Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA MỘT SỐ LOẠI THỨC ĂN TRONG CHĂN NUÔI GÀ SAO GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.98 KB, 48 trang )

1
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM TẤN NHÃ

NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA MỘT
SỐ LOẠI THỨC ĂN TRONG CHĂN NUÔI
GÀ SAO GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

CHUYÊN NGÀNH: CHĂN NUÔI
MÃ SỐ: 62.62.01.05

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

HUẾ - 2014


2
Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế.

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Hồ Trung Thông
2. PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Đông
Phản biện luận án 1:
Phản biện luận án 2:
Phản biện luận án 3:
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Đại học Huế họp tại ……………, Đại
học Huế, số 3 Lê Lợi, Thành phố Huế, vào hồi…….. giờ ….. ngày ….. tháng ….. năm 2014


Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế.


3
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ở Việt Nam, gần đây gà Sao đã được chuyển giao nuôi rộng rãi ở nhiều địa phương, nhất
là ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long. Gà Sao đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho
người chăn nuôi. Đặc biệt, gà Sao có nhiều ưu điểm như sức đề kháng cao, dễ nuôi, thích nghi
với nhiều vùng sinh thái, có thể nuôi nhốt hoặc thả vườn. Gà Sao mới được đưa vào nuôi với
quy mô nhỏ ở Việt Nam, đây là giống gia cầm có tiềm năng di truyền tốt do có khả năng sử
dụng nhiều loại thức ăn, khả năng chuyển hóa thức ăn tốt. Gà Sao sẽ là một trong những giống
tốt đóng góp cho ngành chăn nuôi gia cầm Việt Nam phát triển bền vững, đa dạng và phong phú.
Đồng bằng Sông Cửu Long có diện tích rộng lớn, sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng
thủy sản phát triển. Do đó tạo ra một lượng lớn thức ăn và phụ phẩm nông nghiệp có thể nuôi
gà. Năm 2012, toàn vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đã đưa trên 4,1 triệu lượt ha đất vào
trồng lúa đạt 24,6 triệu tấn lúa/năm.
Theo Cục Chế biến thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2008) hàng năm nước
ta xuất khẩu khoảng 1,2 triệu tấn cá tra, như vậy ước tính có 700 nghìn tấn phụ phế phẩm cá tra
mỗi năm nếu tính 2,6 kg cá nguyên liệu cho 1 kg thành phẩm.
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch - đầu tư, năm 2011 Việt Nam có khoảng 350 cơ sở sản
xuất bia có trụ sở ở hầu khắp các tỉnh thành trên cả nước và tiếp tục tăng về số lượng. Trong số
này, có hơn 20 nhà máy đạt công suất trên 20 triệu lít/năm, 15 nhà máy có công suất lớn hơn 15
triệu lít/năm, và có tới 268 cơ sở có năng lực sản xuất dưới 1 triệu lít/năm. Như vậy, có hàng
triệu tấn bã bia được sản xuất hàng năm.
Ngoài các loại phụ phẩm kể trên, ở Đồng bằng Sông Cửu Long, mặc dù cây môn nước
(Colocasia esculenta) rất phát triển. Tuy vậy nông dân thường chỉ thu hoạch củ, phần còn lại
của cây (lá và thân cây) rất ít được sử dụng. Một số nghiên cứu cho thấy giá trị dinh dưỡng
của lá và thân cây môn nước có thể được sử dụng để nuôi lợn.
Như vậy, có thể thấy rằng tiềm năng nguồn thức ăn để chăn nuôi gà Sao ở Đồng bằng

Sông Cửu Long rất lớn. Tuy nhiên, giá trị dinh dưỡng trong nguồn thức ăn sẵn có tại Đồng bằng
Sông Cửu Long và việc thiết lập khẩu phần cho gà Sao dựa trên những nguồn thức ăn này đến
nay vẫn chưa được nghiên cứu. Vì những lý do nêu trên, đề tài “Nghiên cứu giá trị dinh dưỡng
của một số loại thức ăn trong chăn nuôi gà Sao giai đoạn sinh trưởng ở Đồng bằng Sông Cửu
Long” đã được tiến hành.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu chung
Xác định giá trị dinh dưỡng và khả năng thay thế của một số loại thức ăn ở Đồng bằng
Sông Cửu Long trong chăn nuôi gà Sao giai đoạn sinh trưởng, từ đó góp phần sử dụng tốt hơn
nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương để phát triển chăn nuôi gà Sao.
2.2 Mục tiêu cụ thể
(1) So sánh khả năng sử dụng năng lượng trong thức ăn của gà Sao với một số giống gà
khác được nuôi phổ biến hiện nay.


4
(2) Xác định giá trị dinh dưỡng của bột phụ phẩm cá tra, cám gạo, bã bia, tấm gạo, cám gạo
trích ly khi được sử dụng để nuôi gà Sao.
(3) Xác định khả năng thay thế bột cá nhạt bằng bột phụ phẩm cá tra trong khẩu phần nuôi
gà Sao giai đoạn sinh trưởng.
(4) Xác định khả năng thay thế thức ăn hỗn hợp bằng bã bia trong khẩu phần nuôi gà Sao
giai đoạn sinh trưởng.
(5) Thăm dò khả năng sử dụng môn nước ủ chua trong khẩu phần nuôi gà Sao giai đoạn
sinh trưởng.
3. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Ý nghĩa khoa học của luận án cung cấp những dữ liệu quan trọng về giá trị dinh dưỡng
(bao gồm MEN và các thành phần dinh dưỡng tiêu hóa) của một số phụ phẩm có nhiều ở đồng
bằng sông Cửu long. Giá trị dinh dưỡng cũng như thành phần dinh dưỡng tiêu hóa của các phụ
phẩm này làm trực tiếp trên gà Sao.
Ý nghĩa thực tiễn của luận án là để giúp người chăn nuôi có thể tận dụng hiệu quả các

nguồn phụ phẩm sẵn có ở địa phương để nuôi gà Sao cho cải thiện thu nhập và giảm thiểu ô
nhiễm môi trường.
4. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Luận án gồm 111 trang với 48 bảng số liệu, 13 hình, 122 tài liệu tham khảo. Kết cấu luận án
gồm mở đầu 3 trang; tổng quan các vấn đề nghiên cứu 28 trang; vật liệu, nội dung và phương
pháp nghiên cứu 22 trang; kết quả nghiên cứu và thảo luận 36 trang; kết luận và đề nghị 2 trang;
tài liệu tham khảo 13 trang; các công trình đã công bố 1 trang; phụ lục 6 trang.
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ GÀ SAO
1.1.1 Phân loại của gà Sao
Gà Sao (Helmeted Guineafowl) thuộc lớp Aves, bộ Gallformes, họ Phasianidae, giống
Numididae. Gà Sao có tên khoa học là Numida meleagris, có nguồn gốc ở châu Phi và được
người Ai Cập cổ đại thuần hóa. Chúng có trên 20 loại hình và màu lông. Năm 1939 tại triển lãm
gia cầm Quốc tế ở Cleveland, Ohio, 7 giống gà Sao đã được giới thiệu gồm gà Sao Cilla (hồng
nhạt), Fulvette (màu lông bò), Bluette (xanh san hô), Bianca (màu trắng), Bzzurre (xanh da trời),
Violette (đỏ tía) và Pearled (xám ngọc trai). Hiện nay gà Sao đã được thuần hóa và nuôi ở nhiều
nơi trên thế giới.
1.1.2 Tập tính của gà Sao
Trong tự nhiên gà Sao tìm kiếm thức ăn trên mặt đất, thức ăn chủ yếu là côn trùng và
thực vật. Thông thường chúng di chuyển theo đàn khoảng 20 con. Về mùa đông, chúng tách ra
sống từng đôi trống mái trong tổ. Gà Sao mái có thể đẻ 20 - 30 trứng và làm ổ đẻ trên mặt đất,
sau đó tự ấp trứng. Thời gian ấp nở khoảng 26 - 28 ngày. Gà Sao mái nuôi con không giỏi và
thường bỏ lạc đàn con khi dẫn con đi vào những đám cỏ cao. Vì vậy trong tự nhiên, tỷ lệ gà con
sống đến khi trưởng thành chỉ đạt khoảng 25%. Tỷ lệ trống mái trong đàn nuôi sinh sản là 1
trống cho 4 - 5 mái. Trong tự nhiên, gà Sao ăn nhiều loại thức ăn khác nhau nhưng quan trọng


5
nhất là các hạt cỏ và các loại ngũ cốc. Một số loại thức ăn phổ biến cho gà Sao là hạt ngũ cốc,

cỏ, nhện, côn trùng, giun, động vật thân mềm và cả ếch. Một trong những nguồn thức ăn chính
của gà Sao là côn trùng, việc sử dụng gà Sao để làm giảm các quần thể côn trùng trong vườn và
xung quanh nhà đã trở nên phổ biến. Đặc biệt, chúng không cào bới đất làm thiệt hại đến hoa
màu trong vườn. Để tiêu hóa thức ăn tốt hơn, chúng thường ăn thêm sỏi.
1.1.3 Khả năng thích nghi của gà Sao
Gà Sao có khả năng thích nghi tốt với điều kiện kham khổ về nguồn thức ăn, thích nghi
với nhiều vùng sinh thái, không đòi hỏi cao về chuồng trại, khả năng kiếm mồi tốt, ăn vào tất cả
các nguồn thức ăn kể cả những loại thường không được sử dụng trong nuôi gà. Gà Sao có sức đề
kháng cao với các bệnh thông thường trên gà. Gà Sao ít mắc các bệnh như Marek, Gumboro,
Leucosis, .... Đặc biệt là những bệnh mà các giống gà khác thường hay bị nhiễm như
Mycoplasmosis, Sallmonellosis. Ngay cả bệnh cúm A H5N1 cũng chưa ghi nhận trường hợp nào
xảy ra trên gà Sao.
1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CHĂN NUÔI GÀ SAO
1.2.1 Tình hình nghiên cứu và chăn nuôi gà Sao trên thế giới
1.2.1.1 Nghiên cứu về sinh trưởng của gà Sao
Gà Sao đã được chứng minh là loài vật nuôi có thể mang lại lợi nhuận cao cho người
chăn nuôi ở nhiều nước trên thế giới. Thịt của gà Sao cũng là đối tượng có tiềm năng thương
mại hóa cao. Nahashon và cs (2004) đã chỉ ra rằng, gà Sao là đối tượng có thể thay thế các giống
gia cầm nuôi lấy thịt khác. Trước đó, Phillips và Ayensu (1991) cũng cho rằng gà Sao có thể
nuôi theo mô hình công nghiệp hóa giống như các giống gia cầm khác. Mặc dù tốc độ sinh
trưởng của giống gà này tương đối chậm so với các giống gà nuôi lấy thịt khác. Gà Sao lúc 12
tuần tuổi, con mái đạt 76,8% và con trống đạt 76,9% khối lượng của con trưởng thành. Trong
nghiên cứu gần đây của Nahashon và cs (2005) khi nuôi gà Sao trong điều kiện tối ưu về CP và
ME thì khối lượng lúc 8 tuần tuổi cũng chỉ đạt 70%. Chính vì tốc độ sinh trưởng tương đối chậm
mà nhiều tác giả đã tập trung nghiên cứu mô hình tối ưu cho sinh trưởng của giống gà này. Để
gà Sao trở thành đối tượng nuôi mang lại lợi nhuận cho người chăn nuôi, đòi hỏi sự hiểu biết về
đặc điểm sinh trưởng, nhu cầu thức ăn, chuồng trại, ... Ở nhiều nơi trên thế giới, gà Sao được
nuôi chủ yếu để lấy thịt và trứng. Thịt gà Sao có hương vị tương tự như với các loài gia cầm
hoang dã khác. Ngoài ra, thịt gà Sao có nhiều ưu điểm mà các giống gia cầm khác không có. Tỷ
lệ thịt xẻ cao, trong thịt giàu acid béo thiết yếu.

1.2.1.2 Nghiên cứu về sinh sản của gà Sao
Hughes (1986) đã nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến tỷ lệ đẻ, số trứng có phôi
của gà Sao. Kết quả cho thấy nhiệt độ cao và nhiệt độ thấp ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ đẻ
của giống gà này. Chính vì vậy cần có biện pháp quản lý đàn tốt, duy trì nhiệt độ chuồng
nuôi. Với quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ nên chọn những trứng gà đẻ vào mùa thu và mùa xuân để
ấp nở sẽ cho tỷ lệ nở cao hơn.
Miloud (2010) khi nghiên cứu khả năng sinh sản của gà Sao và con lai của chúng, kết quả
cho thấy ở thời điểm tối đa gà có thể đẻ 21 quả/tháng. Tỷ lệ đẻ trong đàn đạt mức 5% ở tuần 37;
đạt đến 71% ở tuần tuổi 61 và giảm đến 25% ở tuần thứ 77. Khối lượng của trứng biến động


6
từ 41 đến 43,7 g. Tỷ lệ trứng có phôi là 74 ± 12%, tỷ lệ nở là 73 ± 14% và khối
lượng sống của gà con mới nở là 26,1 g. Adeyeye (2010) khi phân tích trứng gà Sao đã cho kết
quả, hàm lượng protein chiếm 85,5g/100g, hàm lượng mỡ thô chiếm 8,12g/100g và hàm lượng
các acid béo 6,74g/100g, mức năng lượng là 1769 kj/100g.
1.2.1.3 Nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng của gà Sao
Theo Agwunobi và Ekpenyong (1990) hàm lượng protein thô và mức năng lượng tối ưu
trong thức ăn cho gà giai đoạn sinh trưởng là 22% và 12,6 MJ ME/kg. Agwunobi và Ekpenyong
(1991) đã tiến hành hai thí nghiệm để xác định hàm lượng protein tối ưu và mức năng lượng cho
gà Sao giai đoạn mới nở và giai đoạn kết thúc. Gà trong thí nghiệm 1 được nuôi với bốn khẩu
phần cho giai đoạn bắt đầu với các hàm lượng protein thô khác nhau là 28, 26, 24, và 22%;
với mức năng lượng tương ứng 13,8; 13,4; 13,0 và 12,6 MJ/kg. Thí nghiệm 2 được tiến hành
trên gà giai đoạn nuôi kết thúc với các khẩu phần có hàm lượng protein là 24, 20, 16 và 12%;
mức năng lượng tương ứng là 12,6; 12,2; 11,7 và 11,3 MJ/kg. Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra
rằng protein tối ưu và mức năng lượng cho giai đoạn mới nở ở vùng nhiệt đới là 22% CP và
12,6 MJ/kg ME; trong khi giai đoạn kết thúc là 16% CP và 11,7 MJ/kg ME.
1.2.2 Tình hình nghiên cứu và chăn nuôi gà Sao ở trong nước
1.2.2.1 Nghiên cứu về sinh trưởng của gà Sao
Gà Sao nuôi lấy thịt từ 1-12 tuần tuổi, dòng lớn có khả năng sinh trưởng cao nhất đạt

1880g/con, cao hơn dòng trung (1380g/con) và dòng nhỏ (1368,3g/con). Tỷ lệ thịt xẻ của 3 dòng
gà Sao đạt từ 76,56 đến 77,10%; tỷ lệ thịt đùi và thịt ngực đạt từ 51,13 đến 51,70%. Tỷ lệ
protein trong thịt đùi là 21,11% và thịt ngực là 24,28%.
Nguyễn Đức Hùng (2008) nghiên cứu khả năng thích nghi, sinh trưởng và sức sản xuất
của gà Sao nuôi tại Thái Nguyên cho thấy, gà sao có khả năng chống chịu bệnh tốt ở giai đoạn
0-12 tuần tuổi tỷ lệ nuôi sống đạt 97,0%. Chúng ít bị các bệnh truyền nhiễm mà các giống gà
khác hay bị lây nhiễm. Trong điều kiện cho ăn tự do, khối lượng trung bình của gà lúc 2 tuần
tuổi đã tăng 2,5 lần so với sơ sinh; lúc 3 tuần tuổi tăng 4,64 lần so với sơ sinh, lúc 10 tuần tuổi,
tăng 44,20 lần so với sơ sinh và ở 12 tuần tuổi, khối lượng trung bình của gà Sao đạt tới 1624,4
g/con, tăng gấp 57,95 lần so với sơ sinh.
1.2.2.2 Nghiên cứu về sinh sản của gà Sao
Gà Sao nuôi sinh sản đến 44 tuần, ở dòng lớn có tỷ lệ đẻ và năng suất trứng 52,44% và
161,52 quả/mái; gà Sao dòng trung có tỷ lệ đẻ 52,32% và 161,14 quả/mái và gà Sao dòng nhỏ tỷ
lệ đẻ 39,88% và 122,84 quả/mái. Trứng gà Sao dòng nhỏ và dòng trung có tỷ lệ phôi khá cao đạt
90,33-93,74%; trứng gà Sao dòng lớn có tỷ lệ phôi thấp chỉ đạt 63,58%, tỷ lệ nở cao nhất ở dòng
nhỏ (80,91%), ở dòng trung là 61,06% và dòng lớn là 53,78%.
Theo Phùng Đức Tiến và cs (2006) gà Sao đẻ 5% lúc 207 - 221 ngày. Khối lượng gà mái
lúc 38 tuần tuổi là 2,16kg đối với dòng nhỏ, 2,20kg với dòng trung và 2,42kg với dòng lớn. Sau
24 tuần đẻ, năng suất trứng dòng nhỏ đạt 99 quả/mái, dòng trung là 51 quả/mái và dòng lớn là
56 quả. Khối lượng trứng khi đẻ ổn định đạt 42,6 g với dòng nhỏ, 43,3 g với dòng trung và
44,4g với dòng lớn. Tỷ lệ trứng có phôi đạt trên 89%.


7
1.2.2.3 Nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng của gà Sao
Theo Phùng Đức Tiến và cs (2008) kết quả nghiên cứu cho thấy khi gà Sao ở các lứa tuổi
khác nhau được nuôi với các khẩu phần ăn khác nhau. Gà Sao nuôi thịt giai đoạn 0-4 tuần
protein 22%, năng lượng 3000 kcal/kg thức ăn; giai đoạn 5-8 tuần protein 20%, năng lượng
2700-2765 kcal/kg thức ăn, giai đoạn 9 tuần đến giết thịt protein 18%, năng lượng 3200 kcal/kg
thức ăn. Sau khi kết thúc 12 tuần tuổi nuôi thịt dòng nhỏ có khối lượng trung bình là 1415,1g,

dòng trung là 1420,24g và dòng lớn là 1891,17g. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể
dòng nhỏ là 2,53kg, dòng trung là 2,52kg và dòng lớn là 2,34kg. Tỷ lệ nuôi sống đạt từ 96,6 –
98,3%. Tỷ lệ protein ở thịt đùi 21,16%, ở thịt ngực 24,32%. Mỡ thô 0,43 - 1,02%. Tỷ lệ thịt đùi
và thịt ngực dao động từ 50,5-52,85%. Hàm lượng các amino acid không thay thế cao.
Chương 2.
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của giống đến kết quả xác định năng lượng trao đổi có hiệu
chỉnh nitơ (MEN) trong thức ăn nuôi gà
2.1.1 Động vật và thức ăn thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành trên 48 con gà thuộc 3 giống khác nhau: gà Lương Phượng,
gà Cobb 500 và gà Sao. Gà 5 tuần tuổi được cân để xác định khối lượng cá thể trước khi vào thí
nghiệm. Tổng số 48 con gà thuộc 3 giống khác nhau được bố trí vào 24 cũi trao đổi chất. Mỗi thí
nghiệm được tiến hành với 8 lần lặp lại.
2.1.2 Phương pháp nuôi gà và thu mẫu
Thí nghiệm được tiến hành trong 7 ngày trong đó 4 ngày đầu tiên là giai đoạn nuôi thích
nghi và 3 ngày sau là giai đoạn thu mẫu. Gà được nuôi bằng một khẩu phần với chế độ ăn tự do
trong suốt quá trình thí nghiệm. Trong giai đoạn thu mẫu, chất thải ở từng ô thí nghiệm được
thu 2 lần/ngày vào lúc 8 giờ và 16 giờ. Chất thải được thu riêng theo từng cũi trao đổi chất, cho
vào các hộp nhựa, vặn chặt nắp và bảo quản ngay ở nhiệt độ -200C. Kết thúc giai đoạn thu mẫu,
mẫu chất thải được đem rã đông. Các mẫu chất thải của gà ở cùng một cũi trao đổi chất đã thu
được trong 3 ngày được trộn đều và bảo quản ở nhiệt độ -200C cho đến khi phân tích .
2.1.3 Phân tích hoá học và tính kết quả
2.1.3.1 Các chỉ tiêu phân tích:
- Đối với mẫu thức ăn: Phân tích vật chất khô (DM), nitơ (N), năng lượng tổng số (GE),
khoáng không tan trong acid chlorhydric (AIA).
- Đối với mẫu chất thải: Mẫu chất thải sau khi đem sấy khô ở 600C trong 24 giờ và
nghiền qua sàng kích thước 0,5mm được sử dụng để phân tích DM, N, GE, và AIA (Scott và
Hall, 1998). Hàm lượng nitơ trong các mẫu chất thải được phân tích ở dạng tươi.
Phương pháp phân tích:
- Vật chất khô được xác định theo phương pháp sấy khô ở 100-105oC, thời gian dài hay

ngắn phụ thuộc vào loại mẫu phân tích đem sấy. Sấy đến khối lượng không đổi theo TCVN
4326 - 86.
- Năng lượng trong mẫu thức ăn và mẫu chất thải được phân tích bằng hệ thống Bomb
calorimeter bán tự động (PARR 6300).


8
- Nitơ được xác định bằng phương pháp Kjeldahl trên máy Kjeltex-2200 (Foss Tecator).
- Hàm lượng AIA trong mẫu thức ăn, mẫu chất thải được xác định theo phương pháp của
Vogtmann và cs (1975). Phương pháp xác định như sau: Cân 1-2 g mẫu khô đã nghiền cho vào
bình cầu dung tích 500ml. Thêm vào 100ml dung dịch HCl 4N. Gắn ống sinh hàn vào bình cầu
để tránh thất thoát HCl. Đun nhẹ hỗn hợp 30 phút trong tủ hốt. Lọc dung dịch thuỷ phân khi
đang còn nóng qua tấm giấy lọc không tro Whatmann số 41. Rửa trôi hết acid bằng nýớc nóng
85-100oC. Phần tro và giấy lọc được chuyển sang một cốc chịu nhiệt đã được xác định khối
lượng. Khoáng mẫu hoá qua đêm ở 650oC. Làm nguội ở nhiệt độ phòng trong bình hút ẩm. Cân
cốc chứa mẫu đã khoáng hoá từ đó tính được hàm lượng tro trong mẫu theo công thức sau:
AIA = (Wf - We) /Ws x 100
(Keulen và Young, 1977)
Trong đó:
AIA: Hàm lượng khoáng không tan trong acid (%)
Wf: Khối lượng cốc và tro (g)
We: Khối lượng cốc (g)
Ws: Khối lượng của mẫu đã sấy khô (g)
2.1.3.2 Tính toán kết quả
- Nitơ tích luỹ: Lượng nitơ tích lũy trên 1kg thức ăn khẩu phần thí nghiệm được tính toán
theo công thức sau:
Nr = (Nd - Ne x AIAd /AIAe) x 1000/100 (Lammers và cs.2008)
Trong đó :
Nr: Lượng nitơ tích luỹ (g/kg)
Nd: Hàm lượng niơ trong khẩu phần (%)

Ne: Hàm lượng nitơ trong chất thải (%)
AIAd: Hàm lượng khoáng không tan trong HCl trong khẩu phần (%)
AIAe: Hàm lượng khoáng không tan trong HCl trong chất thải (%)
- Giá trị năng lượng trao đổi của khẩu phần thí nghiệm được tính theo công thức sau:
MEd = GEd - GEe x AIAd/AIAe (Scott và Hall, 1998)
Trong đó :
MEd: Năng lượng trao đổi của khẩu phần (Kcal/kg DM)
GEd : Năng lượng tổng số của khẩu phần (Kcal/kg DM)
GEe : Năng lượng tổng số của chất thải
AIAd: Hàm lượng khoáng không tan trong HCl trong khẩu phần (% DM)
AIAe : Hàm lượng khoáng không tan trong HCl trong chất thải (% DM)
- Giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ
MEN = ME - 8,22 x nitơ tích luỹ (Lammers và cs., 2008)
Trong đó:
MEN: Năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (kcal/kgDM)
8,22: Năng lượng của acid uric (kcal/g)
2.1.4 Phương pháp xử lí số liệu
Số liệu của thí nghiệm thu được sẽ được xử lý sơ bộ bằng chương trình Excel (2007) và


9
phân tích phương sai theo mô hình tuyến tính tổng quát (General Linear Model) trên phần mềm
Minitab 13.21 (2000). Kết quả thí nghiệm được trình bày trong các bảng số liệu là giá trị trung
bình ± sai số của số trung bình. Sử dụng phép thử Tukey của chương trình Minitab 13.21 (2000)
để so sánh sự khác biệt thống kê giữa các trung bình nghiệm thức với độ tin cậy 95%. Các giá trị
trung bình được coi là khác nhau có ý nghĩa thống kê khi p  0,05.
2.2 Thí nghiệm 2: Xác định giá trị năng lượng trao đổi và tỉ lệ tiêu hóa các chất dinh
dưỡng của một số loại thức ăn phổ biến ở Đồng bằng Sông Cửu Long cho gà Sao giai đoạn
sinh trưởng
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu

Thí nghiệm được tiến hành trên 5 loại thức ăn gồm bột phụ phẩm cá tra, bã bia, tấm gạo,
cám gạo và cám ly trích. Các loại phụ phẩm này có số lượng rất lớn và phổ biến tại Đồng Bằng
Sông Cửu Long. Các nguyên liệu sau khi đem về phòng thí nghiệm, trước hết sấy khô ở nhiệt độ
60oC rồi nghiền mịn qua máy nghiền với đường kính lỗ sàng 0,5mm. Trước khi lấy mẫu phân
tích thành phần hoá học, mẫu được trộn đều. Động vật thí nghiệm là gà Sao giai đoạn 35-42
ngày tuổi có khối lượng trung bình các lô thí nghiệm là 437 g/con.
2.2.3 Phương pháp thí nghiệm
2.2.3.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành trên 60 gà Sao ở giai đoạn 35-42 ngày tuổi, gà thí nghiệm có
khối lượng đồng đều được bố trí ngẫu nhiên vào 30 ngăn lồng trao đổi chất có khay hứng phân
riêng biệt, tỷ lệ trống/mái ở mỗi ngăn lồng là 1/1.
Thí nghiệm được thiết kế với 6 khẩu phần, trong đó một khẩu phần cơ sở (KPCS) và 5
khẩu phần chứa 5 loại thức ăn thí nghiệm khác nhau chứa bột phụ phẩm cá tra, bã bia, cám
Jasmine, tấm Jasmine và cám ly trích. Mỗi khẩu phần được tiến hành trên 10 con gà Sao được
bố trí vào 5 ngăn lồng trao đổi chất với 5 lần lặp lại. Các thông số cơ bản của bố trí thí nghiệm
được trình bày ở bảng 2.3.
Bảng 2.3: Các thông số cơ bản của bố trí thí nghiệm
Chỉ số

KPCS

KPCT

KPBB KPCAM

KPTAM

KPCAMLT

Số lượng gà (con)

10
10
10
10
10
10
Số gà/ô (con)
2
2
2
2
2
2
Tỉ lệ trống/mái
1
1
1
1
1
1
Số lần lặp lại
5
5
5
5
5
5
Số lồng trao đổi chất
5
5

5
5
5
5
435
433,4
436
438,9
440,9
439,7
KL gà khi bắt đầu thí
nghiệm (g/con)
 0,41
 0,20 0,18
 0,09
 0,10
 0,41
Chế độ cho ăn
Tự do
Tự do Tự do
Tự do
Tự do
Tự do
Chất chỉ thị
AIA
AIA
AIA
AIA
AIA
AIA

(Ghi chú: KPCS: khẩu phần cơ sở; KPCT: khẩu phần cá tra; KPBB: khẩu phần bã bia;
KPCAM: khẩu phần cám gạo; KPTAM: khẩu phần tấm gạo; KPCAMLT: khẩu phần cám ly
trích; AIA (Acid Insoluble Ashes): khoáng không tan trong HCl 4N)


10
2.2.3.2 Khẩu phần thí nghiệm
Nguyên tắc xây dựng khẩu phần để xác định giá trị năng lượng của thức ăn thí nghiệm
theo phương pháp hiệu trừ (sai khác).
Các khẩu phần thí nghiệm được thiết lập bằng cách thay thế 20%-40% khẩu phần cơ sở
bằng thức ăn thí nghiệm. Khoáng không tan trong HCl (AIA) là chất chỉ thị. Để tăng lượng AIA
trong thức ăn, các khẩu phần được bổ sung Celite (celite® 545RVS, Nacalai Tesque, Japan) với
tỷ lệ 1,5 %.
2.2.3.3 Phân tích thành phần hóa học
Như thí nghiệm 1
2.2.3.4 Tính kết quả
* Xác định giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ
Xác định giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (MEN) của nguyên liệu thức ăn thí
nghiệm được tính theo phương pháp sai khác (Villamide et al., 1997) theo công thức sau:
EVta = EVcs + (EVtn- EVcs)/k. Trong đó:
EVta là giá trị MEN của nguyên liệu thức ăn thí nghiệm (kcal/kg DM);
EVtn và EVcs lần lượt là giá trị MEN (kcal/kg DM) của khẩu phần chứa nguyên liệu thức ăn
thí nghiệm và khẩu phần cơ sở; k là tỷ lệ nguyên liệu thức ăn thí nghiệm trong khẩu phần chứa
nguyên liệu thức ăn thí nghiệm.
* Xác định tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong khẩu phần
Tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến EE, chất hữu cơ (OM), dẫn xuất không nitơ (NfE) và CF trong
một khẩu phần được tính theo công thức của Huang và cs (2005) như sau:
DD = (1 - [(ID x AF)/(IF x AD)]) x 100
Trong đó:
DD: tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến toàn phần của một chất dinh dưỡng trong KP (%).

ID: hàm lượng tro (AIA) trong KP không tan trong acid (mg/kg).
AF: hàm lượng chất dinh dưỡng trong chất thải (mg/kg).
IF: hàm lượng khoáng AIA không tan trong acid trong chất thải (mg/kg).
AD: hàm lượng chất dinh dưỡng trong KP (mg/kg).
* Xác định tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong các nguyên liệu thức ăn thí nghiệm
Tỷ lệ tiêu hóa toàn phần các chất dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm được tính toán theo
phương pháp sai khác (Villamide et al., 1997) theo công thức sau:
EVta = EVcs + (EVtn- EVcs)/k. Trong đó:
EVta là tỷ lệ tiêu hóa chất dinh dưỡng của nguyên liệu thức ăn thí nghiệm (%);
EVtn và EVcs lần lượt là tỷ lệ tiêu hóa chất dinh dưỡng (%) của khẩu phần chứa nguyên
liệu thức ăn thí nghiệm và khẩu phần cơ sở;
k là tỷ lệ nguyên liệu thức ăn thí nghiệm trong khẩu phần chứa nguyên liệu thức ăn thí
nghiệm.
2.2.4 Xử lý thống kê
Như thí nghiệm 1


11
2.3 Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của việc thay thế bột cá nhạt bằng bột phụ phẩm cá tra đến
sinh trưởng của gà Sao giai đoạn 5 - 13 tuần tuổi
2.3.1 Đối tượng thí nghiệm
Gà Sao được nuôi úm 4 tuần tuổi bằng thức ăn hỗn hợp có 20% CP và 2850 Kcal ME/kg,
gà trước khi vào thí nghiệm được tiêm vaccine phòng dịch tả, đậu gà và tụ huyết trùng. Sau giai
đoạn úm gà Sao được bố trí vào thí nghiệm vào lúc 5 tuần tuổi.
2.3.2 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 5 nghiệm thức tương ứng
với 5 khẩu phần thí nghiệm, mỗi nghiệm thức lặp lại ba lần, gồm 15 đơn vị thí nghiệm. Trong đó
khẩu phần cơ bản (BCT-0) gà được cho ăn 100% bột cá nhạt, 4 khẩu phần còn lại có hàm lượng
protein của bột cá nhạt được thay thế bằng hàm lượng protein của bột cá tra ở các mức độ 25,
50, 75, 100%. Mỗi đơn vị thí nghiệm có 8 con gà Sao có khối lượng tương đương nhau là 406 ±

5,7 g/con. Có tổng cộng 120 con gà Sao được bố trí vào thí nghiệm.
2.3.3 Thu mẫu và phân tích hóa học
Thức ăn hàng ngày được xác định bằng cách cân khối lượng thức ăn mỗi lần cho ăn trong
ngày. Sáng hôm sau cân khối lượng thức ăn thừa. Từ đó tính được mức tiêu thụ thực sự mỗi
ngày. Mẫu thức ăn cho ăn và thức ăn thừa được thu thập 1 lần mỗi tuần và được sấy khô ở nhiệt
độ là 550C, nghiền mịn chuẩn bị phân tích các thành phần hóa học gồm: DM, OM, CP, Ash, EE,
CF và NDF. DM được xác định bằng cách sấy ở 1050C trong 12 giờ. OM và Ash được xác định
bằng cách nung mẫu ở 5500C trong 3 giờ. CP được xác định bằng phương pháp Kjeldahl và EE
được xác định bằng cách dùng ethyl ether chiết xuất trong hệ thống Soxhlet (AOAC, 1990).
Phân tích CF và NDF được thực hiện theo phương pháp của Van Soest và cs. (1991). Gà thí
nghiệm được cân vào mỗi tuần trong suốt thời gian thí nghiệm, cân vào lúc sáng sớm trước khi
cho ăn để xác định tăng khối lượng.
2.3.4 Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm
Lượng ăn vào trong suốt quá trình thí nghiệm, tăng khối lượng, hệ số chuyển hóa thức ăn.
Các chỉ tiêu thành phần thân thịt, các cơ quan nội tạng được thực hiện bằng cách chọn 4 con gà
có khối lượng đại diện trong mỗi đơn vị thí nghiệm để mổ khảo sát và chọn mẫu thịt ức và thịt
đùi để phân tích thành phần dưỡng chất của thịt gà Sao.
2.3.5 Xử lý số liệu
Như thí nghiệm 1
2.4 Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của bã bia trong khẩu phần đến tăng khối lượng và hiệu quả
kinh tế của gà Sao nuôi thit
2.4.1 Đối tượng thí nghiệm
Gà Sao được nuôi úm từ mới nở đến 4 tuần tuổi bằng thức ăn hỗn hợp có 20% CP và
2850 Kcal ME/kg. Gà trước khi đưa vào thí nghiệm được tiêm vaccine phòng dịch tả gà, đậu gà
và tụ huyết trùng. Sau giai đoạn úm gà Sao được bố trí vào thí nghiệm ở 5 tuần tuổi.
2.4.2 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 5 nghiệm thức tương ứng
với 5 khẩu phần thí nghiệm, là 5 mức độ thức ăn hỗn hợp giảm dần: 100; 80; 60; 40 và 20%,



12
trong khi bã bia được cho ăn tự do, mỗi nghiệm thức được lặp lại ba lần. Mỗi đơn vị thí nghiệm
gồm 10 con gà Sao, có khối lượng tương đương nhau (334 - 352 g/con). Thí nghiệm được thực
hiện trong 10 tuần. Tổng số gà thí nghiệm là 150 con.
2.4.3 Thu mẫu và phân tích hóa học
Như thí nghiệm 3
2.4.6 Các chỉ tiêu theo dõi
Như thí nghiệm 3
2.4.7 Xử lý số liệu
Như thí nghiệm 1
2.5 Thí nghiệm 5: Ảnh hưởng của việc cung cấp cám với môn nước ủ chua và bột phụ phẩm
cá tra đến tăng khối lượng của gà Sao nuôi thịt giai đoạn 6-13 tuần tuổi
2.5.1 Đối tượng thí nghiệm
Gà Sao được nuôi úm 4 tuần tuổi bằng thức ăn hỗn hợp có 20% CP và 2850 Kcal ME/kg.
Gà trước khi đưa vào thí nghiệm được tiêm vaccine phòng dịch tả gà, đậu gà và tụ huyết trùng.
Sau giai đoạn úm gà Sao được bố trí vào thí nghiệm ở 5 tuần tuổi.
2.5.3 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4 nghiệm thức tương ứng
với 4 khẩu phần thí nghiệm, mỗi nghiệm thức lặp lại ba lần, gồm 12 đơn vị thí nghiệm. Mỗi đơn
vị thí nghiệm có 10 con gà Sao có khối lượng tương đương nhau với khối lượng trung bình 403
± 5,2 g/con. Có tổng cộng 120 con gà Sao được bố trí vào thí nghiệm. Bốn nghiệm thức của thí
nghiệm và công thức khẩu phần sử dụng trong thí nghiệm được trình bày qua bảng 2.12.
Bảng 2.12: Thành phần nguyên liệu thức ăn của các khẩu phần thí nghiệm
Nguyên liệu thức ăn
NT1
NT2
NT3
NT4
Phụ phẩm bột cá tra
5

5
Cám
75
Ăn tự do
71,2
Ăn tự do
Môn nước ủ chua
25
Ăn tự do
23,8
Ăn tự do
Tổng cộng
100
100
100
100
Premix khoáng - vitamin được bổ sung ở mức 0,2 % cho tất cả các đơn vị thí nghiệm.
2.5.4 Thu mẫu và phân tích hóa học
Như thí nghiệm 3
2.5.5 Các chỉ tiêu theo dõi
Như thí nghiệm 3
2.5.6 Xử lý số liệu
Như thí nghiệm 1


13
Chương 3.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Ảnh hưởng của giống gà đến kết quả xác định giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh
nitơ (MEN) trong thức ăn

Bảng 3.1: Kết quả xác định giá trị ME và MEN trong thức ăn
Giống gà thí nghiệm
Chỉ số

Lương
SE/P
Cobb 500
Sao
Phượng
ME (kcal/kg DM)
3076,4a
3184,8b
3349,2c
15,7/0,004
a
b
c
Nitơ tích lũy (g/kg DM)
12,04
14,78
17,33
0,56/0,001
a
b
c
2977,5
3063,3
3206,7
12,8/0,002
MEN (kcal/kg DM)

a
b
c
2747,9
2827,1
2959,5
11,6/0,002
MEN (kcal/kg NT)
a
b
c
12,46
12,82
13,42
0,06/0,003
MEN (MJ/kg DM)
a
b
c
11,50
11,83
12,38
0,06/0,003
MEN (MJ/kg NT)
(NT: nguyên trạng, Các giá trị trung bình mang các chữ a, b, c trên cùng một hàng khác nhau
là khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức P  0,05).
Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy có sự sai khác về giá trị ME giữa các giống gà. Giá trị ME
cao nhất ở gà Sao (3349,2 kcal/kg DM) và thấp nhất ở gà Lương Phượng (3076,4 kcal/kg DM).
Khoảng chênh lệch về giá trị ME trong thức ăn thí nghiệm ở 2 giống gà Sao và gà Cobb 500 là
4,91%. Trong khi đó sai khác về giá trị ME giữa gà Sao so với gà Lương Phượng là 8,87%. Sai

khác về giá trị ME giữa gà Cobb 500 và gà Lương Phượng là 3,52%.
Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy sự sai khác đáng kể về lượng nitơ tích lũy ở 3 giống gà thí
nghiệm. Lượng nitơ tích lũy từ thức ăn là cao nhất ở giống gà Sao (17,33 g/kg DM), và thấp
nhất ở giống gà Lương Phượng (12,04 g/kg DM). Khoảng chênh lệch về giá trị nitơ tích lũy
trong thức ăn thí nghiệm ở 2 giống gà Sao và gà Cobb 500 là 17,3%. Trong khi đó sai khác về
giá trị nitơ tích lũy giữa gà Sao so với gà Lương Phượng là 43,1%. Sự sai khác về giá trị nitơ
tích lũy giữa gà Cobb 500 và Lương Phượng là 22,8%. Hàm lượng nitơ từ thức ăn là giống nhau
giữa các giống gà, nhưng ở giống gà Sao có lượng nitơ tích lũy từ thức ăn cao nhất, điều này
chứng tỏ hàm lượng nitơ trong chất thải của gà Sao là thấp nhất, sự sai khác này nguyên nhân có
thể là do gà Sao là loài động vật hoang dã, sống trong điều kiện tự nhiên kham khổ thời gian dài
nên sử dụng thức ăn hiệu quả hơn giống gà Lượng Phượng và gà Cobb 500.
Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P  0,05) về giá trị năng
lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ của khẩu phần thí nghiệm khi xác định trên 3 giống gà khác
nhau. Giá trị MEN (kcal/kg DM) của thức ăn thí nghiệm ở gà Sao, gà Lương Phượng và Cobb
500 lần lượt là: 3.206,7; 2.977,5 và 3.063,3. Giá trị MEN cao nhất ở gà Sao (3.206,7 kcal/kg
DM) và thấp nhất ở gà Lương Phượng (2.977,5 kcal/kg DM). Khoảng chênh lệch về giá trị MEN
trong thức ăn thí nghiệm ở 2 giống gà Sao và gà Cobb 500 là 4,46%. Trong khi đó sai khác về
giá trị ME giữa gà Sao so với gà Lương Phượng là 7,14%. Sai khác về giá trị MEN giữa gà Cobb


14
500 và gà Lương Phượng là 2,81%. Giá trị ME và MEN của gà Sao đều cao hơn gà Cobb 500 và
gà Lương Phượng. Điều này cho thấy khả năng khai thác năng lượng thức ăn của gà Sao là rất
tốt, sự chênh lệch cao hơn này nên được sử dụng để tính chuyển đổi giá trị ME cho gà Sao từ
các cơ sở dữ liệu đã có sẵn của các giống gà khác trong nước.
3.2 Giá trị năng lượng trao đổi và tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng của một số loại thức
ăn phổ biến ở Đồng bằng Sông Cửu Long cho gà Sao giai đoạn sinh trưởng
3.2.1 Giá trị MEN của một số loại thức ăn phổ biến ở Đồng bằng Sông Cửu Long cho gà
Sao giai đoạn sinh trưởng
Giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (MEN) của các khẩu phần

Giá trị MEN của các khẩu phần thí nghiệm KPCS, KPCT, KPCAM, KPBB, KPTAM và
KPCAMTL tương ứng là 3214 kcal/kg DM, 3189 kcal/kg DM, 3187 kcal/kg DM, 2940
kcal/kg DM, 3485 kcal/kg DM và 2908 kcal/kg DM. Như vậy, giá trị MEN cao nhất ở khẩu
phần KPTAM (3485 kcal/kg DM hay 14,6 MJ/kg DM) và thấp nhất ở khẩu phần KPCAMTL
(2908 kcal/kg DM hay 12,2 MJ/kg DM).
Bảng 3.3: Giá trị ME và MEN của các khẩu phần thí nghiệm
Chỉ số

KPCS

KPCT

KPCAM

KPBB

KPTAM

KPCAMTL

ME
3351 26
334684,5 3279 58
3079 362546,04
3007 48,9
(Kcal/kgDM)
40,1
Nitơ tích lũy
12,1 1,74
16,7 1,5

19,1 1,19 11,2 1,2
16,9 17,0 1,25
(g/kgDM)
0,97
MEN
3187 48
2940 3485 36,3
2908 36,9
3214 14
3189 75
(Kcal/kgDM)
32,1
MEN (MJ/kg
12,3 14,6 0,15
12,2 0,15
13,5 0,06 13,4 0,32 13,3 0,2
DM)
0,13
MEN (Kcal/kg 296313,4 298070,4 2960 44
2736 3235 33,7
2670 33,9
NT)
29,9
MEN (MJ/kg
11,5 13,5 0,14
11,2 0,14
12,4 0,06 12,5 0,29 12,4 0,2
NT)
0,12
Giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (MEN) của các nguyên liệu thức ăn thí

nghiệm
Từ kết quả giá trị MEN của khẩu phần cơ sở và khẩu phần thí nghiệm, giá trị MEN của các
nguyên liệu thức ăn thí nghiệm được tính toán và trình bày ở bảng 3.4.
Bảng 3.4. Giá trị MEN của các nguyên liệu thức ăn trong thí nghiệm
Bột phụ phẩm
Đơn vị tính
Cám gạo
Bã bia
Tấm gạo
Cám trích ly
cá tra
kcal/kg DM
1768  160
3861  90,7
2420  92,3
3014  376
3116  120
kcal/kg NT
2680  103
1590  144
3349  78,7
2144  81,7
2771  346
MJ/kg DM
13,0  0,50
7,40  0,67
16,16  0,38
10,13  0,39
12,61  1,58
MJ/kg NT

11,2  0,43
6,65  0,60
14,01  0,33
8,97  0,34
11,59  1,45


15
Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy, có sự biến động về giá trị MEN giữa các nguyên liệu thức
ăn thí nghiệm rất lớn. Giá trị MEN của bột phụ phẩm cá tra, cám gạo, bã bia, tấm gạo và cám
trích ly lần lượt là 3014, 3116, 1768, 3861 và 2420 kcal/kg DM. Giá trị MEN cao nhất ở tấm
gạo (3861 kcal/kg DM) và thấp nhất ở bã bia (1768 kcal/kg). Giá trị MEN của tấm gạo ở thí
nghiệm này thấp hơn kết quả công bố của Hồ Trung Thông và cs.(2012) khi nghiên cứu trên
gà Lương Phượng (3861 so với 3976 kcal/kgDM). Giá trị MEN của bột phụ phẩm cá tra là
3014 kcal/kg DM cao hơn theo công thức ước tính của Janssen (1989) là 2726 kcal/kgDM. Giá trị
MEN của cám gạo là 3116 kcal/kgDM thấp hơn theo công thức ước tính của Lã Văn Kính (2003) là
3319 kcal/kgDM.
3.2.2 Tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng của một số loại thức ăn phổ biến ở Đồng bằng
Sông Cửu Long cho gà Sao giai đoạn sinh trưởng
Bảng 3.5: Thành phần chất dinh dưỡng và giá trị năng lượng của thức ăn thí nghiệm (%, DM)
Thành phần, %
Thức ăn
DM
CP
EE
CF
Ash
GE (Kcal/kg)
Bột phụ phẩm cá tra tra
91,9

65,4
12,7
0,19
21,9
4862
Cám gạo
86,0
14,5
18,1
6,59
10,5
5062
Bã bia
89,9
29,9
7,53
16,3
3,57
5240
Tấm gạo
86,7
9,29
0,82
0,59
0,51
4293
Cám trích ly
88,6
16,2
1,21

8,39
10,6
4247
Tỷ lệ tiêu hóa toàn phần các chất dinh dưỡng trong mẫu thức ăn thí nghiệm
Tỷ lệ tiêu hóa vừa phản ánh phẩm chất của một loại thức ăn hay một chất dinh dưỡng vừa
phản ánh yếu tố con vật đối với phẩm chất của một loại thức ăn nào đó. Ngoài ra, tỷ lệ tiêu hóa
của thức ăn được xem là yếu tố then chốt đảm bảo cho năng suất chăn nuôi. Từ kết quả tỷ lệ tiêu
hóa biểu kiến toàn phần các chất dinh dưỡng trong KPCS và khẩu phần thí nghiệm, tỷ lệ tiêu
hóa biểu kiến toàn phần các chất dinh dưỡng trong mẫu thức ăn thí nghiệm được tính và trình
bày ở bảng 3.6.
Bảng 3.6. Tỷ lệ tiêu hoá toàn phần các chất dinh dưỡng trong mẫu thức ăn thí nghiệm
Thức ăn
Bột phụ
Cám gạo
Bã bia
Tấm gạo
Cám trích ly
Chỉ tiêu, % phẩm cá tra
M

SE

M

SE

M

SE


M

SE

M

SE

OMD
EED

59,0
94,0

14,4
14,5

63,7
87,3

1,85
3,44

32,6
45,9

3,28
14,3

90,4

54,7

2,12
3,71

61,9
53,5

2,94
4,87

CFD

79,9

10,0

5,87

2,80

27,8

10,8

15,7

3,16

21,2


7,16

NfED

70,7

16,5

77,8

1,84

46,3

3,78

95,4

1,70

80,4

3,21

OMD: Tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ; EED: Tỷ lệ tiêu hóa lipid; CFD: Tỷ lệ tiêu hóa xơ thô; NfED:
Tỷ lệ tiêu hóa dẫn xuất không nitơ.


16

Tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến toàn phần OM của các nguyên liệu thức ăn bột phụ phẩm cá tra,
cám gạo, bã bia, tấm gạo và cám trích ly lần lượt là 59,0%; 63,7%; 32,6%; 90,4% và 61,9%. Tỷ
lệ tiêu hóa OM cao nhất ở tấm gạo (90,4%) và thấp nhất ở bã bia (32,6%).
Tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến toàn phần EE của các nguyên liệu thức ăn bột phụ phẩm cá tra,
cám gạo, bã bia, tấm gạo và cám trích ly lần lượt là 94,0%; 87,3%; 45,9%; 54,7% và 53,5%.
Trong đó tỷ lệ tiêu hóa EE ở bột phụ phẩm cá tra có giá trị cao nhất (94,0%) và thấp nhất là bã
bia (45,9%).
Tỷ lệ tiêu hóa toàn phần của xơ thô (CF) của các nguyên liệu thức ăn bột phụ phẩm cá tra, cám
gạo, bã bia, tấm gạo và cám trích ly lần lượt là 79,9%; 5,87%; 27,8%; 15,7% và 21,2%, trong đó CF
bột phụ phẩm cá tra cao nhất 79,9% và thấp nhất là cám gạo 5,87%.
Tỷ lệ tiêu hóa toàn phần của dẫn xuất không nitơ (NfE) của các nguyên liệu thức ăn bột
phụ phẩm cá tra, cám gạo, bã bia, tấm gạo và cám trích ly lần lượt là 70,7%; 77,8%; 46,3%;
95,4% và 80,4%, NfE cao nhất được tìm thấy ở tấm gạo là 95,4% và thấp nhất là bã bia 46,3%.
3.3 Ảnh hưởng của việc thay thế bột cá nhạt bằng phụ phẩm cá tra đến sinh trưởng gà Sao
giai đoạn 5 - 13 tuần tuổi
Bảng 3.8: Thức ăn ăn vào, CP ăn vào, tăng trọng và hệ số chuyển hóa thức ăn của gà thí
nghiệm
Nghiệm thức
Chỉ tiêu
SE
P
BCT0 BCT25 BCT50
BCT75 BCT100
KL gà đầu thí nghiệm
410
405
408
403
404
5,70

0,910
(g/con)
KL gà cuối thí nghiệm
1.338a
1.320ab 1.298b
7,04
0,008
1.343a 1.336a
(g/con)
Tăng KL (g/con/ngày)
16,7a
16,6a
16,6a
16,5ab
15,9b
0,13
0,018
a
ab
bc
c
c
55,9
56,8
58,5
59
0,51
0,001
DM ăn vào (g/con/ngày) 53,9
a

ab
bc
c
c
10,1
10,2
10,5
10,6
0,09
0,001
CP ăn vào (g/con/ngày)
9,7
a
b
bc
d
e
3,36
3,42
3,54
3,69
0,02
0,001
FCR
3,23
a
b
bc
d
e

605
616
637
665
3,95
0,001
CP/tăng KL (g/kg)
582
a
b
bc
d
e
43,66
44,4
45,95
47,98
0,28
0,001
ME/tăng KL (MJ/kg)
41,9
13,9
13,9
13,9
13,9
CP/ME (g/MJ)
13,9
Các giá trị trung bình trên cùng một hàng mang các chữ a, b, c khác nhau là khác biệt có ý
nghĩa thống kê ở mức P  0,05
Khối lượng gà đầu thí nghiệm qua bảng 3.8 là tương đương nhau từ 403 g đến 410 g,

tránh sự ảnh hưởng ban đầu đến kết quả thí nghiệm. Tăng khối lượng của gà ở các nghiệm thức
BCT0, BCT25, BCT50, BCT75 cao hơn so với nghiệm thức BCT100 có ý nghĩa thống kê (P 
0,05). Tăng khối lượng thấp nhất ở nghiệm thức BCT100 là 15,9 g/con/ngày. Kết quả này được
giải thích là do bột phụ phẩm cá tra là phụ phẩm nên khẩu phần 100% protein bột phụ phẩm cá
tra chất lượng kém hơn protein bột cá nhạt. Kết quả tăng khối lượng của gà thí nghiệm nhỏ hơn
với nghiên cứu của Trương Nguyễn Như Huỳnh (2011) là 16,7 - 18,5 g/con/ngày, nhưng cao
hơn so với báo cáo của Saina (2005) là 12,3 g/con/ngày.


17
Sự tiêu tốn CP/tăng khối lượng kết quả cho thấy cao hơn có ý nghĩa thống kê (P  0,05) ở
nghiệm thức BCT100 so với các nghiệm thức đầu. Tiêu tốn ME/tăng khối lượng tăng dần khi
tăng mức độ thay bột phụ phẩm cá tra trong khẩu phần, cao hơn ở nghiệm thức BCT100 có ý
nghĩa thống kê (P  0,05).
Từ kết quả trình bày ở bảng 3.8 cho thấy lượng DM ăn vào tăng có ý nghĩa thống kê (P 
0,05) khi tăng mức độ thay thế bột phụ phẩm cá tra trong khẩu phần. Trong đó, DM ăn vào ở
nghiệm thức BCT0 là 53,9 g/con/ngày, BCT50 là 56,8 g/con/ngày và nghiệm thức BCT100 là
59 g/con/ngày. Kết quả này có thể giải thích là do ở các nghiệm thức được thay thế protein của
bột cá nhạt bằng protein của bột phụ phẩm cá tra trong khẩu phần có lượng béo cao hơn khẩu
phần 100% bột cá nhạt (BCT0), làm kích thích khả năng thu nhận thức ăn do đó gà ăn vào lượng
thức ăn nhiều hơn so với khẩu phần không được thay thế protein bột cá nhạt bằng protein bột
phụ phẩm cá tra.
Bảng 3.10: Kết quả mổ khảo sát gà Sao qua các nghiệm thức
Chỉ tiêu
Khối lượng sống (g)
Khối lượng thân thịt (g)
Tỷ lệ thân thịt (%)
Khối lượng thịt ức (g)
Tỷ lệ thịt ức (%)
Khối lượng thịt đùi (g)

Tỷ lệ thịt đùi (%)
Khối lượng mỡ (g)
Tỷ lệ mỡ bụng
Dài ruột non (cm)
Dài ruột già (cm)
Dài manh tràng (cm)
Khối lượng gan (g)
Khối lượng tim (g)
Khối lượng mề (g)
Dài thân (cm)
Dài ức (cm)
Dài chân (cm)
Dài đùi (cm)
Rộng ngực (cm)
Sâu ngực (cm)

Nghiệm thức
BCT0

BCT25

BCT50

BCT75

BCT100

1.350a
988a
73,2

213ab
21,6
118a
11,8
10,0a
1,02a
95
12,0
13,0
23,0
9,0
20,0
18,5
15,4ab
6,23
18,5
5,70
11,4

1.340a
988a
73,7
203b
20,5
111ab
11,2
12ab
1,21ab
83,3
13,0

11,9
20,3
10,3
18,7
17,5
15,3ab
6,67
20,1
5,13
11,8

1.345a
997a
74,1
232a
23,3
117a
11,7
12,7b
1,37b
91,7
12,3
13,5
24,3
8,00
21,7
17,7
16,0a
6,30
18,5

6,07
11,5

1.320ab
962ab
72,9
193b
20,1
112ab
11,5
15,7bc
1,63bc
100
11,8
12,7
22,7
10,3
20,3
17,5
15,0b
6,43
17,7
5,60
11,6

1.295b
908b
70,1
192b
21,1

109b
12,1
19,0c
2,09c
91,8
12,7
13,8
21,7
8,67
20,7
17,7
14,6b
6,20
19,0
5,43
10,9

SE
27,7
33,1
1,99
9,46
0,81
3,13
0,46
0,71
0,04
5,93
0,87
1,24

4,27
0,89
1,88
0,61
0,22
0,32
0,53
0,35
0,13

P
0,017
0,038
0,767
0,004
0,058
0,040
0,746
0,001
0,045
0,433
0,705
0,825
0,670
0,079
0,566
0,762
0,010
0,219
0,071

0,271
0,437

Các giá trị trung bình mang các chữ a, b, c trên cùng một hàng khác nhau là khác biệt có ý
nghĩa thống kê ở mức P  0,05.


18
Tỷ lệ thân thịt của gà Sao không có sự biến động nhiều giữa các nghiệm thức (P>0,05),
nằm trong khoảng từ 70,1% đến 74,1%. Kết quả này tương đương với nghiên cứu của Saina
(2005) mổ khảo sát gà lúc 16 tuần tuổi là 71,6% và nghiên cứu của Tôn Thất Thịnh (2010) là từ
70,9 – 73,5%. Kết quả thí nghiệm của chúng tôi so với các giống gà khác thì kết quả tỷ lệ thân
thịt của Azharul và cs, (2005) là 74,0% trên gà Ai Cập trống lúc 14 tuần tuổi, gà Hė Mông là
72,6% trong nghiên cứu của Lương Thị Hồng và cs (2007) và gà Tàu vàng là 66% theo nghiên
cứu của Lâm Minh Thuận (2003).
Tỷ lệ thịt ức giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt về mặt thống kê (P>0,05), biến
động trong khoảng từ 20,1% đến 23,3%. Kết quả này hơi thấp hơn so với báo cáo của Phùng
Đức Tiến và cs, (2006) mổ khảo sát gà Sao lúc 12 tuần tuổi có tỷ lệ thịt ức là 26,9% và nghiên
cứu của Tôn Thất Thịnh (2010) mổ khảo sát lúc 16 tuần tuổi là 24,8%. Tỷ lệ thịt ức của gà Sao
so với các giống gà khác thì tỷ lệ thịt ức gà Ai Cập là 17,1% trong nghiên cứu của Phạm Văn Bé
Ba (2009) và gà Tam Hoàng là 17,9% theo nghiên cứu của Trần Thị Kim Oanh (1998).
Bảng 3.11: Thành phần chất dinh dưỡng của thịt ức gà Sao trong thí nghiệm (%, trạng thái
tươi)
Chỉ tiêu
DM
OM
CP
EE
Ash


Nghiệm thức
BCT0

BCT25

BCT50

BCT75

BCT100

28,5
98,4
20,4
1,95
1,56

25,9
98,8
21,2
1,82
1,25

27,6
98,6
20,6
1,79
1,37

26,9

98,7
22,5
1,94
1,30

25,7
98,8
21,4
1,73
1,21

SE

P

0,75
0,15
0,62
0,24
0,15

0,115
0,519
0,199
0,954
0,519

Hàm lượng DM của thịt gà Sao trong thí nghiệm từ 25,7% đến 28,5%, tương đương với thịt gà
Sao nuôi bán chăn thả là 26,1% trong nghiên cứu của Saina (2005) và thịt gà Sao trong nghiên cứu
của Tôn Thất Thịnh (2010) là 25,2%. Tuy nhiên, kết quả này cao hơn so với thịt gà Sao nuôi thâm

canh (22,9%) trong nghiên cứu của Saina (2005). Hàm lượng DM của thịt gà Sao so với các giống gà
khác thì hàm lượng vật chất khô của thịt gà Ai Cập là 25,8% và thịt gà Tam Hoàng là từ 24,9% đến
25,6% trong nghiên cứu của Trần Thị Kim Oanh (1998). Hàm lượng protein thô của thịt gà thí nghiệm
tương đương so với nghiên cứu của Belshaw (1985) CP là 20% và nghiên cứu của Tôn Thất Thịnh
(2010) là từ 20,2% đến 21,7%. Tuy nhiên, kết quả phân tích của chúng tôi thấp hơn nghiên cứu của
Panda (1998) là 25%. Hàm lượng đạm thô của thịt gà Ai Cập là từ 19,8 đến 20,5% trong nghiên cứu
của Phạm Văn Bé Ba (2009) và thịt gà Ác là 21,1% theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu Lợi
(2009).


19
3.4 Ảnh hưởng của bã bia trong khẩu phần đến tăng trọng và hiệu quả kinh tế của gà Sao
nuôi thịt.
Bảng 3.12: Thành phần hóa học và giá trị năng lượng của thức ăn thí nghiệm (% DM)
Nguyên liệu Bã bia
Ngô
Tấm
Cám
Khô dầu
Bột phụ
(%)
đậu nành
phẩm cá
tra
DM
25,9
88,6
86,7
86,0
89,5

91,9
OM
96,4
98,6
99,5
89,6
94,8
78,1
CP
29,9
8,08
9,29
14,5
43,4
65,4
EE
18,1
4,85
0,82
18,1
1,22
12,7
CF
16,3
2,12
0,59
6,59
5,44
0,19
NDF

71,7
28,5
7,35
32,1
12,25
11,0
Ash
3,6
1,40
0,51
10,4
6,82
21,9
ME
7,4
13,7
16,2
13,0
10,3
12,6
(MJ/kg/DM)
ME: năng lượng trao đổi được tính theo kết quả của thí nghiệm 2 và Janssen và cs. (1989).
Bảng 3.13: Lượng chất khô và các chất dinh dưỡng ăn vào của gà Sao
Nghiệm thức
Chỉ tiêu,
P
TAHH
TAHH
TAHH TAHH TAHH SE
(g/con/ngày)

100
80
60
40
20
_
a
b
bc
Bã bia - DM
10,6
19,9
27,9
36,2c
1,93
0,001
a
b
c
d
e
TAHH - DM
59,6
47,7
35,2
23,3
11,8
1,33
0,001
a

ab
ab
ab
b
58,3
55,1
51,2
48,0
2,52
0,048
Tổng DM
59,6
55,5
52,7
49,0
46,1
2,43
0,057
OM
56,7
13,1
13,1
13,2
0,68
0,819
CP
12,2
12,9
a
ab

bc
c
c
4,48
5,49
6,29
7,18
0,37
0,001
EE
3,20
a
ab
bc
cd
d
2,78
4,02
5,06
6,16
0,32
0,001
CF
1,33
a
ab
bc
cd
d
16,6

20,9
24,4
28,2
1,44
0,001
NDF
11,2
ME
0,73ab
0,63bc
0,53cd
0,43d
0,03
0,001
0,82a
(MJ/con/ngày)
Các giá trị trung bình mang các chữ a, b, c, d, e trên cùng một hàng khác nhau là khác biệt có ý
nghĩa thống kê ở mức P  0,05
Từ kết quả ở Bảng 3.13 cho thấy lượng bã bia tiêu thụ tăng dần có ý nghĩa thống kê
(P<0,05) khi giảm mức độ TAHH trong KP. Lượng bã bia tiêu thụ cao nhất (P<0,05) ở nghiệm
thức TAHH 20 (36,2g/con/ngày). Trong khi lượng TAHH tiêu thụ giảm dần theo bố trí thí
nghiệm (P<0,05). Tổng lượng DM tiêu thụ cao hơn ở 4 nghiệm thức đầu (TAHH100, TAHH80,
TAHH0 và TAHH40) so với nghiệm thức TAHH20 là 48,0 g/con/ngày (P<0,05). Kết quả này có
thể giải thích là do ở nghiệm thức giảm 80% TAHH gà ăn nhiều bã bia ở trạng thái tươi (DM là
29,9%), nên chúng không thể tiêu thụ đuợc lượng bã bia có khối xác lớn, dẫn đến kết quả tổng
lượng DM tiêu thụ bị giảm.


20
Lượng CP tiêu thụ có khuynh hướng tăng dần khi giảm lượng TAHH trong KP và cho gà

ăn bã bia tự do, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả này có
phần cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thanh Nhàn (2012) gà Sao có lượng CP tiêu thụ từ
9,14 đến 11,0 g/con/ngày.
Bảng 3.14: Tăng khối lượng, khối lượng cuối và hệ số chuyển hóa thức ăn của gà Sao
Nghiệm thức
Chỉ tiêu, g/con/ngày
SE
P
TAHH TAHH
TAHH
TAHH
TAHH
100
80
60
40
20
KL cơ thể đầu TN
344
337
334
342
352
12,6
0,971
a
ab
ab
ab
b

KL cơ thể cuối TN
1.536
1.492
1.467
1.389
1,344
27,0
0,032
a
a
ab
bc
c
18,3
18,0
16,6
15,8
0,37
0,001
Tăng KL
18,9
3,18
3,07
3,10
3,05
0,19
0,988
FCR
3,15
a

b
c
d
e
704
732
792
842
52,4
0,144
CP/tăng KL (g/kg)
642
a
ab
abc
bc
c
40,2
35,3
31,9
27,4
1,86
0,001
ME/tăng KL (MJ/kg)
43,4
a
b
c
d
e

17,5
20,7
24,8
30,7
0,31
0,001
CP/ME (g/MJ)
14,8
Các giá trị trung bình mang các chữ a, b, c, e trên cùng một hàng khác nhau là khác biệt có ý
nghĩa thống kê ở mức P  0,05, TN: thí nghiệm.
Kết quả ở Bảng 3.14 cho thấy tăng KL của gà cao hơn có ý nghĩa thống kê (P<0,05) ở 3
nghiệm thức TAHH100, TAHH80 và TAHH60 (18,0–18,9 g/con/ngày) và thấp nhất ở nghiệm
thức TAHH20 (15,8 gcon/ngày). Kết quả này có thể được giải thích là ở nghiệm thức TAHH20
gà có lượng DM va ME tiêu thụ thấp nhất, vì vậy dẫn đến tăng KL thấp nhất.
3.5 Ảnh hưởng của sự cung cấp cám với môn nước ủ chua và bột phụ phẩm cá tra lên sự
tăng khối lượng của gà Sao nuôi thịt giai đoạn 6 - 13 tuần tuổi
Bảng 3.18: Thức ăn ăn vào, tăng khối lượng và hệ số chuyển hóa thức ăn của gà Sao thí nghiệm
Nghiệm thức
Chỉ tiêu
SE
P
NT1
NT2
NT3
NT4
TL đầu thí nghiệm (g/con)
405
400
406
400

5,20
0,726
b
c
a
b
TL cuối thí nghiệm
1.248
1.178
1.355
1.255
12,12
0,001
(g/con)
79,6a
65,8c
75,8b
1,34
0,003
Cám (g/con/ngày)
73,9b
a
b
a
c
21,7
23,6
16,2
0,87
0,002

Môn ủ chua (g/con/ngày)
24,6
Bột phụ phẩm cá tra
0
0
4,8
4,8
(g/con/ngày)
101,3a
94,2c
96,8bc
0,90
0,003
DM (g/con/ngày)
98,5ab
b
c
a
b
13,9
16,9
15,3
0,21
0,001
Tăng trọng (g/con/ngày)
15,1
b
a
c
b

7,29
5,56
6,35
0,05
0,001
FCR
6,54
b
a
ab
ab
809
784
788
6,30
0,041
CP/tăng trọng (g/kg)
779
Các giá trị trung bình mang các chữ a, b, c trên cùng một hàng khác nhau là khác biệt có ý
nghĩa thống kê ở mức P 0,05. TN: Thí nghiệm.


21
Khối lượng gà đầu thí nghiệm qua bảng 3.18 là tương đương nhau từ 400 g/con đến 406
g/con. Khối lượng gà lúc kết thúc thí nghiệm được cải thiện ở các nghiệm thức cho ăn hỗn hợp
hoặc cho ăn tự do có bổ sung bột phụ phẩm cá tra có ý nghĩa thống kê (P 0,05), cao nhất ở
nghiệm thức NT3 là 1355 g/con và thấp nhất nghiệm thức NT2 là 1178 g/con. Khối lượng gà ở
hai nghiệm thức còn lại NT1 và NT4 tương đương nhau (1248 g/con so với 1255 g/con). Kết
quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Tôn Thất Thịnh (2010) khi nuôi gà Sao giai đoạn thịt bổ
sung lục bình vào khẩu phần thức ăn hỗn hợp có khối lượng lúc kết thúc thí nghiệm là 1485 1539 g/con. Điều này được giải thích do có thức ăn hỗn hợp trong khẩu phần thí nghiệm của

Tôn Thất Thịnh nên hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn, cho tăng khối lượng nhanh.
Tăng khối lượng thấp nhất ở nghiệm thức NT2 (13,9 g/con/ngày) và tăng khối lượng cao
nhất ở khẩu phần NT3 (16,9 g/con/ngày). Ở nghiệm thức NT1 là 15,1 g/con/ngày và NT4 là 15,3
g/con/ngày. Tăng khối lượng của gà trong thí nghiệm thấp nhất ở nghiệm thức NT2 khi cho ăn
với khẩu phần cám ăn tự do và môn nước ủ chua ăn tự do không có bổ sung bột phụ phẩm cá tra
(P 0,05). Khẩu phần NT1 (cám + môn nước ủ chua với tỷ lệ 75:25 (DM)) cho tăng trọng tương
đương với khẩu phần NT4 (cám và môn nước ủ chua ăn tự do có bổ sung bột phụ phẩm cá tra)
(P>0,05). Kết quả tăng trọng của gà sao trong thí nghiệm (từ 13,9 - 16,9 g/con/ngày) cao hơn kết
quả thí nghiệm của Saina (2005) là 12,3 g/con/ngày, nhưng thấp hơn kết quả của Tôn Thất
Thịnh (2010) khi nghiên cứu về mức độ bổ sung lục bình tươi ở gà Sao giai đoạn từ 6 đến 14
tuần tuổi (16,9 - 17,7 g/con/ngày).
Bảng 3.19: Các chỉ tiêu thành phần thân thịt và nội tạng của gà Sao thí nghiệm
Nghiệm thức
Chỉ tiêu
SE
P
NT1
NT2
NT3
NT4
KLsống (g)
1255b
1180c
1360a
1260b
49,4
0,03
b
c
a

b
KL thân thịt (g)
890
857
978
912
28,5
0,03
Thân thịt/KL sống (%)
71,7
72,6
71,9
72,4
0,90
0,89
b
b
a
b
192
221
196
12,2
0,04
KL thịt ức (g)
192
Thịt ức/thân thịt (%)
21,3
22,4
22,7

21,5
0,88
0,59
KL thịt hai đùi (g)
127
119
135
124
12,8
0,23
Thịt đùi/thân thịt (%)
14,1
13,9
13,8
13,6
1,43
0,84
KL mề (g)
23,3
23,3
24,0
20,0
1,55
0,12
Chiều dài manh tràng (cm)
12,3
15,2
13,6
14,6
1,13

0,49
Các giá trị trung bình mang các chữ a, b và c trên cùng một hàng khác nhau là khác biệt có ý
nghĩa thống kê ở mức P  0,05.
Kết quả trình bày ở bảng 3.19 cho thấy khối lượng sống lúc mổ khảo sát, khối lượng thân
thịt, thịt ức của gà có sự khác nhau về thống kê (P  0,05) giữa bốn nghiệm thức, cao nhất là
NT3 và thấp nhất là NT2. Các kết quả tỷ lệ thân thịt, tỷ lệ thịt ức và tỷ lệ thịt đùi và các cơ quan
nội tạng tương đương nhau giữa các nghiệm thức (P>0.05).


22
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1. Kết luận
1. Có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về lượng nitơ tích lũy từ thức ăn ở các giống gà Lương
Phượng, Cobb 500 và Sao có cùng độ tuổi. Nitơ tích lũy cao nhất ở giống gà Sao khi so với gà
Cobb 500 và gà Lương Phượng.
2. Có sự ảnh hưởng của giống gà đến năng lượng trao đổi đã hiệu chỉnh nitơ. Khi nghiên cứu
trên cùng một loại thức ăn, giá trị năng lượng trao đổi đã hiệu chỉnh nitơ ở gà Sao cao hơn 2%
khi so với gà Cobb 500 và 4% khi so với gà Lương Phượng.
3. Giá trị dinh dưỡng theo vật chất khô của bột phụ phẩm cá tra, cám gạo, bã bia, tấm gạo, cám
trích ly khi nuôi gà Sao như sau:
- Bột phụ phẩm cá tra: 65,4 %CP; 12,7 %EE; 0,19 %CF; 21,86 %Ash; 4862 Kcal GE; 3014
kcal MEN (12,61 MJ).
- Cám gạo: 14,5 %CP; 18,1 %EE; 6,59 %CF; 10,4 %Ash; 5062 Kcal GE; 3116 Kcal MEN
(13,0 MJ).
- Bã bia: 29,9 %CP; 7,53 %EE; 16,3 %CF; 3,57 %Ash; 5240 Kcal GE; 1768 Kcal/ MEN (7,40
MJ).
- Tấm gạo: 9,29 %CP; 0,82 %EE; 0,59 %CF; 0,51 %Ash; 4293 Kcal GE; 3861 Kcal MEN
(16,16 MJ).
- Cám trích ly: 16,2 %CP; 1,21 %EE; 8,39 %CF; 10,6 %Ash; 4247 Kcal GE; 2420 Kcal
MEN (10,13 MJ).

4. Tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến toàn phần của bột phụ phẩm cá tra, cám gạo, bã bia, tấm và cám trích
ly trên gà Sao sinh trưởng lần lượt là:
- OM: 59,0%; 63,7%;32,6%; 90,4% và 61,9%.
- EE: 94,0%; 87,3%; 45,9%; 54,7% và 53,5%.
- CF: 79,9%; 5,87%; 27,8%; 15,7% và 21,2%.
- NfE: 70,7%; 77,8%; 46,3%; 95,4% và 80,4%.
5. Khẩu phần thay thế 75% bột cá nhạt bằng bột phụ phẩm cá tra cho tăng trọng tốt và hiệu quả
kinh tế cao nhất khi so với các khẩu phần thay thế 0%, 25%, 50% và 100% bột cá nhạt.
6. Thay thế 80% thức ăn hỗn hợp bằng bã bia trong khẩu phần nuôi gà Sao thịt mang lại hiệu
quả kinh tế cao nhất khi so với các khẩu phần thay thế 20%, 40%, 60% và 100%. Tuy nhiên ở
mức độ thay thế 40% thức ăn hỗn hợp bằng bã bia, tốc độ tăng khối lượng, khối lượng kết thúc
và chất lượng thân thịt của gà Sao tốt hơn và cho lợi nhuận cao.
7. Gà Sao tăng trọng tốt nhất và FCR thấp nhất ở khẩu phần 71,2% cám gạo, 23,8% môn
nước ủ chua và 5% bột phụ phẩm cá tra khi so với các khẩu phần cho ăn tự do cám gạo và
môn nước ủ chua và khẩu phần dựa trên cám gạo và môn nước ủ chua nhưng không bổ sung
bột phụ phẩm cá tra.
4.2. Đề nghị
- Tiếp tục nghiên cứu đánh giá giá trị MEN của các nguồn nguyên liệu thức ăn khác trên gà Sao.
- Sử dụng kết quả trong nghiên cứu này làm cơ sở dữ liệu để xây dựng khẩu phần cho gà
Sao nuôi thịt.


23
- Có thể dùng khẩu phần 75% thay thế bột cá nhạt bằng bột phụ phẩm cá tra cho gà Sao
giai đoạn sinh trưởng ở các nông hộ.
- Người chăn nuôi có thể sử dụng bã bia thay thế 40 - 80% thức ăn hỗn hợp trong khẩu phần
nuôi gà Sao thịt sẽ giảm chi phí thức ăn và mang lại hiệu quả kinh tế.
- Khẩu phần cám và môn nước ủ chua với tỷ lệ 71,2 : 23,8 và bổ sung 5% bột phụ phẩm
cá tra (theo DM) trong khẩu phần nuôi gà Sao giai đoạn thịt có thể khuyến cáo đến người chăn
nuôi.

- Tiếp tục nghiên cứu bổ sung các loại thức ăn thô xanh khác trong khẩu phần gà Sao nuôi
thịt.
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Phạm Tấn Nhã, Hồ Trung Thông và Nguyễn Văn Chào (2012). Ảnh hưởng của
giống gà đến kết quả xác định năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (MEN) trong
thức ăn. Tạp chí Khoa học Đại học Huế 2/2012, Tr. 243 - 251
2. Phạm Tấn Nhã, Hồ Trung Thông và Nguyễn Thị Kim Đông, (2012). Ảnh hưởng

3.

4.

5.

6.

7.

của việc thay thế bột cá nhạt bằng phụ phẩm cá tra đến sinh trưởng gà Sao giai
đoạn 5 - 13 tuần tuổi. Kỷ yếu Hội nghị nghiên cứu khoa học Khoa Nông Nghiệp
năm 2012, Đại học Cần Thơ. Nhà Xuất bản Nông nghiệp, Tr. 182-188.
Phạm Tấn Nhã và Nguyễn Thị Kim Đông, (2013). Ảnh hưởng của sử dụng lá rau
muống (Ipomoea aquatica) trong khẩu phần đến tiêu thụ thức ăn, khả năng sản xuất
thịt và hiệu quả kinh tế của gà Sao tăng trưởng. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn
nuôi số 40 tháng 2/ 2013, 50-59.
Phạm Tấn Nhã, Hồ Trung Thông và Nguyễn Thị Kim Đông, (2013). Xác định giá
trị năng lượng trao đổi của một số loại thức ăn phổ biến ở Đồng bằng Sông Cửu
Long cho gà Sao (Numida meleagris) giai đoạn sinh trưởng. Tạp chí Khoa học
Công nghệ Chăn nuôi số 40 tháng 2/ 2013, 60-72.

Phạm Tấn Nhã, Hồ Trung Thông và Nguyễn Thị Kim Đông, (2013). Đánh giá tỷ lệ
tiêu hóa biểu kiến dưỡng chất của một số thức ăn dùng nuôi gà Sao. Tạp chí Khoa
học Kỹ thuật Chăn nuôi số tháng 8/ 2013, 35-43.
Phạm Tấn Nhã, Hồ Trung Thông và Nguyễn Thị Kim Đông, (2013). Ảnh hưởng
của thay thế bã bia trong khẩu phần thức ăn hỗn hợp đến tiêu thụ dưỡng chất, tăng
trọng và hiệu quả kinh tế của gà Sao nuôi thịt. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Chăn
nuôi số tháng 10/ 2013, 40-49.
Hồ Trung Thông, Hồ Tấn Đức, Phạm Tấn Nhã, Tanaka Ueru, Lê Văn An, Trần
Ngọc Liêm, (2013). Kỹ thuật nuôi gà Sao trong nông hộ vùng đồi núi. Nhà Xuất
bản Đại học Huế.


24
HUE UNIVERSITY
UNIVERSITY OF AGRICULTURE FORESTRY
---------♣♣♣-------

PHAM TAN NHA

Study of nutritional value of popular feed ingredients in growing Guinea-fowl in
Mekong Delta

Specialization: Animal husbandry.

Code: 62.62.01.05

Dissertation of Doctor Degree in Agriculture

Hue, 2014



25
Training course: 2010 – 2013
Supervisors: 1. Assoc. Prof. Dr. Ho Trung Thong
2. Assoc. Prof. Dr. Nguyen Thi Kim Dong
Training institution: College of Agriculture and Forestry, Hue University

Examiner 1:
Examiner 2:
Examiner 3:
The dissertation will be defended at the university committee in …
at: ….… hr ….… date ……. month ……. year 2014
The disseratation is available in Libraries:
Library of Hue University. College of griculture and Forestry Hue University.


×