Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Điều kiện và thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.6 KB, 4 trang )

Điều kiện và thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội
Thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội như thế nào? Điều kiện và hồ sơ thành lập doanh
nghiệp xã hội cần những gì?
1. Một số đặc điểm của doanh nghiệp xã hội:
Doanh nghiệp xã hội có những điểm đặc thù khác với đặc điểm của các hình thức kinh
doanh, tổ chức phi lợi nhuận và các cơ quan quản lý nhà nước:
Trực tiếp giải quyết các vấn đề xã hội và góp phần làm tăng những giá trị tốt đẹp mang
bản sắc chung của toàn xã hội thông qua hàng hóa, dịch vụ hoặc hỗ trợ những người gặp
hoàn cảnh khó khăn nhưng được doanh nghiệp tuyển dụng. Các vấn đề xã hội thường
được quan tâm là bảo vệ giá trị văn hóa, tôn trọng các quan hệ xã hội, bảo vệ môi trường,
cứu trợ, quyên góp, hỗ trợ đối tượng gặp khó khăn, giải quyết các xung đột trong gia đình,
cộng đồng…hoặc làm lành mạnh các quan hệ xã hội. Nghĩa là các doanh nghiệp xã hội
góp phần bảo vệ và phát huy những điều hay, lẽ phải và những giá trị xã hội nhưng chúng
không phải là những tổ chức từ thiện hoặc tổ chức “cứu tế cứu đói” thuần túy.
Tạo nguồn thu đáng kể từ các hoạt động mang tính kinh doanh. Đây là điểm gần như
tương đồng với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hoặc cả các tổ chức phi lợi nhuận
hoặc với doanh nghiệp có mục tiêu lợi nhuận. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xã hội có
quyền hành kinh doanh để bù đắp chi phí và phát triển các giá trị xã hội, tuyệt nhiên
không phải để tối đa hóa lợi nhuận. Do đó, các doanh nghiệp này cũng cần có chiến lược
vận hành nói chung và chiến lược phát triển tổng thể nói chung khác cơ bản so với các
doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận.
Lấy việc mang lại những giá trị tốt đẹp đối với toàn xã hội làm mục tiêu cơ bản và bản
chất của doanh nghiệp cũng như lợi thế so với các doanh nghiệp khác. Những giá trị tốt
đẹp của toàn xã hội được thể hiện ở phát triển quan hệ tình cảm tốt đẹp giữa người với
người trong xã hội, những quy tắc ứng xử, chuẩn mực và đạo đức xã hội…được mọi
người tôn trọng và tuân thủ như các hoạt động cứu trợ, từ thiện, quyên góp ủng hộ nhân
dân vùng bị thảm họa thiên nhiên…
Như vậy, các doanh nghiệp xã hội có phạm vi hoạt động khá rộng và có mối liên kết rộng
rãi cũng như liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau. Sự tồn tại của nó gắn liền với các
vấn đề xã hội và mục tiêu cơ bản của nó không phải là lợi nhuận mà là để bảo vệ và phát
triển những giá trị xã hội, làm sâu sắc thêm hệ số giá trị xã hội cũng như giải quyết các


vấn đề phức tạp về mặt xã hội mà các doanh nghiệp hoặc tổ chức lợi nhuận không thực
hiện vì không phải nhằm tối đã hóa lợi nhuận.


2. Các tiêu chí của doanh nghiệp xã hội
Doanh nghiệp xã hội phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:
Là doanh nghiệp được được đăng ký thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp
2014;
Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng;
Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm mục
tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký.
3. Đăng ký thành lập doanh nghiệp xã hội
Doanh nghiệp xã hội thực hiện đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và hồ sơ
tương ứng đối với từng loại hình doanh nghiệp quy định tại Luật Doanh nghiệp.
Tên doanh nghiệp xã hội được đặt theo quy định tại các Điều 38, 39, 40 và 42 Luật
Doanh nghiệp 2014 và có thể bổ sung thêm cụm từ “xã hội” vào tên riêng của doanh
nghiệp.
4. Thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội
Người thành lập doanh nghiệp xã hội hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ tại cơ quan
đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh
nghiệp xã hội theo trình tự, thủ tục tương ứng quy định tại Luật doanh nghiệp về đăng ký
doanh nghiệp.
5. Hồ sơ thành lập doanh nghiệp xã hội
Các hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp tương ứng với loại
hình doanh nghiệp mà doanh nghiệp xã hội dự kiến thành lập.
Phương án kinh doanh của doanh nghiệp.
Cam kết đầu tư thực hiện mục tiêu xã hội.
Biểu mẫu thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp xã hội
Ban hành kèm theo Thông tư 04/2016/TT-BKHĐT quy định biểu mẫu văn bản sử dụng

trong đăng ký doanh nghiệp xã hội:
a) Biểu mẫu 1: Cam kết thực hiện Mục tiêu xã hội, môi trường;
b) Biểu mẫu 2: Thông báo thay đổi nội dung Cam kết thực hiện Mục tiêu xã hội, môi
trường;


c) Biểu mẫu 3: Thông báo chấm dứt Cam kết thực hiện Mục tiêu xã hội, môi trường;
d) Biểu mẫu 4: Thông báo tiếp nhận viện trợ, tài trợ quy định;
e) Biểu mẫu 5: Thông báo thay đổi nội dung tiếp nhận viện trợ, tài trợ;
f) Biểu mẫu 6: Báo cáo đánh giá tác động xã hội, môi trường.
6. Nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội
Doanh nghiệp xã hội phải thông báo Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường cho
cơ quan đăng ký kinh doanh để công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh
nghiệp khi thành lập doanh nghiệp hoặc trong quá trình hoạt động.
Trường hợp nội dung Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường có sự thay đổi,
doanh nghiệp xã hội phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh về nội dung thay đổi
trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày quyết định thay đổi để công khai trên Cổng
thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Kèm theo thông báo phải có Cam kết thực
hiện mục tiêu xã hội, môi trường đã được sửa đổi, bổ sung.
Cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện cập nhật thông tin vào hồ sơ doanh nghiệp và
công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày
làm việc kể từ ngày nhận được thông báo theo các Khoản 1 và 2 Điều này.
Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường của doanh nghiệp xã hội được lập theo
mẫu và phải bao gồm các nội dung sau đây:
+ Các vấn đề xã hội, môi trường; phương thức mà doanh nghiệp dự định thực hiện nhằm
giải quyết vấn đề xã hội, môi trường đó.
+ Thời hạn thực hiện các hoạt động nhằm mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội, môi
trường.
+ Mức tỷ lệ phần trăm (%) lợi nhuận giữ lại hằng năm được tái đầu tư để giải quyết vấn
đề xã hội, môi trường.

+ Nguyên tắc và phương thức sử dụng các khoản viện trợ, tài trợ từ tổ chức và cá nhân;
nguyên tắc và phương thức xử lý các khoản viện trợ, tài trợ còn dư khi doanh nghiệp giải
thể hoặc chuyển đổi thành doanh nghiệp thông thường (nếu có).
+ Họ, tên, chữ ký của chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân; thành viên
hợp danh đối với công ty hợp danh; thành viên, cổ đông là cá nhân, người đại diện theo
pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông là tổ chức đối với
công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.


Quyết định của Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông về thay đổi nội dung Cam kết
thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường phải được thông qua theo tỷ lệ biểu quyết quy định
tại Điểm b Khoản 3 Điều 60 và Khoản 1 Điều 144 Luật Doanh nghiệp 2014 đối với
doanh nghiệp xã hội hoạt động theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ
phần.



×