Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Vai trò của phụ nữ trong thực hiện tiêu chí môi trường tại xã Thanh Lâm huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 101 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em. Các số liệu và
kết quả đƣợc nêu trong khóa luận này là trung thực và chƣa hề đƣợc sử dụng để bảo
vệ học hàm, học vị nào. Những tài liệu, thông tin, số liệu mà em tham khảo, số liệu
dẫn chứng, trích dẫn đều đƣợc ghi rõ nguồn gốc.
Em cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện nghiên cứu này đều đã
đƣợc cảm ơn.
Hà Nội, Ngày tháng năm
Sinh Viên
Trƣơng Thị Minh

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài này, đến nay em đã hoàn
thành bài báo cáo khóa luận tốt nghiệp theo kế hoạch của Học viện Nông nghiệp
Việt Nam với đề tài: “Vai trò của phụ nữ trong thực hiện tiêu chí môi trường xây
dựng nông thôn mới”. Em đã nhận đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ của các cá nhân, tập
thể tạo điều kiện để em hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Trƣớc hết, em xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới ban giám hiệu nhà trƣờng,
toàn thể các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông
nghiệp Việt Nam. Đặc biệt là sự quan tâm, chỉ dẫn tận tình của cô giáo Thạc sĩ
Nguyễn Thị Hải Ninh, giảng viên bộ môn Kinh tế tài nguyên, khoa Kinh tế và Phát
triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ và hƣớng dẫn
em trong suốt thời gian em thực hiện làm bài Khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, cán bộ UBND xã Thanh Lâm, các đồng
chí trong Đảng ủy – UBND, Hội phụ xã Thanh Lâm, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc
Giang và các hộ dân trên địa bàn xã đã nhiệt tình giúp đỡ em thực tập, tạo mọi điều
kiện giúp em thu thập số liệu và điều tra trong quá trình nghiên cứu tại địa phƣơng.
Qua đây, em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè và ngƣời thân đã


tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập.
Mặc dù đã cố gắng hết sức nhƣng trình độ, năng lực bản thân còn hạn chế
nên trong báo cáo của em không tránh khỏi những sai sót, kính mong các thầy cô
giáo, các bạn sinh viên góp ý để nôi dung nghiên cứu đƣợc hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên
Trƣơng Thị Minh

ii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Xã Thanh Lâm là một trong những xã thực hiện thành công chƣơng trình
mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới theo 19 tiêu chí, trong đó có tiêu chí số
17 về Môi trƣờng. Song việc thu gom, xử lý rác thải, chất thải ở khu vực này chƣa
đƣợc quan tâm đầu tƣ đúng mức. Đặc biệt là ý thức của ngƣời dân về giữ gìn vệ
sinh môi trƣờng trong xây dựng Nông thôn mới chƣa cao, bên cạnh đó một bộ phận
không nhỏ cán bộ còn hạn chế, thụ động chƣa phát huy đƣợc vai trò chủ thể của
ngƣời dân.
Đề tài nghiên cứu với mục tiêu đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố
ảnh hƣởng đến vai trò của phụ nữ trong thực hiện tiêu chí môi trƣờng xây dựng
NTM, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao vai trò phụ nữ vào việc thực hiện
tiêu chí môi trƣờng xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới tại xã Thanh lâm,
huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
Để thực hiện đƣợc mục tiêu này, đề tài sử dụng số liệu thứ cấp từ các báo
cáo thống kê của xã Thanh Lâm từ năm 2012-2015, đề án xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2011-2020, báo cáo kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới năm 2015;
bên cạnh đó đề tài cũng sử dụng số liệu sơ cấp điều tra 60 phụ nữ tại 3 thôn trong
xã, và 20 nam giới có cả thành phần trong ban chỉ đạo.

Sau khi thu thập, tổng hợp, phân tích số liệu đề tài đã thu đƣợc những kết
quả sau:
Về cấp nƣớc và sử dụng nƣớc sạch: Hiện nay 90% ngƣời dân xã Thanh Lâm
đƣợc sử dụng nƣớc sạch theo quy chuẩn Quốc gia.
Cơ sở SX – KD đạt tiêu chuẩn về môi trƣờng. Không có hoạt động làm suy
giảm môi trƣờng và có các hoạt động phát triển môi trƣờng xanh, sạch, đẹp. Nghĩa
trang đƣợc xây dựng theo quy hoạch. Chất thải, nƣớc thải đƣợc thu gom và sử lý
theo quy định.
Vai trò của phụ nữ xã Thanh Lâm trong thực hiện tiêu chí môi trƣờng xây
dựng Nông thôn mới:

iii


- Vai trò của phụ nữ trong hoạt động tham gia Ban chỉ đạo: Trong công tác tổ
chức, quản lý xây dựng Nông thôn mới thì tỷ lệ nữ của tổng các Bản quản lý Nông
thôn mới của toàn xã là 13 trên tổng số 30 cán bộ chiếm 43,33%
- Vai trò của phụ nữ trong xây dựng, đóng góp ý kiến:
+ Về mức độ tham gia cuộc họp của phụ nữ các thôn trên địa bàn xã Thanh
Lâm tƣơng đối cao chiếm 78,33%
+ Nguyên nhân phụ nữ không tham gia cuộc họp : 53,85% là phụ nữ để chồng,
con tham gia cuộc họp.
+ Tổng số phụ nữ 3 thôn đóng góp ý kiến không cao, trên tổng số phụ nữ đi
họp chỉ có 29,79%.
+ Đa số các ý kiến đóng góp của phụ nữ đƣợc ban chỉ đạo đánh giá là chất
lƣợng cao chiếm 65%.
- Vai trò của phụ nữ trong xây dựng đời sống , thông tin và truyền thông nông
thôn: Hội PN phối hợp thực hiện với chính quyền 20 buổi tọa đàm, 800 băng rôn
khẩu hiệu đƣợc treo và 400 giờ phát trên hệ thống phát thanh thanh niên.
Hoạt động phát tờ rơi và gắn băng rôn đƣợc phụ nữ các thôn thực hiện nhiều

nhất sau đó là tham gia cuộc họp và hội thi. Cụ thể là thôn Thƣợng Lâm hoạt động
thƣờng xuyên nhất, cao hơn 2 thôn còn lại là thôn Sơn Đình và thôn Hồ.
- Vai trò của phụ nữ trong đóng góp nguồn lực: Nhìn chung phụ nữ và các hộ
đóng góp nguồn lực diễn ra thuận lợi; về đóng góp tiền thì phụ nữ các thôn đóng
góp trong khoảng 800-1 triệu trên hộ; số ngày công lao động của chị em phụ nữ
trong khoảng 10 – 15 ngày công.
Khả năng tự quyết định trong đóng góp tự nguyện của phụ nữ xã Thanh Lâm
không cao. Không có thôn nào có tỷ lệ phụ nữ đƣợc quyền tự quyết định vƣợt quá
50%.
- Vai trò của phụ nữ trong việc bảo vệ môi trƣờng, quản lý tài nguyên
Phụ nữ các thôn tích cực tham gia phong trào “5 không – 3 sạch” chiếm
96,67% phụ nữ tham gia.

iv


Trên 70% ban lãnh đạo đánh giá phụ nữ rất tích cực và tích cực tham gia các
hoạt động bảo vệ môi trƣờng, cụ thể là công tác thu gom rác thải; xử lý chất thải,
rác thải
Gần 30% cán bộ cho rằng phụ nữ còn chƣa tích cực, tập trung ở thôn có điều
kiện khó khăn hơn.
Về các yếu tố ảnh hƣởng đến vai trò của phụ nữ:
Yếu tố khách quan gồm:
+ Chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phát huy vai trò của phụ nữ.
+ Nhận thức và tạo điều kiện nâng cao vai trò phụ nữ của chính quyền địa
phƣơng và gia đình. Trong đó 86,21% phụ nữ tích cực khi đƣợc chồng tạo điều kiện
cho tham gia các hoạt động xã hội.
+ Sự tham gia của hội phụ nữ trong nâng cao vai trò của phụ nữ xã Thanh Lâm
Yếu tố chủ quan:
+ Điều kiện kinh tế gia đình: Là một trong những yếu tố ảnh hƣởng đến nhận

thức của ngƣời dân 83,33% là hộ giàu tích cực hơn các hộ trung bình và nghèo.
+ Trình độ học vấn: Trình độ học vấn của phụ nữ xã Thanh Lâm không cao,
khả năng tiếp nhận thông tin hạn chế, trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên
chiếm 21,67% thì trong đó có 92,31% là tích cực tham gia; 65% phụ nữ từ THCS
trở xuống là không tích cực.
+ Trình độ chuyên môn, nhận thức tiếp nhận thông tin của phụ nữ: 40,56%
phụ nữ tiếp nhận thông tin là từ chồng, tiếp đến là từ gia đình, họ hàng với 16,37%.
Phụ nữ xã Thanh Lâm có kênh tiếp nhận từ sách báo, lao phát thanh thấp chỉ trong
khoảng 5,32% trong đó nguồn tiếp nhận từ chợ là 6,0%. Có thể thấy PN xã Thanh
lâm tiếp nhận thông tin chƣa đƣợc chất lƣợng và đầy đủ. Ảnh hƣởng của việc tiếp
nhận thông tin rất lớn: 55,56% phụ nữ thƣờng xuyên nghe và nhận thông tin là tích
cực.
Từ tổng kết lý luận, thực tiễn và kết quả phân tích vai trò của phu nữ xã
Thanh Lâm trong thực hiện tiêu chí môi trƣờng trên đại bàn xã Thanh Lâm, em đƣa
ra các giải pháp nâng cao vai trò của phụ nữ xã Thanh Lâm trong thực hiện tiêu chí
môi trƣờng: Chính quyền địa phƣơng tăng cƣờng điều kiện cho chị em phụ nữ hoàn

v


thiện bản thân; Quan tâm công tác khuyến nông và đào tạo nghề cho phụ nữ; Đổi
mới, phát triển hình thức sản xuất, phát triển kinh tế hộ; nâng cao trình độ học vấn,
khả năng nhận thức của phụ nữ; nâng cao sự tham gia của hội phụ nữ; tăng cƣờng
phối hợp hoạt động giữa hội phụ nữ và các tổ chức đoàn thể khác.
Từ những kết quả trên, em rút ra kết luận: Vai trò của phụ nữ xã Thanh Lâm
trong thực hiện tiêu chí môi trƣờng xây dựng nông thôn mới đã có đóng góp rất
nhiều nhƣng còn tồn tại rất nhiều hạn chế. Số phụ nữ tham gia BCĐ chiếm 43,33%;
yếu tố kinh tế ảnh hƣởng đến sự tham gia của phụ nữ chiếm đến 83,33%; Phụ nữ
cần đƣợc nâng cao tiếp nhận thông tin và bình đẳng trong gia đình để đƣợc tham gia
đóng góp nhiều hơn trong cuộc cuộc xây dựng NTM mới chúng và tiêu chí môi

trƣờng nói riêng.

vi


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ...................................................................................... iii
MỤC LỤC ............................................................................................................ vii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... x
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HỘP ................................................................................... xii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................... xiii
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung........................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể........................................................................................... 3


1.3.

Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................... 3

1.4.

Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu .................................................................. 3

1.4.1.

Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................. 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 4

PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN.......................................... 5
2.1.

Hệ thống cơ sở lý luận................................................................................ 5

2.1.1.

Các quan điểm về vai trò của phụ nữ .......................................................... 5

2.1.2.

Khái quát tiêu chí môi trƣờng trong xây dựng nông thôn mới ................... 12

2.1.3.


Vai trò của phụ nữ trong việc thực hiện tiêu chí môi trƣờng trong xây
dựng nông thôn mới ................................................................................. 16

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hƣởng đến vai trò của phụ nữ trong việc góp phần
thực hiện tiêu chí môi trƣờng, xây dựng Nông thôn mới ........................... 18

2.2.

Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 21

2.2.1.

Kinh nghiệm của một số nƣớc về phát huy vai trò của phụ nữ trong
phát triển nông thôn.................................................................................. 21

2.2.2.

Kinh nghiệm phát huy vai trò của phụ nữ trong xây dựng Nông thôn
mới của một số địa phƣơng ở Việt Nam ................................................... 24

vii


2.2.3.

Bài học kinh nghiệm................................................................................. 27


PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 29
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 29

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên của xã Thanh Lâm ...................................................... 29

3.1.2.

Điều kiện kinh tế-xã hội ........................................................................... 30

3.2

Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 38

3.2.1.

Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu ......................................................... 38

3.2.2.

Phƣơng pháp thu thập thông tin (sơ cấp, thứ cấp) ..................................... 39

3.2.3.

Phƣơng pháp xử lý thông tin .................................................................... 40

3.2.4.


Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 41

PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 43
4.1.

Thực trạng việc thực hiện tiêu chí môi trƣờng trong xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn xã ........................................................................... 43

4.1.1.

Khái quát về kết quả hoạt động thực hiện tiêu chí môi trƣờng tại xã
Thanh Lâm ............................................................................................... 43

4.1.2.

Vai trò của các tổ chức đoàn thể trong thực hiện tiêu chí môi trƣờng
xây dựng nông thôn mới ........................................................................... 45

4.2.

Vai trò của phụ nữ trong việc thực hiện tiêu chí môi trƣờng xây dựng
nông thôn mới tại xã ................................................................................. 49

4.2.1.

Vai trò của phụ nữ xã Thanh Lâm trong hoạt động tham gia Ban chỉ
đạo xây dựng Nông thôn mới ................................................................... 50

4.2.2.


Vai trò của phụ nữ xã Thanh Lâm trong xây dựng, đóng góp ý kiến ......... 51

4.2.3

Vai trò của phụ nữ xã Thanh Lâm trong xây dựng đời sống, thông
tin và truyền thông nông thôn ................................................................... 56

4.2.4.

Vai trò của phụ nữ xã Thanh lâm trong đóng góp các nguồn lực tiền
mặt, hiện vật thực hiện tiêu chí môi trƣờng............................................... 58

4.2.5.

Vai trò của phụ nữ xã Thanh Lâm trong việc bảo vệ môi trƣờng, quản
lý tài nguyên ............................................................................................. 62

4.3.

Các yếu tố ảnh hƣởng đến vai trò của phụ nữ trong việc thực hiện
tiêu chí môi trƣờng trong xây dựng nông thôn mới ................................... 67

viii


4.3.1.

Nhóm yếu tố khách quan .......................................................................... 67


4.3.2.

Các yếu tố chủ quan ................................................................................. 72

4.4.

Đề xuất một số giải pháp nâng cao vai trò của phụ nữ trong thực hiện
tiêu chí môi trƣờng xây dựng nông thôn mới tại địa bàn nghiên cứu......... 79

4.4.1.

Chính quyền địa phƣơng tăng cƣờng tạo điều kiện cho chị em phụ nữ
đƣợc hoàn thiện, phát triển bản thân một cách toàn diện........................... 79

4.4.2.

Quan tâm công tác khuyến nông và đào tạo nghề cho phụ nữError! Bookmark not de

4.4.3.

Đổi mới, phát triển hình thức sản xuất, tăng cƣờng áp dụng khoa học
kỹ thuật phát triển kinh tế Hộ ..................... Error! Bookmark not defined.

4.4.4.

Nâng cao trình độ học vấn, khả năng nhận thức của phụ nữ ..................... 79

4.4.5.

Nâng cao sự tham gia của Hội phụ nữ ...................................................... 79


4.4.6.

Tăng cƣờng phối hợp hoạt động giữa Hội phụ nữ và các tổ chức
chính trị xã hội khác ................................................................................. 80

Phần V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 82
5.1.

Kết Luận .................................................................................................. 82

5.2.

Kiến nghị ................................................................................................. 83

5.2.1.

Đối với chính quyền ................................................................................. 83

5.2.2.

Đối với các cấp tổ chức Hội phụ nữ.......................................................... 84

5.2.3.

Với ngƣời dân .......................................................................................... 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 86

ix



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1:

Nội dung thực hiện tiêu chí 17 (môi trƣờng) trong xây dựng mô
hình nông thôn mới ............................................................................ 13

Bảng 3.1:

Dân số và lao động xã Thanh Lâm qua 3 năm 2013-2015 .................. 32

Bảng 3.2:

Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai xã Thanh Lâm giai đoạn
2013-2015.......................................................................................... 34

Bảng 3.3:

Giá trị sản xuất kinh doanh của xã Thanh Lâm qua giai đoạn
2013-2015.......................................................................................... 37

Bảng 4.1:

Đánh giá tình hình thực hiện các tiêu chí nông thôn mới tại xã Thanh
Lâm.................................................................................................... 44

Bảng 4.2:

Đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí môi trƣờng của xã Thanh

Lâm ................................................................................................... 45

Bảng 4.3:

Phụ Nữ tham gia Ban chỉ đạo Nông thôn mới củamột số thôn tại
xã Thanh Lâm .................................................................................... 51

Bảng 4.4:

Đánh giá mức độ tham gia cuộc họp của các phụ nữ ở một số thôn ......... 52

Bảng 4.5:

Đánh giá nguyên nhân phụ nữ không tham gia cuộc họp thảo
luận thực hiện tiêu chí môi trƣờng trong xây dựng NTM ................... 52

Bảng 4.6:

Phụ nữ tham gia đóng góp ý kiến trong việc thực hiện tiêu chí môi
trƣờng................................................................................................. 53

Bảng 4.7:

Đánh giá về chất lƣợng ý kiến đóng góp của phụ nữ xã Thanh
lâm trong thực hiện tiêu chí môi trƣờng xây dựng NTM .................... 55

Bảng 4.8:

Phụ nữ xã Thanh Lâm tham gia tuyên truyền xây thực hiện tiêu
chí môi trƣờng ................................................................................... 56


Bảng 4.9:

Mức độ thƣờng xuyên của phụ nữ xã Thanh Lâm trong tham gia
thông tin tuyên truyền thực hiện tiêu chí môi trƣờng xây dựng
Nông thôn mới ................................................................................... 57

Bảng 4.10: Phụ nữ và gia đình thực hiện góp tiền, hiện vật và ngày công
thực hiện tiêu chí môi trƣờng xây dựng NTM .................................... 58
Bảng 4.11: Mức độ đóng góp tự nguyện của phụ nữ và gia đình tại một
số thôn .............................................................................................. 60

x


Bảng 4.12: Sự tham gia của phụ nữ xã Thanh Lâm qua hoạt động bảo vệ môi
trƣờng................................................................................................. 64
Bảng 4.13: Đánh giá của lãnh đạo, Ban chỉ đạo về tình hình thu gom, xử lý
rác thải, nƣớc thải của phụ nữ: ........................................................... 66
Bảng 4.14: Đánh giá của lãnh đạo, Ban chỉ đạo về Sự tham gia của phụ nữ
trong quản lý vệ sinh đƣờng làng ngõ xóm: ....................................... 66
Bảng 4.15: Đánh giá ảnh hƣởng của gia đình đến vai trò của phụ nữ trong
thực hiện tiêu chí môi trƣờng ............................................................. 69
Bảng 4.16: Sự tham gia của các cấp Hội phụ nữ trong thực hiện tiêu chí môi
trƣờng xây dựng nông thôn mới ......................................................... 71
Bảng 4.17: Phân loại hộ của phụ nữ ở một số thôn............................................... 72
Bảng 4.18. Đánh giá ảnh hƣởng của điều kiện kinh tế đến vai trò của phụ nữ
trong thực hiện tiêu chí môi trƣờng .................................................... 72
Bảng 4.19: Phân loại trình độ của phụ nữ ở một số thôn ...................................... 74
Bảng 4.20. Đánh giá ảnh hƣởng của trình độ học vấn đến vai trò của phụ nữ

trong thực hiện tiêu chí môi trƣờng .................................................... 74
Bảng 4.21. Đánh giá ảnh hƣởng của tuyên truyền, vận động đến vai trò của
phụ nữ trong thực hiện tiêu chí môi trƣờng ........................................ 78

xi


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HỘP
Hộp 4.1 Đánh giá của BCĐ về việc tham gia thực hiện tiêu chí môi trƣờng
của phụ nữ ............................................................................................ 54
Hộp 4.2 Đánh giá của cán bộ phụ nữ về việc đóng góp ý kiến của phụ nữ ............. 54
Hộp 4.3 Ý kiến đánh giá của phụ nữ về việc đóng góp nguồn lực .......................... 59
Hộp 4.4 Đánh giá của phụ nữ về việc thu gom và phân loại rác thải trên địa
bàn xã ................................................................................................... 65
Hộp 4.5 Ý kiến của phụ nữ về công tác thu gom rác thải ....................................... 65
Hộp 4.6 Ý kiến của đàn ông về việc tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia hoạt
động của xã, đoàn ................................................................................. 70
Hộp 4.7 Đánh giá ảnh hƣởng của điều kiện kinh tế và trình độ học vấn ................. 75
Hộp 4.8 Đánh giá về nguồn tiếp nhận thông tin của phụ nữ trên địa bàn xã ........... 77

xii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCĐ

Ban chỉ đạo

CC


Cơ cấu

CN

Công nghiệp

CNH – HĐH

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

DV

Dịch vụ

GT

Giá trị

NN

Nông nghiệp

NTM

Nông thôn mới

THCS

Trung học cơ sở


TM

Thƣơng mại

SL

Số lƣợng

SX – KD

Sản xuất – kinh doanh

NS - VSMT

Nƣớc sạch – vệ sinh môi trƣờng

xiii


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, phụ nữ Việt Nam đã có những đóng
góp to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nƣớc. Phụ
nữ có vai trò quan trọng trong đội ngũ đông đảo những ngƣời lao động trong xã hội.
Ở Việt Nam, phụ nữ chiếm trên 50% dân số cả nƣớc, họ tham gia vào tất cả
các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng và càng ngày
càng thể hiện vị trí và vai trò của mình trong xã hội. Trong suốt chặng đƣờng đấu
tranh dựng nƣớc, giữ nƣớc và xây dựng đất nƣớc, lịch sử Việt Nam đã ghi nhận
những cống hiến to lớn của phụ nữ. Trong công cuộc đổi mới đất nƣớc của Đảng,
họ luôn giữ gìn, phát huy và nêu cao tinh thần yêu nƣớc, đoàn kết, năng động, sáng

tạo, khắc phục mọi khó khăn để vƣơn lên trong học tập, lao động, phấn đấu đạt
những thành tích xuất sắc trên mọi lĩnh vực.
Trong gia đình, mỗi phụ nữ vừa là ngƣời con dâu, ngƣời vợ, ngƣời mẹ,
ngƣời thầy của các con, ngƣời thầy thuốc của gia đình. Ở khu vực nông thôn, cùng
với việc tích cực tham gia vào quá trình phát triển kinh tế gia đình, mỗi phụ nữ còn
tham gia nhiều hoạt động xã hội, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế xã
hội, ổn định an ninh quốc phòng địa phƣơng làm thay đổi diện mạo khu vực nông
thôn Việt Nam (Cao Thị Kim Dung, 2015).
Trong những phong trào xây dựng đất nƣớc, đặc biệt những năm gần đây
chƣơng trình quốc gia về Nông thôn mới đã mang lại rất nhiều kết quả sinh động,
cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn, phát triển kinh tế xã hội, mang lại những bƣớc
chuyển mình về giáo dục, y tế và an ninh quốc phòng nông thôn ở nhiều địa
phƣơng, trong đó có xã Thanh Lâm, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
Xác định điều đó, ngay từ những ngày đầu triển khai xây dựng NTM, tỉnh
Bắc Giang đã ban hành nhiều chính sách và thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, huy
động sự hƣởng ứng của ngƣời dân, sự vào cuộc của chính quyền các địa phƣơng
trong bảo môi trƣờng và thực hiện tiêu chí môi trƣờng.
Là Huyện thuộc khu vực nông nghiệp, nông thôn chiếm trên 90% diện tích
tự nhiên và 80% dân số toàn tỉnh. Lục Nam có tốc độ phát triển kinh tế thấp, hạ tầng

1


giao thông, văn hóa, giáo dục, y tế, vệ sinh môi trƣờng... còn nhiều hạn chế; và cũng
là nơi phát sinh chất thải trong sản xuất nông n ghiệp, làng nghề... Song việc thu
gom, xử lý rác thải, chất thải ở khu vực này vẫn chƣa đƣợc quan tâm đầu tƣ đúng
mức.
Nguyên nhân là do nhận thức của một bộ phận không nhỏ cán bộ các cấp về
xây dựng NTM còn hạn chế, thụ động, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nƣớc mà
chƣa phát huy đƣợc vai trò chủ thể của ngƣời dân. Bên cạnh đó, ý thức của ngƣời

dân về giữ gìn vệ sinh môi trƣờng trong xây dựng NTM chƣa cao.
Trong năm vừa qua, các cấp hội phụ nữ cũng đã hăng hái xung phong đảm
nhận tiêu chí về môi trƣờng trong chƣơng trình xây dựng nông thôn mới ở địa
phƣơng. Ở xã, thị trấn nào, các chi hội phụ nữ cũng thành lập Tổ phụ nữ tự quản
bảo vệ môi trƣờng, tổ chức thu gom rác thải và tổng vệ sinh đƣờng làng, ngõ xóm.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng và trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng đối với
việc nâng cao sức khỏe, cải thiện điều kiện sống, Hội LHPN xã Thanh Lâm đã có
nhiều phong trào, hoạt động thiết thực giữ gìn môi trƣờng nông thôn gắn liền với
gắn với phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng
gia đình hạnh phúc”, cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” và
chƣơng trình xây dựng nông thôn mới ở địa phƣơng. Các chƣơng trình, kiến thức về
bảo vệ môi trƣờng đƣợc chuyển tải đến hội viên bằng nhiều hình thức nhƣ: tuyên
truyền trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, truyền thông lồng ghép trong các
buổi sinh hoạt Hội, sinh hoạt CLB...
Nhằm đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hƣởng, từ đó đề xuất
những giải pháp nâng cao vai trò của phụ nữ trong việc thực hiện tiêu chí môi
trƣờng, xây dựng Nông thôn mới nói riêng cũng nhƣ trong mọi hoạt động xã hội nói
chung tại xã Thanh Lâm, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang em tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Vai trò của phụ nữ trong thực hiện tiêu chí môi trường xây dựng nông
thôn mới tại xã Thanh Lâm - huyện Lục Nam – tỉnh Bắc Giang”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung

2


Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến vai trò của phụ
nữ thực hiện tiêu chí môi trƣờng trong xây dựng nông thôn mới, từ đó đề xuất một
số giải pháp nâng cao vai trò phụ nữ vào việc thực hiện tiêu chí môi trƣờng trong
xây dựng NTM thời gian tới tại xã Thanh lâm, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
 Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của phụ nữ trong việc
thực hiện tiêu chí môi trƣờng xây dựng nông thôn mới.
 Tìm hiểu thực trạng vai trò của phụ nữ trong thực hiện tiêu chí môi
trƣờng xây dựng nông thôn mới tại xã Thanh Lâm, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc
Giang.
 Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến vai trò của phụ nữ trong việc thực
hiện tiêu chí môi trƣờng xây dựng nông thôn mới tại xã Thanh Lâm, huyện Lục
Nam, tỉnh Bắc Giang.
 Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để nâng cao vai trò của phụ nữ trong
thực hiện tiêu chí môi trƣờng xây dựng nông thôn mới thời gian tới.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
 Phụ nữ tham gia nhƣ thế nào trong các hoạt động thực hiện tiêu chí môi
trƣờng?
 Vai trò của phụ nữ ảnh hƣởng đến hoạt động việc thực hiện tiêu chí môi
trƣờng trong xây dựng nông thôn mới?
 Các yếu tố nào ảnh hƣởng đến vai trò phụ nữ trong thực hiện việc thực hiện
tiêu chí môi trƣờng xây dựng nông thôn mới?
 Các giải pháp nào để nâng cao vai trò của phụ nữ trong việc thực hiện tiêu chí
môi trƣờng tại xã Thanh Lâm, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang những năm tới?
1.4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tƣợng điều tra:
 Hội phụ nữ, các tổ chức đoàn thể và cá nhân có tham gia thực hiện tại địa
phƣơng.
- Đối tƣợng nghiên cứu:
3


 Các hoạt động tham gia của phụ nữ về tiêu chí môi trƣờng trong xây dựng

nông thôn mới.
 Các yếu tố ảnh hƣởng đến vai trò của phụ nữ trong việcthực hiện tiêu chí
môi trƣờng
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
 Về nội dung:
- Thực trạng vai trò của phụ nữ trong thực hiện tiêu chí môi trƣờng xây dựng
nông thôn mới tại xã Thanh Lâm, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
- Các yếu tố ảnh hƣởng đến vai trò của phụ nữ trong việc thực hiện tiêu chí
môi trƣờng xây dựng nông thôn mới tại xã Thanh Lâm, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc
Giang.
-

Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để nâng cao vai trò của phụ nữ trong

việc thực hiện tiêu chí môi trƣờng trong thời gian tới.
 Về không gian:
 Tiến hành nghiên cứu trên địa bàn xã Thanh Lâm, huyện Lục Nam, tỉnh
Bắc Giang.
 Về thời gian:
- Số liệu đƣợc thu thập từ năm 2013 - 2015 và tiến hành khảo sát trong năm
2016
- Đề tài đƣợc nghiên cứu từ tháng 1/2016 – 5/2016

4


PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1. Hệ thống cơ sở lý luận
2.1.1. Các quan điểm về vai trò của phụ nữ
2.1.1.1. Quan điểm “Phụ nữ trong phát triển” gọi tắt là WID (Women

inDevelopment) và “giới và phát triển” gọi tắt là GAD (Gender and Development).
Trong nghiên cứu phụ nữ xuất hiện lý luận của nhà nữ quyền và nội dung
của hai quan điểm nổi tiếng ở hai giai đoạn khác nhau đó là “Phụ nữ trong phát
triển” gọi tắt là WID (Women in Development) và “giới và phát triển” gọi tắt là
GAD (Gender and Development). Đây chính là nguồn lý luận cơ bản hình thành
nên lý thuyết về giới. Vấn đề bình quyền đƣợc hình thành từ các phong trào của
hiệp hội đấu tranh đòi quyền lợi và sự công bằng của phụ nữ Anh, sau đó lan rộng
và trở thành làn sóng chính trị quan trọng ở Hoa Kỳ và các nƣớc khác, thì cuộc
tranh luận WID và GAD lại bắt nguồn từ thực tế tiếp cận giải quyết vấn đề nghèo
đói ở các nƣớc đang phát triển. Tiếp cận WID và GAD đƣợc đặt trong những khía
cạnh khác nhau trong mối quan hệ giữa vai trò của phụ nữ trong sự phát triển. Tiếp
cận giới đƣa ra câu trả lời về vai trò của phụ nữ trong phát triển. Tuy nhiên, các câu
trả lời này không giống nhau và không có tranh cãi về vai trò của phụ nữ trong sự
phát triển cộng đồng (Trần Thị Vân Anh và Lê Ngọc Hùng, 2000).
- Quan điểm “phụ nữ và phát triển” (WID)
Sau chiến tranh thế giới thứ II, hệ thống Liên hiệp quốc đƣợc hình thành với
các hoạt động điều phối hỗtrợ phát triển ngày càng đƣợc mở rộng. Quan điểm “phụ
nữ trong phát triển” chú trọng vào phụ nữ, vào các vấn đề nảy sinh đối với phụ nữ
trong phát triển nhƣ cơ hội đƣợc học hành, có việc làm, đƣợc bình đẳng trong gia
đình và tham gia các hoạt động xã hội, đƣợc hƣởng các dịch vụ về chăm sóc sức
khỏe và trong đời sống. Cách tiếp cận WID đòi hỏi công bằng xã hội và quyền lợi
cho phụ nữ.
Các quan niệm trƣớc đây chỉ nhìn nhận phụ nữ trong vai trò ngƣời mẹ, ngƣời
vợ nên chính sách đối với phụ nữ chỉ giới hạn ở phúc lợi xã hội và sinh đẻ. Với
quan điểm WID đã chú trọng đến vai trò sản xuất của phụ nữ, chủ trƣơng đƣa phụ

5


nữ vào hòa nhập nền kinh tế đất nƣớc, coi việc tiếp cận với cơ hội có việc làm trong

sản xuất và tham gia công tác xã hội là biện pháp nâng cao vai trò, địa vị của phụ
nữ. Quan điểm này khẳng định, việc không thừa nhận và sử dụng vai trò sản xuất
của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội là những sai lầm dẫn đến việc sử dụng
kém hiệu quả các nguồn lực.
Quan điểm “Phụ nữ trong phát triển” đã nhấn mạnh vai trò của phụ nữ trong
quá trình xây dựng và phát triển kinh tế của đất nƣớc, coi trọng vai trò của phụ nữ
với tƣ cách là ngƣời hƣởng thụ thành quả của sự phát triển, nắm giữ đƣợc các
nguồn lực nhƣ chìa khóa mở đƣờng giúp cho phụ nữ thoát khỏi sự lệ thuộc. Tuy
nhiên, cách tiếp cận này mới chỉ đặt phụ nữ trong khuôn khổ phát triển đã đƣợc
định sẵn chứ chƣa coi phụ nữ là chủ thể của quá trình phát triển kinh tế xã hội, do
đó không chỉ hạn chế khả năng phát huy tính chủ động, sáng tạo của phụ nữ mà có
thể làm giảm hiệu quả của các quá trình kinh tế. Hơn nữa, Cách tiếp cận WID còn
xem xét vấn đề phụ nữ một cách tách biệt, quá nhấn mạnh đến khía cạnh sản xuất
trong công việc và lao động của phụ nữ, nhất là việc tạo ra thu nhập, trong khi đó đã
bỏ qua khía cạnh tái sản xuất (Trần Thị Vân Anh và Lê Ngọc Hùng, 2000).
- Quan điểm “Giới và phát triển” (GAD)
Tiếp cận “giới và phát triển ra” ra đời sau tiếp cận “Phụ nữ trong phát triển”
nên có đƣợc kinh nghiệm từ những thất bại của nhiều chƣơng trình phát triển.
Phƣơng pháp tiếp cận “giới và phát triển” quan tâm đến mối tƣơng quan giữa phụ
nữ và phát triển, giữa tăng trƣởng kinh tế và phát triển xã hội. Tiếp cận giới và phát
triển quan tâm đến sự phát triển bền vững, tập trung vào cân bằng giới và các
nhƣơng trình phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu cả nam và nữ. Tức là GAD tạo sự
chuyển biến trong suy nghĩ, cũng nhƣ nhìn nhận về vai trò, trách nhiệm, các quyền
tiếp cận, kểm soát nguồn lực kinh tế của phụ nữ và nam giới, điều chỉnh các yếu tố
cơ cấu tác động ảnh hƣởng nhằm cải thiện tình trạng, vai trò của phụ nữ và cân
bằng các quan hệ giới (Trần Thị Vân Anh và Lê Ngọc Hùng, 2000).
Theo phƣơng pháp tiếp cận này, phụ nữ đƣợc nhìn nhận, đánh giá nhƣ là
những nhân tố tích cực chứ không phải là những ngƣời thừa hƣởng thành quả của
sự phát triển. Mục tiêu phát triển theo phƣơng pháp này là sự tự lực, sức mạnh của


6


bản thân phụ nữ, tức là phụ nữ có cơ hội phát huy hết năng lực của mình và có điều
kiện phát triển một cách toàn diện và hoàn toàn bình đẳng với nam giới. Sự tham
gia của phụ nữ và phát huy hết tiềm năng, kinh nghiệm của họ trong hoạt động kinh
tế, xã hội hay quản lý cộng đồng có ý nghĩa chính trị - xã hội tích cực, vừa tăng
cƣờng năng lực cá nhân, vừa tạo quyền cho chính họ, vừa thúc đẩy tốc độ phát triển
chung của xã hội.
Phƣơng pháp tiếp cận này còn cho rằng, mỗi nam và nữ giới sẽ thƣờng
đƣợc đảm nhận các vai trò quyền lực khác nhau, nên họ có nhu cầu thực tế khác
nhau. Chính vì vậy, phân tích theo quan điểm GAD đã đề xuất đƣợc các hƣớng giải
quyết không chỉ nhằm giải quyết những vấn đề trƣớc mắt mà cả những nguyên nhân
sâu xa của vấn đề nghiên cứu. Đây là một phƣơng pháp tiếp cận đƣợc ƣa chuộng và
đƣợc đánh giá là phƣơng pháp có hiệu quả trong việc giải quyết vấn đề bất bình
đẳng giới trong thời gian hiện nay.
Quan điểm GAD cung cấp cơ sở lý luận cho việc xem xét vai trò của phụ nữ
trong mối tƣơng quan với vai trò của nam giới trong phát triển cộng đồng xã hội
trên mọi lĩnh vực hoạt động khác nhau. Cần đánh giá những đóng góp của phụ nữ
đối với cộng đồng, tìm hiểu nhu cầu, nguyện vọng, tạo điều kiện để phụ nữ phát huy
đƣợc năng lực của mình, chủ động cùng nam giới tham gia các hoạt động phát triển
kinh tế gia đình và cộng đồng, các hoạt động văn hóa, chính trị, chăm sóc sức khỏe
sinh sản…. Quan trọng là hình thành đƣợc thói quen, các chuẩn mực và giá trị mới
về vai trò phụ nữ trong cộng đồng ở trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn hội nhập và
phát triển (Trần Thị Vân Anh và Lê Ngọc Hùng, 2000).
2.1.1.2. Quan điểm, Tư tưởng của Hồ Chí Minh về vai trò của phụ nữ trong xã hội
Tƣ tƣởng nhất quán xuyên suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí
Minh là nhằm mục đích cao nhất giải phóng con ngƣời và ra sức tranh đấu để đòi lại
những quyền thiêng liêng của con ngƣời. Trong đó, Bác đặc biệt quan tâm đến sự
nghiệp giải phóng phụ nữ và đấu tranh bảo vệ quyền bình đẳng cho họ. Những tƣ

tƣởng của Hồ Chí Minh về vấn đề giải phóng phụ nữ vẫn còn nguyên giá trị.
Trong tƣ tƣởng của Hồ Chí Minh về phụ nữ đƣợc xuất phát từ tình cảm đặc
biệt đối với những ngƣời phụ nữ nói chung và từ thực trạng bất bình đẳng của phụ

7


nữ dƣới chế độ phong kiến, sự cai trị thâm độc của thực dân Pháp đối với nƣớc ta
cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Bác Hồ luôn đánh giá cao vai trò to lớn của phụ nữ
Việt Nam và cho chúng ta thấy những nhà kinh điển của chủ nghĩa xã hội khoa học
đánh giá cao vai trò của phụ nữ trong xã hội. Điều này có thể lý giải tại sao từ năm
1910 thế giới tiến bộ lấy ngày 08 tháng 3 là Ngày Phụ nữ quốc tế, nhằm đoàn kết
phụ nữ các nƣớc đấu tranh để giải phóng giới mình, giành các quyền bình đẳng về
kinh tế, chính trị và xã hội cho họ; cũng vì vậy mà khi thành lập Quốc tế Cộng sản
(3/1919) hay Quốc tế III đã tổ chức phụ nữ quốc tế vì những mục tiêu đó.
Cũng nhƣ Mác và Lênin, từ lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới, Bác Hồ thấy rõ
vai trò của phụ nữ thế giới nói chung, phụ nữ Việt Nam nói riêng. Ngƣời nhận xét:
“Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng nhƣ già, ra sức dệt thêu mà
thêm tốt đẹp, rực rỡ”. Ngƣời cũng rút ra kết luận “Xem trong lịch sử cách mệnh
chẳng có lần nào là không có đàn bà tham gia”, rồi Ngƣời khẳng định: “An Nam
cách mệnh cũng phải có nữ giới tham gia mới thành công” (Hồ Chí Minh, 1970).
Với cách nhìn toàn diện, Bác Hồ nhấn mạnh rằng phụ nữ chiếm một nửa nhân loại;
“Nói đến phụ nữ là nói đến một nửa xã hội”, cũng tƣơng tự “Phụ nữ Việt Nam
chiếm một nửa tổng số nhân dân ta”; Ngƣời còn chỉ rõ: “Phụ nữ là một lực lƣợng
lao động rất quan trọng”. Vì vậy, theo Ngƣời, “Nếu phụ nữ chƣa đƣợc giải phóng
thì xã hộichƣa đƣợc giải phóng”, “Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ
nghĩa xã hội chỉ một nửa”.
Bác Hồ phân tích có lý, có tình, rằng: Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội,
“Nhất định phải sản xuất thật nhiều. Muốn sản xuất nhiều thì phải có nhiều sức lao
động. Muốn nhiều sức lao động thì phải giải phóng lao động của phụ nữ”. Quyền

bình đẳng thực sự của ngƣời phụ nữ theo Bác là “Ngƣời phụ nữ Việt Nam đứng
ngang hàng với đàn ông để hƣởng mọi quyền công dân”. Vấn đề bình đẳng nam nữ
đƣợc Bác đề cập trên nhiều lĩnh vực, nhƣng nổi rõ nhất trên hai lĩnh vực sau:
Một là, lĩnh vực quyền và lợi ích: Trong lời kêu gọi chống nạn thất học, Bác
viết “Phụ nữ lại càng cần phải học, đã lâu chị em bị kìm hãm. Đây là lúc các chị em
phải cố gắng để kịp nam giới, để xứng đáng mình là một phần tử trong nƣớc, có
quyền bầu cử và ứng cử”. Hay “Phụ nữ phải tham gia vào các cấp chính quyền, vào

8


bộ máy lãnh đạo các ngành từ cơ sở đến trung ƣơng, vào ban quan trị” (Hồ Chí
Minh, 1970).
Hai là, lĩnh vực gia đình: Ngƣời phụ nữ phải vất vả nhiều trong công việc gia
đình, nhƣ Lênin chỉ rõ: “Mặc dù có mọi luật lệ giải phóng phụ nữ, nhƣng phụ nữ
vẫn cứ là nô lệ trong gia đình vì công việc nội trợ linh tinh cứ đè nặng lên vai họ,
làm cho họ nghẹt thở mụ mẫm, nhọc nhằn, ràng buộc họ vào bếp núc, vào buồng
con cái, lãng phí sức lực của họ vào một công việc cực kỳ tủn mủn, làm cho họ
nhọc nhằn, gò bó” (Hồ Chí Minh, 1993). Theo Bác Hồ thì việc giải phóng sức lao
động của phụ nữ chính là giải phóng phụ nữ khỏi những công việc không tên của
gia đình. Bác thƣờng nói “Nên cố gắng tổ chức những nhà ăn công cộng để giải
phóng phụ nữ ra khỏi bếp núc” (Hồ Chí Minh, 2002).
Bác Hồ phê phán mạnh mẽ vấn đề bạo hành trong gia đình, nhất là hiện
tƣợng chồng đánh vợ. Bác viết “Khinh rẻ phụ nữ, và dã man nhất là thói đánh vợ…
Những thói dã man đánh vợ và ép con cần phải chấm dứt. Lợi quyền của phụ nữ
cần đƣợc thực sự bảo đảm” (Hồ Chí Minh, 1970).
Từ những phân tích về sự bất bình đẳng nam nữ, Bác Hồ cũng nêu lên các
con đƣờng có thể giải phóng phụ nữ và gợi ý từng đối tƣợng cụ thể. Đối với cán bộ
lãnh đạo, Bác phê phán những tƣ tƣởng mang nặng định kiến giới, coi thƣờng phụ
nữ. Bác khuyên “Phải thông cảm sâu sắc với quần chúng, và ra sức giúp đỡ chị em

giải quyết những thắc mắc khó khăn”. Đối với các đoàn thể phải có trách nhiệm
tuyên truyền, giáo dục pháp luật để bảo vệ quyền lợi của phụ nữ. Đối với chính bản
thân ngƣời phụ nữ, phải tự đấu tranh vì quyền lợi của mình, không có tƣ tƣởng
trông chờ, ỷ lại. Bác khuyên chị em phụ nữ cố gắng học tập văn hóa, chính trị, nghề
nghiệp. Nếu không học thì không tiến bộ. Trong công tác và cuộc sống hàng ngày,
Bác Hồ rất coi trọng đào tạo đội ngũ cán bộ và quan tâm, chăm sóc đến cuộc sống
của ngƣời phụ nữ.
Trong Di chúc, Ngƣời biểu dƣơng tinh thần chiến đấu, hy sinh và căn dặn
toàn dân phải quan tâm, chăm sóc phụ nữ: “Trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nƣớc,
phụ nữ đảm đang ta đã góp phần xứng đáng trong chiến đấu và trong sản xuất. Đảng

9


và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dƣỡng, cất nhắc và giúp đỡ để
ngày càng nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ phải cố
gắng vƣơn lên. Đó là một cuộc cách mạng đƣa đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ
nữ” (Hồ Chí Minh, 1970).
2.1.1.3. Quan điểm của nhà nước Việt Nam về vai trò của phụ nữ trong xây dựng
nông thôn mới
Vai trò và vị trí của phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp phát triển và xây dựng
đất nƣớc luôn đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ghi nhận, đánh giá cao và đã đƣợc thể chế
hóa thông qua hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm bảo đảm lợi ích chính
đáng của phụ nữ trong tất cả các lĩnh vực.Từ trƣớc đến nay, tất cả các chính sách,
đặc biệt chính sách liên quan đến giới, đều chú trọng bình đẳng giới, tôn trọng và đề
cao vai trò của phụ nữ. Để thúc đẩy các cơ hội cho phụ nữ phát triển và thụ hƣởng
từ các thành quả của mình, Luật Bình đẳng giới đã đƣợc Quốc hội thông qua ngày
29 tháng 11 năm 2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01tháng 7 năm 2007; ngày 27
tháng 4 năm 2007, Bộ Chính trị đã có Nghị quyết số 11-NQ/TW về công tác phụ nữ
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Nghị quyết nêu rõ “phải

tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng, tiếp tục đổi mới công tác phụ nữ để phụ nữ tham
gia ngày càng nhiều hơn, chủ động hơn, đóng góp ngày càng lớn hơn cho sự phát
triển của gia đình, cộng đồng, đất nƣớc và thực hiện bình đẳng giới”.
Vì vậy, với hệ quan điểm đó, khi xây dựng Nông thôn mới, vai trò của phụ
nữ cũng đƣợc nhà nƣớc đề cao. Với Quyết định 800/QĐ-TTg về Quyết định Phê
duyệt Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010 –
2020, thông qua 11 nội dung của chƣơng trình và các giải pháp, cách thức thực hiện
chƣơng trình, chƣơng trình này yêu cầu toàn bộ các Bộ ban ngành, các cấp chính
quyền cũng nhƣ toàn thể ngƣời dân tham gia tích cực. Vị trí cũng nhƣ yêu cầu,
nhiệm vụ của ngƣời dân đƣợc nêu ra rất rõ ràng: đóng góp ngân sách xây dựng
Nông thôn mới theo tinh thần tự nguyện, xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng cho làng,
xã, tham gia giám sát thi công xây dựng Nông thôn mới, bảo vệ môi trƣờng nông

10


thôn, phát triển kinh tế tham gia xây dựng Nông thôn mới, tham gia các hoạt động
đoàn thể để có các biện pháp nâng cao đời sống vật chất tinh thần tại khu vực nông
thôn. Vì vậy, để góp phần thực hiện xây dựng Nông thôn mới, vai trò của phụ nữ
trong những hoạt động trên vô cùng to lớn.
2.1.1.4. Các quan điểm về vai trò của phụ nữ của các nhà quản lý hiện nay
Trong cuộc tọa đàm do Ngân hàng thế giới tại Việt Nam tổ chức ngày
06/3/2014 về Thách thức và giải pháp tăng cƣờng vai trò lãnh đạo của phụ nữ, các
nhà khoa học, nhà quản lý đã nêu nhiều quan điểm của mình về vai trò ngƣời phụ
nữ.
Ý kiến của bà Nguyễn Thị Thanh Hòa, Chủ tịch Hội Phụ nữ Việt Nam, cho
rằng chính phủ cần có chính sách hỗ trợ phụ nữ và phụ nữ cũng cần tích cực làm
chủ cuộc sống riêng của mình.“Mọi ngƣời cần nhận thức rằng công việc gia đình là
việc chung của tất cả các thành viên chứ không phải riêng của phụ nữ, bản thân phụ
nữ cũng cần biết cách huy động chồng con tham gia các công việc gia đình.” (Vũ

Lan Hƣơng, 2014).
Ý kiến Bà Shoko Ishikawa, Trƣởng đại diện của Cơ quan Liên Hiệp Quốc
về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tại Việt Nam cho rằng
nhiều ngƣời có quan điểm phụ nữ phải lo công việc gia đình và “Chúng ta cần thay
đổi quan điểm đó và khuyến khích phụ nữ thực hiện vai trò lãnh đạo trong đời sống
chính trị, kinh doanh và trong xã hội.” Theo Bà Shoko Ishikawa cũng nói rằng ta
nên quan tâm tới việc thể hiện vấn đề này trong nhà trƣờng và trên phƣơng tiện
thông tin đại chúng “Chúng ta cần nêu bật những gƣơng điển hình và hình ảnh tích
cực của các lãnh đạo nữ, nhấn mạnh vai trò lãnh đạo nữ trong các lĩnh vực phi
truyền thống nhƣ lãnh đạo doanh nghiệp, nhà khoa học, kiến trúc sƣ để có thể thay
đổi quan niệm về những công việc mà phụ nữ có thể đảm nhận” (Vũ Lan Hƣơng,
2014).
Ý kiến của Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, bà Victoria
Kwakwa, cho rằng: “Chính phủ và khu vực công cần có các hành động thiết thực, cần

11


có các chính sách và cơ chếtạo cơ hội và khuyến khích tăng quyền cho phụ nữ.” (Vũ
Lan Hƣơng (2014). Vì vậy, có thể nhận thấy rằng, theo các quan điểm hiện đại về vai
trò phụ nữ, phụ nữ cần thích ứng với sự phát triển của xã hội để có thể đảm đƣơng
nhiều vai trò hơn nữa, và cần có sự chia sẻ của chính phủ, xã hội, cộng đồng và đặc biệt
là nam giới trong gia đình.
Vậy qua các quan điểm về vai trò phụ nữ theo quan điểm WID, quan điểm
GAD, quan điểm của Hồ Chí Minh, quan điểm của các nhà quản lý hiện đại, chúng
tôi rút ra rằng: Vai trò của phụ nữ trong một lĩnh vực nào đó tƣơng đƣơng với vị thế
mà họ nắm giữ là tất cả những gì họ thực hiện để giữ vị thế của mình có giá trị, là
những hành vi mà xã hội mong chờ họ thể hiện phù hợp với vị thế của họ. Khi xét
về vai trò của phụ nữ, cần xét trong mối tƣơng quan của họ với cộng đồng, với nam
giới và cần có sự chia sẻ của cộng đồng, của Chính phủ và đặc biệt nam giới để phụ

nữ thích ứng với sự phát triển của xã hội để có thể đảm đƣơng tốt một hay nhiều vai
trò của mình.
2.1.2. Khái quát tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới
- Tiêu chí môi trƣờng là một trong 19 tiêu chí nông thôn mới theo Quyết
định 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành Bộ
tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới.

12


×