Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty máy tính FPT ELEAD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÔNG TY MÁY TÍNH
FPT ELEAD

HỌ VÀ TÊN TÁC GIẢ LUẬN VĂN: NGUYỄN THỊ HẢI HẰNG

Hà Nội, 11/2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÔNG TY MÁY TÍNH
FPT ELEAD

HỌC VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ HẢI HẰNG

CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 60340102

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGÔ KIM THANH

Hà Nội, 11/2014



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.

Nguyễn Thị Hải Hằng


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin cảm ơn các thầy, cô giáo bộ môn khoa Quản trị kinh doanh đã trang bị
cho tôi những kiến thức căn bản làm nền tảng cho những nghiên cứu của tôi trong
luận văn này cũng như trong công việc và cuộc sống.
Đặc biệt chân thành cảm ơn Cô giáo Ngô Kim Thanh đã hướng dẫn, chỉ bảo
tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn của tôi.
Xin cảm ơn Viện Đào tạo sau đại học, Viện Đại học Mở Hà Nội đã tạo cho
chúng tôi một môi trường học tập và nghiên cứu khoa học tốt.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng, song bản luận văn này khó tránh khỏi những
hạn chế, khiếm khuyết nhất định. Tôi kính mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp
của các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn
nữa.
Xin trân trọng cảm ơn!
Học viên: Nguyễn Thị Hải Hằng


MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH VẼ ......................................................................................... 9
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................. 10
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1

1. Tính cấp thiết của đề tài: ................................................................................... 1
2. Tổng quan nghiên cứu ....................................................................................... 3
3. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 4
3.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát ...................................................................... 4
3.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể. .......................................................................... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 5
5.1 Thời gian nghiên cứu: .................................................................................... 5
5.2. Địa điểm nghiên cứu: .................................................................................... 5
5.3 Phương pháp nghiên cứu: .............................................................................. 5
5.4 Phương pháp xử lý số liệu: ............................................................................ 6
6. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 6
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP ............................................................. 7
1.1. KHÁI NIỆM VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP ... 7
1.1.1. Khái niệm .................................................................................................. 7
1.1.2. Các loại hình cạnh tranh............................................................................. 8
1.1.2.1. Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường ............................................... 8
1.1.2.2. Căn cứ theo phạm vi ngành kinh tế ..................................................... 9


1.1.2.3. Căn cứ vào mức độ tính chất cạnh tranh trên thị trường .................... 10
1.2. NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP .............................. 12
1.3. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH
NGHIỆP ............................................................................................................... 16
1.3.1. Thị phần................................................................................................... 16
1.3.2. Sản phẩm ................................................................................................. 17
1.3.3. Chất lượng sản phẩm ............................................................................... 18
1.3.4. Chi phí sản xuất và giá bán sản phẩm....................................................... 19
1.3.5. Hệ thống phân phối .................................................................................. 21

1.3.6. Chính sách xúc tiến bán hàng ................................................................... 22
1.3.7. Uy tín của thương hiệu ............................................................................. 23
1.3.8. Xây dựng và củng cố cốt lõi..................................................................... 24
1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
DOANH NGHIỆP ............................................................................................... 25
1.4.1 Các nhân tố khách quan ............................................................................ 25
1.4.2. Các nhân tố chủ quan ............................................................................... 28
1.4.3. Ma trận hình ảnh cạnh tranh (C.I.M) ........................................................ 30
1.5. MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CHO DOANH NGHIỆP .......................................................... 31
Chương 2. PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY MÁY
TÍNH FPT ELEAD.............................................................................................. 36
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY MÁY TÍNH FPT ELEAD........................... 36
2.1.1. Giới thiệu về tập đoàn FPT ...................................................................... 36
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty ......................................... 37


2.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty: ..................................................................... 38
2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CÔNG TY
MÁY TÍNH FPT ELEAD ................................................................................... 39
2.2.1. Tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của FPT Elead ........................ 39
2.2.2. Thị phần của sản phẩm FPT Elead ........................................................... 41
2.2.3. Hệ thống phân phối và bán hàng .............................................................. 44
2.2.4. Các dịch vụ khách hàng ........................................................................... 45
2.2.5. Chương trình tiếp thị ................................................................................ 46
2.2.6. Hình ảnh thương hiệu .............................................................................. 47
2.2.7. Cơ sở vật chất máy móc thiết bị và công nghệ sản xuất ............................ 48
2.2.8. Hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm và ứng dụng CNTT trong quản
lý điều hành ....................................................................................................... 51
2.3. ĐỐI THỦ CẠNH TRANH ........................................................................... 52

2.3.1. Công ty máy tính CMS ............................................................................ 53
2.3.2. Công ty điện tử Tân Bình (VTB).............................................................. 58
2.3.4. Ma trận hình ảnh cạnh tranh ..................................................................... 62
2.4. ĐÁNH GIÁ VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY MÁY
TÍNH FPT ELEAD.............................................................................................. 64
2.4.1. Điểm mạnh của FPT Elead....................................................................... 64
2.4.2. Điểm yếu của FPT Elead.......................................................................... 67
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÔNG TY MÁY TÍNH FPT ELEAD ....................................................... 75
3.1. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG TRONG THỜI GIAN TỚI ..................... 75
3.1.1. Xu hướng phát triển của thị trường máy tính cá nhân ............................... 75


3.1.2. Mục tiêu, chiến lược phát triển của FPT Elead ......................................... 77
3.1.2.1. Mục tiêu của FPT Elead tới năm 2019............................................... 77
3.1.2.2. Chiến lược phát triển 5 năm tới của FPT Elead ................................. 77
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CÔNG TY FPT ELEAD ..................................................................................... 78
3.2.1 Đẩy mạnh phát triển dòng sản phẩm máy tính xách tay ............................. 79
3.2.2. Tham gia phân khúc thị trường máy để bàn giá rẻ .................................... 87
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 97


DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2 - 1: Mô hình tổ chức FPT Elead ................................................................. 38
Hình 2 - 2: Doanh thu của FPT Elead .................................................................... 41
Hình 2 - 3: Thị phần máy tính của FPT Elead năm 2013........................................ 43
Hình 2 - 4: Thị phần FPT Elead so với các đối thủ ................................................ 44

Hình 2 - 5: Quy trình sản xuất máy tính FPT Elead ............................................... 49
Hình 3 - 1: Cơ cấu máy tính tiêu thụ tại thị trường Việt Nam QIV/2013 ................ 80
Hình 3 - 2: Chiến lược mở rộng thị phần FPT Elead .............................................. 88


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2 - 1: Nguồn vốn và tài sản của FPT Elead .................................................. 39
Bảng 2 - 2: Cơ cấu tài sản của FPT Elead ............................................................. 40
Bảng 2 - 3: Lợi nhuận sau thuế của FPT Elead ..................................................... 41
Bảng 2 - 4: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu của FPT Elead ................... 41
Bảng 2 - 5: Chủng loại sản phẩm của CMS .......................................................... 53
Bảng 2 - 6: Một số chỉ tiêu tài chính của công ty CMS .......................................... 55
Bảng 2 - 7: Hệ số lợi nhuận của CMS năm 2011 -2013 ........................................ 56
Bảng 2 - 8: Chủng loại sản phẩm của công ty VTB ............................................... 59
Bảng 2 - 9: Tổng hợp nguồn vốn và tài sản của VTB ............................................. 60
Bảng 2 - 10: Doanh thu và lợi nhuận của VTB ..................................................... 61
Bảng 2 - 11: Ma trận hình ảnh cạnh tranh .............................................................. 62
Bảng 2 - 12: Công suất dây chuyền lắp ráp của FTP Elead, CMS và VTB ............ 66
Bảng 3 - 1: Tỉ lệ máy tính để bàn và máy xách tay tại thị trường Việt Nam .......... 76


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong những năm qua, ngành công nghiệp điện tử nói chung và ngành sản
xuất máy tính nói riêng đã đóng một vai trò quan trọng cho sự phát triển của nền
kinh tế Việt Nam. Tổng doanh thu công nghiệp CNTT năm 2013 đạt khoảng 37 tỷ
USD, tăng mạnh so với con số 25,5 tỷ của năm 2012. Trong đó, công nghiệp phần
mềm, dịch vụ chiếm khoảng 3 tỷ USD, còn 34 tỷ USD thuộc về công nghiệp phần

cứng. Với tổng doanh thu đạt 37 tỷ USD năm 2013, ngành công nghiệp CNTT Việt
Nam vẫn đang tiếp đà tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây. Nhìn lại số
liệu thống kê trong Sách Trắng CNTT Việt Nam năm 2013, tổng doanh thu công
nghiệp CNTT năm 2012 đạt 25,5 tỷ USD, trong đó doanh thu công nghiệp phần
cứng chiếm 23 tỷ USD, còn công nghiệp phần mềm và dịch vụ đều ở con số xấp xỉ
1,2 tỷ USD. Năm 2011, tổng doanh thu đạt khoảng 13,6 tỷ USD, trong đó 11,3 tỷ
USD của công nghiệp phần cứng, còn công nghiệp phần mềm và dịch vụ đều xấp xỉ
1,1 tỷ USD. Trước đó 1 năm, tổng doanh thu công nghiệp CNTT chỉ đạt 7,6 tỷ
USD, gồm 5,6 tỷ USD từ công nghiệp phần cứng, công nghiệp phần mềm lần đầu
cán mốc 1 tỷ USD, còn công nghiệp dịch vụ khoảng 934 triệu USD. Khu vực đầu tư
trực tiếp nước ngoài đóng góp 96,5% giá trị xuất khẩu mặt hàng máy tính, sản phẩm
điện tử và linh kiện sản xuất lớn tại Việt Nam.
Theo báo cáo của Tập đoàn dữ liệu quốc tế chuyên về phân tích thông tin thị
trường ngành công nghệ thông tin và viễn thông (IDC) thị trường máy tính trong
năm 2013 tăng trưởng tốt, đặc biệt từ mảng người tiêu dùng với mức tăng trưởng
21% so với năm 2012. Nhu cầu cho máy tính kỳ vọng tiếp tục tăng trong năm 2014,
nhu cầu chủ yếu xuất phát từ những thành phố cấp 2 và những doanh nghiệp mới
thành lập. IDC dự đoán số lượng nhập khẩu máy tính để bàn sẽ tăng 3% trong năm
2014. Có thể thấy rằng xu hướng sử dụng máy tính là rất cao và đây thị trường tiềm
năng với hầu hết các nhà sản xuất trong và ngoài nước. Chính vì vậy việc nghiên

1


cứu đầu tư để xây dựng thương hiệu máy tính của người Việt là điều có thể thực
hiện được. Nhận biết trước xu thế phát triển này Công ty Máy tính FPT Elead đã
nghiên cứu và giới thiệu ra thị trường các dòng sản phẩm máy tính xách, máy tính
để bàn. Kỳ vọng của FPT Elead là có thể xây dựng thành công thương hiệu máy
tính của người Việt giống như bài học thành công của 1 số thương hiệu máy tính
bản địa khác trong khu vực. Tuy nhiên để thành công FPT Elead cần phải xây dựng

và không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm máy tính thương hiệu
FPT Elead để có thể tạo ra sự khác biệt với các thương hiệu ngoại khác và mở rộng
thị phần.
Chủ trương của nhà nước là phát triển ngành công nghiệp điện tử, trở thành
một trong các ngành công nghiệp quan trọng của nền kinh tế với định hướng xuất
khẩu và đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước, góp phần thúc đẩy quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Hội nhập kinh tế quốc ngày càng sâu rộng của nền kinh tế, các doanh nghiệp
Việt Nam đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp nước
ngoài khi mà sự bảo hộ của nhà nước ngày càng ít. Sự canh tranh không chỉ với
doanh nghiệp nước ngoài mà còn là sự cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước
với nhau. Trong thời gian qua, các doanh nghiệp sản xuất máy tính Việt Nam đã có
sự phát triển mạnh mẽ đã đáp ứng được một phần nhu cầu máy tính trong nước. Tuy
nhiên, nhìn chung các doanh nghiệp này còn có nhiều mặt hạn chế: về nguồn lực,
công nghệ, năng lực tài chính ... sức cạnh tranh của sản phẩm của các doanh nghiệp
này còn yếu so với sản phẩm nước ngoài.
Công ty máy tính FPT Elead là một trong những công ty về máy tính lớn tại
Việt Nam, không nằm ngoài thực tế này, Công ty cũng phải chịu sức ép cạnh
tranh ngày càng lớn từ các công ty máy tính khác.
Trước tình hình đó, nhiệm vụ đặt ra cho công ty là phải nâng cao năng lực
cạnh tranh nhằm tận dụng tối đa cơ hội thị trường để phát triển, khẳng định vị
thế của mình ở thị trường trong nước.

2


Nâng cao năng lực canh tranh sẽ giúp công ty thực hiện sứ mệnh của mình:
“Là một công ty cung cấp giải pháp và dịch vụ công nghệ thông tin dẫn đầu Việt
Nam, vươn lên sánh vai cùng các tên tuổi lớn trên thế giới”.
Với kỳ vọng góp phần thúc đầy sự phát triển của ngành sản xuất máy tính

nói chung và đối với công ty máy tính FPT Elead nói riêng, nên tác giả chọn đề tài
“Nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty máy tính FPT Elead ”.
2. Tổng quan nghiên cứu
Nghiên cứu về hướng đi cho máy tính thương hiệu Việt nói chung và laptop
Việt nói riêng trước nay đã có nhiều bài báo và tọa đàm trong ngành Công nghệ
Thông tin đề cập và đưa ra những giải pháp. Điển hình phải kể đến 1 số bài báo như
“Máy tính thương hiệu Việt vẫn chật vật tìm lối đi” của tác giả Phan Minh – báo
ICT New; “Máy tính thương hiệu Việt Nam và bài học từ Legend” đăng trên báo
Vietnamnet; “Cơ hội nào cho máy tính xách tay thương hiệu Việt Nam” đăng trên
báo Sài gòn giải phóng; Sản xuất và kinh doanh phần cứng - Xây dựng chiến lược
“người đi sau” của ông Phạm Thiện Nghệ Tổng Thư ký Hội Tin học TPHCM
(HCA); “Lối đi nào cho máy tính thương hiệu Việt” của tác giả Trần Anh – Tạp chí
truyền hình;
Tuy nhiên các bài báo cũng như nghiên cứu nói trên mới chỉ nêu được bản
chất của vấn đề cũng như đưa ra những giải pháp mang tính chung nhất cho nền sản
xuất máy tính nước nhà mà chưa đi sâu phân tích một trường hợp cụ thể của doanh
nghiệp sản xuất máy tính trong nước. Điều này cũng dễ hiểu vì hiện tại số lượng
doanh nghiệp Việt Nam tham gia sản xuất máy tính xách tay còn đếm trên đầu ngón
tay. Thậm chí đến thời điểm hiện tại thì chỉ còn 2-3 doanh nghiệp còn kiên định đi
theo con đường phát triển thương hiệu laptop của người Việt. Chính vì vậy đề tài
nghiên cứu về khả năng cạnh tranh cho máy tính xách tay của Công ty máy tính
FPT Elead sẽ tổng quát được phần nào thực trạng chung của các doanh nghiệp sản
xuất máy tính đồng thời có những biện pháp cụ thể nhằm định vị lại thị trường và
nâng cao sức cạnh tranh cho thương hiệu máy tính xách tay này.

3


3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát

Hội nhập kinh tế quốc tế là con đường tất yếu và bắt buộc đối với Việt Nam
trên bước đường phát triển. Chúng ta đang tham gia vào các tổ chức, hiệp hội kinh
tế trên thế giới như ASEAN, ASEM, APEC, Hiệp định thương mại Việt Mỹ và nhất
là WTO. Hội nhập sẽ mở ra cho chúng ta không ít những cơ hội nhưng cũng đầy
cam go và thách thức. Ngành công nghiệp nói chung và Công ty máy tính FPT
Elead nói riêng riêng cũng không thóat khỏi xu thế đó. Với điểm xuất phát điểm
thấp, dù đã có những thành công nhất định, nhưng nhìn chung những yếu tố mang
tính nền tảng của cạnh tranh vẫn còn nhiều hạn chế, chưa theo kịp với sự phát triển
của nên kinh tế.
Trong giai đoạn hội nhập, cạnh tranh được xem là tất yếu là sự sống còn của
mỗi tổ chức, để có thể cạnh tranh tốt ở thị trường trong nước, tạo cơ sở vươn ra thị
trường nước ngòai, FPT Elead còn phải thực sự có nhiều nỗ lực trong việc củng cố,
nâng cao năng lực tài chính, nâng cao trình độ quản lý và chất lượng nguồn nhân
lực, ứng dụng các công nghệ hiện đại để phát triển đa dạng sản phẩm và đẩy mạnh
xây dựng thương hiệu trên cả thị trường trong nước và hướng ra quốc tế.
Kết quả nghiên cứu của Luận văn sẽ góp phần vào bổ sung và hệ thống hoá
các vấn đề về lý luận cạnh tranh và năng lực cạnh tranh; Đánh giá thực trạng năng
lực cạnh tranh của Công ty máy tính FPT Elead so với một số nhà sản xuất máy tính
Việt Nam. Từ đó đưa ra những giải pháp để nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho
Công ty máy tính FPT Elead.
3.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể.
- Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp, các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp.
- Phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty máy tính
FPT Elead so với một số nhà sản xuất máy tính Việt Nam.

4



- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty
Máy tính FPT Elead trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các dòng máy tính của Công ty Máy tính
FPT Elead và các thương hiệu khác trên thị trường Việt Nam.
• Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty máy tính
FPT Elead so với một số nhà sản xuất máy tính Việt Nam.
- Về địa bàn nghiên cứu: Do thời gian và điều kiện cũng như năng lực nghiên
cứu của bản thân còn hạn chế nên tôi chỉ xin nghiên cứu trong địa bàn Công ty máy
tính FPT Elead thông qua những số liệu của Công ty.
- Thời gian nghiên cứu: Phân tích, đánh giá để tìm ra các giải pháp nhằm
nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty máy tính FPT Elead trong giai đoạn 2010
đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Thời gian nghiên cứu:
Phân tích, đánh giá để tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh cho Công ty máy tính FPT Elead trong giai đoạn 2010 đến nay.
5.2. Địa điểm nghiên cứu:
Do thời gian và điều kiện cũng như năng lực nghiên cứu của bản thân còn
hạn chế nên tôi chỉ xin nghiên cứu trong địa bàn Công ty máy tính FPT Elead thông
qua những số liệu của Công ty.
5.3 Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng 2 phương pháp nghiên cứu chính là:
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp phân tích - so sánh và tổng hợp.
5


5.4 Phương pháp xử lý số liệu:

Xử lý số liệu thu thập: Bằng phương pháp thống kê và tổng hợp số liệu.
6. Nội dung nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản về cạnh tranh và năng
lực canh tranh của doanh nghiệp, các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng tới
năng lực canh tranh của doanh nghiệp.
Phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty máy tính
FPT Elead so với một số nhà sản xuất máy tính Việt Nam.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty
máy tính FPT Elead trong thời gian tới.
Nội dung của luận văn “Nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty máy
tính FPT Elead ” ngoài phần mở đầu và kết luận tài liệu tham khảo và phụ lục, có
kết cấu gồm 3 chương sau đây:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Chương 2: Phân tích năng lực cạnh tranh của Công ty máy tính FPT Elead.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty máy
tính FPT Elead.

6


Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CẠNH
TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH
NGHIỆP

1.1. KHÁI NIỆM VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1.1. Khái niệm
Cạnh tranh có thể được xem xét từ nhiều góc độ khác nhau. Từ góc độ kinh
tế - pháp lý, cạnh tranh được hiểu là sự chạy đua (ganh đua) giữa các thành viên
cùng một thị trường nhằm mục đích lôi kéo khách hàng, gia tăng thị phần của một
thị trường hàng hóa, dịch vụ cụ thể. [4, tr.70-71]

Cạnh tranh với tính chất là động lực nội tại thúc đẩy sự phát triển của nền
kinh tế chỉ tồn tại trong điều kiện kinh tế thị trường. Cạnh tranh không những là môi
trường và động lực thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển, tăng năng suất lao
động, tăng hiệu quả của các doanh nghiệp, mà còn là yếu tố quan trọng làm lành
mạnh hoá các quan hệ kinh tế - xã hội.
Theo C.Mác: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà
tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng để
thu được lợi nhuận siêu ngạch”
Theo từ điển kinh doanh của Anh thì cạnh tranh trong cơ chế thị trường được
hiểu là “Sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm tranh giành tài
nguyên sản xuất cùng một loại hàng hóa về phía mình”
Theo Từ điển Bách Khoa Việt Nam (Tập 1): cạnh tranh là hoạt động tranh
đua giữa người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhận, các nhà kinh doanh trong
nền kinh tế thị trường, chi phối bởi quan hệt cung – cầu, nhằm giành các điều kiện
sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất.

7


Theo nhà kinh tế học Michael Porter của Mỹ thì: Cạnh tranh là giành lấy thị
phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn
mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả quá trình cạnh tranh là
sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ
quả giá cả có thể giảm đi.
Ở góc độ thương mại, cạnh tranh là một trận chiến giữa các doanh nghiệp và
các ngành kinh doanh nhằm chiếm được sự chấp nhận và lòng trung thành của
khách hàng. Hệ thống doanh nghiệp tự do đảm bảo cho các ngành có thể tự mình
đưa ra các quyết định về mặt hàng cần sản xuất, phương thức sản xuất, và tự định
giá cho sản phẩm hay dịch vụ.
Qua những quan điểm của các lý thuyết cạnh tranh trên cho thấy, cạnh tranh

không phải là sự triệt tiêu lẫn nhau của các chủ thể tham gia, mà cạnh tranh là động
lực cho sự phát triển của doanh nghiệp. Cạnh tranh góp phần cho sự tiến bộ của
khoa học, cạnh tranh giúp cho các chủ thể tham gia biết qúy trọng hơn những cơ hội
và lợi thế mà mình có được, cạnh tranh mang lại sự phồn thịnh cho đất nước. Thông
qua cạnh tranh, các chủ thể tham gia xác định cho mình những điểm mạnh, điểm
yếu cùng với những cơ hội và thách thức trước mắt và có những hướng đi có lợi
nhất cho mình khi tham gia vào quá trình cạnh tranh.
Vậy cạnh tranh là việc các chủ thể tham gia cạnh tranh cố gắng nhằm giành
lấy phần hơn, phần thắng về mình trong môi trường cạnh tranh. Là sự tranh đua
giữa những cá nhân, tập thể, đơn vị kinh tế có chức năng như nhau thông qua các
hành động, nổ lực và các biện pháp để giành phần thắng trong cuộc đua, để thỏa
mãn các mục tiêu của mình. Các mục tiêu này có thể là thị phần, lợi nhuận, hiệu
quả, an toàn, danh tiếng…. [4, tr72]
1.1.2. Các loại hình cạnh tranh
Dựa trên các tiêu thức khác nhau người ta phân thành nhiều loại hình cạnh
tranh khác nhau. [4, tr.73-74]
1.1.2.1. Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường

8


Người ta chia cạnh tranh làm ba loại:
* Cạnh tranh giữa người bán và người mua:
Là cuộc cạnh tranh diễn ra theo "luật" mua rẻ bán đắt. Người mua luôn muốn
mua được rẻ, ngược lại người bán lại luôn muốn được bán đắt. Sự cạnh tranh này
được thực hiện trong quá trình mặc cả và cuối cùng giá cả được hình thành và hành
động mua được thực hiện.
* Cạnh tranh giữa người mua với người bán:
Là cuộc cạnh tranh trên cơ sở quy luật cung cầu. Khi một loại hàng hoá, dịch
vụ nào đó mà mức cung cấp nhỏ hơn nhu cầu tiêu dùng thì cuộc cạnh tranh sẽ trở

nên quyết liệt và giá dịch vụ hàng hoá đó sẽ tăng. Kết quả cuối cùng là người bán sẽ
thu được lợi nhuận cao, còn người mua thì mất thêm một số tiền. Đây là một cuộc
cạnh tranh mà những người mua tự làm hại chính mình.
* Cạnh tranh giữa những người bán với nhau:
Đây là cuộc cạnh tranh gay go và quyết liệt nhất, nó có ý nghĩa sống còn đối
với bất kì một doanh nghiệp nào. Khi sản xuất hàng hoá phát triển, số người bán
càng tăng lên thì cạnh tranh càng quyết liệt bởi vì doanh nghiệp nào cũng muốn
giành lấy lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần của đối thủ và kết quả đánh giá
doanh nghiệp nào chiến thắng trong cuộc cạnh tranh này là việc tăng doanh số tiêu
thụ, tăng thị phần và cùng với đó sẽ là tăng lợi nhuận, tăng đầu tư chiều sâu và mở
rộng sản xuất. Trong cuộc chạy đua này những doanh nghiệp nào không có chiến
lược cạnh tranh thích hợp thì sẽ lần lượt bị gạt ra khỏi thị trường nhưng đồng thời
nó lại mở rộng đường cho những doanh nghiệp nào nắm chắc được "vũ khí" cạnh
tranh và dám chấp nhận luật chơi phát triển.
1.1.2.2. Căn cứ theo phạm vi ngành kinh tế
Người ta chia cạnh tranh thành hai loại:
* Cạnh tranh trong nội bộ ngành:

9


Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất hoặc tiêu thụ một loại
hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó. Trong cuộc cạnh tranh này có sự thôn tính lẫn nhau.
Những doanh nghiệp chiến thắng sẽ mở rộng phạm vi hoạt động của mình trên thị
trường. Những doanh nghiệp thua cuộc sẽ phải thu hẹp kinh doanh thậm chí phá
sản.
* Cạnh tranh giữa các ngành
Là cạnh tranh giữa các ngành kinh tế khác nhau nhằm đạt được lợi nhuận cao
nhất, là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hay đồng minh các doanh nghiệp của một
ngành với ngành khác. Như vậy giữa các ngành kinh tế do điều kiện kỹ thuật và các

điều kiện khác khác nhau như môi trường kinh doanh, thu nhập khu vực, nhu cầu và
thị hiếu có tính chất khác nhau nên cùng một lượng vốn đầu tư vào ngành này có
thể mang lại tỷ suất lợi nhuận cao hơn các ngành khác. Điều đó dẫn đến tình trạng
nhiều người sản xuất kinh doanh ở những lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận thấp có xu
hướng chuyển dịch sang sản xuất tại những ngành có tỷ suất lợi nhuận cao hơn, đó
chính là biện pháp để thực hiện cạnh tranh giữa các ngành. Kết quả là những ngành
trước kia có tỷ suất lợi nhuận cao sẽ thu hút các nguồn lực, quy mô sản xuất tăng.
Do đó cung vượt quá cầu làm cho giá cả hàng hoá có xu hướng giảm xuống, làm
giảm tỷ suất lợi nhuận. Ngược lại những ngành trước đây có tỷ suất lợi nhuận thấp
khiến cho một số nhà đầu tư rút vốn chuyển sang lĩnh vực khác làm cho quy mô sản
xuất của ngành này giảm, dẫn đến cung nhỏ hơn cầu, làm cho giá cả hàng hoá tăng
và làm tăng tỷ suất lợi nhuận. Tóm lại, kết quả của sự cạnh tranh này hình thành nên
tỷ suất sinh lời bình quân cho tất cả mọi ngành thông qua sự dịch chuyển của các
ngành với nhau.
1.1.2.3. Căn cứ vào mức độ tính chất cạnh tranh trên thị trường
Người ta chia cạnh tranh thành 2 loại:
* Cạnh tranh hoàn hảo:
Là hình thức cạnh tranh mà trên thị trường có rất nhiều người bán, người mua nhỏ,
ở đó không có người sản xuất hay người tiêu dùng nào có quyền hay khả năng

10


khống chế thị trường, làm ảnh hưởng đến giá cả. Cạnh tranh hoàn hảo được mô tả:
Tất cả các hàng hóa trao đổi được coi là giống nhau; tất cả những người bán và
người mua đều có hiểu biết đầy đủ về các thông tin liên quan đến việc mua bán, trao
đổi; không có gì cản trở việc gia nhập hay rút khỏi thị trường của người mua hay
người bán. Để chiến thắng trong cuộc cạnh tranh các doanh nghiệp phải tự tìm cách
giảm chi phí, hạ giá thành hoặc tạo nên sự khác biệt về sản phẩm của mình so với
các đối thủ khác

* Cạnh tranh không hoàn hảo:
Nếu một hãng có thể tác động đáng kể đến giá cả thị trường đối với đầu ra
của hãng thì hãng ấy được liệt vào "hãng cạnh tranh không hoàn hảo". Như vậy
cạnh tranh không hoàn hảo là cạnh tranh trên thị trường không đồng nhất với nhau.
Mỗi loại sản phẩm có thể có nhiều loại nhãn hiệu khác nhau, mỗi loại nhãn hiệu lại
có hình ảnh và uy tín khác nhau mặc dù xem xét về chất lượng thì sự khác biệt giữa
các sản phẩm là không đáng kể. Các điều kiện mua bán cũng rất khác nhau. Những
người bán có thể cạnh tranh với nhau nhằm lôi kéo khách hàng về phía mình bằng
nhiều cách như: Quảng cáo, khuyến mại, những ưu đãi về giá và dịch vụ trước,
trong và sau khi mua hàng. Đây là loại hình cạnh tranh rất phổ biến trong giai đoạn
hiện nay. Cạnh tranh không hoàn hảo có hai loại:
- Độc quyền: Là cạnh tranh mà ở đó một hoặc một số chủ thể có ảnh hưởng
lớn, có thể ép các đối tác của mình phải bán hoặc mua sản phẩm của mình với giá
rất cao và những người này có thể làm thay đổi giá cả thị trường. Có hai loại cạnh
tranh độc quyền đó là độc quyền bán và độc quyền mua. Độc quyền bán tức là trên
thị trường có ít người bán và nhiều người mua, lúc này người bán có thể tăng giá
hoặc ép giá khách hàng nếu họ muốn lợi nhuận thu được là tối đa, còn độc quyền
mua tức là trên thị trường có ít người mua và nhiều người bán khi đó khách hàng
được coi là thượng đế, được chăm sóc tận tình và chu đáo nếu không những người
bán sẽ không lôi kéo được khách hàng về phìa mình. Trong thực tế có tình trạng độc
quyền xảy ra nếu không có sản phẩm nào thay thế, tạo ra sản phẩm độc quyền hoặc
các nhà độc quyền liên kết với nhau gây trở ngại cho quá trình phát triển sản xuất và

11


làm tổn hại đến người tiêu dùng. Vì vậy phải có một đạo luật chống độc quyền
nhằm chống lại liên minh độc quyền của một số nhà kinh doanh.
- Độc quyền nhóm: Hình thức cạnh tranh này tồn tại trong một số ngành sản
xuất mà ở đó chỉ có một số ít người sản xuất. Lúc này cạnh tranh sẽ xảy ra giữa một

số lực lượng nhỏ các doanh nghiệp. Do vậy mọi doanh nghiệp phải nhận thức rằng
giá cả các sản phẩm của mình không chỉ phụ thuộc vào số lượng mà còn phụ thuộc
vào hoạt động của những đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường. Một sự thay đổi
về giá của doanh nghiệp cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng đến nhu cầu cân đối với
các sản phẩm của doanh nghiệp khác. Những doanh nghiệp tham gia thị trường này
là những người có tiềm lực kinh tế mạnh, vốn đầu tư lớn. Do vậy việc thâm nhập
vào thị trường của các đối thủ cạnh tranh thường là rất Trong thực tế có thể tình
trạng độc quyền xảy ra nếu không có sản phẩm nào thay thế sản phẩm độc quyền
hoặc các nhà độc quyền liên kết với nhau.
Độc quyền gây trở ngại cho sự phát triển sản xuất và làm phương hại đến người tiêu
dùng. Vì vậy ở một số nước đã có luật chống độc quyền nhằm chống lại sự liên
minh độc quyền giữa các nhà kinh doanh.
1.2. NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
Theo Từ điển thuật ngữ kinh tế học, năng lực cạnh tranh là khả năng giành
được thị phần lớn trước các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, kể cả khả năng giành
lại một phần hay toàn bộ thị phần của đồng nghiệp.
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) định nghĩa năng lực cạnh tranh
là “khả năng của các công ty, các ngành, các vùng, các quốc gia hoặc khu vực siêu
quốc gia trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh
quốc tế trên cơ sở bền vững”.
Năng lực cạnh tranh là khả năng tồn tại trong kinh doanh và đạt được một số
kết quả mong muốn dưới dạng lợi nhuận, giá cả, lợi tức hoặc chất lượng các sản
phẩm cũng như năng lực của nó để khai thác các cơ hội thị trường hiện tại và làm
nảy sinh thị trường mới. [21]

12


Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế của
doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thõa mãn tốt nhất các đòi hỏi của

khách hàng để thu lợi nhuận ngày càng cao. Như vậy, năng lực canh tranh của
doanh nghiệp trước hết phải được tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp. Đấy là các
yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp, không chỉ được tính băng các tiêu chí về
công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp,… một cách riêng biệt
mà đánh giá, so sánh với các đối thủ cạnh tranh hoạt động trên cùng lĩnh vực, cùng
một thị trường [9,tr.145]
Có quan điểm cho rằng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gắn liền với
ưu thế của sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra thị trường.
Có quan điểm gắn năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với thị phần mà nó
nắm giữ, cũng có quan điểm đồng nhất của doanh nghiệp với hiệu quả sản xuất kinh
doanh,…
Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào thực lực và lợi thế của mình e chưa đủ, bởi trong
điều kiện toàn cầu hóa kinh tế, lợi thế bên ngoài đôi khi là yếu tố quyết định. Thực
tế chứng minh một số doanh nghiệp rất nhỏ, không có lợi thế nội tại, thực lực bên
trong yếu nhưng vẫn tồn tại và phát triển trong một thế giới cạnh tranh khốc liệt như
hiện nay.
Năng lực cạnh tranh thể hiện ở việc làm tốt hơn với các công ty so sánh (các
đối thủ) về doanh thu, thị phần, khả năng sinh lời và đạt được thông qua các hành vi
chiến lược, được định nghĩa như là một tập hợp các hành động tiến hành để tác
động tới môi trường nhờ đó làm tăng lợi nhuận công ty, cũng như bằng những công
cụ marketing khác. Nó cũng đạt được thông qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm
mà sự sáng tạo sản phẩm là những khía cạ
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sự thể hiện thực lực và lợi thế của
doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của
khách hàng để thu lợi nhuận ngày càng cao, bằng việc khai thác, sử dụng thực lực
và lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn người

13



tiêu dùng để tồn tại và phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng cao và cải tiến vị trí
so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Năng lực canh tranh của doanh nghiệp được tạo ra từ thực lực của doanh
nghiệp và là các yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh không
chỉ được tính băng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị
doanh nghiệp,… mà năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gắn liền với ưu thế của
sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra thị trường. Năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp gắn với thị phần mà nó nắm giữ, cũng có quan điểm đồng nhất của doanh
nghiệp với hiệu quả sản xuất kinh doanh…
Năng lực cạnh tranh còn có thể được hiểu là khả năng tồn tại trong kinh
doanh và đạt được một số kết quả mong muốn dưới dạng lợi nhuận, giá cả, lợi tức
hoặc chất lượng các sản phẩm cũng như năng lực của nó để khai thác các cơ hội thị
trường hiện tại và làm nảy sinh thị trường mới.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế của
doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của
khách hàng để thu lợi ngày càng cao hơn. Như vậy, năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp trước hết phải được tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp. Đây là các yếu tố
nội hàm của mỗi doanh nghiệp, không chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ,
tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp… một cách riêng biệt mà cần
đánh giá, so sánh với các đối tác cạnh tranh trong hoạt động trên cùng một lĩnh vực,
cùng một thị trường. Sẽ là vô nghĩa nếu những điểm mạnh và điểm yếu bên trong
doanh nghiệp được đánh giá không thông qua việc so sánh một cách tương ứng với
các đối tác cạnh tranh. Trên cơ sở các so sánh đó, muốn tạo nên năng lực cạnh
tranh, đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo ra và có được các lợi thế cạnh tranh cho riêng
mình. Nhờ lợi thế này, doanh nghiệp có thể thoả mãn tốt hơn các đòi hỏi của khách
hàng mục tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng của đối tác cạnh tranh. [9, tr.145146]
Như vậy, “năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là việc khai thác, sử dụng
thực lực và lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm – dịch vụ hấp

14



dẫn người tiêu dùng để tồn tại và phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng cao và
cải tiến vị trí so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường ”.
Các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Tổng hợp các trường phái lý thuyết, trên cơ sở quan niệm năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp là khả năng bù đắp chi phí, duy trì lợi nhuận và được đo
bằng thị phần của sản phẩm và dịch vụ trên thị trường, thì năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp có thể được xác định trên 4 nhóm yếu tố sau:


Chất lượng, khả năng cung ứng, mức độ chuyên môn hóa các đầu vào



Các ngành sản xuất và dịch vụ trợ giúp cho doanh nghiệp



Yêu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ



Vị thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh

Theo Michael Porter thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gồm bốn yếu tố:
a. Các yếu tố bản thân doanh nghiệp: Bao gồm các yếu tố về con người (chất
lượng, kỹ năng); các yếu tố về trình độ (khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm thị trường);
các yếu tố về vốn… các yếu tố này chia làm 2 loại:



Loại 1: các yếu tố cơ bản như: môi trường tự nhiên, địa lý, lao động;



Loại 2: các yếu tố nâng cao như: thông tin, lao động trình độ cao…
Trong đó, yếu tố thứ 2 có ý nghĩa quyết định đến năng lực cạnh tranh của

doanh nghiệp. Chúng quyết định lợi thế cạnh tranh ở độ cao và những công nghệ có
tính độc quyền. Trong dài hạn thì đây là yếu tố có tính quyết định phải được đầu tư
một cách đầy đủ và đúng mức.
b. Nhu cầu của khách hàng: Đây là yếu tố có tác động rất lớn đến sự phát triển
của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, không một doanh nghiệp nào có khả năng thỏa
mãn đầy đủ tất cả những yêu cầu của khách hàng. Thường thì doanh nghiệp có lợi
thế về mặt này thì có hạn chế về mặt khác. Vấn đề cơ bản là, doanh nghiệp phải
nhận biết được điều này và cố gắng phát huy tốt nhất những điểm mạnh mà mình
đang có để đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của khách hàng. Thông qua nhu cầu của
15


×