Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

kinh tế phát triển điều tra biến động và kế hoạch hóa gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.89 KB, 6 trang )

ĐIỀU TRA BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ VÀ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH
1/4/2012: CÁC KẾT QUẢ CHỦ YẾU
I. QUY MÔ VÀ CƠ CẤU DÂN SỐ
1. Quy mô hộ
Năm 2012, số người bình quân một hộ là 3,7 người, của thành thị là 3,6 người
và của nông thôn là 3,8 người. Quy mô hộ của dân số Việt Nam liên tục giảm
trong thập kỷ vừa qua từ 4,5 người/hộ năm 2001 xuống 3,8 người/hộ năm 2011
và 3,7 người/hộ năm 2012. Đồng bằng sông Hồng có số người bình quân một
hộ thấp nhất trong cả nước (3,5 người). Vùng có số người bình quân một hộ
cao nhất là Tây Nguyên (4,0 người).
Biểu 1. Phân bố quy mô hộ trung bình theo thành thị/nông thôn và vùng,
2012

Toàn quốc
Thành thị
Nông thôn
Trung du và miền múi phía Bắc
Đồng bằng sông Hồng
Bắc trung bộ và DH miền Trung
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long

Phân bố phần trăm theo quy mô hộ
5-6
1 người 2-4 người
7+ người
người
7,5
66,4
21,5


4,6
8,2
68,5
18,7
4,7
7,2
65,3
22,9
4,6
5,0
64,7
23,8
6,5
9,8
69,2
18,9
2,1
7,7
65,0
22,9
4,5
4,9
62,6
25,3
7,1
8,0
67,2
19,1
5,6
6,2

65,7
22,8
5,3

Số người
bình quân
3,7
3,6
3,8
3,9
3,5
3,7
4,0
3,7
3,8

Trên phạm vi cả nước và 6 vùng kinh tế - xã hội, số hộ 1 người (hộ độc thân)
và hộ có từ 7 người trở lên chiếm tỷ trọng thấp. Quy mô gia đình nhỏ (hộ có từ
4 người trở xuống) là hiện tượng phổ biến ở nước ta (73,9%), nhất là ở khu vực
thành thị (76,7%). Có sự khác biệt về quy mô hộ theo vùng. Tây Nguyên có tỷ
trọng hộ từ 1 đến 4 người thấp nhất nước (67,5%). Tây Nguyên là nơi cư trú tập
trung của các dân tộc ít người, có mức độ sinh cao và có tập quán sống theo gia
đình nhiều thế hệ. Các vùng còn lại đều có tỷ trọng số hộ từ 1 đến 4 người
chiếm trên 69%.
2. Quy mô dân số
Dân số Việt Nam có đến 1/4/2012 là 88.526.883 người (tăng 915.936 người so
với 1/4/2011). Dân số thành thị là 28.568.744 người, chiếm 32,3% và dân số
nam là 3.792.120 người, chiếm 49,5% tổng dân số. Vùng có quy mô dân số lớn



nhất là Đồng bằng sông Hồng (20.146.759 người), tiếp đến là Bắc Trung Bộ và
Duyên hải miền Trung (19.123.424 người). Tây Nguyên là vùng có số dân ít
nhất (5.338.434 người).
Biểu 2. Quy mô dân số theo giới tính, thành thị/nông thôn và vùng, 2012
Vùng kinh tế - xã hội

Tổng số

Nam

Toàn quốc
Trung du và miền múi phía
Bắc
Đồng bằng sông Hồng
Bắc trung bộ và DH miền
Trung
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long

88526883
11376240

43792120 44734763
5669603 5706637

Thành
thị
28568744
1967945


20146759
19123424

9958023
9466218

10188736
9657206

6299283
5194643

13847476
13928781

5338434
15155176
17386850

2720446
7329740
8648090

2617988
7825436
8738760

1554442
9232389

4320042

3783992
5922787
13066808

Nữ

Nông thôn
59958139
9408295

3. Phân bố dân số
Với mật độ dân số 267 người/km2, Việt Nam là một trong những nước có mật
độ dân số cao trong khu vực cũng như trên thế giới. Mật độ dân số Việt Nam
đứng thứ ba ở khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Phi-líp-pin (321 người/km2) và
Xin-ga-po (7.751 người/km2) và đứng thứ 16 trong số 51 quốc gia và vùng
lãnh thổ ở Châu Á. Mật độ dân số của vùng Đồng bằng sông Hồng cao nhất
nước, đạt 956 người/km2, tiếp theo là vùng Đông Nam Bộ, với mật độ dân số
642 người/km2, hai
vùng này tập trung tới 39,9% dân số cả nước nhưng chỉ chiếm 13,5% diện tích
lãnh thổ. Tây Nguyên là vùng có mật độ dân số thấp nhất cả nước (98
người/km2). Mật độ dân số không đều là một đặc trưng cơ bản của phân bố dân
số Việt Nam
Biểu 3. Phân bố diện tích đất, dân số và mật độ dân số theo vùng, 2012
Vùng kinh tế - xã hội
Toàn quốc
Trung du và miền múi phía Bắc
Đồng bằng sông Hồng
Bắc trung bộ và DH miền Trung

Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long

Diện tích
(%)
100,0
28,8
6,4
29,0
16,5
7,1
12,3

Dân số (%)
100,0
12,9
22,8
21,6
6,0
17,1
19,6

Mật độ dân số
(người/km2)
267
119
956
200
98

642
429


4. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi
Cơ cấu dân số theo giới tính và nhóm tuổi phản ánh bức tranh tổng quát về mức
sinh, mức chết và tốc độ gia tăng dân số của các thế hệ sinh cho đến thời điểm
điều tra. Do mức độ sinh gần đây đã giảm đáng kể trong khi tuổi thọ trung bình
ngày càng tăng đã làm cho dân số nước ta có xu hướng già hoá với tỷ trọng dân
số trẻ giảm và tỷ trọng người già ngày càng tăng.
Biểu 4. Phần trăm dân số theo giới tính và tỷ số giới tính theo nhóm tuổi,
2012
Nhóm tuổi

Tổng số

Nam

Nữ

Tỷ số giới tính

Tổng số
0-4
5-9
10-14
15-19
20-24
25-29
30-34

35-39
40-44
45-49
50-54
55-59
60-64
65+

100,0
8,1
8,0
7,8
8,6
8,4
8,7
7,9
7,6
7,3
6,8
6,2
4,5
3,1
7,1

100,0
8,6
8,4
8,2
8,9
8,6

8,8
7,9
7,7
7,3
6,9
5,8
4,3
2,8
5,8

100,0
7,5
7,5
7,5
8,2
8,2
8,6
7,9
7,6
7,2
6,7
6,5
4,8
3,3
8,4

97,9
112,2
108,5
106,1

106,0
102,8
99,4
98,4
99,0
99,5
101,9
87,5
87,7
81,9
68,0

Tỷ số phụ thuộc chung của nước ta có xu hướng giảm nhanh qua các năm, giảm
từ 78,2% (năm 1989) xuống 63,6% (năm 1999) và 4,9% vào năm 2012. Sự
giảm này chủ yếu là do hiệu quả của công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình
làm giảm tỷ lệ sinh dẫn đến tỷ số phụ thuộc trẻ em giảm mạnh. Tuổi thọ tăng,
người già sống lâu hơn làm cho tỷ lệ phụ thuộc người già tăng. Mức tăng này
vẫn thấp hơn mức giảm sinh nên tỷ số phụ thuộc chung vẫn giảm. Điều đó
chứng tỏ gánh nặng đối với dân số trong độ tuổi có khả năng lao động của nước
ta ngày càng giảm.
Biểu 5: Tỷ số phụ thuộc, 1989-2012
Tỷ số phụ thuộc (%)
1989
Tỷ số phụ thuộc trẻ em (0-14) 69,8
Tỷ số phụ thuộc người già (65+) 8,4

1999
54,2
9,4


2009
35,4
9,3

2010
36,1
9,9

2011
34,9
10,1

2012
34,6
10,3


Tỷ số phụ thuộc chung

78,2

63,6

44,7

46,0

45,0

44,9


Tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi giảm từ 33,1% năm 1999 xuống còn 23,9% năm
2012. Tuổi thọ trung bình của dân số ngày càng cao đã làm cho tỷ trọng người
từ 65 tuổi trở lên tăng. Năm 1999, tỷ trọng những người từ 65 tuổi trở lên là
5,8%. Năm 2009 con số này là 6,4%, và năm 2012 đạt 7,1%. Một trong những
chỉ tiêu quan trọng biểu thị xu hướng già hoá của dân số là chỉ số già hoá, đó là
tỷ số giữa dân số từ 60 tuổi trở lên so với dân số dưới 15 tuổi tính theo phần
trăm. Chỉ số già hoá đã tăng từ 18,2% năm 1989 lên 24,3% năm 1999 và đạt
42,7% năm 2012. Điều đó cho thấy xu hướng già hoá dân số ở nước ta diễn ra
khá nhanh trong hai thập kỷ qua.
Biểu 6. Tỷ trọng (%) dân số theo nhóm tuổi và chỉ số già hóa, 1989-2012
1989
Tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi 39,2
Tỷ trọng dân số từ 15-64 tuổi 56,1
Tỷ trọng dân số từ 60+
7,1
Tỷ trọng dân số 65+
4,7
Chỉ số già hoá
18,2

1999
33,1
61,1
8,0
5,8
24,3

2009
24,5

69,1
8,7
6,4
35,5

2010
24,7
68,5
9,4
6,8
37,9

2011
24,0
69,0
9,9
7,0
41,1

2012
23,9
69,0
10,2
7,1
42,7

III. GIÁO DỤC
1. Tình hình đi học
Gần một phần tư dân số đang theo học một trường nào đó (23,4%). Trong hơn
20 năm qua, tỷ trọng dân số từ 5 tuổi trở lên chưa bao giờ đến trường giảm

đáng kể. Năm 2012 chỉ còn 4,0% dân số từ 5 tuổi trở lên chưa bao giờ đi học,
giảm 0,3 điểm phần trăm so với năm 2011, giảm 0,8 điểm phần trăm so với
năm 2010, giảm 1,1 điểm phần trăm so với năm 2009, giảm hơn 2 lần so với
năm 1999 và hơn 4 lần so với năm 1989.
Biểu 9. Phần trăm dân số từ 5 tuổi trở lên theo tình hình đi học, 1989-2012
Tình hình đi học
Tổng số
Đang đi học
Đã thôi học
Chưa bao giờ đi học

1989
100,0
23,6
58,4
18,0

1999
100,0
27,6
62,6
9,8

2009
100,0
24,7
70,2
5,1

2010

100,0
24,0
71,2
4,8

2011
100,0
23,8
71,9
4,3

2012
100,0
23,4
72,6
4,0

2. Tỷ lệ đi học chung và tỷ lệ đi học đúng tuổi
Cả nước đã hoàn thành phổ cập giáo dục bậc tiểu học. Về giáo dục cấp THCS,
mức độ phổ cập chung cả nước đạt 89,8%. Ở cấp tiểu học, mức độ phổ cập giáo
dục không có sự khác biệt lớn giữa thành thị và nông thôn, chỉ có 2,6 điểm
phần trăm (102,4% so với 105,0%). Trình độ càng cao thì khoảng cách chênh


lệch về phổ cập giáo dục giữa thành thị và nông thôn càng lớn, cụ thể: ở cấp
THCS, mức chênh lệch giữa thành thị và nông thôn là 4,5 điểm phần trăm; ở
cấp THPT, mức chênh lệch là 14,2 điểm phần trăm và ở trình độ cao đẳng và
đại học, mức chênh lệch là 33,1 điểm phần trăm.
Biểu 10. Tỷ lệ (%) nhập học chung và tỷ lệ nhập học đúng tuổi theo cấp
học, thành thị/nông thôn và vùng, 2012

Nơi cư trú và các

Tỷ lệ đi học chung
Tiểu
THCS THPT
học
104,2 89,8
68,7
102,4 93,1
78,9
105,0 88,6
64,7

Toàn quốc
Thành thị
Nông thôn
Các vùng kinh tế xã hội
Trung du và miền
104,6
múi phía Bắc
Đồng bằng sông
102,7
Hồng
Bắc trung bộ và DH 104,5
miền Trung
Tây Nguyên
106,9
Đông Nam Bộ
103,0
Đồng bằng sông Cửu 105,2

Long

Tỷ lệ đi học đúng tuổi
Cao đẳng
Tiểu học
và ĐH
27,7
96,5
50,1
97,1
17,0
96,3

83,9
88,4
82,2

62,5
72,7
58,6

Cao đẳng
và ĐH
19,3
34,8
11,9

THCS THPT

89,0


64,1

12,4

94,8

80,8

56,9

6,6

96,6

83,7

46,4

97,3

92,7

79,0

34,9

92,6

72,6


22,5

97,8

86,4

66,5

15,5

85,5
90,3
81,7

61,8
67,0
54,0

10,0
36,9
18,4

97,1
97,0
95,6

78,5
84,8
75,7


55,5
60,3
47,3

6,1
25,6
11,6

Có xu hướng trái chiều về mức độ phổ cập giáo dục ở hai vùng đồng bằng lớn
của nước ta. Trong khi ở Đồng bằng sông Cửu Long, tỷ lệ đi học chung ở
THCS và THPT là thấp nhất cả nước (tương ứng là 81,7% và 54,0%) thì ở
Đồng bằng sông Hồng, các con số này lại cao nhất cả nước (tương ứng là
96,6% và 83,7%). Điều này cho thấy, phổ cập giáo dục cấp THCS và cấp
THPT là vấn đề đáng quan tâm của Đồng bằng sông Cửu Long.
3. Tình hình biết đọc biết viết
Tỷ lệ biết chữ của dân số 15 tuổi trở lên là 94,7%. Tỷ lệ biết chữ của thành thị
cao hơn nông thôn do có khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, nhờ chính sách phổ cập giáo dục tiểu học
và xóa mù chữ, nên sự chênh lệch về tỷ lệ biết chữ giữa khu vực thành thị và
nông thôn là rất thấp - dưới 5 điểm phần trăm (97,5% ở khu vực thành thị so
với 93,3% ở khu vực nông thôn).


Đồng bằng sông Hồng là vùng có tỷ lệ biết chữ cao nhất (98,0%), thấp nhất là
vùng Trung du và miền núi phía Bắc (89,2%), đây cũng là vùng có sự chênh
lệch về tỷ lệ biết chữ giữa thành thị và nông thôn cao nhất cả nước (10,2 điểm
phần trăm), tiếp theo là Tây Nguyên với mức chênh lệch thành thị - nông thôn
là 6,5 điểm phần trăm trong khi mức chênh lệch này ở các vùng còn lại chỉ
khoảng 3 điểm phần trăm.

4. Trình độ học vấn đã đạt được
Học vấn là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng dân số. Số
liệu trong Biểu 3.4 cho thấy, số người có trình độ học vấn từ trung học cơ sở
trở lên của cả nước chiếm 49,5% tổng dân số từ 5 tuổi trở lên. Có sự chênh lệch
về trình độ học vấn giữa thành thị và nông thôn. Năm 2012, tỷ trọng những
người có trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở lên của thành thị là
37,9%, gấp hơn hai lần so với nông thôn (15,5%).
Có sự khác biệt đáng kể về trình độ học vấn giữa các vùng. Hai vùng có mức
độ phát triển cao nhất về kinh tế - xã hội cũng là nơi thu hút mạnh số người có
học vấn cao là Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ. Tại hai vùng này, số
người tốt nghiệp THPT trở lên chiếm tương ứng 33,0% và 30,4% dân số của
vùng. Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên là hai vùng có tỷ trọng những
người chưa tốt nghiệp tiểu học cao nhất (các con số tương ứng là 30,7% và
24,1%). Đây cũng là những vùng có tỷ trọng tốt nghiệp trung học phổ thông trở
lên thấp nhất, đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu Long (11,5% - gần bằng một
nửa mức chung của cả nước).



×