Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Đánh giá hiện trạng quản lý, sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp ở xã Minh Dân, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 66 trang )

DANH MỤC VIẾT TẮT

ASEAN: Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
BNN & PTNT: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
BVTV : Bảo vệ thực vật
FAO: Tổ Chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc
HTX: Hợp tác xã
IFOAM: Tổ chức nông nghiệp hữu cơ quốc tế
IPM: Phương pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp
IRRI: Viện Lúa Quốc tế
LHQ: Liên Hiệp Quốc
NNHC: Nông nghiệp hữu cơ
QPPL: Quy phạm pháp luật
QT: Quần thể
TTS: Thuốc trừ sâu
UBND: Ủy ban nhân dân
UNEP: Cơ quan môi trường thuốc Liên Hiệp quốc
VIETGAP: Tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam
VSV: Vi sinh vật
WHO: Tổ chức Y tế thế giới

i


MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT.............................................................................................................i
MỤC LỤC..................................................................................................................................ii
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ..................................................................................................v
PHẦN I. MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................................1
1.2. Mục đích, yêu cầu................................................................................................................1


1.2.1. Mục đích...........................................................................................................................1
1.2.2. Yêu cầu.............................................................................................................................2
PHẦN II. TỔNG QUAN............................................................................................................3
2.1.Tổng quan về thuốc BVTV...................................................................................................3
2.1.1. Khái niệm về thuốc bảo vệ thực vật..................................................................................3
2.1.2. Vai trò của hóa thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp................................................4
2.1.3. Tác hại của thuốc BVTV..................................................................................................4
2.1.4. Những nhân tố liên quan đến tính độc của thuốc BVTV..................................................8
2.2. Tình hình quản lý và sử dụng hóa chất BVTV trên thế giới và Việt Nam........................15
2.2.1. Tình hình quản lý và sử dụng hóa chất BVTV trên thế giới...........................................15
2.2.2. Tình hình quản lý và sử dụng hóa chất BVTV ở Việt Nam............................................17
2.3. Giới thiệu chung về nông nghiệp hữu cơ...........................................................................20
2.3.1. Khái niệm nông nghiệp hữu cơ.......................................................................................20
2.3.2. Nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam và triển vọng..............................................................22
PHẦN III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................25
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.........................................................................................25
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................................25
3.2. Nội dung nghiên cứu..........................................................................................................25
3.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Minh Dân, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.....25
3.2.2. Thực trạng sản xuất đất nông nghiệp..............................................................................25
3.2.3. Thực trạng sử dụng thuốc BVTV....................................................................................25
3.2.4. Thực trạng quản lý thuốc BVTV....................................................................................25
3.2.5. Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu việc sử dụng và tác hại của thuốc BVTV.............25
3.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................................25
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp.............................................................................25
3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp...............................................................................25
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu:.............................................................................................26
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.....................................................................................27
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Minh Dân, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa........27
4.1.1. Điều kiện tự nhiên...........................................................................................................27

4.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội.................................................................................................28
4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở xã Minh Dân.........................33
4.2. Thực trạng sản xuất đất nông nghiệp.................................................................................33
4.3. Thực trạng sử dụng thuốc BVTV.......................................................................................35
4.3.1. Chủng loại thuốc được sử dụng......................................................................................35
4.3.2. Liều lượng sử dụng.........................................................................................................37
4.3.3. Ý thức sử dụng của người dân........................................................................................39
4.4. Thực trạng quản lý thuốc BVTV.......................................................................................45
4.4.1. Tình hình kinh doanh thuốc BVTV tại xã Minh Dân.....................................................45

ii


4.4.2. Các văn bản pháp luật có liên quan đến thuốc BVTV được áp dụng tại địa phương.....46
4.4.3. Các biện pháp quản lý được áp dụng tại địa phương......................................................46
4.5. Đánh giá chung về thực trạng sử dụng và quản lý thuốc BVTV.......................................47
4.6. Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu việc sử dụng và tác hại của thuốc BVTV................48
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................51
5.1. Kết luận..............................................................................................................................51
5.2. Kiến nghị............................................................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................53

iii


DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC VIẾT TẮT.............................................................................................................i
MỤC LỤC..................................................................................................................................ii
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ..................................................................................................v
PHẦN I. MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................................1
1.2. Mục đích, yêu cầu................................................................................................................1
1.2.1. Mục đích...........................................................................................................................1
1.2.2. Yêu cầu.............................................................................................................................2
PHẦN II. TỔNG QUAN............................................................................................................3
2.1.Tổng quan về thuốc BVTV...................................................................................................3
2.1.1. Khái niệm về thuốc bảo vệ thực vật..................................................................................3
2.1.2. Vai trò của hóa thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp................................................4
2.1.3. Tác hại của thuốc BVTV..................................................................................................4
Bảng 2.1: Thời gian tồn lưu trong đất của một số hóa chất BVTV........................................5
2.1.4. Những nhân tố liên quan đến tính độc của thuốc BVTV..................................................8
2.2. Tình hình quản lý và sử dụng hóa chất BVTV trên thế giới và Việt Nam........................15
2.2.1. Tình hình quản lý và sử dụng hóa chất BVTV trên thế giới...........................................15
2.2.2. Tình hình quản lý và sử dụng hóa chất BVTV ở Việt Nam............................................17
2.3. Giới thiệu chung về nông nghiệp hữu cơ...........................................................................20
2.3.1. Khái niệm nông nghiệp hữu cơ.......................................................................................20
2.3.2. Nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam và triển vọng..............................................................22
Bảng 2.2: Báo cáo giá trị kinh tế canh tác hữu cơ cà chua và cải bắp ở Sóc Sơn ................23
PHẦN III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................25
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.........................................................................................25
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................................25
3.2. Nội dung nghiên cứu..........................................................................................................25
3.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Minh Dân, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.....25
3.2.2. Thực trạng sản xuất đất nông nghiệp..............................................................................25
3.2.3. Thực trạng sử dụng thuốc BVTV....................................................................................25
3.2.4. Thực trạng quản lý thuốc BVTV....................................................................................25
3.2.5. Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu việc sử dụng và tác hại của thuốc BVTV.............25
3.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................................25
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp.............................................................................25
3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp...............................................................................25

3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu:.............................................................................................26
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.....................................................................................27
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Minh Dân, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa........27
4.1.1. Điều kiện tự nhiên...........................................................................................................27
4.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội.................................................................................................28
Bảng 4.1: Cơ cấu kinh tế của xã Minh Dân năm 2010 và năm 2011....................................29
4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở xã Minh Dân.........................33
4.2. Thực trạng sản xuất đất nông nghiệp.................................................................................33
Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp.....................................................................34
4.3. Thực trạng sử dụng thuốc BVTV.......................................................................................35
4.3.1. Chủng loại thuốc được sử dụng......................................................................................35

iv


Bảng 4.3: Các loại thuốc BVTV thường được sử dụng ở địa bàn xã Minh Dân..................36
4.3.2. Liều lượng sử dụng.........................................................................................................37
Bảng 4.4: Số lần sử dụng thuốc BVTV đối với một số loại cây trồng.................................37
Bảng 4.5: Liều lượng phun trên lúa của một số loại thuốc BVTV.......................................39
4.3.3. Ý thức sử dụng của người dân........................................................................................39
Bảng 4.6: Thực trạng phun thuốc trước ngày thu hoạch ở một số loại cây trồng.................41
4.4. Thực trạng quản lý thuốc BVTV.......................................................................................45
4.4.1. Tình hình kinh doanh thuốc BVTV tại xã Minh Dân.....................................................45
Bảng 4.8: Danh sách cửa hàng kinh doanh thuốc BVTV tại xã Minh Dân..........................45
4.4.2. Các văn bản pháp luật có liên quan đến thuốc BVTV được áp dụng tại địa phương.....46
4.4.3. Các biện pháp quản lý được áp dụng tại địa phương......................................................46
4.5. Đánh giá chung về thực trạng sử dụng và quản lý thuốc BVTV.......................................47
4.6. Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu việc sử dụng và tác hại của thuốc BVTV................48
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................51
5.1. Kết luận..............................................................................................................................51

5.2. Kiến nghị............................................................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................53

DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ

DANH MỤC VIẾT TẮT.............................................................................................................i

v


MỤC LỤC..................................................................................................................................ii
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ..................................................................................................v
PHẦN I. MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................................1
1.2. Mục đích, yêu cầu................................................................................................................1
1.2.1. Mục đích...........................................................................................................................1
1.2.2. Yêu cầu.............................................................................................................................2
PHẦN II. TỔNG QUAN............................................................................................................3
2.1.Tổng quan về thuốc BVTV...................................................................................................3
2.1.1. Khái niệm về thuốc bảo vệ thực vật..................................................................................3
2.1.2. Vai trò của hóa thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp................................................4
2.1.3. Tác hại của thuốc BVTV..................................................................................................4
Bảng 2.1: Thời gian tồn lưu trong đất của một số hóa chất BVTV........................................5
2.1.4. Những nhân tố liên quan đến tính độc của thuốc BVTV..................................................8
Sơ đồ 2.1: Nội dung mối quan hệ qua lại giữa ba yếu tố : Thuốc, Dịch hại và điều kiện
ngoại cảnh tác động đến hiệu lực của thuốc BVTV..........................................................15
2.2. Tình hình quản lý và sử dụng hóa chất BVTV trên thế giới và Việt Nam........................15
2.2.1. Tình hình quản lý và sử dụng hóa chất BVTV trên thế giới...........................................15
2.2.2. Tình hình quản lý và sử dụng hóa chất BVTV ở Việt Nam............................................17
2.3. Giới thiệu chung về nông nghiệp hữu cơ...........................................................................20

2.3.1. Khái niệm nông nghiệp hữu cơ.......................................................................................20
2.3.2. Nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam và triển vọng..............................................................22
Bảng 2.2: Báo cáo giá trị kinh tế canh tác hữu cơ cà chua và cải bắp ở Sóc Sơn ................23
PHẦN III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................25
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.........................................................................................25
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................................25
3.2. Nội dung nghiên cứu..........................................................................................................25
3.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Minh Dân, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.....25
3.2.2. Thực trạng sản xuất đất nông nghiệp..............................................................................25
3.2.3. Thực trạng sử dụng thuốc BVTV....................................................................................25
3.2.4. Thực trạng quản lý thuốc BVTV....................................................................................25
3.2.5. Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu việc sử dụng và tác hại của thuốc BVTV.............25
3.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................................25
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp.............................................................................25
3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp...............................................................................25
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu:.............................................................................................26
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.....................................................................................27
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Minh Dân, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa........27
4.1.1. Điều kiện tự nhiên...........................................................................................................27
4.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội.................................................................................................28
Biểu đồ 4.1: Cơ cấu lao động xã Minh Dân......................................................................29
Bảng 4.1: Cơ cấu kinh tế của xã Minh Dân năm 2010 và năm 2011....................................29
Biểu đồ 4.2: Cơ cấu kinh tế xã Minh Dân năm 2010 và 2011..........................................30
4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở xã Minh Dân.........................33
4.2. Thực trạng sản xuất đất nông nghiệp.................................................................................33
Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp.....................................................................34
4.3. Thực trạng sử dụng thuốc BVTV.......................................................................................35
4.3.1. Chủng loại thuốc được sử dụng......................................................................................35

vi



Bảng 4.3: Các loại thuốc BVTV thường được sử dụng ở địa bàn xã Minh Dân..................36
4.3.2. Liều lượng sử dụng.........................................................................................................37
Bảng 4.4: Số lần sử dụng thuốc BVTV đối với một số loại cây trồng.................................37
Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ về số lần sử dụng thuốc BVTV đối với một số loại cây trồng............38
Bảng 4.5: Liều lượng phun trên lúa của một số loại thuốc BVTV.......................................39
4.3.3. Ý thức sử dụng của người dân........................................................................................39
Bảng 4.6: Thực trạng phun thuốc trước ngày thu hoạch ở một số loại cây trồng.................41
Ảnh 4.1: Người dân đang phun thuốc BVTV..................................................................42
Bảng 4.7: Tỷ lệ các dụng cụ bảo hộ được người dân mang theo khi phun thuốc BVTV. 43
Ảnh 4.2: Người dân xả bừa bãi vỏ, bao bì thuốc BVTV..................................................45
4.4. Thực trạng quản lý thuốc BVTV.......................................................................................45
4.4.1. Tình hình kinh doanh thuốc BVTV tại xã Minh Dân.....................................................45
Bảng 4.8: Danh sách cửa hàng kinh doanh thuốc BVTV tại xã Minh Dân..........................45
4.4.2. Các văn bản pháp luật có liên quan đến thuốc BVTV được áp dụng tại địa phương.....46
4.4.3. Các biện pháp quản lý được áp dụng tại địa phương......................................................46
4.5. Đánh giá chung về thực trạng sử dụng và quản lý thuốc BVTV.......................................47
4.6. Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu việc sử dụng và tác hại của thuốc BVTV................48
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................51
5.1. Kết luận..............................................................................................................................51
5.2. Kiến nghị............................................................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................53

vii


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là nước sản xuất nông nghiệp, với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm rất

thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng nhưng cũng rất thuận lợi cho sự phát
sinh, phát triển của sâu bệnh, cỏ dại gây hại mùa màng. Do vậy việc sử dụng
hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) để phòng trừ sâu hại, dịch bệnh bảo vệ mùa
màng, giữ vững an ninh lương thực quốc gia vẫn là một biện pháp quan trọng và
chủ yếu. Tuy nhiên, những năm gần đây việc sử dụng hóa chất BVTV trong
thâm canh sản xuất có xu hướng gia tăng cả về số lượng lẫn chủng loại. Điều
này đã và đang gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khoẻ con người.
Xã Minh Dân ở trung tâm của huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, nơi có
hầu hết các hộ dân làm nông nghiệp. Khu đồng ruộng của xã rộng khoảng 200
ha nằm ngay cạnh khu dân cư. Đây là nguồn cung cấp lương thực và hoa màu
rất đa dạng như : lúa, ngô, khoai lang, khoai tây, dưa chuột, bí ngô, đậu đỗ,…
Tuy nhiên, sự hiểu biết của nông dân về việc sử dụng thuốc BVTV còn
thấp, lượng sử dụng ngày càng lớn, không theo quy trình cụ thể. Đặc biệt vỏ,
bao bì của các loại thuốc BVTV không được thu gom, xử lý đã làm hủy hoại
môi trường sinh thái, gây nên nhiều loại bệnh nguy hiểm.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài :
“Đánh giá hiện trạng quản lý, sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong
sản xuất nông nghiệp ở xã Minh Dân, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa”
1.2. Mục đích, yêu cầu
1.2.1. Mục đích
- Điều tra, đánh giá thực trạng sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật ở xã
Minh Dân, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
- Điều tra, đánh giá thực trạng quản lý việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực
vật ở xã Minh Dân, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

1


- Bước đầu đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật
đến môi trường, sức khỏe người dân ở xã Minh Dân, huyện Triệu Sơn, tỉnh

Thanh Hóa.
- Đề xuất một số biện pháp giảm thiểu tác hại của hóa chất bảo vệ thực
vật theo định hướng phát triển một nền nông nghiệp sạch.
1.2.2. Yêu cầu
- Sử dụng phiếu điều tra nông hộ, phỏng vấn nhanh người dân, cán bộ có
liên quan.
- Các biện pháp đưa ra phải có tính khả thi, vừa mang lại hiệu quả vừa
phải phù hợp với điều kiện địa phương.

2


PHẦN II. TỔNG QUAN
2.1.Tổng quan về thuốc BVTV
2.1.1. Khái niệm về thuốc bảo vệ thực vật
2.1.1.2. Khái niệm
Theo Nguyễn Trần Oánh: “Thuốc BVTV là các loại hóa chất có nguồn
gốc tự nhiên hoặc tổng hợp bằng con đường công nghiệp dùng để phòng chống,
tiêu diệt những sinh vật gây hại mùa màng trong nông lâm nghiệp hoặc gây
bệnh cho con người” [6].
Theo một khái niệm khác: Thuốc BVTV là các hóa chất bảo vệ mùa màng
khỏi sự xâm nhập của côn trùng (thuốc trừ sâu), động vật gây hại (thuốc diệt
chuột, thuốc trừ mọt), cỏ dại (thuốc trừ cỏ) hay các loại bệnh thực vật, được
dùng trên cả ruộng khô và ruộng nước. Thuốc BVTV thường là các hóa chất
tổng hợp bao gồm rất nhiều loại khác nhau, nhằm mục đích tiêu diệt hay ức chế
sự phát triển của dịch hại. Bản chất của thuốc BVTV là được dùng để giết một
số loài sinh vật chuyên biệt nhưng vẫn có tiềm năng gây hại cho các sinh vật
khác, bao gồm cả con người [11].
2.1.1.2. Phân loại:
Có nhiều cách phân loại thuốc BVTV:

- Phân loại theo đối tượng sử dụng được dùng nhiều nhất, gồm thuốc
BVTV phòng trừ động vật gây bệnh (thuốc trừ sâu, thuốc trừ nhện, thuốc trừ
chuột,…), thuốc BVTV phòng trừ bệnh cây, thuốc trừ cỏ dại.
- Phân loại theo con đường xâm nhập gồm: thuốc có tác dụng tiếp xúc,
thuốc có tác dụng vị độc, thuốc có tác dụng xông hơi, thuốc có tác dụng nội hấp,
thuốc có tác dụng thấm sâu.
- Cũng có thể phân loại theo nguồn gốc hóa chất gồm: thuốc BVTV có
nguồn gốc vô cơ, thuốc BVTV có nguồn gốc hữu cơ (thuốc BVTV có nguồn

3


gốc tự nhiên, thuốc BVTV hữu cơ tổng hợp), thuốc BVTV có nguồn gốc vi sinh
[6].
2.1.2. Vai trò của hóa thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp
Từ khi được sử dụng đến nay, thuốc BVTV là công cụ đắc lực của người
nông dân trong mỗi vụ gieo trồng với nhiều ưu điểm nổi trội: có thể diệt nhanh dịch
hại, triệt để, đồng loạt trên diện rộng và chặn đứng những trận dịch trong thời gian
ngắn; mang lại hiệu quả rõ rệt, kinh tế, bảo vệ được năng suất cây trồng, đồng thời
giảm được diện tích canh tác; dễ dùng, có thể áp dụng ở nhiều vùng khác nhau,
đem lại hiệu quả ổn định và nhiều khi là biện pháp duy nhất [6].
Qua thực tế, vai trò của thuốc BVTV trong việc bảo vệ cây trồng chống
lại dịch hại và sâu bệnh là không thể phủ nhận. Có thể nói, thuốc BVTV là một
trong những yếu tố cần thiết để có thể duy trì sản xuất lương thực – thực phẩm.
Theo các số liệu thống kê từ trước đến nay, tổn thất do sâu bệnh trong nông
nghiệp trên thế giới ước tính khoảng 25% - 30% tổng sản lượng. Các côn trùng
y tế (ruồi, muỗi, gián,…) cũng đang là vấn nạn gây ảnh hưởng đến sức khỏe con
người. Người ta nhận thấy rằng, từ khi các nước nhiệt đới châu Á cấm sử dụng
DDT, bệnh sốt rét phát triển trở lại [2].
Nghiên cứu của Viện Lúa Quốc tế (IRRI) từ năm 1964-1971, qua thí

nghiệm sử dụng thuốc BVTV, năng suất lúa đã bội thu 2,7 tấn/ha.[5] Vào năm
1971, tại Mỹ nếu không sử dụng thuốc BVTV thì sản lượng rau quả giảm 50%
(theo Naishfain, 1971). Ở Việt Nam do có đóng góp của thuốc BVTV mà năng
suất các loại cây trồng ngày càng tăng, đặc biệt là đối với lúa [1].
Theo WHO (1990) nếu canh tác tốt và sử dụng hợp lý thuốc BVTV sẽ làm
tăng sản lượng cây trồng. Thuốc BVTV có khả năng diệt trừ dịch hại trong thời
gian ngắn, hiệu quả mọi lúc, mọi nơi. Đặc biệt trong nhiều trường hợp khi sâu bệnh
bùng phát, thuốc BVTV được xem như là giải pháp nhất có hiệu quả [5].
2.1.3. Tác hại của thuốc BVTV
2.1.3.1. Tác hại của thuốc BVTV đối với sản xuất nông nghiệp

4


Thuốc BVTV giúp tiêu diệt nhanh các loại sâu bệnh, tuy nhiên nó cũng có
những tác động xấu tới năng suất cây trồng và hiệu quả kinh tế qua hiện tượng
“kháng thuốc”
Theo Perry, Agosin (1974), khi QT sâu bệnh chịu tác động của 1 loại TTS
trong nhiếu thế hệ liên tiếp sẽ xảy ra quá trình chọn lọc. Những cá thể mang sẵn
gen kháng thuốc tồn tại và sản sinh ra nhiều cá thể khác cũng kháng thuốc, hình
thành “nòi kháng thuốc” [22].
Đặc biệt, một nòi sâu chẳng những có thể hình thành tính kháng thuốc đối
với loại TTS sử dụng, mà nhiều khi còn kháng được một hay nhiều loại TTS
khác mà nòi sâu đó chưa tiếp xúc [23]. Syed (1990) đã cho biết: Sau khi sử dụng
Permethrin và deltamethrin để trừ sâu hại ở vùng cao nguyên Cameron –
Malaysia thì sâu tơ chẳng những đã kháng được 2 loại thuốc đó mà còn kháng
cả Cypermethrin là loại TTS chưa hề được dùng ở đây. Đó là hiện tượng kháng
chéo của sâu hại [21].
2.1.3.2. Tác hại của thuốc BVTV đối với môi trường
Thuốc BVTV tồn dư lâu đời gây ô nhiễm môi trường, theo Trần Văn

Chiến và Phan Trung Quý: [1]
Bảng 2.1: Thời gian tồn lưu trong đất của một số hóa chất BVTV
Hóa chất BVTV
Clodan
DDT
Dieldrin
Heptaclo, Aldrin
Simazin
Antrazin
2,3,6-TBA
2,4 D
Barban

Thời gian tồn lưu trong đất (tuần)
300
200
150
90
80
40
43
3
1

Một số thuốc trừ sâu làm giảm số lượng cá thể của các loại động vật sống
trong đất ngay ở liều sử dụng thông thường. Tác hại nặng nhẹ của thuốc trừ sâu

5



đến các loài động vật sống trong đất phụ thuộc chủ yếu vào loại thuốc, liều
lượng, nồng độ, phương pháp sử dụng thuốc và điều kiện ngoại cảnh. Nồng độ
đồng (Cu) trong đất 2000ppm đã giết chết 100% giun đất có khả năng phân giải
tàn dư thực vật, làm cho đất tơi xốp, thoáng khí ở vườn cây ăn quả [6].
Nhiều nghiên cứu của các cơ quan chuyên môn, khi phun thuốc BVTV để
trừ dịch hại ngoài đồng ruộng thì chỉ có 5 - 7% lượng thuốc tham gia trực tiếp
vào quá trình tiêu diệt dịch hại, còn 93 – 95% bị rửa trôi vào nguồn nước, thẩm
thấu vào đất canh tác gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và tiêu diệt các loài vi sinh
vật có ích. Mặt khác, khi phun, thuốc bị khuếch tán vào trong không khí và nhờ
gió và mưa sẽ di chuyển đến nhiều vùng khác nhau. Ngoài ra, tại một số vùng
của nước ta do việc xây dựng một số kho thuốc BVTV không đúng quy định đã
gây ô nhiễm nguồn nước ngầm nghiêm trọng. [12]
Đối với môi trường không khí, đã có một số kết quả nghiên cứu chỉ ra
rằng thuốc BVTV gây ô nhiễm không khí trên diện rộng. Theo Phùng Thị Thanh
Tú (1994), bụi thuốc BVTV có thể phát tán rất xa, ở Bắc Mỹ và Trung Phi có
thể bay tới Đại Tây Dương, tuyết trên Bắc Cực cũng có thuốc BVTV. Người ta
đã tìm thấy nhóm Photpho hữu cơ trong không khí ở độ cao 50 – 200 m từ 3 – 8
ngày sau khi phun thuốc bằng máy bay [9].
2.1.3.3. Tác hại của thuốc BVTV đối với con người và những động vật máu
nóng
a. Đối với động vật máu nóng:
Sự tồn lưu của thuốc BVTV trong môi trường gây nhiễm không chỉ cho
quần thể thực vật, động vật tồn tại trong môi trường mà còn cả động vật sử dụng
chúng làm thức ăn.
Theo Lê Trường (1985) khi phun 2,4-D hoặc 2,4,5-T lên cỏ Xuđăng đã
làm tăng hàm lượng axit xyahydric trong cỏ (ở liều 1,1 kg/ha 2,4-D làm tăng
35%, 2,4,5-D làm tăng 75%) nên cỏ đã thành độc với gia súc (Swanson CR,
Shaw WC, 1995). Ở một số loài thực vật khi bị nhiễm 2,4-D hoặc 2,4,5-T liều

6



thấp sẽ làm tăng lượng Nitrat trong cây trồng đến mức nguy hiểm cho gia súc
Trong các nghiên cứu khác tại vùng Bắc Dakota, Stickel LE (1993) đã phát hiện
rất nhiều loại động vật nhỏ chứa dư lượng DDT trong cơ thể. Ở chuột chù ngắn
đuôi là 5,2 – 25,2 ppm, sóc đất là 0,08 – 0,69 ppm, chuột nhảy là 0,08 – 0,18
ppm, chuột đồng là 0,16 – 0,2 ppm [8].
b. Đối với con người
Con người có thể nhiễm độc thuốc BVTV theo nhiều con đường khác
nhau, có thể ngộ độc khi trực tiếp phun thuốc, ngộ độc từ thực phẩm chứa dư
lượng thuốc BVTV hoặc nhiễm thuốc gián tiếp từ môi trường.
Một số loại thuốc trừ sâu có khả năng bay hơi mạnh nên gây khó chịu,
mệt mỏi, thậm chí choáng ngất cho người trực tiếp phun thuốc sâu trên đồng
ruộng, nhất là trong trường hợp không có các biện pháp phòng tránh tốt.
Theo Cục Y tế dự phòng và Môi trường (Bộ Y tế) cho biết số người ngộ
độc thuốc BVTV lớn hơn 20 triệu người, tập trung chủ yếu ở các nước đang
phát triển, mỗi năm trên thế giới có khoảng 2,5 triệu người chịu tác động của
thuốc BVTV. Kết quả phân tích dư lượng hóa chất BVTV trong năm 2009 các
bệnh viện đã tiếp nhận 4 515 người bị nhiễm độc thuốc BVTV trong đó đã có
138 trường hợp tử vong do nhiễm độc quá nặng [15].
Cũng theo FAO, những năm gần đây số người ngộ độc thuốc BVTV lớn
hơn 20 triệu người, tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển, mỗi năm trên
thế giới có khoảng 2,5 triệu người chịu tác động của thuốc BVTV. Kết quả phân
tích dư lượng hóa chất BVTV trong đất tại huyện Cẩm Khê, Phú Thọ cho thấy
hàm lượng DDT trong đất bằng 1,56 mg/kg. Ở Thanh Sơn, Phú Thọ là 30
mg/kg, huyện Diễn Châu, Nghệ An vượt ngưỡng tới mức từ 15 đến 2 800 mg/kg
(JA Ming, 2006). Sự tích tụ hóa chất trong đất thấm vào nguồn nước ngầm, làm
nguồn nước nhiễm hóa chất BVTV, ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt và
cũng là một trong những nguyên nhân làm gây bệnh ung thư tại các làng xã Hà
Tĩnh, Nghệ An, Phú Thọ. Tuyên Quang [1].


7


Nói chung các loại thuốc BVTV nguồn gốc hóa học hầu hết đều có tính
độc cao. Ngoài ra việc dùng thuốc trừ sâu liên tục sẽ sinh chứng nhờn thuốc. Vì
thế mỗi loại thuốc trừ sâu chỉ có tác dụng mạnh một số năm đầu sử dụng. Để
hạn chế bệnh nhờn thuốc, tăng khả năng diệt trừ sâu người ta thường tăng dần
nồng độ thuốc, tăng số lần dùng thuốc dẫn đến ảnh hưởng càng lớn.
Nói tóm lại, thuốc trừ sâu, diệt cỏ có tác dụng tích cực bảo vệ mùa màng,
tuy nhiên nó còn gây nên nhiều hệ quả môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng tới
hệ sinh thái và con người. Do vậy cần phải thận trọng khi dùng thuốc và phải
dùng đúng liều, đúng loại, đúng lúc theo chỉ dẫn của cán bộ kỹ thuật [16].
2.1.4. Những nhân tố liên quan đến tính độc của thuốc BVTV
2.1.4.1 Đặc tính của chất độc
a. Cấu tạo của thuốc BVTV
Trong phân tử chất độc thường có những gốc sinh độc quyết định đến độ
độc của thuốc đó. Các gốc sinh độc có thể chỉ là một nguyên tử hay loại nguyên
tố (như Hg, Cu,…trong các hợp chất chứa thủy ngân hay chứa đồng); hoặc cũng
có thể là một nhóm các nguyên tố (như gốc –CN có trong các hợp chất xianamit;
hay gốc –P=O(S) trong các thuốc lân hữu cơ) biểu hiện đặc trưng tính độc của
nó.
Các thuốc BVTV có nguồn gốc khác nhau, nên cơ chế tác động của chúng
cũng khác nhau.
b. Đặc tính vật lý
Đặc điểm vật lý của thuốc BVTV có ảnh hưởng rất lớn đến độ độc của
thuốc và hiệu quả phòng trừ.
Kích thước và trọng lượng hạt thuốc: Hạt thuốc có kích thước lớn, có diện
tích bề mặt nhỏ thường khó hòa tan trong biểu bì lá (tốc độ hòa tan vật chất tỷ lệ
thuận với tổng diện tích bề mặt của chúng), giảm khả năng xâm nhập. Hạt thuốc

có kích thước lớn khó bám dính trên bề mặt vật phun nên thường bị rơi vãi thất
thoát nhiều, giảm lượng thuốc tồn tại trên vật phun. Đối với côn trùng, kích

8


thước hạt thuốc lớn sẽ khó xâm nhập vào miệng côn trùng, lượng thuốc xâm
nhập vào cơ thể côn trùng bị giảm, hiệu lực của thuốc do thế cũng giảm theo.
Với các thuốc bột thấm nước khi pha với nước tạo thành huyền phù, kích thước
hạt lớn làm cho huyền phù dễ bị lắng đọng, khó trang trải đều trên bề mặt, dễ
làm tắc vòi phun, rất khó sử dụng.
Hình dạng hạt thuốc ảnh hưởng nhiều đến độ bám dính và tính độc của
thuốc. Hạt thuốc xù xì, nhiều góc cạnh dễ bám dính trên bề mặt vật phun hơn
các hạt thuốc trơn láng.
Khả năng bám dính của thuốc là một trong những nhân tố kéo dài thêm
hiệu lực của thuốc. Thuốc có độ bám dính tốt, ít bị thất thoát do rửa trôi, chống
được tác hại của ẩm độ, mưa và gió, lượng thuốc tồn dư trên cây nhiều và lâu
hơn [6].
c. Cường độ tác động
Cường độ tác động của chất độc đến cơ thể sinh vật phụ thuộc vào nồng
độ, thời gian tiếp xúc và mức tiêu dùng của thuốc BVTV.
Nồng độ của thuốc BVTV là lượng độc chứa trong dạng thuốc đem dùng
hoặc lượng hóa chất có trong không khí. Nhìn chung nồng độ càng cao càng dễ
gây hại cho sinh vật.
Mức tiêu dùng là lượng thuốc cần thiết để xử lý cho một đơn vị diện tích
hay thể tích. Mức tiêu dùng phụ thuộc vào các loại dịch hại, loại cây (cây có tán
lá rộng, cần dùng với lượng thuốc nhiều hơn để có thể trang trải đều trên cây),
vào tuổi của cây (cây lớn cần phun với lượng thuốc nhiều hơn), tình hình sinh
trưởng của cây (cây càng xanh tốt, phát triển mạnh càng cần lượng thuốc nhiều
hơn) và các loại thành phẩm (dạng thuốc hạt cần lượng nhiều hơn thuốc bột

ngấm nước và dạng dung dịch).
Khi phun thuốc lên cây ở dạng lỏng, lượng dung dịch phun trên đơn vị
diện tích cũng mang đặc tính của mức tiêu dùng. Ngoài ra khi sử dụng thuốc ở
dạng dung dịch, lượng nước dùng nhiều hay ít còn phụ thuộc vào công cụ phun

9


trải (khi dùng bơm động cơ, lượng nước có thể giảm đi nhưng nồng độ thuốc
phải tăng lên tương ứng so với dùng các bơm tay nhưng không được thay đổi
mức tiêu dùng).
Quy mô sử dụng và số lần phun thuốc: Số lần phun thuốc càng nhiều, quy
mô dùng thuốc càng rộng, ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường càng
mạnh, đặc biệt là các thuốc trừ sâu. Ngoài ra, khoảng cách giữa các lần phun
càng ngắn, càng dễ tạo điều kiện tích lũy trên bề mặt vật phun, dễ gây ô nhiễm
với môi trường.
Thời gian hiệu lực của thuốc càng dài, độ độc của thuốc đối với môi
trường càng tăng. Cùng một nồng độ, thời gian thể hiện triệu chứng ngộ độc,
gây chết hay quật ngã cho sinh vật càng ngắn, thì loại thuốc đó càng độc.
2.1.4.2. Đặc điểm của sinh vật
Các loài sinh vật có phản ứng rất khác nhau đối với một loại thuốc, ở cùng
một liều lượng, một phương pháp xử lý, thậm chí trên cùng một điểm xử lý
nhưng có loài bị thuốc gây hại, loài khác lại không hay ít bị gây hại. Ví dụ:
Dung dịch Boocđo có thể diệt trừ nhiều loại nấm và vi khuẩn gây bệnh cho cây
nhưng lại có hiệu lực kém hoặc không diệt được loài nấm phấn trắng
(Erisiphales). Thuốc trừ cỏ Ethoxysulfuron có khả năng diệt trừ mạnh cỏ cói lác
và cỏ lá rộng, nhưng lại ít có hiệu lực trừ cỏ hòa thảo đặc biệt là cỏ lồng vực
nước và không gây hại lúa.
Nhìn chung các loài ký sinh thiên địch thường mẫn cảm với thuốc trừ sâu
hơn các loài côn trùng và nhện gây hại.

Mỗi một loại thuốc chỉ diệt được một số loài sinh vật, nên người ta đã
chia thuốc BVTV thành các nhóm khác nhau để tiện cho việc sử dụng như thuốc
trừ sâu, trừ bệnh, trừ cỏ…
Cùng một loài sinh vật, tính mẫn cảm của loài sinh vật ở các giai đoạn
phát dục khác nhau cũng không giống nhau với từng loại thuốc. Ví dụ: Giai
đoạn trứng và nhộng của côn trùng thường chống thuốc mạnh hơn giai đoạn sâu

10


non và trưởng thành; cỏ non thường chống chịu thuốc kém hơn cỏ già (do khả
năng xâm nhập của thuốc vào cỏ già kém hơn vào cỏ non và khả năng trao đổi
chất của cỏ già cũng kém hơn cỏ non).
Tính mẫn cảm của chất độc còn có thể biến đổi theo ngày đêm. Những
côn trùng hoạt động ban ngày thường kém mẫn cảm với thuốc hơn vào ban đêm.
Ngược lại, những côn trùng hoạt động ban đêmlại có khả năng chống chịu với
thuốc mạnh hơn ở ban ngày
Giới tính cũng ảnh hưởng đến sự chống chịu của thuốc. Thông thường
khả năng chống chịu của con đực kém con cái
Tính mẫn cảm của các cá thể sinh vật trong một loài, cùng giai đoạn phát
dục với một loại thuốc cũng khác nhau. Khi bị một lượng rất nhỏ chất độc tác
động, có những cá thể bị hại rất nghiêm trọng nhưng có các cá thể khác không bị
hại. Đó là phản ứng cá thể của sinh vật gây nên do các loài sinh vật có cấu tạo
khác nhau về hình thái, đặc trưng về sinh lý, sinh hóa khác nhau. Những côn
trùng đói ăn, sinh trưởng trong điều kiện khó khăn thường có sức chống chịu với
thuốc kém
2.1.4.3. Điều kiện ngoại cảnh
Yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng trực tiếp đến lý hóa tính của thuốc BVTV,
đồng thời ảnh hưởng đến trạng thái sinh lý của sinh vật và khả năng tiếp xúc với
thuốc, nên chúng ảnh hưởng đến tính độc của thuốc cũng như khả năng tồn lưu

của thuốc trên cây.
a. Những yếu tố thời tiết, đất đai
Tính thấm của màng nguyên sinh chất chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của điều
kiện ngoại cảnh như độ pH của môi trường, ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ,…Do tính
thấm thay đổi, khả năng xâm nhập của chất độc vào tế bào sinh vật cũng thay
đổi, nói cách khác, lượng thuốc BVTV xâm nhập vào tế bào sinh vật nhiều ít
khác nhau, nên độ độc của thuốc thể hiện không giống nhau.

11


Theo Klaus (1995) thì nhiệt độ là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định
đến khả năng và tốc độ phân giải, xâm nhập của thuốc. Do đó nó có ảnh hưởng
trực tiếp đến độ an toàn và hiệu quả của thuốc [20]. Đại đa số các thuốc BVTV,
trong phạm vi nhiệt độ nhất định (từ 10-40 0C), độ độc của thuốc với sinh vật sẽ
tăng khi nhiệt độ tăng.
Nhưng cũng có trường hợp, tăng hay giảm nhiệt độ của thuốc cũng không
ảnh hưởng nhiều đến độ độc của thuốc (như CuSO4.5H2O).
Nhiệt độ cũng ảnh hưởng mạnh đến độ bền và tuổi thọ của sản phẩm.
Nhiệt độ làm tăng phân hủy của thuốc, làm tăng sự lắng đọng của các giọt hay
các hạt chất độc trong các thuốc dạng lỏng, gây phân lớp ở các thuốc dạng sữa,
dạng huyền phù đậm đặc.
Độ ẩm không khí và độ ẩm đất cũng tác động đến quá trình sinh lý của
sinh vật cũng như độ độc của chất độc. Độ ẩm của không khí và đất đã làm cho
chất độc thủy phân và hòa tan rồi mới tác động đến dịch hại. Độ ẩm cũng tạo
điều kiện cho thuốc xâm nhập vào cây dễ dàng hơn.
Có trường hợp độ ẩm không khí tăng lại làm giảm tính độc của thuốc. Độ
độc của pyrethrin với Dendrolimus spp, giảm đi khi độ ẩm không khí tăng lên.
Ngược lại, ẩm đọ cũng ảnh hưởng rất mạnh đến lý tính của thuốc, đặc biệt
các thuốc ở dạng rắn. Dưới tác động của ẩm độ, thuốc dễ bị đóng vón, khó phân

tán và khó hòa tan.
Nhiệt và ẩm độ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của thuốc, nên khi bảo
quản nhà sản xuất thường khuyên thuốc BVTV phải được cất nơi râm mát để
chất lượng thuốc không bị thay đổi.
Lượng mưa vừa phải sẽ làm tăng khả năng hòa tan của thuốc trong đất.
Nhưng mưa to, đặc biệt sau khi bón thuốc gặp mưa ngay, thuốc rất dễ bị rửa trôi,
nhất là các dạng thuốc dạng bột, các thuốc chỉ có tác dụng tiếp xúc. Vì vậy
không nên phun thuốc khi trời sắp mưa to.

12


Ánh sáng cũng có ảnh hưởng lớn đến quá trình phân giải của TTS. Nhiều
loại thuốc bị mất hiệu lực hoàn toàn khi gặp điều kiện ánh sáng trực xạ và cường
độ cao. Cũng có trường hợp cường độ ánh sáng càng mạnh, làm tăng cường độ
thoát hơi nước, tăng khả năng xâm nhập thuốc vào cây, do vậy hiệu lực của
thuốc càng cao
Đặc tính hóa lý của đất ảnh hưởng đến hiệu lực của thuốc. Khi bón vào
đất, thuốc thường bị keo đất hấp phụ do trong đất có keo và mùn. Hàm lượng
keo và mùn càng cao, thuốc càng được hấp phụ vào đất, lượng thuốc càng được
sử dụng càng nhiều, nếu không tăng lượng dùng, hiệu lực của thuốc bị giảm.
Nhưng nếu thuốc được giữ lại nhiều quá, bên cạnh tác động giảm hiệu lực của
thuốc, còn có thể ảnh hưởng đến cây trồng vụ sau, nhất là các loài cây mẫn cảm
với thuốc đó.
Hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất có thể làm tăng hay giảm độ độc
của thuốc BVTV. Theo Caridas (1952) thông báo trên đất trồng đậu tương có
hàm lượng lân cao sẽ làm tăng hiệu lực của thuốc Schradan. Hackstylo (1955)
lại cho biết trên đất trồng bông có hàm lượng đạm cao, hàm lượng lân thấp đã
làm giảm khả năng hấp thu Dimethoate của cây.
Độ pH của đất có thể phân hủy trực tiếp thuốc BVTV trong đất và sự phát

triển của VSV đất. Thông thường trong môi trường axit thì nấm phát triển mạnh,
còn trong môi trường kiềm vi khuẩn lại phát triển nhanh hơn.
b. Những yếu tố về cây trồng và điều kiện canh tác
Khi điều kiện canh tác tốt, vệ sinh đồng ruộng tốt sẽ hạn chế được nguồn
dịch hại.
Trong phòng trừ cỏ dại, tình hình sinh trưởng và phát triển của cây trồng
và cỏ dại mang một ý nghĩa quan trọng. Khi mật độ cây trồng cao, cây phát triển
mạnh, cây càng già càng cạnh tranh với cỏ dại mạnh, nhiều khi không cần trừ
cỏ. Nói chung, thực vật càng non càng dễ bị thuốc trừ cỏ tác động.

13


Dưới tác động của thuốc BVTV, cây trồng được bảo vệ khỏi sự phá hoại
của dịch hại sẽ sinh trưởng và phát triển tốt. Khi cây sinh trưởng tốt sẽ tạo ra
nguồn thức ăn dồi dào, dịch hại có đủ thức ăn, chất lượng thức ăn lại tốt nên
dịch hại phát triển mạnh, có sức chịu đựng với thuốc tốt hơn. Mặt khác khi cây
sinh trưởng tốt, cây phát triển rậm rạp, có lợi cho dịch hại ẩn náu, thuốc khó
trang trải đồng đều, khó tiếp xúc được với dịch hại, lượng thuốc cần nhiều hơn,
việc phòng trừ dịch hại trở nên khó khăn hơn, hiệu lực của thuốc bị giảm nhiều.
Trong điều kiện cây trồng được sinh trưởng tốt, số lượng dịch hại sống sót
do không tiếp xúc với thuốc sẽ sống trong điều kiện thuận lợi, ít bị cạnh tranh
bởi các cá thể cùng loài, của các ký sinh thiên địch, nguồn thức ăn dồi dào, chất
lượng tốt, dễ hình thành tính chống thuốc, gây bùng phát số lượng. Dưới tác
động của thuốc, tính đa dạng của quần thể bị giảm, cả về chủng loại lẫn số
lượng. Khi các loài ký sinh thiên địch bị hại, dễ làm cho dịch hại tái phá, có thể
phát thành dịch, gây hại nhiếu cho cây trồng. Khi dùng liên tục một hay một số
loại thuốc để phòng trừ các loại dịch hại chính sẽ làm cho các loại dịch hại thứ
yếu trước kia nay nổi lên thành dịch hại chủ yếu, được coi là xuất hiện một loài
dịch hại mới.

Tóm lại, ba nhân tố thuốc BVTV, sinh vật và ngoại cảnh là rất mật thiết,
tương tác lẫn nhau, nhân tố này là tiền đề cho nhân tố kia hay ngăn cản nhân tố
kia phát huy tác dụng.

14


Thuốc BVTV
- Bản chất hóa học
- Đặc tính vật lý
- Cường độ tác động

Điều kiện ngoại cảnh
- Điều kiện thời tiết, đất đai
- Điều kiện canh tác, cây trồng

Dịch hại
- Đặc tính sinh vật học
- Đặc tính sinh thái học

Sơ đồ 2.1: Nội dung mối quan hệ qua lại giữa ba yếu tố : Thuốc, Dịch hại và
điều kiện ngoại cảnh tác động đến hiệu lực của thuốc BVTV.
(Nguồn: [6])
2.2. Tình hình quản lý và sử dụng hóa chất BVTV trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Tình hình quản lý và sử dụng hóa chất BVTV trên thế giới
Từ thế kỷ 19 con người chỉ mới biết sử dụng các loài cây độc và lưu
huỳnh trong tro núi lửa để trừ sâu bệnh. Năm 1807 Belediet Prevest đã chứng
minh nước đun sôi trong nồi đồng có thể diệt bào tử nấm than đen Ustilaginales.
Năm 1848 lưu huỳnh được dùng để trừ bệnh phấn trắng Erysyphacea hại nho;
dung dich Boocdo ra đời năm 1879; 1892 Gipxin (aselat chì) cũng ra đời để trừ

sâu ăn quả. Nửa cuối thế kỷ 19 Cacbon disunphua (CS 2) được dùng để chống
chuột đồng và các ổ rệp Pholulloxera hại nho. Nhưng biện pháp hóa học nói
chung vẫn chưa có một vai trò đáng kể trong sản xuất nông nghiệp.
Từ đầu thế kỷ 20 đến năm 1960, các thuốc trừ dịch hại hữu cơ ra đời, làm
thay

đổi

vai

trò

của

biện

pháp

hóa

học

trong

nông

nghiệp:

Ceresal- thuốc trừ nấm thủy ngân hữu cơ đầu tiên (1913), các thuốc trừ nấm lưu
huỳnh (1940). Thuốc trừ cỏ còn xuất hiện muộn hơn (những năm 40 của thế kỷ

20). Việc phát hiện khả năng diệt côn trùng của DDT (1939) đã mở ra cuộc cách

15


mạng của biện pháp hóa học BVTV. Hàng loạt các thuốc trừ sâu ra đời sau đó:
Clo hữu cơ (1940 – 1950), các thuốc nông hữu cơ, các thuốc cacbamat (19451950). Lúc này người ta cho rằng: Mọi vấn đề BVTV đều có thể giải quyết bằng
thuốc hóa học.
Đến cuối những năm 1950, những hậu quả xấu của thuốc BVTV gây ra
cho con người, môi sinh và môi trường được phát hiện. Khái niệm phòng trừ
tổng hợp sâu bệnh ra đời.
Những năm 1960-1980, việc lạm dụng thuốc BVTV đã ảnh hưởng rất xấu
cho môi sinh, môi trường, dẫn tới tình trạng: Nhiều chương trình phòng chống
dịch hại của nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế dựa vào thuốc hóa học đã bị
sụp đổ; tư tưởng sợ hãi, không dám dùng thuốc BVTV xuất hiện, thậm chí có
người cho rằng, cần loại bỏ không dùng thuốc BVTV trong sản xuất nông
nghiệp.
Tuy vậy, các loại thuốc BVTV mới có nhiều ưu điểm, an toàn hơn đối với
môi sinh môi trường, như thuốc trừ cỏ mới, thuốc trừ sâu perethroid tổng hợp
(1970), các thuốc trừ sâu bệnh có nguồn gốc sinh học hay tác động sinh học, các
chất điều tiết sinh trưởng côn trùng và cây trồng vẫn liên tục ra đời. Lượng
thuốc BVTV được dùng trên thế giới không những không giảm mà còn tăng lên
không ngừng. Theo Chua and Ooi (1986), ở các vùng chuyên trồng rau ở
Malaysia, có đến 88% người dân phun thuốc từ 1 – 2 lần/tuần, 12% còn lại phun
tới 3 lần/tuần [18]. Còn theo FAO (1996), ở Ấn Độ và Bangladesh, người dân
phun thuốc tới 40 lần/vụ, thậm chí còn nhúng cả rau vào dung dịch thuốc sau khi
thu hoạch để tăng độ đẹp cảm quan cho sản phẩm [19].
Tuy nhiên, từ năm 1980 đến nay, vấn đề bảo vệ môi trường được quan
tâm hơn. Nhiều loại thuốc BVTV mới, trong đó có nhiều thuốc trừ sâu bệnh sinh
học, có hiệu quả cao với dịch hại nhưng an toàn với môi trường ra đời. Quan

điểm phòng trừ tổng hợp được phổ biến rộng rãi. Ngành BVTV tiếp tục phát
triển nhanh chóng để có thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Các nhà máy hóa

16


chất ra đời, hoạt động và xuất ra thị trường ngày càng nhiều sản phẩm. Trên thế
giới có khoảng 900-1000 loại thuốc chính với khoảng 5000 loại chế phẩm khác
nhau [6].
Sản lượng thuốc BVTV sản xuất và tiêu thụ hàng năm lên tới hàng triệu
tấn. Theo thống kê điều tra số liệu năm 1990-1991 con số này là 25 triệu tấn.
Tiêu thụ thuốc BVTV trên thế giới năm 1992 là 22,4 tỷ USD, tăng lên 27,8 tỷ
USD trong năm 1998 và đạt 29,2 tỷ USD vào năm 2000 [7] .Trong gần chục
năm trở lại đây do quá trình thâm canh tăng vụ, mức độ sâu hại gia tăng kéo
theo nhu cầu sử dụng thuốc BVTV cũng tăng nhanh.
2.2.2. Tình hình quản lý và sử dụng hóa chất BVTV ở Việt Nam.
Ở Việt Nam sự ra đời của ngành Hóa bảo vệ thực vật ở Việt Nam được
đánh dấu bằng việc thành lập Tổ Hóa bảo vệ thực vật (1/1956) của viện Khảo
cứu trồng trọt. Thuốc BVTV được dùng lần đầu trong sản xuất nông nghiệp ở
miền Bắc là trừ sâu gai, sâu cuốn lá lớn bùng phát ở Hưng Yên (vụ Đông xuân
1956-1957). Ở miền Nam, thuốc BVTV được sử dụng từ năm 1962.
Thời kỳ bao cấp, việc nhập khẩu, quản lý, phân phối thuốc do nhà nước
độc quyền thực hiện. Lượng thuốc BVTV không nhiều, khoảng 15000 tấn thành
phẩm/năm với khoảng 20 chủng loại thuốc trừ sâu (chủ yếu) và thuốc trừ bệnh.
Đa số các loại thuốc có độ tồn dư lâu trong môi trường hoặc có độ độc cao. Việc
quản lý thuốc lúc này khá dễ dàng. Thuốc giả kém chất lượng ít có điều kiện
phát triển.
Tuy nhiên lúc này, thuốc BVTV dùng tràn lan, hiện tượng phun phòng
xảy ra khá phổ biến, khuynh hướng phun sớm, phun định kỳ ra đời, thậm chí
còn dùng thuốc vào cả những thời điểm không cần thiết; tình trạng dùng thuốc

không đúng kỹ thuật nảy sinh khắp nơi. Thuốc đã để lại những hậu quả xấu đến
môi trường và sức khỏe con người. Khi nhận ra những hậu quả xấu, cộng với
tuyên truyền quá mức về tác hại của chúng đã gây nên tâm lý sợ thuốc, nhiều ý
kiến đề xuất nên hạn chế, thậm chí loại bỏ hẳn thuốc BVTV [6].

17


Những năm gần đây, do thâm canh tăng vụ, tăng diện tích, do thay đổi cơ
cấu giống cây trồng nên tình hình sâu bệnh diễn biến phức tạp hơn. Vì vậy số
lượng và chủng loại thuốc BVTV sử dụng cũng tăng lên. Nếu như trước năm
1985 khối lượng thuốc BVTV dùng hàng năm khoảng 6.500 đến 9.000 tấn thành
phẩm quy đổi và lượng thuốc sử dụng bình quân khoảng 0,3 kg hoạt chất /ha thì
thời gian từ năm 1991 đến nay lượng thuốc sử dụng biến động từ 25- 38 ngàn
tấn. Đặc biệt năm 2006 lượng thuốc BVTV nhập khẩu là 71.345 tấn. Cơ cấu
thuốc BVTV sử dụng cũng có biến động: thuốc trừ sâu giảm trong khi thuốc trừ
cỏ, trừ bệnh gia tăng cả về số lượng lẫn chủng loại. Nguyên nhân của sự biến
động này là do từ năm 1992 nền nông nghiệp Việt Nam đã áp dụng rất có kết
quả chương trình Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM). Nhiều hộ nông dân đã biết
áp dụng các biện pháp kỹ thuật phòng trừ tổng hợp trong sản xuất và chỉ phun
thuốc khi cần thiết theo sự chỉ đạo của cơ quan BVTV. Tại các địa phương có áp
dụng chương trình Quản lý dịch hại tổng hợp IPM số lần phun thuốc đã giảm đi.
Kết quả này chứng minh rằng chương trình Quản lý dịch hại tổng hợp IPM là
một trong các biện pháp hữu hiệu nhằm tránh nguy cơ ô nhiễm môi trường do
sử dụng thuốc BVTV.
Nhìn chung tập quán canh tác và diện tích trồng lúa lớn nên các tỉnh vùng
đồng bằng nông dân sử dụng nhiều thuốc BVTV hơn (1,15-2,26 kg thành
phẩm/ha/năm) so với các tỉnh miền núi (0,23 kg thành phẩm/ha/ năm).
Do nhu cầu sử dụng thuốc BVTV tăng, các cơ sở kinh doanh, buôn bán
mặt hàng thuốc BVTV cũng ngày càng gia tăng. Mặc dù BVTV là một mặt hàng

kinh doanh có điều kiện nhưng không phải cơ sở nào cũng có đầy đủ các điều
kiện như quy định. Kết quả thanh tra 14.570 lượt cửa hàng, đại lý kinh doanh
thuốc BVTV năm 2006 cho thấy có 14,8% vi phạm các quy định về kinh doanh
thuốc BVTV. Trình độ của người kinh doanh thuốc BVTV còn thấp so với yêu
cầu trong khi theo điều tra có tới trên 90% nông dân tìm hiểu cách sử dụng
thuốc BVTV trực tiếp từ người bán thuốc.

18


×