Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

NGÂN HÀNG CÂU HỎI BẢN ĐỒ HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.55 KB, 12 trang )

BẢN ĐỒ HỌC
Câu 1. Tỷ lệ bản đồ là gì?
Tỷ lệ bản đồ là tỷ số giữa độ dài một đoạn thẳng trên bản đồ với hình chiếu nằm ngang
tương ứng của nó ở ngoài thực địa và được ký hiệu dưới dạng phân số có tử số là 1, M được
gọi là mẫu số tỷ lệ bản đồ: 1/M.
Các bản đồ tỉ lệ lớn, không ảnh hưởng của độ cong Trái Đất, thì hình chiếu ngang bằng
chiều dài tuyến tính. Vì vậy có thể gọi tỉ lệ bản đồ là tỉ số độ dài một đoạn trên bản đồ với độ
dài tương ứng của nó trên thực địa. Như vậy tỉ lệ là mức độ thu nhỏ các đối tượng thực địa
để đưa lên bản đồ.
Hệ quả của sự lựa chọn tỉ lệ cho bản đồ là diện mạo của bản đồ và khả năng truyền tin
của nó. Tỉ lệ được vận hành liên tục từ lớn đến nhỏ. Bản đồ tỉ lệ lớn biểu hiện phần nhỏ của
bề mặt Trái Đất, thông tin biểu thị rất chi tiết. Ngược lại, bản đồ tỉ lệ nhỏ biểu thị khu vực
lớn của Trái Đất nên các chi tiết bị giới hạn khi đưa lên bản đồ. Tỉ lệ cuối cùng được lựa
chọn để thiết kế bản đồ phụ thuộc vào mục đích của bản đồ và kích thước chung của lãnh thổ
được biểu thị. Mức độ chi tiết địa lí cần thiết để thoả mãn mục đích của bản đồ sẽ là một
chuẩn mực khi lựa chọn tỉ lệ.
Hệ quả quan trọng thứ hai của sự lựa chọn tỉ lệ là ảnh hưởng của nó tới kí hiệu hoá. Khi
thay đổi từ tỉ lệ lớn sang tỉ lệ nhỏ, đối tượng của bản đồ phải được tái biểu thị với các kí hiệu
không còn giống thực theo tỉ lệ và được tổng quát hoá nhiều hơn.
Tỉ lệ, kí hiệu bản đồ và lưới chiếu bản đồ phụ thuộc lẫn nhau và sự lựa chọn từng yếu tố sẽ
có ảnh hưởng quan trọng đến bản đồ cuối cùng. Sự lựa chọn tỉ lệ là sự quyết định quan trọng
nhất trong quá trình thiết kế bản đồ.
Câu 2. Nêu khái niệm ký hiệu bản đồ.
Ký hiệu bản đồ là một đặc trưng cơ bản của bản đồ, đó chính là hình thức thể hiện nội
dung của bản đồ. Có thể coi ký hiệu bản đồ là một thứ ngôn ngữ của bản đồ và tạo thành
một trong những hệ thống ký hiệu khoa học riêng. Cũng như các ngôn ngữ khác, ngôn ngữ
bản đồ là hình thái thể hiện trực tiếp những ý nghĩ và là phương tiện để trợ giúp sự tổng hợp.
Chức năng của ngôn ngữ bản đồ là truyền đạt nội dung bản đồ.
Câu 3. Thế nào là bản đồ địa hình?
Bản đồ địa hình là một mô hình đồ họa về mặt đất, nó cho ta khả năng nhận thức bề mặt
địa lý bằng cái nhìn tổng quát, dễ thấy, dễ lấy thông tin, đếm đọc chi tiết hoặc đo đạc chính


xác. Trên bản đồ địa hình thể hiện tọa độ, độ cao của bất kì điểm nào trên mặt đất, xác định
được khoảng cách giữa hai điểm… Ngoài ra bản đồ địa hình còn phản ánh được các định
tính, định lượng, định hình, trạng thái của các yếu tố địa lý và ghi chú địa danh của chúng.


Bản đồ địa hình thể hiện các đối tượng có trong một khu vực trên bề mặt trái đất song
không đưa tất cả đối tượng lên bản đồ mà chỉ bao gồm một lượng thông tin nhất định phụ
thuộc vào không gian, thời gian và mục đích sử dụng bản đồ.
Bản đồ địa hình là bản vẽ thu nhỏ dạng địa hình, địa vật trên mặt đất lên giấy theo một
quy tắc toán học và tỷ lệ nhất định dựa trên cơ sở những số liệu đo đạc ngoài thực địa kết
hợp với công tác ở trong phòng.
Tuỳ theo tỷ lệ và mục đích sử dụng bản đồ mà người ta có thể bỏ bớt, lược đi hoặc thêm
vào một số các yếu tố địa hình, địa vật
Các yếu tố nội dung bản đồ địa hình được chia thành 7 nhóm lớp theo 7 chuyên đề là:
Cơ sở toán học, Thủy hệ, Địa hình, Dân cư, Giao thông, Ranh giới và Thực vật. Các yếu tố
thuộc một nhóm lớp được vẽ thành một file riêng. Trong một nhóm lớp, các yếu tố nội dung
lại được sắp xếp theo từng lớp. Cơ sở của việc phân chia nhóm lớp và lớp là các qui định về
nội dung bản đồ địa hình trong "Ký hiệu bản đồ địa hình tỉ lệ 1:500; 1:1000; 1:2000 và
1:5000" ban hành năm 1995.
Câu 4. Trình bày khái niệm bản đồ số.
Bản đồ số là một tập hợp có tổ chức các dữ liệu bản đồ trên những thiết bị có khả năng
đọc bằng máy tính và được thể hiện dưới dạng hình ảnh bản đồ.
Câu 5. Trình bày khái niệm bản đồ chuyên đề.
Các bản đồ chuyên đề là loại bản đồ mà nội dung của nó được quyết định bởi từng đề
tài cụ thể. Tuỳ thuộc vào đề tài, bản đồ sẽ phản ánh chi tiết về một chuyên đề nào đó, có thể
là một yếu tố hoặc một nhóm yếu tố địa lý tự nhiên hay kinh tế - xã hội trên bề mặt đất.
Ví dụ: Bản đồ công nghiệp, bản đồ địa chất, bản đồ văn hoá giáo dục, bản đồ khí hậu,
bản đồ kinh tế chung...
Bản đồ chuyên đề gồm những bản đồ có nội dung hẹp, chỉ biểu hiện một vài yếu tố,
một vài đối tượng có hoặc không có trên bản đồ địa lý chung nhưng được phản ánh một cách

sâu sắc, thể hiện nhiều khía cạnh của nội dung đối tượng theo chủ đề bản đồ. Nội dung bản
đồ được chia ra thành nội dung chính và nội dung phụ. Các nội dung chính được biểu hiện
sâu và nổi bật, các nội dung phụ được tổng quát hóa cao hơn.
Câu 6. Trình bày khái niệm bản đồ.
Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ bề mặt tự nhiên của trái đất hoặc bề mặt của các thiên thể
khác lên trên mặt phẳng theo một quy luật toán học nhất định, thông qua việc khái quát hoá
và sử dụng một hệ thống ký hiệu quy ước nhằm phản ánh sự phân bố, trạng thái, các đặc
điểm về số lượng, chất lượng và mối liên quan giữa các hiện tượng tự nhiên và xã hội.
Nói một cách khác, bản đồ là sự biểu thị thu gọn toàn bộ mặt đất hoặc một phần rất lớn
của bề mặt trái đất, của các thiên thể, các hành tinh khác hay bầu trời lên mặt phẳng. Nó có


thể biểu thị toàn thế giới, một châu lục, một quốc gia hay một khu vực nào đó của bề mặt
đất, hay các hành tinh khác.
Câu 7. Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổng quát hóa bản đồ.
Những nhân tố cơ bản quyết định tính chất và mức độ tổng quát hoá là: Tỷ lệ bản đồ,
mục đích của bản đồ, đề tài (nội dung) của bản đồ và đặc điểm của các yếu tố nội dung trên
lãnh thổ cần biểu thị.
a. Ảnh hưởng của mục đích của bản đồ
Trên bản đồ chỉ cần biểu thị những đối tượng và hiện tượng phù hợp với mục đích của
nó. Những bản đồ có cùng đề tài và cùng tỷ lệ nhưng có mục đích khác nhau thì mức độ chi
tiết và đặc điểm của sự biểu thị các yếu tố nội dung cũng khác nhau nên việc tổng quát hoá
cũng khác nhau.
VD: Bản đồ địa lý tự nhiên dành cho học sinh các cấp khác nhau là khộng thể giống
nhau. Mức độ chi tiết của các yếu tố tăng dần theo cấp học.
b. Ảnh hưởng của tỷ lệ bản đồ
Tỷ lệ bản đồ ảnh hưởng rất lớn tới khả năng dung nạp của một tờ bản đồ. Những bản
đồ có cùng đề tài và mục đích sử dụng nhưng tỷ lệ khác nhau thì mức độ tổng quát hoá khác
nhau. Bản đồ có tỷ lệ càng lớn thì thể hiện nội dung càng chi tiết, ngược lại tỷ lệ càng nhỏ thì
nội dung biểu thị càng khái lược.

c. Ảnh hưởng của đề tài bản đồ
Đề tài bản đồ quyết định các yếu tố nội dung nào cần thể hiện, quyết định những yếu tố
nào thể hiện chi tiết nhất, những yếu tố nào thể hiện sơ lược. Thể hiện rõ nhất ở các bản đồ
chuyên đề.
VD: bản đồ môi trường thì chỉ tập trung thể hiện hiện trạng môi trường, nguồn gây ô
nhiễm môi trường, dự báo xu thế môi trường,…
d. Ảnh hưởng của đặc điểm địa lý lãnh thổ biểu thị của bản đồ
Khi tổng quát hoá bản đồ cần phải xét đến đặc điểm địa lý của lãnh thổ bản đồ, bởi vì
cùng là những đối tượng như nhau nhưng chúng lại có ý nghĩa khác nhau trong những điều
kiện địa lý khác nhau. Ví dụ: Một giếng nước ở vùng hoang mạc thì có ý nghĩa rất lớn,
nhưng đối với những vùng có nguồn nước phong phú thì thì ý nghĩa của nó rất nhỏ trên bản
đồ không cần biểu thị.
e. Các tư liệu dùng để thành lập bản đồ
Các hệ thống ký hiệu quy ước và chữ ghi chú trên bản đồ cũng ảnh hưởng đến tổng
quát hoá bản đồ.Một trong những ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tổng quát hoá bản đồ
đó là sự cung cấp của tài liệu, tư liệu bản đồ. Quá trình thiết kế và thành lập bản đồ nếu được


cung cấp đầy đủ tư liệu, các thông tin của tư liệu mới, chính xác, tài liệu tư liệu càng chi tiết,
đầy đủ bao nhiêu càng tạo sự thuận lợi cho quá trình tổng quát hoá bấy nhiêu. Hơn nữa có
thể thông qua các tài liệu đó để xét bản chất của đối tượng
Vd: Trên bản đồ dân cư, tài liệu đầy đủ cho phép ta vạch được sự phân bố cụ thể của
từng điểm dân cư và xu hướng phát triển của chúng
Nguồn tài liệu tư liệu thành lập bản đồ càng mới, càng hiện đại, càng phù hợp với xu
hướng phát triển của KHKT hiện nay thì bản đồ càng trở thành công cụ đắc lực trong việc
tích luỹ và truyền đạt thông tin hiện đại nhất
Câu 8. Trình bày cách xây dựng và đặc điểm của phép chiếu UTM. Vẽ hình minh họa
a. Cách xây dựng
Phép chiếu UTM (Universal Transverse Mercator) được xây dựng dựa trên nền tảng
của phép chiếu hình trụ ngang Mercator (Transverse Mercator – TM)

- Trong phép chiếu UTM, bề mặt Elipxôid Trái Đất được chia ra thành 60 múi theo
chiều kinh tuyến; mỗi múi 6°. Múi đầu tiên được đánh số 1 từ kinh tuyến 180° Tây đến 174°
Tây. Các vĩ tuyến được lấy từ 80° Nam đến 84° Bắc. Lãnh thổ Việt Nam nằm trên 2 múi 6°
có kinh tuyến giữa là 105° và 111°. Đó là các múi 48 và 49. Tại mỗi múi có hệ thống toạ độ
vuông góc riêng. Gốc toạ độ của mỗi múi là điểm giao nhau của xích đạo với kinh tuyến
giữa của múi đó. Để tránh có toạ độ âm, người ta lùi gốc toạ độ về phía Tây của kinh tuyến
giữa 500 km.
- Dựng hình trụ ngang cắt mặt cầu trái đất theo 2 đường cong đối xứng với nhau quá
kinh tuyến giữa múi và có tỷ lệ chiếu k=1 (không bị biến dạng chiều dài). Kinh tuyến trục
nằm ngoài mặt trụ có tỷ lệ chiếu k=0.9996
- Dùng tâm trái đất làm tâm chiếu, lần lượt chiếu từng múi lên mặt trụ theo nguyên lý
của phép chiếu xuyên tâm.
b. Đặc điểm
Đây là phép chiếu hình trụ ngang đồng góc.
Kinh tuyến giữa là đường thẳng. Các kinh tuyến còn lại là đường cong, chiều lõm
hướng về kinh tuyến giữa. Xích đạo là một đường thẳng, vuông góc với kinh tuyến giữa. Các
vĩ tuyến đều là những đường cong, chiều lõm hướng về phía cực gần với vĩ tuyến đó hơn.
Kinh vĩ tuyến đối xứng nhau qua kinh tuyến giữa hoặc qua xích đạo.
Phép chiếu không có biến dạng về góc
Tỷ lệ độ dài tại kinh tuyến giữa nhỏ hơn 1 (Hệ số k = 0,9996).
Tỷ lệ độ dài là không đổi (k = 1) trên hai đường thẳng song song và đối xứng nhau qua
kinh tuyến giữa và cách kinh tuyến giữa 180 km.


Tỷ lệ biến dạng nhỏ hơn một trong khoảng giữa hai đường không biến dạng và lớn hơn
ở ngoài hai đường đó.
Chỉ áp dụng cho khu vự 80 độ vĩ Nam đến 84 độ vĩ Bắc.
Phép chiếu được sử dụng nhiều trong các trường hợp thiết kế bản đồ có số hiệu. Bản đồ
địa hình của nhiều nước trên thế giới đều dùng phép chiếu này. Quân đội Mỹ sử dụng phép
chiếu này cho bản đồ quân sự.

Lưới chiếu UTM của quân đội Mỹ, tuỳ theo từng khu vực khác nhau dùng Elipxôid
khác nhau. Phần đất liền khu vực Việt Nam (trước năm 1975) tính theo Elipxôid Everest
(1930).
a = 6377276 m; α = 1/300,8
- Hiện nay, bản đồ địa hình Việt Nam được thành lập trong Hệ VN2000, với phép chiếu
UTM theo thể Elipxôid WGS-84 định vị phù hợp với lãnh thổ Việt Nam.
Câu 9. Trình bày cách phân loại ký hiệu bản đồ theo đặc điểm về hình dạng của ký
hiệu. Vẽ hình minh họa.
- Ký hiệu dạng điểm
Những đối tượng địa lý phân bố theo những điểm riêng biệt (như các điểm mốc biên
giới, điểm khống chế đo đạc) và các đối tượng có diện tích nhỏ không thể biểu thị lên bản đồ
theo đường viền của chúng được (như trạm biến thế, trạm khí tượng, lò gạch, vôi v.v...) thì
sẽ được biểu thị bằng ký hiệu quy ước. Các ký hiệu này chủ yếu được dùng để thể hiện vị trí
của địa vật và phần lớn không vẽ được theo tỷ lệ bản đồ.
Để thể hiện các đối tượng nói trên, người ta dùng các loại ký hiệu sau:
+ Ký hiệu có dạng hình học đơn giản như hình tròn, hình vuông, tam giác, hình chữ
nhật, hình thoi...

Ưu điểm của loại ký hiệu này là dễ vẽ, dễ nhớ, chiếm ít diện tích, có thể chỉ rõ vị trí
phân bố của đối tượng. Trong thực tế số lượng các hình đơn giản này không nhiều nhưng các


đối tượng trong tự nhiên cần biểu thị lại vô cùng phong phú, do đó người ta dùng thêm màu
sắc hoặc vẽ thêm các chi tiết bên trong để khắc phục nhược điểm trên.
+ Ký hiệu nghệ thuật: là các ký hiệu có hình dáng giống với hình dáng thực tế của đối
tượng.
Dạng ký hiệu này có khả năng trực quan cao nếu đứng biệt lập. Nhưng với bản đồ có
nhiều nội dung thì lượng thông tin truyền đạt giảm đáng kể, các đối tượng có thể chồng chéo
và che lấp nhau. Mặt khác, việc dùng các loại ký hiệu trực quan không thuận tiện khi so sánh
và định vị các đối tượng vì chúng cồng kềnh, chiếm nhiều diện tích ngay cả trên những bản

đồ đơn giản nhất.
Ví dụ: dùng hình vẽ con tàu để biểu thị nhà máy đóng tàu, cây đàn để biểu thị cho các
câu lạc bộ, hoặc các hình vẽ các loài động vật hay thực vật để biểu thị trên các bản đồ động
vật, bản đồ thực vật v.v…

+ Ký hiệu tượng trưng: Là dùng những hình vẽ tượng trưng cho đối tượng để làm ký
hiệu. Đó là sản phẩm của sự phối hợp tinh tế giữa ký hiệu nghệ thuật và ký hiệu hình học
đơn giản.
Dùng ký hiệu tượng trưng sẽ khắc phục được nhược điểm và phát huy được mặt mạnh
của phương pháp ký hiệu nghệ thuật. Ký hiệu tượng trưng là sự gợi nhớ tới hình dáng của
đối tượng ngoài thực địa để người đọc có thể dễ dàng hình dung được.

+ Ký hiệu chữ: Là hệ thống ký hiệu sử dụng các chữ cái đầu tiên bắt đầu tên gọi của
đối tượng được biểu thị. Nếu các đối tượng mà tên gọi của chúng trùng nhau ở chữ cái đầu


tiên thì phải lấy thêm chữ cái thứ hai, cứ tiếp tục như vậy cho tới khi nào khắc phục được sự
trùng lặp thì thôi.
Ví dụ: Trên bản đồ khoáng sản, dùng các ký hiệu hóa học trong bảng tuần hoàn làm ký
hiệu bản đồ. Al ký hiệu cho các mỏ nhôm, chữ U cho mỏ uran, Cu cho mỏ đồng...
Al
Cu
Chính vì vậy việc sử dụng ký hiệu chữ còn nhiều bất tiện, tuy chúng cho phép đọc
nhanh các đối tượng nhưng khó xác định vị trí, ký hiệu cồng kềnh chiếm một diện tích tương
đối lớn trên bản đồ, không nêu được chính xác vị trí phân bố của đối tượng, khó so sánh về
độ lớn ... Mặt khác ký hiệu chữ hạn chế sự truyền đạt thông tin vì bản đồ nước nào thì sử
dụng ngôn ngữ của nước đó, do đó ký hiệu chữ thường ít được sử dụng.
- Ký hiệu dạng đường
Đó là các ký hiệu có dạng hình tuyến (Hình 3.11), được dùng để biểu thị cho các đối
tượng phân bố theo chiều dài như đường giao thông, sông suối, đường địa giới, đường dây

điện...

Nếu các ký hiệu hình tuyến có kích thước đủ lớn, thì được vẽ theo tỷ lệ bản đồ. Với
những đối tượng có chiều ngang hẹp như đường dây điện, sông, suối nhỏ thì chiều dài được
vẽ theo tỷ lệ, còn chiều rộng được vẽ theo ký hiệu quy ước. Các ký hiệu này còn gọi là các
ký hiệu bán tỷ lệ (hay nửa tỷ lệ).
- Ký hiệu dạng vùng (ký hiệu diện tích)


Các ký hiệu dạng vùng được dùng để biểu thị những đối tượng mà diện tích của
chúng biểu thị được theo tỷ lệ bản đồ. Đường viền của ký hiệu có thể được vẽ bằng nét liền,
nét đứt, bằng các điểm chấm hoặc bằng các ký hiệu đường tuyến khác. Bên trong đường viền
có thể dùng màu sắc, ký hiệu hoặc các ghi chú bằng chữ hay số để thể hiện đặc trưng của đối
tượng cần thể hiện

Các ký hiệu diện tích chỉ rõ vị trí phân bố của đối tượng, các đặc điểm về số lượng và
chất lượng của các hiện tượng được biểu thị (như kích thước, diện tích hay các đặc điểm về
số lượng khác).
Câu 10. Trình bày cách biểu thị nội dung bản đồ chuyên đề theo phương pháp nền chất
lượng.
- Định nghĩa: Là phương pháp căn cứ vào chỉ tiêu chất lượng nào đó của hiện tượng để
phân chia toàn lãnh thổ bản đồ ra thành các khu vực mà trong phạm vi mỗi khu vực thì hiện
tượng có tính chất đồng nhất về chất lượng.
Ví dụ: Trên một khu vực người ta chia ra các loại đất khác nhau.
- Trình tự xây dựng: Căn cứ vào tính chất của hiện tượng cần biểu thị tiến hành phân
loại bảng chú dẫn. Phân chia lãnh thổ thành các nhóm khu vực đồng nhất về chất lượng theo
dấu hiệu tự nhiên, kinh tế hoặc hành chính chính trị về ranh giới phân bố. Với phạm vi phân
bố của cùng một loại, tô bằng màu sắc như nhau hoặc trải cùng một nét hoa văn như bảng
chú dẫn đã thiết kế.
- Đặc điểm và phạm vi ứng dụng: Phương pháp này thường dùng trên các bản đồ thổ

nhưỡng, bản đồ địa mạo, bản đồ địa chất, bản đồ sử dụng đất, bản đồ hành chính chính trị,
bản đồ khoanh vùng tự nhiên kinh tế.
Sự phân chia ra các khu vực có thể căn cứ vào một thuộc tính nào đó của hiện tượng.
Ví dụ: Bản đồ địa chất căn cứ vào niên tạo, cũng có thể căn cứ vào chỉ tiêu tổng hợp
(bản đồ phân vùng).
Theo mức độ chính xác các đường ranh giới của khu vực được phân chia có hai loại:
+ Đường ranh giới chính xác
+ Đường ranh giới khái lược.


Chính xác hay khái lược chủ yếu phụ thuộc vào đặc điểm phân bố của hiện tượng trên
thực nghiệm. Có những hiện tượng có đường ranh giới rõ rang có những hiện tượng có
đường ranh giói không rõ ràng và khó xác định.
Bảng chú dẫn cần phải phản ánh tường tận các chỉ tiêu phân loại, cần phải chú ý các chỉ
tiêu phân loại. Khi lựa chọn màu sắc, cần cố gắng dùng các màu sắc gần với màu của hiện
tượng để thể hiện.
Phương pháp này có ưu điểm là rõ ràng, mỹ quan, nhưng giữa các hiện tượng khác
nhau thì khó thể hiện được tính chuyển tiếp dần dần và sự xen kẽ trong một số trường hợp để
thê hiện tính xen kẽ của hiện tượng người ta dùng cái “ cài răng lược” để biểu thị.
Khi dùng phương pháp nền chất lượng có thể thể hiện 2 hiện tượng với màu sắc cho
hiện tượng chủ yếu, còn gạch nét hao văn cho hiện tượng thổ nhưỡng.
Câu 11. Trình bày cách sắp xếp ghi chú trên bản đồ. Vẽ hình minh họa.
Để đảm bảo sự thống nhất giữa các bản đồ, khi ghi chú yêu cầu đầu tiên là phải tuyệt
đối tuân theo mẫu về kiểu, cỡ và màu sắc của chữ đã được quy định trong quyển ký hiệu ở
các tỷ lệ khác nhau. Yêu cầu chung của việc bố trí chữ là mỗi ghi chú chỉ ra, giải thích rõ
ràng đối tượng địa lý xác định. Khi viết ghi chú trên bản đồ cần tính đến đặc điểm định vị
của đối tượng điểm, đường và vùng.
a. Đối với các ký hiệu dạng điểm (như vùng dân cư, các địa vật…)
Thông thường các ghi chú được đặt đặt song song với vĩ tuyến, đầu chữ ghi chú quay
lên phía Bắc của bản đồ. Ghi chú thường bố trí từ phía phải, ở chỗ trống, cạnh ký hiệu

khoảng 0,5 - 1mm. Đối với những vùng có nhiều ký hiệu dạng điểm thì không phải lúc nào
cũng có thể bố trí chữ từ phía phải. Lúc này thì cho phép bố trí theo tự do và có khi ghi chú
xiên, nhưng luôn phải đảm bảo ghi chú thuộc vào đối tượng nào rõ rệt. Khi có trọng tải
đường nét nhiều thì phải chọn hướng có độ giao cắt với nét ít nhất.
b. Đối với các ký hiệu dạng tuyến (như sông, suối, đường giao thông…)
Ghi chú của đối tượng phân bố theo tuyến thì ta bố trí song song đối tượng hay là dọc
theo trục của nó.

Nếu chiều rộng của các đối tượng nhỏ, hoặc là các đối tượng được vẽ theo ký hiệu bán
tỷ lệ thì đặt chữ ghi chú ra ngoài, tốt nhất là đặt ở phía trên hoặc bên trái ký hiệu.


Trường hợp đặc biệt là ghi chú tên sông thì ta bố trí uốn lượn theo độ cong của nó. Chữ
ghi chú tên sông thường là chữ in nghiêng và việc định hướng mỗi chữ phải theo đường
vuông góc với độ cong ở vị trí đó (Hình 3.32). Ghi chú tên sông bố trí không cần định hướng
theo dòng chảy, mà chỉ ở vị trí thuận cho việc đọc. Đối với sông lớn ta có thể ghi chú nhiều
chỗ và kích thước khác nhau lớn dần về phía cửa sông. Sông thể hiện ở tỷ lệ (hai nét) thì ghi
chú có thể bố trí trong lòng sông .

Khi ghi chú cho đối nghệ thuật tuyến cần phải theo quy định sau:
+ Nếu hướng của địa vật là Đông - Tây thì đầu chữ hướng về phía Bắc.
+ Nếu hướng của địa vật là Nam - Bắc thì đầu chữ hướng về phía Tây.
+ Nếu hướng của địa vật là Tây Nam - Đông Bắc thì đầu chữ hướng về phía Tây Bắc.
+ Nếu hướng của địa vật là Tây Bắc - Đông Nam thì đầu chữ hướng về phía Đông Bắc.
Những quy định trên được thể hiện qua sơ đồ sau:

Trong đó

là hướng của đầu chữ ghi chú


Trong tất cả mọi trường hợp cần tuyệt đối không để đầu chữ quay xuống phía nam.
c. Đối với các đối tượng dạng vùng (như biển, vịnh, hồ, ao, các dãy nũi, dải núi…)
được sắp xếp rải theo hướng phân bố của đối tượng. Phải tuỳ theo tình hình cụ thể mà sắp
xếp sao cho thích hợp, mỹ quan và không vượt quá phạm vi phân bố của chúng. Ghi chú có
thể bố trí trong lòng đối tượng, nếu diện tích nhỏ thì bố trí bên ngoài (Hình 3.33).


Có những trường hợp việc bố trí ghi chú liên quan tới bản đồ nhiều tờ. Đối tượng nằm
ở chỗ tiếp biên thì một phần tên trên một tờ, còn phần tên còn lại ở giữa khung trong và
ngoài. Trường hợp có một phần đối tượng trên tờ bản đồ thì ghi chú đặt ở giữa hai khung,
còn tên đầy đủ đặt ở tờ bản đồ bên có phần lớn đối tượng. Khi đối tượng kéo dài quá trên 4
tờ bản đồ thì không ghi tên ghi chú, mà ta ghi trên sơ đồ phân bố mảnh. Đối với bản đồ nhiều
mảnh thì có những chỉ dẫn cụ thể về việc chọn và bố trí chữ ghi chú.
Trong quá trình thành lập bản đồ thường việc ghi chú được tiến hành sau khâu biên vẽ.
Đầu tiên ta bố trí các ghi chú có kích thước lớn, sau đó là những ghi chú thứ bậc dưới. Thứ
tự và lần lượt bố trí chữ xác định cụ thể đối với mỗi bản đồ và phụ thuộc vào tải trọng nét
chung và kỹ thuật thành lập bản đồ.
Câu 12. Nêu nội dung của vấn đề tổng quát hóa bản đồ.
Quá trình tổng quát hoá bản đồ bao gồm: Phân loại các đối tượng và các hiện tượng,
lựa chọn các đối tượng cần thể hiện, khái quát các đặc trưng chất lượng, khái quát các đặc
trưng số lượng, khái quát hình dạng, thay đổi các đối tượng riêng biệt bằng các ký hiệu tập
hợp của chúng.
a. Phân loại các đối tượng và hiện tượng cần biểu thị
Tức là phân chia chúng thành các nhóm, mỗi nhóm bao gồm các đối tượng cùng loại.
Quá trình phân loại được tiến hành trước khi biên vẽ bản đồ.
b. Lựa chọn các đối tượng biểu thị
Đó là sự hạn chế nội dung bản đồ ở những đối tượng cần thiết phù hợp với mục đích đề
tài, tỷ lệ của bản đồ và những đặc điểm địa lý của lãnh thổ.
Khi lựa chọn phải tuân theo trình tự hợp lý, trước hết thể hiện những đối tượng quan
trọng nhất, sau đó mới lựa chọn thể hiện những đối tượng ít quan trọng hơn. Những đối

tượng có kích thước nhỏ nhưng có ý nghĩa quan trọng về phương diện nào đó thì cũng phải
thể hiện.
Sự lựa chọn phải tuân theo tiêu chuẩn hoặc chỉ tiêu lựa chọn. Tiêu chuẩn lựa chọn là
giá trị giới hạn quy định kích thước hoặc ý nghĩa của các đối tượng cần phải giữ lại trên bản
đồ khi tiến hành tổng quát hoá. Ví dụ: Trên bản đồ quy định vẽ tất cả các hồ, ao có diện tích
từ 2mm2 trở lên, hoặc trên bản đồ vẽ tất cả các đường ranh giới hành chính từ cấp huyện trở
lên.


Chỉ tiêu lựa chọn là chỉ số quy định mức độ lựa chọn. Ví dụ quy định khi chuyển từ bản
đồ địa hình tỷ lệ 1:200.000 sang tỷ lệ 1:500.000 thì số điểm dân cư giữ lại là 1/3 đối với
những vùng có mật độ dân cư dày đặc, là 1/2 đối với vùng có mật độ trung bình và vẽ hết các
điểm dân cư đối với những vùng quá thưa thớt. Khi xác đinh các chỉ tiêu lựa chọn và khi vận
dụng chúng để biên vẽ bản đồ thì không được gây ra những sai lệch về tương quan mật độ
của các khu vực khác nhau.
c. Khái quát hình dạng
Tức là bỏ đi những chi tiết nhỏ, không quan trọng của hình dạng đường viền. Việc khái
quát hình dạng cũng thường tuân theo các tiêu chuẩn về kích thước. Đối với những chi tiết
nhỏ hơn tiêu chuẩn quy định nhưng lại quan trọng xét về phương diện nào đó thì phải phóng
to tới kích thước nào đó đã quy định để vẽ. Khi biên vẽ bản đồ thì cũng thường phải liên kết
các đối tượng nhỏ cùng loại vào đường viền chung.
d. Khái quát đặc trưng số lượng
Là quá trình chuyển từ thang liên tục sang thang phân cấp và tiếp tục tăng dần khoảng
cách giữa các bậc. Ví dụ: Trên các bản đồ địa hình tỷ lệ nhỏ thì khoảng cao đều lớn.
e. Khái quát đặc trưng chất lượng
Là nhằm giảm bớt những sự khác biệt về chất trên những phương diện nào đó của các
đối tượng. Ví dụ: Trên bản đồ phân bố đất nông nghiệp tỷ lệ trung bình thể hiện một cách chi
tiết sự phân bố các loại đất, đất trồng lúa, đất trồng khoai, sắn, đất trồng ngô... Khi lập bản
đồ tỷ lệ nhỏ thì ba loại đất nói trên được thể hiện thống nhất trong một loại là đất trồng cây
lương thực hay đất nông nghiệp...

f. Thay đổi các đối tượng riêng biệt bằng các ký hiệu tập hợp của chúng.
Khi chuyển dần từ bản đồ tỷ lệ lớn sang bản đồ tỷ lệ nhỏ hơn thì mức độ tổng quát hoá
càng lớn. Khi mà các đối tượng cần thể hiện không biểu thị được bằng ký hiệu đường viền
riêng biệt thì người ta phải dùng ký hiệu tập hợp của chúng. Ví dụ: Trên các bản đồ tỷ lệ nhỏ
các điểm dân cư không thể biểu thị bằng các ký hiệu đường viền mà dùng các ký hiệu tập
hợp có dạng hình học chung (ví dụ vòng tròn) để thể hiện.
Việc phân chia tổng quát hoá bản đồ thành những kiểu chủ yếu nói trên có ý nghĩa về
mặt phương pháp, nó chỉ ra đường lối để tiến hành tổng quát hoá. Các kiểu đó của tổng quát
hoá có quan hệ khăng khít, chặt chẽ với nhau, khó có thể tách riêng.
Tiến hành đánh giá tổng quát hoá bản đồ phải dựa trên các chỉ tiêu cơ bản, độ chính
xác hình học và độ tin cậy địa lý.



×