Tải bản đầy đủ (.pptx) (10 trang)

HÒA BÌNH TRIỂN KHAI kế HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CHIẾN lược PHÁT TRIỂN GIA ĐÌNH VIỆT NAM đến năm 2020, tầm NHÌN 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 10 trang )

HÒA BÌNH TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIA
ĐÌNH VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030

Giáo viên hướng dẫn :


STT

1

2

3

Họ và Tên

Mã sinh viên


LỜI MỞ ĐẦU


Gia đình có vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát triển của xã hội, là môi trường quan trọng
hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền
thống tốt đẹp, chống lại tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc muốn tồn tại và phát triển đều phải biết chăm sóc và bảo vệ
gia đình.


Trong năm 2013, tỉnh Hòa Bình đã ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược phát triển Gia đình Việt
Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 với 3 mục tiêu lớn





. Thứ nhất: Nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong việc
thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới;
phòng, chống bạo lực gia đình, ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình. Phấn đấu đến
năm 2015 đạt 90% và năm 2020 đạt 95% trở lên hộ gia đình được tuyên truyền phổ biến giáo dục
pháp luật và cam kết thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật về hôn nhân và gia
đình; bình đẳng giới; phòng, chống bạo lực gia đình, ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia
đình; nam nữ thanh niên trước khi kết hôn được trang bị kiến thức cơ bản về gia đình và phòng,
chống bạo lực gia đình. Hàng năm phấn đấu trung bình giảm từ 10-15% hộ gia đình có bạo lực gia
đình, có người mắc tệ nạn xã hội và có người kết hôn dưới tuổi pháp luật quy định.




Thứ hai: Nhằm kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam và
truyền thống tốt đẹp của gia đình các dân tộc trên địa bàn tỉnh Hòa Bình; tiếp thu có chọn lọc
các giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển; thực hiện đầy đủ các quyền và trách
nhiệm của các thành viên trong gia đình, đặc biệt đối với trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ có
thai, nuôi con nhỏ. Phấn đấu đến năm 2015 đạt từ 70%-80% và đến năm 2020 đạt từ 75% - 85%
trở lên hộ gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu Gia đình văn hóa; từ 85% - 95% hộ
gia đình dành thời gian chăm sóc, dạy bảo con cháu, tạo điều kiện cho con cháu phát triển toàn
diện về thể chất, trí tuệ, đạo đức và tinh thần, không phân biệt giới tính; chăm sóc, phụng
dưỡng chu đáo cho ông bà, cha mẹ, phụ nữ có thai và nuôi con nhỏ…




Thứ ba: Nhằm nâng cao năng lực của gia đình trong phát triển kinh tế, ứng phó với thiên tai,

dịch bệnh; tạo việc làm, tăng thu nhập và phúc lợi, đặc biệt đối với các hộ gia đình chính sách,
hộ nghèo, cận nghèo theo quy định. Phấn đấu đến năm 2015 đạt 90% và đến năm 2020 đạt 95%
trở lên hộ gia đình được cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật phúc lợi xã hội dành cho
các gia đình chính sách, gia đình nghèo; được cung cấp kiến thức, kỹ năng để phát triển kinh tế
gia đình, ứng phó với thiên tai, dịch bệnh và hàng năm phấn đấu 10% gia đình, thành viên
trong gia đình được thụ hưởng các dịch vụ y tế, văn hóa, giáo dục và các dịch vụ hỗ trợ khác…


Để đạt được những mục tiêu đó, từ đầu năm đến nay Ban chỉ đạo công tác gia đình tỉnh Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo Ban Chỉ đạo
các cấp triển khai thực hiện tốt 3 nhiệm vụ trọng tâm và 5 giải pháp cụ thể



Tăng cường công tác lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác gia đình, trong đó
đề cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể; nâng cao trách
nhiệm quản lý, điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước



Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức về gia đình, trong đó tập trung
chỉ đạo thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác gia đình, nâng
cao nhận thức về vị trí, vai trò của gia đình trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước; đổi mới đa
dạng hóa các hình thức truyền thông và biểu dương nhân rộng các điển hình tiên tiến, gương
người tốt việc tốt.



Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục, cung cấp kiến thức về xây dựng gia đình, trong đó chú
trọng đến các biện pháp giáo dục và cung cấp thông tin, kỹ năng, kiến thức về xây dựng gia
đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc.




Tiếp tục hoàn thiện việc xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước về gia đình và công tác gia đình



Thực hiện tốt các chính sách, chương trình về an sinh xã hội. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác gia
đình. Xây dựng mạng lưới cung cấp dịch vụ gia đình. Xây dựng cơ sở giữ liệu về gia đình.


KẾT LUẬN


Để nâng cao nhận thức xã hội về vai trò, tầm quan trọng của gia đình trong sự nghiệp đổi mới
đất nước, đồng thời tôn vinh, khích lệ mọi người, mọi nhà và toàn xã hội quan tâm tới gia
đình, thiết thực xây dựng đời sống văn hoá phong phú, đa dạng, thực hiện bình đẳng giới,
ngăn ngừa bạo lực gia đình, xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc, bảo tồn
và phát huy những truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam… đòi hỏi các cấp, các ngành, các
gia đình và cá nhân cùng vào cuộc với ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch đưa công tác gia đình
của tỉnh nhà lên một tầm cao mới và khẳng định Gia đình có vai trò quan trọng trong việc hoàn
thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.


Bài tập 2
Chỉ tiêu trong mục tiêu chiến lược

Tỷ lệ


Tốc độ tăng trưởng –tăng 12%

100%

Thu nhập bình quân đầu người

18tr đồng/người/năm

Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp

102% ( 1432 tỷ đồng )

Sản lượng lúa hè thu và thu đông

108% ( 156 ngàn tấn)

Sản lượng muối

75 ngàn tấn/ 1101 ha

Số ấp đạt chuẩn văn hóa

52 Ấp ( 20 ngàn hộ gia đình )

Số hộ thoát nghèo

28 hộ


Xin chân thành cảm ơn cô và các bạn




×