Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Đề tài Hình thức và nội dung của hương ước cải lương tỉnh Bắc Ninh (1921 – 1945)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 141 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài. .......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. ........................................................................... 3
2.1.Các công trình nghiên cứu gián tiếp về hương ước. ................................... 3
2.1.1 Nghiên cứu về hương ước trong mối quan hệ với phong tục làng xã ........... 4
2.1.2. Các công trình nghiên cứu về hương ước trong mối quan hệ với làng
xã. ...................................................................................................................... 5
2.2. Các công trình nghiên cứu trực tiếp về hương ước.................................... 6
2.2.1. Công trình nghiên cứu trực tiếp, chuyên khảo về hương ước................. 6
2.2.2. Công trình sưu tầm, phiên dịch hương ước........................................... 11
2. 2.3. Các luận án, luận văn nghiên cứu về hương ước. ................................ 13
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, mục tiêu, nhiệm vụ, nguồn tư liệu và
phương pháp nghiên cứu: .............................................................................. 15
3.3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 15
3.4. Nhiệm vụ nghiên cứu. .............................................................................. 15
3.5. Nguồn tư liệu: ......................................................................................... 15
3.6. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 16
4. Đóng góp của chuyên đề. ............................................................................ 17
5. Bố cục chuyên đề ........................................................................................ 18
NỘI DUNG..................................................................................................... 19
Chƣơng 1: HÌNH THỨC CỦA HƢCL TỈNH BẮC NINH (1921-1945) .. 19
1.1. Tổng quan về HƯCL tỉnh Bắc Ninh (1921-1945). .................................. 19
1.2 Nguyên liệu tạo văn bản, chữ viết và ngôn ngữ........................................ 23
1.2.1. Nguyên liệu tạo văn bản........................................................................ 23
1.2.2. Chữ viết: ................................................................................................ 23
1.3. Niên đại .................................................................................................... 26
1.4 Cấu trúc văn bản: ...................................................................................... 28
1.5. Con dấu và chữ ký:................................................................................... 32



Chƣơng 2: NỘI DUNG CỦA HƢCL TỈNH BẮC NINH (1921-1945) ..... 34
2.1. Nội dung chính trị của HƯCL Bắc Ninh(1921-1945). ............................ 34
2.1.1. Bộ máy quản lý làng xã........................................................................ 34
2.1.2.Sổ chi thu................................................................................................ 48
2.1.3.Bổ sưu thuế............................................................................................. 54
2.1.4. Canh phòng trong làng, ngoài đồng ...................................................... 57
2.1.5.Ruộng đất công làng xã .......................................................................... 61
2.1.6. Một số quy định về hành chính, giáo dục ở làng xã. ............................ 68
2.2. Tục lệ làng xã Bắc Ninh. .......................................................................... 82
2.2.1. Hôn lễ. ................................................................................................... 82
2.2.2. Tang ma. ................................................................................................ 87
2.2.3.Khao vọng. ............................................................................................. 95
2.2.4. Lệ bán ngôi thứ trong làng, vị thứ và lệ kính biếu .............................. 105
2.2.5.Ngụ cư và kí táng. ................................................................................ 117
2.2.6.Lệ vào ngôi hương ẩm. ........................................................................ 126
2.2.7.Tế lễ. ..................................................................................................... 129
KẾT LUẬN .................................................................................................. 138


Đề tài: Hình thức và nội dung của hương ước cải lương tỉnh Bắc Ninh (1921 – 1945)

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý tại các làng xã trên cơ sở duy
trì thiết chế quản lý truyền thống, đầu thế kỉ XX thực dân Pháp đã thi hành
chính sách CLHC. Một trong những kết quả của “công cuộc cải cách” này là
sự ra đời hàng loạt các HƯCL.
Để “thể chế hóa” chủ trương CLHC, thực dân ở Bắc Kỳ đã đề ra các bản
mẫu trong đó bao gồm các quy chế về cải cách hành chính dưới hình thức
những điều khoản của Hương ước và bắt buộc xã dân phải tuân theo. Dựa vào

bản mẫu đó, chính quyền cấp tỉnh có châm chước một vài chi tiết và sức cho
chính quyền cấp làng xã y theo bản mẫu, điền vào các chỗ trống và khai rõ
phong tục tập quán riêng của địa phương rồi đóng dấu, kí tên, điểm chỉ và
cam kết thực hiện các điều khoản đã quy định. Sau khi hoàn chỉnh và tuyên
đọc cho xã dân nghe, chính quyền cấp làng xã phải gửi một bản lên chính
quyền cấp tỉnh phê duyệt cho thi hành.
Các bản mẫu Hương ước về cơ bản là thống nhất với nhau, chỉ khác nhau
về chi tiết và cách trình bày. Về đại thể các HƯCL có cấu trúc giống nhau,
được chia làm hai phần: Chính trị và Tục lệ. Phần thứ nhất gồm các quy chế
về tổ chức và hoạt động của bộ máy quản lý làng xã mà bản Hương ước mẫu
năm 1921 gọi là Điều lệ tổng cục, còn các bản mẫu Hương ước năm 1927 về
sau gọi là Phần Chính trị. Đối với chính quyền thuộc địa Phần Chính trị là
phần quan trọng nhất. Đó cũng là mục đích của cuộc CLHC. Nét riêng biệt
của mỗi làng được thể hiện qua phần thứ hai – Phần Tục lệ, nhưng về hình
thức lại cơ bản giống nhau. Do đó các hương ước thời kì này vừa mang đặc
điểm chung, lại vừa phản ánh chi tiết đặc điểm quản lý, kinh tế, văn hóa, xã
hội của từng địa phương.
Vì vậy, cũng như các bản hương ước cổ khác, HƯCL phản ánh khá rõ
nét những sinh hoạt cộng đồng, những nét đặc trưng của làng xã Việt Nam
trong giai đoạn bị thực dân Pháp chiếm đóng. Nguồn tư liệu này sẽ cung cấp
1


Đề tài: Hình thức và nội dung của hương ước cải lương tỉnh Bắc Ninh (1921 – 1945)

những thông tin quý báu về sinh hoạt làng xã, về tổ chức bộ máy quản lý, về
trật tự an ninh, các phong tục tập quán….qua đó có thể hiểu rõ hơn về nông
thôn Việt Nam thời Pháp thuộc. Do đó nó cũng được xem là những di sản văn
hóa làng xã của một thời lịch sử nhất định - là nguồn tài liệu quý giá giúp
chúng ta tìm hiểu về lịch sử cận đại, đặc biệt là về nông dân, nông thôn Việt

Nam thời cận đại. Hơn nữa, trong phần lớn những bản hương ước này, nhiều
vết tích của những tục lệ cổ của các làng Việt cổ truyền vẫn còn được bảo lưu
khá đậm nét, cần được tiếp tục nghiên cứu.
Mặt khác, HƯCL cũng là một nguồn tài liệu quan trọng khi tìm hiểu,
nghiên cứu về chính sách cai trị, âm mưu của thực dân Pháp ở Việt Nam
trong những năm từ 1921-1945. Đó cũng là nguồn tư liệu không thể thiếu khi
đánh giá về kết quả của cuộc CLHC về chính sách cai trị của chính quyền
thực dân.
Mặc dù HƯCL là “đứa con tinh thần” của thực dân Pháp, được xây dựng
dựa trên các bản hương ước mẫu do thực dân Pháp ban hành và mang những
hạn chế nhất định do điều kiện lịch sử quy định, nhưng các bản hương ước
này cũng mang nhiều nội dung tích cực, tiến bộ. Đó sẽ là những bài học kinh
nghiệm quan trọng mà các bản hương ước mới hiện nay cần phải kế thừa và
phát huy.
Giá trị đích thực của các bản hương ước này còn được thể hiện ở sự đa
dạng về hình thức văn bản, sự phong phú về nội dung thông tin của nó, sẽ
thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu khoa học trên nhiều lĩnh vực
khác nhau.
Các học giả trong nước khi đề cập đến HƯCL mới chỉ dừng lại ở việc
nghiên cứu về quá trình thực hiện cuộc CLHC của thực dân Pháp qua việc
phân tích các Nghị định, Đạo dụ của Nhà nước, hay sự ra đời, đặc điểm chung
của các bản hương ước này, sự biến đổi của bộ máy quản lý làng xã qua
chính sách CLHC. Qua đó cũng có những quan điểm đánh giá trái chiều nhau
về kết quả của cuộc CLHC, về giá trị của các bản hương ước đó.
2


Đề tài: Hình thức và nội dung của hương ước cải lương tỉnh Bắc Ninh (1921 – 1945)

Đối với riêng tỉnh Bắc Ninh, các học giả cũng chỉ dừng lại ở việc nghiên

cứu một cách khái quát về làng xã Bắc Ninh qua một vài bản HƯCL mà chưa
phản ánh đầy đủ về các bản hương ước này, chưa thấy được toàn bộ hình
thức, nội dung của HƯCL Bắc Ninh (1921-1945).
HƯCL tỉnh Bắc Ninh mặc dù được xây dựng trên những khuôn mẫu do
thực dân Pháp ban hành, có cấu trúc giống với nhiều bản HƯCL ở các địa
phương khác nhưng vẫn mang nhiều sắc thái riêng, cần được khai thác. Toàn bộ
các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của các làng xã Bắc Ninh thời kì
trước CMT8 qua nguồn tư liệu hương ước cho đến nay chưa được nghiên cứu
một cách hệ thống. Ngoài ra, còn một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu như so
sánh HƯCL Bắc Ninh với nhiều tỉnh khác ở Bắc Kì, để từ đó rút ra những điểm
tương đồng và khác biệt. Trên cơ sở đó rút ra một số nhận xét về đặc điểm của
HƯCL Bắc Ninh cũng như kết quả thực hiện cuộc CLHC ở đây.
Với những lí do trên đây, tác giả quyết định lựa chọn vấn đề “Hình
thức và nội dung của hương ước cải lương tỉnh Bắc Ninh (1921 – 1945)”
làm chuyên đề nghiên cứu.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Với nhiều góc độ, ý nghĩa và giá trị nghiên cứu khác nhau (sử học, dân
tộc học, văn hóa, luật học...) nên từ lâu, đề tài hương ước đã thu hút nhiều
giới, nhiều thế hệ nghiên cứu trong và ngoài nước xuất phát từ những quan
điểm, mục đích, góc độ khác nhau cùng lưu tâm và nghiên cứu. Vì vậy, xoay
quanh đề tài này cũng có khá nhiều công trình nghiên cứu khác nhau được
xuất hiện, có công trình được tập hợp thành sách, có công trình được công bố
trên các báo, tạp chí chuyên ngành….
Các công trình nghiên cứu về hương ước rất đa dạng và phong phú, về
đại thể có thể phân chia như sau:
2.1.Các công trình nghiên cứu gián tiếp về hương ước.
Cho tới nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hương ước một
cách gián tiếp đã được xuất bản.
3



Đề tài: Hình thức và nội dung của hương ước cải lương tỉnh Bắc Ninh (1921 – 1945)

2.1.1 Nghiên cứu về hương ước trong mối quan hệ với phong tục làng xã
Phan Kế Bính với Việt Nam phong tục,( Nxb Đồng Tháp 1990), đã đề
cập khá đầy đủ về phong tục của làng xã Việt trong gia tộc, thôn xóm, trong
xã hội. Đặc biệt trong thôn xóm, tác giả đã đề cập đến các lễ nghi, phong tục
của làng xã về việc tế tự, nhập tịch, đại hội, lễ kỳ an, khao vọng, bầu cử, lý
dịch, thuế khóa, tuần đinh…
Hay Toan Ánh trong Nếp cũ con người Việt Nam – Phong tục cổ truyền
(Nxb. TP. HCM năm 1992). Với việc ghi chép các phong tục Việt Nam trong
mối quan hệ từ cá nhân qua gia đình đến xã hội, tác giả muốn biểu dương tất
cả những cái hay của phong tục và ghi lại sự thay đổi của mỗi phong tục trong
tiến trình lịch sử.
Tác phẩm Làng cổ truyền Việt Nam của Vũ Ngọc Khánh (Nxb Thanh
niên, H, 2004), là công trình tập hợp của nhiều tác giả khác nhau nghiên cứu
về nhiều làng khác nhau trong cả nước như làng Nếnh của Bắc Giang, làng
Liễu Đôi của Hà Nam, làng Đông Ngạc, làng Đại Áng…của Hà Nội,….Ở mỗi
làng các tác giả đều cố gắng đi sâu nghiên cứu về các nét văn hóa đặc trưng
của mỗi làng. Mỗi công trình là bức tranh toàn diện về văn hóa của các làng
xã trong cả nước.
Năm 2005, Nhất Thanh và Vũ Văn Khiêu cùng bắt tay nhau với tác
phẩm Phong tục làng xóm Việt Nam – Đất lề quê thói (Nxb Phương
Đông).Với 13 chương tác phẩm đã ghi lại đầy đủ những phong tục xưa của
Việt Nam về mọi mặt trong đời sống của các làng quê Việt Nam.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu về hương ước trong mối quan hệ
với phong tục cổ truyền, đã đi sâu đề cập đến giá trị phong hóa của hương
ước – một vấn đề quan trọng trong nghiên cứu làng xã. Tuy không trực tiếp
nghiên cứu về HƯCL, nhưng đã cung cấp những nguồn tư liệu quan trọng về
các lệ tục xưa ở các làng quê, những hình thức sinh hoạt làng xóm,….giúp tác

giả hiểu hơn về làng cổ truyền Việt Nam. Đó sẽ là định hướng giúp tác giả
tìm hiểu về hình thức và nội dung của HƯCL tỉnh Bắc Ninh (1921-1945).
4


Đề tài: Hình thức và nội dung của hương ước cải lương tỉnh Bắc Ninh (1921 – 1945)

2.1.2. Các công trình nghiên cứu về hương ước trong mối quan hệ với
làng xã.
Vào những năm 30 của thế kỷ trước, vấn đề nông dân và nông thôn Việt
Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ đã thu hút sự quan tâm của học giả nước ngoài Pierre Gourou ( Nguyễn Khắc Đạm, Đào Hùng, Nguyễn Hoàng Oanh dịch,
Đào Thế Tuấn hiệu đính) với Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ. Đây là công
trình nghiên cứu đầu tiên về về nông dân học, về nông nghiệp gia đình và về
hệ thống nông nghiệp. Cuốn sách là nguồn tư liệu quý khi nghiên cứu về vùng
đồng bằng Bắc Bộ.
Tác phẩm Xã thôn Việt Nam của Nguyễn Hồng Phong , Nxb. Văn sử địa,
Hà Nội, 1959 đã nghiên cứu về dân tộc học, xã, thôn ở miền Bắc, miền Trung
Việt Nam: Chế độ phong kiến và công điền, công thổ, chế độ sở hữu ruộng đất ở
nông thôn dưới thời Pháp thuộc, đẳng cấp và bộ máy quản lý thôn xã.
Năm 1977, 1978, Ủy ban KHXH Việt Nam – Viện sử học đã biên soạn
bộ sách Nông thôn Việt Nam trong lịch sử, 2 tập, (Nxb KHXH, H), nhằm
cung cấp cho người đọc những hiểu biết cơ bản về nông thôn Việt Nam
truyền thống như: kinh tế làng xã chế độ sở hữu ruộng đất – công thương
nghiệp và vai trò của làng xã trong sự nghiệp đấu tranh giữ nước và giải
phóng đất, các thiết chế xã hội và chính trị của làng xã, văn hóa và hệ tư
tưởng của làng xã, đánh giá di sản làng xã trước Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Đến năm1990, 1992, Ủy ban KHXH Việt Nam – Viện sử học tiếp tục
biên soạn bộ sách Nông dân và nông thôn Việt Nam thời cận đại, 2 tập, (Nxb
KHXH, H). Bộ sách là công trình nghiên cứu của nhiều tác giả về vấn đề
nông dân và nông thôn. Mỗi tác giả có cách tiếp cận vấn đề từ những góc độ

khác nhau.
Trong năm 1994, tác giả Phan Đại Doãn và Nguyễn Quang Ngọc đồng
chủ biên cuốn Kinh nghiệm tổ chức quản lý nông thôn Việt Nam trong lịch sử
(Nxb CTQG, H). Công trình đã cung cấp cho độc giả nguồn tư liệu quan
trọng về lịch sử quản lý nông thôn, đánh giá các thiết chế chính trị xã hội hiện
5


Đề tài: Hình thức và nội dung của hương ước cải lương tỉnh Bắc Ninh (1921 – 1945)

nay hay phân tích những kinh nghiệm quản lý nông thôn trong lịch sử từ thời
phong kiến qua thời kỳ thực dân đến thời kỳ xây dựng nông thôn dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đặc biệt trong thời kỳ thực dân, tác phẩm
nhấn mạnh đến sự biến đổi của bộ máy hành chính làng xã Bắc Kỳ theo quy
chế CLHC dưới thời Pháp thuộc.
Trong năm 1999, Nguyễn Văn Khánh với Cơ cấu kinh tế xã hội Việt
Nam thời thuộc địa (1858-1945)” (Nxb ĐHQGHN, H). Trong chương I, II tác
phẩm đã phân tích những chuyển biến của cơ cấu kinh tế, xã hội cổ truyền
vào nửa sau thế kỷ XIX, quá trình hình thành cơ cấu kinh tế xã hội thuộc địa
ở Việt Nam đầu thế kỷ XX (1900-1918). Đến chương III, tác giả tập trung
nhiều vào cơ cấu kinh tế xã hội Việt Nam trong thời kỳ 1919-1945, trong đó
nhấn mạnh đến chính sách cải cách bộ máy quản lý làng xã ( CLHC) của thực
dân Pháp.
Tóm lại, những công trình nghiên cứu về hương ước trong mối quan hệ
với làng xã đã tập trung nghiên cứu, phân tích về đặc điểm của nông thôn Việt
Nam thời cận đại, sự biến đổi về cơ cấu tổ chức, kinh tế, văn hóa, xã hội của
các làng xã trong giai đoạn này, giúp tác giả nhận thức sâu sắc hơn về đặc
trưng của các làng xã Việt Nam thời kỳ trước CMT8.
2.2. Các công trình nghiên cứu trực tiếp về hƣơng ƣớc.
2.2.1. Công trình nghiên cứu trực tiếp, chuyên khảo về hương ước.

Sẽ là rất thiếu sót nếu như không nhắc đến các công trình nghiên cứu
trực tiếp về hương ước gồm các sách và bài báo chuyên khảo đã được công
bố như:
Năm 1937, Bùi Đình Tá trong cuốn Một làng Annam- quyển 1 ( HN
Imprimerie – Chan – Phương) đã ghi chép lại lời của mấy ông kỳ mục trong
làng nói chuyện, bàn tán về ý nghĩa đạo của Nghị định cải lương, về chủ ý
CLHC của thực dân Pháp, nhưng cũng không phân tích về các bản HƯCL sản phẩm của cuộc CLHC.

6


Đề tài: Hình thức và nội dung của hương ước cải lương tỉnh Bắc Ninh (1921 – 1945)

Năm 1982, Vũ Duy Mền và Bùi Xuân Đính với bài viết Hương ước,
khoán ước trong làng xã (TC. NCLS số 4/1982, tr 43-49) đã xác định thuật
ngữ khoán ước, hương ước, giới thiệu khái quát nội dung của hương ước,
khoán ước trong làng xã.
Năm 1985, Bùi Xuân Đính với Lệ làng phép nước, Nxb Pháp lý. Nội
dung tác phẩm đã phản ánh một cách khái quát về sự hình thành lệ làng và sự
phát triển từ lệ làng chưa thành văn đến lệ làng được văn bản hóa. Để từ đó,
tác giả tiếp tục khẳng định giá trị pháp lý của lệ làng với những tác động tích
cực và tiêu cực.
Vũ Duy Mền với bài viết Góp phần xác định thuật ngữ khoán ương,
hương ước (TC. NCLS số 3+4/1989 tr 77-83), đã giải thích rất cụ thể về xuất
xứ và quá trình xuất hiện thuật ngữ “khoán ước”, “hương ước”, giúp nhận
thức rõ hơn về khoán ước, hương ước.
Năm 1990, Dương Kinh Quốc với công trình chuyên khảo Bộ máy quản
lý làng xã Việt Nam thời kỳ cận đại qua các văn bản “Cải lương hương chính”
của chính quyền thực dân Pháp (trong Nông dân và nông thôn Việt Nam thời
kỳ cận đại, tập 1, Nxb. KHXH, H, 1990), đã tập trung phân tích bộ máy quản lý

làng xã thông qua các văn bản CLHC với đặc điểm từng vùng miền.
Năm 1991, Thư viện TTKHXH đã biên soạn Thư mục hương ước Việt
Nam (thời kỳ cận đại) (Viện TTKHXH), đây là tài liệu quan trọng giúp bạn
đọc tìm hiểu về khoảng 5000 bản HƯCL của tất cả các tỉnh, thành trong cả
nước hiện còn lưu giữ.
Cũng năm 1993,Vũ Duy Mền với bài Nguồn gốc và điều kiện xuất hiện
hương ước trong làng xã vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ (TC. NCLS, số
1/1993, tr 49 -57), đã trình bày rất cụ thể về nguồn gốc, điều kiện xuất hiện
hương ước trong làng xã vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ.
Năm 1994, Phạm Xuân Nam và Cao Văn Biền với bài viết Mấy nét về
tình hình làng xã Bắc Ninh thời kỳ 1921-1945 qua hương ước (TC. NCLS số
1/1994, tr 12-24), đã khái quát về sự biến đổi của bộ máy quản lý làng xã, cơ
7


Đề tài: Hình thức và nội dung của hương ước cải lương tỉnh Bắc Ninh (1921 – 1945)

cấu ruộng đất, văn hóa, tín ngưỡng qua các bản HƯCL. Tuy nhiên bài viết tập
trung nhiều vào việc phân tích những nội dung cơ bản của cuộc CLHC của
thực dân Pháp hơn là phân tích hình thức và nội dung của HƯCL tỉnh Bắc
Ninh thời kỳ 1921-1945.
Năm 1996, Thông tin Khoa học pháp lý xuất bản công trình Chuyên đề
hương ước: Kỷ yếu hội thảo khoa học hương ước tổ chức tại Hải Hưng từ 2627/12/1995 do Bộ Tư pháp Viện nghiên cứu khoa học Pháp lý, xuất bản.
Công trình là tập hợp các bài tham luận của đại diện các cơ quan Trung Ương,
các Sở Tư pháp, Sở văn hóa của một số tỉnh ở đồng bằng Bắc Bộ. Các bài
tham luận đều tập trung vào việc phân tích vai trò của hương ước trong việc
xây dựng nông thôn mới và quản lý nhà nước đối với việc xây dựng và việc
thực hiện hương ước hiện nay.
Năm 1996,Cao Văn Biền với bài viết Sự quản lí của Nhà nước đối với
hương ước trong lịch sử (TC. NCLS số 3/1996, tr 42-51), đã tập trung vào hai

nội dung là: quá trình lập hương ước, sự quản lý của nhà nước phong kiến đối
với hương ước và quá trình thực dân Pháp trực tiếp soạn thảo và quản lý
hương ước qua cuộc CLHC.
Năm 1997, Nguyễn Thanh với bài viết Hương ước với sự nghiệp phát
triển kinh tế, xã hội nông thôn (Báo Nhân dân ngày 8-7-1997) đã đúc kết 7
nội dung điểm của hương ước và phân tích lý do tại sao một số địa phương lại
chưa làm tốt việc xây dựng quy ước hiện nay, hạn chế của quy ước hiện nay.
Trong Hương ước và quản lý làng xã, Nxb KHXH, 1998,tác giả Bùi
Xuân Đính cũng tập trung đi sâu vào việc phân tích vai trò, tác động của
hương ước trong lịch sử đối với quản lý làng xã. Tuy nhiên, trong công trình
này, tác giả tập trung chủ yếu vào phân tích tính hai mặt của hương ước và vai
trò của hương ước mới trong quản lý làng xã mà không nhắc nhiều đến các
nội dung, đặc điểm của HƯCL.
Năm 1998, có bài Kho hương ước cải lương hương chính ở Bắc Kì của
Cao Văn Biền (TC. NCLS số 3/1998, tr 73-78) đã giới thiệu khá cụ thể về số
8


Đề tài: Hình thức và nội dung của hương ước cải lương tỉnh Bắc Ninh (1921 – 1945)

lượng và sự phân bố của các bản HƯCL ở Bắc Kì. Bên cạnh đó, tác giả cũng
cung cấp những nội dung khái quát về 3 đợt CLHC của thực dân Pháp cùng
những nội dung cơ bản của các bản HƯCL được lập vào 3 đợt thông qua
những ví dụ cụ thể.
Cũng năm 1998, Diệp Đình Hoa với bài Lệ làng và ảnh hưởng của nó
đối với pháp luật hiện đại (TC. NCLS số 1/1998, tr1-11),đã giúp người đọc
hiểu thế nào là lệ, thế nào là làng, sự trở lại của lệ làng trong cuộc sống nông
thôn từ sau 1945, những sức ép của những thuộc tính đa diện và đa dạng từ lệ
làng, ảnh hưởng của lệ làng đối với pháp luật hiện đại. Bài viết chủ yếu
nghiên cứu về lệ làng xưa và ảnh hưởng của nó đối với pháp luật hiện đại

không nhắc đến HƯCL.
Năm 2000, Phan Đại Doãn và Bùi Xuân Đính với bài Ba thời kì phát
triển của hương ước (TC. KHXH – Viện KHXH. TP. HCM, số tr 43-59 đã
phản ánh một cách khái quát về sự ra đời và biến đổi của hương ước trong
lịch sử. Từ đó, bài viết tập trung vào phân tích những đặc điểm cơ bản của
hương ước qua ba thời kì phát triển, trong đó có HƯCL.
Năm 2000, Nghiêm Văn Thái với bài Hương ước Việt Nam thời kỳ cận
đại ( Tạp chí TTKHXH, số 8/2000, tr 38-44), đã cung cấp những thông tin
quan trọng về số lượng, đặc điểm hình thức của kho hương ước hiện đang lưu
giữ ở Viện TTKHXH. Trong đó, tác giả đặc biệt chú ý đến HƯCL, phân tích
hoàn cảnh ra đời, nội dung cơ bản của cuộc CLHC và những đặc điểm chung
của HƯCL.
Không như các tác giả khác, Vũ Duy Mền trong Hương ước cổ làng xã
đồng bằng Bắc Bộ (Nxb CTQG, H, 2010), đã coi hương ước là đối tượng
nghiên cứu trực tiếp. Trong tác phẩm này, tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu
phân tích thuật ngữ, hình thức văn bản, nguồn gốc, điều kiện xuất hiện và
những nội dung chủ yếu của hương ước, ảnh hưởng của đạo lí Nho giáo và
vai trò của hương ước đối với quản lí làng xã. Như vậy, tác giả chỉ nghiên cứu
về hệ thống các hương ước cổ của các làng xã đồng bằng Bắc Bộ.
9


Đề tài: Hình thức và nội dung của hương ước cải lương tỉnh Bắc Ninh (1921 – 1945)

Năm 2010, Nguyễn Lan Dung với bài viết Một vài nét về hương ước cải
lương của huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông(TC. NCLS số 10/2010, tr 45-55),
đã giới thiệu một cách khái quát về nguồn tài liệu hương ước cải lương huyện
Hoàn Long tỉnh Hà Đông và nội dung chính của HƯCL Hà Đông. Đây là một
trong những công trình nghiên cứu trực tiếp về HƯCL của một huyện của tỉnh
Hà Đồng.

Gần đây, 20/6/2012 đã diễn ra Hội thảo khoa học: Một số vấn đề về
hương ước làng xã người Việt do Bùi Xuân Đính và Đinh Khắc Thuân thuyết
trình. Tại Hội thảo, một lần nữa các tác giả đã khẳng định vai trò của hương
ước đối với làng Việt cổ truyền và đời sống làng xã hiện nay.
Năm 2013, Nguyễn Thị Lệ Hà với bài viết Cuộc thử nghiệm chính sách Cải
lương hương chính của chính quyền Pháp ở tỉnh Hà Đông (TC. NCLS số
3/2013, tr 46-57), đã phân tích tại sao Pháp chọn tỉnh Hà Đông là nơi thí điểm
CLHC, nội dung cuộc thử nghiệm CLHC của chính quyền Pháp ở tỉnh Hà Đông.
Qua đó, khẳng định trước khi chính thức tiến hành cuộc CLHC ở Bắc Kỳ, thực
dân Pháp đã tiến hành thử nghiệm tại một số tỉnh trong đó có Hà Đông.
Cũng trong năm 2013, Nguyễn Thị Lệ Hà tiếp tục có bài viết Những biến
đổi của bộ máy quản lý làng xã trong cuộc cải lương hương chính ở tỉnh Hà
Đông thời Pháp thuộc (TC. NCLS số 11/2013, tr 38-47), đã tập trung nghiên
cứu về sự biến đổi của bộ máy quản lý làng xã ở tỉnh Hà Đông qua HƯCL.
Năm 2013, tác giả Đào Phương Chi cũng có bài viết Bước đầu tìm hiểu
về cải lương hương tục thí điểm ở Bắc Kỳ qua một số văn bản tục lệ bằng chữ
Nôm, (TC. Hán Nôm số 1/2013, tr 58-71). Tác giả đã dựa vào nguồn tài liệu
chính là các văn bản tục lệ Hán Nôm để nghiên cứu về thời gian, địa bàn,
phương thức tiến hành cải lương hương tục thí điểm ở Bắc Kỳ.
Năm 2013, Đào Phương Chi tiếp tục có bài viết Đổi thay về tế tự tại một
số tỉnh Bắc Kì qua cải lương hương tục thí điểm: Nhìn từ văn bản tục lệ, (TC.
Hán Nôm số 4/2013, tr 65-78), đã nghiên cứu về sự thay đổi của các tiểu mục
tế tự trong cải lương hương tục thí điểm.
10


Đề tài: Hình thức và nội dung của hương ước cải lương tỉnh Bắc Ninh (1921 – 1945)

Năm 2014, Đào Phương Chi - Những khác biệt về cưới hỏi, tang ma,
khao vọng tại Bắc Kỳ trước và sau cải lương hương tục thí điểm, (TC.NCLS

số 6/2014, tr 23-33), nghiên cứu về sự khác biệt về cưới hỏi, tang ma, khao
vọng tại Bắc kỳ qua các văn bản tục lệ Hán Nôm được lập vào thời gian trước
và sau cải lương hương tục thí điểm.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu trực tiếp, chuyên khảo về hương
ước đã tập trung nghiên cứu về các giai đoạn phát triển của hương ước trong
lịch sử bao gồm hương ước cổ, HƯCL và hương ước mới với nhiều góc độ và
quan điểm đánh giá khác nhau, cung cấp cho tác giả cái nhìn đa chiều về
hương ước. Tuy nhiên, các công trình này cũng chưa nghiên cứu về hình thức
và nội dung của HƯCL của một tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ nói chung và
tỉnh Bắc Ninh nói riêng.
2.2.2. Công trình sưu tầm, phiên dịch hương ước.
Ngoài ra, phải kể đến các công trình sưu tầm, giới thiệu, phiên dịch
hương ước, chủ yếu được tập hợp trên phạm vi từng tỉnh như:
Năm 1993, Nguyễn Tá Nhí và Đặng Văn Tú dịch và giới thiệu cuốn
Hương ước cổ Hà Tây do Bảo tàng tổng hợp Sở VHTTTT Hà Tây xuất bản,
đã dịch từ các bản hương ước Hán Nôm ra tiếng Việt và tập hợp các hương
ước, khoán ước của một số làng xã ở Hà Tây, cung cấp nguồn tư liệu quan
trọng về văn hóa làng xã ở Hà Tây. Tuy nhiên, tác phẩm tập trung chủ yếu
vào việc sưu tầm các hương ước cổ mà không chú ý đến các bản HƯCL.
Năm 1993, tỉnh Hà Bắc tiên phong tổ chức hội thảo:Xây dựng quy ước
làng văn hóa ở Hà Bắc, và sau đó biên soạn cuốn sách cùng tên do Sở
VHTTTT Hà Bắc đã xuất bản bàn về việc soạn thảo hương ước mới ở tỉnh Hà
Bắc. Đó sẽ là kinh nghiệm đáng quý cho các tỉnh trong việc soạn thảo hương
ước mới.
Năm 1998, Viện nghiên cứu VHDG phối hợp với Sở VHTT Nghệ An
biên soạn Hương ước Nghệ An (Ninh Viết Giao chủ biên, Nxb. CTQG, H), đã
sưu tầm, dịch và giới thiệu 37 bản hương ước và 2 bản Khoán phe, Khoán hội
11



Đề tài: Hình thức và nội dung của hương ước cải lương tỉnh Bắc Ninh (1921 – 1945)

của các làng xã ở Nghệ An từ thế kỷ XVII đến những năm trước CMT8, bao
gồm cả HƯCL.
Năm 2000, Vũ Quang Trọng và Vũ Ngọc Khánh đã sưu tầm, tuyển chọn
và giới thiệu cuốn Hương ước Thanh Hóa (Nxb. KHXH,H). Các tác giả đã
lựa chọn và công bố 40 bản hương ước trên tổng số 150 bản hương ước của
tỉnh Thanh Hóa đã sưu tầm được. Qua đó phác họa lên bộ mặt nông thôn
người Việt ở Thanh Hóa vào khoảng hai thế kỷ.
Cũng trong năm 2006 có Tục lệ cổ truyền làng xã Việt Nam (Nxb.
KHXH, H). Công trình vốn là đề tài của Viện Nghiên cứu Hán Nôm, thực
hiện trong 3 năm 2002-2004 do Đinh Khắc Thuân chủ biên. Các tác giả đã
giới thiệu 84 tục lệ chép trong sách và 6 văn bản tục lệ khắc trên đá của 18
tỉnh, thành trong cả nước, trong đó có 1 bản tục lệ cổ của tỉnh Bắc Ninh.
Gần đây, nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, các tác giả
cũng đã cho ra mắt bạn đọc bộ Hương ước Hà Nội 2 tập do Trương Sỹ Hùng
chủ biên, (Nxb. Từ điển Bách khoa và Viện văn hóa. 2010) và Tư liệu văn
hiến Thăng Long - Hà Nội: Tuyển tập Hương ước tục lệ (Nxb.HN, H. 2010)
đã giới thiệu đầy đủ nội dung các bản hương ước của Hà Nội còn lưu lại cho
đến bây giờ cả bằng chữ Hán và chữ quốc ngữ cùng các bản HƯCL được lập
vào thời gian Pháp tiến hành cuộc CLHC.
Năm 2013, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam biên soạn cuốn Hương ước
cổ Hưng Yên (Nxb. Thời Đại), đã tuyển tập và biên dịch 15 bản hương ước
cổ của tỉnh Hưng Yên trong thế kỷ XVIII và XIX.
Ngoài các tác phẩm trên, trong những năm 90 của thế kỷ XX đến nay,
vẫn còn rất nhiều công trình sưu tầm, biên dịch và giới thiệu về hương ước
của các tỉnh trong cả nước như: Ngô Đức Thịnh, Chu Thái Sơn, Nguyễn Hữu
Thấu với Luật tục Ê-đê, Võ Quang Trọng, Phạm Quỳnh Phương sưu tầm
Hương ước cổ Hà Tĩnh, Nguyễn Thanh biên soạn cuốn Hương ước Thái Bình,
hay Luật tục Thái ở Việt Nam, Luật tục Jrai….


12


Đề tài: Hình thức và nội dung của hương ước cải lương tỉnh Bắc Ninh (1921 – 1945)

Nhìn chung các công trình sưu tầm, phiên dịch về hương ước, các tác giả
chủ yếu tập trung vào sưu tầm, biên dịch và giới thiệu về các bản hương ước
cổ, các tục lệ, trong cả nước hiện còn lưu lại. Tuy nhiên, các bản hương ước
được lập vào giai đoạn thực dân Pháp tiến hành cuộc CLHC vẫn chưa được
quan tâm nhiều.
2. 2.3. Các luận án, luận văn nghiên cứu về hương ước.
Mặc dù có rất nhiều công trình nghiên cứu về hương ước dưới nhiều góc
độ khác nhau và trên những lĩnh vực khác nhau nhưng đây lại là một đề tài
hấp dẫn, thu hút nhiều giới nghiên cứu khác nhau nên cũng có nhiều luận án,
luận văn, khóa luận nghiên cứu về hương ước:
Năm 1996, hai người bạn tâm giao Bùi Xuân Đính và Vũ Duy Mền đều
hứng thú chọn Hương ước làm Đề tài Luận án PTS.KHLS và là hướng đi lâu
dài, trọn đời của sự nghiệp nghiên cứu khoa học. Bùi Xuân Đính bảo vệ thành
công Luận án Về một số hương ước làng Việt đồng bằng Bắc Bộ tại Hà NộiThủ đô nước CHXHCN Việt Nam, cùng năm 1996, tại Mátxcơva. Vũ Duy
Mền cũng bảo vệ thành công Luận án Những khía cạnh kinh tế, văn hóa, xã
hội trong hương ước làng xã ở miền Bắc Việt Nam (thế kỷ XVIII- nửa đầu thế
kỷ XIX) bằng tiếng Nga. Có thể khẳng định đây là hai Luận án đầu tiên
chuyên khảo về Hương ước được thực hiện trong thời kỳ cải cách đổi mới của
Việt Nam.
Luận án Tiến sĩ của Phạm Văn Sơn với tên “Research on village
convenants in Vietnamese rural communities management” (Nghiên cứu về
hương ước làng xã trong việc quản lí nông thôn Việt Nam) được xuất bản
thành sách năm 2007. Trong đó tác giả, chủ yếu nghiên cứu về luật tục, luật
dân gian, hương ước với góc độ nhân loại học và xã hội học pháp luật, sự biến

thiên của hương ước Việt Nam và vai trò quản lí trong xã hội nông thôn; mối
quan hệ giữa luật nước và hương ước; xu thế phát triển của hương ước ở Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay.

13


Đề tài: Hình thức và nội dung của hương ước cải lương tỉnh Bắc Ninh (1921 – 1945)

Trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây, có nhiều luận văn Thạc sĩ lấy
hương ước làm đề tài nghiên cứu trên nhiều bình diện khác nhau và đều đã
được bảo vệ thành công. Hoàng Hoa Vinh với Vai trò của hương ước làng
Nhất trong việc xây dựng làng văn hóa tỉnh Hà Nam , hay Dương Xuân
Thoạn với Hương ước với việc xây dựng làng văn hóa ở huyện Quỳnh Phụ Thái Bình. Lê Thị Luyến với Hương ước cải lương huyện Mê Linh- tỉnh Vĩnh
Phúc (1922 – 1942), Nguyễn Thị Hương với Hương ước cải lương huyện Việt
Yên, tỉnh Bắc Giang(1923-1942), Trần Thị Thu Hà với Hương ước cải lương
huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Yên (1921-1942)...
Trong khóa luận tốt nghiệp Đại học, một số sinh viên cũng chọn hương
ước làm đối tượng nghiên cứu, như Đào Thu Vân với Bước đầu tìm hiểu công
cuộc bảo vệ tài nguyên môi trường của ông cha ta (qua nguồn tư liệu hương
ước người Việt trước Cách mạng tháng Tám năm 1945), tiếp đó là Nguyễn
Lan Dung đã khai thác hương ước của một huyện để tìm hiểu Sinh hoạt làng
xã huyện Hoàn Long tỉnh Hà Đông trong cuộc cải lương hương chính giai
đoạn 1915 – 1945 qua hương ước.
Nhìn chung các luận án, luận văn, khóa luận nghiên cứu về hương ước
theo những hướng sau: Một hướng là nghiên cứu chung về hương ước cổ nói
chung của làng Việt ở đồng bằng Bắc Bộ, một nhóm nghiên cứu cụ thể về
HƯCL của một huyện, hay có nhóm nghiên cứu về một mặt nào đó của làng
xã qua HƯCL, hoặc có công trình nghiên cứu về hương ước mới của một
tỉnh, nhưng việc nghiên cứu đầy đủ hình thức và nội dung của HƯCL ở một

tỉnh còn rất ít.
Tuy vậy, những tài liệu trên đều là nguồn tư liệu quý giá giúp người viết
có được cái nhìn khách quan, xác thực về các giai đoạn phát triển của hương
ước trong lịch sử, về chính sách CLHC của thực dân Pháp, đó sẽ là cơ sở để
tác giả tìm hiểu một cách đầy đủ và khách quan về hình thức và nội dung của
HƯCL tỉnh Bắc Ninh (1921-1945).
.
14


Đề tài: Hình thức và nội dung của hương ước cải lương tỉnh Bắc Ninh (1921 – 1945)

3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu, mục tiêu, nhiệm vụ, nguồn tƣ
liệu và phƣơng pháp nghiên cứu:
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu:
- Các bản HƯCL bằng chữ Quốc ngữ của tỉnh Bắc Ninh (1921-1945).
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Nội dung cơ bản: chuyên đề tìm hiểu về hình thức và nội dung của
HƯCL tỉnh Bắc Ninh (1921-1945).
- Thời gian: Từ khi Pháp chính thức tiến hành cuộc CLHC ở Bắc Kì
năm 1921 đến năm 1945.
- Không gian: Tỉnh Bắc Ninh
3.3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là hệ thống lại hình thức và nội dung của
các bản HƯCL bằng chữ Quốc ngữ của tình Bắc Ninh, từ đó phân tích và
đánh giá về đời sống của các làng xã Bắc Ninh trước CMT8 qua nguồn tư liệu
là các bản HƯCL.
3.4. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Chuyên đề sẽ tập trung làm rõ những vấn đề khoa học sau đây:
-Phân tích hình thức, nội dung (gồm phần chính trị và tục lệ ) của các bản

HƯCL bằng chữ Quốc ngữ của tỉnh Bắc Ninh được lập vào thời gian từ năm
1921 đến năm 1945. Qua đó làm sáng tỏ đặc điểm đời sống sinh hoạt cộng
đồng, tổ chức bộ máy quản lý làng xã, trật tự an ninh, các phong tục tập
quán…. của làng xã Bắc Ninh thời kỳ (1921-1945) qua HƯCL.
3.5. Nguồn tƣ liệu:
Những vấn đề khoa học của chuyên đề được giải quyết trên cơ sở khai
thác và xử lý tài liệu từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau gồm:
- Toàn bộ các bản HƯCL bằng chữ Quốc ngữ và một số bản hương ước
bằng chữ Nôm của tỉnh Bắc Ninh. Đây được coi là nguồn tài liệu gốc, cho
phép tác giả phân tích hình thức, nội dung của HƯCL tỉnh Bắc Ninh. Qua đó
làm sảng tỏ đặc điểm quản lý, đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa của làng xã
Bắc Ninh thời kì 1921-1945.
15


Đề tài: Hình thức và nội dung của hương ước cải lương tỉnh Bắc Ninh (1921 – 1945)

- Nguồn tài liệu là các Nghị định, Đạo dụ, Thông tư hướng dẫn thực hiện
cuộc CLHC của chính quyền thực dân được trích dẫn, nghiên cứu trong nhiều
công trình chuyên khảo và được lưu trữ tại trung tâm lưu trữ quốc gia, được
sử dụng như tài liệu tra cứu, cung cấp các vấn đề liên quan đến niên đại được
đề cập trong luận án. Mặc khác nguồn tài liệu này còn góp phần làm sáng tỏ,
cụ thể hóa nội dung chính sách CLHC, những thay đổi về tổ chức bộ máy
quản lý, về các tục lệ cũng như mọi biến đổi của làng xã trong thời gian này,
giúp tác giả có cái nhìn tổng thể về HƯCL và so sánh trong mối tương quan
với HƯCL tỉnh Bắc Ninh.
-Nguồn tài liệu lưu trữ tại các thư viện (thư viện KHXH và thư viện tỉnh
Bắc Ninh), trung tâm lưu trữ quốc gia: bao gồm các tài liệu thành văn và tranh
ảnh. Đây là nguồn tài liệu quan trọng bổ sung về cách tiếp cận vấn đề trong
quá trình thực hiện chuyên đề nhằm giải quyết các nhiệm vụ đặt ra của đề tài.

- Các công trình nghiên cứu đã công bố có nội dung liên quan đến
chuyên đề bao gồm: các sách chuyên khảo, sách tham khảo, bài nghiên cứu,
thông tin đăng trên các báo, tạp chí chuyên ngành, luận án, luận văn, khóa
luận…..Đây là nguồn tài liệu có giá trị sử dụng khác nhau tùy theo từng thể
loại, cung cấp những thông tin khái quát hoặc cụ thể về vấn đề nghiên cứu,
giúp tác giả có cái nhìn tổng thể hoặc so sánh trong mối tương quan.
3.6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở nắm vững và vận dụng quan điểm duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử, quan điểm sử học mácxit, tác giả vận dụng các phương pháp
nghiên cứu chuyên ngành kết hợp với phương pháp liên ngành nhằm đưa ra
những kết quả nghiên cứu mang tính khoa học. Cụ thể là:
Trong quá trình sưu tầm và xử lý tài liệu, tác giả tiến hành phương pháp
giám định, phê phán tư liệu để xác định độ tin cậy của nguồn tư liệu nghiên
cứu. Đặc biệt là đối với các tài liệu liên quan đến cuộc CLHC và các bản
HƯCL tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 1921-1945. Tác giả tìm hiểu hoàn cảnh
lịch sử ra đời của tác phẩm, hình thức văn bản, cách diễn đạt, lập trường tư
16


Đề tài: Hình thức và nội dung của hương ước cải lương tỉnh Bắc Ninh (1921 – 1945)

tưởng cá nhân tác giả hay tập thể tác giả biên soạn để đánh giá sự chính xác
và tính khách quan của tư liệu. Trên cơ sở đó, tác giả tiến hành đối chiếu, so
sánh, phân loại tư liệu theo từng vấn đề.
Trên cơ sở nguồn tư liệu thu thập được, tác giả vận dụng phương pháp
tổng hợp và phân tích tư liệu kết hợp với các phương pháp lịch sử, phương
pháp logich để phân tích hình thức và nội dung của HƯCL tỉnh Bắc Ninh
(1921-1945). Những nhận định, đánh giá về HƯCL tỉnh Bắc Ninh trong giai
đoạn 1921-1945 được rút ra dựa trên cơ sở các nguồn tư liệu đã được tiếp cận,
đảm bảo tính khách quan và khoa học. Đối với những vấn đề còn tồn tại, ý

kiến trái chiều, tác giả sẽ đưa ra những phân tích, nhận xét và quan điểm riêng
của cá nhân.
Ngoài ra trong từng nội dung cụ thể, tác giả kết hợp sử dụng các phương
pháp so sánh, thống kê, định lượng… để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu
của đề tài.
4. Đóng góp của chuyên đề.
Việc nghiên cứu tìm hiểu chuyên đề “Hình thức và nội dung của
HƯCL tỉnh Bắc Ninh (1921-1945)” , đã góp phần vào việc tái hiện một
cách hệ thống và toàn diện về HƯCL tỉnh Bắc Ninh (1921-1945), từ hình thức
đến các nội dung của các bản hương ước này trên nhiều phương diện khác
nhau. Qua đó chuyên đề cũng góp phần nhận thức sâu sắc và toàn diện hơn
về giá trị của HƯCL trong lịch sử.
Từ quá trình nghiên cứu đầy đủ, cụ thể về hình thức và nội dung của
HƯCL tỉnh Bắc Ninh, chuyên đề tập trung phân tích về đời sống chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội của các làng xã Bắc Ninh thời kì (1921-1945).
Nội dung chuyên đề và hệ thống tư liệu tham khảo được sưu tầm trong
quá trình thực hiện đề tài là nguồn tài liệu có giá trị phục vụ công tác giảng
dạy, nghiên cứu lịch sử Bắc Ninh nói riêng và văn hóa làng xã Bắc Bộ trước
CMT8 nói chung.

17


Đề tài: Hình thức và nội dung của hương ước cải lương tỉnh Bắc Ninh (1921 – 1945)

5. Bố cục chuyên đề
Ngoài hai phần Mở đầu và Kết luận, phần Nội dung của chuyên đề
gồm có 2 chương như sau:
Chƣơng 1: Hình thức của HƯCL tỉnh Bắc Ninh (1921-1945)
Chƣơng 2: Nội dung của HƯCL tỉnh Bắc Ninh (1921-1945)


18


Đề tài: Hình thức và nội dung của hương ước cải lương tỉnh Bắc Ninh (1921 – 1945)

NỘI DUNG
Chƣơng 1:
HÌNH THỨC CỦA HƢCL TỈNH BẮC NINH (1921-1945)
1.1. Tổng quan về HƢCL tỉnh Bắc Ninh (1921-1945).
Sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, nhằm nắm chặt các làng xã hơn
nữa để phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa và ngăn chặn ảnh hưởng
của phong trào cách mạng đang lan rộng, thực dân Pháp đã quyết định cải tổ
bộ máy tổ chức làng xã mà đương thời gọi là cuộc CLHC được thực hiện ở
Bắc Kỳ từ tháng 8 năm 1921 đến trước CMT8.
Giống như nhiều địa phương khác trong cả nước, tỉnh Bắc Ninh cũng
phải thi hành chủ trương CLHC mà chính phủ Pháp đề ra. Do đó các làng xã
của tỉnh Bắc Ninh đã phải cải tổ các bản hương ước cũ của mình theo mẫu
hương ước chung mà chính quyền thực dân để ra.
Hiện nay, theo thống kê của Viện TTKHXH1, và theo Phạm Xuân Nam
và Cao Văn Biền tỉnh Bắc Ninh hiện còn lưu giữ 141 bản HƯCL [95;12].
Nhưng theo Cao Văn Biền thì tỉnh Bắc Ninh có 142 bản [75;74].Trong quá
trình nghiên cứu chúng tôi tìm hiểu trực tiếp các văn bản theo các kí hiệu
trong Thư mục hương ước Việt Nam cận đại của Viện TTKHXH thì hiện chỉ
còn 139 bản trong tổng số 141 mà sách đã dẫn2 Tuy nhiên khi tra cứu trên kho
của Viện thì chúng tôi tìm thấy thêm 2 bản HƯCL của Bắc Ninh3. Như vậy,
cho đến nay tỉnh Bắc Ninh có 141 bản.
Tuy nhiên sự phân bố các bản hương ước này ở các huyện, phủ trong
tỉnh Bắc Ninh là không đồng đều nhau, nơi thì rất nhiều tới vài chục bản
nhưng có nơi thì chỉ có 1 đến 2 bản thậm chí là không có bản nào.


Trong Thư mục hương ước Việt Nam cận đại.
Bản Hu 312- Hương ước xã Mỹ Lộc, tổng Vạn Ty, huyện Gia Bình lại trùng kí hiệu với
Hương tục xã Đình Trung tổng Đại Lai, huyện Gia Bình, tra cứu theo tên làng xã thì đó lại
là hương ước làng Mỹ Lộc của xã Đào Quán, phủ Lạng Giang tỉnh Bắc Giang. Bản hương
ước làng Mai Cương tổng Bồng Lai huyên Quế Dương (1939) Hu 347 đã mất.
3
1. Hương ước xã Đan Kim tổng Phụng Công huyện Văn Giang tỉnh Bắc Ninh (1942) - Hư
399 2. Hương ước xã Đa Ngưu tổng Đa Ngưu huyện Văn Giang tỉnh Bắc Ninh (1942) Hư
592.
1
2

19


Đề tài: Hình thức và nội dung của hương ước cải lương tỉnh Bắc Ninh (1921 – 1945)

STT

Huyện/Phủ

Số bản hƣơng ƣớc

Tỉ lệ (%)

1

Gia Bình


33

23,4

2

Yên Phong

28

19,9

3

Từ Sơn

27

19,1

4

Văn Giang

22

15,6

5


Quế Dương

11

7,8

6

Thuận Thành

11

7,8

7

Tiên Du

06

4,3

8

Võ Giàng

02

1,4


9

Gia Lâm

01

0,7

10

Lương Tài

0

0

141

100

Tổng số

Sự phân bố này cho thấy việc thực hiện chính sách CLHC nói chung
cũng như việc lập các bản HƯCL ở các làng xã của tỉnh Bắc Ninh là không
đồng nhất và giữa các huyện, phủ có sự chênh lệch khá lớn về số lượng
hương ước.
Về số làng xã của tỉnh Bắc Ninh trước CMT8 có nhiều ý kiến khác nhau.
Theo Cao Văn Biền thì năm 1943, Bắc Ninh có 595 làng xã [75;74], còn theo
thống kê các làng xã của Ngô Vi Liên trong Tuyển tập các công trình địa chí
Việt Nam - Tên làng xã và địa dư các tỉnh Bắc Kỳ , thì Bắc Ninh có 78 tổng

với 603 làng xã [29;573]. Kết quả của Ngô Vi Liên đưa ra dựa trên kết quả
nghiên cứu điều tra năm 1927 và các văn bản trước năm 1930 của tỉnh gửi lên
cho Công sứ hiện còn lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ quốc gia I. Theo Phạm
Xuân Nam và Cao Văn Biền trong “Mấy nét về tình hình các làng xã tỉnh Bắc
Ninh thời kì 1921-1945 qua hương ước” dựa theo tài liệu của Sở địa chính,
tỉnh Bắc Ninh “với 78 tổng với 599 xã”[95;12]. Theo Đỗ Đình Nghiêm – Ngô
Vi Liên – Phạm Văn Thư trong “Địa du các tỉnh Bắc Kỳ” Bắc Ninh có …78
tổng và 616 xã”[75;83]. Trên cơ sở nghiên cứu nhiều nguồn tư liệu khác
nhau, chúng tôi cho rằng, Bắc Ninh lúc đó có 603 làng xã.
20


Đề tài: Hình thức và nội dung của hương ước cải lương tỉnh Bắc Ninh (1921 – 1945)

Với 141 bản hương ước và 603 làng xã thì số làng xã của tỉnh có hương
ước chiếm 23,38%, cao hơn các tỉnh ở miền núi (như Bắc Cạn, Cao Bằng,
Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Sơn La), tỉnh Hà Đông, tỉnh Ninh Bình và Hà
Nội nhưng thấp hơn nhiều so với các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Hà Ninh,
Nam Đinh, Hà Nam, Hưng Yên, Kiến An, Phúc Thọ… và thấp hơn so với tỉ
lệ chung của các tỉnh Bắc Kỳ là 45,5%, [75;73]. Con số này cùng với sự phân
bố không đồng đều về hương ước giữa các huyện, phủ của tỉnh Bắc Ninh là
một trong những cơ sở để đánh giá về mức độ thành công của cuộc CLHC
của thực dân Pháp ở Bắc Ninh.
Về số trang của hương ước, theo Cao Văn Biền trong Kho hương ước cải
lương hương chính ở Bắc Kỳ, Bắc Ninh có 141 bản, tổng số trang là 3077, số
trang trung bình của mỗi hương ước là 21 trang.
Nhưng qua quá trình nghiên cứu chúng tôi lại thu được kết quả khác, tỉnh
Bắc Ninh có tất cả 141 bản hương ước với tổng số trang là 3225 trang, trung
bình số trang của mỗi hương ước là 22,87 trang. Nhưng số trang của mỗi bản
hương ước có sự chênh lệch khá lớn. Trong đó hương ước làng Lại Đa Hội

Phụ tổng Hội Phụ huyện Từ Sơn có số trang nhiều nhất là 68 trang hay hương
ước làng Bát Tràng tổng Đông Dư huyện Gia Lâm có tất cả 55 trang4. Bên
cạnh đó lại có tới 11 bản hương ước chỉ có 1 trang. Điều đặc biệt là 11 bản
này đều thuộc huyện Gia Bình.
Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi đã thống kê được số trang của các
hương ước ở mỗi huyện, phủ như sau:

Hương ước làng Bát Tràng tổng Đông Dư huyện Gia Lâm có tất cả 55 trang bao gồm từ
trang 1 đến trang 16 là in đánh máy, từ trang 17 đến trang 32 là viết tay, trang 33 in đánh
máy, tất cả bằng chữ quốc ngữ nhưng từ trang 34 đến trang 55 là in chữ Hán
4

21


Đề tài: Hình thức và nội dung của hương ước cải lương tỉnh Bắc Ninh (1921 – 1945)

ST

Huyện, phủ

Số trang

Tỉ lệ (%)

1

Từ Sơn

754


23,4

2

Yên Phong

653

20,2

3

Văn Giang

639

19,8

4

Quế Dương

344

10,7

5

Gia Bình


314

9,7

6

Thuận Thành

258

8

7

Tiên Du

184

5,7

8

Gia Lâm

55

1,7

9


Võ Giàng

24

0,7

3225

100

T

Tổ
ng

Chúng tôi cũng chia số lượng trang của các hương ước ra theo từng mức
và thu được kết quả như sau:
BẢNG THỐNG KÊ SỐ TRANG CỦA HƢƠNG ƢỚC Ở CÁC HUYỆN,
PHỦ CỦA TỈNH BẮC NINH
Từ
trang…
đến
trang….
1….5

Huyện
Gia
Bình


Huyện
Quế
Dƣơng

Huyện
Tiên
Du

Phủ
Thuận
Thành

24

6…..10

2

11…..15

1

16…..20

1

21…25

3


1

Huyện
Văn
Giang

Huyện

Giàng

1
2

41….45

2

2

46…..50

1

3

51…55

1

Tổng


4

31

5

18

2

10

2

2

2

1

1

2

2

7

1


4

3

5

15

2

4

1

8

1

1

Huyện
Yên
Phong

5

1

36…40


Huyện
Từ
Sơn

3

1

26…30
31…35

Huyện
Gia
Lâm

2

2

2

5

2

1

13


1

1

5

3

3

15

1

1

1

2

9

1

1

1
1

22


2

7
3

7


Đề tài: Hình thức và nội dung của hương ước cải lương tỉnh Bắc Ninh (1921 – 1945)
65…..70
Tổng

1
33

1

11

6

11

27

1
22

2


28

1.2 Nguyên liệu tạo văn bản, chữ viết và ngôn ngữ.
1.2.1. Nguyên liệu tạo văn bản
Tất cả HƯCL của tỉnh Bắc Ninh đều được thể hiện trên giấy học sinh,
màu nâu và được đóng thành quyển. Tuy nhiên do thời gian đã quá lâu, nên
các giấy này rất giòn, dễ rách. Có rất nhiều bản đã bị rách phải rán băng dính
tiêu biểu nhất như hương ước xã Đa Ngưu, tổng Đa Ngưu, huyện Văn Giang
(Hu 398) rất nát. Để lưu giữ và bảo quản các bản hương ước này, thư viện của
Viện TTKHXH đã phải chụp lại và lưu lại trên máy tính, rất thuận tiện cho
độc giả khi tìm hiểu.
Mỗi quyển có một bìa cứng bên ngoài. Bên trong, hầu hết tờ đầu tiên các
làng ghi tên làng, xã, tổng, huyện, tỉnh bằng giấy màu hồng hoặc màu nâu, ví
dụ hương ước làng Thiết Ứng tổng Hà Lỗ huyện Từ Sơn có tờ bìa ghi như sau:
Bản thảo hương ước
Làng Thiết Ứng
Tổng Hà Lỗ
Phủ Từ Sơn
Tỉnh Bắc Ninh
Cũng có 16 làng5 ghi thêm cả năm lập ở tờ bìa của hương ước (xem Phục
lục bảng 1). Duy nhất hương ước làng Nhân Hữu tổng Nhân Hữu huyện Gia
Bình có con dấu của lý trưởng ở bìa. Sau tờ bìa là nội dung của hương ước.
1.2.2. Chữ viết:
Trong tổng số 141 bản HƯCL của tỉnh Bắc Ninh thì có 4 bản được đánh
máy6, 4 bản in typô

7

và 133 bản là được chép tay bằng bút mực học sinh


màu xanh đen, màu tím, màu xanh lá cây hoặc màu đen.
Có 16 làng ghi thêm cả năm lập ở tờ bìa của hương ước : Hu 338 ; Hu 341 ; Hu 364 ; Hu
365 ; Hu 360 ; Hu 361 ; Hu 353 ; Hu 389 ; Hu 378 ; Hu 385 ; Hu 405 ; Hu 407 ; Hu 401 ;
Hu 408 ; Hu 410 ; Hu 415.
6
Có 4 bản được đánh máy : Hu 349; Hu 381; Hu 369; Hu 370.
7
Có 4 bản in typo: Hu 351; Hu 344; Hu 360; Hu 365.
5

23

141


×