Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Đánh giá và quản lý rủi ro các sinh vật biến đổi gen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 32 trang )

1. SINH VẬT BIẾN ĐỔI GEN VÀ AN TOÀN SINH HỌC
2. ĐÁNH GIÁ RỦI RO
3. QUẢN LÝ RỦI RO


SINH VẬT BIẾN ĐỔI GEN VÀ AN TOÀN SINH HỌC




Sinh vật biến đổi gen (bao gồm động vật, thực vật và vi
sinh vật) là một trong những nhóm sản phẩm chính của
công nghệ sinh học hiện đại, được con người tạo ra nhờ

sử dụng các kỹ thuật phân tử để đưa gen mới vào bộ gen
của sinh vật nhận. Quá trình chỉnh sửa/ sửa đổi này chỉ
diễn ra trong phạm vi một vài gen. Vì vậy, thuật ngữ sinh
vật biến đổi gen còn được gọi là sinh vật biến đổi di truyền
hay sinh vật chỉnh sửa/ sửa đổi gen hoặc sinh vật công
nghệ sinh học.




Thực phẩm được tạo ra từ các sinh vật biến đổi gen này hay có
chứa thành tố của chúng được gọi là thực phẩm biến đổi gen
(Genetically Modified Food - GMF)/ thực phẩm GM (Genetically
Modified - GM) hay thực phẩm công nghệ sinh học.




Sự khác biệt giữa sinh vật biến đổi gen và sinh vật sống
biến đổi gen (Living Modified Organisms - LMO): LMO và GMO
đều là những sinh vật có mang những đặc tính mới hoặc nguyên
liệu di truyền tái tổ hợp mới tạo ra nhờ sử dụng CNSH hiện đại.
LMO tồn tại ở dạng sống, còn GMO có thể tồn tại ở dạng sống
hay không sống.



Như vậy, tất cả LMO đều là GMO, nhưng không phải GMO nào
cũng là LMO.



Tuy nhiên, nhiều quan điểm cho rằng GMO là tên gọi phổ biến
của LMO.











Cung cấp nguồn lương thực cần thiết trong tương lai
Tăng cường chất lượng thực phẩm
Loại trừ thực phẩm có mang các chất độc hoặc các chất gây dị ứng

Tạo ra cây trồng sản sinh năng lượng, sau đó nuôi cấy thu sinh khối
để chuyển thành năng lượng và nhiên liệu sinh học (biodiesel và
bioethanol) có thể thay thế được các nhiên liệu hóa thạch và dầu
khoáng
Sản xuất nhiều loại hóa chất, trong đó chủ yếu là các loại dầu chiết
từ hạt lanh, cải dầu và hướng dương
Tạo ra các chất hóa học đặc biệt như các dược phẩm, mỹ phẩm và
thuốc nhuộm











Tăng khả năng chăm sóc sức khoẻ
Sản xuất các hợp chất sinh học đặc biệt như sợi sinh học tổng
hợp (chủ yếu bắt nguồn từ sợi gai dầu và sợi lanh); keo
lignocellulose, các chất tán sắc, phân bón, và phụ gia; nhựa sinh
học.
Sản xuất dược phẩm chống các căn bệnh đặc biệt
Tạo các chất hóa học ít gây ô nhiễm môi trường và dễ kiểm soát
Làm thay đổi lợi nhuận từ các hoạt động nông và công nghiệp,
giảm bớt sự ô nhiễm môi trường
Đem lại những lợi ích đáng kể cho môi trường, trong đó tạo ra
các khả năng mới trong việc giám sát và quản lý ảnh hưởng môi

trường.











Phát tán sinh vật ra môi trường - ví dụ, thông qua quá trình xâm
lấn hoặc tăng cường khả năng cạnh tranh
Chuyển các nguyên liệu di truyền tái tổ hợp (và các đặc tính liên
quan) vào các cơ thể sinh vật khác - ví dụ, thông qua thụ phấn
chéo
Ảnh hưởng đến các loài sinh vật không cần diệt - ví dụ, một số
nghiên cứu chỉ ra khả năng GMC với tính trạng kháng các loài
côn trùng gây hại cũng có thể gây ảnh hưởng bất lợi đối với côn
trùng có ích và chim
Ảnh hưởng đến vi khuẩn đất và chu trình nitơ
Ảnh hưởng gián tiếp đến môi trường - ví dụ, ảnh hưởng phát
sinh do thay đổi cung cách quản lý nông nghiệp.


ĐÁNH GIÁ RỦI RO





Dán nhãn thực phẩm biến đổi gen


Đánh giá rủi ro là quá trình đánh giá khoa học nhằm xem xét
các khả năng trước mắt hoặc lâu dài, xảy ra các rủi ro (ảnh
hưởng không có lợi) đối với sức khoẻ con người và môi
trường sinh thái tự nhiên khi sử dụng các đối tượng GMO
cụ thể.
Đánh giá rủi ro là nội dung quan trọng nhất của quá trình
quản lý ATSH.
Những người chịu trách nhiệm đánh giá tính an toàn của
mỗi sản phẩm CNSH và khả năng sử dụng chúng phải là
những chuyên gia giàu kinh nghiệm, có hiểu biết sâu sắc về
cơ các cơ chế đánh giá rủi ro và độ tin cậy của các cơ chế
đó.


Quy trình đánh giá rủi ro
Thông thường, các quy trình để đánh giá rủi ro đặc trưng riêng
cho từng trường hợp cụ thể.

5 bước:
1. Xác định các nguy cơ rủi ro đối với sức khoẻ con người cũng
như đối với môi trường;
2. Ước tính khả năng xảy ra các ảnh hưởng có hại của các nguy
cơ này;
3. Đánh giá rủi ro phát sinh từ các ảnh hưởng có hại;
4. Đưa ra các biện pháp thích hợp để quản lý rủi ro;
5. Ước tính các ảnh hưởng tổng thể đến môi trường, bao gồm cả

các tác động có tính tích cực đối với môi trường và sức khoẻ
con người


Theo OECD - Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế của Liên hợp quốc

Các nguy cơ rủi ro bao gồm:

1. Nguy cơ lây nhiễm: khả năng gây bệnh cho người, vật nuôi và
thực vật;
2. Ảnh hưởng của độc tố, chất gây dị ứng và những tác động
sinh học khác của các sinh vật;
3. Ảnh hưởng của độc tố, chất gây dị ứng và những tác động
sinh học khác của những sản phẩm do các sinh vật tạo ra;

4. Ảnh hưởng tới môi trường


Các nguyên tắc đánh giá rủi ro chung
Theo Nghị định thư Cartagena về ATSH, các nguyên tắc chính bao
gồm:
1. Đánh giá rủi ro phải minh bạch và được tiến hành trên cơ sở
khoa học của các kỹ thuật đánh giá rủi ro đX được công nhận, trong
đó có quan tâm đến các hướng dẫn và tư vấn do các tổ chức quốc
tế liên quan xây dựng;
2. Thiếu kiến thức khoa học hoặc không có đủ dữ liệu khoa học thì
không nên khẳng định cấp độ rủi ro là đặc biệt, không có rủi ro hoặc
rủi ro có thể chấp nhận được;
3. Các rủi ro liên quan với GMO hoặc sản phẩm của chúng cần
được xem xét trong bối cảnh rủi ro gây ra bởi các sinh vật nhận

không biến đổi gen hoặc các sinh vật bố mẹ trong môi trường nhận
tiềm tàng;
4. Đánh giá rủi ro nên tiến hành theo từng trường hợp cụ thể.


Các thông số cần xem xét khi đánh giá rủi ro
Một số nội dung quan trọng cần giám sát khi giải quyết các
vấn đề quan trọng nêu trên bao gồm:
-Các đặc tính sinh học của sinh vật bố mẹ, sinh vật nhận và
sinh vật biến đổi gen
- Phương pháp biến đổi gen, sự bền vững của tính trạng mới
tạo được, nguyên liệu sử dụng để biểu hiện, mục đích sử
dụng GMO và đặc điểm của môi trường tiếp nhận.


Ngoài ra cần xem xét:

• Môi trường sống tự nhiên
• Lịch sử ứng dụng các GMOs đó
• Sự truyền gen
• Sự ổn định về di truyền
• Tiềm năng gây bệnh.
• Đặc tính và bằng chứng về sự biểu hiện protein
mong đợi trong sản phẩm có chứa ADN ngoại lai.
• Các tác động lên hệ miễn dịch
• Những tác động của quá trình sản xuất, chế biến và
bảo quản tới vi sinh vật biến đổi gen.


Sinh vật nhận: khái niệm “quen thuộc” (Familiarity) là điểm khởi đầu

để đánh giá rủi ro GMO. Các kiến thức, thông tin thu thập được về
sinh vật nhận chưa biến đổi gen là cơ sở để giám sát GMO, nhất là
trong quá trình đánh giá an toàn thực phẩm.
Ví dụ: Đối với giống ngô 11 biến đổi gen MON 810, nguồn gốc và đặc
tính của sinh vật nhận đã chỉ rõ: Ngô là một trong vài cây lương thực
chính có nguồn gốc từ bán cầu tây và đến nay được trồng phổ biến
trên toàn cầu. Ngô được sử dụng rộng rãi làm thực phẩm, thức ăn
chăn nuôi và để sản xuất một số sản phẩm khác.

Ngô không chứa độc tố cũng như các chất phi dinh dưỡng. Tuy nhiên,
có một báo cáo công bố dị ứng do ngô, đặc biệt là hạt phấn ngô gây
ra nhưng người ta chưa tìm thấy protein gây nên dị ứng này. Nguyên
liệu để tạo giống ngô biến đổi gen MON 810 là hai dòng ngô trồng đại
trà A188 và B73. Ngô và các sản phẩm từ ngô biến đổi gen được sử
dụng để sản xuất các sản phẩm thực phẩm cũng như thức ăn chăn
nuôi.


Sinh vật bố mẹ (sinh vật cho): cần cung cấp thông tin về nguồn gốc
tự nhiên của sinh vật cho, nhất là khi sinh vật cho hoặc các thành
viên trong cùng loài của chúng là mầm bệnh hoặc gây ảnh hưởng
tới môi trường cũng như sức khoẻ con người và vật nuôi.
Trường hợp của giống ngô MON 810, các trình tự DNA đưa vào
giống ngô này bao gồm: gen cry1Ab của vi khuẩn đất Bacillus
thuringiensis (Bt), đoạn khởi động 35S của virus khảm súp lơ
(CaMV35S), đoạn intron của gen hsp 70 ở ngô, đoạn kết thúc có
nguồn gốc từ Ti-plasmid của vi khuẩn đất Agrobacterium
tumefaciens (NOS3’).
Các trình tự này đều không gây hại và không được coi là mầm
bệnh. Ngoài ra, 4 gen chỉ thị chọn lọc có mặt trong Ti-plasmid được

sử dụng trong quá trình chuyển gen vào ngô nhưng cuối cùng
không có mặt trong bộ gen của MON 810


Sinh vật cho trong ví dụ này là Bt. Bt tự nhiên được tìm thấy trong đất
và có khả năng sản sinh độc tố ngoại bào gây độc hệ tiêu hóa của
côn trùng mẫn cảm.
Rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã chứng minh độc tố này
chỉ đặc hiệu đối với côn trùng bộ cánh vảy.
Vì vậy, sử dụng Bt trong các cải biến gen được xem là an toàn ở Hoa
Kỳ. Tuy nhiên, đối với các quốc gia khác có lẽ cần tiến hành nghiên
cứu đánh giá rủi ro với các bước thích hợp trước khi giải phóng các
sản phẩm biến đổi gen này vào môi trường.


Phương pháp biến đổi gen: Thông tin liên quan đến phương pháp biến
đổi gen đã sử dụng sẽ cho biết số lượng bản sao, khả năng sắp xếp
của gen chuyển trong GMO cũng như hiệu quả chuyển gen.
Đối với thực vật, hai phương pháp chuyển gen có giá trị thực tiễn và
được sử dụng phổ biến là phương pháp chuyển gen gián tiếp thông
qua vi khuẩn đất A. tumefaciens và phương pháp chuyển gen trực tiếp
bằng hóa chất, xung điện hay súng bắn gen.


Các đặc tính của môi trường nhận tiềm tàng: Khu vực giải phóng
GMO có gần khu dân cư hay gần môi trường sinh thái đặc biệt như
vườn quốc gia hay không.
Một số đặc điểm địa lý cũng cần biết như: khu vực đó có gần thung
lũng, sông, đồi...
Tất cả thông số này sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát tán của gen.

Ngoài ra, chúng ta cũng cần biết về thời tiết, khí hậu. Có trung tâm
phát sinh chủng loại hay trung tâm đa dạng di truyền trong khu vực
giải phóng GMO? Khu vực đó trước đây đã có GMO nào được giải
phóng chưa? Lập bảng liệt kê mọi rủi ro có khả năng xảy ra và hậu
quả như thế nào?


Các đánh giá rủi ro thường được tiến hành trong giai đoạn thử
nghiệm. Thậm chí, ngay trước khi tiến hành thí nghiệm, nhà khoa
học cần đánh giá các nguy cơ rủi ro có thể xảy ra cho sức khoẻ của
họ, của đồng nghiệp hoặc của cộng đồng và các nguy cơ đối với môi
trường.
Các đặc tính của GMO cần được xem xét kỹ lưỡng ngay trong bước
đầu tiên của phương pháp đánh giá rủi ro (bước xác định nguy cơ).
Bước này cũng cần dự đoán các tình huống thí nghiệm có thể xảy ra
cũng như chọn lựa những giải pháp hợp lý. Sau đó tiến hành đánh
giá khả năng xảy ra những ảnh hưởng có hại và mức độ gây hại đối
với từng rủi ro đã xác định được, cũng như cần phác thảo các điều
kiện thí nghiệm sẽ tiến hành.
Trong giai đoạn xác định rủi ro, không được loại trừ bất kỳ nguy cơ
nào ngay cả khi thấy chúng không chắc sẽ xảy ra hoặc không hợp lý.
Cuối cùng, cần ước lượng mức độ rủi ro tổng thể của thí nghiệm.


Các vấn đề ảnh hưởng tới quá trình đánh giá rủi ro
• Tính khách quan rất cần cho việc đánh giá rủi ro do gặp
phải một số thành kiến nhất định.

• Thông tin không đầy đủ: dễ làm sai lệch kết quả đánh giá.
• Vấn đề quy mô: từ thực nghiệm đưa ra thực tiễn còn gặp

nhiều gian nan nhất là với quy mô lớn.
• Định kỳ lại thông tin: đây là một trong những yếu tố căn bản
của quá trình đánh giá rủi ro.
• Sự tham gia của Hội đồng tư vấn: gồm các nhà khoa học,
kỹ sư… sẽ cung cấp những kiến thức cần thiết cho quá trình
đánh giá rủi ro.



×