động ................................................................................................... 92
3.3.1. Đối với nước Đức .................................................................................. 93
3.3.2. Đối với châu Âu..................................................................................... 98
KẾT LUẬN ................................................................................................. 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 110
PHỤ LỤC


Đề tài: Chính sách của Đức đối với các cường quốc châu Âu từ 1871 đến 1914

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX do sự thay đổi tương
quan lực lượng giữa các cường quốc tư bản, cũng như sự hoàn thành việc
phân chia thuộc địa trên thế giới làm cho mâu thuẫn giữa các nước đế quốc
ngày càng trở nên gay gắt. Quy luật phát triển không đồng đều giữa các nước
tư bản khi chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa đã ảnh hưởng mạnh mẽ
tới các mặt của đời sống xã hội. Châu Âu trong giai đoạn này chứng kiến
những sự thay đổi căn bản, to lớn về nhiều mặt giữa các nước tư bản lớn như
Anh, Pháp, Italia… đặc biệt là sự vươn lên mạnh mẽ của Đức đã tác động
không nhỏ đến quan hệ quốc tế nói chung, quan hệ giữa các nước ở lục địa
châu Âu nói riêng.
Ngày 18 tháng 01 năm 1871 Đế chế Đức tuyên bố thành lập ở cung
điện Véc – xai ( Pháp), vua Phổ là Wilhelm I được tôn làm Đức hoàng, trong
khi vẫn giữ ngôi vua Phổ như cũ. Đế quốc Đức là một nhà nước Liên bang
gồm 26 vương quốc và 3 thành phố tự do. Ngày 16 tháng 04 năm 1871, Hiến
pháp mới của đế quốc được công bố nhằm củng cố sự thống nhất của đế quốc,
bảo tồn chế độ quân chủ và tàn dư phong kiến ở nông thôn, duy trì vai trò bá
chủ của quý tộc Phổ Iuncơ trong toàn nước Đức.

Quá trình thống nhất nước Đức là một tiến bộ lịch sử, vì nó mở đường
cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Đức, đưa Đức lên hàng các quốc gia
hàng đầu trên thế giới, góp phần làm thay đổi cán cân lực lượng ở châu Âu và
thế giới trong những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
Tác động, ảnh hưởng từ sự thống nhất của Đức rất lớn. Trước hết nó
thúc đẩy chủ nghĩa tư bản ở Đức càng phát triển mạnh hơn nhờ phát huy được
những lợi thế riêng của mình, học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước, đặc
biệt là việc áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật. Đến cuối thế kỉ XIX,
sức sản xuất công nghiệp ở Đức tăng trưởng rất nhiều, vượt qua nhiều nước
công nghiệp phát triển đi trước như Anh, Pháp, trở thành nước đứng đầu châu

1


Đề tài: Chính sách của Đức đối với các cường quốc châu Âu từ 1871 đến 1914

Âu, đứng thứ hai thế giới về công nghiệp, sau Mĩ. Đồng thời, sự thống nhất
Đức, chủ nghĩa tư bản phát triển, vai trò, địa vị của giai cấp tư sản cùng tầng
lớp quý tộc tư sản hóa Iuncơ tăng lên, khẳng định vai trò lãnh đạo nhà nước.
Mặt khác, sự thống nhất Đức đã làm thay đổi quan hệ quốc tế ở châu
Âu. Nước Đức thống nhất trở thành một cường quốc đế quốc, muốn vươn lên
hàng đầu, thay thế cho vị trí các nước tư bản tiên tiến trước đây. Vì vậy mâu
thuẫn giữa các nước đế quốc “già” và “trẻ” trở nên mâu thuẫn gay gắt với
nhau về quyền lợi, trong đó nổi lên vấn đề chia lại thuộc địa. Trong cuộc đấu
tranh phân chia lại đất đai trên thế giới, Đức là đế quốc hung hăng nhất vì
Đức có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh nhưng lại có ít thuộc địa, trong khi
Anh và Pháp đã bị Đức vượt qua về địa vị kinh tế nhưng có diện tích thuộc địa
rộng lớn. Vì vậy nước Đức tham gia “tích cực” vào việc đòi phân chia quyền lợi
với các nước, trong đó chủ yếu là Anh và Pháp, từ đó tác động và làm thay đổi
quan hệ quốc tế, trực tiếp nhất là gây ra cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

Trong những chính sách của mình, Đức đều thể hiện khát vọng làm chủ lục địa
châu Âu, bá chủ thế giới. Điều này được nói đến trong các chính sách của Đức
đối với các cường quốc ở châu Âu, trong giai đoạn 1871 – 1914.
Trên thực tế khi tìm hiểu về chính sách của Đức đối với các cường quốc
châu Âu trong giai đoạn từ 1871 đến 1914 có rất ít tài liệu chuyên sâu nghiên
cứu có hệ thống về mục tiêu, nội dung, quá trình thực hiện. Vì vậy, việc đi sâu
tìm hiểu về chính sách của Đức đối với các cường quốc châu Âu từ 1871 đến
1914 để có cái nhìn đầy đủ và hệ thống về mục tiêu, nội dung và quá trình thực
hiện là cần thiết.
Về mặt khoa học, khi nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần làm sáng rõ
mục tiêu, nội dung, quá trình thực hiện, kết quả, đặc điểm và tác động của
những chính sách của Đức đối với các cường quốc châu Âu từ 1871 đến 1914.
Mặt khác góp phần hiểu thêm tác động của những chính sách đó đối với quan

2


Đề tài: Chính sách của Đức đối với các cường quốc châu Âu từ 1871 đến 1914

hệ quốc tế, với cục diện ở châu Âu, lí giải vì sao Đức là nước châm ngòi nổ
cho cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
Về mặt thực tiễn:
Thứ nhất, nghiên cứu vấn đề này có tầm quan trọng giúp cho việc giảng
dạy lịch sử cho học sinh ở trường phổ thông trong nhiều nội dung: Các nước
tư bản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX (Anh, Pháp, Mĩ, Đức) để thấy rõ sự
vươn lên mạnh mẽ của giai cấp tư sản Đức nói riêng, nước Đức nói chung,
vượt qua Anh, Pháp để đứng đầu châu Âu, đứng thứ hai thế giới sau Mĩ;
Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) để lí giải vì sao cuộc chiến này
diễn ra chủ yếu ở mặt trận châu Âu, trách nhiệm của nước Đức trong cuộc
chiến này…

Thứ hai, cho đến hiện nay, Đức là quốc gia lớn ở châu Âu, các chính
sách đối nội và đối ngoại của Đức đều có ảnh hưởng rõ nét đến cục diện châu
Âu cũng như trong quan hệ quốc tế, đặc biệt khi mà xu thế toàn cầu hóa đã trở
thành xu thế chủ đạo trong thời đại mới. Việc nghiên cứu chính sách đối
ngoại của Đức trong giai đoạn cận đại để thấy được mối liên hệ, ảnh hưởng,
tác động của lịch sử đối với nước Đức ngày nay.
Chính vì lí do trên, tác giả mạnh dạn chọn đề tài “Chính sách của Đức
đối với các cường quốc châu Âu từ 1871 đến 1914” để nghiên cứu và tìm
hiểu.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề được đề cập đến trong một số tài liệu nhưng là những gợi ý hết
sức cô đọng trong giáo trình, trong Lịch sử quan hệ quốc tế hoặc trong bài
viết cho các tạp chí, nghiên cứu những nội dung nhỏ có liên quan.
Cụ thể:
A.J. Ryder, “Twentieth century”, Colombia University, NewYork,
1973 trình bày khái quát, sơ lược về lịch sử, những sự kiện chính trong thế kỉ
XX trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, quân sự. Trên cơ sở đó, tác giả nhận

3


Đề tài: Chính sách của Đức đối với các cường quốc châu Âu từ 1871 đến 1914

xét những tác động và ảnh hưởng từ những biến đổi quan trọng đó đối với
lịch sử nhân loại nói chung, đối với các nước diễn ra sự kiện đó nói riêng.
M. Beaud, “Lịch sử chủ nghĩa tƣ bản từ 1500 đến 2000”, NXB Thế
giới, Hà Nội, 2002 phân tích quá trình vận hành của chủ nghĩa tư bản trong
quá trình hình thành, phát triển, biến đổi và thích nghi để tạo nên hệ thống
các nước tư bản, trong đó có tư bản Đức. Tác phẩm phản ánh một cách
nhìn khách quan và sâu sắc, trình bày những quan điểm cụ thể và rõ ràng

của tác giả về chủ nghĩa tư bản. Đồng thời, tác phẩm có sự đánh giá khá
đầy đủ và sắc sảo về những biến đổi của chủ nghĩa tư bản trong suốt thời
gian dài, từ khi hình thành, trải qua quá trình phát triển đến cả các cuộc
khủng hoảng lớn đã xảy ra.
A. Lêôniđốp, “Vinh và nhục của nền ngoại giao phƣơng Tây”, NXB
Sự thật, Hà Nội, 1961 trình bày vắn tắt các chính sách ngoại giao của các
nước đế quốc chủ yếu là Anh, Pháp, Mĩ, Đức và chỉ ra nguyên nhân sâu xa
đưa các chính sách đối ngoại của các nước phương Tây đến chỗ phá sản.
Đồng thời, tác giả cũng vẽ lên một bức tranh sinh động tố cáo những âm mưu
và hành động đen tối của những lực lượng phản động chi phối nó. Tác phẩm
giúp người đọc hiểu thêm về bản chất và những đặc điểm của bốn nền ngoại
giao lớn nhất trên thế giới là Anh, Đức, Pháp và Mĩ. Từ đó so sánh để thấy
được điểm mạnh yếu của các nước, đánh giá được ảnh hưởng và hệ quả của
những chính sách đó dưới thời cận đại và hiện đại.
Norman Davis, “Lịch sử châu Âu”, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội,
2012 nêu ra sự phát triển của châu Âu từ thời cổ đại đến thời hiện đại, những
mốc son quan trọng đánh dấu những bước ngoặt, sự thay đổi của các nước ở
châu Âu từ thời cổ đại đến thời hiện đại. Tác phẩm đi sâu nghiên cứu nhiều
lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hóa và tư tưởng của châu Âu trong suốt thời
gian dài. Từ đó giúp người đọc có cái nhìn khái quát, đầy đủ và hệ thống về
những biến đổi to lớn trong lịch sử châu Âu từ khi hình thành đến thế kỉ XX.

4


Đề tài: Chính sách của Đức đối với các cường quốc châu Âu từ 1871 đến 1914

Trần Triều, “Mƣời nhà ngoại giao lớn thế giới”, NXB Văn hóa thông
tin, Hà Nội, 2007 giúp độc giả có cái nhìn khái quát về cuộc đời, sự nghiệp của
các nhà ngoại giao lớn trên thế giới, trong đó có Bismarck – người được mệnh

danh là “nhà ngoại giao con thoi”, người đã góp phần đề ra nhiều chính sách đối
ngoại của Đức trong cuối thế kỉ XIX. Tác giả giúp người đọc có cái nhìn sâu sắc,
toàn diện và khách quan khi đánh giá về vai trò của Bismarck đối với công cuộc
thống nhất nước Đức và trong thời kì làm Thủ tướng của ông.
“Nƣớc Đức, quá khứ và hiện tại”, Cơ quan báo chí và thông tin,
Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003
tái hiện lại một nước Đức từ lịch sử đến hiện tại qua những biến cố, những sự
kiện, những thay đổi mang tính bước ngoặt. Không chỉ tái hiện lịch sử qua
từng giai đoạn, tác phẩm trình bày rõ nét sự chuyển biến về kinh tế, chính trị,
văn hóa, tư tưởng, khoa học của Đức qua các thời kì. Từ đó cho người đọc
thấy được sự thay đổi của nước Đức trong mỗi giai đoạn lịch sử.
R.H. Tenbrock, “Lịch sử Đức quốc” (Trần Đổng dịch từ nguyên tác
Đức ngữ, Uỷ ban dịch thuật, Phủ quốc vụ khanh đặc trách văn hoá), NXB Sài
Gòn, 1972 nêu nguồn gốc xa xôi, lịch sử hình thành và phát triển của
nước Đức, những mối liên hệ chặt chẽ giữa số phận nước Đức với châu
Âu, đồng thời nêu lên những nét chính, những biến chuyển lớn của châu
Âu tác động tới nước Đức trong suốt thời kì cận đại. Qua tác phẩm, tác
giả bày tỏ quan điểm và cách đánh giá của mình về sự phát triển của nước
Đức trong giai đoạn này.
Vũ Dương Ninh (Chủ biên), “Lịch sử quan hệ quốc tế”, Tập 1, NXB
Giáo dục, Hà Nội, 2005 trình bày về quá trình phát triển của mối quan hệ giữa
các quốc gia, những biến động lớn trong quan hệ quốc tế từ đầu thời cận đại
đến hết chiến tranh thế giới thứ hai. Đồng thời tác phẩm tái hiện một cách
sinh động và chân thực các sự kiện lịch sử lớn, những thay đổi trong chính
sách đối ngoại của các cường quốc lớn. Từ đó thấy được tác động và ảnh
hưởng của các chính sách đó tới cục diện quốc tế.

5



Đề tài: Chính sách của Đức đối với các cường quốc châu Âu từ 1871 đến 1914

Phan Ngọc Liên (Chủ biên), “Lịch sử thế giới cận đại”, Tập I, NXB
ĐHSP Hà Nội, 2010 trình bày những nét chính về các cuộc cách mạng tư sản
điển hình cả về nội dung, hình thức, kết quả, ý nghĩa lịch sử; xác lập sự thắng
lợi trên phạm vi thế giới của chủ nghĩa tư bản và chuyển sang giai đoạn đế
quốc chủ nghĩa của các nước tư bản lớn ở châu Âu, trong đó có nước Đức.
Đồng thời, tác phẩm giúp người đọc thấy được sự chuyển biến và những nét
chính trong phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi và Mĩ La tinh.
Trần Thị Vinh, “Chủ nghĩa tƣ bản thế kỉ XX và thập niên đầu thế kỉ
XXI – Một cách tiếp cận từ lịch sử”, NXB ĐHSP Hà Nội, 2011 đưa ra cách
phân tích khách quan những mặt mạnh và những điểm yếu trong sự phát triển
của chủ nghĩa tư bản thế kỉ XX và thập niên đầu thế kỉ XXI. Đồng thời, tác
phẩm giới thiệu những bước phát triển thăng trầm của chủ nghĩa tư bản trong
thế kỉ XX để làm rõ bản chất và những đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa tư bản
hiện đại. Từ đó giúp người đọc có cái nhìn và sự đánh giá đầy đủ, đúng đắn,
toàn diện hơn về chủ nghĩa tư bản từ khi hình thành đến nay.
Polianxki. F.I, “Lịch sử kinh tế các nƣớc ngoài Liên Xô thời kì đế
quốc chủ nghĩa (những năm 1870 – 1917)”, NXB Khoa học xã hội, 1978
phân tích những đặc trưng cơ bản về kinh tế của thời kì đế quốc chủ nghĩa. Từ
đó đi sâu nghiên cứu tình hình cụ thể để rút ra những nét chính trong quá trình
chuyển biến từ tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa đế quốc và những đặc điểm
nổi bật của ba nước đế quốc lớn là Mĩ, Đức và Anh trong giai đoạn từ cuối thế
kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
Những tác phẩm trên và nhiều công trình nghiên cứu khác có đề cập
đến những nội dung khác nhau trong lịch sử nước Đức nhưng phân tích và
chuyên sâu về chính sách của Đức đối với các cường quốc châu Âu trong giai
đoạn từ 1871 đến 1914 thì dung lượng không lớn. Chưa có công trình nào đi
sâu nghiên cứu, trình bày một cách hệ thống để làm sáng tỏ vấn đề. Hơn nữa
việc tìm hiểu và học tập vấn đề này với học sinh, sinh viên và học viên còn


6


Đề tài: Chính sách của Đức đối với các cường quốc châu Âu từ 1871 đến 1914

nhiều khó khăn, nhất là trong điều kiện tiếp cận với tư liệu ở nước ta còn hạn
chế.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục tiêu
Đề tài nghiên cứu, làm rõ những chính sách cơ bản của Đức đối với các
cường quốc châu Âu trong giai đoạn từ 1871 đến 1914, chủ yếu là chính sách
đối ngoại. Trên cơ sở đó, đề tài nhằm làm rõ những đặc trưng trong chính
sách của Đức đối với các cường quốc châu Âu từ 1871 đến 1914 và tác động
của các chính sách ấy đối với nước Đức, châu Âu và trong quan hệ quốc tế.
3.2. Nhiệm vụ
Đề tài tập trung nghiên cứu:
- Những cơ sở và nhân tố tác động đến việc hình thành chính sách của
Đức đối với các cường quốc châu Âu trong giai đoạn 1871 đến 1914.
- Mục tiêu, nội dung cơ bản và quá trình thực hiện những chính sách
của Đức đối với các cường quốc châu Âu trong giai đoạn từ 1871 đến 1914.
- Kết quả, đặc điểm và tác động của những chính sách đó đối với nước
Đức, châu Âu và trong quan hệ quốc tế.

3.3. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: đề tài tập trung nghiên cứu những chính sách của Đức đối
với các cường quốc châu Âu trên lĩnh vực chủ yếu là ngoại giao.
Thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu vào khoảng thời gian cuối thế kỉ
XIX đầu thế kỉ XX (từ 1871 đến 1914), mốc đánh dấu sự ra đời của đế quốc
Đức đến trước Chiến tranh thế giới thứ nhất. Đây là gian đoạn quan trọng vì

tính từ khi Đế chế Đức được thành lập năm 1871 đến trước Chiến tranh thế
giới lần thứ nhất, nước Đức có nhiều bước chuyển biến quan trọng về mọi
mặt, là cơ sở cho những thay đổi trong lịch sử nước Đức giai đoạn sau.
4. Đóng góp của luận văn

7


Đề tài: Chính sách của Đức đối với các cường quốc châu Âu từ 1871 đến 1914

Luận văn hệ thống hoá mục tiêu, nội dung và quá trình triển khai những
chính sách của Đức đối với các cường quốc châu Âu từ 1871 đến 1914. Đồng
thời làm rõ đặc điểm và tác động của những chính sách đó đối với nước Đức,
châu Âu và quan hệ quốc tế.
Mặt khác luận văn còn làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu,
giảng dạy nội dung Lịch sử thế giới cận đại, Lịch sử nước Đức, lịch sử quan
hệ quốc tế.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu và được triển khai trên cơ sở chủ yếu là sử dụng
phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic. Đó là quá trình sưu tầm, xử lí
các nguồn tài liệu, phân tích các nguồn tư liệu để rút ra các luận điểm, kết
luận về các vấn đề của đề tài. Ngoài hai phương pháp chính nêu trên,
trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả kết hợp sử dụng các phương pháp
khác như phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, phương pháp nghiên
cứu quan hệ quốc tế…

6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở và các nhân tố tác động đến chính sách của Đức đối
với các cường quốc châu Âu từ 1871 đến 1914

Chương 2. Mục tiêu, nội dung và quá trình triển khai chính sách của
Đức đối với các cường quốc châu Âu từ 1871 đến 1914
Chương 3. Kết quả, đặc điểm và tác động của chính sách của Đức đối
với các cường quốc châu Âu từ 1871 đến 1914

8


Đề tài: Chính sách của Đức đối với các cường quốc châu Âu từ 1871 đến 1914

NỘI DUNG
CHƢƠNG I
CƠ SỞ VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
CHÍNH SÁCH CỦA ĐỨC ĐỐI VỚI CÁC CƢỜNG QUỐC CHÂU ÂU
TỪ 1871 ĐẾN 1914
1.1. Cơ sở
1.1.1. Cơ sở kinh tế - quân sự
Về kinh tế, sau khi hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước, chủ
nghĩa tư bản Đức phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ, tạo nên bộ mặt mới
trong nền kinh tế Đức trong những năm 1871 – 1914, tạo cơ sở cho Đức
hoạch định chính sách đối ngoại mới.
Giai đoạn 1871 – 1890:

9


Đề tài: Chính sách của Đức đối với các cường quốc châu Âu từ 1871 đến 1914

Giai đoạn này chứng kiến những bước tiến dài của nền kinh tế Đức
biểu hiện trên nhiều lĩnh vực. Trong một số ngành công nghiệp mới như điện,

hoá chất, Đức đuổi kịp, vượt cả Anh, Pháp, giữ ngôi vị số một châu Âu, đứng
thứ hai thế giới về sản lượng công nghiệp. Sản lượng thép của Đức tăng gấp 5
lần, từ 1,5 triệu tấn/năm (1880) lên 7,5 triệu tấn/ năm (1900) [60,58]. Năm
1883, Đức sản xuất 2/3 số thuốc nhuộm trên thế giới với chất lượng tốt, giá
thành rẻ. Trong khoảng thời gian từ 1870 đến 1890, sản lượng than của Đức
tăng 4,4 lần, gang tăng 6 lần, độ dài đường sắt tăng gấp đôi [30,149].
Sở dĩ nền kinh tế Đức phát triển là do: thị trường dân tộc thống nhất
hình thành tạo điều kiện thuận lợi cho sự giao lưu, trao đổi, buôn bán và phát
triển các lĩnh vực trong đời sống kinh tế. Mặt khác, sự ra đời của một liên
hiệp chính trị hùng mạnh ở châu Âu tạo tiền đề chính trị cho hoạt động cướp
bóc của giai cấp tư sản Đức, cho những cuộc xâm chiếm lãnh thổ và bành
trướng kinh tế của tư bản Đức. Đồng thời, Đức là nước giàu tài nguyên thiên
nhiên, đặc biệt là than đá, sắt do chiếm được hai tỉnh Andát và Loren của
Pháp sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ, sự hợp tác của quặng sắt Loren với
than cốc Rua tạo nên sự phát triển của công nghiệp luyện kim. Hơn thế nữa,
Đức nhận được khoản bồi thường chiến phí 5 tỉ phơrăng vàng của Pháp giúp
tư bản Đức giàu sinh khí hơn, giàu sức sống hơn. Sự bảo vệ về quan thuế đầy
đủ và đáng tin cậy trong lĩnh vực công nghiệp chống lại sự cạnh tranh của
Anh, Mĩ cũng là một yếu tố tạo nên sự phát triển của nền kinh tế Đức. Chính
sách thương nghiệp mang tính chất bảo hộ mậu dịch một cách kiên quyết.
Hơn nữa, Đức còn tiến hành chiến tranh quan thuế với Nga, Pháp để bảo vệ
các xí nghiệp của mình. Bên cạnh đó, Đức tiếp thu và ứng dụng những thành
tựu khoa học kĩ thuật mới nhất trong và ngoài nước. Do công nghiệp hoá
muộn nên Đức có thể sử dụng kinh nghiệm của các nước đi trước. Một lí do
khác là Đức có nguồn nhân lực dồi dào do sự tăng trưởng khá mạnh của
nguồn dân số. Trước chiến tranh Pháp – Phổ (1870 -1871), dân số Đức là 38
triệu người, đến năm 1913 con số này là 67 triệu người [30, 249].

10



Đề tài: Chính sách của Đức đối với các cường quốc châu Âu từ 1871 đến 1914

Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế cùng với thắng lợi trong công
cuộc thống nhất đất nước về chính trị giúp cho đế chế Đức có điểm tựa quan
trọng và cần thiết để hoạch định chính sách đối ngoại mới, nâng cao tầm ảnh
hưởng và vị thế của Đức ở châu Âu.
Giai đoạn từ 1890 – 1914, đây là thời kì chủ nghĩa tư bản Đức tiếp tục
phát triển mạnh mẽ và chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
Về công nghiệp, Đức trở thành cường quốc công nghiệp hùng mạnh ở
châu Âu. Tỉ trọng sản phẩm của Đức trong công nghiệp thế giới ngày càng
tăng. Đầu những năm 70, Đức chiếm 13,2% nhưng đến cuối thế kỉ XIX con
số này là 16,6% (1896 – 1900) [46, 160]. Ngành luyện kim của Đức đã tạo ra
khối lượng lớn kim loại đen, vượt xa Anh, Pháp. Ngành chế tạo máy ngày
càng tạo ra nhiều sản phẩm và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong các
ngành kinh tế. Công nghiệp điện lực phát triển khả quan. Nhiều phát minh
được áp dụng vào sản xuất động cơ điện, biến thế điện, đặc biệt là việc chế
tạo ra máy tuốcbin. Sản lượng công nghiệp của Đức tăng 163%, sản xuất thép
vượt Anh, gang gấp 2 lần Anh. Sản xuất máy móc tăng 2,4 lần, sản phẩm hoá
chất tăng 1,8 lần. Đến đầu thế kỉ XX, về tổng sản lượng công nghiệp, Đức đã
vươn lên dẫn đầu châu Âu và đứng thứ hai thế giới sau Mĩ [30, 250].
Công nghiệp nhẹ tiếp tục phát triển. Trong khoảng 10 năm cuối thế kỉ
XIX, năng lực thiết bị của công nghiệp vải sợi tăng đến 40% [46, 163].
Nhưng trọng tâm vẫn là phát triển công nghiệp nặng.
Sự phát triển công nghiệp ở Đức là cơ sở kinh tế cho những biến đổi
quan trọng xảy ra trong cấu thành dân cư. Năm 1882, trong số 45 triệu dân
Đức đã có 18,9 triệu hay 41,8% sống ở thành thị. Năm 1895, trong số 52 triệu
dân, có 26 triệu, hoặc 49,8% và vào những năm1907, trong số 62 triệu có 36
triệu, hay 58,1%. Như vậy trong ¼ thế kỉ, toàn bộ cư dân của nước Đức tăng
36,5%, mà cư dân thành thị thì tăng 89,6% (trong đó ở những thành phố lớn

nhất, nó tăng lên 254,4%). Năm 1910, phần lớn cư dân Đức đã sống ở thành
thị [46, 163]. Việc dân cư tập trung đông ở thành thị đã dẫn tới việc hình

11


Đề tài: Chính sách của Đức đối với các cường quốc châu Âu từ 1871 đến 1914

thành các thành phố lớn. Năm 1830, nước Đức có 2 thành phố lớn, đến năm
1910 số lượng thành phố lớn đã tăng lến 48, trong đó có 2 thành phố trên 1
triệu dân [61,58]. Điều này góp phần tạo điều kiện thuận lợi về nhân công cho
sự phát triển công nghiệp ở Đức. Các đường phố chật hẹp, các thành quách cổ
xưa được thay thế bằng những trung tâm công thương nghiệp sầm uất với
những nhà máy có tới hàng vạn công nhân và những bến cảng tấp nập.
Về nông nghiệp, cuối thế kỉ XIX, đường lối tư bản hoá nông nghiệp
theo con đường “kiểu Phổ” đã căn bản hoàn thành ở Đức, việc canh tác đất
đai theo phương thức tư bản chủ nghĩa được đẩy mạnh như dùng máy móc,
phân hoá học, áp dụng các kĩ thuật mới… Đặc biệt việc sử dụng máy móc
được mở rộng. Năm 1907 số lượng máy đập lúa được sử dụng trong nông
nghiệp Đức tăng gấp 3 lần so với năm 1882 (947.000 cái so với 268.000 cái).
Trên đất đai của bọn Iuncơ Đức xuất hiện nhiều máy cày chạy bằng hơi nước.
Năm 1907 số mày này là 2.995 cái. Năm 1907, 92,7% số cơ sở kinh tế có từ
20 đến 100 triệu ha ruộng đất đã có máy móc [46, 181]. Nhờ cơ giới hoá và sử
dụng rộng rãi phân bón tổng hợp nên sản lượng nông nghiệp không ngừng tăng
lên. Những năm 1909 – 1913, sản lượng lúa mì và khoai tây tăng gấp hai lần khi
so sánh với những năm 1894 – 1897 [30, 250]. Ngoài ra, sản lượng các ngành
như củ cải đường, sản xuất đường, thức ăn gia súc… tăng lên đáng kể.
Sự phát triển nhanh chóng của ngành kinh tế, trước hết là công nghiệp
vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã dẫn tới sự tập trung sản xuất ở mức độ
cao hơn hẳn ở các nước châu Âu. Quá trình tập trung sản xuất và hình thành

những tổ chức lũng đoạn được đẩy mạnh trên quy mô lớn. Nổi bật nhất là
trong ngành quân giới. Cuối thế kỉ XIX hãng chế tạo vũ khí Crúp đã thuê tới
45.000 công nhân, còn trong 4 xưởng dệt lớn nhất ở Laixích và Auxbuốc đã
có 689.000 suốt, gần bằng tổng số của 30 xưởng dệt thời Liên minh thuế quan
(giữa thế kỉ XIX) [30, 250].
Trong ngành công nghiệp than đá ở khu vực Ranh – Vétxphalen, trong
những năm 1850 – 1910, số lượng hầm mỏ giảm sút đáng kể, nhưng số công

12


Đề tài: Chính sách của Đức đối với các cường quốc châu Âu từ 1871 đến 1914

nhân trung bình ở mỗ hầm mỏ lại tăng từ 62 đến 2.131 người, và sản lượng
khai thác tăng từ 9.000 tấn đến 538.000 tấn (tăng gấp 50 lần) [46, 165].
Trong ngành luyện kim, vào đầu những năm 40, mỗ lò cao có 13 công
nhân phục dịch. Đến năm 1910, số công nhân tăng 32 lần, sản lượng hàng
năm của một lò tăng lên 263 lần (từ 574 tấn lến 149.495 tấn) [46, 165].
Sự tăng cường đầu tư vốn ở mỗi xí nghiệp chứng minh trình độ cao của
việc tập trung công nghiệp ở Đức. Trước chiến tranh năm 1914, số vốn đầu tư
vào ngành luyện kim là 5,6 triệu mác, công nghiệp đồ gốm là 2,7 triệu mác,
công nghiệp điện lực là 26,2 triệu mác, công nghiệp làm giấy và cáctông là
4,3 triệu mác, công nghiệp chế tạo máy là 3,0 triệu mác…[46, 167].
Sự tập trung sản xuất dẫn tới sự hình thành các tổ chức độc quyền sớm
hơn các nước khác. Cácten và Xanhđica là những hình thức độc quyền phổ
biến ở Đức, một số tổ chức lũng đoạn có quy mô rất lớn. Đế quốc công
nghiệp Crúp được xây dựng: 7.000 người làm công trong năm 1873 tăng lên
78.000 người năm 1913 [5, 23].
Trong công nghiệp khai thác than, xanhđica Ranh – Vétphalen
thành lập năm 1893 kiểm soát 95,4% công việc khai thác ở Rua (1910)

[30, 250]. Trong công nghiệp điện, đến năm 1908 – 1912 đã hình thành
hai tên khổng lồ độc quyền cạnh tranh nhau là Tổng công ty điện lực
(AEG) và Hội Ximen và Ganxcơ Succơ. Riêng AEG nhờ quá trình tích tụ
hết sức mạnh mẽ, AEG kiểm soát 175 đến 200 công ty, sử dụng hơn
60.000 người làm công. Từ 1908 AEG hợp tác với một nhóm khác của
Đức là General Electric, và vì vậy châu Âu dành cho AEG [5, 23]. Trong
ngành đóng tàu, nổi bật là công ty Lôidơ Bắc Đức.
Việc tập trung sản xuất làm xuất hiện các tổ chức độc quyền. Các tổ
chức độc quyền ở Đức dưới hình thức chủ yếu là Cácten và Xanhđica ngày
càng có ảnh hưởng lớn trong đời sống kinh tế ở Đức, do việc bắt tay với tư
bản ngân hàng hình thành nên tư bản tài chính. Nổi bật là những ngân hàng như:
Drexden, Đác Stác, ngân hàng Berlin, ngân hàng Đức… 9 ngân hàng ở Berlin

13


Đề tài: Chính sách của Đức đối với các cường quốc châu Âu từ 1871 đến 1914

giữ trong két sắt của chúng một nửa tổng số tiền gửi vào các ngân hàng ở Đức.
Năm 1910, các khoản tiền gửi ấy đạt tới 10 tỉ mác, và một nửa số đó thuộc
quyền chi phối của 9 nhà băng ở Đức (chính xác là 5,1 tỉ mác) [46, 173]. Ngân
hàng Đức là doanh nghiệp ngân hàng khổng lồ và lớn mạnh hơn cả, chi phối một
tư bản riêng là 300 triệu mác, kiểm soát một hệ thống ngân hàng phụ thuộc vào
nó (tất cả là 87 ngân hàng) [46, 174]. Lực lượng kinh tế nước Đức tập trung
trong tay khoảng ba chục “vua công nghiệp” như: Crúp, Títxen, Kiđrốp, Ximen,
Handơman… Tổng số lãi của các tập đoàn này là 15 tỉ mác [42, 248].
Như vậy, từ cuối thế kỉ XIX các ngân hàng Đức đã tham gia tích cực
vào việc xây dựng các tổ chức độc quyền và vào nền công nghiệp. Các ngân
hàng đưa đại diện của mình vào các cơ quan lãnh đạo các công ty cổ phần,
vào các xí nghiệp công nghiệp, gắn chặt lợi ích của các ngân hàng đó với

công nghiệp, chiếm quyền thống trị của các công ty cổ phần. Nó cướp bóc
nhân dân trong nước và mở rộng bành trướng kinh tế ra bên ngoài. Theo V.I.
Lênin nhận xét 300 tên trùm tài chính đã lãnh đạo nước Đức. Và đúng như nhận
xét “Sự tiến bộ không phải quá chậm chạp của thời đại trước (1848 – 1870) đem
so với tốc độ phát triển của toàn bộ nền kinh tế của Đức và nói riêng của các
ngân hàng Đức vào thời đại này (1870 – 1905) thì cũng gần như tốc độ của một
chiếc xe thư do ngựa kéo thời xưa so với tốc độ của chiếc xe hơi hiện đại, chiếc
xe hơi này phóng nhanh đến nỗi trở thành mối nguy hại cho khách bộ hành vô
tâm và cho cả bản thân những người ngồi trên xe nữa” [28, 217].
Trong bước phát triển đó, giai cấp tư sản Đức chú ý xuất khẩu vốn ra nước
ngoài. Năm 1902, só vốn đó là 12,5 tỉ phrăng (bằng 1/5 Anh, 1/2 Pháp), đến 1914
lên 44 tỉ (gần bằng 1/2 Anh, 2/3 Pháp). Đồng thời trong khoảng 1909 – 1913,
hàng xuất khẩu của Đức tăng 60% [42, 248]. Thị trường đầu tư chủ yếu của Đức
là Đông Nam Âu, Cận Đông và Nam Mỹ. Trong tình trạng ít ỏi về thuộc địa,
những thị trường trên không thỏa mãn sự phát triển kinh tế và tham vọng của tư
sản Đức. Điều đó sẽ quyết định “chính sách thế giới” của Đức sau này.

14


Đề tài: Chính sách của Đức đối với các cường quốc châu Âu từ 1871 đến 1914

Sau khi nước Đức thống nhất, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh, đặc
biệt trong lĩnh vực công nghiệp. Trong công nghiệp, nhất là công nghiệp
nặng, trong đó có công nghiệp quân sự đã chiếm vị trí hàng đầu, chi phối các
mặt kinh tế, quân sự, chính trị của nước này. Cùng với sự phát triển công
nghiệp, nông nghiệp và thương nghiệp phát triển nhanh chóng. Nước Đức
chuyển biến mạnh mẽ sang chủ nghĩa đế quốc. Điều này dẫn tới việc không
cân xứng giữa tiềm lực kinh tế, quân sự của Đức đối với việc chiếm đóng
thuộc địa. Mâu thuẫn về thuộc địa và sự vươn lên về kinh tế, chính trị đã đưa

chính quyền Đức thực hiện những chính sách đối nội phản động và những
chính sách đối ngoại hiếu chiến.
Về quân sự, bộ binh vẫn là một yếu tố quan trọng trong đời sống chính
trị ở châu Âu. Trong suốt thời gian cuối thế kỉ XIX dưới thời của Thủ tướng
Bismarck, Đức tập trung chủ yếu vào việc xây dựng lực lượng lục quân để
vượt lên Pháp, khẳng định sức mạnh đứng đầu ở châu Âu lục địa. Vì thế, quân
đội Đức gia tăng không ngừng về quân số, khí giới được tối tân hóa, nhất là
về ngành không quân và ngành trọng pháo. Những ngân khoản mới, xin năm
1912 và 1913 đều được tất cả các đảng phái chấp thuận, kể cả Đảng Xã hội
dân chủ mà người ta đã làm cho “biết điều” bằng cách thiết lập một thứ thuế
đánh trên các tài sản. Trên địa hạt binh bị như vậy, chính phủ có thể trông cậy
vào toàn thể dư luận trong nước, dân chúng lưu tâm đến địa vị của Đức quốc
trên thế giới, cái “địa vị dưới ánh mặt trời” mà nước này có quyền được, hơn
là lưu tâm tranh đấu dành những quyền tự do chính trị. Quốc dân Đức quen
với ý nghĩ một ngày gần đấy sẽ phải cầm khí giới bảo vệ quyền lợi chính trị
và kinh tế của đất nước [17, 86].
Trong số năm cường quốc ở châu Âu, ba cường quốc có khuyết điểm
quân sự nghiêm trọng. Anh có lực lượng hải quân hùng mạnh nhưng không
có một đội quân nghĩa vụ. Pháp do sự giảm sút thảm hại trong tỉ suất sinh nên
nguồn cung ứng quân nghĩa vụ bị đe dọa nghiêm trọng. Quân đội Áo – Hung
phụ thuộc vào Đức về kĩ thuật và tâm lí. Chỉ có Đức và Nga là luôn giữ được

15


Đề tài: Chính sách của Đức đối với các cường quốc châu Âu từ 1871 đến 1914

vai trò nổi trội trong bất kì một cuộc xung đột lan rộng nào [39, 745]. Vì thế,
với sức mạnh và sự toàn diện, Đức vượt Pháp, đứng đầu châu Âu về lục quân.
Về hải quân, lực lượng Hải quân Đức bắt nguồn từ lực lượng Hạm đội

Hoàng gia (Reichsflotte) của thời kỳ cách mạng châu Âu 1848-1852 và sau đó
sáp nhập vào Hải quân Phổ (Preußische Marine), phát triển thành lực lượng
hải quân của Liên bang Bắc Đức (Norddeutsche Bundesmarine, 1866-1871),
rồi trở thành Hải quân Đế quốc (Kaiserliche Marine, 1872-1918).
Kết quả của những cuộc chiến tranh là sự xuất hiện của một nước Đức
mạnh mẽ - một nhà nước quốc gia và một sự thay đổi lớn trong cán cân quyền
lực trên lục địa châu Âu. Lục quân Đế quốc Đức bây giờ là quân đội mạnh
nhất ở châu Âu. Mặc dù Đức bấy giờ đã có một Quốc hội, nó đã không kiểm
soát quân sự, mà đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của Hoàng đế.
Sau năm 1890, Đức đã thực hiện một nỗ lực lớn để xây dựng lực lượng
hải quân, dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang hải quân với Anh. Đức
cũng tìm các trạm tiếp than vì các tàu chiến đốt than phải được tiếp nhiên
liệu thường xuyên. Những nỗ lực để đạt được các trạm tiếp than ở Caribê
thất bại. Năm 1900, khả năng một cuộc xung đột giữa Đức và Anh lờ mờ
xuất hiện như Đức xây dựng đế chế thuộc địa riêng của mình, và bắt đầu
một cuộc chạy đua hải quân để thử và bắt kịp với Anh, sức mạnh hải quân
thống trị thế giới.
Như vậy, ban đầu, với sức mạnh đứng đầu châu Âu về lục quân, Đức
“mơ ước nhỏ nhoi” là bá chủ trên lãnh thổ châu Âu lục địa. Nhưng sau đó với
sức mạnh to lớn của lực lượng hải quân, Đức mở rộng tham vọng muốn vươn
ra bá chủ thế giới. Chính sức mạnh quân sự của Đức trên cả hai phương diện
lục quân và hải quân cùng với sức mạnh kinh tế tạo đà cho giới chính trị Đức
đề ra và thực hiện những chính sách ngoại giao táo bạo để đạt được mưu đồ
của mình.
1.1.2. Cơ sở chính trị - xã hội

16


Đề tài: Chính sách của Đức đối với các cường quốc châu Âu từ 1871 đến 1914


Hiến pháp năm 1871 quy định Đức là một quốc gia liên bang gồm 26
vương quốc và 3 thành phố tự do. Các nước nhỏ vẫn giữ chính phủ và vua
riêng, có quyền hạn riêng về giáo dục, nhà thờ, hành chính và thu thuế. Còn
trong toàn nước Đức có Hội đồng liên bang gồm đại biểu các vương quốc nhỏ
và Quốc hội do bầu cử lập nên. Nhà vua có những quyền hạn rất lớn như:
thống lĩnh quân đội, bổ nhiệm và cách chức Thủ tướng, kí kết các hiệp ước,
ngoại giao, tuyên chiến… Vua có quyền triệu tập, giải tán và chịu trách nhiệm
trước Quốc hội. Thủ tướng chỉ chịu trách nhiệm trước vua cho nên không bắt
buộc phải thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, cũng không bắt buộc phải
rút lui khi không được tín nhiệm. Những sắc luật do Quốc hội thông qua vẫn
có thể bị Hội đồng liên bang bác bỏ.
Bismarck đã đem lại cho đế quốc Đức một Hiến pháp bao gồm nhiều
yếu tố dân chủ. Nhưng thật ra, đấy không khác gì hơn là một toan tính kĩ xảo
của một vị Thủ tướng ỷ lại lòng tin cậy của nhà vua, dùng nhà vua làm bình
phong để cai trị với phần nào của tư tưởng dân chủ tiên tiến mà không cần
đến dân chủ thực sự. Mặc dù có những đảng phái hoặc người đại diện do dân
cử ra theo thể thức phổ thông đầu phiếu gồm thành phần của các đảng phái
nhưng hạ viện không có ảnh hưởng nào trong tổ chức chính phủ. Không có
một đảng phái nào được giao phó trọn vẹn một trách nhiệm. Những cuộc bầu
cử phản ánh quan niệm dân chủ nhưng Hoàng đế và Thủ tướng không khi nào
thực thi theo ý muốn của đa số và nếu cần phải biểu quyết cho một dự luật
nào, Thủ tướng lại sử dụng những thủ đoạn khôn khéo.
Dù cho vẻ bề ngoài dân chủ qua việc thành lập Nghị viện, Đế quốc Đức
thật ra là chế độ chuyên chế quân phiệt dưới quyền của Vua nước Phổ, cũng
là Hoàng đế Đức. Nghị viện không có nhiều quyền hành, mà chỉ là một diễn
đàn để đại diện nhân dân bàn cãi cho hả dạ hoặc mặc cả quyền lợi nhỏ nhoi
cho giai cấp mà họ làm đại diện. Ngai vàng nắm quyền hành – theo ý niệm
thiêng liêng. Tuy Hoàng đế Friedrich III (lên ngôi vào năm1888), gắn bó mãnh
liệt với phong trào chủ nghĩa tự do nước Đức thời đó, ông lại mất sớm. Về sau,


17


Đề tài: Chính sách của Đức đối với các cường quốc châu Âu từ 1871 đến 1914

năm 1910, Hoàng đế Wilhelm II còn tuyên bố rằng ngai vàng chỉ do Thượng đế
trao cho, chứ không phải từ nghị viện hoặc qua dân chúng.
Theo hiến pháp năm 1871, Hoàng đế có quyền lực rất lớn và không bị
hạn chế bởi nghị viện như nền dân chủ tư sản đại nghị của Anh. Hoàng đế bổ
nhiệm Thủ tướng để chịu trách nhiệm với chính ông, không phải với Nghị
viện vốn không có quyền bất tín nhiệm. Vì thế, trái ngược với sự tiến bộ của
các quốc gia khác ở Tây Âu, ý niệm về dân chủ, về quyền hạn của Nghị viện
không bao giờ bén rễ ở Đức, ngay vào đầu thế kỷ XX. Dù cho các đảng phái
lớn tiếng đòi hỏi chế độ quân chủ nghị viện, họ vẫn không thành công. Các
tầng lớp trung lưu, được hưởng lợi từ cuộc cách mạng công nghiệp và bị lóa
mắt vì chính sách hiếu chiến của Bismarck, chỉ biết tiếp nhận lợi ích vật chất
mà không thiết tha gì đến tự do chính trị mà họ có quyền hưởng. Họ chấp
nhận chế độ chuyên chế của vương triều Hohenzollern. Họ cam lòng nép dưới
bộ máy cai trị của tầng lớp quý tộc Iuncơ và chế độ quân phiệt của Phổ.
Tinh thần “Phổ hóa” thể hiện rõ trong hiến pháp: vua Đức là vua của
Phổ, thủ tướng Đức là thủ tướng của Phổ. Chủ tịch Hội đồng liên bang là Thủ
tướng của đế quốc và trong số 58 ghế của Hội đồng có 17 ghế của Phổ. Điều
đó đảm bảo ưu thế tuyệt đối của Phổ vì Hội đồng không thể thông qua một
nghị quyết nào nếu có 14 phiếu chống lại [41, 249]. Bismarck đã giữ chức vụ
Thủ tướng đế quốc Đức trong suốt 19 năm (1871 – 1890), buộc nhà vua
Wilhelm I phải theo ý của mình và không kể gì đến Quốc hội.
Nhà nước Đức tuy mang tính chất dân chủ tư sản nhưng vai trò của quý
tộc tư sản hóa Iuncơ còn rất lớn. Thế lực kinh tế của quý tộc khá mạnh, nhất
là miền Đông Phổ, hầu hết đất đai ở trong tay họ. Việc mở rộng mối liên hệ

với các công ty lũng đoạn càng củng cố địa vị của tầng lớp này. Mặt khác sự
lớn mạnh của giai cấp công nhân và phong trào xã hội dân chủ là mối nguy
chung cho cả hai giai cấp bóc lột tư sản và địa chủ. Vì vậy, mặc dù lực lượng
của bọn trùm ruộng đất đã sút kém trước thế lực của giai cấp tư sản công
nghiệp, tư sản vẫn xem quý tộc là một lực lượng chính trị có ảnh hưởng nhất

18


Đề tài: Chính sách của Đức đối với các cường quốc châu Âu từ 1871 đến 1914

ở trong nước. Cả hai bên phải tựa lưng vào nhau để tạo nên một nhà nước
quân phiệt với bộ máy cảnh sát có đủ sức trấn áp quần chúng và củng cố địa
vị thống trị. Cả hai đều ủng hộ chính sách “bảo hộ mậu dịch” để ngăn cản sự
cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài và quan tâm đến việc xây dựng lực lượng
quân đội, hải quân và hạm đội, mở rộng thị trường bằng những cuộc chiến
tranh ăn cướp. Chủ nghĩa quân phiệt vốn có ở Phổ được bọn đại tư sản ủng hộ
có vị trí đáng kể trong chính sách của nhà nước Đức. Bộ máy quan liêu nặng
nề, tinh thần quân phiệt và chế độ cảnh sát thống trị trong cả nước. Đế quốc
Đức là một quốc gia có “nền độc tài quân sự được tổ chức theo lối quan liêu,
được bảo vệ bằng cảnh sát, được trang sức bằng hình thức nghị viện, với một
mớ hỗn tạp những yếu tố phong kiến, đồng thời đã chịu ảnh hưởng của giai
cấp tư sản là “đế quốc tư sản gioongke” [ 42, 250]. Bismarck chính là hiện
thân của tính chất đó, đại diện cho sự cấu kết của giai cấp tư sản và tầng lớp
quý tộc Phổ Iuncơ.
Đảng Bảo thủ đại diện quyền lợi của quý tộc địa chủ vùng Đông Phổ,
chủ trương thiết lập nền quân chủ bán chuyên chế, chiếm các chức vụ quan
trọng trong quân đội và trong bộ máy nhà nước. Tuy rằng có những vấn đề
chống lại Bismarck, nó vẫn giữ địa vị của đảng cầm quyền, có ảnh hưởng lớn
trong Quốc hội, luôn luôn đòi tăng ngân sách quân sự, tăng cường quân đội và

giữ giá cao về nông sản. Một bộ phận của Đảng Bảo thủ tách ra thành Đảng
Đế quốc hay Đảng Bảo thủ tự do. Nó đại diện cho lợi ích của đại địa chủ, phát
triển kinh tế theo con đường tư bản chủ nghĩa và các trùm công nghiệp như
Crúp, Cácđốpphơ…
Đại diện cho tư sản công nghiệp lớn là Đảng Dân tộc tự do, bênh vực
chính sách tăng cường công nghiệp hóa trong nước và đẩy mạnh chiến tranh
giành thuộc địa, chủ trương củng cố và phát triển quân đội. Hai đảng Đế quốc
và Dân tộc tự do là chỗ dựa cho Bismarck.

19


Đề tài: Chính sách của Đức đối với các cường quốc châu Âu từ 1871 đến 1914

Tầng lớp tư sản vừa và nhỏ cùng với một số trí thức tập hợp trong
Đảng “Những người tư tưởng tự do”, trong Quốc hội thường lên tiếng phản
đối các chính sách của Chính phủ.
Đảng Trung tâm Cơ đốc giáo có ảnh hưởng ở miền Nam và Tây Nam
nước Đức, dựa vào quý tộc của các quốc gia nhỏ ở vùng đó chống lại những
chính sách Phổ hóa. Bằng những tổ chức nhà thờ, nó kéo theo đông đảo nông
dân, thợ thủ công và cả một bộ phận công nhân lạc hậu. Nó đòi quyền độc lập
cho các vương quốc nhỏ và phát triển lực lượng đạo Kitô trong các trường học.
Những chính đảng trên ít nhiều có sự khác biệt và đôi khi đối lập nhau
nhưng đều đứng trên lập trường của giai cấp bóc lột, bảo vệ lợi ích cho giai
cấp hữu sản. Giới trùm tài chính thông qua áp lực kinh tế đã chi phối nhân
viên chính phủ, mua chuộc nghị viện và báo chí định đoạt các chính sách nội
trị và ngoại giao của đất nước.
Đại đa số quần chúng nhân dân bị bóc lột nặng nề, bị tước đoạt quyền
tuyển cử, bị gạt ra ngoài sinh hoạt chính trị của nhà nước. Đấu tranh giành
quyền lợi cho mình, giai cấp công nhân đã thành lập Đảng Xã hội dân chủ

Đức (1869) và đóng vai trò quan trọng trên vũ đài chính trị nước Đức.
Quyền tự do dân chủ của công nhân Đức bị xâm phạm nghiêm trọng.
Tiêu biểu là sự tồn tại khá dài của đạo luật “Đặc biệt” chống công nhân.
Trong 12 năm tồn tại của nó (1878 – 1890) tất cả mọi tổ chức đảng xã hội chủ
nghĩa, các đoàn thể, kể cả các hội thể thao đều bị cấm. Tình trạng giới nghiêm
từng được áp dụng ở nhiều thành phố như Berlin, Hămbuốc, Laizích... Có tới
1300 loại sách báo bị cấm, 322 tổ chức bị giải tán, 900 người bị trục xuất,
1500 người bị giam cầm [29, 252].
Mặc dù có Hiến pháp, có chế độ phổ thông tuyển cử với sự tham gia
của các đảng phái đại diện cho quyền lợi của các giai cấp, tầng lớp trong xã
hội, có Quốc hội nhưng chế độ chính trị ở Đức không phải chế độ đại nghị tư
sản, thực chất là chế độ nửa chuyên chế nhằm duy trì sự thống trị và bảo vệ
quyền lợi của quý tộc Phổ Iuncơ trên toàn nước Đức. Đây chính là cơ sở

20


Đề tài: Chính sách của Đức đối với các cường quốc châu Âu từ 1871 đến 1914

chính trị - xã hội để giới cầm quyền Đức thực hiện chính sách đối với các
cường quốc châu Âu nhằm thỏa mãn tham vọng đưa đế quốc Đức trở thành
cường quốc số một châu Âu và thế giới.
1.1.3. Cơ sở lịch sử - tư tưởng
Về lịch sử, sự ra đời của dân tộc Đức là một quá trình kéo dài nhiều thế
kỉ. Từ “Đức” có lẽ phải đến thế kỉ VIII mới bắt đầu xuất hiện và lúc đầu chỉ là
tên gọi thứ ngôn ngữ được sử dụng trong vùng phía Đông của vương quốc
Franken. Người ta thường coi năm 911 được coi là thời điểm vương quốc
Đông Franken chuyển thành vương quốc Đức. Năm đó quận công Konrad đệ
nhất xứ Franken trở thành vua. Ông được coi là vị vua Đức đầu tiên [43, 118].
Danh hiệu đầu tiên là vua Franken, sau đổi thành vua La Mã. Đến thế

kỉ XI, tên của vương quốc là Đế chế La Mã. Thế kỉ XIII, là Đế chế La Mã
thần thánh. Đến thế kỉ XVIII mới có tên gọi nước Đức.
Trong suốt một thời gian dài từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI, chế độ phong
kiến ngự trị ở châu Âu, trong đó có nước Đức. Các thế lực muốn chia tách đất
nước đã ngăn cản nước Đức trở thành một nhà nước quốc gia. Trong khi đó
quá trình này đang được bắt đầu ở một số nước Tây Âu. Đó là một trong
những nguyên nhân dẫn đến việc người Đức hợp thành một quốc gia muộn
mằn. Bên cạnh đó, nước Đức trong giai đoạn này chứng kiến những biến đổi
to lớn về tư tưởng. Phong trào cải cách tôn giáo nhanh chóng lan rộng, vượt
khỏi phạm vi tôn giáo, thổi bùng lên cuộc chiến tranh nông dân ở Đức năm
1525. Đây là phong trào cách mạng to lớn đầu tiên trong lịch sử nước Đức,
trong đó mục tiêu chính trị và xã hội được thống nhất với nhau. Sau khi hòa
ước tôn giáo được kí kết năm 1555, mặc dù 4/5 dân số nước Đức theo đạo Tin
lành nhưng mâu thuẫn giữa hai tôn giáo Tin Lành và Cơ đốc ngày càng sâu
sắc hơn. Đó là lí do khiến nước Đức chìm đắm trong các cuộc chiến tranh tôn
giáo trong suốt thế kỉ XVII.
Những biến động lớn về chính trị và tư tưởng không cản được những
thay đổi về kinh tế. Trái lại, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế trong các

21


Đề tài: Chính sách của Đức đối với các cường quốc châu Âu từ 1871 đến 1914

ngành dệt, may, khai mỏ, sự hình thành các thành phố lớn đã tạo ra những
biến đổi về mặt chính trị. Nhiều lãnh chúa có tham vọng biến lâu đài của họ
thành trung tâm văn hóa đã hỗ trợ, khuyến khích khoa học, kĩ thuật, đẩy mạnh
hoạt động ngoại thương. Như vậy, các nước như Bayern, Brandenburg (sau
này thành nước Phổ), Sachsen, Hannover đã trở thành trung tâm quyền lực.
Nước Áo, sau khi đánh thắng cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kì và Hunggari

cũng như những vùng thuộc Thổ Nhĩ Kì nằm trên bán đảo Balkan đã nhờ thế
trở thành những cường quốc. Sau này trong thế kỉ XVIII xuất hiện một đối
thủ của Áo là Phổ [43, 125]. Dưới thời Friedrich Đại đế (1740 – 1786), nước
Phổ đã phát triển thành một cường quốc quân sự hạng nhất. Với lãnh thổ của
mình, cả Áo và Phổ đều không thuộc đế chế và đã thực thi đường lối chính trị
của nước lớn ở châu Âu.
Cú hích làm sụp đổ ngôi nhà đế chế đến từ phía tây, đó chính là cách
mạng tư sản Pháp năm 1789. Dưới sức ép của dân chúng, trật tự xã hội phong
kiến tồn tại từ thời kì đầu Trung cổ đã bị dẹp bỏ. Những mưu toan của Phổ và
Áo sử dụng vũ lực can thiệp vào các mối quan hệ với các nước láng giềng đã
thất bại thảm hại và dẫn tới các cuộc phản công của lực lượng quân đội cách
mạng. Nhưng tại Đại hội Viên 1814 – 1815, hy vọng của nhiều người Đức
muốn có một nhà nước quốc gia tự do và thống nhất đã không trở thành hiện
thực. Liên hiệp Đức thay thế đế chế trước kia chỉ là một cộng đồng lỏng lẻo
của những nhà nước riêng rẽ có chủ quyền. Cơ quan duy nhất là Quốc hội của
Liên hiệp đóng ở Frankfurt. Đây không phải là một quốc hội được bầu mà là
một dạng đại hội gồm những đại biểu được cử đến. Liên hiệp chỉ thực hiện
công việc khi hai cường quốc là Áo và Phổ nhất trí [43, 128]. Trong những
thập niên sau đó, Liên hiệp coi nhiệm vụ chính của mình là kìm hãm mọi nỗ
lực hướng tới thống nhất và tự do.
Sự phát triển của một nền kinh tế hiện đại đã bắt đầu và đối nghịch với
những khuynh hướng phản động. Đó là nguyên nhân dẫn tới cuộc cách mạng
năm 1848. Các cuộc nổi dậy tại Dresden, Pfalz và Baden với mục đích bắt

22


×