MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO
CÔNG TY KINH DOANH THAN HÀ NỘI.
I. Cơ sở đề xuất gải pháp
1. Quan điểm và mục tiêu phát triển của công ty KDTHN
Phương hướng phát triển của ngành
Ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt
Nam đang bước vào thời kỳ phát triển mới “phát triển kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo
định hướng XHCN”.Trong nền kinh tế đó tồn tại quy luật cạnh tranh gay gắt, ở
đó không có sự khoan dung nào, người ta lợi dụng triệt để từng điểm yếu của
đối thủ cạnh tranh. Chính vì thế vấn đề phát triển và mở rộng sản xuất hàng hoá
tiêu dùng có chất lượng cao được quan tâm hàng đầu.
Trong khung cảnh đó ngành Than là ngành có ý nghĩa quan trọng, trọng
tâm trong giai đoạn chuyển đổi của Việt Nam từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập
trung sang kinh tế thị trường. Ngành Than là một ngành có cấu thành quan trọng
trong chính sách định hướng phát triển của Đất nước hay nói một cách chung
hơn ngành than là một trong những nỗ lực của Việt Nam trong việc hoà nhập
vào nền kinh tế thế giới. Vì đây là một ngành công nghiệp quan trọng không chỉ
cung giải quyết vấn đề năng lượng mà nó còn là một ngành thu hút một khối
lượng lao động rất lớn, giải quyết được nhiều bức xúc về vấn đề tạo công ăn
việc làm cho người lao động.
Cho đến nay ngành Than Nam đã thu được nhiều thành công đáng kể,
trong việc chuyển sang nền kinh tế mở cửa và hội nhập, tạo nên sự phát triển
vượt bậc cho nền kinh tế trong nước. Những yếu tố quan trọng nhất để tạo được
những thành quả này là một phần xuất phát từ sự ổn định nền kinh tế vĩ mô,
những định hướng, chiến lược và sách lược đúng đắn của Nhà nước ta trong tiến
trình hội nhập nền kinh tế thế giới. Những nhân tố này là nền tảng kinh tế vĩ mô
đối với sự phát triển công nghiệp, ổn định trong những hoạt động và chiến lược
của doanh nghiệp, cũng như đầu vào thương mại, thể chế và chính sách cấu
thành môi trường ở đó các doanh nghiệp than đang cạnh tranh. Giờ đây ngành
Than đang đứng trước một vấn đề là làm thế nào để duy trì khả năng cạnh tranh
của mình trong môi trường hiện nay, để đa dạng hoá thị trường đáp ứng đẩy đủ
và kịp thời nhu cầu của khách hàng.
Trong chiến lược phát triển đến 2020. Ngành Than xác định mục tiêu
tăng cường đẩy mạnh hỗ trợ các xí nghiệp công nghiệp nặng, nhằm làm tăng sự
đầu tư cảu đất nước vào ngành công nghiệp nặng trước mắt để phát triển đất
nước trong tương lai và lâu dài. Với mục tiêu đó nganh Than mong muốn phát
triển hơn nhằm vươn lên trở thành một ngành mũi nhọn của Việt Nam trong thời
gian tới
Với những phương hướng phát triển của ngành như vậy công ty Kinh
doanh than Hà Nội đã đặt ra các chỉ tiêu mới sau để giải quyết phần nào trách
nhiệm và nghĩa vụ của mình:
Tổ chức tốt mạng lưới sản xuất kinh doanh theo quan điểm ở đâu có
nhu cầu thì ở đó có tổ chức kinh doanh than.
Đẩy mạnh công tác chế biến than cho các khu vực nội thành và ven
đô, nâng cao chất lượng than để cho các hộ gia đình sử dụng than
làm nguyên liệu chính
Ngoài kinh doanh than,công ty nghiên cứu đa dạng nghành kinh
doanh dựa cơ sở than chế biến, dưới sự chỉ đạo của tổng Công ty
nhằm nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên chức.
Kinh doanh phải có hiệu quả, có lãi, đảm bảot nghĩa vụ đối với nhà
nước, với cấp trên. Lãi nă m sau phải hơn lãi năm trước.
Đảm bảo đủ công ăn việc làm cho nguời lao động, thu nhập bình
quân năm sau cao hơn năm trước.
Giải quyết tốt các mối quan hệ sau:
Xây dựng mối quan hệ thống nhất giữa Đảng lãnh đạo, Giám đốc
điều hành, Công đoàn hỗ trợ tạo thành sức mạnh nội lực giúp cho
Công ty hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Cũng cố, gắn chặt mối quan hệ giữa Mỏ với Công ty trên cơ sở tạo
dây chuyền sản xuất đến tiêu thụ.
Coi trọng khách hàng, giữ uy tín, tạo niềm tin cho khách hàng trên
cơ sở hài hoà các lợi ích.
Giải quyết tốt mối quan hệ đúng đắn về lợi ích. Duy trì cơ chế
khoán quản, khoán về sản lượng bán vàkhoán về chi phí và thu nhập.
Quan hệ tốt với các tổ chức chiúnh quyền địa phương để hoàn
thành tốt nhiệm vụ.
Trước mắt trên cơ sở đả đạt được và đánh giá đúng mức những thuận
lợi, khó khăn quyết tâm thực hiện đủ và vượt mức kế hoạch của năm 2001 để
tạo đà cho những nă sau
2. Nhu cầu thị trường và trách nhiệm một công ty quốc doanh
Công ty luôn là lá cờ đầu trong việc đảm bảo cung ứng nguồn năng lượng
cho thành phố và các tỉnh lân cận, với trách nhiệm nặng nề đó công ty Kinh
doanh than Hà Nội luôn cố gắng cố gắng thực hiện, mặt khác nhiệm vụ của
ngành là giải quyết công ăn việc làm, đảm bảo đời sống của người dân được
nâng cao
Hiện nay giải quyết vấn đề năng lượng trở nên ngày càng khó khăn, dự
báo cho những năn tới Việt Nam phải nhập khẩu than để đáp ứng công nghiệp
nhiệt điện do lượng than khai thác ngày càng giảm sút, và nguồn tài nguyên này
cũng không phải là vô hạn. Giữ vững ổn định nguồn năng lượng và tham gia
vào quá trình bảo vệ tài sản quốc gia yêu cầu công ty cần có nhiều cân nhắc
trong việc kinh doanh than, công ty luôn phải làm theo hưỡng dẫn của ban lãnh
đạo cấp trên để thực hiện chiến lược dài hạn của phát triển đất nước.
II. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực kinh doanh cho công
ty kinh doanh than Hà Nội
Trải qua một chặng đường tồn tại và phát triển Công ty Kinh doanh than
Hà Nội đã có những thành công nhất định trong lĩnh vực chế biến và kinh doanh
than, đáp ứng được yêu cầu của thị trường, có được tập khách hàng truyền
thống trung thành, tin cậy đối với Công ty, sản phẩm của Công ty đã có một vị
thế nhất định trên thị trường trong thành phố và các vùng lân cận. Tuy nhiên do
đặc trưng của nền kinh tế thị trường cạnh trạnh ngày càng gay gắt và khốc liệt.
Công ty muốn tồn tại và phát triển hơn nữa thì luôn phải chú trọng việc nâng
cao khả năng cạnh tranh. Nếu không Công ty sẽ mắc phải nguy cơ tụt hậu là
điều không tránh khỏi. Thông qua thông tin về khả năng cạnh tranh hiện tại của
Công ty, đồng thời thông qua lợi thế cạnh tranh mà Công ty có được và những
tồn tại còn vướng mắc. Thông qua phương hướng phát triển của ngành nhất là
phương hướng phát triển của Công ty, em xin mạnh dạn đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty:
Giải pháp1: Nâng cao chất lượng sản phẩm
Khi mua một sản phẩm ngoài việc mong muốn sản phẩm, dịch vụ phải có
khả năng thoả mãn một nhu cầu xác định, người tiêu dùng còn mong muốn sản
phẩm đó có độ tin cậy, độ an toàn và chi phí để thoả mãn nhu cầu phải thấp hơn
các sản phẩm cùng loại. Đây chính là một trong những yếu tố làm tăng tính
cạnh ttranh của sản phẩm trên thị trường. Trong những năm vừa qua chất lượng
sản phẩm của Công ty đã được nâng cao lên rất nhiều nhưng với nhu cầu thị
hiếu của khách hàng ngày càng thay đổi theo chiều hướng khắt khe hơn về việc
lựa chọn những sản phẩm phải có chất lượng cao hơn. Do vậy để đảm bảo chất
lượng của hàng hoá thì ngay từ khi chọn bạn hàng phải lựa chọn những bạn
hàng có uy tín bởi những nguyên vật liệu đầu vào nếu có kiểm tra thì rất khó có
thể nhận thấy được chất lượng của nó mà chỉ khi đưa vào sử dụng mới nhận
thấy được chất lượng của nguyên vật liệu đầu vào đó có đạt tiêu chuẩn hay
không. Ngoài ra để nâng cao chất lượng sản phẩm Công ty cần phải chú trọng
ngay từ khi thiết kế sản phẩm, lập kế hoạch trong qúa trình sản xuất bởi vì chất
lượng sản phẩm được đảm bảo suốt từ khi chuẩn bị sản xuất và sản xuất theo
những tiêu chuẩn đã đề ra khi thiết kế. Công ty Kinh doanh than Hà Nội đa số
kinh doanh các mặt hàng than do công ty chế biến. Bên cạnh đó Công ty có thể
nâng cao chất lượng sản phẩm bằng việc đầu tư vào các máy móc thiết bị, cải
tiến công nghệ sản xuất tăng khả năng tự động hoá quá trình sản xuất kết hợp
với việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng. Bởi vì máy móc thiết bị có ảnh
hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm của Công ty. Máy móc thiết bị lạc hậu
không đồng bộ sẽ gây hỏng hóc ngưng trệ sản xuất, tiêu tốn lao động ảnh hưởng
đến chất khối lượng sản phẩm. Như vậy đầu tư hiện đại hoá máy móc thiết bị để
nâng cao chất lượng mở rộng quy mô, tăng năng lực sản xuất là biện pháp cần
thiết và cấp bách của Công ty hiện nay.
Giải pháp 2: Chính sách giá hợp lý
Giá cả sản phẩm là yếu tố hạn chế của hàng than vì giá của chúng ta
thường cao hơn giá cả cùng loại của các nước trong khu vực từ 10 - 15%, đặc
biệt so với sản phẩm than của Trung Quốc, giá của hàng than Việt Nam đến
17%, mà giá thành sản phẩm là một yếu tố cạnh tranh khá mạnh trong thị
trường. Để giảm giá thành Công ty cần phải tìm nguồn hàng hợp lý, giảm giá
vốn hàng bán, cắt giảm những chi phí khong mang lại hiệu quả cho Công ty.
Bên cạnh đó Công ty cần quan tâm áp dụng mọi biện pháp để tiết kiệm chi phí
sản xuất, chi phí lưu thông nhỏ nhất. Cụ thể :
Giảm chi phí nguyên vật liệu: Đối với hàng than, chi phí nguyên vật liệu chiếm
tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Chính vì vậy, giảm chi phí nguyên vật
liệu có vị trí quan trọng trong công tác hạ giá thành sản phẩm. Tuy nhiên giảm
chi phí nguyên vật liệu không có nghĩa là cắt giảm nguyên vật liệu dưới mức
định mức kỹ thuật cho phép. Bởi làm như vậy sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới chất
lượng sản phẩm. Công ty chỉ có thể giảm chi phí nguyên vật liệu bằng cách định
mức tiêu hao chặt chẽ hơn, tổ chức thu mua nguyên vật liệu hiệu quả hơn,
thường xuyên bảo dưỡng sửa chữa máy móc thiết bị để giảm bớt tối thiểu phần
vải bị xô, bị đứt hoặc không đảm bảo mật độ sợi, nâng cao ý thức trách nhiệm
của công nhân ở mọi khâu sản xuất, xử lý nghiêm khác với những hành vi làm
lãng phí nguyên liệu.
Giảm chi phí cố định: Chi phí cố định là loại chi phí không thay đổi khi sản
lượng tăng hoặc giảm. Nhưng chi phí cố định bình quân trên một đơn vị sản
phẩm sẽ thay đổi và biến động ngược chiều với sản lượng. Do đó, khi sản lượng
sản xuất tăng sẽ giảm chi phí cố định bình quân tính trên một đơn vị sản
phẩm.sẽ giảm. Muốn tăng sản lượng trên quy mô hiện có thì Công ty phải tăng
năng suất lao động, tận dụng triệt để năng lực máy móc thiết bị, bảo quản tốt tài
sản cố định để tránh hỏng hóc, giảm chi phí sửa chữa. Tuy nhiên, trong nền kinh
tế thị trường, không lúc nào giá bán thấp hơn giá đối thủ cạnh tranh là cũng có
thể thu hút được khách hàng vì nhiều khi giá bán thấp hơn sẽ gây nghi ngờ của
khách hàng về chất lượng sản phẩm.
Bên cạnh việc hạ giá thành sản phẩm để giảm giá bán sản phẩm, muốn
giá cả thực sự là công cụ cạnh tranh đắc lực thì Công ty phải có một chính sách
giá hợp lý. Hiện tại Công ty mới phân định được hai mức giá (giá trả ngay và
giá trả chậm). Chính sách giá này chưa thật phù hợp với cơ chế thị trường, chưa
có tác dụng kích thích mức tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Trong tình hình hiện
nay, chính sách giá phải phù hợp với từng sản phẩm cụ thể, từng khách hàng cụ
thể, phù hợp với môi trường chiến lược của Công ty.
Ngoài ra Công ty cần tiếp cận gần người tiêu dùng càng tốt vì khi đó hàng
có thể bán được với giá cao hơn và có được thông tin, nhu cầu khách hàng kịp
thời hơn. Hiện nay có những chi phí rất lớn mà chúng ta ít để ý tới đó là lãng
phí thời gian và lãng phí sức người. Công ty cần quan tâm sử dụng có hiệu quả
để giảm chi phí bình quân sản phẩm từ đó giảm giá thành sản phẩm.
Giải pháp 3: Phát triển các kênh phân phối sản phẩm của Công ty
Do sản phẩm của Công ty chủ yếu là phục vụ nhu cầu tiêu dùng cơ bản và
phục vu cho các xí nghiệp công nghiệp nặm, khách hàng của Công ty thường là
những khách hàng nhỏ lẻ hoặc các xí nghiệp, kênh phân phối chủ yếu là kênh
phân phối tực tiếp. Qua các năm 2007-2008 lượng sản phẩm cung cấp cho các
xí nghiệp công nghiệp chiếm gần 65% lượng hàng tiêu thụ của công ty cong lại
35% phục vụ nhu cầu sinh hoạt. Kết quả trên đã cho thấy thế mạnh thuộc về
kênh phân phối cho các xí nghiệp công nghiệp. Khách hàng liên hệ trực tiếp với
Công ty để đặt hàng, nếu khách hàng ở xa có thể thông qua điện thoại. Theo
cách này Công ty có thể nắm được những yêu cầu của khách hàng một cách
chuẩn xác về số lượng, chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật...Từ đó có thể đáp ứng
một cách tốt nhất các yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên cách này thường gây
bất lợi cho những khách hàng ở xa. Khoảng cách về không gian đã làm tiến độ
giao hàng chậm lại nếu trong quá trình luân chuyển gặp trở ngại. Tiến độ giao
hàng chậm có thể làm lỡ dở, gián đoạn tiến độ của hoạt động sản xuất kinh
doanh của khách hàng gây nên sự chuyển mối mua hàng. Như vậy có thể gây