GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
I. QUAN ĐIỂM VỀ ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
Bảo hiểm xã hội đã là một sản phẩm không thể thiếu đối với người lao
động, gắn liền với sự phát triển của xã hội. Việc không ngừng phát triển và hoàn
thiện hệ thống chính sách BHXH được Đảng, Nhà nước ta đề cập liên tục trong
các kỳ Đại hội, trong các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ
cụ thể. Gần đây nhất trong Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X về phần
phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 nêu rõ:
“...Đổi mới hệ thống BHXH, đa dạng hoá hình thức bảo hiểm phù hợp với
kinh tế thị trường; xây dựng chế độ bảo hiểm thất nghiệp...
Trong chiến lược phát triển kinh tế 2001-1010, Đảng ta đã xác định: “
Từng bước mở rộng vững chắc hệ thống BHXH và ASXH. Tiến tới áp dụng chế
độ cho mọi người, cho mọi tầng lớp nhân dân”.
Riêng vấn đề cải tổ, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước là vấn đề cấp thiết luôn được đề cập trong mọi
thời kỳ không chỉ riêng trong lĩnh vực BHXH mà còn trong bất cứ hoạt động kinh tế - xã hội nào. Điều 9 Luật
BHXH nêu rõ quan điểm hiện đại hoá quản lý BHXH như sau:
1) Nhà nước khuyến khích đầu tư phát triển công nghệ và phương tiện kỹ thuật tiên tiến để đảm bảo áp
dụng phương pháp quản lý BHXH hiện đại.
2) Chính phủ quy định cụ thể việc áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý BHXH.
Như vậy nhà nước, chính phủ luôn khuyến khích đổi mới quản lý nhà nước đối với BHXH. Nhà nước tạo
mọi điều kiện để có thể áp dụng các phương pháp quản lý hiện đại nhất như công nghệ thông tin nhằm hiện đại
hoá công tác quản lý hoạt động BHXH. Trong Hội thảo quốc gia “BHXH trong tiến trình hội nhập quốc tế” TS.
ĐỖ VĂN SINH, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam trong mục tiêu cần phải đạt được của hệ thống BHXH
cũng đã nêu lên mục tiêu hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động BHXH như sau: “ Tiếp tục
hoàn thiện mô hình quản lý nhà nước và nâng cao năng lực quản lý của hệ thống
tổ chức bộ máy BHXH Việt Nam”.
Ngay sau khi Luật BHXH có hiệu lực, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, Bộ
Tài chính, Bộ Y tế ... đã ban hành hàng chục Quyết định, nghị định, thông tư liên bộ... quy định và hướng dẫn
việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động BHXH. Quan điểm, nội dung tăng
cường hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động BHXH ở Việt Nam hiện nay được thể hiện trong
các văn bản quy phạm pháp luật trên và nêu rõ trong Hội thảo Quốc gia với tiêu đề “ Bảo hiểm xã hội trong tiến
trình hội nhập quốc tế” được cụ thể hóa thành 4 điểm như sau:
1. Nhận thức về vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động BHXH, quản lý phát triển BHXH
BHXH là hoạt động sự nghiệp dịch vụ công - một trong những chức năng của quản lý Nhà nước. Kinh tế
thị trường ngày càng phát triển, tăng trưởng ngày càng cao thì nguy cơ phân hóa giầu nghèo, bất bình đẳng xã
hội, nạn thất nghiệp gia tăng, tiềm ẩn bất ổn định xã hội hội lớn ... dó đó việc tăng cường quản lý Nhà nước với
hệ thống chính sách BHXH phù hợp là cơ sở để tạo ra ổn định kinh tế - xã hội, xã hội đồng thuận, người lao
động yên tâm làm việc góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững.
Cần quán triệt các nguyên tắc cơ bản của BHXH là mở rộng mọi thành viên xã hội tham gia BHXH; đảm
bảo tính bền vững của quĩ BHXH; tính ổn định về thể chế tổ chức BHXH (ổn định lâu dài, quản lý hiệu quả );
tính chuyên nghiệp và hiện đại; Nhà nước giữ vai trò đóng góp và bảo trợ rủi ro.
2. Đổi mới và hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản lý hoạt động BHXH, hoàn thiện mô
hình tổ chức bên trong của BHXH Việt Nam trên cơ sở đảm bảo tính kế thừa và phát triển, đồng
thời tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm của các nước trong khu vực và thế giới.
3. Quản lý chặt chẽ nhằm bảo toàn và phát triển quỹ BHXH trong khuôn khổ pháp luật và rủi ro nhỏ
nhất. Đảm bảo quỹ luôn tăng trưởng và làm yên lòng người tham gia BHXH.
4. Thực hiện quản lý chặt chẽ các chế độ BHXH bắt buộc theo quy định của Luật BHXH, triển khai
kịp thời và quản lý có hiệu quả chế độ BHXH thất nghiệp, chế độ BHXH tự nguyện.
II. KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BHXH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đối với BHXH
bắt buộc đồng thời xây dựng và hoàn thiện Luật BHXH Thất nghiệp
và BHXH Tự nguyện.
Luật BHXH đã có hiệu lực từ ngày 01/01/2007, BHXH Tự nguyện cũng đã có hiệu lực từ ngày
01/01/2008. Đến nay, BHXH đã đi vào đời sống ngườ lao động làm công ăn lương. Tuy vậy, các chế độ BHXH
Tự nguyện vẫn còn khá mới mẻ và xã lạ đối với người lao động, đặc biệt là người lao động làm những công việc
không ổn định, mang tính chất mùa vụ ... Vì vậy đối với hai loại hình BHXH bắt buộc và BHXH Tự nguyện đòi
hỏi Nhà Nước cần hoàn thiện cơ chế pháp lý để đưa hai loại hình BHXH này thực sự đi vào đời sống người lao
động đồng thời là cơ sở để nhà nước quản lý có hiệu quả đối với hoạt động của hai loại hình BHXH này.
Loại hình BHXH Thất nghiệp sẽ có hiệu lực vào ngày 01/01/2009. Đây là một điều đáng mừng đối với
người lao động nhưng cũng là nỗi lo âu của các nhà quản lý vì phải làm sao thực sự đưa BHXH Thất nghiệp
chính là loại hình BHXH đảm bảo sự yên tâm nhất đối với người lao động, tạo cho họ tâm lý thoải mái khi lao
động. Muốn làm được điều này trước hết đòi hỏi các nhà quản lý tiếp tục xây dựng hệ thống chế độ BHXH Tự
nguyện cho hoàn thiện để khi BHXH Tự nguyện có hiệu lực lập tức phát huy vai trò của nó, tránh tình trạng
lúng túng do thiếu các văn bản chỉ đạo cụ thể việc thi hành và quản lý như đã từng xảy ra đối với loại hình
BHXH Tự nguyện trong thời gian qua.
2. Tiếp tục mở rộng và tăng cường quản lý có hiệu quả đối tượng tham gia
BHXH trong thời gian tới.
Với chế độ BHXH bắt buộc, cần thiết mở rộng hình thức BHXH Tự nguyện để bổ xung, mở rộng đối
tượng tham gia BHXH đến mọi người lao động. Có như vậy mới đảm bảo vai trò của chính sách BHXH đối với
phần lớn người lao động, thực hiện quyền bình đẳng giữa những người lao động trong các thành phần kinh tế,
mặt khác để đảm bảo nguồn thu quỹ BHXH ngày càng tăng, tồn tích của quỹ nhiều, thêm lãi đầu tư, đảm bảo
quỹ BHXH cân đối và ổn định lâu dài.
Để đảm bảo mục tiêu trên cần thiết, trước mắt cần tập trung vào một số giải pháp sau để tăng nhanh số
lao động tham gia BHXH, đó là:
- Phối hợp với các cơ quan, ban nghành chức năng ở địa phương khảo sát, điều tra, xác định đầy đủ số lượng đơn
vị và lao động thuộc khu vực ngoài nhà nước thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc theo luật định. Các cơ quan
BHXH các cấp thường xuyên phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước, ban, nghành, đoàn thể có liên quan để
triển khai công tác này có hiệu quả hơn; có những biện pháp tích cực xử lý những tồn đọng, vướng mắc với
những đơn vị, người lao động không tham gia BHXH.
- Tăng cường, mở rộng về phạm vi, hình thức và nội dung thông tin tuyên truyền đến mọi tầng lớp nhân dân trong
xã hội. Tập trung trọng điểm các đối tượng là người lao động trong các doanh nghiệp hoạt động theo Luật
Doanh nghiệp có sử dụng dưới 10 lao động, hộ sản xuất kinh doanh cá thể; người lao động, xã viên làm việc và
hưởng tiền công theo hợp động lao động trong các hợp tác xã.
- Để tăng cường hiệu quả quản lý đối tượng tham gia cần tiếp tục phân cấp cho BHXH Tỉnh, BHXH huyện nhằm
tạo sự chủ động cho việc nâng cao ý thức trách nhiệm thực thi nhiệm vụ. Củng cố BHXH cấp huyện để vươn tới
quản lý hoạt động BHXH ở cấp phường, xã thị trấn nhằm thực hiện chủ trương mở rộng đối tượng tham gia
BHXH đồng thời nâng cao quản lý nhà nước đối với các đối tượng tham gia BHXH một cách cụ thể sâu sát và
thực sự hiệu quả.
- Để quản lý có hiệu quả các đối tượng tham gia BHXH cần thiết phân ra các đối tượng ra thành các nhóm ( nhóm
đối tượng hưởng chế độ BHXH dài hạn, nhóm đối tượng hưởng chế độ BHXH ngắn hạn và nhóm đối tượng
hưởng chế độ 1 lần) đồng thời áp dụng việc theo dõi đối tượng tham gia băng công nghệ thông tin.
3. Tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động quản lý và phát triển
quỹ BHXH
Quỹ BHXH được quản lý tập trung, thống nhất và ngày càng phát triển, sẽ tạo điều kiện thuận lợi để đảm
bảo chi trả đầy đủ và kịp thời các chế độ BHXH. Để quỹ BHXH luôn ổn định và phát triển cần hoàn thiện từ
công tác quản lý thu BHXH đến công tác quản lý chi BHXH nhằm quản lý một cách có hiệu quả việc cân đối
thu – chi và phát triển quỹ BHXH trong thời gian tới.
a. Hoàn thiện quy trình quản lý thu BHXH phù hợp với từng loại đối
tượng tham gia BHXH.
Điều vướng mắc lớn nhất trong công tác quản lý thu BHXH hiện nay là đối tượng tham gia rất lớn, quy
trình thu còn nhiều điểm chưa phù hợp; các biện pháp thực hiện thu BHXH đạt hiệu quả chưa cao, còn có những
lỗ hổng để đơn vị sử dụng lao động tìm cách né tránh nộp BHXH cho người lao động. Vì vậy việc hoàn thiện
quy trình quản lý thu BHXH là đưa ra các biện pháp cụ thể theo từng loại hình quản lý. Quy trình thu phải được
điều chỉnh phù hợp từ các khâu đăng ký, thực hiện cũng như việc quản lý tiền thu; đối chiếu kiểm tra số tiền thu
của từng đơn vị và của từng người lao động trong cac khu vực khác nhau nhằm giảm tới mức thấp nhất trong
công tác quản lý thu BHXH, cụ thể như sau:
Đối tượng thuộc khu vực hành chính sự nghiệp:
Đối tượng tham gia BHXH trong khu vực này được hưởng tiền lương từ nguồn ngân sách Nhà nước. Do
vậy xây dựng quy trình thu BHXH phải quy định thêm việc kết hợp chặt chẽ với hệ thống kho bạc để nắm bắt
kịp thời điểm cấp phát lương để đốc thu BHXH, hoặc xây dựng thêm hình thức uỷ nhiệm thu thông qua kho bác
( trích trừ trực tiếp từ hệ thống kho bạc Nhà nước) để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu BHXH.
Đối tượng thuộc khu vực doanh nghiệp
Kiến nghị với cơ quan Nhà nước trong việc xác định mức tiền lương làm căn cứ thu BHXH của người
lao động là mức tiền lương thực mà người sử dụng lao động trả cho người lao động. Đồng thời xây dựng quy
trình thu BHXH dựa trên mức tiền lương thực nhận này. Có như vậy, khi doanh nghiệp thực hiện đóng BHXH
trên tổng quỹ tiền lương thực tế, tức là không có điều kiện gian lận BHXH nữa, thì cũng không còn cơ chế chốn
tránh việc ký hợp động lao động, để ghi hạ mức lương trong hợp động lao động, do vậy mức tiền lương ghi
trong hợp đồng lao động sẽ là mức tiền lương thực tế.Xét cho cùng chỉ có mức tiền lương thực tế mới là căn cứ
chuẩn xác để thực hiện chế độ trích nộp BHXH với mục đích nhằm: đảm bảo cho toàn bộ số lao động trong
doanh nghiệp được tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH; tăng cường nguồn quỹ để đảm bảo nhu cầu thanh
toán các chế độ BHXH một cách lâu dài
Đối tượng thuộc khu vực Hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh cá thể, tổ hợp tác.
Do đặc điểm của khu vực này có số lượng lao động ít thường dưới 10 lao động, không có tài khoản,
không có con dấu, có những người vừa làm chủ đơn vị vừa là người lao động... Vì vậy phải xây dựng quy trình
thu BHXH khác phù hợp với đặc điểm của khu vực này như: quy định mức lương làm căn cứ trích nộp theo
đăng ký của người lao động với cơ quan BHXH, hoặc có thể quy định phương thức nộp BHXH 3 tháng, 6 tháng
một lần...
b. Nâng cao hiệu quả công tác cấp, quản lý và sử dụng sổ BHXH
Với thực trạng nhiều sai phạm về sổ BHXH như vừa qua, cần phải có những thay đổi phù hợp với yêu
cầu của quản lý nhà nước, tăng cường hiện đại hoá bằng công cụ tin học, có như vậy mới đảm bảo yêu cầu quản
lý, thuận tiện cho người lao động; đảm bảo sổ BHXH làm căn cứ để giải quyết các chế độ BHXH cho người
tham gia BHXH theo quy định của Luật BHXH. Cụ thể cần áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý sổ
BHXH . Từ đó mọi biến động của người lao động đều được quản lý, theo dõi, theo dõi thống nhất trên toàn
quốc, đảm bảo mỗi người lao động trong suốt quá trình tham gia BHXH chỉ có một sổ BHXH. Người lao động,
người sử dụng lao động và các cơ quan chức năng khi cần thiết có thể yêu cầu cơ quan BHXH có thể cung cấp
ngay được nội dung cần thiết liên quan đến quá trình làm việc và đóng BHXH của người lao động.
Trong quá trình, sử dụng sổ BHXH phải được nâng giá trị sử dụng , phải được coi như là một chứng từ
có giá trị như tiền, có thể chuyển nhượng, thế chấp khi cần thiết.
c. Tăng cường công tác quản lý chi BHXH
Để công tác chi trả và quản lý việc chi trả các chế độ BHXH được thuận tiện và nhanh tróng chúng ta cần
nghiên cứu xem xét hình thức chi trả thông qua tài khoản cá nhân ở ngân hàng và tổ chức tín dụng nơi đối tượng
hưởng BHXH đang cư trú. Về hình thức này đang được áp dụng thí điểm ở một số thành phố lớn, đang có nhiều
khó khăn. Cụ thể khác với các nước trên thế giới, các đối tượng tham gia và hưởng BHXH hầu hết chưa có tài
khoản cá nhân ở các ngân hàng hay tổ chức tín dụng, nhất là ở nông thông và các tỉnh miền núi. Nhưng không
phải vì vậy mà không tổ chức thực hiện trên phạm vi toàn quốc. Để thực hiện được cơ quan BHXH cần phối
hợp với hệ thống ngân hàng và tổ chức tín dụng hướng dẫn người lao động tham gia và hưởng các chế độ
BHXH mở tài khoản cá nhân ở các ngân hàng và tổ chức tín dụng.
Hình thức chi trả này đang được áp dụng rộng rãi ở các nước trên thế giới, nhất là các nước có số lượng
đối tượng hưởng BHXH như: Mỹ, Đức, Anh, pháp... Thực hiện hình thức này sẽ làm giảm đáng kể khối lượng
tiền mặt trong lưu thông đồng thời tăng hiệu quả đối với quản lý công tác quản chi trả các chế độ BHXH.
d. Tăng cường phát triển quỹ BHXH
Để quỹ BHXH không những được bảo toàn mà còn ngày càng phát triển thì không những chỉ đầu tư quỹ
BHXH thông qua ngân hàng nhà nước, mà cần thiết cho các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng vay để đầu
tư; hoặc có thể đầu tư quỹ BHXH tam thời gian rỗi trên các thị trường tiền tệ như trái phiếu, cổ phiếu, thành lập
ngân hàng BHXH. Làm như vậy không vừa làm tăng quỹ BHXH mà tận dụng được số tiền rất lớn vào công
cuộc xây dựng đất nước.
4. Hoàn thiện tổ chưc bộ máy, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm
công tác BHXH, công tác quản lý và theo dõi hoạt động BHXH ở cơ
sở.
Trước hết, cần phải phân định rõ chức năng quản lý nhà nước về BHXH của các bộ liên quan. Tăng
cường hiệu quả quản trong việc phối kết hợp của các cơ quan quản lý nhà nước( Thanh tra, Tài chính, Lao động
– Thương binh và xã hội, Kế hoạch đầu tư ...) về việc chỉ đạo, kiểm tra và thực hiện chính sách BHXH đối với
người lao động khu vực kinh tế tư nhân nhằm mục đích: Tạo sự thống nhất quan điểm thực hiện chính sách đối
với người lao động thuộc khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn từng tỉnh, thành phố, từng quận huyện, thị xã.
Đặc biệt điều đầu tiên là phải có sự thống nhất thông suốt từ cấp uỷ và chính quyền địa phương; Thống nhất cơ
chế phối hợp từng nghành, từng cấp trong mọi lĩnh vực liên quan đến người lao động và BHXH trong các đơn
vị đặc biệt là các đơn vị kinh tế tư nhân như phối hợp nghành Kế hoạch - Đầu tư với UBND xã, chính quyền Thị
trấn để nắm đầu vào đầu ra của các đơn vị với nghành Lao động – Thương binh và Xã hội; Tài chính để xác
định đối tượng thu, mức thu với các nghành thuế, Thanh tra, Kiểm soát, Công đoàn để đôn đốc, kiểm tra, giám
sát việc thu nộp BHXH. Xây dựng văn bản liên nghành rất cụ thể, chi tiết; Tăng cường thông tin giữa các
nghành với BHXH và ngược lại. Trên cơ sở đó hướng dẫn đôn đốc thực thi khi doanh nghiệp mới thành lập; vừa