Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Ảnh hưởng của thiên tai đến sản xuất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam và đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu và thích ứng với các vấn đề của thiên nhiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.55 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
KHOA MÔI TRƯỜNG

------

TIỂU LUẬN
QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

GVHD
HVTH
LỚP
CHUYÊN NGÀNH

: TS. Phạm Thị Kim Thoa
: Nguyễn Thu Phương
: K31.KTMT
: Kỹ thuật môi trường

Đà Nẵng, tháng 5/2016


1


Tiểu luận Quản lý tài nguyên thiên nhiên

PHẦN 1 MỞ ĐẦU
Chúng ta đang sống trong một thế giới mà môi trường có nhiều biến đổi:
khí hậu biến đổi, nhiệt độ trái đất tăng lên, mực nước biển dâng cao, hạn hán, lũ
lụt, ô nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh học… Trong đó, biến đổi khí
hậu là một vấn đề hiện đang được các nước trên thế giới quan tâm sâu sắc.


BĐKH là sự biến đổi các giá trị trung bình nhiều năm của các yếu tố khí
tượng như nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, lượng nước bốc hơi của khí quyển trên
Trái Đất. Theo nghiên cứu mới nhất của Liên hiệp quốc, nguyên nhân dẫn đến
BĐKH 90% do con người gây ra. BĐKH đã và đang tác động mạnh mẽ và gây
nhiều thiệt hại đến các hoạt động kinh tế, đặc biệt là hoạt động sản xuất nông
nghiệp ở các địa phương ven biển.
Quảng Nam là một trong số những địa phương chịu nhiều ảnh hưởng của
BĐKH rõ rệt nhất, hàng năm phải gánh chịu nhiều tổn thất lớn do thiên nhiên
gây ra. Thiên tai, bão lũ diễn biến phức tạp, khó lường, cùng với đó là tình trạng
lũ lớn, sạt lở đất vào mùa mưa, tình trạng hạn hán, thiếu nước, nhiễm mặn vào
mùa nắng; tình trạng sạt lỡ ven sông, ven biển, tình trạng biển xâm thực diễn ra
với mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi
trường, sự phát triển kinh tế-xã hội và đời sống của người dân.
Do đó cần phải nghiên cứu, tìm hiểu hiện trạng, biểu hiện, ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu đặc biệt là thiên tai đến sản xuất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam.
Từ đó, đề xuất một số giải pháp tổ chức quản lý ứng phó với thiên tai cũng như
biện pháp thực tiễn với người dân sản xuất nông nghiệp nhằm đảm bảo thiệt hại
là thấp nhất khi có bất cứ thiên tai nào xảy ra.
Đề tài tiểu luận “Ảnh hưởng của thiên tai đến sản xuất nông nghiệp tỉnh
Quảng Nam và đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu và thích ứng với các vấn
đề của thiên nhiên”

1.1

Đối tượng
2


Tiểu luận Quản lý tài nguyên thiên nhiên


Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề liên quan đến sản xuất nông nghiệp
tỉnh Quảng Nam.
1.2

Phạm vi
Về nội dung: các ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của thiên tai đến sản

xuất của ngành nông nghiệp.
Về không gian: địa bàn các huyện, thành phố tỉnh Quảng Nam.

PHẦN 2 NỘI DUNG TIỂU LUẬN
3


Tiểu luận Quản lý tài nguyên thiên nhiên

2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến phát triển nông nghiệp
tỉnh Quảng Nam
2.1.1. Vị trí địa lý
Quảng Nam thuộc khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, nằm ở trung tâm
của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á
Quảng Nam tiếp giáp với Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Quảng Ngãi, Kom
Tum, Lào và phía Đông giáp với biển Đông rộng lớn.
Do đó, Quảng Nam có nhiều điều kiện phát triển kinh tế - xã hội nói
chung và phát triển nông nghiệp nói riêng.
2.1.2. Địa hình
Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 10.438 km2. Địa hình thấp dần từ
Tây sang Đông và chia làm 3 vùng: vùng núi phía Tây, trung du ở giữa và đồng
bằng ven biển phía Đông.
- Vùng đồi núi phía Tây : vùng có độ cao trung bình 700-800m, hướng thấp

dần từ tây sang đông, gồm 6 huyện. Diện tích đất tự nhiên chiếm 72%
- Vùng trung du : là vùng chuyển tiếp giữa vùng đồi núi ở phía Tây và vùng
đồng bằng ven biển ở phía Đông, độ cao trung bình 100-200m, độ dốc trung
bình 15-200. Địa hình tại đây đặc trung có hình bát úp và lượn sóng.
- Vùng đồng bằng ven biển: có địa hình tương đối bằng phẳng, ít biến đổi,
có độ cao trung bình dưới 30m gồm những dải đồng bằng nhỏ hẹp phía Đông và
những cồn cát, bãi cát ven biển.
2.1.3. Đất đai
Tổng diện tích tự nhiên của Quảng Nam là 1.040.683 ha, được hình thành
từ chín loại đất khác nhau gồm cồn cát và đất cát ven biển, đất phù sa sông, đất
phù sa biển, đất xám bạc màu, đất đỏ vàng, đất thung lũng, đất bạc màu xói mòn
trơ sỏi đá,...
-

Nhóm đất phù sa ven sông là nhóm đất quan trọng nhất trong phát triển

-

cây lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày.
Nhóm đất đỏ vàng vùng đồi núi thuận lợi cho trồng rừng, cây công nghiệp
và cây ăn quả dài ngày.
4


Tiểu luận Quản lý tài nguyên thiên nhiên
-

Nhóm đất cát ven biển đang được khai thác cho mục đích nuôi trồng thủy
sản.
Quảng Nam có nhiều loại đất khác nhau thích hợp cho việc phát triển


nông nghiệp, trồng các loại cây lương thực và cây công nghiệp.
2.1.4. Khí hậu
Khí hậu Quảng Nam phân hoá thành mùa mưa và mùa khô nhưng không
rõ rệt. Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 10 đến tháng 12, mùa khô kéo dài từ
tháng 2 đến tháng 8. Tháng 1 và tháng 9 là các tháng chuyển tiếp với đặc trưng
là thời tiết hay nhiễu loạn và khá nhiều mưa. Mưa phân bố không đều theo
không gian, mưa ở miền núi nhiều hơn đồng bằng.
Vùng Tây Bắc thuộc lưu vực sông Bung (các huyện Đông Giang,
Tây Giang và Nam Giang) có lượng mưa thấp nhất
Vùng đồi núi Tây Nam thuộc lưu vực sông Thu Bồn (các huyện
Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiê Phước và Hiệp Đức) có lượng mưa lớn
nhất.
Trà My là một trong những trung tâm mưa lớn nhất của Việt Nam
với lượng mưa trung bình năm vượt quá 4,000 mm.
Mưa lớn lại tập trung trong một thời gian ngắn trong 3 tháng mùa mưa
trên một địa hình hẹp, dốc tạo điều kiện thuận lợi cho lũ các sông lên nhanh.
Ngoài ra, Quảng Nam còn chịu tác động sâu sắc và thường xuyên của các hiện
tượng thời tiết khắc nghiệt.
Vì vậy, điều kiện khí hậu cùng với yếu tố địa hình đã gây ra nhiều thiên
tai ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động sản xuất nông nghiệp.
2.1.5. Tài nguyên thiên nhiên
2.1.5.1. Tài nguyên rừng
Tỉnh Quảng Nam có 425.921 ha rừng, tỷ lệ che phủ đạt 40,9%; trữ lượng
gỗ của tỉnh khoảng 30 triệu m3. Diện tích rừng tự nhiên là 388.803 ha, rừng
trồng là 37.118 ha. Rừng giàu ở Quảng Nam hiện có khoảng 10 nghìn ha, phân
bố ở các đỉnh núi cao, diện tích rừng còn lại chủ yếu là rừng nghèo, rừng trung
5



Tiểu luận Quản lý tài nguyên thiên nhiên

bình và rừng tái sinh, có trữ lượng gỗ khoảng 69 m3/ha. Các khu bảo tồn thiên
nhiên trên địa bàn tỉnh nằm ở sông Thanh thuộc huyện Nam Giang.
2.1.5.2. Tài nguyên biển
Đường bờ biển dài 125 km, ven biển có nhiều bãi tắm đẹp, nổi tiếng,
như: Hà My (Điện Bàn), Cửa Đại (Hội An), Bình Minh (Thăng Hoa), Tam
Thanh (Tam Kỳ), Bãi Rạng (Núi Thành)... Quảng Nam có bờ biển dài với hai
ngư trường có trữ lượng hải sản lớn, có giá trị, cho phép phát triển tổng hợp kinh
tế biển và du lịch biển.
2.1.5.3. Tài nguyên nước
Quảng Nam có hai hệ thống sông lớn là Vu Gia Thu Bồn (VGTB) và Tam
Kỳ. Do địa hình đồi dốc và lượng mưa lớn nên mạng lưới sông ngòi của tỉnh
Quảng Nam khá dày đặc. Mật độ sông ngòi trung bình là 0.47 km/km2 cho hệ
thống VGTB và 0.6 km/km2 cho các hệ thống sông khác. Mật độ sông ngòi ở
Quảng Nam tương đối lớn, thuận lợi cho việc cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất
cho nhân dân. Đồng thời, cho phép xây dựng nhiều nhà máy thuỷ điện vừa và
nhỏ.
2.1.6. Dân số và nguồn lực lao động
Dân cư tập trung chủ yếu ở các vùng đồng bằng, còn ở miền núi, trung du
còn thưa thớt. Chất lượng nguồn lao động của Quảng Nam trong những năm qua
đã có bước tiến bộ đáng kể nhưng vẫn còn thấp.
2.2 Hiện trạng sản xuất nông nghiệp tỉnh Quảng Nam
2.2.1 Trồng trọt:
Tính chung cả năm 2015, toàn tỉnh đã gieo trồng được 154.337 ha cây
hàng năm, tăng 21 ha so với năm 2014.
Cây lúa gieo cấy được 44.959 ha, trong đó diện tích lúa nước đạt 39.611
ha, lúa rẫy đạt 5.348 ha.
Cây hằng năm khác: Ngô gieo trồng 7.385 ha; sắn 4.381 ha; lạc 1.410 ha;
vừng 2.222 ha; dưa hấu 772 ha do giá thấp, đầu ra không ổn định nên sản lượng

giảm;…
6


Tiểu luận Quản lý tài nguyên thiên nhiên

Sản lượng lương thực có hạt năm 2015 ước đạt 518.553 tấn. Trong đó: sản
lượng lúa ước đạt 461.193 tấn. Sản lượng ngô cả năm ước đạt 57.360 tấn. Sản
lượng các loại cây hàng năm khác năm 2015 đạt thấp do giảm diện tích gieo
trồng.
Cây lâu năm: Tổng diện tích gieo trồng các loại cây lâu năm hiện nay đạt
mức trên 23,6 nghìn ha, trong đó cây công nghiệp lâu năm chiếm trên 61,2%
trong tổng số, cây ăn quả chiếm 32,9%. Cây lâu năm phát triển nhất là cây cao
su, hiện nay cây cao su đã trồng gần 13.000 ha tập trung ở 9 huyện miền núi của
tỉnh. Cây cao su phát triển tốt đã đưa vào khai thác trên 2.175 ha, sản lượng mủ
năm 2015 ước đạt 2.900 tấn. Vì vậy, ngành cao su và nhiều địa phương trong
tỉnh đã giãn tiến độ đầu tư, hạn chế việc trồng mới mở rộng diện tích cao su, tập
trung nâng cao hiệu quả, giảm chi phí đầu tư và đẩy nhanh chế biến sâu để nâng
cao giá trị gia tăng cho sản xuất cao su.
2.2.2 Chăn nuôi gia súc, gia cầm:
Chăn nuôi gia súc, gia cầm năm 2015 có nhiều thuận lợi và phát triển tốt
do giá bán sản phẩm chăn nuôi luôn ở mức cao và ổn định, dịch bệnh được
khống chế. Theo kết quả điều tra thời điểm 01/10/2015, đàn trâu cả tỉnh có 71,2
nghìn con; đàn bò có 167,3 nghìn con, số lượng tăng do chính sách hỗ trợ chăn
nuôi bò được triển khai ở nhiều địa phương và giá thịt bò hơi ổn định, người
chăn nuôi có lãi; đàn lợn cả tỉnh có 511,1 nghìn con. Đàn gia cầm có gần 5,6
triệu con , trong đó đàn gà có 4,3 triệu con. Sản lượng thịt hơi các loại năm 2015
đạt 53,4 nghìn tấn.

Bảng 1. Cơ cấu và giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2001-2009

Đơn vị: triệu đồng
Chỉ
tiêu

2001
Giá trị
%

2002
Giá trị
%

2004
Giá trị
%
7

2006
Giá trị
%

2009
Giá trị
%


Tiểu luận Quản lý tài nguyên thiên nhiên

Trồn
g trọt

Chăn
nuôi
Dịch
vụ

1.340.18
5
523.486
60.489

69
27,
6
3,4

1.381.75
6
588.886
61.805

6
8
2
9
3

1.640.60
1
623.447
66.129


70,
4
26,
8
2,8

2.003.20
6
865.182
77.580

68
29,
4
2,6

3.368.64
2
1.387.26
8
107.495

6
9
28
3

Bảng 2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
Đơn vị: ha

Chỉ tiêu
2002
Đất nông nghiệp và mặt nước 111.464
nuôi trồng
Trong đó
Đất nông nghiệp
49.386
Đất trồng cây hàng năm
21.226
Đất trồng cây lâu năm
7.297
Đất mặt nước nuôi trồng thủy sản 2.022

2003
113.264

2004
113.823

2008
170.851

49.659
22.208
8.058
2.051

49.735
22.285
8.236

2.234

83.805
73.790
10.015
3.241

Bảng 3. Số lượng gia súc, gia cầm tỉnh Quảng Nam từ 2002- 2009
Đơn vị: con
Năm

Trâu



Lợn

Gia cầm

2002

56.479

176.352

526.509

4.031.499

2004


59.274

177.626

555.812

4.082.240

2006

78.977

233.678

587.875

3.526.569

2009

79.583

210.287

578.480

3.531.008

2.3 Tác động của biến đổi khí hậu đến tỉnh Quảng Nam

Quảng Nam với địa hình đa dạng, đường bờ biển dài và các đồng bằng
sông rộng lớn, hoạt động nông nghiệp là chủ yếu đang chịu ảnh hưởng lớn từ
những thay đổi của khí hậu cùng các thảm họa tự nhiên như bão, lụt, hạn hán.
Bờ biển Cửa Đại, TP. Hội An sạt lở là vấn đề báo động cho những tác
động từ thiên tai và nhân tai tại Quảng Nam thời gian qua. Nguyên nhân chủ yếu
là do các dự án lấn ra biển quá xa, phải tính từ mép nước trung bình vào đến bờ
là 100m, tiếp đến là hệ thống rừng phòng hộ ven biển rồi mới tính đến vị trí các
8


Tiểu luận Quản lý tài nguyên thiên nhiên

dự án ven biển. Tuy nhiên, hàng rừng phòng hộ ven biển đã không còn để giữ
vùng ven biển, nên việc sạt lở là vấn đề tất yếu sẽ xảy ra. hiện nay, trên tuyến
lộ trình ven biểntừ Đà Nẵng- Hội An, Quảng Nam có hàng chục các dự án ven
biển đã và đang triển khai xây dựng. Đa phần các dự án này đã phá sạch rừng
dương, lấy mặt bằng sạch triển khai dự án. Vị trí các dự án chỉ cách mép nước
biển trung bình chừng hơn 100m.
Tình trạng bồi lấp trên sông ngòi, kênh rạch ở Quảng Nam là điều hiển
hiện trước mắt liên tiếp trong hàng chục năm qua. Tuy nhiên, khi mà vấn đề
biến đổi khí hậu được cảnh báo liên hồi mà cụ thể là hiện tượng ENINO diễn
biến kéo dài trong năm qua đến nay. Cùng với đó là tình trạng hạn hán, xâm
nhập mặn nghiêm trọng thì chính quyền Quảng Nam tập trung vào việc nạo vét
các đoạn sông bị bồi lấp khơi thông dòng chảy. Đó chỉ là vấn đề nạo vét để phục
vụ cho việc chống hạn và nhiễm mặn ở nhiều huyện, thành phố tại Quảng
Nam, chứ chưa nói đến vấn đề nạo vét, khơi thông và hồi sinh nhiều nhánh
sông đã bị bồi lấp trước đó. Đơn cử như sông Cổ Cò, chảy qua Hội An và Điện
Bàn. Điều này khiến cho việc lũ bất thường xuất hiện sau mưa lớn, dễ gây ngập
lụt ở các huyện thành ven sông.
Hội An là thành phố chịu nhiều tác động tiêu cực do biến đổi khí hậu

ngày càng phức tạp, khó lường. Theo kịch bản biến đổi khí hậu của tỉnh đến
năm 2020, Hội An là địa phương bị ngập nặng nề nhất do nước biển dâng. Dự
báo sẽ có khoảng 17,5km 2 bị ngập trong nước, chiếm 27,63% diện tích tự
nhiên. Là địa phương nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, có cửa sông đổ ra biển nên
hàng năm Hội An thường xuyên phải đối mặt với nhiều nguy cơ, hiểm họa bất
thường do thời tiết gây ra. Theo thống kê cho thấy, mỗi năm Hội An phải gánh
chịu 1 - 3 cơn lụt với cấp độ ngày càng cao, 1 - 2 cơn bão. Đặc biệt trong thời
gian gần đây, các hiện tượng bất thường về thời tiết như mưa lớn, lốc tố, hạn hán
xảy ra thường xuyên và chiều hướng diễn biến phức tạp hơn. Các hiện tượng
thời tiết cực đoan như bão, lũ cũng gia tăng cả về tần suất và cường độ.
2.4 Ảnh hưởng của thiên tai đến sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Quảng Nam
9


Tiểu luận Quản lý tài nguyên thiên nhiên

Thiên tai do biến đổi khí hậu trong những năm qua đã tác động và gây
thiệt hại rất lớn đến hoạt động sản xuất của cư dân ven biển tỉnh Quảng Nam.
Trong giai đoạn từ năm 2000 – 2015, khí hậu đã có những diễn biến phức tạp và
mức độ gây thiệt hại ngày càng lớn, thể hiện rõ nhất trong sản xuất nông nghiệp.
2.4.1 Ảnh hưởng thiên tai đến sản xuất nông nghiệp
Hằng năm, mưa lớn xảy ra với cường độ mạnh gây ngập lụt và hư hỏng
một số công trình thủy lợi, cơ sở hạ tầng giao thông và một số dịch vụ kèm theo
phục vụ cho phát triển nông nghiệp và giảm diện tích đất canh tác nông nghiệp
trong vùng và xuất hiện các dịch bệnh kèm theo cho người và vật nuôi.
Ngoài ra, nhiệt độ tăng cao vào mùa hè, độ ẩm không khí khá cao và có
nhiều biến động là điều kiện để phát sinh các loại sâu bệnh như rầy nâu, sâu
cuốn lá, bọ trĩ gây thiệt hại lớn đến một phần lúa trong vụ mùa. Đối với ngành
chăn nuôi gia súc là nảy sinh các dịch bệnh lở mồm, long móng và gia cầm là
dịch cúm.

Hạn hán ngày càng tăng cũng gây khô hạn tương đối lớn một số diện tích
đất trồng lúa, diện tích lúa bị mất trắng, dịch bệnh trên vật nuôi triền miên.
Không những thế, vào mùa này nước sông cạn nên hiện tượng xâm nhập mặn
diễn ra thường xuyên, gây nhiễm mặn một số diện tích đất nông nghiệp và sẽ tốn
nhiều chi phí cho việc cải tạo. Sự nhiễm mặn đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự
sinh trưởng và phát triển của cây lúa như: giảm sức nảy mầm của lúa, giảm
chiều cao và khả năng đẻ nhánh, hệ rễ phát triển kém, giảm sự cố định đạm sinh
học và quá trình khoáng hoá đạm trong đất.
Các cơn bão đi qua làm diện tích rừng bị quật đổ, xói mòn, xạc lở đất ảnh
hưởng chất lượng rừng, đặc biệt là vùng rừng đầu nguồn. Hạn hán kéo dài đã
gây cháy rừng trên diện rộng, gây thiệt hại nặng trong công tác chữa cháy, khôi
phục lại diện tích rừng… Khi thời tiết hanh khô, nắng nóng kéo dài và gió thổi
mạnh thì cháy rừng rất dễ xảy ra và lan rộng nhiều nơi.
Bão và áp thấp nhiệt đới xảy ra hàng năm làm cho công cụ sản xuất bị hư
hỏng, lao động sản xuất gặp khó khăn, việc đánh bắt của ngư dân sẽ phụ thuộc
rất lớn vào thời tiết.
10


Tiểu luận Quản lý tài nguyên thiên nhiên

Ngoài ra, hạn hán xảy ra cũng gây một số bệnh dịch cho các đối tượng
nuôi trồng như tôm, cá…, gây thiệt hại về của cải và ô nhiễm môi trường. Bên
cạnh đó, hiện tượng xâm nhập mặn diễn ra vào mùa khô làm ảnh hưởng đến các
sinh vật nước ngọt, dẫn đến hiện tượng thủy sản nước lợ, nước ngọt chết hàng
loạt, dịch bệnh xảy ra.
2.4.2. Thống kê một số thiên tai gây thiệt hại nặng cho sản xuất nông nghiệp
tại tỉnh Quảng Nam
Năm 2007, ảnh hưởng của tàn dư bão số 6 kết hợp với gió đông hoạt động
mạnh đã gây ra mưa lớn nhất là trong mùa lũ. Các trận lũ khủng khiếp tại các

tỉnh miền Trung đã gây thiệt hại lớn về kinh tế xã hội và môi trường, làm ảnh
hưởng đến hàng nghìn hộ dân địa phương. Do mưa lũ liên tiếp nên hệ thống các
đê bao, đê ngăn mặn, đê kè sông, biển và kênh mương bị sạt lở, nhiều tuyến
đường giao thông, công trình, di tích lịch sử bị bùn đất vùi lấp. Thêm vào đó, do
ngập lụt trong thời gian dài, các loại phân bón, thuốc trừ sâu, chất thải từ các nhà
vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi, các chất thải khác… bị rửa trôi, xuống hồ ao,
sông suối trôi nổi khắp nơi gây ô nhiễm môi trường. Các công trình cấp nước
sạch tập trung bị hư hỏng hoặc do nguồn nước cấp bị ô nhiễm gây khó khăn cho
việc xử lý nước, cung cấp nước sạch cho nhân dân.
Năm 2013, thời tiết có những diễn biến bất thường, số lượng bão, áp thấp
nhiệt đới trên biển Đông nhiều hơn so với trung bình nhiều năm. Trong năm đã
xuất hiện 15 cơn bão, 03 cơn áp thấp nhiệt đới và 07 đợt thời tiết nguy hiểm.
Riêng tỉnh Quảng Nam bị ảnh hưởng 05 cơn bão là bão số 8, 10, 11, 14 và 15,
trong đó cơn bão số 11 với tên gọi quốc tế là bão Nari đã đổ bộ trực tiếp vào các
huyện phía Bắc của tỉnh. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão đã gây ra mưa to đến
rất to tại một số địa phương và gây lũ trên các sông. Cùng với đó, Quảng Nam
cũng là một trong những địa phương chịu nhiều thiệt hại về người và của trong
mùa lụt, bão năm 2013 vừa qua. Theo thống kê, toàn tỉnh có 17 người chết, 230
người bị thương; hơn 92 nghìn ngôi nhà bị hư hỏng nặng; có khoảng 2,4 nghìn
ha lúa và hơn 9 nghìn ha hoa màu bị ngập úng và hư hỏng; khoảng 2,5 ngìn con
gia súc và 80 nghìn con gia cầm bị lũ cuốn trôi; thiệt hại gần 8 nghìn ha cây cao
11


Tiểu luận Quản lý tài nguyên thiên nhiên

su và hàng nghìn h cây công nghiệp, lâm nghiệp, cây ăn quả khác. Bên cạnh đó,
nhiều tuyến đường giao thông bị hư hỏng nặng, có khoảng 20 cầu giao thông bị
ảnh hưởng nghiêm trọng…Tổng ước tính thiệt hại khoảng 1000 tỷ đồng.
Năm 2015 do ảnh hưởng của các loại hình thiên tai bất thường đã làm địa

phương thiệt hại trên 550 tỉ đồng. Trong đó, bão số 3 gây mưa lớn, dông, lốc,
sét, gây thiệt hại về người và tài sản của nhân dân. Theo đó, đã làm 5 người chết,
3 người bị thương; thiệt hại 240 ngôi nhà; khoảng 15 phòng học bị hư hỏng;
thiệt hại hơn 4.900 ha diện tích gieo cấy lúa thuần, gân 3.800 ha hoa màu, rau
màu bị thiệt hại; 680 con gia cầm bị chết; hơn 18 ha diện tích nuôi tôm, cá bị
thiệt hại.
Tháng 3/2015 trận lũ bất thường xảy ra làm tỉnh thiệt hại gần 92 tỉ đồng,
trong đó có 2.780ha lúa bị ngập và ngã đổ, 1.560ha diện tích hoa màu hư hại gần
hết. Đặc biệt, rất nhiều diện tích dưa hấu và ớt chuẩn bị thu hoạch của bà con
nông dân bị hư hỏng, mất trắng...
Do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino và biến đổi khí khậu, tình hình
thời tiết và thiên tai từ 8 tháng đầu năm 2015 diễn biến bất thường và cực đoan.
Hạn hán, mưa lũ, lũ quét, sạt lở đất, lốc, sét đã gây thiệt hại nặng nề về người và
tài sản trên diện rộng với 98 người chết, 18 người mất tích, 112 người bị thương.
Nhà sập đổ, cuốn trôi là 1.130 nhà, nhà bị ảnh hưởng, tốc mái, xiêu vẹo: 13.697
nhà. Ngoài ra, diện tích đất nông nghiệp, thủy sản, đường sá, hệ thống đê đập
thủy lợi bị ảnh hưởng nặng nề. Tổng thiệt hại về tài sản khoảng 5.465 tỷ đồng.
Một số thiên tai lớn gây thiệt hại nặng xảy ra trong hơn thập kỉ qua hầu
hết đều ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp vào miền trung trong đó có tỉnh
Quảng Nam. Thiệt hại về người và của gây ra sau bão là rất lớn, nên các vấn đề
phòng chống bão là cần thiết đối với các tỉnh miền Trung và tỉnh Quảng Nam.
Bảng 4. Bảng thống kê thiệt hại các cơn bão lớn tại Việt Nam
Năm

Sự kiện

2009 Bão Ketsana

Số người
chết


Số người bị
thương

Số người
mất tích

179

1.140

8

12

Thiệt
Vùng bị ảnh hưởng
hại kinh tế
(tỷ đồng)
16.078
15 tỉnh MT & TN


Tiểu luận Quản lý tài nguyên thiên nhiên

2008 Bão Kammuri

133

91


34

1.939.733

09 tỉnh MB & MT

2007 Bão Lekima

88

180

8

3.215.508

17 tỉnh MB & MT

2006 Bão Xangsane 72

532

4

10.401.624

15 tỉnh MN & MT

2005 Bão số 7


68

28

3.509.150

12 tỉnh MB & MT

2004 Bão số 2

23

22

298.199

05 tỉnh MT

2003 Mưa lũ lớn

65

33

432.471

09 tỉnh MT

2002 Lũ lịch sử


171

456.831

ĐB Sông Cửu Long

2000 Đợt lũ quét

28

27

2

43.917

05 tỉnh MB

1999 Lũ lịch sử

595

275

29

3.773.799

10 tỉnh MT


1997 Bão Linda

778

1.232

2.123

7.179.615

21 tỉnh MT & MN

2.3 Đề xuất biện pháp
2.3.1 Biện pháp quản lý tổ chức ứng phó thiên tai
1.

Đánh giá tác động của thiên tai đến sản xuất nông nghiệp và xây dựng kế hoạch
hành động ứng phó với thiên tai cho toàn tỉnh.

2.

Nâng cao nhận thức về tác hại của thiên tai cho các cấp lãnh đạo từ cơ sở đến
tỉnh và nâng cao nhận thức cho cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào
cộng đồng, từng bước nâng cao khả năng chuẩn bị, ứng phó, phục hồi của cộng
đồng trước, trong và sau thiên tai. Trong đó tập trung vào những địa phương
thường xuyên bị tác động bởi bão, lũ, hạn hán...

3.


Thành lập Quỹ phòng chống thiên tai làm cơ sở cho việc thu, quản lý, sử dụng
hiệu quả quỹ phục vụ tốt công tác phòng, chống thiên tai.

4.

Đẩy mạnh công tác phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn; chủ động nạo vét
kênh mương, tu bổ các công trình đầu mối,.. tăng cường tuyên truyền, hướng
dẫn người dân sử dụng tiết kiệm nước, chuyển đổi cây trồng phù hợp.

5.

Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng chống thiên tai, đặc biệt là các
tổ chức đang hoạt động về giảm nhẹ thiên tai tại Việt Nam, các quốc gia trong
khu vực; tham gia các hoạt động hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai trong khu
vực khi có yêu cầu.
2.3.2

Biện pháp cụ thể cho ngành sản xuất nông nghiệp
13


Tiểu luận Quản lý tài nguyên thiên nhiên

1. Xây dựng đề án chuyển đổi mùa vụ (từ 3 vụ sang 2 vụ) cho các vùng
chịu ảnh hưởng của ngập lũ. Thực hiện quy hoạch lại các vùng đất sản xuất phù
hợp như: Những vùng đất trồng lúa bị nhiễm mặn sẽ chuyển đổi sang nuôi trồng
thủy sản; Phát triển các khu vực trồng rau, hoa, quả là những vùng có địa hình
cao, ít bị ngập úng phù hợp với phát triển cây màu.
2. Triển khai xây dựng mô hình nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu
(mô hình điểm). Từ đây, nông dân Quảng Nam có thể yên tâm sản xuất trong

điều kiện khí hậu khắc nghiệt.
3. Đảm bảo chứa nước trong các hồ chứa và tích nước, trong đó chú trọng
đến việc đảm bảo cung cấp nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp;
4. Đề xuất đề án quy hoạch cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản. Xây dựng
những vùng nuôi an toàn, phát triển bền vững, phía ngoài các ao nuôi tôm hiện
có nằm trong đường bao an toàn thoát lũ. Đối với đất nhiễm mặn trung bình và
ít, những khu vực có địa hình thấp có thể chuyển đổi từ trồng lúa sang nuôi
trồng thủy sản hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản.
5. Trồng rừng bảo vệ chống xói lở ở các huyện miền núi phía Tây là biện
pháp thực tiễn tốt trong thích ứng với thiên tai, hạn hán. Ngoài ra, một số khu
vực cũng phát triển trồng rừng phòng hộ môi trường, rừng phòng hộ kết hợp du
lịch sinh thái.
6. Thực hiện đề án di dân tái định cư ra khỏi các vùng thiên tai.
7. Xây dựng quy định, tiêu chuẩn hướng dẫn xây dựng nhà chống bão, lũ
như tại các vùng thiên tai lũ lụt thì làm nhà cao, đổ sàn bê tông để làm nơi trú
ẩn. Xây dựng cơ sở vật chất trong sản xuất nông nghiệp cần tính đến ứng phó
với bào lụt, hạn hán xảy ra bất ngờ.

14


Tiểu luận Quản lý tài nguyên thiên nhiên

PHẦN 3 KẾT LUẬN
Biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ về cường độ lẫn tần
suất, kèm theo đó là các thiên tai xảy ra liên tiếp và bất ngờ. Một số hậu quả
nghiêm trọng gây ra bởi nó có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển kinh tế và
đời sống người dân.
Ngành sản xuất nông nghiệp là ngành phụ thuộc rất lớn vào sự biến động
của khí hậu, đặc biệt là thiên tai. Đó là các vấn đề của thiên nhiên mà bất kì

thành phố nào cũng phải chịu ảnh hưởng. Vì vậy , tỉnh Quảng Nam cần phải
thay đổi thích ứng một cách linh hoạt đối với sự thay đổi đột ngột của khí hậu;
tăng cường công tác quản lý và giám sát sự phát triển của ngành nông nghiệp;
đưa nền nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững, không quá phụ thuộc vào
môi trường.
Để làm giảm ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thiên tai, cần xác định rõ
hai mục tiêu quan trọng nhất là giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu và chiến
lược thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong các giải pháp chiến lược, tăng cường
15


Tiểu luận Quản lý tài nguyên thiên nhiên

khoa học công nghệ và nâng cao nhận thức cho cộng đồng cần được chú trọng
nhất.
Sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu là giải pháp có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc nhất. Điều đó giúp nền kinh tế phát triển, đời
sống người dân được nâng cao, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai xảy ra.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phát triển nông nghiệp ở tỉnh Quảng Nam, Luận văn ThS. Nguyễn Thị Thanh
Mai
2. Tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu và sự dâng cao nước biển, Trung tâm
thong tin KH&CN quốc gia.
3. Báo cáo phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam 2015.
4. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến các thiên tai liên quan đến dòng
chảy (lũ lụt, khô hạn) tỉnh Quảng Nam, Việt Nam , Phòng Tài nguyên nước mặt,
Viện Địa Lý
5. Một số bài báo mạng
/>idchuyenmuc=517

/> />16


Tiểu luận Quản lý tài nguyên thiên nhiên

/> /> />
17



×