TRƯờNG ĐạI HọC CÔNG NGHIệP
THựC PHẩM TP.HCM
***
KHOA TÀI CHÍNH – Kế
TÓAN
GIảNG VIÊN: Hồ ĐứC HIệP
Môn
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
(45 TIẾT)
TRƯờNG ĐạI HọC CÔNG NGHIệP
THựC PHẩM TP.HCM
***
KHOA TÀI CHÍNH – Kế
TÓAN
GIảNG VIÊN: Hồ ĐứC HIệP
Môn
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
(45 TIẾT)
CHƯƠNG 3
ĐỊNH GIÁ CHỨNG KHOÁN
3.1. Tổng quan về định giá chứng khoán
Cổ phiếu thường là chứng nhận góp vốn do đó
không có kỳ hạn và không hoàn vốn.
- Cổ tức của cổ phiếu thường tùy thuộc vào kết quả
sản xuất trong kinh doanh của doanh nghiệp, do đó
được hưởng lợi nhuận cao hơn so với các loại chứng
khoán khác có lãi suất cố định. Ngược lại cổ tức có thể
rất thấp hoặc hoàn toàn không có khi Công ty thua lỗ.
Khi Công ty phá sản cổ đông thường là người
cuối cùng được chia tài sản thanh lý còn lại.
Giá trị cổ phiếu biến động nhanh nhạy đặc biệt là
trên thị trường thứ cấp.
CHƯƠNG 3
ĐỊNH GIÁ CHỨNG KHOÁN
3.1. Tổng quan về định giá chứng khoán
Phân loại cổ phiểu theo quyền lợi:
-Cổ phiếu thường hay còn gọi là cổ phiếu phổ thông.
Người nắm giữ cổ phiếu thường là đồng chủ sở hữu
của Công ty cổ phần. Cổ phiếu thường là một chứng
khoán nợ, không kỳ hạn, tồn tại cùng với sự tồn tại
của Công ty. Lợi tức cổ phiếu được trả vào cuối năm
để quyết toán - gọi là cổ tức.
CHƯƠNG 3
ĐỊNH GIÁ CHỨNG KHOÁN
3.1. Tổng quan về định giá chứng khoán
Cổ phiếu ghi danh và vô danh theo danh tính:
- Cổ phiếu ghi danh là cổ phiếu ghi tên của người sở
hữu (cổ phiếu này ít được sử dụng do chuyển nhượng
phức tạp...).
- Cổ phiếu vô danh là cổ phiếu không ghi tên của
người sở hữu.
CHƯƠNG 3
ĐỊNH GIÁ CHỨNG KHOÁN
3.1. Tổng quan về định giá chứng khoán
Các loại giá cổ phiếu:
Mệnh giá: Giá trị ghi trên giấy chứng nhận
cổ phiếu là mệnh giá của cổ phiếu. Mệnh giá cổ
phiếu chỉ có giá trị danh nghĩa.
Công thức:
Mệnh giá cổ phiếu mới phát hành =Vốn
điều lệ của công ty cổ phần/Tổng số cổ
phần đăng ký phát hành
CHƯƠNG 3
ĐỊNH GIÁ CHỨNG KHOÁN
3.1. Tổng quan về định giá chứng khoán
Ví dụ: Năm 2009 Công ty cổ phần Châu Á Châu
thành lập với vốn điều lệ 30 tỷ đồng, số cổ phần
đăng ký phát hành là 3 triệu cổ phiếu. Hỏi mệnh
giá của cổ phiếu mới phát hành là bao nhiêu?
CHƯƠNG 3
ĐỊNH GIÁ CHỨNG KHOÁN
3.1. Tổng quan về định giá chứng khoán
Giải: Áp dụng công thức trên ta có:
Mệnh giá cổ phiếu mới phát hành =
30 tỷ/ 3triệu =10.000 đồng/cổ phiếu
CHƯƠNG 3
ĐỊNH GIÁ CHỨNG KHOÁN
3.1. Tổng quan về định giá chứng khoán
Thư giá: là giá cổ phiếu ghi trên sổ sách kế toán
phản ánh tình trạng vốn cổ phần của Công ty ở
một thời điểm nhất định.
CHƯƠNG 3
ĐỊNH GIÁ CHỨNG KHOÁN
3.1. Tổng quan về định giá chứng khoán
Ví dụ: Năm 2009 Công ty cổ phần Châu Á Châu
thành lập với vốn điều lệ 30 tỷ đồng, số cổ phần
đăng ký phát hành là 3 triệu. Năm 2010 Công ty
phát hành thêm 1 triệu cổ phiếu mệnh giá mỗi cố
phiếu vẫn là 10.000 đồng, nhưng giá bán cố phiếu
trên thị trường là 25.000 đồng. Biết rằng, quỹ tích
lũy dùng cho đầu tư còn lại tính đến cuối quý 4
năm 2010 là 10 tỷ đồng.
CHƯƠNG 3
ĐỊNH GIÁ CHỨNG KHOÁN
3.1. Tổng quan về định giá chứng khoán
Giải:
Vốn cổ phần:
+ Vốn cổ phần theo mệnh giá: 4 tr x 10.000 đ = 40
tỷ đồng
+ Vốn thặng dư: (25.000đ - 10.000đ) x 1tr = 15 tỷ
đồng
+ Vốn tích lũy: 10 tỷ
Tổng số vốn cổ phần: 65 tỷ đồng
Thư giá cổ phiếu = 65 tỷ đồng / 4 triệu = 16.250
đồng
CHƯƠNG 3
ĐỊNH GIÁ CHỨNG KHOÁN
3.1. Tổng quan về định giá chứng khoán
Giá trị nội tại: Là giá trị thực của cổ phiếu ở thời
điểm hiện tại.
Thị giá: Là giá cổ phiếu trên thị trường tại một thời
điểm nhất định. Tùy theo cung cầu mà thị giá có
thể thấp hoặc cao, hoặc bằng giá trị thực của nó
tại thời điểm mua - bán.
CHƯƠNG 3
ĐỊNH GIÁ CHỨNG KHOÁN
3.1. Tổng quan về định giá chứng khoán
Lợi tức và rủi ro:
Lợi tức của cổ phiếu: Nhà đầu tư mua cổ phiếu
được hưởng lợi tức từ 2 nguồn:
- Cổ tức: là phần chia lời cho mỗi cổ phần,
được lấy ra từ lợi nhuận ròng sau thuế sau khi
trả cổ tức ưu đãi và thu nhập giữ lại để trích quỹ.
Công ty trả cổ tức bằng tiền hoặc bằng cổ phiếu.
- Lợi tức do chệnh lệch giá giữa mua và bán của
nhà kinh doanh.
CHƯƠNG 3
ĐỊNH GIÁ CHỨNG KHOÁN
3.1. Tổng quan về định giá chứng khoán
Rủi ro của cổ phiếu: Định giá được cổ phiếu phải
tính được đại lượng tỷ suất lợi nhuận mong đợi r.
Tỷ suất lợi nhuận mong đợi gắn với rủi ro tài
chính của từng ngành nghề kinh doanh. Mỗi
ngành nghề kinh doanh có một rủi ro nhất định.
Rủi ro đầu tư cổ phiếu là đặc biệt quan trọng vì
nhiều người khi lập dự án đầu tư chỉ tính hiệu quả
do lợi nhuận thu được mà không tính đến rủi ro
của ngành kinh tế mà mình dự định đầu tư vào.
CHƯƠNG 3
ĐỊNH GIÁ CHỨNG KHOÁN
3.1. Tổng quan về định giá chứng khoán
Cổ tức: Là tiền chia lời cho cổ đông trên mỗi cổ
phiếu thường, căn cứ vào kết quả có thu nhập từ
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Cổ tức của cổ phiếu thường được trả sau khi đã
trả cổ tức cố định cho cổ phiếu ưu đãi. Cổ tức
được chia công bố theo năm và được trả theo
quý.
CHƯƠNG 3
ĐỊNH GIÁ CHỨNG KHOÁN
3.1. Tổng quan về định giá chứng khoán
b. Khái niệm: Trái phiếu (bond) là công cụ nợ dài
hạn do Chính phủ hoặc Công ty phát hành nhằm
huy động vốn dài hạn. Trái phiếu do Chính phủ
phát hành gọi là trái phiếu Chính phủ
(Government bond) hay trái phiếu kho bạc
(Treasury bond). Trái phiếu do Công ty phát hành
gọi là trái phiếu Công ty (corporate bond).
CHƯƠNG 3
ĐỊNH GIÁ CHỨNG KHOÁN
3.1. Tổng quan về định giá chứng khoán
Trên trái phiếu bao giờ cũng có ghi một số tiền
nhất định, gọi là mệnh giá của trái phiếu. Mệnh giá
(face or par value) tức là giá trị được công bố của
tài sản, trong trường hợp trái phiếu, mệnh giá
thường được công bố là 1000$. Ngoài việc công
bố mệnh giá, người ta còn công bố lãi suất của
trái phiếu. Lãi suất của trái phiếu (coupon rate) tức
là lãi suất mà trái phiếu được hưởng, nó bằng lãi
được hưởng chia cho mệnh giá của trái phiếu.
CHƯƠNG 3
ĐỊNH GIÁ CHỨNG KHOÁN
3.1. Tổng quan về định giá chứng khoán
Trái phiếu Chính phủ là loại chứng khoán nợ dài
hạn do Chính phủ phát hành nhằm mục đích huy
động vốn dài hạn để bù đắp thiếu hụt ngân sách.
Thông thường trái phiếu Chính phủ được phân
chia thành các loại sau đây:
- Trái phiếu kho bạc, phát hành bởi kho bạc để tài
trợ cho thiếu hụt ngân sách của Chính phủ.
- Trái phiếu đô thị, phát hành bởi chính quyền địa
phương nhằm mục đích huy động vốn tài trợ cho
ngân sách của chính quyền địa phương.
CHƯƠNG 3
ĐỊNH GIÁ CHỨNG KHOÁN
3.1. Tổng quan về định giá chứng khoán
Trái phiếu doanh nghiệp do doanh nghiệp phát
hành (được sự đồng ý của UBCKNN cho phép)
nhằm mục đích đầu tư dài hạn cho doanh nghiệp
mở rộng cơ sở sản xuất kinh doanh và phát triển.
- Trái phiếu tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN).
- Trái phiếu của Công ty cổ phần...
CHƯƠNG 3
ĐỊNH GIÁ CHỨNG KHOÁN
3.1. Tổng quan về định giá chứng khoán
Thị trường trái phiếu là thị trường thực hiện giao
dịch, mua bán các loại trái phiếu do Chính phủ
hoặc Công ty phát hành.
Thị trường thực hiện giao dịch, mua bán trái phiếu
mới phát hành gọi là thị trường sơ cấp. Thị trường
thực hiện giao dịch, mua bán trái phiếu đã phát
hành gọi là thị trường thứ cấp.
CHƯƠNG 3
ĐỊNH GIÁ CHỨNG KHOÁN
3.1. Tổng quan về định giá chứng khoán
Mục đích của thị trường sơ cấp là phục vụ cho
nhu cầu huy động vốn dài hạn cho Chính phủ
hoặc Công ty trong khi mục đích của thị trường
thứ cấp là cung cấp khả năng thanh khoản cho
trái phiếu đã được phát hành trên thị trường sơ
cấp.
CHƯƠNG 3
ĐỊNH GIÁ CHỨNG KHOÁN
3.1. Tổng quan về định giá chứng khoán
Đặc trưng của trái phiếu
- Mệnh giá là giá trị danh nghĩa của trái phiếu
được in trên tờ phiếu.
- Mệnh giá sàn của trái phiếu được ấn định là
100.000 đồng và các mệnh giá khác là bội số của
100.000đ. Mệnh giá được xác định phụ thuộc vào
số tiền huy động trong kỳ và số trái phiếu được
phát hành.
CHƯƠNG 3
ĐỊNH GIÁ CHỨNG KHOÁN
3.1. Tổng quan về định giá chứng khoán
Công thức:
Mệnh giá (F) =
Số vốn huy động
Số trái phiếu phát hành
CHƯƠNG 3
ĐỊNH GIÁ CHỨNG KHOÁN
3.1. Tổng quan về định giá chứng khoán
Ví dụ: Công ty Anh Dũng muốn huy động 10 tỷ
đồng, bằng cách phát hành 10.000 trái phiếu. Hãy
cho biết mỗi trái phiếu có mệnh giá là bao nhiêu?
GIảI: ÁP DụNG CÔNG THứC TA CÓ:
MệNH GIÁ = 10.000.000.000ĐồNG /
10.000 TRÁI PHIếU=1.000.000ĐồNG