Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Lý luận chung về biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.63 KB, 5 trang )

Lý luận chung về biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam
1. Sự cần thiết phải quy định biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam.
Trong mọi thời đại, pháp luật luôn luôn là công cụ hữu hiệu để nhà nước thực hiện
tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong đó có chức năng quản lí xã hội nhằm bảo
đảm trật tự kỉ cương của nhà nước và xã hội. Nghiêm trị mọi hành vi xâm phạm trật
tự xã hội mà nhà nước đã thiết lập.
Từ sau thời kì đổi mới đến nay, nền kinh tế xã hội của nước ta đã đạt được những
thành tựu quan trọng nhưng kéo theo đó thì tình hình tội phạm cũng có xu hướng
gia tăng, xâm phạm nghiêm trong đến trật tự kỉ cương xã hội đã được thiết lập. Do
ảnh hưởng của mặt trái nền kinh tế, đã phát sinh nhiều tội phạm có tính chất nguy
hiểm và ngày càng nghiêm trọng. Để chấn chỉnh tình hình này, giữ vững dự ổn định
trật tự xã hội, tạo môi trường lành mạnh, trong sạch để phát triển kinh tế xã hội và
con người thì việc đấu tranh phòng và chống tội phạm, ngăn chặn tội phạm có ý
nghĩa hết sức quan trọng ngăn chặn tội phạm không chỉ kịp thời bảo vệ sức khoẻ,
tính mạng, tài sản… của các nhân, tổ chức và nhà nước mà còn góp phần tích cực
vào việc ngăn ngừa và hạn chế hậu quả do tội pham gây ra. Để làm được việc đó thì
cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải có những biện pháp hữu
hiệu nhằm kiểm soát mọi hoạt động của người phạm tội và tạo điều kiện để các cơ
quan này tìm ra sự thật của một vụ án một cách nhanh nhất. Thông thường người
phạm tội sau khi thực hiện phạm tội thường tìm cách bỏ trốn cho nên việc bắt bị
can, bị cáo để tạm giam là một biện pháp quan trọng để các cơ quan có thẩm quyền
thực hiện nhiệm vụ của mình. Nh vậy bắt bị can, bị cáo để tạm giam là biện pháp
cần thiết giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Nghiên cứu biện pháp này giúp ta có
được cái nhìn tổng quát về bắt bị can, bị cáo để tạm giữ cả về lí luận cũng như áp
dụng trên thực tiễn, từ đó đưa ra được các ý kiến để góp phần hoàn thiện quy địn
của pháp luật về vấn đề này.
2. Khái niệm:


Mặc dù Đ80 BLTTHS quy định tương đối đầy đủ về việc bắt bị can, bị cáo để tạm
giam nhưng không giải thích rõ thế nào là bắt bị can, bị cáo để tạm giam.


Theo giáo trình Luật TTHSVN của trường ĐH Luật Hà Nội thì “ Bắt bị can, bị cáo
để tạm giam là bắt người đã bị khởi tố về hình sự hoặc người đã bị Toà án quyết
định đưa ra xét xử để tạm giam nhằm ngăn chặn bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội
cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án
hình sự”.
Tuy nhiên khái niệm này chưa đầy đủ ở chỗ chưa chỉ ra được căn cứ áp dụng và
thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc này.
Theo quan điểm của… Trần Quang Tiệp trong cuốn “Về tự do cá nhân và biện pháp
cưỡng bức cưỡng chế TTHS” thì “Bắt bị can, bị cáo để tạm giam là biện pháp ngăn
chặn trong TTHS do người có thẩm quyền của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà
án áp dụng, tạm thời hạn chế tự do cá thân thể đối với người bị khởi tố về hình sự
hoặc người đã bị Toà án quyết định đưa ra xét xử nhằm bảo đảm cho việc tiến hành
hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án”.
Khái niệm này tuy đầy đủ hơn nhưng chưa chỉ ra được căn cứ áp dụng. Theo cá
nhân tôi hiểu thì bắt bị can, bị cáo để tạm giam là biện pháp ngăn chặn do người có
thẩm quyền của cơ quan điều tra,Viện kiểm sát, Toà án áp dụng đối với người đẫ bị
khởi tố về hình sự hoặc người đã bị Toà án quyết định đưa ra xét xử khi có đầy đủ
căn cứ theo pháp luật quy định để tạm giam họ nhằm phục vụ cho hoạt động điều
tra, truy tố, xét xử và thi hành án.
3. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam.
3.1 Mục đích:


Việc áp dụng biện pháp bắt người này phải đạt được các mục đích sau:
- Ngăn chặn bị can, bị cáo xẽ gây khó khăn cho công tác điều tra, truy tố và xét xử:
Việc bị can, bị cáo có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát,
Toà án cũng như việc quản lý, giám sát được bị can, bị cáo về con người và hành vi
của họ xẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử. Nếu bị can,
bị cáo trốn tránh hoặc có những hành vi cản trở hoạt động điều tra, truy tố, xét xử
thì việc xác định sự thật của vụ án gặp nhiều khó khăn. Vì vậy việc bắt để tạm giam

đối với những đối tượng trên là cần thiết.
- Ngăn chặn bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội: ngăn không cho bị can, bị cáo tiếp tục
phạm tội nhằm giảm bớt hậu quả do tội phạm gây ra. Trong thực tế không phải mọi
bị can, bị cáo đều hối lỗi sau khi thực hiện tội phạm mà thường có biểu hiện trốn
tránh hoặc tiếp tục phạm tội, nhất là đối với những bị can, bị cáo phạm tội có tính
chất chuyên nghiệp. Vì vậy khi những bị can, bị cáo có những biểu hiện tiếp tục
phạm tội thì việc bắt để tạm giam họ, cách li họ với xã hội là cần thiết.
- Để đảm bảo thi hành án: Thi hành án là giai đoạn quan trọng của TTHS nhằm thực
hiện các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án. Sự có mặt của
người bị kết án khi bản án được thi hành là rất quan trọng. Do đó để đảm bảo cho
bản án, quyết định của Toà án được thi hành, Toà án có thể ra quyết định bắt bị can,
bị cáo để tạm giam.
3.2 Ý nghĩa.
Bắt bị can, bị cáo để tạm giam cũng có ý nghĩa giống nh quyết định biện pháp bắt
người nói chung.
Việc bắt người đúng pháp luật sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh
phòng và chống tội phạm, ngăn chặn kịp thời những hành vi phạm tội cũng như
hành vi trốn tránh pháp luật gây khó khăn cho việcgiải quyết vụ án của người phạm


tội. Đảm bảo cho việc điều tra, truy tè, xÐt xử và thi hành án được thuận lợi, góp
phần nâng cao hiệu quả quản lý xã hội bằng pháp luật.
Quy định biện pháp bắt người còn là cơ sơ pháp lí để cơ quan, người tiến hành tố
tụng tác đông đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của người công dân trong
những trường hợp cần thiết nhằm đạt được mục đích của TTHS. Đồng thời cũng là
cơ sở pháp lÝ để xư lý những hành vi vi phạm pháp luật. Khi áp dụng biện pháp bắt
người tránh tình trạng bắt tràn lan, không đúng đối tượng, bắt oan sai, không đúng
thẩm quyền, thủ tục… làm giảm uy tín của nhà nước và lòng tin của nhân dân với
cơ quan bảo vệ pháp luật.
Mặt khác việc quy định biện pháp bắt người còn thể hiện sự chuyên chính của đảng

và nhà nước ta trong việc đấu tranh chống tội phạm. Tội phạm trực tiếp hoặc gián
tiếp tác động đến sự ổn định vững mạnh của chế độ nhà nước, chế độ kinh tê, chính
trị, xã hội, đến sức khoẻ, tính mạng, tài sản… của công dân, tổ chức. Do đó nhà
nước ta coi việc đấu tranh phòng và chống tội phạm, ngăn ngừa kịp thời, xử lý
nghiêm minh tội phạm tiến tới loại trừ tội phạm ra khỏi cuộc sống là nhiệm vụ quan
trọng nhất, cần kíp phải thực hiện.
Cuối cùng biện pháp bắt người cũng chính là sự đảm bảo các quyền và lợi Ých hợp
pháp của công dân được Hiến pháp và pháp luật quy định.
4. Mối quan hệ giữa bắt bị can, bị cáo để tạm giam với tự do cá nhân.
Tù do cá nhân là những quyền của con người đã được Hiến pháp quy định được tất
cả mọi người tôn trọng và được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng mọi biện pháp,
chỉ trong những trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định thì cơ quan, người có
thẩm quyền mới được phép hạn chế hoặc tước quuyền tự do cá nhân đó. Trong
TTHS thì việc áp dụng biện pháp cưỡng chế, hạn chế các quyền tự do cá nhân chỉ
được áp dụng đối với những người tham gia TTHS.


Bắt bị can, bị cáo để tạm giam có mối quan hệ chặt chẽ với tự do cá nhân bởi vì khi
áp dụng biện pháp này trên thực tế sẽ tạm thời hạn chế tự do của bị can, bị cáo. Việc
áp dụng biện pháp này là hoàn toàn cần thiết nhằm làm sáng tỏ sự thật của vụ án
hình sự một cách toàn diện, đầy đủ, chính xác để nhanh chóng, kịp thời phát hiện
tội phạm để có biện pháp xử lý đúng người đúng tội, đúng pháp luật. Suy cho cùng
mục đích của việc tạm thời hạn chế quyền tự do cá nhân của bị can, bị cáo là để bảo
vệ lợi Ých hợp pháp của nhà nước, quyền và lợi Ých hợp pháp của tổ chức, công
dân, đảm bảo sự công minh của pháp luật. Mối quan hệ giữa tự do cá nhân và biện
pháp ngăn chặn bắt bị can bị cáo để tạm giam – biện pháp cưỡng chế TTHS rất
nghiêm khắc là mối quan hệ giữa cá quyền hiến định về tù do cá nhân với biện pháp
mang tính quyền lực nhà nước. Biểu hiện của mối quan hệ này thể hiện ở chỗ chỉ áp
dụng biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam khi có những căn cứ theo quy định
của luật và việc áp dụng đung đắn biện pháp này không chỉ có tác dụng ngăn chặn

những hành vi nguy hiểm cho xã hội của người phạm tội, gây kho khăn, trở ngại
cho việc điều tra, truy tố, xét xử mà còn thể hiện rõ nét sự dân chủ, tôn trọng các
quyền cơ bản của công dân đã được Hiến pháp quy định. Trái lại việc áp dụng oan
sai biện pháp này là sự vi phạm thô bạo các quyền tự do cá nhân của bị can, bị cáo,
làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với cơ quan bảo vệ pháp luật, tạo cớ cho các
thế lực thù địch xuyên tạc vu cáo nhà nước ta vi pham “nhân quyên” chia rẽ Đảng,
nhà nước với nhân dân.
Từ sự phân tích trên cho thấy việc áp dụng biện pháp cưỡng chế TTHS nói chung,
biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam nói riêng liên quan đến sự tạm thời hạn chế
các quyền tự do cá nhân của con nguời cho nên phải thực hiện một cách khách
quan, chính xác, đúng pháp luật. Điều đó không những bảo đảm quyền tự do cá
nhân của con người không bị xâm phạm mà còn thể hiện tính nhân đạo, nhân bản,
nhân văn sâu sắc của chế độ xã hội chủ nghĩa, bản chất ưu việt của nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của dân do dân và vì dân.



×