Điểm mới 07 Luật được thông qua tại Kỳ họp 11 Quốc hội Khóa XIII
1. Những điểm mới nổi bật của Luật trẻ em 2016
Luật trẻ em 2016 được Quốc hội thông qua vào ngày 05/4/2016 có một số điểm mới nổi
bật như sau:
- Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia
đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
- Chính phủ thiết lập tổng đài điện thoại quốc gia thường trực để tiếp nhận, xử lý thông
tin, thông báo, tố giác nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em; quy định quy trình tiếp nhận và
xử lý thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em.
- Về trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng thì:
+ Cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục và bảo vệ trẻ em khi
tham gia môi trường mạng dưới mọi hình thức.
+ Cha, mẹ, giáo viên và người chăm sóc trẻ em có trách nhiệm giáo dục kiến thức, hướng
dẫn kỹ năng để trẻ em biết tự bảo vệ mình khi tham gia môi trường mạng.
Luật trẻ em 2016 có hiệu lực từ 01/6/2017.
Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 hết hiệu lực kể từ ngày Luật trẻ em 2016
có hiệu lực.
2. Điều kiện, tiêu chuẩn được xét cấp thẻ nhà báo
Theo Luật báo chí 2016, phóng viên, biên tập viên, người phụ trách công tác phóng viên,
biên tập ở đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện và tương đương được cấp thẻ nhà báo
khi đảm báo điều kiện và tiêu chuẩn sau:
- Là công dân Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam.
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên; trường hợp là người dân tộc thiểu số đang thực hiện
các ấn phẩm báo in, chương trình phát thanh, truyền hình, chuyên trang của báo điện tử
bằng tiếng dân tộc thiểu số phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên.
- Là cộng tác viên thường xuyên của đài phát thanh và truyền hình cấp tỉnh.
- Có ít nhất mười hai tác phẩm báo chí đã được phát sóng trên đài phát thanh và truyền
hình cấp tỉnh trong 01 năm tính đến thời điểm xét cấp thẻ.
- Đối với trường hợp cấp thẻ lần đầu, phải có thời gian công tác liên tục tại đài truyền
thanh, truyền hình cấp huyện từ 02 năm trở lên tính đến thời điểm xét cấp thẻ.
- Được đài phát thanh và truyền hình cấp tỉnh đề nghị cấp thẻ nhà báo.
3. Điểm mới nổi bật của Luật điều ước quốc tế 2016
Luật điều ước quốc tế 2016 được Quốc hội thông qua ngày 09/4/2016 có những điểm mới
nổi bật như sau:
- Điều ước quốc tế không được trái với Hiến pháp.
- Thứ tự áp dụng khi văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế có quy định khác
nhau:
+ Hiến pháp;
+ Điều ước quốc tế;
+ Văn bản quy phạm pháp luật khác.
- Bổ sung trình tự, thủ tục rút gọn đối với đàm phán, ký, sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều
ước quốc tế.
- Điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ về vay nợ nước ngoài được đàm phán, ký, phê
duyệt, sửa đổi, gia hạn theo quy định của pháp luật về quản lý nợ công.
Luật điều ước quốc tế 2016 có hiệu lực từ ngày 01/7/2016.
Đồng thời, Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế 2005 hết hiệu lực kể từ
ngày Luật điều ước quốc tế 2016 có hiệu lực thi hành.
4. Công dân được quyền yêu cầu CQNN cung cấp thông tin
Ngày 06/4/2016, Quốc hội thông qua Luật tiếp cận thông tin 2016. Theo đó :
Công dân được tiếp cận thông tin của cơ quan nhà nước (CQNN), trừ thông tin không
được tiếp cận (quy định tại Điều 6) và thông tin được tiếp cận có điều kiện (quy định tại
Điều 7).
CQNN có trách nhiệm cung cấp thông tin do mình tạo ra, trừ trường hợp thông tin không
được tiếp cận; đối với thông tin được tiếp cận có điều kiện thì CQNN cung cấp thông tin
khi có đủ điều kiện theo quy định.
Công dân được tiếp cận thông tin bằng cách: Tự do tiếp cận thông tin được CQNN công
khai hoặc yêu cầu CQNN cung cấp thông tin.
Đối với trường hợp yêu cầu CQNN cung cấp thông tin thì công dân phải trả phí.
Người nào có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin thì tùy theo
tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu
trách nhiệm hình sự.
Luật tiếp cận thông tin 2016 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2018.
5. Điểm mới của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016
Luật Thuế xuất khẩu (XK), thuế nhập khẩu (NK) 2016 có hiệu lực từ ngày 01/9/2016 đã
quy định cụ thể từng loại thuế, gồm:
- Tính thuế theo tỷ lệ phần trăm: Số tiền thuế XK, thuế NK được xác định căn cứ vào trị
giá tính thuế và thuế suất theo tỷ lệ phần trăm của từng mặt hàng tại thời điểm tính thuế.
Thuế suất đối với hàng hóa XK được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại biểu thuế
XK.
Thuế suất đối với hàng hóa NK gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt, thuế suất
thông thường.
- Tính thuế tuyệt đối: Số tiền thuế áp dụng phương pháp tính thuế tuyệt đối đối với hàng
hóa XK, NK được xác định căn cứ vào lượng hàng hóa thực tế XK, NK và mức thuế
tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa tại thời điểm tính thuế.
- Tính thuế hỗn hợp: Số tiền thuế áp dụng phương pháp tính thuế hỗn hợp đối với hàng
hóa XK, NK được xác định là tổng số tiền thuế theo tỷ lệ phần trăm và số tiền thuế tuyệt
đối.
- Thuế đối với hàng hóa NK áp dụng hạn ngạch thuế quan được quy định cụ thể tại Điều
7 Luật Thuế XK, thuế NK 2016.
6. Điều kiện hoạt động dược của cơ sở có tổ chức kệ thuốc
Luật dược 2016 cho phép cơ sở kinh doanh có tổ chức kệ thuốc được hoạt động dược mà
không cần Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.
Theo đó, cơ sở kinh doanh có tổ chức kệ thuốc chỉ cần đáp ứng các điều kiện sau sẽ được
hoạt động dược:
- Có đăng ký kinh doanh.
- Có điều kiện bảo quản thuốc phù hợp với điều kiện bảo quản ghi trên nhãn thuốc.
- Có người chịu trách nhiệm chuyên môn có văn bằng chuyên môn sơ cấp dược trở lên.
- Chỉ được bán thuốc thuộc Danh mục thuốc được bán tại kệ thuốc do Bộ trưởng Bộ Y tế
quy định.
Ngoài cơ sở kinh doanh có tổ chức kệ thuốc không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đủ
điều kiện kinh doanh dược, còn có các cơ sở hoạt động dược khác cũng thuộc diện này
như:
- Cơ sở có hoạt động dược nhưng không vì mục đích thương mại.
- Cơ sở nuôi trồng, thu hái dược liệu.
- Cơ sở y tế thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có hoạt động cung ứng thuốc tại vùng
đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn.
Luật dược 2016 có hiệu lực từ 01/01/2017.
7. Luật sửa đổi các luật về thuế 2016
Ngày 06/4/2016, Quốc hội thông qua Luật số 106/2016/QH13 sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật quản lý thuế.
Trong đó, có một số điểm mới nổi bật như sau:
- Bỏ quy định cơ sở kinh doanh được hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu
trừ nếu lũy kế sau ít nhất mười hai tháng tính từ tháng đầu tiên hoặc ít nhất sau bốn quý
tính từ quý đầu tiên phát sinh số thuế giá trị gia tăng chưa được khấu trừ.
- Bổ sung các đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng:
+ Dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật
+ Sản phẩm xuất khẩu là hàng hóa được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản có tổng trị
giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản
phẩm trở lên.
- Mức phạt tiền chậm nộp thuế là 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.
Luật số 106/2016/QH13 có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2016.