Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Đề cương ôn tập môn ĐO ĐẠC ĐỊA CHÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.29 KB, 21 trang )

ĐO ĐẠC ĐỊA CHÍNH
Câu 1: Trình bày khái niệm, chức năng địa chính
* Khái niệm về địa chính
Theo truyền thống, địa chính được coi là “Trạng thái hộ tịch của quyền sở
hữu đất đai”. Ngày nay, địa chính được xem là tính tổng hợp các tư liệu, văn bản xác
định rõ: Vị trí, ranh giới, phân loại, số lượng, chất lượng của đất đai, quyền sở hữu,
sử dụng đất và những vật kiến trúc phụ thuộc trên đất.
Ban đầu, địa chính nhằm mục đích thu thuế; Ngày nay, nó bao gồm cả đăng ký
sở hữu quyền sử dụng đất, các số liệu thống kê các loại đất, phân hạng đất, ước tính
giá đất. Để có cơ sở điều tra, thu thập, tổng hợp các tư liệu trên thì phải tiến hành đo
vẽ bản đồ địa chính.
Việc quản lý địa chính bao gồm trách nhiệm thành lập, cập nhật và bảo quản
các tư liệu địa chính. Khi công nghệ thông tin phát triển, người ta sử dụng máy tính
để lập các cơ sở dữ liệu địa chính và hệ thống thông tin đất đai hiện đại ra đời, nó trở
thành công cụ đắc lực phục vụ cho quản lý địa chính.
* Chức năng của địa chính
a. Chức năng kỹ thuật Đó là bản đồ địa chính nó thể hiện chính xác vị trí, kích
thƣớc, diện tích các thửa đất. Bản đồ địa chính thường xuyên cập nhật các thông tin
về sự thay đổi hợp pháp của đất đai.
b. Chức năng tư liệu
Địa chính là nguồn cung cấp tƣ liệu về nhà, đất, kinh tế, thuế…Đó là các dạng
bản đồ, sơ đồ và các văn bản. Các tư liệu này thông qua 3 quá trình:
- Xây dựng tư liệu ban đầu
- Cập nhật tư liệu khi có biến động đất đai
- Cung cấp thông tin tư liệu.
c. Chức năng pháp lý
Đây là chức năng cơ bản của địa chính, chức năng này có 2 tính chất:
- Đối với đối tượng: Đó là nhận dạng, xác định về mặt vật lý của đất và tài sản.

1



- Đối với con người: Đó là nhận biết quyền sở hữu, quyền sử dụng và các quyền
lợi của chủ đất.
d. Chức năng định giá thuế
Đây là chức năng nguyên thuỷ và cơ bản của địa chính. Trước hết là nhận
dạng vị trí, ranh giới, sau đó là nội dung, đánh giá, phân hạng, định giá nhà đất, xác
định mức thuế, tính các khoản thuế.

Câu 2: Trình bày nội dung và nguyên tắc quản lý của địa chính
*Nội dung quản lý
Trong công tác quản lý địa chính, bao gồm rất nhiều công việc có thể khái quát
công tác địa chính gồm các nội dung sau:
- Điều tra về đất đai.
- Đo đạc làm bản đồ địa chính.
- Đăng ký đất.
- Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Phân loại, hạng, định giá đất.
- Xác định giá trị tài sản trên đất, giá trị sinh lời từ đất.
- Lập quy hoạch tổng thể kế hoạch chi tiết sử dụng đất, định ra các chính sách về
đất đai và điều hoà quyền lợi sinh ra từ đất.
* Nguyên tắc quản lý.
- Quản lý phải theo một quy chế thống nhất do nhà nước đề ra được cụ thể hoá
bằng các văn bản như luật, nghị định, thông tư.
- Tư liệu địa chính phải đảm bảo tính nhất quán, liên tục và hệ thống.
- Đảm bảo độ chính xác và có độ tin cậy cao.
- Đảm bảo tính khái quát và tính hoàn chỉnh.

2



Câu 3: Trình bày khái niệm, mục đích của bản đồ địa chính.
*Khái niệm bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính là tên gọi của bản đồ được biên tập theo từng đơn vị hành
chính cơ sở cấp xã (phường, thị trấn - Gọi chung là bản đồ cấp xã), được đo vẽ trọn
thửa đất, xác định loại đất theo chỉ tiêu thống kê của từng chủ sử dụng đất trong mỗi
mảnh bản đồ và được hoàn chính phù hợp với số liệu trong hồ sơ địa chính.
Trên bản đồ địa chính thể hiện chính xác vị trí, hình thể, diện tích, số thửa và
loại đất của từng chủ sử dụng đất, đáp ứng được yêu cầu quản lý đất đai của Nhà
nước ở tất cả các cấp xã, huyện, tỉnh và trung ương
Khung trong mở rộng của mảnh bản đồ địa chính là khung trong của mảnh bản
đồ tiêu chuẩn được thiết lập mở rộng thêm khi cần thể hiện các yếu tố nội dung bản
đồ vượt ra ngoài phạm vi thể hiện của khung trong tiêu chuẩn. Phạm vi mở rộng
khung trong của mảnh bản đồ địa chính mỗi chiều là 10 cm hoặc 20 cm so với khung
trong tiêu chuẩn.
Bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản nhất của bộ Hồ sơ địa chính, mang tính pháp
lý cao, phục vụ quản lý chặt chẽ đất đai đến từng thửa đất, từng chủ sử dụng đất. Bản
đồ địa chính khác với bản đồ chuyên ngành thông thường ở chỗ: Bản đồ địa chính có
tỷ lệ lớn và phạm vi đo vẽ rộng khắp trên toàn quốc. Bản đồ địa chính thường xuyên
được cập nhật những thay đất hợp pháp của đất đai, có thể cập nhật từng ngày, hoặc
theo định kỳ. Hiện nay ở hầu hết các Quốc gia trên thế giới, người ta hướng tới xây
dựng bản đồ địa chính đa chức năng. Vì vậy, bản đồ địa chính còn có tính chất của
bản đồ cơ bản Quốc gia.
* Mục đích của bản đồ địa chính
1. Làm cơ sở để thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, thu
hồi đất, đền bù, giải phóng mặt bằng, cấp mới, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với
đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất theo quy định của
pháp luật
2. Xác nhận hiện trạng về địa giới hành chính
3. Xác nhận hiện trạng, thể hiện biến động và phục vụ chỉnh lý biến động của

từng thửa đất.
3


4. Làm cơ sở để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng các
khu dân cư, đường giao thông, cấp thoát nước, thiết kế các công trình dân dụng và
làm cơ sở để đo vẽ các công trình ngầm.
5. Làm cơ sở để thanh tra tình hình sử dụng đất, giải quyết các khiếu nại, tố cáo,
tranh chấp đất đai.
6. Làm cơ sở để thống kê và kiểm kê đất đai
7. Làm cơ sở để xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai các cấp.

Câu 4: Trình bày các yếu tố chính trên bản đồ địa chính.
Các yếu tố nội dung chính thể hiện trên bản đồ địa chính gồm:
1. Khung bản đồ;
2. Điểm khống chế toạ độ, độ cao Quốc gia các hạng, điểm địa chính, điểm
khống chế ảnh ngoại nghiệp, điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc ổn định;
3. Mốc địa giới hành chính, đường địa giới hành chính các cấp;
4. Mốc giới quy hoạch; chỉ giới hành lang bảo vệ an toàn giao thông, thuỷ lợi,
đê điều, hệ thống dẫn điện và các công trình công cộng khác có hành lang bảo vệ an
toàn;
5. Ranh giới thửa đất, loại đất, số thứ tự thửa đất, diện tích thửa đất;
6. Nhà ở và công trình xây dựng khác: chỉ thể hiện trên bản đồ các công trình
xây dựng chính phù hợp với mục đích sử dụng của thửa đất, trừ các công trình xây
dựng tạm thời. Các công trình ngầm khi có yêu cầu thể hiện trên bản đồ địa chính
phải được nêu cụ thể trong thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình;
7. Các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất như đường giao thông,
công trình thủy lợi, đê điều, sông, suối, kênh, rạch và các yếu tố chiếm đất khác theo
tuyến;
8. Địa vật, công trình có giá trị về lịch sử, văn hóa, xã hội và ý nghĩa định hướng

cao;
9. Dáng đất hoặc điểm ghi chú độ cao (khi có yêu cầu thể hiện phải được nêu cụ
thể trong thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình);
10. Ghi chú thuyết minh.
4


Khi ghi chú các yếu tố nội dung bản đồ địa chính phải tuân theo các quy
định về ký hiệu bản đồ địa chính (quy định tại mục II và điểm 12 mục III của Phụ lục
số 01 kèm theo Thông tƣ 25/TT-BTNMT).

Câu 5: Trình bày phép chiếu và hệ tọa độ sử dụng trong thành lập bản đồ
địa chính.
* Phép chiếu sử dụng trong thành lập bản đồ địa chính
Khi thành lập BĐĐC, người ta chọn phép chiếu và mặt chuẩn chiếu sao cho hệ
số biến dạng là nhỏ nhất. Các BĐĐC đƣợc thành lập trƣớc tháng 7/ 2000 người ta
sử dụng phép chiếu Gauss và mặt chiếu chuẩn là Kraxôvski. Sau tháng 7/ 2000,
người ta sử dụng phép chiếu UTM và mặt chuẩn chiếu WGS-84.
Khi sử dụng các phép chiếu trong thành lập BĐĐC, cần chú ý các đặc điểm sau:
+ Xác định vị trí của mặt chuẩn tại tổng khu vực đo thích hợp. Tuỳ theo độ cao
của khu đo mà người ta chọn độ cao trung bình của mặt chuẩn chiếu là nhỏ nhất.
+ Qua thực nghiệm người ta thấy ở những vùng có độ cao < 50 m người ta định
vị (E) gần trùng với mặt chuẩn gốc, còn những vùng có độ cao > 50 m thì ta phải tìm
vị trí định vị (E) sau đó mới thực hiện phép chiếu.
+ Khi thành lập BĐĐC, người ta thường sử dụng múi chiếu 30 . Trong trường
hợp đặc biệt, khi đo đạc bản đồ ở khu vực thành phố lớn với yêu cầu đô chính xác
cao người ta sử dụng múi chiếu 1.50
+ Khi thực hiện phép chiếu để thành lập BĐĐC, người ta không sử dụng kinh
tuyến giữa múi như BĐĐH mà người ta tự chọn kinh tuyến giữa múi sao cho kinh
tuyến này nằm trong phạm vi của tỉnh đó, kinh tuyến này ngƣời ta gọi là kinh tuyến

trục của từng tỉnh.
Ở Việt Nam, hiện nay người ta sử dụng 10 kinh tuyến trục từ kinh tuyến 103 đến
109 tuỳ theo vị trí của từng tỉnh mà ta chọn kinh tuyến trục cho phù hợp.
* Hệ toạ độ địa chính.
Khi thành lập BĐĐC, ngƣời ta sử dụng hệ toạ độ quốc gia VN-2000 vuông góc
phẳng tương ứng với từng múi chiếu.
Các tham số chính của Hệ toạ độ Quốc gia VN-2000:
5


1. Ê-líp-xô-ít quy chiếu quốc gia là Ê-líp-xô-ít WGS-84 toàn cầu với kích
thước:
a. Bán trục lớn: a = 6378137,0 m
b. Độ dẹt: f = 1: 298,257223563
c. Tốc độ góc quay quanh trục: ω = 7292115,0 x 10-11 rad/s
d. Hằng số trọng trƣờng trái đất: GM = 3986005 x 108 m 3 s -2
2. Vị trí Ê-líp-xô-ít quy chiếu Quốc gia: Ê-líp-xô-ít WGS-84 toàn cầu được xác
định vị trí (định vị) phù hợp với lãnh thổ Việt Nam trên cơ sở sử dụng điểm GPS
cạnh dài có độ cao thuỷ chuẩn phân bố đều trên toàn lãnh thổ.
3. Điểm gốc hệ toạ độ Quốc gia: Điểm N00 đặt tại Viện Nghiên cứu Địa chính
(nay là Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ) thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng,
đường Hoàng Quốc Việt - Hà Nội.
4. Hệ toạ độ phẳng: Hệ toạ độ phẳng UTM quốc tế, được thiết lập trên cơ sở
lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với các tham số được tính theo Ê-líp-xô-ít WGS84 toàn cầu.
5. Điểm gốc hệ độ cao Quốc gia: Điểm gốc độ cao đặt tại Hòn Dấu - Hải
Phòng.

Câu 6: Trình bày cách lựa chọn tỷ lệ và phương pháp đo vẽ bản đồ địa
chính.
* Lựa chọn tỷ lệ đo vẽ

+ Tỷ lệ đo vẽ bản đồ địa chính được xác định trên cơ sở loại đất và mật độ thửa
đất trung bình trên 01 ha. Mật độ thửa đất trung bình trên 01 ha gọi tắt là Mt , được
xác định bằng số lượng thửa đất chia cho tổng diện tích (ha) của các thửa đất.
+ Tỷ lệ 1:200 được áp dụng đối với đất thuộc nội thị của đô thị loại đặc biệt có
Mt ≥ 60.
+ Tỷ lệ 1:500 đƣợc áp dụng đối với khu vực có Mt ≥ 25 thuộc đất đô thị, đất
khu đô thị, đất khu dân cư nông thôn có dạng đô thị; Mt ≥ 30 thuộc đất khu dân cư
còn lại.
6


+ Tỷ lệ 1:1000 được áp dụng đối với các trường hợp sau:
a) Khu vực có Mt ≥ 10 thuộc đất khu dân cư;
b) Khu vực có Mt ≥ 20 thuộc đất nông nghiệp có dạng thửa hẹp, kéo dài; đất
nông nghiệp trong phường, thị trấn, xã thuộc các huyện tiếp giáp quận và các xã
thuộc thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh;
c) Khu vực đất nông nghiệp tập trung có Mt ≥ 40.
+ Tỷ lệ 1:2000 được áp dụng đối với các trường hợp sau:
a) Khu vực có Mt ≥ 5 thuộc khu vực đất nông nghiệp;
b) Khu vực có Mt < 10 thuộc đất khu dân cư.
+ Tỷ lệ 1:5000 được áp dụng đối với các trường hợp sau:
a) Khu vực có Mt ≤ 1 thuộc khu vực đất sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng
thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác;
b) Khu vực có Mt ≥ 0,2 thuộc khu vực đất lâm nghiệp.
+ Tỷ lệ 1:10000 được áp dụng đối với các trƣờng hợp sau:
a) Đất lâm nghiệp có Mt < 0,2;
b) Đất chưa sử dụng, đất có mặt nước có diện tích lớn trong trường hợp cần thiết
đo vẽ để khép kín phạm vi địa giới hành chính.
Các thửa đất nhỏ, hẹp, đơn lẻ thuộc các loại đất khác nhau phân bố xen kẽ
trong các khu vực được lựa chọn đo vẽ cùng tỷ lệ với loại đất các khu vực tương ứng.

* Lựa chọn phương pháp đo vẽ
Bản đồ địa chính được lập bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa bằng
máy toàn đạc điện tử, phương pháp sử dụng công nghệ GNSS đo tương đối hoặc
phương pháp sử dụng ảnh hàng không kết hợp với đo vẽ trực tiếp ở thực địa.
- Phương pháp lập bản đồ địa chính bằng công nghệ GNSS đo tương đối chỉ
được áp dụng để lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 ở khu vực đất nông nghiệp và bản
đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, 1:5000, 1:10000, nhưng phải quy định rõ trong thiết kế kỹ
thuật - dự toán công trình.

7


- Phương pháp lập bản đồ địa chính sử dụng ảnh hàng không kết hợp với đo vẽ
trực tiếp ở thực địa chỉ được áp dụng để lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, 1:5000,
1:10000, nhưng phải quy định rõ trong thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình.
- Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500 chỉ được sử dụng phương pháp đo vẽ trực
tiếp ở thực địa bằng máy toàn đạc điện tử, máy kinh vĩ điện tử để lập.

Câu 7: Trình bày nội dung phương pháp chia mảnh và đánh số bản đồ địa
chính tỷ lệ: 1:10000; 1:5000; 1:2000; 1:1000 và 1:500
1. Chia mảnh đánh số bản đồ địa chính tỷ lệ 1: 10000
Dựa vào hệ toạ độ vuông góc, lấy xích đạo và kinh tuyến trục đi qua từng tỉnh,
chia tỉnh đó thành các ô vuông có các cạnh song song với kinh tuyến trục và đường
xích đạo. Mỗi ô vuông có kích thước (6 x 6)km là một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:
10000.
Kích thước khung trong của tờ bản đồ là (60 x 60) cm, tương ứng với diện tích
3600ha
Số hiệu tờ bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 gồm 8 chữ số: 2 số đầu tiên là 10,
thêm gạch nối (-), 3 số tiếp theo là toạ độ chẵn km theo trục X, 3 số cuối là toạ độ
chẵn km theo trục Y của góc Tây Bắc mảnh bản đồ.

2. Chia mảnh đánh số bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000
Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 thành 4 ô vuông, mỗi ô vuông có
kích thước (3 x 3) km là một tờ bản đồ tỷ lệ 1:5000. Kích thước hữu ích của bản vẽ là
(60 x 60) cm, với diện tích đo vẽ thực địa là 900 ha.
Số hiệu tờ bản đồ 1:5000 đánh số theo nguyên tắc như tờ bản đồ tỷ lệ
1:10000 nhưng không có số 10 mà chỉ có 6 số, trong đó 3 số đầu là toạ độ chẵn km
theo trục X, 3 số cuối là toạ độ chẵn km theo trục Y của góc Tây Bắc tờ bản đồ
1:5000
3. Chia mảnh đánh số bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000
Lấy tờ bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 làm cơ sở chia làm 9 ô vuông, mỗi ô
vuông có kích thước thực tế là (1 x 1) km, ứng với một tờ bản đồ tỷ lệ 1: 2000.
Kích thước tờ bản đồ là (50 x 50) cm, diện tích thực tế là 100ha.
8


Các ô vuông được đánh số từ 1 đến 9 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ
trên xuống dưới. Số hiệu tờ bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 là số hiệu tờ bản đồ 1:5000
thêm gạch nối (-) kèm theo số hiệu của ô vuông
4. Chia mảnh đánh số bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000
Lấy tờ bản địa chính tỷ lệ 1:2000 chia thành 4 ô vuông, mỗi ô vuông có kích
thước (500 x 500) m ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000. Kích thước
hữu ích của tờ bản đồ là (50 x 50) cm, diện tích đo vẽ thực tế là 25 ha.
Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng các chữ cái a, b, c, d theo nguyên tắc
từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu tờ bản đồ tỷ lệ 1: 1000 gồm số hiệu tờ
bản đồ 1:2000, thêm gạch nối (-) kèm theo số thứ tự của ô vuông.
5. Chia mảnh đánh số bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500
Lấy tờ bản đồ địa chính tỷ lệ 1: 2000 làm cơ sở, chia thành 16 ô vuông. Mỗi
ô vuông có kích thước thực tế là (250 x 250) m tương ứng với 1 tờ bản đồ địa chính
tỷ lệ 1:500 Kích thước hữu ích của bản vẽ là (50 x 50) cm, tương ứng với diện tích đo
vẽ là 6.25 ha

Các ô vuông được đánh số từ 1 đến 16 theo nguyên tắc từ trái qua phải, từ trên
xuống dưới. Số hiệu tờ bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500 gồm số hiệu tờ bản đồ 1:2000,
thêm gạch nối (-) kèm theo số thứ tự ô vuông đó để trong ngoặc đơn.
6. Chia mảnh đánh số bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200
Lấy tờ bản đồ địa chính tỷ lệ 1: 2000 làm cơ sở chia thành 100 ô vuông, mỗi ô
vuông là một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200 có kích thước thực tế là (100 x 100)
m. Kích thước hữu ích của bản vẽ là (50 x 50) cm, tương ứng với 1 ha đo vẽ ngoài
thực địa.
Các ô vuông được đánh số từ 1 đến 100 theo chiều từ trái sang phải, từ trên
xuống dưới. Số hiệu tờ bản đồ địa chính tỷ lệ 1: 200 gồm số hiệu tờ bản đồ địa chính
tỷ lệ 1:2000 thêm gạch nối (-) kèm theo số thứ tự của ô vuông đó.

sở Kích
Kích thước Diện
Ký hiệu
Tỷ
lệ
VD phiên hiệu
chia
thước bản thực
địa tích đo thêm
bản đồ
bản đồ
mảnh
vẽ (cm)
(m)
vẽ (ha)
vào
1:10000


KT trục,
60x60
xích đạo

6000x6000 3600

10-334 448

1:5000

10:10000 60x60

3000x3000 900

331 491

9


1:2000

1:5000

50x50

1000x1000 100

1:9

331 491-9


1:1000

1:2000

50x50

500x500

25

a,b,c,d

331 491-9-a

1:500

1:2000

50x50

250x250

6.25

(1): (16) 331 491-9-(16)

1:200

1:2000


50x50

100x100

1

1:100

331 491-9-100

Câu 8: Trình bày phân loại ký hiệu và vị trí tâm ký hiệu trên bản đồ địa
chính.
* Phân loại ký hiệu
Ký hiệu quy ước của bản đồ địa chính được chia làm 3 loại:
- Ký hiệu theo tỷ lệ;
- Ký hiệu không theo tỷ lệ (phi tỷ lệ);
- Ký hiệu nửa theo tỷ lệ.
1. Ký hiệu vẽ theo tỷ lệ
Với các đối tượng có diện tích bề mặt tương đối lớn, khi đó phải vẽ đúng kích
thước của địa vật theo tỷ lệ bản đồ. Đường viền của tượng có thể vẽ bằng nét liền, nét
đứt, bên trong tô màu sắc hoặc các hình vẽ biểu tượng hoặc ghi chú để biểu thị. Với
bản đồ địa chính gốc thì việc biểu thị các ghi chú đặc trưng và biểu tượng đƣợc làm
phương tiện chính.
2. Ký hiệu không theo tỷ lệ (phi tỷ lệ)
Đây là ký hiệu quy ước dùng để xác định vị trí, các đặc trưng về số lượng, chất
lượng của các đối tượng, nhưng không thể hiện diện tích, kích thước theo tỷ lệ bản
đồ. Loại ký hiệu này còn sử dụng cả trong trường hợp vẽ theo tỷ lệ mà muốn biểu thị
thêm yếu tố tượng trưng làm tăng thêm khả năng nhận biết của đối tượng ví dụ như
chùa, miếu, nhà thờ...

3. Ký hiệu nửa theo tỷ lệ (bán tỷ lệ)
Là loại ký hiệu thể hiện các đối tượng có kích thƣớc một chiều trên bản đồ biểu
thị theo tỷ lệ, còn chiều kia không biểu thị theo tỷ lệ mà dùng ký hiệu quy ước ví dụ
như biểu thị các ký hiệu địa vật hình tuyến: Đường, sông, kênh mương, suối, khe....
10


* Vị trí ký hiệu
- Với ký hiệu theo tỷ lệ phải thể hiện chính xác vị trí ví dụ: góc thửa đất, điểm
cong trên ranh giới thửa đất.
- Với ký hiệu không theo tỷ lệ:
Tâm của ký hiệu không theo tỷ lệ bản đồ được bố trí trùng với tâm của đối
tượng bản đồ.
+ Với ký hiệu dạng hình học đơn giản (tròn, vuông, chữ nhật tam giác...), thì
biểu thị tâm ký hiệu trùng với tâm của địa vật.
+ Ký hiệu tượng hình có chân là vòng tròn ở chân: trường học, trạm biến thế...
thì tâm của vòng tròn là tâm của ký hiệu.
+ Với ký hiệu đường nét thì biểu thị trục ký hiệu trùng trục của địa vật.
+ Với ký hiệu tượng trưng có đáy nằm ngang thì tâm ký hiệu là điểm giữa
đường đáy ngang (đình, chùa, miếu, tháp, đài phun nước...)

Câu 9: Trình bày mục đích thành lập lưới địa chính
Lưới khống chế địa chính được thành lập trên các vùng lãnh thổ khác nhau
nhằm mục đích chủ yếu:
- Đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000; 1:2000; 1: 1000 ở vùng nông thôn;
- Đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500; 1:200 ở vùng đô thị.
Yêu cầu cơ bản nhất của bản đồ địa chính là đảm bảo chính xác diện tích thửa
đất. Muốn vậy, phải xác định chính xác vị trí các điểm chi tiết trên đường ranh giới
thửa đất.
Để đảm bảo yêu cầu trên, khi xây dựng lưới khống chế địa chính phải làm giảm

nhỏ sai số tương hỗ vị trí điểm.
Lưới khống chế địa chính được tính toán trong hệ toạ độ Nhà nước, dùng các
điểm hạng cao làm điểm khởi tính. Khi xây dựng lưới địa chính cần đo nối với điểm
khống chế trắc địa Nhà nước.
Đối với khu vực chưa có điểm Nhà nước hoặc điểm hạng III Nhà nước không đủ
để phát triển lưới địa chính thì phải xây dựng lưới địa chính cơ sở. Đặc biệt khi thành
11


lập bản đồ địa chính tỷ lệ lớn ở đô thị bắt buộc phải xây dựng lưới địa chính cơ sở
hạng III.
Dùng lưới địa chính để tăng dày mật độ điểm dựa vào điểm địa chính cơ sở.
Có hai đồ hình lưới địa chính được xây dựng hiện nay là:
- Lưới đường chuyền;
- Lưới chuỗi tam giác sử dụng công nghệ GNSS.
Câu 10: Trình bày đặc điểm của lưới địa chính
Lưới toạ độ địa chính được xây dựng với độ chính xác tương đương hạng III nhà
nước với mật độ điểm tương đương mật độ điểm hạng IV đảm bảo yêu cầu từ 5 đến
15km2 có 1 điểm, chiều dài cạnh từ 2 đến 5 km
Đến nay, lưới địa chính hạng I, II đã phủ trùm toàn quốc gồm 600 điểm hạng I
và 1200 điểm hạng II
Lưới địa chính hiện nay đã được xử lý trên Elipsoid thực dụng WGS-84 phù hợp
với lãnh thổ Việt Nam. Muốn thống nhất giữa hệ tọa độ địa chính với hệ tọa độ Nhà
nƣớc phải chuyển đổi về kinh tuyến trục của từng tỉnh.
Qua kết quả xây dựng và tính toán lưới hạng I, II thì trên toàn quốc tương đối
đầy đủ các điểm, trung bình cách nhau khoảng 15km, sai số trung phương vị trí điểm
kề nhau từ 6cm đến 7cm. Sai số trung phương tương đối cạnh yếu đạt 1: 200 000
Một số vùng đã hoàn thành lưới hạng III, lưới này đáp ứng được cho việc đo vẽ
bản đồ địa chính trong phạm vi toàn quốc


12


Câu 11: Trình bày mục đích xây dựng lưới độ cao.
- Xác định độ cao các điểm của lưới độ cao địa chính các cấp, phục vụ tính
chuyển kết quả đo vẽ về mặt quy chiếu đã chọn.
- Phục vụ xác định độ cao các điểm chi tiết khi có yêu cầu thể hiện yếu tố địa
hình trên bản đồ địa chính.

Câu 12: Trình bày phương pháp đo đạc lưới độ cao
1. Dùng phương pháp đo thủy chuẩn:
Máy, mia dùng đo lưới khống chế độ cao địa chính
a. Máy :
- Máy có độ phóng đại 20X đến 30X .
- Giá trị khoảng chia của ống bọt nƣớc 30”/2mm.
- Trước khi sử dụng phải kiểm nghiệm theo quy định của quy phạm
- Có thể dùng các máy Wid N-2, HB-1, Ni 030, Ni 025
b. Mia:
- Có thể dùng mia gỗ 3m hai mặt hoặc một mặt khắc vạch chính xác đến cm.
- Việc đo đạc lƣới khống chế độ cao địa chính cơ sở thông thường sử dụng
phương pháp đo thủy chuẩn hạng IV
- Lưới khống chế độ cao địa chính được đo theo phương pháp thủy chuẩn kỹ
thuật. về trình tự thao tác, hạn sai quy định, quy định ghi sổ chữa số đã học trong
“Trắc địa cơ sở”.
2. Dùng phương pháp đo cao lượng giác:
Hiện nay có thể sử dụng máy toàn đạc điện tử để đo cao lượng giác xác định
chênh cao cho các điểm khống chế đo vẽ theo công thức:
h = DtgV + i – t
Trong đó: góc đứng V được đo 1 lần khi đo theo phương pháp 3 chỉ hoặc đo 3
lần khi dùng phương pháp đo 1chỉ. Hạn sai của góc đứng giữa các lần đo ≤±15giây

D_khoảng cách ngang
13


i_chiều cao máy
t_giá trị chỉ giữa cắt trên mia (hoặc độ cao gƣơng)
Khi dùng máy toàn đạc điện tử phải dùng máy đo cạnh có sai số m S < 5+5.10-6D
(mm).
Nếu đo cạnh nghiêng thì chênh cao tính theo công thức: hAB = SABsinV + i – t \
Sai số khép tuyến độ cao f
tính theo km)

h gioihan

= ±100 căn L(mm) (L là chiều dài tuyến đo

Câu 13: Trình bày quy trình thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp
đo trực tiếp. Ưu, nhược điểm của phương pháp?
* Quy trình công nghệ : Phương pháp đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa được gọi
đơn giản là phương pháp toàn đạc, đó là phương pháp cơ bản để thành lập bản đồ địa
chính.
Thu thập tư liệu liên quan. Xây dựng phương án kỹ thuật

Thành lập lưới khống chế

Đo vẽ chi tiết

Lập bản vẽ tổng khu đo

Đổi soát, thu thập thông tin thửa đất


Chỉnh sửa, cắt mảnh bản đồ địa chính

Biên tập bản đồ địa chính

In, lưu trữ, sử dụng

* Ưu điểm
- Đáp ứng được các tiêu chuẩn thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ lớn, khu vực
đông dân cư, có nhiều địa vật che khuất.
- Phương pháp này áp dụng có hiệu quả cao đối với khu vực đo vẽ có diện tích
không lớn, thửa đất nhỏ
14


* Nhược điểm.
- Chi phí thành lập bản đồ lớn, sử dụng nhiều công lao động.
- Thời gian đo đạc chủ yếu ngoài thực địa do đó kết quả, năng suất lao động và
tiến độ thực hiện phụ thuộc nhiều vào thời tiết và điều kiện làm việc.
Câu 14: Trình bày quy trình thành lập bản đồ địa chính bằng ảnh hàng
không kết hợp với đo vẽ bổ sung. Ưu, nhược điểm của phương pháp?
* Quy trình
Bay chụp ảnh hàng không

Thu thập dữ liệu, lập
phương án KT

Đo nối khống chế ảnh

Lập

lưới khống chế ảnh
Tăng dày khống chế ảnh
Nắn ảnh

Lập bình đồ ảnh

Điều vẽ và số hóa các yếu tố nội dung bản đồ địa chính

Biên tập bản đồ địa chính

In, lưu trữ, sử dụng

* Ưu điểm
- Ảnh hàng không có độ phủ rộng, được tiến hành bay chụp theo các dải cho một
khu vực do đó phương pháp này thích hợp đo vẽ thành lập bản đồ cho một vùng rộng
lớn cho hiệu quả cao về năng suất, giá thành và thời gian.
- Khắc phục được những khó khăn của sản xuất, đo vẽ ngoại nghiệp.
- Tỷ lệ chụp ảnh hiện nay phù hợp với công nghệ thành lập bản đồ địa chính
đảm bảo độ chính xác từ tỷ lệ ≤ 1/2000.
* Nhược điểm
Đo vẽ bổ sung yếu tố nội
dung bản đồ địa chính
chính

15


- Độ chính xác không đảm bảo khi thành lập bản đồ địa chính có tỷ lệ lớn:
(1:200, 1: 500, 1:1000)
- Phương pháp cho hiệu quả thấp đối với các khu vực có nhiều địa vật che khuất

ranh giới các thửa đất.
- Tính thời sự không cao, đòi hỏi phải đo đạc bổ sung, đối soát thực địa
- Không áp dụng được với các khu vực nhỏ, các khu vực nằm không liền với
nhau (nếu phải chụp ảnh thì giá thành làm bản đồ sẽ bị đẩy lên cao)
Câu 15: Trình bày cách đánh số thửa trên bản đồ địa chính.
Sau khi đã hoàn thành công việc đo vẽ, ghép biên bản vẽ, đối soát thực địa,
kiểm tra đánh giá chất lượng bản đồ và bản đồ đã được chỉnh sửa, lúc đó ta có thể
tiến hành đánh số thửa trên bản đồ gốc. Số thứ tự thửa đất được coi như một "tên
riêng" của thửa đất. Nó được dùng trong quản lý đất đai, được ghi nhận trong các hồ
sơ địa chính liên quan như: bản vẽ gốc, bản đồ địa chính gốc, hồ sơ kỹ thuật thửa đất,
các loại bảng thống kê...
* Việc đánh số thửa phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Trong một tờ bản đồ, số thửa không được trùng nhau.
- Số thửa phải liên tục.
- Số thửa phải thống nhất trong mọi tài liệu liên quan.
* Thực hiện đánh số theo phương pháp sau:
- Đánh số thửa trên bản đồ gốc bằng chữ số Ảrập. Trình tự đánh số từ trái qua
phải, từ trên xuống dƣới theo nguyên tắc Zic zắc, số nọ liên tiếp số kia.
1 2 3 .......................30 31
47 46 ......................33 32
48 49 ...............................
- Khi thửa đất quá nhỏ không đủ ghi cả số thửa và diện tích thì ghi số thửa còn
diện tích thì lập bảng kê riêng vẽ ở ngoài khung phía Nam tờ bản đồ. Trường hợp
thửa đất bên cạnh rộng thì có thể ghi nhờ số thửa ra ngoài thửa nhỏ và vẽ mũi tên chỉ
vào thửa nhỏ đó để tránh nhầm lẫn.

16


- Khi trên một tờ bản đồ có nhiều đơn vị hành chính thì số thửa được đánh liên

tục theo đơn vị hành chính, hết thửa của đơn vị này thì đánh sang đơn vị hành chính
khác cho hết các thửa đất trên tờ bản đồ, các số không trùng nhau.
- Trường hợp một thửa đất nằm trên nhiều mảnh bản đồ thì số thửa và diện tích
của thửa đất đó chỉ cần ghi một lần ở trên tờ bản đồ có phần đất lớn nhất của thửa đất.

Câu 16: Trình bày cách tính diện tích thửa đất bằng phương pháp truyền
thống và phương pháp tọa độ vuông góc.
1. Tính diện tích thửa đất trên bản đồ giấy
Bản đồ địa chính được vẽ trên giấy trắng hoặc trên Diamat (nhựa mềm), trên đó
các thửa đất được giới hạn bởi đường bao khép kín. Lực nét của đường bao là 0.15
đến 0.2mm. Theo quy phạm cho phép dùng các phương pháp đồ giải để tính diện tích
thửa đất. Có hai phương pháp thông dụng để tính diện tích:
a. Phương pháp chia hình đơn giản.
Đây là phương pháp đồ giải kết hợp với phép tính diện tích hình học cơ bản. Giả
sử có hình thửa đất giới hạn bởi đường biên gãy khúc khép kín. Tiến hành chia hình
thửa ra thành các hình cơ bản: tam giác, tứ giác. Đo chiều dài các cạnh đáy a, b và
các chiều cao ha , hb , hc .
Cách đo: đặt một cạnh lưới ô vuông trùng với hướng đáy b để đo b và theo
hướng vuông góc đo các chiều cao hb , hc . Tương tự đặt cạnh lưới ô vuông trùng với
cạnh đáy a để đo a và đo chiều cao ha.
Khi đó diện tích hình thửa sẽ đƣợc tính theo công thức:
P’= 1/2 (a x ha +b (hb +hc))
Diện tích thửa đất thực tế là:
P= 1/2 (a x ha +b (hb +hc)) x M2
Trong đó: P_diện tích thửa đất
M_mẫu số tỷ lệ bản đồ
b. Phương pháp dùng phim kẻ ô vuông

17



In một lưới ô vuông kích thước 1 x 1mm hoặc 1 x 2mm, 2 x 2mm, 5 x 5mm trên
phim nhựa nền trong. Đặt lưới ô vuông trên hình cần đo diện tích. Đếm số ô vuông
chẵn trong hình, số ô vuông lẻ nằm sát đường biên và ước lượng.
Theo tỷ lệ bản đồ và kích thước ô vuông ta biết được diện tích thực tế tương ứng
với diện tích của một ô vuông trên bản đồ. Đem hệ số này nhân với tổng số vuông (số
ô chẵn và số ô ước lượng) ta sẽ có diện tích hình thửa cần đo là:
P= n x P’
Trong đó: n_tổng số ô vuông
P’_diện tích thực tế của 1 ô vuông
Độ chính xác, độ chênh lệch giữa hai lần đo có thể đạt được là:
Trong đó: M_mẫu số tỷ lệ bản đồ.
P_diện tích hình thửa đo tính đến m2 .
Khi hình thửa phải tính diện tích 2 lần, độ lệch diện tích không vượt quá
giới hạn trên thì lấy trung bình của 2 lần đo làm kết quả chính xác.
2. Tính diện tích thửa đất trên bản đồ số
Bản đồ số địa chính lưu trữ tọa độ thẳng góc x, y của các điểm đặc trưng
trên đường biên thửa đất.
Cách tính diện tích hình 1234 được tính là:
P1234 = P1’1233’ – P1’1433’

Thay chỉ số i từ 1 đến n, khi i = n thì i+1 sẽ là điểm đầu tiên (điểm 1). Khi đó
công thức tổng quát tính diện tích là:

18


Câu 17: Trình bày quy định về tiếp biên và xử lý tiếp biên bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính phải tiếp biên giữa các mảnh tiếp giáp nhau trong cùng đơn vị
hành chính cấp xã và giữa các mảnh tiếp giáp nhau khác đơn vị hành chính cấp xã

trong một tỉnh. Hạn sai khi tiếp biên bản đồ địa chính đƣợc xác định như sau:

Trong đó: ∆: là độ lệch giữa đối tượng tiếp biên;
m1, m2 là sai số tƣơng ứng với sai số vị trí điểm và sai số tương hỗ
giữa hai điểm bất kỳ trên ranh giới thửa.
Nếu ∆l nằm trong hạn sai cho phép nêu trên thì chỉnh sửa như sau: đối với bản
đồ địa chính cùng tỷ lệ thì chỉnh sửa dữ liệu ở bản đồ địa chính lập mới; đối với bản
đồ địa chính khác tỷ lệ đo vẽ thì chỉnh sửa dữ liệu ở bản đồ địa chính tỷ lệ nhỏ theo
dữ liệu ở bản đồ địa chính tỷ lệ lớn.
Nếu ∆l lớn hơn hạn sai cho phép nêu trên thì phải kiểm tra lại việc đo vẽ và biên
tập bản đồ địa chính để xử lý.
Đối với bản đồ địa chính khác thời gian đo vẽ nếu phát hiện có sự sai lệch,
chồng, hở mà ∆l vượt quá hạn sai cho phép nêu trên thì phải kiểm tra lại và phải đảm
bảo chất lượng sản phẩm do mình làm ra. Đơn vị thi công không được tự ý chỉnh sửa
trên sản phẩm của mình cũng như trên tài liệu cũ để tiếp biên mà phải báo cáo Sở Tài
nguyên và Môi trường bằng văn bản các sai lệch, chồng, hở để quyết định.

Câu 18: Trình bày công tác chỉnh lý bản đồ địa chính
A. Chỉnh lý bản đồ đạ chính
1. Việc chỉnh lý bản đồ địa chính thực hiện trong các trƣờng hợp sau:
a) Xuất hiện thửa đất và các đối tượng chiếm đất mới (trừ các đối tƣợng là công
trình xây dựng và tài sản trên đất);
b) Thay đổi ranh giới thửa đất và các đối tượng chiếm đất (trừ các đối tượng là
công trình xây dựng và tài sản trên đất);
c) Thay đổi diện tích thửa đất;
19


d) Thay đổi mục đích sử dụng đất;
đ) Thay đổi thông tin về tình trạng pháp lý của thửa đất;

e) Thay đổi về mốc giới và đường địa giới hành chính các cấp;
g) Thay đổi về điểm tọa độ địa chính và điểm tọa độ Quốc gia;
h) Thay đổi về mốc giới và hành lang an toàn công trình;
i) Thay đổi về địa danh và các ghi chú trên bản đồ.
2. Cơ sở để quyết định thực hiện chỉnh lý bản đồ địa chính
Các thay đổi về ranh giới thửa đất, diện tích thửa đất, mục đích sử dụng đất
được thực hiện trong các trường hợp: có quyết định giao đất, cho thuê đất, công nhận
quyền sử dụng đất, thu hồi đất của cấp có thẩm quyền; quyết định của Ủy ban nhân
dân các cấp, bản án của Toà án nhân dân các cấp về việc giải quyết tranh chấp đất
đai; kết quả cấp, chỉnh lý Giấy chứng nhận trong các trường hợp chuyển nhượng,
chuyển đổi, thừa kế có liên quan đến thay đổi ranh giới, mục đích sử dụng đất; quyết
định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; có thay đổi ranh giới thửa đất do sạt lở,
sụt đất tự nhiên; người sử dụng đất, cơ quan quản lý đất đai các cấp phát hiện có sai
sót trong đo vẽ bản đồ địa chính;
Mốc giới, đường địa giới hành chính trên bản đồ đƣợc chỉnh lý, bổ sung trong
các trường hợp có quyết định thay đổi địa giới hành chính, lập đơn vị hành chính
mới, đã lập hồ sơ địa giới, cắm mốc địa giới trên thực địa;
Mốc tọa độ, mốc quy hoạch, hành lang an toàn công trình trên bản đồ được
chỉnh lý, bổ sung trong các trường hợp mốc giới mới được cắm trên thực địa và có
thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Việc chỉnh lý, bổ sung thông tin về địa danh, địa vật định hướng và các
thông tin thuộc tính khác do cơ quan quản lý đất đai các cấp tự quyết định khi phát
hiện có thay đổi
B. Đo vẽ bổ sung bản đồ địa chính
Việc đo vẽ bổ sung bản đồ địa chính được thực hiện đối với đơn vị hành chính
cấp xã đã có bản đồ địa chính nhưng chưa đo vẽ khép kín đơn vị hành chính, kể cả
khu vực đã đo vẽ khoanh bao trên bản đồ địa chính nhưng chưa đo vẽ chi tiết đến
từng thửa đất.
C. Đo vẽ lại bản đồ địa chính
20



Việc đo vẽ lại bản đồ địa chính được thực hiện đối với khu vực đã có bản đồ địa
chính nhưng có biến động trong các trường hợp sau đây:
- Khu vực đất nông nghiệp đã thực hiện quy hoạch lại đồng ruộng và “dồn điền
đổi thửa” làm thay đổi toàn bộ các bờ vùng, bờ thửa;
- Khu vực thực hiện quy hoạch sử dụng đất để hình thành các khu trung tâm
hành chính, khu đô thị, khu dân cư, khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp,
khu chế xuất, cụm công nghiệp;
- Khu vực chỉ có bản đồ địa chính dạng giấy đã rách nát, hư hỏng không thể
khôi phục và không thể sử dụng để số hóa.

21



×