Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Phân tích vị trí, vai trò của Liên hợp quốc trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.46 KB, 22 trang )

Bài tập học kỳ- Môn Công pháp quốc tế

Trần Diệu Linh- Lớp K1C

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
Trong suốt chiều dài lịch sử tồn tại của mình, con người luôn luôn phải sống
A-

đan xen trong không khí chiến tranh trên toàn cầu. Gần như đất nước nào cũng đã
từng trải qua chiến tranh ít nhất một lần. Có thể nói rằng, chiến tranh và hòa bình
luôn là những bài toán khó nhất đối với nhân loại ở mọi thời đại. Theo ước tính của
Hedges, “trong khoảng thời gian 3400 năm qua, con người chỉ có hòa bình hoàn
toàn trong khoảng 268 năm, tức là chỉ khoảng 8% thời gian lịch sử được ghi nhận”.
Thời gian thế giới được sống trong hòa bình là quá ít so với nỗi sợ hãi luôn ngự trị
khi sống chung với những mâu thuẫn, xung đột.
Trong những năm qua, thế giới đã chứng kiến rất nhiều cuộc xung đột lớn, bé
diễn ra khắp mọi châu lục, ví dụ: đại chiến thế giới lần thứ 1 (1914- 1918), đại
chiến thế giới lần thứ 2 (1937- 1945), đó là những cuộc đại chiến với quy mô và
mức độ tàn phá khủng khiếp trong lịch sử loài người. Ngoài ra còn rất nhiều những
cuộc xung đột vũ trang khác. Nguyên nhân chính dẫn đến mâu thuẫn, xung đột là
do đặc điểm cấu trúc hệ thống chính trị thế giới, bối cảnh quốc tế và khu vực, và do
nội tại bản thân mỗi quốc gia. Hậu quả của những cuộc xung đột rất nghiêm trọng,
ảnh hưởng không chỉ đến tình hình an ninh của một quốc gia mà còn ảnh hưởng tới
tình hình an ninh trong khu vực cũng như trên thế giới, nó cũng ảnh hưởng tới mối
quan hệ giữa các quốc gia. Đặc biệt những xung đột này có thể là bối cảnh thuận
lợi cho chủ nghĩa khủng bố quốc tế phát triển gây ảnh hưởng tới hòa bình và an
ninh thế giới, Vì vậy, bên cạnh việc các quốc gia phải tôn trọng lẫn nhau, cùng có ý
thức giữ gìn hòa bình, an ninh chung cần phải có những nguyên tắc cũng như
những biện pháp trừng phạt các quốc gia phá vỡ những nguyên tắc bảo vệ hòa bình


đó.
1


Bài tập học kỳ- Môn Công pháp quốc tế

Trần Diệu Linh- Lớp K1C

Một trong những tổ chức quốc tế đa phương toàn cầu lớn nhất hiện nay đó là
Liên hợp quốc. Từ khi thành lập, duy trì hòa bình và an ninh quốc tế đã được các
quốc gia thành viên xác định là tôn chỉ, mục đích quan trọng nhất mà Liên hợp
quốc theo đuổi. Như vậy, Liên hợp quốc đóng vai trò rất quan trọng và chủ chốt
trong việc giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế.
Trong phạm vi bài tập cá nhân, em xin phép nghiên cứu đề tài “Phân tích vị
trí, vai trò của Liên hợp quốc trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế” để
làm rõ hơn về vấn đề này.
NỘI DUNG
Khái quát về vai trò của Liên Hợp Quốc trong việc duy trì hòa bình và an ninh
B-

I.

thế giới
Liên hợp quốc là tổ chức quốc tế toàn cầu lớn nhất với gần 200 tổ chức thành
viên. Liên hợp quốc được xem là trung tâm trong các hoạt động hợp tác của các
quốc gia trên toàn thế giới. Chính vì thế, tổ chức này có vai trò lớn trong việc duy
trì hòa bình và an ninh thế giới.
Liên hợp quốc sử dụng Hiến chương Liên hợp quốc như nền tảng cơ sở của
mọi điều luật trong việc giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế nói riêng và pháp luật
quốc tế nói chung. Ngay từ lời nói đầu của Hiến chương đã khẳng định “Chúng tôi,

nhân dân các quốc gia liên hiệp quyết tâm: Phòng ngừa cho những thế hệ tương
lại khỏi thảm họa chiến tranh đã hai lần trong đời chúng ta gây cho nhân loại đau
thương không kể xiết” và mục đích cua Liên hợp quốc chính là duy trì hòa bình và
an ninh quốc tế bằng việc thi hành những biện pháp tậ thể có hiệu quả để phòng
ngừa và loại trừ các mối đe dọa hòa bình, cấm mọi hành vi xâm lược và phá hoại
hòa bình khác; điều chỉnh hoặc giải quyết các vụ tranh chấp hoặc những tình thế có
tính chất quốc tế có thể đưa đến sự phá hoại hòa bình, bằng phương pháp hòa bình
theo đúng nguyên tắc của công lý và pháp luật quốc tế. [1] Hiến chương cũng quy
định nhiệm vụ giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế được bảo đảm thực hiện thông
qua Đại hội đồng và Hội đồng bảo an. Đại hội đồng xem xét những nguyên tắc hợp
11

Hiến chương Liên hợp quốc 1945
2


Bài tập học kỳ- Môn Công pháp quốc tế

Trần Diệu Linh- Lớp K1C

tác chung về giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế, Đại hội đồng cũng có thể lưu ý
Hội đồng bảo an về những tình thế có khả năng làm nguy hại cho hòa bình và an
ninh quốc tế. Trong quá trình hoạt động, Đại hội đồng đã thông qua nhiều nghị
quyết và tuyên bố nhằm nâng cao hiệu quả của mình trong việc giữ gìn hòa bình và
-

an ninh thế giới như:
Tuyên bố năm 1970 về tăng cường an ninh quốc tế;
Nghị quyết 3314 năm 1974 về định nghĩa xâm lược;
Nghị quyết về thiết lập hệ thống hòa bình và an ninh toàn cầu ngày 5/12/1986;

Nghị quyết ngày 7/12/1988 về quan điểm tổng thể về củng cố hòa bình và an ninh

-

quốc tế phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc;
Tuyên bố năm 1988 về ngăn ngừa và loại trừ tranh chấp và tình thế có thể đe dọa
đến hòa bình, an ninh quốc tế…
Ngoài ra, Liên hợp quốc còn thực hiện việc giữ gìn hòa bình thông qua các
điều ước quốc tế đa phương trong việc giải trừ quân dự bị.

II.
1.
1.1.

Vai trò cụ thể của Liên Hợp Quốc trong duy trì hòa bình và an ninh thế giới
Phương thức giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế trong vấn đề An ninh tập thể
Biện pháp an ninh toàn cầu
Theo Hiến chương Liên Hợp Quốc, các quốc gia sáng lập đã quyết tâm thiết
lập Liên Hợp Quốc thành một tổ chức quốc tế toàn cầu với mục tiêu hàng đầu là
bảo đảm một nền hoà bình và trật tự thế giới bền vững. Theo Điều 1 của Hiến
chương, Liên Hợp Quốc được thành lập nhằm 4 mục tiêu: (1) Duy trì hoà bình và
an ninh quốc tế; (2) Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia trên cơ sở tôn
trọng nguyên tắc bình đẳng về quyền lợi giữa các dân tộc và nguyên tắc dân tộc tự
quyết; (3) Thực hiện hợp tác quốc tế thông qua giải quyết các vấn đề quốc tế trên
các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá và nhân đạo trên cơ sở tôn trọng các quyền
con người và quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc,
màu da, ngôn ngữ và tôn giáo; (4) Xây dựng Liên Hợp Quốc làm trung tâm điều
hoà các nỗ lực quốc tế vì các mục tiêu chung.
Để bảo đảm Liên Hợp Quốc là một tổ chức quốc tế thực sự phục vụ mục tiêu
chung của cộng đồng quốc tế, Hiến chương Liên Hợp Quốc cũng quy định các

3


Bài tập học kỳ- Môn Công pháp quốc tế

Trần Diệu Linh- Lớp K1C

nguyên tắc hoạt động của Tổ chức Liên Hợp Quốc, các nguyên tắc chủ đạo gồm:
(1) Bình đẳng về chủ quyền quốc gia; (2) Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập
chính trị quốc gia; (3) Cấm đe doạ sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan
hệ quốc tế; (4) Không can thiệp vào công việc nội bộ các nước; (5) Tôn trọng các
nghĩa vụ quốc tế và luật pháp quốc tế; (6) Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng
biện pháp hoà bình.
Như vậy, ngay từ Điều 1 của Hiến chương đã khẳng định mục đích của Liên
hợp quốc là duy trì hòa bình và an ninh quốc tế trên cơ sở thi hành những biện pháp
tập thể có hiệu quả nhằm ngăn ngừa và loại trừ các mối đe dọa hòa bình nhằm
trừng trị mọi hành vi xâm lược và phá hoại hòa bình khác, điều chỉnh hoặc giải
quyết các tranh chấp quốc tế hoặc những tình huống có thể dẫn đến sự phá hoại hòa
bình, bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với các nguyên tắc của công lý và pháp
luật quốc tế.
Để đạt được những mục đích đã nêu ở Điều 1 Hiến chương Liên hợp quốc đã
thực hiện nhiệm vụ giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế thông qua Đại hội đồng và
1.1.1.

Hội đồng bảo an.
Vai trò giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế của Đại hội đồng Liên hợp quốc
Các qui định của Hiến chương liên quan đến Đại hội đồng được đề cập trong
chương IV (từ Điều 9 đến 22), đã xác định thành phần, chức năng quyền hạn, bầu
cử và thủ tục. Những qui định khác liên quan đến Đại hội đồng còn được nêu ở một
số điều khoản khác.

Đại hội đồng là cơ quan đại diện rộng rãi nhất của Liên Hợp Quốc. Từ 51
thành viên ban đầu (những nướsc có đại diện dự Hội nghị tại Xan Phranxixcô hoặc
đã ký Tuyên ngôn của Liên Hợp Quốc ngày 1/1/1942, và những nước đã ký và phê
chuẩn Hiến chương Liên Hợp Quốc), Liên hợp quốc hiện nay có 193 thành viên và
2 quan sát viên. Khác với Hội đồng Bảo an, các thành viên Đại hội đồng đều là các
thành viên bình đẳng, không phân biệt quốc gia lớn hay nhỏ, mỗi quốc gia thành
viên đều được 1 phiếu bầu.
4


Bài tập học kỳ- Môn Công pháp quốc tế

Trần Diệu Linh- Lớp K1C

Đại hội đồng Liên hợp quốc là một trong sáu cơ quan chính của Liên hợp
quốc. Được thành lập bởi các quốc gia thành viên, Đại hội đồng có quyền triệu tập
các kỳ họp thường niên dưới quyền của vị chủ tịch được bầu chọn trong số các đại
biểu đến từ các quốc gia thành viên. Đây là cơ quan duy nhất của Liên hợp quốc có
thành viên là đại biểu đại diện từ tất cả các quốc gia thành viên. Do đó, Đại hội
đồng có chức năng của một diễn đàn để các thành viên đề đạt sang kiến trước
những vấn đề về hòa bình, tiến bộ kinh tế và nhân quyền. Trong việc giữ gìn hòa
bình và an ninh quốc tế, Đại hội đồng đóng vai trò rất quan trọng trong việc hoachj
định đường hướng chung để đảm bảo hòa bình và an ninh thế giới.
Nhiệm vụ duy trì hòa bình và an ninh quốc tế của Đại hội đồng đã được Liên
hợp quốc ghi nhận rất rõ trong Điều 11 “1. Đại hội đồng có thể xem xét những
nguyên tắc chung về sự hợp tác để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, kể cả
những nguyên tắc giải trừ quân dự bị, hạn chế vũ trang và dựa trên những nguyên
tắc ấy đưa ra những kiến nghị cho các thành viên Liên Hiệp quốc, hay cho Hội
đồng bảo an, hoặc cho cả các thành viên Liên Hiệp Quốc và Hội đồng bảo an.
2. Đại hội đồng có thể thảo luận mọi vấn đề liên quan đến việc duy trì hòa bình và an


ninh quốc tế do bất kỳ thành viên nào của Liên Hiệp quốc, hoặc do Hội đồng bảo
an, hay một quốc gia không phải là thành viên của Liên hiệp quốc, đưa ra trước
Đại hội đồng, theo Điều 35 khoản 2 và trừ những quy định ở Điều 12, Đai hội
đồng có thể kiến nghị về mọi vấn đề thuộc loại ấy với một quốc gia hay những
quốc gia hữu quan, hoặc với Hội đồng bảo an, hay với cả những quốc gia hữu
quan và Hội đồng Bảo an. Nếu mọi vấn đề thuộc loại này cần phải có một hành
động thì Đại hội đồng chuyển lại cho Hội đồng Bảo an trước hoặc sau khi thảo
luận.
3. Đại hội đồng có thể lưu ý Hội đồng Bảo an về những tình thế có khả năng làm

nguy hại đến hòa bình và an ninh quốc tế”.

5


Bài tập học kỳ- Môn Công pháp quốc tế

Trần Diệu Linh- Lớp K1C

Như vậy, có thể thấy rõ tầm quan trọng của Đại hội đồng trong nhiệm vụ giữ
gìn hòa bình và an ninh quốc tế. Trên thực tế, trong hơn 50 năm qua, Đại hội đồng
đã thông qua nhiều nghị quyết và tuyên bố nhằm nâng cao hiệu quả của mình trong
việc giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới. Các nghị quyết và tuyên bố quan trọng
nhất trong lĩnh vực này là: Tuyên bố năm 1970 về tang cường an ninh quốc tế;
Nghị quyết 3314 năm 1974 về định nghĩa xâm lược; Tuyên bố năm 1988 về ngăn
ngừa và loại trừ tranh chấp và tình thế có thể đe dọa hòa bình, an ninh quốc tế và
vai trò của Liên hợp quốc trong lĩnh vực này.
1.1.2.


Vai trò giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế của Hội đồng bảo an Liên hợp
quốc
Theo Điều 24 của Hiến chương Liên Hợp Quốc, các nước thành viên Liên
Hợp Quốc trao cho Hội đồng Bảo an trách nhiệm chính trong việc giữ gìn hoà bình
và an ninh quốc tế. Theo đó, Hội đồng Bảo an có thể áp dụng các biện pháp nhằm
giải quyết hoà bình các tranh chấp, xung đột và khi cần thiết, có thể sử dụng các
biện pháp, kể cả cưỡng chế và vũ lực, nhằm loại trừ các mối đe doạ, phá hoại hoà
bình, hoặc các hành động xâm lược. Các quy định của Hiến chương liên quan đến
HĐBA nằm trong các chương V, VI, VII, VIII và XII.
Hội đồng Bảo an gồm 15 nước thành viên, trong đó có 5 nước Ủy viên
thường trực là: Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và 10 thành viên không thường
trực do ĐHĐ LHQ bầu ra với nhiệm kỳ hai năm trên cơ sở phân chia công bằng về
mặt địa lý và có tính tới sự đóng góp của những nước này cho tôn chỉ và mục đích
của LHQ.
Là một trong sáu cơ quan chính của Liên Hợp Quốc, Hội đồng Bảo an được
thành lập, giữ vai trò chủ đạo trong việc giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế.
Nhiệm vụ của Hội đồng Bảo an được ghi nhận tại Điều 24 Hiến chương Liên hợp
quốc. Theo đó Hội đồng Bảo an có thẩm quyền xác định đâu là nguyên nhân đe dọa
hòa bình và an ninh quốc tế, đề ra những biện pháp thích hợp để bảo vệ hòa bình.
6


Bài tập học kỳ- Môn Công pháp quốc tế

Trần Diệu Linh- Lớp K1C

Như vậy, có thể thấy, Đại hội đồng có quyền xem xét những nguyên tắc chung về
duy trì hòa bình, nhưng Hội đồng Bảo an có quyền áp dụng các biện pháp cần thiết
nhằm giải quyết hòa bình và các tranh chấp quốc tế. Theo Điều 39 của Hiến
chương Liên Hợp Quốc, Hội đồng Bảo an là cơ quan duy nhất của Liên Hợp Quốc

có quyền quyết định đánh giá thực tại của các mối đe doạ đối với hoà bình, phá
hoại hoà bình hoặc hành động xâm lược, và sẽ khuyến nghị hoặc quyết định các
biện pháp cần được tiến hành phù hợp với các Điều 41 và 42, để duy trì hoặc khôi
phục hoà bình và an ninh quốc tế. Trong khi thực thi chức năng này, Hội đồng Bảo
an có quyền tiến hành các hoạt động áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhân danh
Liên hợp quốc, kể cả việc sử dụng lực lượng vũ trang liên quân của các nước thành
viên Liên hợp quốc. Tuy nhiên, việc sử dụng lực lượng vũ trang như vậy chỉ được
tiến hành trong trường hợp có sự đe dọa hòa bình, phá hoại hòa bình hoặc có hành
vi xâm lược, nhằm duy trì hoặc khôi phục hòa bình và an ninh quốc tế không ngoài
mục đích chung của cả cộng đồng; đồng thời, chỉ được sử dụng trong những trường
hợp đặc biệt khi các biện pháp khác là không thích hợp hoặc đã mất hiệu lực và
phải phù hợp với Hiến chương. Ngoài ra, Điều 43 Hiến chương cũng quy định, theo
yêu cầu của Hội đồng bảo an, các nước thành viên có nghĩa vụ cung cấp cho Hội
đồng bảo an lực lượng vũ trang, sự giúp đỡ và mọi phương tiện phục vụ cần thiết
khác, kể cả cho quân đội Liên hợp quốc qua lãnh thổ của mình, thông qua các hiệp
định đặc biệt được kí kết giữa Hội đồng bảo an với các thành viê Liên hợp quốc.
Theo Điều 46 và 47 Hiến chương, Cơ quan tư vấn và giúp việc cho Hội đồng bảo
an về thành lập và sử dụng lực lượng vũ trang là Ủy ban tham mưu quân sự gồm
các Tham mưu trưởng và các ủy viên thường trực của Hội đồng bảo an hay đại diện
của các Tham mưu trưởng ấy. Tuy nhiên, trên thực tế do bất đồng giữa các nước Ủy
viên thường trực nên cơ quan này đã chấm dứt hoạt động từ lâu.
Trên thực tế, những chức năng mà Hội đồng Bảo an được trao có thể được
coi là để nhằm 3 mục tiêu: gìn giữ hoà bình, vãn hồi hoà bình và kiến tạo hoà bình.
Trong khi các cơ quan khác của Liên Hợp Quốc chỉ có thể đưa ra các quyết định
7


Bài tập học kỳ- Môn Công pháp quốc tế

Trần Diệu Linh- Lớp K1C


mang tính khuyến nghị đối với các chính phủ của các quốc gia thành viên Liên Hợp
Quốc, các quyết định và nghị quyết của Hội đồng Bảo an, theo chương VII Hiến
chương, khi đã được thông qua đều mang tính chất ràng buộc và tất cả các thành
viên của Liên Hợp Quốc đều có trách nhiệm phải tôn trọng và thi hành.
Những quyền hạn cụ thể giao cho Hội đồng Bảo an được quy định ở các chương
VI, VII, XII của Hiến chương Liên Hợp Quốc, song những điều khoản quan trọng
nhất có liên quan tới việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, đặc biệt là việc giải
quyết hoà bình các tranh chấp quốc tế và sử dụng những biện pháp an ninh tập thể
cưỡng chế, được quy định cụ thể và chi tiết nhất ở chương VI và VII.
Theo Hiến chương, Hội đồng Bảo an có thể tiến hành điều tra bất cứ một
tranh chấp nào hoặc bất cứ một tình thế nào có thể dẫn tới những xung đột quốc tế
hoặc đe doạ hoà bình và an ninh quốc tế, và có thể đưa ra những khuyến nghị về
các phương thức cũng như nội dung cụ thể để giải quyết những xung đột đó.
Những xung đột và những tình huống có khả năng đe doạ hoà bình và an ninh quốc
tế có thể do các nước thành viên Liên Hợp Quốc, Đại hội đồng hoặc Tổng thư ký
Liên Hợp Quốc nêu ra trước Hội đồng Bảo an. Một nước không phải thành viên
Liên Hợp Quốc cũng có thể đưa cuộc tranh chấp, trong đó bản thân nước đó là một
bên tham gia tranh chấp, ra trước Hội đồng Bảo an để cơ quan này xem xét giải
quyết, với điều kiện là nước đó phải thừa nhận trước là sẽ tuân thủ trách nhiệm giải
quyết hoà bình cuộc tranh chấp theo quy định của Hiến chương Liên Hợp Quốc.
Theo Hiến chương, tất cả các nước thành viên Liên Hợp Quốc phải cam kết
cung ứng cho Hội đồng Bảo an, căn cứ theo những thoả thuận đặc biệt thông qua
thương lượng đối với những đề xuất của Hội đồng Bảo an, những lực lượng vũ
trang, trợ giúp và các phương tiện cần thiết khác để duy trì hoà bình và an ninh
quốc tế.
Ngoài những vai trò trên của Hội đồng bảo an trong việc giữ gìn hòa bình và
an ninh quốc tế, trong thời gian qua vai trò này còn được thể hiện thông qua những
8



Bài tập học kỳ- Môn Công pháp quốc tế

Trần Diệu Linh- Lớp K1C

hoạt động như chống khủng bố hay thành lập tòa án xét xử tội phạm chiến tranh.
Với nguy cơ khủng bố ngày càng nguy hiểm cả về tính chất và mức độ đối với an
ninh các quốc gia trên thế giới, đặc biệt sau vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 tại Mỹ,
Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đã ra Nghị quyết số 1373 (2001) về thành lập Ủy
ban chống khủng bố trực thuộc Hội đồng bảo an. Ủy ban này có vai trò điều phối
quá trình thực hiện các hoạt động chống khủng bố tại các quốc gia thành viên trong
cuộc chiến chống khủng bố. Ủy ban này thực hiện nhiệm vụ thông qua việc hoạch
định kế hoạch hỗ trợ hoặc giúp đỡ các quốc gia thông qua bản báo cáo của các
quốc gia gửi Ủy ban. Ủy ban còn thúc đẩy các quốc gia trong việc phê chuẩn các
công ước về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, công ước về chống khủng
bố… Ngoài ra, Hội đồng bảo an còn thông qua rất nhiều những Nghị quyết có liên
quan đến phòng, chống khủng bố như Nghị quyết 1624 về các biện pháp bổ sung
chống các hành vi kích động khủng bố (2005); Nghị quyết 1455 về nhấn mạnh
nhiệm vụ của Ủy ban các lệnh trừng phạt 1267; một số nghị quyết khác nhưu Nghị
quyết 1465 và 1561…[1].
Một vai trò quan trọng khác của Hội đồng bảo an trong việc giữ gìn hòa bình
và an ninh quốc tế đó là việc thành lập các tòa án xét xử tội ác quốc tế. Trong thực
tế, những hành động đe dọa dung vũ lực hoặc dung vũ lực nhằm tạo ra xung đột vũ
trang giữa các quốc gia đều bắt nguồn từ các quyết định của những người lãnh đạo
đất nước hay các tổ chức chính trị, tôn giáo. Với những người đã đưa ra các kết
luận hoặc quyết định đi ngược lại với lợi ích của pháp luật quốc tế và lợi ích dân
tộc, quốc gia, gây hậu quả nghiêm trọng tới hòa bình và an ninh quốc gia, thế giới
cũng như cuộc sống của thường dân thì buộc họ phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý
cá nhân. Tuy nhiên, đối với những người đã từng giữ các vị trí chủ chốt trong bộ
máy nhà nước hoăc những đảng phái chính trị, tôn giáo ở quốc gia, việc xét xử


1 Trang thông tin điện tử của Tổ chức Liên Hợp quốc về Ủy ban phòng chống khủng bố
9


Bài tập học kỳ- Môn Công pháp quốc tế

Trần Diệu Linh- Lớp K1C

những người này của tòa án quốc gia gặp rất nhiều khó khăn [1]. Vì vậy, kế thừa mô
hình của Tòa án chiến tranh Nurumbec và Tokyo, sự ra đời của Tòa án hình sự cho
Nam Tư cũ (ICTY) năm 1993[2] và Tòa án hình sự Ruanđa (ICTR) năm 1994[3] đã
đánh dấu sự xuất hiện lần đầu tiên những thiết chế tư pháp hình sự thực sự mang
tính chất quốc tế xét xử tội ác quốc tế. Việc thành lập các Tòa án hình sự ad-hoc
được Hội đồng bảo an căn cứ trên cơ sở quy định của Chương VII Hiến chương
Liên hợp quốc, nó được coi là cơ quan trực thuộc của Hội đồng bảo an, cụ thể là
thành lập theo Điều 29 Hiến chương Liên hợp quốc. Ngoài ra Liên hợp quốc còn
thành lập Tòa án hình sự quốc tế ICC. Với chức năng là cơ quan tư pháp hình sự,
ICC tồn tại như một tổ chức quốc tế độc lập, được thành lập trên cơ sơ điều ước ký
kết giữa các quốc gia, có tư cách pháp nhân quốc tế, có năng lực pháp lý cần thiết
cho việc hoàn thành các nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, Liên hợp quốc vẫn đóng
vai trò quan trọng trong việc thành lập, xây dựng Quy chế và bảo đảm hoạt động
của ICC.
Vai trò gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc còn thể hiện thông qua việc thành
lập Tòa án hình sự đặc biệt. Khác với ICC và Tòa án hình sự ad-hoc, Tòa án hình
sự đặc biệt được thành lập trên cơ sở Nghị quyết của Hội đồng bảo an nhằm thực
hiện thẩm quyền của cơ quan này trên cơ sở Chương VII Hiến chương Liên hợp
quốc. Nó không phải là cơ quan xét xử thường trực, được hình thành trên cơ sở các
Điều ước quốc tế, bản chất của nó là tòa án hình sự quốc gia những được quốc tế
hóa thông qua sự hợp tác với Liên hợp quốc, nhằm xét xử các tội ác quốc tế đã

được thực hiện trên lãnh thổ các quốc gia. Như vậy, có thể thấy việc thành lập
những tòa án hình sự đặc biệt này có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển
những thiết chế hình sự nhằm trừng phạt những cá nhân, tổ chức đã phạm tội ác
1

1

2

2

3

3

Giáo trình Luật Quốc tế, Trường ĐH Luật Hà Nội, Nxb.CAND, 2012, T315

Nghị quyết số 827 ngày 25/5/1993 của HĐBA Liên Hợp Quốc thành lập Tòa án hình sự
cho Nam Tư cũ thông qua quy chế của Tòa án
Nghị quyết 955 ngày 8/11/1994 của HĐBA Liên hợp quốc thành lập Tòa án hình sự Ruanđa
và thông qua quy chế của Tòa án
10


Bài tập học kỳ- Môn Công pháp quốc tế

Trần Diệu Linh- Lớp K1C

quốc tế, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh và hòa bình của quốc gia cũng
như quốc tế. Nó cũng có ý nghĩa quan trọng đối với việc tích cực góp phần vào

công cuộc tái thiết, hòa giải dân tộc ở những quốc gia đã xảy ra xung đột, chia rẽ.
1.1.3.

Hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc
Là một biện pháp do Liên hợp quốc thiết lập và phát triển nhằm đóng góp
vào việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Trong Hiến chương Liên hợp quốc
cũng không quy định cụ thể về khái niệm gìn giữ hòa bình, tuy nhiên nó được hiểu
là biện pháp được sử dụng ở mức độ cao hơn các biện pháp giải quyết hòa bình các
tranh chấp nhưng chưa ở mức mạnh mẽ như các biện pháp cưỡng chế hoặc quân sự
được ghi trong Hiến chương. Hoạt động gìn giữ hòa bình với sự tham gia của các
thành viên quân sự, nhằm mục đích làm ổn định tình hình trong khu vực xung đột,
tạo ra những điều kiện thuận lợi giải quyết xung đột một cách hòa bình cũng như
khôi phục trở lại và duy trì hòa bình. Đây có thể được xem như một phương cách
linh hoạt được quốc tế chấp nhận để kiểm soát các cuộc khủng hoảng và tăng
cường giải quyết hòa bình các cuộc tranh chấp. Liên hợp quốc thành lập Hội đồng
gìn giữ hòa bình trên cơ sở một số điều kiện cơ bản:
Thứ nhất, phải có một nước hay một nhóm nước thành viên của Liên hợp
quốc hoặc Tổng thư ký của Liên hợp quốc đề nghị thành lập, và đề nghị này trước
hết phải được sự đồng ý của các bên liên quan tới cuộc tranh chấp, những hoạt
động này sẽ không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước chủ nhà cũng như
không đứng về một bên để chống lại bên kia.
Thứ hai, đề nghị đó phải được sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng quốc tế, đặc
biệt là phải được Hội đồng bảo an Liên hợp quốc thông qua.
Thứ ba, các nước thành viên phải tình nguyện gửi quân để hoạt động theo
lệnh của Tổng thư ký.
Tổng thư ký sẽ phải thường xuyên báo cho Hội đồng bảo an tình hình liên
quan tới Hội đồng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp quốc để Hội đồng bảo an quyết
định những kế hoạch hoạt động tiếp theo.
Hiện nay, có hơn 120 quốc gia trên thế giới có quân tham gia vào hoạt động
gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, trong đó các nước thường xuyên gửi quân như

11


Bài tập học kỳ- Môn Công pháp quốc tế

Trần Diệu Linh- Lớp K1C

Mỹ, Nga, Áo, Canada và các nước Bắc Âu. Hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên
hợp quốc được thực hiện dưới sự lãnh đạo chung của Hội đồng bảo an. Nhiệm vụ
đầu tiên của lực lượng giữ gìn hòa bình là giúp kiểm soát và giải quyết các cuộc
xung đột vũ trang giữa các quốc gia. Hoạt động của lực lượng gìn giữ hòa bình
không chỉ giới hạn ở các hoạt động quân sự, mà còn đóng vai trò của cảnh sát dân
sự và các chuyên viên dân sự. Mục đích của hoạt động này là lực lượng gìn giữ hòa
bình cũng được mở rộng, từ việc giải quyết xung đột vũ trang đến các hoạt động
tạo điều kiện cho chính quyền hợp pháp được thành lập. Để thực hiện nhiệm vụ đó,
lực lượng gìn giữ hòa bình phối hợp với các chính phủ, tổ chức phi chính phủ và
dân cư địa phương trong việc cứu trợ, tái hòa nhập, tổ chức, bầu cử… Hơn 60 năm
xây dựng và hoạt động, Liên hợp quốc đã tiến hành hơn 69 hoạt động gìn giữ hòa
bình và đã thực hiện nhiều nhiệm vụ thành công trong việc gìn giữ hòa bình ở
nhiều khu vực khác nhau trên thế giới, như Campuchia, El Salvador, Guatemala,
Mozambique, Nambia và Tajikistan…[1]
Chương VII Hiến chương Liên hợp quốc còn trao quyền quyết định sử dụng
lực lượng vũ trang để can thiệp, áp dụng biện pháp cưỡng chế quân sự nhằm đem
lại hòa bình.
Ngoài ra, hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc còn có nghĩa là hoạt
động của lực lượng vũ trang không sử dụng vũ khí, được thực hiện với sự đồng ý
của các bên tham chiến, chuyên làm nhiệm vụ quan sát việc tuân thủ thỏa thuận về
ngừng bắn. Mục đích của hoạt động này là tập trung toàn bộ cố gắng ngoại giao để
1.2.


đạt được những thành tựu giải quyết tranh chấp bằng con đường chính trị.
Biện pháp An ninh khu vực
Ngoài hệ thống an ninh tập thể được Liên hợp quốc sử dụng như cách thức
hiệu quả trong việc duy trì và bảo vệ hòa bình, an ninh thế giới, Hiến chương Liên
hợp quốc cũng có quy định về việc xây dụng hệ thống an ninh khu vực. Chương
VIII quy định về các điều ước và các tổ chức quốc tế khu vực trong việc quyết định

11

http://www/un.org/en/peacekeeping
12


Bài tập học kỳ- Môn Công pháp quốc tế

Trần Diệu Linh- Lớp K1C

các vấn đề liên quan đến giữ gìn hòa bình và an ninh trong từng khu vực địa lý, và
với điều kện những điều ước này phù hợp với các nguyên tắc của luật quốc tế.
Điều 52 Hiến chương quy định “Không một quy định nào trong Hiến chương
này cản trở sự tồn tại của những Hiệp định hoặc những tổ chức khu vực nhằm giải
quyết các vấn đề liên quan đến duy trì hòa bình và an ninh quốc tế bằng những
hành động có tính chất khu vực, miễn là những hiệp định hoặc tổ chức ấy và những
hoạt động của chính phải phù hợp với Mục đích và Nguyên tắc của Liên hợp
quốc”.
Điều 33 Hiến chương quy định: “1. Các bên đương sự trong các cuộc tranh
chấp, mà việc kéo dài các cuôc tranh chấp ấy có thể đe dọa đến hòa bình và an
ninh quốc tế, trước hết phải cố gằng tìm cách giải quyết tranh chấp bằng con
đường đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, trọng taifm tòa án, sử dụng những
tổ chức hoặc những hiệp định khu vực, hoặc bằng các biện pháp hòa bình khác tùy

theo sự lựa chọn của mình. 2. Hội đồng Bảo an, nếu thầy cần thiết, sẽ yêu cầu các
đương sự giải quyết tranh chấp của họ bằng các biện pháp nói trên.
Như vậy, có thể thấy rằng, Liên hợp quốc luôn ủng hộ các bên tự giải quyết
tranh chấp bằng con đường hòa bình theo những cách khác nhau, trong đó ưu tiên
sử dụng các hiệp định khu vực phù hợp với nguyên tắc của pháp luật quốc tế. Trong
trường hợp các bên không tự giải quyết được thì mới đưa ra Hội đồng bảo an. Liên
hợp quốc cũng đưa ra mối quan hệ giữa Hội đồng bảo an với hiệp định khu vực tại
khoản 2 Điều 33 đó là vai trò thúc đẩy giải quyết những tranh chấp đó trong khuôn
khổ các điều ước song phương, đa phương trong khu vực. Tuy nhiên, để tránh các
bên lợi dụng những hiệp ước nàu để cưỡng chế các bên khác có liên quan, Liên hợp
quốc cũng quy định rõ, không một hành động cưỡng chế nào có thể được thực hiện
trên cơ sở điều ước quốc tế khu vực khi chưa được sự cho phép của Hội đồng bảo
an, trừ trường hợp đó là việc áp dụng những biện pháp nhằm cản trở sự phục hồi
của chính sách xâm lược từ phía các nước trong chiến tranh thế giới thứ II đã chống
2.

các nước đồng minh.
Giải trừ quân dự bị
13


Bài tập học kỳ- Môn Công pháp quốc tế

Trần Diệu Linh- Lớp K1C

Ngay từ khi bắt đầu được thành lập Liên hợp quốc đã quan tâm tới vấn đề
giải trừ quân dự bị và vũ khí nhằm thiết lập một cơ chế an toàn cho hòa bình và an
ninh quốc tế. Chính vì thế, những nguyên tắc giải trừ quân dự bị lần đầu tiên được
đề cập trong Hiến chương Liên hợp quốc tại các điều 11, điều 26 và điều 47. Điều
11 quy định “1. Đại hội đồng có thể xem xét những nguyên tắc chung về sự hợp tác

để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, kể cả những nguyên tắc giải trừ quân dự bị,
hạn chế vũ trang và dựa trên những nguyên tắc ấy đưa ra những kiến nghị cho các
thành viên Liên hợp quốc, hay cho Hội đồng Bảo an, hoặc cho cả các thành viên
Liên hợp quốc và Hội đồng bảo an”. Theo đó, Hội đồng bảo an có trách nhiệm xây
dựng một kế hoạch về hệ thống điều chỉnh vũ khí thông qua sự hỗ trợ của Ủy ban
Tham mưu quân sự (quy định tại Điều 26 và Điều 47- Hiến chương), sau đó trình
lên các nước thành viên Liên hợp quốc.
Năm 1946, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thành lập Ủy ban năng lượng
nguyên tử, nhằm mục đích kiểm soát vũ khí hạt nhân và đảm bảo vũ khí hạt nhân
chỉ được sử dụng trong hòa bình.
Năm 1947, Đại hội đồng thành lập thêm một ủy ban về Vũ khí thông thường
(không phải vũ khí hạt nhân), nhằm mục đích đề xuất việc giảm thiểu sủ dụng các
loại vũ khí thông thường và lực lượng vũ trang. Tuy nhiên, do những hoàn cảnh
khác nhau, ủy ban này hoạt động cũng không hiệu quả như mong muốn.
Năm 1952, Đại hội đồng đã quyết định kết hợp hay ủy ban này lại thành Ủy
ban giải trừ quân dự bị của Liên hợp quốc, trực thuộc Hội đồng Bảo an với nhiệm
vụ chung về các vấn đề giải trừ quân dự bị.
Năm 1978, phiên họp đặc biệt đầu tiên của Đại hội đồng về giải trừ quân dự
bị đó là thành lập một Ủy ban Giả trừ quân dự bi (UNDC) là mộ cơ quan trực thuộc
Đại hội đồng vả bao gồm tất cả các nước thành viên của Liên hợp quốc. Ủy ban
này có nhiệm vụ thảo luận, xem xét và đưa các kiến nghị về các vấn đề khác nhau
liên quan trong lĩnh vực giải trừ quân dự bị và được báo cáo hằng năm lên Đại hồi
đồng.[1]
11

The UN and Disament, Derek Boothby, 2002, No.1
14


Bài tập học kỳ- Môn Công pháp quốc tế


Trần Diệu Linh- Lớp K1C

Chương trình giải trừ quân dự bị toàn diện và triệt để được Liên hợp quốc
khởi xướng từ năm 1959 thông qua Nghị quyết của Đại hội đồng ngày 20/11/1959.
Nội dung giải trừ quân dự bị [2] bao gồm giải trừ vũ khí hạt nhân và giải trừ các loại
vũ khí hủy diệt hàng loạt khác. Hoạt động giải trừ quân dự bị được thể hiện qua rất
nhiều điều ước quốc tế liên quan như: Công ước 1972 về cấm nghiên cứu, sản xuất,
tang trữ vũ khí độc hại và phá hủy chúng (có hiệu lực từ 1975); Công ước năm
1993 về cấm nghiên cứu, sản xuất, tàng trữ, sử dụng vũ khí hóa học và phá hủy
chúng (có hiệu lực từ 1997); Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân trong khí quyển,
trong vũ trụ
và dưới nước năm 1963; Hiệp ước về cấm đặt vũ khí hạt nhân, các vũ khí giết
người hàng loạt ở đáy biển, đáy đại dương năm 1971…
Các biện pháp củng cố lòng tin và bảo đảm an ninh quốc tế
Ngoài những phương thức giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế được đề cập

3.

bên trên, biện pháp củng cố lòng tin và bảo đảm an ninh quốc tế cũng là biện pháp
quan trọng được Liên hợp quốc nỗ lực kêu gọi các quốc gia trên thế giới áp dụng
-

để có thể giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế.
Biện pháp củng cố lòng tin: là các biện pháp tổ chức- kỹ thuật riêng biệt do các
quốc gia cùng nhau xây dựng, nhằm đạt tới sự hiểu biết lẫn nhau, giảm trừ đối
kháng quân dự, ngăn chặn các cuộc tấn công bất ngờ hoặc các cuộc xung đột không
tuyên bố, trong đó có xung đột hạt nhân. Đó là các biện pháp quan sát, thông báo,
thông tin, trao đổi thông tin về vũ khí, về lực lượng vũ trang và hoạt động quân sự.
Trong thời gian qua đã có rất nhiều những thỏa thuận được ký kết giữa các quốc gia

hướng tới việc thiết lập các biện pháp về làm giảm nguy cơ xuất hiện chiến tranh

-

hạt nhân.
Biện pháp bảo đảm an ninh quốc tế: Luật quốc tế phân biệt các biện pháp bảo đảm
an ninh quốc tế thành các biện pháp chủ động (là việc các cường quốc hạt nhân
cam kết giúp đỡ bất kỳ quốc gia không hạt nhân nào trong trường hợp bị đe dọa sử
dụng vũ khí hạt nhân) và các biện pháp thụ động (là cam kết của các cường quốc
Trang thông tin điện tử của Liên hợp quốc www.un.org; Trang thông tin điện tử của Bộ ngoại
giao Việt Nam www.mofahcm.gov.vn
22

15


Bài tập học kỳ- Môn Công pháp quốc tế

Trần Diệu Linh- Lớp K1C

hạt nhân kiềm chế không sử dụng vũ khí hạt nhân chống các quốc gia không sở hữu
vũ khí hạt nhân).
Kết quả và những hạn chế, thử thách trong vai trò duy trì hòa bình và an ninh

III.
1.

quốc tế của Liên hợp quốc
Kết quả
Trải qua một chặng đường gian khó 70 năm trong vai trò thiên sứ hòa bình,

xây dựng tình đoàn kết, hữu nghị giữa các dân tộc, thúc đẩy sự phát triển toàn diện
của nhân loại, Liên hợp quốc có những đóng góp không thể phủ nhận.
Qua những thăng trầm lịch sử, nhất là thời kỳ Chiến tranh lạnh, Liên hợp
quốc vẫn được duy trì là một diễn đàn hòa bình để các bên đối thoại, góp phần giải
tỏa những căng thẳng, ngăn chặn tình trạng leo thang trở thành cuộc Chiến tranh
thế giới thứ ba. Liên hợp quốc tích cực đóng vai trò trung gian hòa giải nhiều cuộc
khủng hoảng quốc tế thông qua thương lượng, sáng kiến giải pháp hòa bình cho
hàng trăm cuộc xung đột ở các khu vực.
Phạm vi, quy mô các vấn đề mà Liên hợp quốc giải quyết được mở rộng,
không chỉ các cuộc xung đột giữa các quốc gia mà còn quyết định tiến hành chiến
tranh trừng phạt (chiến tranh vùng Vịnh Péc-xích năm 1990), hoặc trực tiếp giải
quyết các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo, tham gia xây dựng thể chế sau xung đột,
như tại Nam Tư cũ, Đông Ti-mo, I-rắc,... chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apác-thai, chống khủng bố, xóa bỏ chủ nghĩa thực dân đế quốc, giải trừ vũ khí hạt
nhân, ngăn chặn phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, cấm thử và chống phổ biến vũ
khí hạt nhân, thành lập lực lượng gìn giữ hòa bình, theo dõi các lực lượng tham
chiến ở các vùng xung đột rút quân, giám sát bầu cử, hỗ trợ tái thiết. Hiện nay, Liên
hợp quốc đã hoàn thành 55 nhiệm vụ và đang triển khai 16 nhiệm vụ gìn giữ hòa
bình trên thế giới.
Trong nỗ lực bảo đảm an ninh quốc tế, Hội đồng Bảo an có 4 tiểu ban chuyên
xử lý khủng bố bằng cách trừng phạt, thông qua báo cáo của các quốc gia thành
viên, xác định điểm yếu tồn tại trong các chiến lược, trong hệ thống pháp luật và
thực thi chính sách chống khủng bố của những nước này. Đại hội đồng đã thông
16


Bài tập học kỳ- Môn Công pháp quốc tế

Trần Diệu Linh- Lớp K1C

qua công ước toàn cầu thứ 13 nghiêm cấm một số loại hình hành động khủng bố cụ

thể, như khủng bố hạt nhân. Với sự can thiệp của Liên hợp quốc, nhiều cuộc xung
2.

đột đã được giải quyết, cứu được sinh mạng của hàng triệu người.
Liên hợp quốc trước một số thách thức
Trước tình hình thế giới tiếp tục thay đổi với nhiều diễn biến phức tạp, khó
lường, Liên hợp quốc đã bộc lộ một số hạn chế. Trên thực tế, không phải mọi
trường hợp, các hoạt động giữ gìn hòa bình của Liên hợp quốc đều thành công như
mong đợi, mà ngược lại nó hoàn toàn thất bại, ví dụ trường hợp Boxnhia và
Hecxegovina, Somali (đầu những năm 90). Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những
thất bại này của Liên hợp quốc, tuy nhiên một trong những nguyên nhân chính đó
là nhiệm vụ của Hội đồng bảo an trong trường hợp này không được ghi nhận rõ
ràng, những nhiệm vụ được đặt ra trước hoạt động giữ gìn hòa bình vượt ra ngoài
khuôn khổ giữ gìn hòa bình, ví dụ yêu cầu áp dụng cưỡng chế trong điều kiện thiếu
sự lãnh đạo chính trị vững chắc của Hội đồng bảo an; thiếu nhân viên có kinh
nghiệm… Điều này đã đặt ra nhiều thách thức đối với Liên hợp quốc:
Thứ nhất, cải tổ Liên hợp quốc. Những sáng kiến cải tổ Liên hợp quốc đã
được khởi động từ ngay khi tổ chức này ra đời vào năm 1945. Nhiều quốc gia bày
tỏ quan ngại về hiệu quả hoạt động của Ban Thư ký, sự trùng lắp các nhiệm vụ,
chương trình hoạt động, sự lãng phí hoặc sử dụng sai mục đích các nguồn lực của
Liên hợp quốc... Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay, các thách thức đối với
nhiều quốc gia, nhất là những quốc gia đang phát triển trên các lĩnh vực kinh tế, xã
hội và môi trường càng đòi hỏi thế giới cần duy trì một cơ chế quản trị toàn cầu bền
vững, ổn định như Liên hợp quốc.
Cứ mỗi 5 năm hoặc 10 năm một lần, Liên hợp quốc lại tiến hành những đợt
cải tổ, tập trung hoạt động của tổ chức này trong suốt hàng thập niên qua. Nhưng
phải tới những năm 90 của thế kỷ trước, Liên hợp quốc mới có một số bước tiến
trong đổi mới hoạt động của Ban Thư ký, làm sống động lại Đại hội đồng, tăng
cường giám sát nội bộ, cải cách hành chính, nâng cao sự thống nhất hành động,
17



Bài tập học kỳ- Môn Công pháp quốc tế

Trần Diệu Linh- Lớp K1C

hoạt động của Hội đồng Nhân quyền [1], ECOSOC và Hội đồng Bảo an Liên hợp
quốc. Để nâng cao sự phối hợp và thống nhất trong hệ thống Liên hợp quốc, trong
năm 2007, các quốc gia thành viên đã thông qua chương trình “Thống nhất Hành
động” (Delivering as One), thí điểm ở 8 quốc gia để lồng ghép các hoạt động của
Liên hợp quốc vào các chương trình quốc gia.
Cải tổ Liên hợp quốc là một quá trình lâu dài, vì đây là một tổ chức đa
phương, phi tập trung và rất phức tạp, chịu ảnh hưởng lớn của các nước lớn đóng
góp nguồn lực tài chính cho hoạt động của Liên hợp quốc [1]. Những khó khăn trong
việc cải tổ Liên hợp quốc cũng phản ánh bất đồng về chính trị giữa các chủ thể
trong quan hệ quốc tế, những căng thẳng, khoảng cách phát triển và bất bình đẳng
ngày càng gia tăng giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển, những khác biệt
về ý thức hệ, về chủ quyền quốc gia...
Thứ hai, hạn chế và thách thức đối với Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Đây
là cơ quan có quyền lực cao nhất trong các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh
quốc tế và là cơ quan duy nhất có quyền áp dụng các biện pháp chế tài để thực thi
chức năng, tham gia giải quyết xung đột [2]. Tuy nhiên, sẽ là một thách thức lớn đối
với Liên hợp quốc khi xuất hiện xung đột lợi ích giữa các thành viên thường trực
Hội đồng Bảo an, dẫn đến bế tắc trong hoạt động của tổ chức này [3]. Điều này thể
hiện rõ nhất trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Hội đồng Bảo an dường như bị “tê
liệt”, thụ động hoàn toàn trước sự tranh giành ảnh hưởng giữa các nước lớn là
11 Tháng

3-2006, Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua một nghị quyết thay thế Ủy ban Nhân
quyền bằng Hội đồng Nhân quyền

Theo Báo cáo của Liên hợp quốc, Hoa Kỳ là nước đóng góp tài chính lớn nhất, với tư cách
là một quốc gia, đối với hoạt động của Liên hợp quốc

1

1

2

2

Hiện Hội đồng Bảo an có 15 thành viên, trong đó 5 thành viên thường trực có quyền phủ

quyết
3

Xung đột lợi ích khi một nước thành viên thường trực có liên quan trực tiếp đến một vấn đề
có quyền sử dụng quyền phủ quyết để ngăn chặn hành động tập thể của Hội đồng Bảo an (như
trường hợp chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên năm 1953-1954, vấn đề Trung Đông, chiến
tranh I-rắc, vấn đề vũ khí hóa học ở Xy-ri...)
3

18


Bài tập học kỳ- Môn Công pháp quốc tế

Trần Diệu Linh- Lớp K1C

thành viên thường trực. Khi Chiến tranh lạnh kết thúc, các nước thành viên thường

trực Hội đồng Bảo an đã giảm đối đầu, đối kháng về ý thức hệ, có sự thỏa hiệp và
hợp tác, nhưng vẫn đấu tranh nhằm tranh giành ảnh hưởng. Quyền phủ quyết được
coi là một công cụ tối thượng để duy trì cân bằng quyền lực quốc tế, hạn chế các
nước khác. Chính vì vậy, vấn đề cải tổ và mở rộng Hội đồng Bảo an ngày càng
được thảo luận tích cực từ năm 1993 đến nay. Nhiều quốc gia, trong đó có Nhật
Bản, Ấn Độ, Bra-xin, Đức đề nghị mở rộng thành viên, tạo thêm cơ hội cho nhiều
quốc gia tham gia cơ quan này của Liên hợp quốc; đề xuất đổi mới quy chế đối với
các thành viên thường trực mới, và xem xét nên hay không nên hạn chế quyền phủ
quyết. Việc cải tổ Hội đồng Bảo an một cách triệt để sẽ có tác động sâu rộng đến
quyền lợi của nhiều nước thành viên và tiến trình cải tổ chung của Liên hợp quốc
nên các nước thành viên Hội đồng Bảo an phản ứng còn rất dè dặt, thận trọng.
Thứ ba, hạn chế nguồn lực và ảnh hưởng từ bên ngoài. Một thách thức lớn
đối với hoạt động của Liên hợp quốc chính là nguồn lực hạn chế khi tiến hành cải
tổ Liên hợp quốc một cách toàn diện và sâu rộng; vấn đề lạm dụng “quyền được
điều chỉnh túi tiền”. Hiện nay 82% số nguồn tài trợ cho Liên hợp quốc là của các
khối và các nước phát triển, như Mỹ, Nhật Bản, EU, Ca-na-đa... Những nước này
hiện đang bị chỉ trích là lạm dụng quyền để tác động, chi phối chương trình nghị sự
cải cách Liên hợp quốc theo hướng có lợi cho mình.
Ngoài ra, quan hệ phức tạp giữa các quốc gia thành viên bên ngoài hệ thống
Liên hợp quốc cũng là thách thức lớn bởi tính chất độc lập với Liên hợp quốc,
nhưng có thể ảnh hưởng đến cách thức hợp tác giữa các quốc gia này trong khuôn
khổ Liên hợp quốc nhằm đạt được mục tiêu chung. Những cuộc xung đột chính trị,
quân sự, lợi ích địa chính trị, khác biệt về sắc tộc, tôn giáo, mâu thuẫn kinh tế
thương mại là những thách thức tiềm tàng đối với các ưu tiên hợp tác giữa các nước
thành viên Liên hợp quốc và sự nghiệp cải tổ chung của Liên hợp quốc.
IV.

Phương hướng hoàn thiện và phát huy vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề
duy trì hòa bình và an ninh quốc tế
19



Bài tập học kỳ- Môn Công pháp quốc tế

Trần Diệu Linh- Lớp K1C

Các sứ mệnh duy trì hòa bình với tính chất, quy mô ngày càng phức tạp,
những
biến chuyển nhanh chóng của môi trường hòa bình, an ninh quốc tế cũng như
nguồn ngân sách chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang đòi hỏi
sự tăng cường hợp tác giữa Liên hợp quốc, tổ chức khu vực, quốc gia thành viên và
cộng đồng quốc tế trên lĩnh vực liên quan.
Với tư cách là chủ thể đóng góp nhân lực chủ chốt cho hoạt động gìn giữ hòa
bình, các nước không liên kết và đang phát triển có quyền tham gia xứng đáng vào
cơ chế lập chính sách, ra quyết định tại trụ sở và thực địa và do đó cần thúc đẩy cơ
chế phối hợp giữa Ban Thư ký, Hội đồng bảo an và các quốc gia đóng góp quân,
cảnh sát thep khuyến nghị tại các nghị quyết liên quan của Hội đồng bảo an.
Để các hoạt động duy trì hòa bình có hiệu lực và hiệu quả hơn cần đảm bảo
sự phối hợp nhịp nhàng để phát huy tối đa nguồn lực hiện có, đồng thời cần tiến
hành trên cơ sở tuân thủ các mục đích, các nguyên tắc quy định trong Hiến chương
Liên hợp quốc và những nguyên tắc cơ bản được cộng đồng quốc tế thừa nhận như
sự đồng ý của các bên liên quan, không sử dụng vũ lực ngoại trù mục đích tự vệ
khách quan, tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, độc lập chính trị của tất cả các
quốc gia và không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác.
Hoạt động gìn giữ hòa bình cần được đặt trong tương quan nỗ lực chung
nhằm giải quyết toàn diện các nguyên nhân gốc rễ của xung đột trên cơ sở đánh giá
kỹ bối cảnh thực địa, bảo đảm quyền tự chủ của quốc gia, khuyến khích các bên
liên quan đối thoại và giải quyết hòa bình tranh chấp, đồng thời phát huy năng lực
của Liên hợp quốc trong lĩnh vực ngoại giao phòng ngừa, trung gian hòa giải, kiến
tạo hòa bình và xây dựng sau xung đột.

Để hoạt động duy trì và gìn giữ hòa bình đáp ứng được nhu cầu hiện nay
cũng như trong tương lai, một trong những ưu tiên hàng đầu là Hội đồng Bao an và
các nước đóng góp quân phải đạt được sự đồng thuận rõ rang hơn về vai trò và
20


Bài tập học kỳ- Môn Công pháp quốc tế

Trần Diệu Linh- Lớp K1C

chức năng bảo vệ thường dân của các lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.
Liên hợp quốc và các nước thành viên cần đạt được sự thống nhất về các vấn đề
chính trị, chiến lược và hoạt động liên quan đến nhu cầu gìn giữ hòa bình đang tăng
nhanh trên thế giới hiện nay và nêu rõ cộng đồng quốc tế cần tập trung nâng cao
khả năng hoạt động, chứ không phải chỉ đơn thuần tăng thêm quân số của lực
lượng Liên hợp quốc.
C- KẾT LUẬN
Trong những năm qua, thế giới đã chứng kiến và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ
của hàng loạt cuộc khủng hoảng, từ các thảm họa thiên nhiên tới các biến động
kinh tế- xã hội, các xung đột, mâu thuẫn, chiến tranh. Trước những thách thức đó,
Liên hợp quốc đã chứng tỏ vai trò không thể phủ nhận trong việc tập hợp các
nguồn lực và phối hợp các nguồn lực toàn cầu để giải quyết các vấn đề này. Trong
một thế giới với những thách thức phức tạp, Liên hợp quốc là tổ chức quốc tế mà
tất cả các nước thành viên, dù lớn hay nhỏ, mạnh hay yếu, đều có thể trông cậy.
Liên hợp quốc- tổ chức duy nhất có thành viên trên khắp thế giới, có phạm vi can
thiệp và tính hợp pháp trên toàn cầu- sẽ có vị thế tốt hơn để chỉ đạo và phối hợp
những nỗ lực toàn cầu trong việc tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề hiện nay, đặc
biệt là trong vấn đề duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
Tóm lại, qua những phân tích ở trên chúng ta có thể thấy được vai trò quan
trọng của Liên hợp quốc qua thực tiễn 70 năm qua, những tác động tích cực, to lớn

đến mọi mặt đời sống xã hội. Từ con số 51 quốc gia thành viên vào năm 1951, Liên
hợp quốc hiện nay có gần 200 quốc gia thành viên và trở thành một hệ thống toàn
diện gồm các cơ quan chính nêu trên, nhiều cơ quan phụ trợ, 20 tổ chức chuyên
môn và 5 Ủy ban kinh tế- xã hội đặt ở các khu vực. Duy trì hòa bình và an ninh
quốc tế là mục đích quan trọng nhất của Liên hợp quốc, tuy nhiên, thực tế hiện nay
cũng đăng đặt ra vấn đề cần hoàn thiện hơn nữa tổ chức quốc tế này nhằm thực
hiện nhiệm vụ duy trì hòa bình, an ninh quốc tế đạt hiệu quả cao hơn.
21


Bài tập học kỳ- Môn Công pháp quốc tế

Trần Diệu Linh- Lớp K1C

Trên đây là những nghiên cứu của em về đề tài :“Phân tích vị trí, vai trò của
Liên hợp quốc trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới”. Do phạm vi kiến
thức còn nhiều hạn chế, bài làm khó tránh khỏi sai sót. Kính mong thầy cô góp ý để
em có thể hoàn thiện hơn vốn kiến thức của mình.
Em xin chân thành cám ơn.
1.
2.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Luật Quốc tế, Trường Đại Học Kiểm Sát Hà Nội, Hà Nội, 2015.
Giáo trình Luật Quốc tế, Trường Đại Học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà

3.
4.

Nội, 2012.

Hiến chương Liên hợp quốc 1945.
Nghị quyết số 827 ngày 25/5/1993 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc
thành lập Tòa án hình sự cho Nam Tư cũ và thông qua quy chế của Tòa án;
Sau đó bằng Nghị quyết 1166 ngày 13/5/1998, Hội đồng bảo an đã sửa đổi

5.

Quy chế của Tòa án.
Nghị quyết 955 ngày 8/11/1994 của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc thành
lập tòa án hình sự Ruanđa và thông qua Quy chế của Tòa án. Quy chế này
sau đó được sửa đổi bới Nghị quyết 1166 ngày 13/5/1998, Hội đồng bảo an

6.
7.
-

đã sửa đổi Quy chế của Tòa án.
The UN and Disament, Derek Boothby, 2002, No.1.
Website:
Trang thông tin điện tử của Liên hợp quốc

www.un.org



www.un.org/en/peacekeeping
Trang thông tin điện tử của Bộ ngoại giao Việt Nam www.mofahcm.gov.vn
Trang thông tin điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
/>distribution=35552&print=true


22



×