Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Đề cương full đánh giá tác động môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (563.17 KB, 43 trang )

Câu 1:Tóm tắt các cơ sở pháp lý liên quan đến việc thực hiện
ĐTM hiện nay (Tên văn bản, Tổ chức ban hành, thời hạn hiệu
lực, phạm vi áp dụng, đối tượng, tổng hợp khái quát các điều
khoản quy định...)
A, Luật bảo vệ môi trường
- Tên đầy đủ: Luật bảo vệ môi trường
- Cơ quan ban hành: Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam
- Hiệu lực thi hành: 1/1/2015.
- đối tượng áp dụng: luật này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức,
hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.
- Nội dung tóm tắt liên quan: Trong mục 3, chương II của luật
Bảo vệ môi trường quy định các đối tượng phải thực hiện đánh giá
ĐTM; việc thực hiện, lập lại báo cáo, nội dung chính của báo cáo,
tham vấn trong quá trình đánh giá tác động môi trường; thẩm quyền
thẩm định, tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động
môi trường; trách nhiệm của chủ đầu tư sau khi báo cáo đánh giá
tác động môi trường được phê duyệt và trước khi đưa dự án vào vận
hành; Trách nhiệm của cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác
động môi trường.
Với mục đích hạn chế lạm dụng yêu cầu phải làm báo cáo đánh giá
tác động môi trường (ĐTM) và tính lý thuyết của một số ĐTM, Luật
BVMT 2014 quy định chỉ có 3 nhóm đối tượng phải lập ĐTM. Đó là: a)
Các dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc
hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; b) Các dự án có sử dụng đất
của khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu di tích lịc sử-văn
hóa, khu di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển, khu danh lam đã
được xếp hạng và c) Các dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi
trường.
Luật BVMT 2014 quy định rõ tại Điều 20 về lập lại báo cáo ĐTM,


theo đó, chỉ những dự án không triển khai trong vòng 24 tháng, thay
đổi địa điểm dự án, phải lập lại báo cáo ĐTM. Ngoài ra, đối với những
dự án có thay đổi quy mô, công suất, công nghệ làm tăng tác động
xấu đến môi trường, Luật giao Chính phủ quy định cụ thể.
Nội dung của báo cáo ĐTM cũng được quy định cụ thể hơn tại Điều
22 Luật BVMT 2014. Những quy định về tổ chức, yêu cầu, trách
1


nhiệm của hội đồng thẩm định cũng đã được lược bỏ vì cơ quan chịu
trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm định và phê duyệt kết
quả thẩm định là cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (Khoản 1
Điều 27); các hội đồng thẩm định chỉ có chức năng tư vấn cho cơ
quan thẩm định và phê duyệt kết quả thẩm định.
Để tránh việc gây khó dễ cho chủ dự án, Điều 28 Luật BVMT 2014
quy định “trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo
hoàn thành công trình BVMT, cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM phải
tổ chức kiểm tra và cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình BVMT
của dự án. Trường hợp phải phân tích các chỉ tiêu môi trường phức
tạp thì thời gian cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình BVMT của
dự án có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày”. Như vậy, chỉ có
những dự án do Chính phủ quy định mới có hậu thẩm định và hậu
thẩm định bị ràng buộc trong thời gian nhất định.
Cơ sở về mặt kỹ thuật: các TC, QC về môi trường ở Việt Nam. Trong
trường hợp VN chưa có TC, QC áp dụng TC của tổ chức Quốc tế các
nước lân cận


TCVN:




QCVN ( QCKTQG) : *ví dụ về chất lượng mt xung quanh*

Chất lượng nước (06 QCVN):

QCVN 08:2008/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước mặt

QCVN 09:2008/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước ngầm

QCVN 10:2008/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước biển ven bờ.
Chất lượng trầm tích (01 QCVN):

QCVN 43:2012/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng trầm tích.
Chất lượng không khí (02 QCVN):

QCVN 05:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng không khí xung quanh

QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một
số chất độc hại trong không khí xung quanh
Chất lượng đất (03 QCVN):

2




QCVN 03:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới
hạn của kim loại nặng trong đất

QCVN 15:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư
lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất

QCVN 45:2012/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới
hạn cho phép của dioxin trong một số loại đất.
Tiếng ồn (01 QCVN): QCVN 26:2010/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật QG
về tiếng ồn
Các điều khoản quy định: * Quy định trong mục 3, chương II- Luật
này* gồm:
Điều 18: Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.
Điều 19: thực hiện đánh giá tác động môi trường.
Điều 20 : lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Điều 21 : tham vấn trong qua trình thực hiện đánh giá tác động mội
trường.
Điều 22. Nội dung chính của báo cáo tác động môi trường
Điều 23. Thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi
trường.
Điều 24. Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
Điều 25. Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Điều 26. Trách nhiệm của chủ đầu tư dự án sau khi báo cáo đánh giá
tác động môi trường được phê duyệt.
Điều 27. Trách nhiệm của chủ đầu tư trước khi đưa dự án vào vận
hành.
Điều 28. Trách nhiệm của cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác
động môi trường.
b. Nghị định

1. Nghị định 18/2015/NĐ- CP
+ Tên đầy đủ: NGHỊ ĐỊNH: QUY ĐỊNH VỀ QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG, ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC, ĐÁNH GIÁ TÁC
ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.
+ Cơ quan ban hành: Chính phủ- theo đề nghị của Bộ trưởng bộ tài
nguyên và môi trường

3


+Thời gian hiệu lực: Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
01 tháng 4 năm 2015.
+ Đối tượng áp dụng: Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ
chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến quy hoạch bảo vệ môi
trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường, kế hoạch bảo vệ môi trường trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.
+Nội dung tóm tắt: Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện
pháp thi hành các quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh
giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch
bảo vệ môi trường của Luật Bảo vệ môi trường- áp dụng đối với cơ
quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến quy hoạch bảo
vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động
môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường trên lãnh thổ nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Các điều khoản quy định: thuộc chương IV.
Điều 12. Thực hiện đánh giá tác động môi trường.
Điều 13. Điều kiện của tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi
trường
Điều 14. Thẩm định, phê duyệ báo cáo đánh giá tác động môi

trường.
Điều 15. Lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường
Điều 16. Trách nhiệm của chủ dự án sau khi báo cáo đánh giá tác
động môi trường được phê duyệt.
Điều 17. Kiểm tra, xác nhận các công trình bảo vệ môi trường phụ
vụ giai đoạn vận hành dự án.
C. Thông tư
1. Thông tư 27/2015/TT-BTNMT
+ Tên đầy đủ : THÔNG TƯ VỀ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC,
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG.
+ Cơ quan ban hành : Bộ Tài Nguyên và Môi Trường
+ Thời hạn hiệu lực : Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
15 tháng 7 năm 2015 và thay thế Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT
ngày 18 tháng 7 năm 2011.

4


+ Đối tượng áp dụng:Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ
chức, cá nhân có các hoạt động liên quan đến đánh giá môi trường
chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi
trường.
+ Nội dung tóm tắt : Thông tư quy định về việc đánh giá môi trường
chiến lược, đánh giá tác động môi trường, kiểm tra xác nhận các
công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành của dự án ,
hướng dẫn chi tiết hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường
chiến lược và tác động môi trường , lập hồ sơ và thực hiện kế hoạch
bảo vệ môi trường ; quy định về tổ chức thực hiện và điều khoản thi
hành.

Chương 3:ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Điều 6. Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi
trường
Điều 7. Tham vấn trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi
trường
Điều 8. Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
Điều 9. Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
Điều 10. Trách nhiệm của chủ dự án sau khi báo cáo đánh giá tác
động môi trường được phê duyệt
Điều 11. Ủy quyền cho Ban quản lý các khu công nghiệp thẩm định,
phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường

Câu 2, Phân biệt các cấp độ Đánh giá môi trường ( ĐM ) cơ
bản hiện nay (Cơ sở pháp lý, Định nghĩa, mục đích, đối tượng
áp dụng, quy mô, tóm tắt tiến trình thực hiện...)
STT Tiêu
chí
đánh
giá
1
Định
nghĩa

ĐMC
(Đánh giá mt chiến
lươc)

ĐTM
(Đánh giá tác động
mt)


Đánh giá môi
Đánh giá tác động
trường chiến lược là môi trường là việc
việc phân tích, dự
phân tích, dự báo
5

KHBVMT

Là việc xem xét,
dự báo các tác
động môi trường


2
3

4

Quy

Cơ sở
pháp


Mục
đích

báo tác động đến

môi trường
của chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch
phát triển để đưa ra
giải pháp giảm
thiểu tác động
bất lợi đến môi
trường, làm nền
tảng và được tích
hợp trong chiến
lược, quy hoạch, kế
hoạch phát triển
nhằm bảo đảm mục
tiêu phát triển bền
vững.
Lớn

tác động đến môi
trường của dự án
đầu tư cụ thể để
đưa ra biện pháp
bảo vệ môi trường
khi triển khai dự án
đó

của dự án nhỏ,
hoạt động quy
mô hộ gia đình
(không thuộc dự
án đầu tư phải

đánh giá tác
động
môi
trường) và cam
kết thực hiện
biện pháp giảm
thiểu, xử lý chất
thải và tuân thủ
pháp luật về bảo
vệ môi trường

Vừa

Nhỏ

- Chương III (từ điều
8 – điều 11) của
nghị định
18/2015/NĐ-CP:
quy định về
QHBVMT, ĐMC,
ĐTM, KHBV
- Luật BVMT
55/2014/QH13)

Chương IV ( từ điều
12- điều 17) của
nghị định
18/2015/NĐ-CP:
quy định về

QHBVMT, ĐMC,
ĐTM, KHBVMT
- Luật BVMT
55/2014/QH13)

Chương V (từ
điều 18 – điều
19) của nghị
định
18/2015/NĐ-CP:
quy định về
QHBVMT, ĐMC,
ĐTM, KHBVMT
- Luật BVMT
55/2014/QH13)
Nhằm cung cấp các - Nhằm cung cấp
- Giúp các nhà
tác động tiềm tang một quy trình xem quản lý dễ dàng
của các chiến lược, xét tất cả các tác
quản lý hoạt
quy hoạch, kế
động có hại đến mt động của các
hoạch từ đó có các của các chính
đối tượng phải
biện pháp quản lý
sách, hoạt động
lập KHBVMT
phù hợp và đề xuất của dự án.
=>khuyến khích
các giải pháp

- Tạo cơ hội để có
người dân thực
BVMT, nghiên cứu
thể trình bày với
hiện cam kết
thay đổi kỹ thuật
người ra quyết
BVMT
để giảm mức độ tác định về tính phù
động => định
hợp của các chính
hướng phát triển
sách, chương trình,
hoạt động và của
các dự án về mặt
môi trường, nhằm
ra quyết định có

6


5

Đối
tượng
áp
dụng

6


Mức
độ cụ
thể
Tiến
trình
thực
hiện

7

nên tiếp tự thực
hiện hay không.
=> công cụ kỹ
thuật
- Là các chiến lược, Dự án đầu tư phát
quy hoạch / kế
triển kinh tế xã hội
hoạch, chương trình cụ thể với các tác
phát triển kinh tế động môi trường
xã hội vùng, địa
có tính đặc thù, có
phương, đô thị,
tính địa phương và
ngành có tính tổng có thể giảm thiểu
hợp, tích lũy trên
bằng các giải pháp
phạm vi rộng lớn.
kĩ thuật. (điều 18
(điều 13 của luật
của luật BVMT

BVMT
55/2014/QH13 và
55/2014/QH13)
phụ lục II của nghị
định 18/2015/NĐCP)

Khái quát

Chi tiết và đầy đủ

- bước 1: điều tra
khảo sát, thu thập
thông tin xác định
phạm vi cho công
tác ĐMC
- Bước 2: xác định
mục tiêu và vấn đề
mt chính có liên
quan đến ĐMC
+ Bước 3: phân tích
hiện trạng mt khi
chưa lập quy hoach
+ bước 4: phân tích
diễn biến mt khi khi
thực hiện quy
hoạch
+ bước 5: đề xuất
các giải pháp ổng
thể nhằm khắc
phục, giảm thiểu


+ bước 1: lược
duyệt
+ bước 2: ĐTM sơ
bộ
+ bước 3: ĐTM chi
tiết và đầy đủ
- Lập đề cương
- Lập báo cáo
ĐTM
+ bước 4: tham
vấn cộng đồng
+ bước 5:thẩm
định
+ bước 6: quản lý
và giám sát

7

- Dự án đầu tư
không thuộc đối
tượng phải thực
hiện đánh giá
tác động môi
trường.
-Phương án sản
xuất, kinh
doanh, dịch vụ
không thuộc đối
tượng phải lập

dự án đầu tư
theo quy định
của pháp luật về
đầu tư.
(điều 29 của luật
BVMT
55/2014/QH13)
Đơn giản (sơ
lược)
+ bước 1: Xác
định địa điểm
thực hiện.
+ bước 2: Tìm
hiểu loại hình,
công nghệ và
quy mô sản
xuất, kinh
doanh, dịch vụ.
+ bước 3: Phân
tích nguyên liệu,
nhiên liệu sử
dụng.
+ bước 4: Dự
báo các loại chất
thải phát sinh,
tác động khác
đến môi trường.
+ bước 5: Đưa
ra biện pháp xử



các tác động mt
+ bước 6: lập báo
cáo ĐMC, thuyết
minh đề án quy
hoạch
+ bước 7: trình hội
đồng thẩm định
phê duyệt

lý chất thải và
giảm thiểu tác
động xấu đến
môi trường.
+ bước 6: Tổ
chức thực hiện
các biện pháp
bảo vệ môi
trường.

Câu 3, Tóm tắt quy trình ĐTM. Phân tích nội dung cơ bản các
bước thực hiện ĐTM: Lược duyệt, Lập đề cương, Phân tích,
đánh giá tác động môi trường; áp dụng phân tích các nội
dung trên trong một trường hợp nghiên cứu cụ thể.

 Tóm tắt quy trình DTM
Trên cơ sở quy định luật pháp về DTM của Việt Nam , quy trình DTM
gồm 6 bước cơ bản

- Bước 1: Lược duyệt hay còn gọi là sàng lọc dự án, do cơ quan quản

lý môi trường thực hiện. Các dự án phát triển chia làm 2 loại: loại 1,
các dự án cần tiến hành đánh giá tác động môi trường (bao gồm
ĐTM và ĐMC); loại 2, các dự án không cần đánh giá tác động môi
trường.

- Bước 2: Được gọi là bước ĐTM sơ bộ, đối với các dự án loại 2, không
cần tiến hành ĐTM, chủ đầu tiến hành lập bản cam kết bảo vệ môi
trường trình cơ quan quản lý môi trường xét duyệt và thông qua.
Quy trình đánh giá tác động môi trường cho loại dự án này kết thúc
tại đây. Đối với các dự án loại 1, cần phải tiến hành đánh giá tác
động môi trường, lập báo cáo đánh giá tác động môi trường sơ bộ,
sau đó chuyển sang bước ba.

- Bước 3: Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường chi tiết.
- Bước 4: Tham vấn cộng đồng.
- Bước 5: Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Bước 6: Quản lí và giám sát.
8


 . Phân tích nội dung cơ bản của các bước thực hiện

DTM :
• Bước 1 : Lược duyệt :

Lược duyệt là bước nhằm xác định xem dự án cần tiến hành ĐTM
đầy đủ hay không. Nếu qua bước này mà dự án không phải tiến
hành ĐTM thì có thể tiết kiệm được một khoản kinh phí đáng kể. Đây
là mục tiêu chính của bước lược duyệt trong quy trình thực hiện
ĐTM.

Bước lược duyệt thường do các cơ quan cá nhân sau đây thực
hiện:
- Chính phủ;
- Chủ dự án;
- Các cấp có thẩm quyền ra quyết định.
Cơ sở để thực hiện bước lược duyệt bao gồm 3 chỉ tiêu lược duyệt
+ Chỉ tiêu ngưỡng: Tức là dựa trên quy mô, công suất, kinh phí
thực hiện dự án… để xác định dự án có phải thực hiện ĐTM hay
không
+ Chỉ tiêu vùng: là khu vực đặt dự án thể hiện qua mức nhạy cảm
của nơi đặt dự án như khu vực có ý nghĩa về khoa học, khảo cổ, khu
vực xung yếu, dễ xảy ra các tai biến môi trường…
+ Chỉ tiêu kiểu dự án: Dựa trên đặc điểm, tính chất mục tiêu của
dự án để có thể xác định nhanh các dự án có cần phải lập ĐTM hay
không
 Như vậy có thể thấy, để xác định một dự án có phải lập

ĐTM hay không chúng ta phải dựa vào đồng thời 3 nhóm
chỉ tiêu trên
Ở Việt Nam, theo quy định, các dự án đều phải tiến hành sàng
lọc môi trường. Sàng lọc môi trường dựa trên một danh sách các dự
án cần phải đánh giá tác động môi trường.
Loại 1: Các dự án cần thực hiện ĐTM (lập báo cáo và thẩm
định). Danh mục các dự án loại này được trình bày chi tiết
trong phụ lục.
- Dự án xây dựng tuyến đường dây tải điện cao áp. Chiều dài từ
50 km trở lên
- Dự án nhà máy sản suất phân hoá học. Công suất thiết kế từ
10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên


9


- Dự án nhà máy sản xuất thuốc bảo vệ thực vật. Công suất
thiết kế từ 500 tấn sản phẩm/năm trở lên
- Dự án nhà máy sản xuất dược phẩm, hoá mỹ phẩm. Công
suất thiết kế từ 50 tấn sản phẩm/năm trở lên
- Dự án nhà máy chế biến cao su. Công suất thiết kế từ 1.000
tấn sản phẩm/năm trở lên
- Dự án khai thác khoáng sản rắn (không sử dụng hoá chất). Có
khối lượng khoáng sản rắn và đất đá từ 100.000m 3/năm
- Dự án nhà máy xi măng. Công suất thiết kế từ 500.000 tấn xi
măng/năm trở lên
- Dự án nhà máy nhiệt điện. Có công suất từ 50MW trở lên
Loại 2: Các dự án còn lại, không cần phải tiến hành ĐTM. Chủ
dự án lập bản cam kết bảo vệ môi trường
Sàng lọc dự án là nhiệm vụ của các cơ quan quản lý môi
trường như:
- Vụ thẩm định ĐTM, Bộ tài nguyên và môi trường;
- Các sở Tài nguyên và môi trường thuộc các tỉnh, thành phố;
- Các vụ khoa học, công nghệ và môi trường của các bộ, các
ngành.
Bước 2 : Đánh giá tác động môi trường
Nhiệm vụ: Một dự án thường có rất nhiều tác động đến môi


trường và con người, các tác động này lại có những mức độ quan
trọng khác nhau. Vì vậy ĐTM cần tập trung vào những tác động
quan trọng nhất, không cần chú trọng đến những tác động không
đáng kể. Ngoài ra phải tiến hành kiểm tra các dự án giảm thiểu đảm

bảo tính hiệu quả và khả thi. Đây chính là nhiệm vụ của bước xác
định mức độ phạm vi đánh giá.
Lợi ích: Việc xác định mức độ phạm vi đánh giá còn mang lại các
lợi ích sau:
- Có thể tiết kiệm được công sức và chi phí đánh giá;
- Giúp cho người đánh giá tập trung vào những tác động quan
trọng;
- Có thể rút ngắn được tài liệu;

10


- Tạo được mối liên hệ giữa chủ dự án với cộng đồng;
- Khuyến khích được chủ dự án cân nhắc những biện pháp thay
thế, biện pháp giảm thiểu các tác động có hại do dự án gây ra đối
với môi trường.
Các thông tin cần thiết: Việc xác định mức độ phạm vi đánh giá
cần thông tin về:
- Dự án (quy mô, công nghệ sản xuất, nguyên nhiên liệu đầu
vào...);
- Khu vực đặt dự án;
- Các tác động và phương pháp đánh giá tác động;
- Luật và các quy định liên quan.
Các bước xác định mưc độ phạm vi đánh giá :
B1: xác định khả năng tác động
- B2 : Xem xét các phương án thay thế
- B3 Tư vấn tham khảo ý kiến
- B4: quyết định các tác động đáng kể
• Bước 3 : DTM chi tiết và đầy đủ
 Lập đề cương

Sau bước xác định mức độ, phạm vi tác động, những vấn đề
đánh giá tiếp theo đã được xác định. Để làm tốt bước tiếp theo cần
có bước chuẩn bị, bao gồm việc tham khảo ý kiến hướng dẫn của cơ
quan thẩm quyền hoặc cơ quan ra quyết định về nội dung cần có
của báo cáo ĐTM.
-

Một số tổ chức quốc tế đã đưa ra mẫu tham khảo giúp cho việc
lập đề cương tiến hành ĐTM. Tuy nhiên chủ dự án không nhất thiết
phải dựa vào mẫu hướng dẫn nào mà chỉ dựa vào đó để lập ra đề
cương nghiên cứu cụ thể cho dự án của mình.
Sau bước lập đề cương là bước thu thập, chuẩn bị tài liệu. Làm
tốt bước này cũng giúp tiết kiệm thời gian, công sức cũng như chi
phí cho các bước tiếp theo.
Các tài liệu này có thể bao gồm:
- Các văn bản liên quan đến dự án
- Các quy hoạch kế hoạch phát triển vùng đặt dự án
- Các thông tin về dự án (quy mô, công nghệ ...)
- Các báo cáo ĐTM tương tự
11


- Các số liệu khảo sát vùng đặt dự án
- Các điều kiện kinh tế xã hội vùng đặt dự án
Các số liệu này cần qua bước chỉnh sửa, xử lý để nâng cao chất
lượng, độ chính xác, độ tin cậy.
Ở Việt Nam, đề cương ĐTM chi tiết có các mục đích sau:
- Đánh giá tác động môi trường một cách có hệ thống
- Giới hạn các công việc phải thực hiện
- Đặt ĐTM trong mối tương quan với chính sách, pháp luật của

nhà nước
- Thực hiện ĐTM theo tiến độ
- Đưa ra những vấn đề môi trường quan trọng nhất cần phải
nghiên cứu
Hiện nay, ở Việt Nam việc lập đề cương trong quá trình đánh giá
tác động môi trường chưa được quy định trong một văn bản nào

 Phân tích, đánh giá tác động môi trường
Sau khi xác định mức độ, phạm vi đánh giá và lập được đề
cương ĐTM, công việc tiếp theo sẽ là phân tích, đánh giá chi tiết, cụ
thể các tác động đến môi trường mà dự án gây ra. Như vậy đây sẽ là
một trong những bước chính, quan trọng nhất của quá trình ĐTM.
Các nguồn tác động
Một dự án được chia làm ba (03) giai đoạn là giai đoạn chuẩn bị,
giai đoạn xây dựng cơ bản và giai đoạn vận hành. Mỗi giai đoạn này
lại có những hoạt động khác nhau và nó cũng gây ra những tác động
khác nhau.
Đánh giá tác động trong giai đoạn chuẩn bị của dự án.
Việc đánh giá tác động trong giai đoạn chuẩn bị của dự án phải
được thực hiện đối với các hoạt động trong giai đoạn này và phải bao
gồm các công việc sau:
- Phân tích, đánh giá ưu điểm, nhược điểm từng phương án địa
điểm thực hiện dự án (nếu có) đến môi trường.
- Tác động do giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có).
Trường hợp các hoạt động giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư
được thực hiện theo nhiều giai đoạn, nội dung này cần tiếp tục được
đánh giá đầy đủ trong các giai đoạn tương ứng;

12



- Tác động do quá trình san lấp mặt bằng dự án (nếu có).
Đánh giá tác động trong giai đoạn thi công xây dựng
một số hoạt động sau có thể gây tác động đến môi trường
- Xây dựng cơ sở hạ tầng
- Vận chuyển, lắp ráp thiết bị
- Chạy thử.
Đánh giá tác động trong giai đoạn vận hành (hoạt động)
của dự án
Ở giai đoạn vận hành, việc đánh giá các tác động đến môi
trường phụ thuộc vào từng dự án. Ở những dự án cụ thể, tác động
xảy ra ở các quá trình chính sau:
- Nhập năng lượng, nguyên liệu đầu vào
- Quá trình sản xuất
- Tiêu thụ sản phẩm
Đánh giá tác động trong giai đoạn khác của dự án (tháo
dỡ, đóng cửa, cải tạo phục hồi môi trường và các hoạt động
khác có khả năng gây tác động đến môi trường)
 Các biện pháp giảm thiểu và quản lí tác động

Từ phân tích đánh giá tác động tới môi trường của dự án cho
thấy khi dự án hoạt động sẽ kéo theo nhiều tác động có hại cũng
như có lợi. Trong bước này chúng ta chỉ xác định các phương pháp
nhằm giảm thiểu các tác động có hại và quản lý các tác động tới môi
trường.
Mục đích của công việc này là :
- Tìm kiếm những phương thức tiến hành tốt nhất, nhằm loại bỏ
hoặc tối thiểu hóa các tác động có hại và phát huy sử dụng tối đa
những tác động có lợi.
- Đảm bảo cho cộng đồng hoặc cá thể không phải chịu chi phí

vượt quá lợi nhuận mà họ nhận được.
Nội dung của công tác giảm thiểu bao gồm:
- Xem xét và lựa chọn phương án. Lựa chọn phương án tối ưu và
mặt kinh tế- kỹ thuật và môi trường là biện pháp giảm thiểu quan
trọng. Lựa chọn phương án được tiến hành bằng cách phân tích, so
sách về quy mô, đặc điểm công nghệ, vị trí, nhiên liệu, nguyên liệu
và các yếu tố kinh tế của dự án;
13


- Đề xuất các biện pháp giảm thiểu. Đối với một số dự án sau
khi đã lựa chọn phương án tối ưu và đã thay đổi thiết kế, vẫn phải
thực hiện biện pháp giảm thiểu; như lắp đặt các thiết bị lọc bụi, xử lý
nước thải;
- Các biện pháp ngăn ngừa. Một số các tác động tiêu cực của dự
án có thể phòng ngừa bằng cách tổ chức các lớp tập huấn, các
chương trình đào tạo;
- Đền bù thiệt hại. Biện pháp đền bù thiệt hại được thực hiện
cho các tác động môi trường không thể tránh được.
Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
Toàn bộ kết quả nghiên cứu, đánh giá ở phần trên phải được
chọn lọc trình bày trong báo cáo ĐTM. Báo cáo được thành lập nhằm
những mục đích sau:
- Chủ đầu tư lập kế hoạch, thiết kế và thực hiện các biện pháp
giảm thiểu cho các tác động tiêu cực đáng kể đối với môi trường và
tối ưu hoá tất cả các lợi ích xã hội mà dự án mang lại;
- Các tổ chức hoạch định chính sách có thẩm quyền phê duyệt
dự án;
- Cung cấp thông tin về các tác động môi trường, các biện pháp
giảm thiểu cho cộng đồng dân cư vùng đạt dự án;

Thông thường để có báo cáo hoàn chỉnh phải lập báo cáo sơ bộ,
trong đó tổng hợp tất cả kết quả nghiên cứu đã có làm cơ sở để tư
vấn tham khảo ý kiến từ nhiều phía.
* Các biện pháp giảm thiểu đề xuất phải đảm bảo các nguyên
tắc sau:
- Biện pháp giảm thiểu phải phù hợp với quy mô công trình,
nguồn tài chính cho phép.
- Các biện pháp bảo vệ môi trường phải được thực thi suốt cả
quá trình chuẩn bị, xây dựng công trình và trong suốt quá trình hoạt
động của Công trình.
- Cần phải có phương án phù hợp đối với những tác động môi
trường không thể khắc phục hoặc giảm nhẹ.
- Dự án tác gây động đến đâu thì đề xuất biện pháp giảm thiểu
đến đó
Dưới đây là những gợi ý về các biện pháp giảm thiểu có thể
được xem xét áp dụng:
14


* Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực trong giai đoạn
chuẩn bị mặt bằng
Phương án di dân, đền bù (thoả đáng cho dân đồng thời phù hợp
với quy định hiện hành của Nhà nước).
Phương án tái định cư (tổ chức chu đáo đảm bảo vệ sinh môi
trường khu vực tái định cư).
Phương án chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất.
Phương án giải quyết việc làm mới cho những đối tượng bị tác
động bởi dự án.
* Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực trong giai đoạn thi
công xây dựng

* Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực với môi trường đất:
- Không khai thác đất, cát, từ đất nông nghiệp và đất rừng;
- Không khai thác đất, cát ở vùng gần đê, bờ sông;
- Các biện pháp chống xói lở, bồi lắng đã được trình bày ở mục
* Biện pháp giảm thiểu tác động đối với môi trường nước
- Không làm thu hẹp dòng chảy, thay đổi dòng chảy của sông
ngòi.
- Bảo vệ tới mức tối đa các nguồn nước mặt trong khu vực.
- Áp dụng các biện pháp chống xói lở đất như đã trình bày ở mục
- Quy hoạch, thiết kế hệ thống rãnh thoát nước trong quá trình
thi công đường rãnh thoát nước thải sinh hoạt công trường không
chảy vào nguồn cấp nước sinh hoạt và công nghiệp.
- Bố trí không để vật liệu độc hại ở gần nguồn nước.
- Quản lý ngăn chặn rò rỉ xăng dầu và vật liệu độc hại do xe vận
chuyển gây ra.
* Biện pháp giảm thiểu tác động đối với môi trường không khí
(khí độc, tiếng ồn)
- Tưới nước bề mặt đất ở những khu vực thi công, trên các tuyến
đường vận chuyển nguyên vật liệu để giảm bụi.
- Không dùng các xe quá cũ, không chở vật liệu rời quá đầy, quá
tải và phải có bạt che.

15


- Bảo đảm an toàn, không để rò rỉ khi vận chuyển vật liệu,
nguyên liệu rời hay lỏng.
* Biện pháp giảm thiểu tác động từ các lán trại công nhân
- Tăng cường sử dụng nhân lực địa phương và bố trí công nhân
nghỉ tại nhà trọ hay khách sạn ở gần công trường để giảm bớt lán

trại.
- Bảo đảm đầy đủ các công trình vệ sinh ở khu lán trại, như cống
rãnh, nhà vệ sinh, nhà tắm, hố rác...
- Cung cấp đầy đủ chất đốt cho công nhân.
- Xây dựng nội quy sinh hoạt đầy đủ, rõ ràng và tổ chức quản lý
công nhân tốt nhất.
* Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực trong giai đoạn
hoạt động của KCN
Biện pháp giảm tiếng ồn, chấn động của từng cơ sở sản xuất
trong KCN và của toàn KCN với khu vực xung quanh.
Biện pháp giảm thiểu tác động môi trường nước
- Phân luồng dòng thải,
- Tuần hoàn tái sử dụng nước thải
- Xây dựng khu xử lý nước thải tập trung cho toàn KCN (phải
trình bày rõ quy mô, công nghệ xử lý và hiệu quả xử lý)
- Từng cơ sở sản xuất thực hiện xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn
theo yêu cầu của KCN trước khu chuyển vào khu xử lý tập trung.
Biện pháp quản lý thu gom, xử lý chất thải rắn công nghiệp,
sinh hoạt:
- Xây dựng khu lưu trữ tạm thời chất thải rắn/chất thải nguy hại
trong KCN
- Phân loại, thu gom chất thải rắn
Biện pháp khắc phục sự cố.
Các biện pháp khắc phục tác động môi trường xã hội - nhân văn.
* Các biện pháp quản lý
Tổ chức thi công hợp lý (theo phương châm làm đến đâu gọn
đến đấy).

16



Các biện pháp kỹ thuật, quản lý tránh ách tắc giao thông trong
quá trình thi công xây dựng.
Bảo vệ, chống nứt lún đối với các công trình kiến trúc ở gần nơi
đóng cọc (như làm các tường, hào để chắn lan truyền chấn động).
Không đặt các trạm trộn bê tông tươi và trạm bê tông atphan ở
gần khu dân cư, trường học, bệnh viện.
Không vận tải và vận hành các máy đào, máy xúc, xe lu, máy
đóng cọc và nổ mìn vào các giờ ban đêm.

 Áp dụng vào 1 dự án cụ thể :
Mô tả dự án

- Tên Dự án:

Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến thực

phẩm

- Địa chỉ:Cụm Công nghiệp sạch xã Tân Tiến, huyện Văn Giang,
tỉnh Hưng Yên

- Chủ đầu tư:

Công ty CP Sữa Quốc tế

- Trụ sở chính:Thôn Bá Khê, xã Tân Tiến, huyện Văn Giang, tỉnh
Hưng Yên
- Mục đích của Dự án là sản xuất và đưa vào thị trường tiêu thụ trong


nước những sản phẩm dầu ăn và sữa đặc có đường chất lượng tốt,
đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ngày càng cao của người tiêu dùng.

- Diện tích dự án : 5ha
-

Tổ chức thực hiện ĐTM
Báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với Dự án đầu tư xây

dựng “Nhà máy chế biến thực phẩm” được hoàn thành dưới sự tư
vấn của Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường - Trường Đại học
Bách Khoa Hà Nội.
Địa chỉ: Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, tầng 3 nhà C10 Đại
học Bách Khoa Hà Nội, số 1 Đại Cồ Việt, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội,
Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác
động môi trường
Dự án đầu tư xây dựng “Nhà máy chế biến thực phẩm” được
thực hiện dựa trên việc tuân thủ một cách đầy đủ và nghiêm túc các

17


văn bản pháp quy hiện hành do các cơ quan chức năng ban hành
như:


Chiến lược BVMT quốc gia 2001-2010 và kế hoạch hành động
BVMT 2001-2005 đã được Bộ KHCNMT xây dựng và trình Nhà nước phê duyệt nhằm đẩy mạnh công tác bảo vệ và cải thiện môi
trường, nâng cao chất lượng cuộc sống, sức khỏe cộng động,
đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.




Kế hoạch hành động quốc gia về sản xuất sạch hơn được ban
hành kèm theo công văn số 1146/CV- BKHCNMT-MTg ngày
06/5/2002 đã thúc đẩy việc áp dụng triển khai sản xuất sạch hơn
trong các cơ sở công nghiệp.



Chỉ thị số 23/2005/CT-TTg ngày 21/06/2005 về đẩy mạnh công
tác quản lý chất thải rắn tại các Đô thị và Khu công nghiệp.



Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam sửa đổi được Quốc hội khóa XI,
kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và được Chủ
tịch nước ký lệnh số 29/2005/L/CTN công bố ngày 12 tháng 12
năm 2005.



Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày
9/8/2006về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Bảo vệ môi trường.



Thông tư 08/2006/TT-BTNMT ngày 08 tháng 9 năm 2006 của bộ
Tài nguyên Môi trường và hướng dẫn về đánh giá tác động môi

trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo
vệ môi trường.



Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006
về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.
Các tiêu chuẩn môi trường



TCVN 5937 - 2005: Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh.



TCVN 5938 - 2005: Nồng độ cho phép tối đa của một số chất độc
hại trong không khí xung quanh.



TCVN 5939 - 2005: Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và
các chất vô cơ.



TCVN 5942 - 1995: Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt.



TCVN 5944 - 1995: Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm.




TCVN 5945 - 2005: Tiêu chuẩn thải của nước thải công nghiệp.
18




TCVN 5949 - 1998: Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư.
Các nguồn gây tác động
Dựa vào các khảo sát, đo đạc hiện trạng môi trường nền, cũng

như việc phân tích các hoạt động của Nhà máy trong cả hai giai
đoạn thi công xây dựng và hoạt động sản xuất, tất cả các nguồn có
khả năng phát sinh các loại chất thải được xác định và được đề cập
đến theo từng giai đoạn như sau:
-

Giai đoạn thi công xây dựng
Trong giai đoạn thi công xây dựng, Nhà máy không thể tránh

khỏi gây ra các tác động môi trường đến khu vực dự án cũng như
các khu vực lân cận, bao gồm:
Bảng 1. Nguồn phát sinh chất thải trong giai đoạn thi công
xây dựng Nhà máy
S

Các nguồn gây tác Loại chất thải và


tt động

đặc tính

tác động

Quá trình chuẩn bị
1.

chuyển,
2.

khí

trình
bốc

dỡ - Khí thải có chứa
nguyên vật liệu xây SO , CO, CO ,
thải

4.

5.

Môi trường đất

vận - Bụi

dựng và đổ bỏ phế


3.

Môi trường không

mặt bằng
Quá

Môi trường bị

Trộn bê tông
Quá trình thi công
xây lắp
Các phương tiện vận

2

2

Hydrocacbon, NO2..
- Khói hàn
- Rác thải xây dựng
- Tiếng ồn
- Rung

tải

6.

Các thiết bị thi công


7.

Quá trình thi công
19

Chất lượng nước
ngầm


nền móng
8.

Hoạt động sinh hoạt - Nước thải

Môi trường nước

của công nhân

Môi trường đất

- Chất thải sinh hoạt

Tuy nhiên công việc xây dựng chỉ được thực hiện trong giai
đoạn đầu của dự án. Do vậy, các tác động đến môi trường cũng chỉ
mang tính nhất thời, không kéo dài nhưng nhất thiết phải có biện
pháp hạn chế tích cực nhằm giảm tới mức thấp nhất các tác động
tiêu cực tới môi trường và sức khoẻ công nhân lao động trực tiếp.
-


Giai đoạn vận hành sản xuất

Bảng 2. Nguồn phát sinh chất thải trong giai đoạn vận hành
SX của Nhà máy
S

Các nguồn gây tác

tt động

Môi

Loại chất thải

trường

bị

tác động

Bụi
Quá
1.

trình

vận

chuyển nguyên vật
liệu, sản phẩm


- Khí

thải có chứa

SO2,

NOx,

Hydrocacbon,

hơi

Môi trường không
khí

dầu mỡ...
- Tiếng ồn

Bụi
- Nước sau làm mát

Hoạt động của dây - Chất thải rắn (giấy Môi trường không
2.

chuyền

sản

xuất


vụn, bao bì vỡ, bao khí

(xem chi tiết bảng



nguyên

3.3)

bằng nhựa)

liệu Môi trường nước
Môi trường đất

Tiếng ồn
Rung
Trong các nguồn trên, đáng chú ý hơn cả là nước thải từ khâu
vệ sinh thiết bị, các loại chất thải rắn từ quá trình sản xuất, còn
những loại chất thải khác có ảnh hưởng môi trường không đáng kể.
Dựa vào sơ đồ dây chuyền công nghệ đã đưa ở Chương 2, loại chất
thải phát sinh từ hai dây chuyền được trình bày cụ thể trong bảng
3.3.
20


Đánh giá tác động môi trường
Trong giai đoạn thi công :
 Tác động đến môi trường không khí


Các tác động chính của Dự án trong giai đoạn xây dựng bao gồm:
• Tác động của bụi đất, cát trong quá trình vận chuyển, thi công tới

người công nhân lao động trực tiếp và nhân dân sống xung quanh
khu vực dự án
• Tác động do bụi và khí thải đốt nhiên liệu của các phương tiện vận

tải, máy móc thi công trên công trường. Loại tác động này không
lớn do nguồn ô nhiễm phân tán trong môi trường rộng thoáng
• Ô nhiễm do tiếng ồn, rung từ các phương tiện giao thông và máy

móc thi công trên công trường
• Ô nhiễm nhiệt do các quá trình thi công và các phương tiện giao

thông.
 Tác động đến môi trường nước

Nước thải trong giai đoạn xây dựng chủ yếu là nước thải sinh
hoạt của công nhân xây dựng và nước mưa chảy tràn.
• Nước thải sinh hoạt: Do quy mô xây dựng của dự án khá lớn (tổng

diện tích mặt bằng xây dựng gần 5ha), theo dự kiến, trong giai
đoạn này, Nhà máy sẽ phải sử dụng khoảng 40 - 60 công nhân xây
dựng. Lượng công nhân tập trung lớn là nguyên nhân phát sinh
một lượng lớn nước thải sinh hoạt với lưu lượng lớn
• Nước mưa chảy tràn trong giai đoạn xây dựng có thể kéo theo bùn

đất, cát, đá và các tạp chất như dầu mỡ, nguyên vật liệu rơi vãi,
có thể gây ảnh hưởng tới hệ thống thu gom và thoát nước mưa

chung của Cụm công nghiệp.
 Tác động của chất thải rắn

Chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn này cũng chủ yếu là
rác thải xây dựng như: đất đá, cốp pha, các loại bao bì, nguyên vật
liệu, sắt thép vụn rơi vãi từ quá trình vận chuyển và xây dựng. Các
loại nguyên liệu như gỗ, tre, nứa được thu gom làm chất đốt, vỏ bao

21


bì như bao xi măng được thu gom và đem bán, các loại sắt thép vụn
và chất dẻo được phân loại để tái sử dụng.
Ngoài ra, trong giai đoạn này còn có một lượng chất thải rắn
sinh hoạt phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của công nhân xây
dựng như: thức ăn thừa, vỏ hoa quả, các loại giấy gói, túi nilon,...
Trong giai đoạn vận hành
 Tác động đến môi trường không khí

Khí thải và hơi khí độc phát sinh trong giai đoạn hoạt động của
Nhà máy là từ nguồn chính sau:
• Quá trình vận chuyển nguyên vật liệu và thành phẩm: Bụi và khí

thải do phương tiện vận chuyển gây ra và do nguyên vật liệu rơi
vãi
• Khu vực nồi hơi đốt bằng than của Nhà máy: Bụi, SO 2, NOx, CO,...
 Tác động đến môi trường nước

Nước thải trong quá trình vận hành hoạt động của Nhà máy
phát sinh chủ yếu từ 3 nguồn sau:

• Nước thải sản xuất
• Nước thải sinh hoạt
• Nước mưa từ khu vực Nhà máy
 Tác động đến CTR
-

Rác thải sinh hoạt
Lượng rác thải sinh hoạt phát sinh ra không lớn, chủ yếu là từ

các hoạt động của khu văn phòng và dịch vụ ăn uống cho công nhân
của Nhà máy
-

Rác thải công nghiệp
Chất thải rắn phát sinh trong phân xưởng sản xuất sữa là các

loại bao bì phế thải của nguyên liệu và sản phẩm.
 Tác động của tiếng ồn đến sức khoẻ con người

Tiếng ồn gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và trước hết là
đến sức khoẻ của người công nhân trực tiếp sản xuất.
22


Tiếng ồn và độ rung cao hơn tiêu chuẩn sẽ gây ảnh hưởng đến sức
khoẻ lao động và gây ra các triệu chứng như mất ngủ, mệt mỏi, gây
tâm lý khó chịu và làm giảm năng suất lao động. Tiếp xúc với tiếng
ồn có cường độ cao trong thời gian dài sẽ làm thính lực giảm sút,
dẫn tới bệnh điếc nghề nghiệp. Tiếng ồn và độ rung phát sinh do
thiết bị, máy móc có công suất lớn trong quá trình sản xuất (máy

nghiền, máy khuấy,…), do quá trình vận chuyển nguyên vật liệu
bằng các phương tiện vận tải.
 Tác động đến môi trường đất
-

Dự án làm thay đổi mạnh cơ cấu sử dụng đất của vùng Dự án và
khu vực lân cận như: biến đất nông nghiệp thành đất công nghiệp,
đất giao thông v.v... làm tăng hiệu quả sử dụng đất thông qua thuế
đất
Khi đi vào hoạt động, các chất thải phát sinh ra từ hoạt động

-

sản xuất (nước thải, khí thải, chất thải rắn) phần nào đều có tác
động gây ô nhiễm môi trường đất
Phương pháp đánh giá :
-

Phương pháp đánh giá bằng ma trận đơn giản

23


Câu 4.Trình bày tóm tắt hệ thống các phương pháp sử dụng
trong ĐTM. Phân tích nội dung cơ bản các phương pháp: liệt
kê số liệu, danh mục, ma trận môi trường, sơ đồ mạng lưới,
chập bản đồ (Mục đích, cách thực hiện, phạm vi áp dụng, ưu
nhược điểm); phân tích các ví dụ trong những trường hợp
nghiên cứu cụ thể.
• PP LIỆT KÊ SỐ LIỆU

 Mục đích
Là PP thường dùng trong đánh giá tác động để hướng dẫn người đề
xuất dự án và người xem xét thẩm định loại, phạm vi các thông tin
cần thiết để từ đó quyết định lựa chọn dự án và phương án tối ưu
nhất.
 Cách thực hiện

Lập bảng trong đó thống kê các thông tin môi trường liên quan đến
ĐTM vào một cột, sau đó bổ sung thêm thông tin dưới dạng số liệu ở
các cột tiếp theo để làm rõ cho đối tượng ở cột I.
 Phạm vi áp dụng

Giai đoạn lược duyệt và ĐTM sơ bộ
 Ưu điểm

Dễ thực hiện, ko yêu cầu chuyên môn về môi trường
 Nhược điểm
- Nhiều thông tin môi trường quan trọng nhưng ko có đủ số liệu

cho phương án lựa chọn hoặc trong một số trường hợp các thông
tin môi trường ko diễn đạt được dưới dạng số liệu cụ thể. Do vậy
-

có thể sẽ bị bỏ qua ko thể trợ giúp cho người ra quyết định.
Ko chỉ ra được mối quan hệ nhân quả giữa nguồn gây tác động

-

và môi trường bị tác động.
Việc lựa chọn thông số liệt kê trong bảng còn phụ thuộc vào cảm


tính chủ quan của người lập bảng.
 Ví dụ cụ thể
VD: Bảng các thông số môi trường bị ảnh hưởng
STT Môi trường
Thông số môi tường bị ảnh hưởng
- Chiếm dụng mặt bằng
- Tái định cư không tự nguyện
1
Xã hội
- Đời sống và kinh tế của người dân
- Kinh tế vùng
- Văn hóa, giáo dục, y tế.
2
Không khí
- Vi khí hậu

24


Bụi
Khí độc
Mùi
Dòng chảy
Tính chất vật lý
Tính chất hóa học
3
Nước mặt
Tính chất sinh hoa
Vi sinh

Thước SUTV
Lưu lượng
Tính chất vật lý
4
Nước nguồn
Tính chất hóa học
Tính chất sinh hóa
Vi sinh
Ở bảng trên cột thông số môi trường bị ảnh hưởng bổ sung thông tin
-

cho môi trường.
Cụ thể đối với môi trường không khí cần đánh giá các thông số về vi
khí hậu, bụi khí độc, mùi
PP DANH MỤC
 Khái niệm


Là PP tương tự PP liệt kê số liệu nhưng có bổ sung thêm các mô tả
chi tiết để diễn dải phân tích và làm rõ cho đối tượng
Gồm 3 loại: Mô tả (đơn giản), Định lượng (gắn trọng số), Bảng hỏi
(phiếu điều tra)
a. Mô tả

Giúp nhận biết các vấn đề môi trường và các tác động phát sinh
trong hoạt động của DA
 Cách thực hiện:

Liệt kê thông tin môi trường vào một cột sau đó lần lượt điền vào
các cột tiếp theo bổ sung, diễn giải, mô tả tường thuộc tính của đối

tượng
VD:
Số liệu yêu cầu

Nguồn thông tin/Kỹ thuật dự
báo

25


×