TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TỂU HỌC
=====***=====
ĐOÀN THỊ THƠM
HƯỚNG DẪN TRẺ 4 – 5 TUỔI KHÁM PHÁ
MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH THÔNG QUA
TỔ CHỨC LỄ HỘI TRONG TRƯỜNG
MẦM NON
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH:Phương pháp cho trẻ làm quen MTXQ
Người hướng dẫn khoa học
Th S. LÊ THỊ NGUYÊN
Hà Nội - 2012
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo, Th.S Lê Thị
Nguyên - giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học, trường Đại học Sư phạm Hà
Nội 2 - người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực
hiện và hoàn thành khóa luận.
Tác giả cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô giáo
trong khoa Giáo dục Tiểu học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ,
tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập tại nhà trường.
Xin được gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, các thầy cô giáo ở các
trường mầm non: trường mầm non Kim Chung, trường mầm non Sao Mai
(Đông Anh, Hà Nội) đã tạo điều kiện cho tác giả điều tra, khảo sát các vấn đề
thực tiễn có liên quan đến phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà nội, ngày 04 tháng 05 năm 2012
Người thực hiện
Đoàn Thị Thơm
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là thành
quả nghiên cứu của riêng tôi. Nội dung khóa luận không trùng với bất cứ một
công trình nghiên cứu nào.
Hà Nội, ngày 04 tháng 5 năm 2012
Người thực hiện
Đoàn Thị Thơm
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU……...………………………………………………………1
NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lí luận của việc hướng dẫn trẻ 4 – 5 tuổi khám phá
MTXQ thông qua hình thức tổ chức ngày lễ hội ở trường mầm non……..4
1.1. Đặc điểm hoạt động vui chơi ………………………. ………………..4
1.1.1. Đặc điểm phát triển nhận thức…………………....………………….4
1.1.2. Đặc điểm phát triển tình cảm………………………………………….6
1.2. Giới thiệu chương trình cho trẻ KPKH về MTXQ……………………7
1.2.1. Mục tiêu, nội dung cho trẻ KPKH về MTXQ ở mầm non…………..8
1.2.2. Chương trình cho trẻ KPKH về MTXQ lứa tuổi MGN ( 4 – 5 tuổi)…10
1.2.2.1.Mục tiêu cho trẻ KPKH về MTXQ lứa tuổi MGN …………… ……10
1.2.2.2.Yêu cầu, nội dung giáo dục theo độ tuổi ……………………………11
1.3.
Hướng dẫn trẻ khám phá MTXQ thông qua hình thức tổ chức lễ hội ở
trường mầm non ………………………………….…………………………16
1.3.1. Mục đích, ý nghĩa của tổ chức ngày lễ hội trong hướng dẫn trẻ khám
phá MTXQ ………………………………………………………………….16
1.3.2. Các ngày lễ hội thường được tổ chức cho trẻ ở trường mầm non ……17
1.3.3. Quy trình tổ chức ngày lễ hội ở trường mầm non trong hướng dẫn trẻ
KPKH về MTXQ ……………………………………………………………19
Chương 2: Cơ sở thực tiễn của việc hướng dẫn trẻ 4 – 5 tuổi khám phá
MTXQ thông qua việc tổ chức ngày lễ hội ở trường mầm non ………..…21
2.1. Mục đích khảo sát thực trạng………………………………………..21
2.2.
Đối tượng khảo sát thực trạng………………………………………...21
2.3.
Nội dung khảo sát thực trạng…………………………………………21
2.4.
Phương pháp khảo sát thực trạng…………………………………...22
2.5.
Kết quả khảo sát thực trạng………………………………………….24
2.5.1. Việc tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ hiện nay……………………24
2.5.2. Việc vận dụng hình thức tổ chức các ngày lễ hội trong tổ chức cho trẻ
4 – 5 tuổi KPKH về MTXQ ở trường mầm non…………………………….28
Chương 3: Xây dựng quy trình tổ chức các ngày lễ hội ở trường mầm non
trong việc hướng dẫn trẻ 4 – 5 tuổi KPKH về MTXQ………………….....39
3.1.
Các nguyên tắc xây dựng quy trình tổ chức các ngày lễ hội ở trường
mầm non trong việc hướng dẫn trẻ 4 – 5 tuổi KPKH về MTXQ …………39
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục…………………………………..39
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp giữa nội dung kiến thức và nội dung
thực hành ……………………………………………………………………39
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo phát triển tính độc lập và tự tin của trẻ ………...40
3.2. Quy trình tổ chức các ngày lễ hội ở trường mầm non thông qua việc
hướng dẫn trẻ 4 – 5 tuổi KPKH về MTXQ………………………………..41
3.3.
Minh họa một số kế hoach tổ chức ngày lễ hội trong hướng dẫn trẻ
khám phá MTXQ ở trường mầm non ……………………………………..46
KẾT LUẬN …………………………………………………………………61
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………..62
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MTXQ : môi trường xung quanh
KPKH : Khám phá khoa học
Bộ GD & ĐT: Bộ Giáo dục và Đào tạo
GV: Giáo viên
NCTL: Nghiên cứu tài liệu
QS: Quan sát
DANH MỤC HÌNH VẼ BẢN BIỂU
Vai trò của các ngày lễ hội trong trường mầm non
Vai trò
Số lượng
Phát triển khả năng nhận thức cho trẻ
30
Mở rộng vốn kiến thức về thiên nhiên
12
Phát triển vận động cho trẻ
8
Phát triển tình cảm, đạo đức, kĩ năng xã hội cho trẻ
32
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
4
Phát triển khả năng phối hợp các giác quan chop trẻ. 12
Tỉ lệ (%)
30.6
12.2
8.1
32.6
4.3
12.2
Những khó khăn hạn chế khi vận dụng hình thức tổ chức lễ hội
trong hướng dẫn trẻ KPKH về MTXQ hiện nay:
Khó khăn hạn chế
Số lượng Tỉ lệ (%)
HS vẫn còn thói quen học tập thụ động
20
20.5
GV vẫn còn lúng túng trong việc tiếp cận với các
5
5.1
PPDH tích cực
Kĩ năng hoạt động hợp tác của trẻ còn hạn chế
25
25.5
GV chưa thực sự quan tâm đến nhu cầu, hứng thú
13
13.2
học tập của HS
Điều kiện cơ sở hạ tầng của trường lớp còn hạn chế
35
35.7
Các ý kiến khác
0
0
Tổ chức các ngày lễ hội trong trường mầm non là:
Vai trò
Rất quan trọng
Quan trọng
Không quan trọng
Số lượng
48
50
0
Tỉ lệ (%)
49
51
0
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Giáo dục mầm non đang ngày càng có vị trí quan trọng được các cấp,
các ngành, được gia đình, nhà trường và xã hội đặc biệt quan tâm. Trong báo
cáo giám sát toàn cầu về giáo dục cho mọi người năm 2005, UNESCO đã
đánh giá: “Những năm đầu của cuộc sống là giai đoạn chủ yếu của sự phát
triển trí tuệ, nhân cách và hành vi” và “việc chăm sóc giáo dục trẻ ở lứa tuổi
trước tuổi học có liên quan đến việc phát triển nhận thức và xã hội tốt hơn”.
Trong hệ thống giáo dục Việt Nam, giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên
trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự hình thành và phát
triển nhân cách của trẻ và là cơ sở cho quá trình học tập của trẻ ở các cấp học
tiếp theo.
Cho trẻ KPKH về MTXQ là hoạt động giáo dục rất quan trọng ở trường
mầm non, góp phần tích cực vào sự phát triển toàn diện của trẻ - kể cả phát
triển tình cảm, thẩm mĩ, trí tuệ, thể chất và ngôn ngữ. Việc tổ chức cho trẻ
KPKH về MTXQ giúp trẻ thỏa mãn trí tò mò, ham hiểu biết; thỏa mãn nhu
cầu tìm hiểu, khám phá TGXQ của trẻ; trang bị cho trẻ vốn kiến thức sơ đẳng
về các sự vật, hiện tượng; rèn luyện khả năng QS, tri giác và phát triển tư duy
cho trẻ; giúp trẻ thêm mạnh dạn, tự tin và hình thành các kĩ năng sống.
Nội dung khám phá về MTXQ ở mầm non rất phong phú và đa dạng. Ở
cả 3 lứa tuổi, trẻ đều được tìm hiểu về các yếu tố tự nhiên và xã hội theo từng
chủ điểm giáo dục nhất định và được cụ thể hóa qua các chủ đề, chủ đề nhánh
như: Trường mầm non; Bản thân, Gia đình, Nghề nghiệp, Động vật, Thực vật,
PTGT, Quê hương, đất nước, Bác Hồ,... Nội dung cho trẻ KPKH về MTXQ
được thực hiện thông qua các tiết học, hoạt động ngoài trời, hoạt động góc,
sinh hoạt hàng ngày hay thông qua tổ chức các ngày lễ hội ở trường mầm
non. Trong đó, tổ chức các ngày lễ hội cho trẻ trong trường mầm non là hình
thức hiệu quả giúp trẻ làm quen, khám phá cuộc sống xã hội, tạo sự hứng thú
và mang lại niềm vui cho trẻ. Việc tổ chức các ngày lễ hội giúp trẻ mở rộng
vốn hiểu biết về thế giới xung quanh, rèn luyện và phát triển các kĩ năng xã
hội, bồi dưỡng những tình cảm, xúc cảm tích cực cho trẻ.
Tuy nhiên, việc tổ chức các ngày lễ hội trong trường mầm non vì những
lí do khác nhau mà vẫn chưa được chú trọng. Trên thực tế, tổ chức ngày lễ ở
trường mầm non nhiều khi còn mang tính hình thức, sơ sài; qua loa, đại khái
nên hiệu quả giáo dục trẻ chưa cao, chưa phát huy những ưu điểm của nó đối
với sự phát triển của trẻ.
Những lí do trên là căn cứ để người nghiên cứu lựa chọn đề tài: “Hướng
dẫn trẻ 4 - 5 tuổi khám phá môi trường xung quanh thông qua tổ chức các
ngày lễ hội ở trường mầm non”.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng quy trình tổ chức ngày lễ hội ở trường mầm non, từ đó hướng
dẩn trẻ 4-5 tuổi khám phá MTXQ
3. Nhiêm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, đề tài cần giải quyết những nhiệm vụ
sau:
- Cơ sở lí luận của việc hướng dẫn trẻ 4-5 tuổi khám phá MTXQ thông
qua tổ chức các ngày lễ hội ở trường mầm non.
- Cơ sở thực tiễn của việc hướng dẫn trẻ 4-5 tuổi khám phá MTXQ
thông qua tổ chức các ngày lễ hội ở trường mầm non.
- Xây dựng quy trình tổ chức các ngày lễ hội ở trường mầm non, thông
qua đó mà hướng dẫn trẻ khám phá về MTXQ.
- Minh họa một số kế hoạch bài học cho trẻ 4-5 tuổi khám phá MTXQ
thông qua tổ chức các ngày lễ hội ở trường mầm non.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quy trình tổ chức các ngày lễ hội trong hướng
dẫn trẻ 4-5 tuổi khám phá MTXQ.
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình tổ chức cho trẻ 4-5 tuổi khám phá
khoa học về MTXQ.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài giới hạn nghiên cứu quy trình tổ chức các ngày lễ hội ở trường
mầm non trong việc hướng dẫn trẻ 4-5 tuổi khám phá khoa học về MTXQ.
- Địa bàn tìm hiểu thực trạng : Ở một số trường mầm non thuộc ngoại
thành Hà Nội.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Quan sát
- Điều tra
- Phỏng vấn
6.3. Phương pháp thống kê toán học
7. Giả thuyết khoa học
Nếu vận dụng hình thức tổ chức các ngày lễ hội để tổ chức cho trẻ
khám phá khoa học về MTXQ trong đó khuyến khích trẻ tham gia vào toàn
bộ quá trình chuẩn bị và tiến hành các hoạt động của ngày lễ hội thì sẽ giúp
trẻ mở rộng và nâng cao hiểu biết về thế giới xung quanh, góp phần tích cực
vào sự phát triển toàn diện của trẻ
8. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của đề tài gồm 3
chương sau:
Chương 1: Cơ sở lí luận của việc hướng dẫn trẻ 4-5 tuổi khám phá
MTXQ thông qua tổ chức các ngày lễ hội ở trường mầm non
Chương 2:Cơ sở thực tiễn của việc hướng dẫn trẻ 4-5 tuổi khám phá
MTXQ thông qua hình thức tổ các ngày lễ hội ở trường mầm non
Chương 3: Xây dựng qui trình tổ chức các ngày lễ hội ở trường mầm non
trong tổ chức cho trẻ 4-5 tuổi khám phá MTXQ
NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC HƯỚNG DẪN TRẺ 4 – 5
TUỔI KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH THÔNG QUA
TỔ CHỨC NGÀY LỄ HỘI TRONG TRƯỜNG MẦM NON
1.1.Đặc điểm phát triển của trẻ _ lứa tuổi mẫu giáo nhỡ
1.1.1. Đặc điểm hoạt động vui chơi
Về đặc điểm hoạt động vui chơi, ở giai đoạn này hoạt động vui chơi đã
đạt đến dạng chính thức của nó, nghĩa là trong quá trình vui chơi trẻ đã thể
hiện được đầy đủ những đặc điểm của hoạt động chơi .
Điều này thể hiện ở việc trẻ nắm bắt được vai chơi của mình trong trò
chơi và thể hiện được vai chơi đó ra ngoài trong trò chơi, khiến cho trò chơi
được liền mạch hơn trong quá trình trẻ chơi.
Trẻ đã thể hiện được tính độc lập tự chủ rõ nét trong khi chơi, trẻ hóa
thân vào các nhân vật trong trò chơi, thực hiện những hành động của nhân
vật, nói những lời nói của nhân vật nhưng thực chất lại là những hành động
và lời nói trẻ tự nghĩ ra mà trẻ coi đó là những biểu hiện của nhân vật mà trẻ
đang đóng
Vì những phát triển về tâm lí đặc biệt là đặc điểm ý thức và tự ý thức mà
trẻ bắt đầu bộc lộ cá tính của mình, cá tính này được thể hiện trong chính trò
chơi, chính vai chơi mà trẻ đóng. Cũng nhờ ý thức và tự ý thức này mà trẻ bắt
đầu nhận thức sự vật hiện tượng một cách sâu sắc hơn nhưng vẫn nặng về
cảm tính. Trẻ đã biết thiết lập mối quan hệ rộng rãi , phong phú giữa các đối
tượng trong khi tìm hiểu, nhận biết, khám phá các sự vật hiện tương. Vì thế,
trong các hoạt động trẻ đã có sự liên kết, suy luận tạo ra những kết quả bất
ngờ mà vô cùng sáng tạo trong trò chơi.
1.1.2. Đặc điểm phát triển nhận thức
Trẻ em nhìn chung có nhu cầu nhận thức rất cao về thế giới xung quanh;
trẻ tò mò, ham tìm hiểu, thích khám phá và thường đặt ra các câu hỏi: đó là ai,
cái gì, tại sao, như thế nào,… khi được tiếp xúc với các sự vật, hiện tượng ở
xung quanh. Sự nhận biết của trẻ về thế giới xung quanh còn mang nặng cảm
tính và tính trực quan hành động. Mức độ nhận biết của trẻ phụ thuộc đặc
điểm tâm lí lứa tuổi.
Đến tuổi mẫu giáo, nhờ sự mở rộng phạm vi, mức độ làm quen với các
đồ vật và sự đa dạng hóa các loại hình trò chơi (đặc biệt là trò chơi đóng vai
theo chủ đề) dẫn tới một bước ngoặt rất lớn trong tư duy của trẻ, đó là chuyển
tư tư duy trực quan - hành động sang tư duy trực quan - hình tượng. Xem xét
trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, người nghiên cứu chủ yếu tập trung tìm
hiểu sự phát triển nhận thức của trẻ lứa tuổi mẫu giáo nhỡ (4 - 5 tuổi) với các
đặc điểm cơ bản sau: (1) Sự phát triển mạnh kiểu tư duy trực quan - hình
tượng; (2) Sự xuất hiện kiểu tư duy trực quan - hình tượng mới và những yếu
tố của kiểu tư duy trừu tượng. Cụ thể:
Sự phát triển mạnh kiểu tư duy trực quan - hình tượng:
Ở giai đoạn này, sự phát triển các hoạt động vui chơi, vẽ, nặn, kể
chuyện,… giúp trẻ tăng cường và mở rộng vốn biểu tượng, kí hiệu; kích thích
nhu cầu, tính ham hiểu biết và hứng thú nhận thức của trẻ. Nhờ đó, ở lứa tuổi
mẫu giáo nhỡ, kiểu tư duy trực quan - hình tượng có sự phát triển mạnh mẽ sơ
với lứa tuổi mẫu giáo bé. Với sự phát triển khả năng chú ý có chủ định, trẻ
thường tỏ ra chăm chú quan sát các hiện tượng và suy nghĩ, tìm tòi cách giải
thích những hiện tượng mà trẻ được tiếp xúc. Trẻ mẫu giáo nhỡ cũng bắt đầu
đề ra cho mình những bài toán nhận thức và thường tiến hành các “thực
nghiệm” để kiểm chứng đối tượng (đó là vì tư duy của trẻ vẫn dựa trên cơ sở
kết hợp chặt chẽ với các hoạt động vật chất, hoạt động thực tiễn của trẻ).
Khả năng suy luận của trẻ lứa tuổi mẫu giáo nhỡ cũng có sự phát triển
hơn hẳn so với trẻ mẫu giáo bé. Khác với trẻ mẫu giáo bé suy luận vấn đề chủ
yếu bằng các hành động định hướng bên ngoài (tư duy trực quan – hành
động), trẻ mẫu giáo nhỡ có khả năng giải quyết vấn đề bằng các phép thử
ngầm trong óc dựa vào các hình ảnh, biểu tượng đã có về đối tượng, nghĩa là
ở lứa tuổi này, tư duy trực quan – hình tượng bắt đầu chiếm ưu thế. Tuy
nhiên, trong thực tế có nhiều đối tượng mà bản chất của đối tượng là những
thuộc tính trẻ khó có thể hình dung được. Trường hợp này đòi hỏi ở trẻ mức
độ tư duy cao hơn, đó là kiểu tư duy trừu tượng song ở lứa tuổi mẫu giáo nhỡ,
khả năng tư duy này còn chưa được phát triển.
Khả năng tư duy trừu tượng còn chưa phát triển nên trẻ lứa tuổi mẫu giáo
nhỡ chủ yếu dựa vào những biểu tượng, kinh nghiệm đã có để suy luận ra vấn
đề mới. Điều này dẫn tới trong nhiều trường hợp, trẻ còn lẫn lộn giữa thuộc
tính bản chất và không bản chất, nghĩa là chưa khám phá được bản chất bên
trong của các sự vật, hiện tượng. Mặc dù vậy, sự phát triển mạnh mẽ của tư
duy trực quan - hình tượng ở lứa tuổi này cho phép trẻ giải quyết được nhiều
vấn đề trong thực tiễn cuộc sống; đó cũng là điều kiện thuận lợi để giúp trẻ
cảm thụ các hình tượng trong lĩnh vực nghệ thuật và cũng là tiền đề cần thiết
làm nảy sinh những yếu tố ban đầu của kiểu tư duy mới ở các lứa tuổi tiếp
theo (tư duy trực quan - sơ đồ, tư duy trừu tượng).
Xuất hiện kiểu tư duy trực quan - hình tượng mới và những yếu tố của kiểu tư
duy trừu tượng:
Như đã trình bày ở trên, kiểu tư duy trực quan hình tượng giúp trẻ giải
quyết nhiều bài toán thực tiễn song không đáp ứng được nhu cầu nhận thức
của trẻ trước sự phong phú, đa dạng, muôn màu muôn vẻ của thế giới xung
quanh. Vì vậy, ở trẻ bắt đầu xuất hiện kiểu tư duy mới, đó là tư duy trực quan
- sơ đồ. Trẻ cuối tuổi mẫu giáo nhỡ đã có khả năng hiểu sự vật thông qua
những biểu diễn bằng sơ đồ đơn giản, đây cũng là ưu thế cho sự nảy sinh kiểu
tư duy trực quan - sơ đồ.
Về bản chất, kiểu tư duy này vẫn là tư duy trực quan - hình tượng song
đã mất đi những chi tiết rườm rà, chỉ giữ lại những thuộc tính chủ yếu của đối
tượng. Nhờ đó, kiểu tư duy giúp trẻ có khả năng phản ánh các mối liên hệ một
cách khách quan, không phụ thuộc ý muốn chủ quan của trẻ; giúp trẻ lĩnh hội
những tri thức ở mức độ khái quát hơn, từ đó mà hiểu được bản chất của sự
việc. Mặc dù kiểu tư duy này vẫn bị hạn chế khi trẻ cần giải bài toán đòi hỏi
phải tách biệt các thuộc tính, các mối quan hệ mà không hình dung dưới dạng
hình tượng song nó là bước trung gian quan trọng để trẻ hình thành và phát
triển kiểu tư duy mới, cao hơn – kiểu tư duy trừu tượng.
1.1.3. Đặc điểm phát triển tình cảm
Ở trẻ mẫu giáo nhỡ tình cảm diễn ra rất mạnh mẽ.
Điều này thể hiện ở trẻ đó là tính đồng cảm, dễ xúc cảm. Trẻ có những
khao khát được người lớn yêu thương, trẻ rất vui mừng khi được người lớn
quan tâm, khen ngợi và buồn bã khi người lớn thờ ơ lạnh nhạt với trẻ. Tình
cảm của trẻ đối với người thân, những người ở xung quanh trẻ bắt đầu được
hình thành đặc biệt là đối với mọi người trong gia đình. Trẻ rất buồn bã khi
người thân bị đau ốm, trẻ không chỉ đồng cảm mà còn mong muốn làm việc
gì đó để an ủi và chăm sóc người thân.
Trẻ bắt đầu bộc lộ tình cảm của mình với các nhân vật trong chuyện cổ
tích, trẻ có thể nghe, kể lại những câu chuyện cổ tích nhiều lần nhưng tình
cảm của trẻ đối với những nhân vật không giảm đi mà chỉ có tăng lên. Trẻ bắt
đầu gán những tình cảm của trẻ vào đồ chơi, thực vật, động vật nghĩa là trẻ
bắt đầu nhìn nhận sự vật bằng con mắt nhân cách hóa.
Đây là giai đoạn thuận lợi nhất để giáo dục cho trẻ lòng nhân ái, giáo dục
cho trẻ tình cảm yêu thương con người, yêu thương môi trường tự nhiên. Bên
cạnh đó, ở trẻ mẫu giáo nhỡ đã hình thành và phát triển tình cảm cấp cao, đó
là tình cảm đạo đức, tình cảm trí tuệ và tình cảm thẩm mĩ.
Tình cảm thẩm mĩ của trẻ mẫu giáo nhỡ phát triển rất mạnh mẽ. Trẻ biết
rung cảm với những cái đẹp của các hiện tượng xung quanh, tức là ở trẻ xuất
hiện những phản ứng tích cực khi trẻ tiếp xúc trực tiếp với cái đẹp, khiến trẻ
thấy gắn bó tha thiết với những con người và cảnh vật xung quanh, kích thích
chúng làm những việc tốt để đem lại niềm vui cho mọi người, và đây cũng là
bước đầu hình thành nên tình cảm đạo đức con người.
Trẻ mẫu giáo nhỡ đang ở giai đoạn phát triển mạnh mẽ về tư duy, tình
cảm, trí tuệ. Đây là giai đoạn có bước ngoặt lớn đối với sự thay đổi tâm lí của
trẻ, vì thế người lớn phải thường xuyên trò chuyện với trẻ, cho trẻ tiếp xúc với
các sự vật hiện tượng xung quanh để kích thích những tình cảm tốt đẹp của
trẻ. Bước đầu giúp trẻ hình thành nhân cách con người mới với đầy đủ những
phẩm chất đạo đức và tư duy năng động, sáng tạo.
1.2. Gới thiệu chương trình cho trẻ KPKH về MTXQ
1.2.1. Mục tiêu, nội dung cho trẻ KPKH về MTXQ ở mầm non
Ở lứa tuổi nhà trẻ chưa có chương trình riêng về tổ chức cho trẻ KPKH
về MTXQ. Nội dung này được lồng ghép vào các nội dung phát triển thể chất,
nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mĩ và được thực hiện
thông qua các hoạt động chơi - tập, hoạt động với đồ vật hay tiết học “Nhận
biết, tập nói” ở nhà trẻ.
Khác với nhà trẻ, lứa tuổi mẫu giáo đã có chương trình riêng về cho trẻ
KPKH về MTXQ. Tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ đã được tách thành môn
học riêng và phân phối thành tiết học. Nội dung này được thực hiện thông qua
các tiết học, hoạt động ngoài trời hay các thời điểm trong sinh hoạt hàng
ngày; trong đó yêu cầu, nội dung cho trẻ làm quen được cấu trúc, phân phối
phù hợp với trình độ nhận thức của trẻ ở từng độ tuổi MGB, MGN và MGL.
Mục tiêu cho trẻ KPKH về MTXQ:
Về kiến thức:
- Củng cố, chính xác hóa những biểu tượng cũ; cung cấp biểu tượng mới
và mở rộng hiểu biết cho trẻ về thế giới xung quanh một cách khoa học,
hệ thống.
- Trang bị cho trẻ vốn hiểu biết cơ bản, ban đầu về tự nhiên, xã hội và con
người.
Về kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, khả năng tri giác; rèn luyện và phát triển tư
duy cho trẻ.
- Rèn luyện và phát triển các kĩ năng khác như: vận động, âm nhạc, tạo
hình; các kĩ năng xã hội.
- Phát triển ngôn ngữ: mở rộng, hệ thống hóa và tích cực hóa vốn từ cho
trẻ; rèn kĩ năng diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, đủ ý, đúng ngữ pháp.
Về thái độ:
- Giáo dục tình cảm, đạo đức cho trẻ: giáo dục trẻ gần gũi, thân thiện với
môi trường tự nhiên và xã hội.
- Giáo dục thể chất, thẩm mĩ; giáo dục trẻ biết yêu quý và trân trọng cái
đẹp ở xung quanh.
- Giáo dục trẻ có thái độ, thói quen và hành vi ứng xử đúng đắn với
MTXQ.
Nội dung cho trẻ KPKH về MTXQ:
Như các môn học khác, nội dung cho trẻ KPKH về MTXQ ở mẫu giáo
cũng được thực hiện thông qua các chủ đề khác nhau. Cụ thể, ở cả ba lứa tuổi
mẫu giáo, trẻ đều được tìm hiểu về hai chủ đề lớn là môi trường tự nhiên và
môi trường xã hội. Những nội dung về tự nhiên và xã hội mà trẻ được khám
phá sẽ được thực hiện theo từng chủ điểm giáo dục nhất định và được cụ thể
hóa qua các chủ đề/chủ đề nhánh như: Trường mầm non; Bản thân, Gia đình,
Nghề nghiệp, Động vật, Thực vật, PTGT, Quê hương, đất nước, Bác Hồ,... Có
thể khái quát cấu trúc nội dung cho trẻ KPKH về MTXQ theo sơ đồ sau:
MTXQ
MTTN
TNHS
Động vật
Thực vật
TNVS
Đất, đá,
cát, sỏi,
nước,
không
khí, ánh
sáng,…
MTXH
HTTN
Nắng,
mưa, gió
Bầu trời
MT hẹp
-Bản thân
-Gia đình
-Trường
Các mùa
MN
MT rộng
Quê hương
Đất nước
Bác Hồ
Các
tỉnh
thành
Nghề nghiệp
Các qui định,
các luật lệ
Đồ vật
Đồ dùng
Đồ chơi
PTGT
Nội dung cho trẻ KPKH về MTXQ được thực hiện thông qua các chủ đề
song yêu cầu, mức độ và nội dung cho trẻ làm quen sẽ được nâng cao dần
theo từng lứa tuổi (tính đồng tâm và phát triển của nội dung chương trình).
Với mỗi chủ đề, đề tài cụ thể đòi hỏi trẻ phải có những hiểu biết nhất định về
chủ đề, đề tài đó. Nghĩa là ở cả 3 lứa tuổi, trẻ đều phải có vốn kiến thức cơ
bản về cùng đối tượng mà trẻ làm quen trong chủ đề (trẻ biết tên gọi, các đặc
điểm, cấu tạo, vai trò, lợi ích,…của đối tượng). Và trên nền tảng vốn kiến
thức chung đó, trẻ sẽ được mở rộng dần hiểu biết về đối tượng theo sự phát
triển của lứa tuổi (trẻ càng lớn thì các yêu cầu càng cao hơn, phạm vi làm
quen càng rộng hơn, kiến thức càng tổng hợp và khái quát hơn).
1.2.2. Chương trình cho trẻ KPKH về MTXQ - lứa tuổi MGN (4 - 5 tuổi)
1.2.2.1. Mục tiêu cho trẻ KPKH về MTXQ - lứa tuổi MGN
Mục tiêu, nội dung cho trẻ KPKH về MTXQ được người nghiên cứu
trình bày theo “Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non
- mẫu giáo nhỡ (4 - 5 tuổi)” và “ Chương trình giáo dục mầm non” được ban
hành theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT, ngày 25/7/2009 của Bộ
GD&ĐT. Cũng như các lĩnh vực giáo dục khác, nhìn chung việc thực hiện
chương trình cho trẻ KPKH về MTXQ được căn cứ dựa theo các tài liệu
hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên, trên thực tế, việc lựa chọn và tiến
hành các nội dung cho trẻ KPKH về MTXQ vẫn có sự điều chỉnh nhất định
cho phù hợp với từng đối tượng và điều kiện thực tiễn của mỗi trường, lớp,
địa phương.
Mục tiêu cho trẻ KPKH về MTXQ - lứa tuổi MGN:
Về kiến thức: tiếp tục cung cấp cho trẻ những biểu tượng (tên gọi, một số đặc
điểm) của các sự vật, hiện tượng gần gũi xung quanh trẻ; bước đầu nhận biết
các mối liên hệ đơn giản của các đối tượng gần gũi, quen thuộc cũng như cảm
nhận được sự phong phú đa dạng của các sự vật, hiện tượng. Cụ thể:
- Trẻ nhận biết được một số đặc điểm giống và khác nhau của bản thân với
những người gần gũi.
- Nói được địa chỉ, số điện thoại của gia đình.
- Nhận biết được một số công cụ, sản phẩm, ý nghĩa của một số nghề
nghiệp phổ biến và gần gũi.
- Biết tên của một vài danh lam thắng cảnh của quê hương, đất nước.
- Nhận ra mối liên hệ đơn giản giữa các sự vật, hiện tượng quen thuộc.
Về kĩ năng:
- Trẻ so sánh được những điểm giống và khác nhau giữa các đối tượng,
phân loại được các đối tượng theo 1-2 dấu hiệu cho trước.
- Rèn kĩ năng quan sát (có thể quan sát hai hay nhiều đối tượng cùng lúc),
khả năng tri giác và phát triển tư duy cho trẻ.
- Rèn khả năng chú ý và ghi nhớ có chủ định.
- Rèn luyện khả năng hợp tác, thỏa thuận với bạn bè trong học tập, lao
động, vui chơi,…
- Trẻ biết sử dụng ngôn ngữ mạch lạc; biết đặt câu hỏi, nêu nhận xét về
các sự vật, hiện tượng ở xung quanh.
Về thái độ:
- Trẻ thích tìm hiểu, khám phá đồ vật và hay đặt các câu hỏi: Tại sao?, Để
làm gì?,…
- Trẻ biết yêu quý, trân trọng cái hay, cái đẹp trong tự nhiên và xã hội; có
thói quen, hành vi ứng xử đúng đắn với MTXQ.
- Trẻ biết thể hiện hành vi văn hóa trong giao tiếp, ứng xử với mọi người.
1.2.2.2. Yêu cầu, nội dung giáo dục theo độ tuổi
Như đã trình bày ở trên, ngoài các yêu cầu chung theo quy định của Bộ
GD&ĐT, thực tế việc thực hiện chương trình cho trẻ KPKH về MTXQ vẫn có
sự điều chỉnh nhất định so với Chương trình giáo dục mầm non mà Bộ ban
hành (áp dụng chung cho các trường mầm non trên toàn quốc). Về cơ bản, nội
dung cho trẻ KPKH về MTXQ gồm 8 chủ điểm. Song khi xây dựng kế hoạch
giảng dạy cho từng tuần, tháng; việc lựa chọn đề tài trong mỗi chủ điểm cũng
như xác định yêu cầu, nội dung giáo dục cho từng độ tuổi lại có sự khác nhau
tùy điều kiện của từng trường, từng địa phương. Trên cơ sở tổng kết việc thực
hiện chương trình giáo dục ở một số trường mầm non, dưới dây tác giả trình
bày các gợi ý đề tài thường được tổ chức theo từng chủ điểm và yêu cầu giáo
dục đối với trẻ MGN trong các chủ điểm đó.
Gợi ý đề tài theo từng chủ điểm:
Chủ đề
Trường mầm non
(2 tuần)
Gợi ý tên bài
- Ngày hội đến trường
- Lớp học của bé
- Tết trung thu
Bản thân
-Tôi là ai?
(4 – 5 tuần)
- Cơ thể tôi
- Tôi cần gì để lớn và khỏe mạnh (chăm sóc vệ
sinh, nề nếp thói quen)
Gia đình
(4 – 5 tuần)
- Gia đình tôi (các thành viên, công việc gia
đình)
- Gia đình sống chung một ngôi nhà
- Ngày hội của các cô giáo (20/11)
- Nhu cầu gia đình ( lồng ghép vai trò của dinh
dưỡng với sức khỏe)
Nghề nghiệp ( theo 6 - Giao thông (lái xe, lái tàu, phi công…)
loại nghề)
- Xây dựng ( thợ xây, thợ mộc, kiến trúc sư)
(4 – 5 tuần)
- Dịch vụ ( bán hàng, thợ may, thợ làm tóc)
- Chăm sóc sức khỏe ( bác sĩ, y tá…)
- Giúp đỡ cộng đồng (cảnh sát, bộ đội, người
đưa thư, giáo viên…
- Lồng ghép ngày của các chú bộ đội
- Sản xuất (nông dân, công nhân, đầu bếp)
Thế giới động vật
- Một số vật nuôi trong gia đình
(4 – 5 tuần)
- Một số con vật sống trong rừng
- Cá
Thế giới thực vật
- Cây xanh
(4 – 5 tuần)
- Tết nguyên đán - Mùa xuân
( Lồng ghép thức ăn trong ngày tết)
- Một số loại rau
-Một số loại quả (Lồng ghép thức ăn có giá trị
dinh dưỡng của các loại rau quả)
Ngày hội của bà, mẹ, của cô và các bạn gái (8/3)
Giao thông
- Một số luật lệ giao thông
(4 – 5 tuần)
- Một số phương tiện giao thông
- Nước
- Một số hiện tượng tự nhiên (gió, mặt trời, mặt
Một số hiện tượng tự nhiên
trăng, các vì sao,…)
- Mùa hè của bé
Nước
Quê hương đất nước
- Thủ đô Hà Nội
- Một số danh lam thắng cảnh của địa phương
Bác Hồ
- Ngày sinh nhật Bác
- Bác Hồ với các cháu thiếu niên nhi đồng
Lưu ý: Các ngày hội, ngày lễ tùy vào từng năm học mà được sắp xếp
vào các chủ điểm khác nhau, không nhất thiết ngày lễ, ngày hội này phải ở
chủ điểm này mà năm khác nó có thể ở chủ điểm khác, tùy theo kế hoạch hoạt
động của trường năm đó. Cốt yếu là các ngày lễ, ngày hội đó phải được tổ
chức đúng ngày hoặc có thể xê dịch 1 - 2 ngày tùy thuộc vào điều kiện của
nhà trường.
Yêu cầu giáo dục đối với trẻ MGN theo từng chủ điểm:
Stt
Chủ đề
Kiến thức cần đạt được
1
Trường mầm non
- Trẻ biết tên, địa chỉ của trường lớp
- Tên, công việc của cô giáo và các cô bác
trong trường.
- Họ tên và một vài đặc điểm của các bạn.
- Các hoạt động của trẻ ở trường.
- Đặc điểm, công dụng, cách sử dụng đồ
chơi.
- So sánh sự khác nhau và giống nhau của 23 đồ chơi.
- Phân loại theo 1-2 dấu hiệu.
2
Bản thân
- Trẻ biết tên, tuổi, giới tính, đặc điểm bên
ngoài, sở thích của bản thân.
- Trẻ biết chức năng các giác quan và các bộ
phận khác của cơ thể.
3
Gia đình
-Trẻ biết họ, tên công việc của bố, mẹ,
những người thân trong gia đình và công
việc của họ.
- Một số nhu cầu của gia đình
- Địa chỉ gia đình
- Đặc điểm, công dụng và cách sử dụng đồ
dùng gia đình.
- Một số mối liên hệ đơn giản giữa đặc điểm
cấu tạo với cách sử dụng đồ dùng quen
thuộc
- So sánh sự giống và khác nhau của 2 - 3
đối tượng, phân loại theo 1- 2 dấu hiệu.
4
Nghề nghiệp (6 loại - Tên gọi, công cụ, sản phẩm, các hoạt động,
nghề nghiệp)
ý nghĩa của các nghề phổ biến, nghề truyền
thống của địa phương.
5
Thế giới động vật
- Đặc điểm bên ngoài của các con vật, ích lợi
và tác hại đối với con người.
- So sánh sự khác nhau và giống nhau của 2
con vật, phân loại con vật theo 1- 2 dấu hiệu.
- Quan sát, phán đoán mối liên hệ giữa con
vật với môi trường sống.
- Cách chăm sóc và bảo vệ con vật.
6
Thế giới thực vật
- Đặc điểm bên ngoài của các loại cây, rau,
quả…
- So sánh sự khác nhau và giống nhau của 2
loại cây, rau, quả…, phân loại theo 1 - 2 dấu
hiệu.
- Quan sát, phán đoán mối liên hệ giữa cây,
quả, hoa… với môi trường sống.
- Cách chăm sóc và bảo vệ các loài thực vật.
7
Ngày hội của bà, mẹ, - Trẻ biết được đặc điểm nổi bật, ý nghĩa của
của cô và các bạn nữ các ngày lễ hội.
8/3. Các ngày lễ hội
- Biết các hoạt động thường được tổ chức
trong ngày lễ hội.
- Trẻ biết thể hiện đúng tình cảm của mình
tương ứng với các ngày lễ hội.
8
Giao thông
- Trẻ biết tên, đặc điểm, công dụng của một
số phương tiện giao thông quen thuộc.
- Phân loại phương tiện giao thông theo 1 - 2
dấu hiệu.
9
Nước
Một số hiện tượng tự
nhiên
Bác Hồ với các cháu
thiếu nhi
- Các nguồn nước trong môi trường sống.
- Ích lợi của nước với đời sống con người,
con vật và cây.
- Một số đặc điểm, tính chất của nước.
- Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và
cách bảo vệ nguồn nước.
- Một số hiện tượng thời tiết theo mùa và
ảnh hưởng của nó đến sinh hoạt của con
người.
- Nhận biết sự khác nhau giữa ngày và đêm
- Không khí, các nguồn ánh sáng và sự cần
thiết của nó với cuộc sống con người, con
vật và cây.
- Một vài đặc điểm, tính chất của đất, đá, sỏi,
cát.
1.3 Hướng dẫn trẻ khám phá môi trường xung quanh thông qua hình
thức tổ chức ngày lễ hội ở trường mầm non.
1.3.1. Mục đích, ý nghĩa của hình thức tổ chức ngày lễ hội trong hướng
dẫn trẻ khám phá MTXQ
Khái quát về hình thức tổ chức ngày lễ hội ở trường mầm non:
Tổ chức ngày hội ngày lễ là hình thức giúp trẻ tham gia vào cuộc sống
xã hội tại những thời điểm có ý nghĩa nhằm giáo dục tình cảm, đạo đức, thói
quen và hành vi ứng xử phù hợp cho trẻ; giáo dục trẻ những phong tục, truyền
thống tốt đẹp của dân tộc; đem lại niềm vui sướng và góp phần giáo dục toàn
diện cho trẻ.
Ở trường mầm non, các ngày hội ngày lễ được tổ chức trong phạm vi lớp
học hoặc tổ chức như một ngày hội cho trẻ toàn trường tham gia với những
nội dung phong phú như: văn nghệ, chơi trò chơi, giao lưu, trò chuyện,… Với
hình thức này trẻ không chỉ được làm quen, khám phá về cuộc sống xã hội,
được tham gia vào các trò chơi tập thể mà còn được tham dự những hoạt động
đặc trưng của ngày lễ, ngày hội đó.
Vai trò, ý nghĩa của hình thức tổ chức ngày lễ hội với việc hướng dẫn trẻ
KPKH về MTXQ:
Tổ chức ngày lễ hội là một hoạt động giáo dục quan trọng trong việc
chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non; góp phần tích cực vào sự phát triển
trí tuệ, thể chất, tình cảm, thẩm mĩ cho trẻ. Cụ thể, vai trò của ngày lễ hội đó
là:
- Giúp trẻ thấy được ý nghĩa của các ngày lễ hội, từ đó trẻ ghi nhớ và có
thái độ, hành vi ứng xử đúng đắn với những người là trung tâm của ngày
lễ và với những người xung quanh.
- Thông qua hoạt động nghệ thuật trong các ngày lễ hội, trẻ được ôn
luyện, củng cố các nội dung đã học; mở rộng vốn hiểu biết xã hội và
hình thành các kĩ năng xã hội cho trẻ.
- Gây hứng thú và tạo cho trẻ những xúc cảm thẩm mĩ tích cực.
- Giáo dục tình cảm, đạo đức; giáo dục những truyền thống tốt đẹp của
dân tộc.
1.3.2. Các ngày lễ hội thường tổ chức cho trẻ ở trường MN
Trên thực tế, việc lựa chọn tổ chức các ngày lễ, hội ở các trường mầm non
có sự khác nhau tùy thuộc điều kiện thực tiễn của trường, lớp, địa phương.
Nhìn chung, các ngày lễ hội thường được tổ chức ở trường mầm non gồm:
- Ngày Khai giảng, ngày tổng kết năm học
- Các ngày lễ trong năm: ngày ngày Tết thiếu nhi (Rằm tháng tám), ngày
20/11, tết Nguyên Đán, ngày 08/3, ngày 19/5, ngày 01/6,…
- Các ngày lễ hội truyền thống ở địa phương.
- Ngày hội khi kết thúc một chủ đề (có thể tổ chức cho từng khối, lớp)
như: ngày hội “Chúng em với thế giới thực vật”; “Gia đình của chúng
em”;…
Ngày hội đến trường: Ngày khai trường được coi là “ngày hội đến
trường” của bé. Vì vậy, nhà trường cần tổ chức long trọng, tạo quang cảnh vui
tươi, phấn khởi, làm cho trẻ háo hức, vui sướng tham gia vào ngày lễ và nồng
nhiệt chào đón các bạn mới (trẻ 3 tuổi) vào trường.
Tết trung thu: Là ngày tết dành riêng cho các cháu thiếu niên, nhi đồng.
Tết Trung thu tổ chức vào ngày rằm tháng tám. Có thế giới thiệu cho trẻ về
thời tiết mùa thu, về trăng, các loại hoa quả, trang phục của mọi người,… Tổ
chức chương trình Trung thu cần chú ý đến các hoạt động bày cỗ, rước đèn,
phá cỗ, hát múa dân gian,…
Ngày hội của thầy, cô giáo (20/11): Giáo dục truyền thống tôn sư trọng
đạo của dân tộc Việt Nam, giới thiệu công việc của các cô giáo trong trường,
chú ý giáo dục tình cảm mến yêu, biết ơn của trẻ đối với cô giáo. Để tổ chức
ngày này, cần chuẩn bị từ trước, trong các giờ học nghệ thuật, các buổi hoạt
động ngoài giờ, tổ chức cho trẻ làm những vật phẩm tặng cô, học các bài hát,
bài thơ, vẽ tranh, kể chuyện về cô giáo (về bố mẹ là giáo viên).
Tết Nguyên đán là tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Cần tổ chức cho
trẻ đón xuân, đón Tết năm mới với tâm trạng vui mừng. Giới thiệu cho trẻ
những phong tục, tập quán tốt đẹp trong ngày tết: chúc tết bố mẹ, người thân,
thầy cô giáo…, mọi người mặc quần áo đẹp, tổ chức sum họp, mừng thọ
người cao tuổi, tổ chức các trò chơi dân gian; thời tiết mùa xuân, cây cối đâm
trồi nảy lộc, không khí trong lành, vui vẻ; mỗi dân tộc có những tập quán,
phong tục đón tết khác nhau… Nên tổ chức Tết Nguyên đán vào ngày cuối
cùng trẻ ở trường, trước khi nghỉ tết, tập trung vào chủ đề mùa uân, giáo dục
trẻ tình cảm gắn bỏ gia đình, tình yêu thiêm nhiên, tình cảm giữa các dân
tộc,…
Ngày quốc tế Phụ nữ (8/3): Tạo ra được quang cảnh chào mừng, phấn
khởi và các hoạt động thiết thực để nhận biết ngày 8/3 là ngày vui của các bà,
các mẹ, các cô giáo, các bạn gái. Thông qua việc tổ chức ngày lễ, giáo dục trẻ
lòng kính trọng, biết ơn và tình cảm của trẻ với bà, mẹ, cô giáo và tôn trọng
các bạn gái.
Ngày sinh nhật Bác Hồ (19/5): Tổ chức kỉ niệm với hình thức sinh động,
những tiết mục văn nghệ, nghệ thuật có nội dung thiết thực: Giới thiệu về quê
hương của Bác, về thủ đô Hà Nội, nơi Bác đã sống và làm việc, về tình cảm
của Bác với các cháu thiếu niên, nhi đồng.
Ngày Quốc tế Thiếu nhi (01/6): ngày hội của thiếu nhi và lễ ra trường
của các cháu mẫu giáo lớn. Tổ chức ngày 1/6 với nội dung giáo dục tình đoàn
kết với các bạn thiếu nhi quốc tế. Nhân dịp này, có thể tổ chức ngày ra trường
cho các cháu mẫu giáo lớn. Cần tổ chức nhẹ nhàng, ngắn gọn tạo cho trẻ một
tâm trạng thoải mái, thể hiện tình cảm yêu mến, lưu luyến tiễn trẻ 5 tuổi lên
lớp , để lại cho trẻ những ấn tượng tốt đẹp về trường, về lớp học của mình.