Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2016 mới nhất (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.54 KB, 4 trang )

MỨC ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI NĂM 2016 MỚI NHẤT
(BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ)
Mức đóng các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp mới nhất được
áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2015:
- Mức đóng bảo hiểm xã hội: 26%, trong đó người lao động đóng 8%; đơn vị đóng 18%.
- Mức đóng bảo hiểm y tế: 4,5%, trong đó người lao động đóng 1,5%; đơn vị đóng 3%
- Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp: 2%, trong đó người lao động đóng 1%; đơn vị đóng
1%
- Kinh phí công đoàn: 2% - doanh nghiệp đóng tất.
Bảng tỷ lệ trích các khoản bảo hiểm như sau:
Loại bảo hiểm
BHXH
BHYT
BHTN
KPCĐ

Doanh nghiệp đóng
18%
3%
1%
2%
Tổng phải nộp

Người LĐ đóng
8%
1.5%
1%

Tổng cộng
26%
4,5%


2%
2%
34,5%

(Theo Luật bảo hiểm xã hội)
Sang năm 2016 mức đóng trên cũng không thay đổi, vẫn giữ nguyên theo tỷ lệ trích nêu
trên.
Nhìn vào mức đóng tham gia bảo hiểm bắt buộc trên chúng ta thấy năm 2016 không có gì
thay đổi so với mức đóng của năm 2015. Nhưng đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc lại
có những thay đổi đáng chú ý. Cụ thể:
Mức đóng bảo hiểm xã hội mới nhất từ năm 2015
- Đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc:
+ Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có
thời hạn từ đủ 03 tháng trong tất cả các cơ quan, đơn vị (không phân biệt số lượng lao
động đơn vị đang sử dụng) đều thuộc đối tượng đồng thời tham gia BHXH, BHYT và
BHTN bắt buộc theo quy định tại Điều 2, Luật BHXH (Luật số 71/2006/QH11 ngày 29
tháng 6 năm 2006); Điều 43, Luật Việc làm (Luật số 38/2013/QH13) và Khoản 6, Điều
1, Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Luật BHYT (Luật số 46/2014/QH13).
(So với quy định trước đây, đối tượng tham gia BHTN theo Luật Việc làm sẽ có thêm
Người lao động làm việc theo hợp đồng mùa vụ từ đủ 3 tháng trở lên. Mặt khác, cũng


không còn quy định Người sử dụng lao động có sử dụng từ 10 NLĐ trở lên mới phải tham
gia BHTN.)
+ DN có sử dụng lao động theo chế độ hợp đồng lao động có thời hạn từ 03 tháng trở lên
trước tháng 01 năm 2015 mà hợp đồng lao động tiếp tục có giá trị trong năm 2015 (hoặc
người lao động tiếp tục làm việc từ tháng 01 năm 2015), chưa được tham gia BHTN, phải
được cơ quan, đơn vị lập thủ tục tham gia BHTN từ tháng 01 năm 2015.
Từ 01/01/2018: Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03
tháng cũng thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

(Theo Điều 5 Quyết định 959/QĐ-BHXH 09/09/2015)
+ Đối với kinh phí kinh phí công đoàn: từ ngày 10/1/2014 tất cả các doanh nghiệp đều
phải đóng kể cả doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn cơ sở (Theo Nghị định
191/2013/NĐ-CP)
- Mức tiền lương làm cơ sở đóng BHXH, BHYT, BHTN:
+ Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước
quy định thì căn cứ để đóng BHXH, BHYT, BHTN là hệ số tiền lương tháng theo ngạch
bậc, cấp quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ
cấp thâm niên nghề (nếu có) tính theo mức lương cơ sở do Chính phủ quy định.
Mức tiền lương tháng thấp nhất để tính đóng BHXH, BHYT, BHTN là mức lương cơ sở
và mức tiền lương tối đa để tính mức đóng BHXH, BHYT, BHTN là 20 lần mức lương cơ
sở.
+ Đối với người lao động hưởng tiền lương theo quy định của người sử dụng lao
động (DN) thì căn cứ để đóng BHXH, BHYT, BHTN là tiền lương tháng được ghi trong
hợp đồng lao động.
 Mức tiền lương tháng thấp nhất để tính mức đóng BHXH là mức lương tối thiểu
vùng và mức tiền lương tối đa để tính mức đóng BHXH là 20 lần mức lương cơ sở.
 Mức tiền lương tháng tối đa để tính mức đóng BHYT là 20 lần mức lương cơ sở.
 Mức tiền lương tháng thấp nhất để tính đóng BHTN là mức lương tối thiểu vùng và
mức tiền lương tối đa để tính mức đóng BHTN là 20 lần mức lương tối thiểu vùng.
+ Lương đóng bảo hiểm là do doanh nghiệp thỏa thuận với nhân viên và không được thấp
hơn mức lương tối thiểu vùng. Kế toán căn cứ vào đây để tính lương cơ bản, được thể
hiện trên hợp đồng lao động.


Luật BHXH mới có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2016:
Tỉ lệ đóng BHXH sẽ không thay đổi nhưng nền tiền lương đóng BHXH từ ngày 1-1-2016
có sự thay đổi.
Cụ thể:
+ Từ ngày 1-1-2016 đến hết năm 2017, tiền lương tháng đóng BHXH sẽ là mức lương và

các khoản phụ cấp lương ghi trong hợp đồng lao động.
+ Từ ngày 1-1-2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH sẽ là mức lương, phụ cấp lương
và các khoản bổ sung khác ghi trong hợp đồng lao động.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 89 Luật BHXH số 58/2014/QH13
Mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác trong điều khoản trên hiện đang
được quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP như sau:
a) Mức lương theo công việc hoặc chức danh là mức lương trong thang lương, bảng
lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật Lao
động. Mức lương đối với công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động và thời giờ
làm việc bình thường (không bao gồm khoản tiền trả thêm khi người lao động làm thêm
giờ, làm việc vào ban đêm) không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ
quy định;
b) Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức
tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc
tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh;
c) Các khoản bổ sung khác là khoản tiền bổ sung ngoài mức lương, phụ cấp lương và có
liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động, trừ tiền
thưởng, tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ, trợ cấp của người sử dụng lao động không liên
quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động.
Vậy từ năm 2016, Doanh nghiệp sẽ phải quan tâm thêm các khoản phụ cấp tiền
lương bao gồm những khoản nào?
Theo điểm b nêu trên, một khoản phụ cấp nếu liên quan đến 1 trong 4 yếu tố sau đây sẽ
được xem là "phụ cấp lương":
+ Điều kiện lao động
+ Tính chất phức tạp của công việc
+ Điều kiện sinh hoạt


+ Mức độ thu hút lao động
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã giải thích rõ hơn các yếu tố trên tại điểm b,

Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 23/2015/TT-BLĐTBXH như sau:
- Bù đắp yếu tố điều kiện lao động, bao gồm công việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại,
nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
- Bù đắp yếu tố tính chất phức tạp công việc, như công việc đòi hỏi thời gian đào tạo,
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trách nhiệm cao, có ảnh hưởng đến các công việc khác,
yêu cầu về thâm niên và kinh nghiệm, kỹ năng làm việc, giao tiếp, sự phối hợp trong quá
trình làm việc của người lao động.
- Bù đắp các yếu tố điều kiện sinh hoạt, như công việc thực hiện ở vùng xa xôi, hẻo lánh,
có nhiều khó khăn và khí hậu khắc nghiệt, vùng có giá cả sinh hoạt đắt đỏ, khó khăn về
nhà ở, công việc người lao động phải thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc, nơi ở và
các yếu tố khác làm cho điều kiện sinh hoạt của người lao động không thuận lợi khi thực
hiện công việc.
- Bù đắp các yếu tố để thu hút lao động, như khuyến khích người lao động đến làm việc ở
vùng kinh tế mới, thị trường mới mở; nghề, công việc kém hấp dẫn, cung ứng của thị
trường lao động còn hạn chế; khuyến khích người lao động làm việc có năng suất lao
động, chất lượng công việc cao hơn hoặc đáp ứng tiến độ công việc được giao.
Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 5 Điều 4 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP thì "mức
lương" và "phụ cấp lương" là một trong các nội dung chủ yếu của một Hợp đồng lao
động. Do đó, khoản "phụ cấp lương" (nếu có) phải được xác định một cách cụ thể ngay từ
khi ký kết Hợp đồng lao động. Nói cách khác, "phụ cấp lương" được hiểu là một khoản
thu nhập cố định bên cạnh "mức lương" mà người đó được hưởng.
Như vậy, kể từ ngày 1/1/2016, mức tiền lương đóng BHXH sẽ bao gồm cả các khoản phụ
cấp lương nhưng chỉ là những khoản phụ cấp có ghi rõ trên Hợp đồng lao động.
- Các doanh nghiệp vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội được
quy định tại Nghị định số 95/2013/NĐ-CP của chính phủ ban hành ngày 22/8/2013.
Đây là quyền lợi của người lao động, VnDoc mong các doanh nghiệp thực hiện tham gia
bảo hiểm đầy đủ.




×