Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Đề tài NC KHSP ứng dụng Nâng cao kỹ năng giao tiếp ứng xử của học sinh thông qua dạy tích hợp kỹ năng sống môn GDCD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (436.85 KB, 40 trang )

MỤC LỤC
Trang
I. Kế hoạch nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng...................................2
II. Tóm tắt đề tài...............................................................................................4
III. Giới thiệu....................................................................................................6
IV. Phương pháp...............................................................................................8
1. Khách thể nghiên cứu.............................................................................8
2. Thiết kế nghiên cứu................................................................................8
3. Quy trình nghiên cứu..............................................................................9
4. Đo lường và thu thập dữ liệu..................................................................10
V. Phân tích dữ liệu và bàn bạc kết quả.........................................................11
VI. Kết luận và khuyến nghị............................................................................14
VII. Tài liệu tham khảo.....................................................................................15
VIII. Phụ lục......................................................................................................16
IX. Phiếu đánh giá.............................................................................................33
X. Phiếu đánh giá,xếp loại................................................................................36

1


KẾ HOẠCH
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
------------- Tên đề tài: Nâng cao kỹ năng giao tiếp ứng xử của học sinh lớp 9A6 trường
THCS Thạnh Đức thông qua dạy tích hợp kỹ năng sống môn GDCD.
- Người nghiên cứu: Võ Hồng Yến
- Đơn vị (trường, huyện): Trường THCS Thạnh Đức, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây
Ninh.
Bước

Hoạt động


1. Hiện trạng/
nguyên nhân

1. Học sinh học tập môn Giáo dục công dân, đa số các
em cho là môn học phụ và có nhiều em chán học, không
tích cực với môn học.
• Tiếp thu kiến thức, hình thành kĩ năng chậm
• Chất lượng môn học còn rất thấp
• Nhiều học sinh phần lớn chỉ học tủ, học vẹt nhằm
đối phó với giáo viên,…
2. Nguyên nhân của sự việc trên do:
- Một vài giáo viên chưa thật sự đầu tư, chưa nhiệt tình
trong công tác giảng dạy cũng như chưa tích cực đổi mới
phương pháp dạy học dẫn đến giờ học khô khan, không
đọng lại trong tấm trí học sinh một hình ảnh hoặc một ấn
tượng nào.
- Học sinh thờ ơ với việc học trên lớp, thường xuyên
không chuẩn bị bài ở nhà.
- Đa số học sinh lớp 9 học một cách thụ động. Đó cũng
chính là một trong những nguyên nhân làm cho học sinh
không phát huy tính tích cực của mình, chất lượng thấp.
3. Trong các nguyên nhân làm cho học sinh chưa nhận
thức hết tầm quan trọng của môn học, cho rằng đây là
môn học phụ nên tôi chọn: Nâng cao kỹ năng giao tiếp
ứng xử học sinh lớp 9A6 trường THCS Thạnh Đức thông
qua dạy tích hợp kỹ năng sống môn GDCD.

2. Giải pháp
thay thế


1. Nâng cao kỹ năng giao tiếp ứng xử học sinh lớp 9A6
trường THCS Thạnh Đức thông qua dạy tích hợp kỹ
năng sống môn GDCD.
2. Việc dạy học không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ kiến
thức mà quan trọng hơn là trong quá trình phát triển nhân
2


cách của học sinh.
3. Vấn đề nghiên - Việc ứng dụng kỹ năng giao tiếp ứng xử có làm tăng
cứu
kết quả học tập cuả học sinh lớp 9A6 trường THCS
Thạnh Đức thông qua dạy tích hợp kỹ năng sống môn
GDCD hay không?
- Có, nó nâng cao kết quả học tập của học sinh trong môn
Giáo dục công dân.
4. Thiết kế

Kiểm tra trước tác động và sau tác động với các nhóm
tương đương.

5. Đo lường

Sử dụng công cụ là các bài kiểm tra học kì I và kiểm tra
giữa học kì II.

6. Phân tích

1. Lựa chọn phép kiểm chứng phù hợp:
- T-test độc lập.

2. Phân tích và giải thích dữ liệu.

7. Kết quả

Ghi nhớ kiến thức tại lớp, giờ học thoải mái, sinh
động hơn, tính độc lập cao, với cách dạy học tích cực này
sẽ tác động vào tình cảm, ý thức của học sinh, để các em
dần thay đổi mình theo chiều hướng tích cực mà không
phải là sự áp đặt.

3


1. TÓM TẮT
Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa với mục tiêu
năm 2020 Việt Nam sẽ từ một nước nông nghiệp trở thành nước công nghiệp, hội
nhập với cộng đồng quốc tế. Môn học Giáo dục công dân ở trường THCS nhằm giáo
dục cho học sinh các chuẩn mực xã hội ở mức độ phù hợp với lứa tuổi, trên cơ sở đó
góp phần hình thành những nhân cách của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay, phù hợp với xu thế phát triển và tiến bộ của thời đại. Một trong những nhân tố
quyết định thắng lợi của cuộc đấu tranh tự khẳng định để phát triển, giáo dục được
xem là “công cụ mạnh nhất” để đào tạo một thế hệ trẻ thật sự có năng lực, phát triển
toàn diện cả tài lẫn đức.
Ở Việt Nam, để nâng cao chất lượng toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân
lực phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và
nhu cầu phát triển của người học, giáo dục phổ thông đã và đang đổi mới mạnh mẽ
theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỷ XXI, mà thực chất là cách tiếp cận kỹ năng
sống, đó là: “Học để biết, Học để làm, Học để tự khẳng định mình và Học để cùng
chung sống”. Mục tiêu giáo dục phổ thông đã và đang chuyển hướng từ chủ yếu là
trang bị kiến thức sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em học sinh.

Phương pháp giáo dục cũng đã và đang được đổi mới theo hướng phát huy tính
tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của người học, phù hợp với đặc điểm của từng
lớp học, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng
kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập
cho học sinh. Đặc biệt, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh được xác định là một
trong những nội dung cơ bản của Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông, giai đoạn 2008 – 2013 do Bộ
Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo.
Như ta đã biết, kỹ năng sống là một nội dung giáo dục hết sức quan trọng cần
được thực hiện một cách có hệ thống và thường xuyên trong nhà trường. Giáo dục
kỹ năng sống giúp học sinh có những hiểu biết và được rèn luyện các hành vi có
trách nhiệm đối với bản thân và cộng đồng, phòng ngừa những hành vi có hại cho
sức khỏe thể chất và tinh thần, tăng cường khả năng nhận thức xã hội, khả năng
thích ứng với cuộc sống cũng như khả năng ứng phó linh hoạt, tích cực với những
thách thức trong cuộc sống hằng ngày.
Với đặc trưng của môn GDCD về khoa học xã hội và nhân văn, người giáo
viên không những cung cấp kiến thức mà còn bồi dưỡng cho học sinh năng lực
giao tiếp, nhận thức về xã hội và con người, năng lực tư duy, làm giàu xúc cảm
thẩm mỹ và định hướng thị hiếu để hoàn thiện nhân cách. Vì thế, ở môn GDCD có
những khả năng đặc biệt trong việc giáo dục các kỹ năng sống cho học sinh.
4


Nội dung giáo dục kỹ năng sống đã được tích hợp trong quá trình giảng dạy ở
một số môn học ở nhà trường phổ thông. Nhưng giáo dục thế nào để việc tích hợp
kỹ năng sống không đi theo lối mòn cứng nhắc, giáo điều đó là điều không đơn
giản. Với niềm trăn trở đó, tôi quyết định chọn và nghiên cứu đề tài: “Nâng cao kỹ
năng giao tiếp ứng xử của học sinh lớp 9A6 trường THCS Thạnh Đức thông
qua dạy tích hợp kỹ năng sống môn GDCD ” để tìm ra phương pháp tích hợp kỹ
năng sống phù hợp, đem lại kết quả giảng dạy tốt nhất. Từ đó góp phần đào tạo

những thế hệ học sinh có đủ đức, đủ tài xây dựng, phát triển đất nước.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai lớp tương đương: Lớp 9a6 được chọn làm
lớp thực nghiệm; Lớp 9a3 làm lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được dạy tích
hợp kỹ năng sống trong các tiết học còn lớp đối chứng dạy bình thường. Kết quả
cho thấy tác động có ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập của học sinh. Điểm trung
bình sau tác động của lớp thực nghiệm là 8.4 còn lớp đối chứng là 7.5 và kết quả
kiểm chứng T-test cho thấy p = 0,003 (P < 0,05) chứng tỏ tác động là có ý nghĩa.
Điều này chứng minh rằng việc dạy tích hợp kỹ năng sống vào dạy học môn
GDCD ở trường THCS Thạnh Đức đã làm tăng kết quả học tập của học sinh đồng
thời giúp các em có được những kỹ năng giao tiếp ứng xử tốt với thầy cô, bạn
bè...

5


2. GIỚI THIỆU
2.1. Hiện trạng:
Lượng thời gian dành cho bộ môn GDCD còn ít (1 tiết/1 tuần). Sách mới viết
hiện nay nội dung rất phong phú, hợp với trình độ học sinh nhưng việc tích hợp kỹ
năng sống ở các tiết dạy còn ít tài liệu. Nếu giáo viên dạy bộ môn mà không có sự
đầu tư thì giờ học sẽ rất nhàm chán, thậm chí học sinh không chú ý lắng nghe.
Thực trạng cho thấy, học sinh chưa được rèn luyện kỹ năng sống phù hợp. Thông
qua việc dự giờ các lớp và tình hình giảng dạy chung của giáo viên các khối lớp,
tôi nhận thấy điểm hạn chế tồn tại tập trung ở phương pháp truyền thụ kiến thức
của giáo viên đến học sinh. Trước hết là sự đầu tư cho giờ dạy còn hạn chế, chưa
chuẩn bị tốt tài liệu, các bài tập tình huống nhằm rèn cho các em cách ứng xử, giao
tiếp thích hợp với mọi đối tượng. Mà đặc thù của việc dạy học môn GDCD là phải
luôn gắn bó chặt chẽ với cuộc sống thực tiễn. Giáo viên phải hướng dẫn học sinh
liên hệ giữa bài học GDCD với đời sống đạo đức, pháp luật của cá nhân, gia đình,
tập thể và địa phương. Để có thể làm tốt điều đó thì việc lồng ghép tích hợp kỹ

năng sống cho học sinh trong các giờ dạy có vai trò rất quan trọng.
2.2. Nguyên nhân:
- Tài liệu cung cấp còn hạn chế.
- Phương pháp giảng dạy chưa phù hợp.
- Giáo viên ít đầu tư sưu tầm và sử dụng tư liệu thực tế.
- Khả năng độc lập suy nghĩ của học sinh chưa cao.
- Việc ứng xử của học sinh với môi trường sống còn hạn chế.
2.3. Giải pháp thay thế:
- Vận dụng tốt các kỹ năng giao tiếp ứng xử.
- Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực, một số kỹ thuật dạy
học tích cực, lựa chọn các nội dung lồng ghép phù hợp giúp người học tích cực
hoạt động tìm hiểu bài và tiếp thu kiến thức một cách nhanh chóng hiệu quả hơn.
* Vấn đề nghiên cứu có nhiều bài viết liên quan như:
- Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS – Mai Thị Kim Oanh
(Trung tâm Tâm lí học và giáo dục học viện khoa học giáo dục Việt Nam)
- Chuyên đề “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS” Phòng giáo dục và
đào tạo Phú Lương Thái Nguyên.
- Giáo trình chuyên đề kỹ năng sống-PGS TS Nguyễn Thanh Bình.
2.4 Một số nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài:
6


1. Văn kiện Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ IX. NXB Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 2001.
2. Điều 14 Hiến pháp năm 1992.
3. Sách giáo khoa GDCD lớp 9, Sách giáo viên GDCD lớp9, Sách thiết kế dạy
học GDCD 9, NXB giáo dục.
4. Tích hợp kỹ năng sống, Nguyễn Văn Kỷ, NXB Hà Nội
5. Phương pháp Phát huy tính tích cực của học sinh NXB giáo dục
6. Các Phương pháp dạy học hiệu quả - TS. Trịnh Văn Biều – ĐHSP.

TPHCM
7. Tài liệu tập huấn đổi mới PPDH GDCD trường THCS
8. Một số website và báo điện tử khác...
2.5 Vấn đề nghiên cứu:
Dạy học tích hợp kỹ năng sống ở môn GDCD có nâng cao kỹ năng giao tiếp
ứng xử của học sinh không? Kết quả học tập của học sinh ở môn này có tăng lên
hay không?
2.6 Giả thuyết nghiên cứu:
Dạy học tích hợp kỹ năng sống ở môn GDCD có nâng cao kỹ năng giao tiếp
ứng xử cũng như kết quả học tập môn GDCD lớp 9a6 trường THCS....

7


3. PHƯƠNG PHÁP
3.1 Khách thể nghiên cứu:
- Khách thể được sử dụng để thực hiện nghiên cứu đề tài là học sinh các lớp
9a6, 9a3 trường THCS Thạnh Đức vì các đối tượng này có nhiều thuận lợi cho việc
nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng về cả phía đối tượng học sinh và giáo
viên.
- Chọn 2 lớp: lớp 9a6 và lớp 9a3, là hai lớp có nhiều điểm tương đồng: sĩ số
lớp, trình độ học sinh, số lượng, giới tính, độ tuổi, dân tộc,... Hơn nữa, đây là hai
lớp được tôi trực tiếp giảng dạy trong quá trình nghiên cứu. Những yếu tố đó sẽ tạo
điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của tôi.
Tôi chọn lớp 9a6 làm lớp thực nghiệm, lớp 9a3 làm lớp đối chứng.
Lớp

Tổng số học sinh

Nam


Nữ

Dân tộc Kinh

Lớp 9a6

33

18

15

33

Lớp 9a3

33

14

19

33

- Về ý thức học tập: Đa số các em đều chăm, ngoan, có nhiều cố gắng trong
học tập. Tuy nhiên năng lực tự học của nhiều em vẫn còn nhiều hạn chế, ít
tham gia các hoạt động chung của lớp.
- Thành tích học tập của hai lớp tương đối như nhau qua đợt khảo sát chất
lượng trước tác động.

Ý thức học tập của học sinh hai lớp: đa số học sinh đều ngoan, tích cực, chủ
động tham gia học tập. Bên cạnh đó cả 2 lớp vẫn còn một số học sinh năng lực tư
duy hạn chế, thụ động, ít tham gia các hoạt động chung của lớp.
Kết quả học tập của học sinh môn Giáo dục công dân hai lớp gần giống
nhau trong HKI ( 2014-2015)
Lớp

Xếp loại học lực môn GDCD HKI năm học 2014-2015
Kém

Tổng số

Yếu

Trung bình

Khá

Giỏi

Lớp 9a 3

5

1

22

5


33

Lớp 9a 6

2

2

16

13

33

3.2. Thiết kế nghiên cứu:
Chọn các lớp 9a5, 9a6 của trường THCS Thạnh Đức để nghiên cứu đề tài.
Lớp 9a6 là lớp thực nghiệm, lớp 9a5 là lớp đối chứng.
8


Tôi đã dùng bài kiểm tra trước tác động để khảo sát, đánh giá ghi nhớ của học
sinh về các kiến thức đã học. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai
nhóm trước tác động là có sự khác nhau, do đó tôi dùng phép kiểm chứng T-Test
độc lập ở bài kiểm tra trước tác động để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số
trung bình của hai nhóm trước khi tác động.
BẢNG KIỂM CHỨNG ĐỂ XÁC ĐỊNH CÁC NHÓM TƯƠNG ĐƯƠNG
Thực nghiệm
Đối chứng
Gía trị Tb
7.9

7.5
Lệch GT-TB
1.5
Giá trị P
0.15
Giáo viên sử dụng kết quả bài kiểm tra này và nghiên cứu sử dụng phương
pháp kiểm chứng T-test độc lập ở bài kiểm tra trước tác động ( p=0.15 (>0,05)).
Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của cả hai nhóm và còn suy ra sự chênh
lệch điểm trung bình của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng trước tác động là
không có ý nghĩa. Kết luận được kết quả học tập 2 lớp trước tác động là tương
đương nhau.
Kiểm tra sau tác động đối với các nhóm tương đương:
Sau đó giáo viên cho làm bài kiểm tra khảo sát chất lượng giữa học kì II và
lấy kết quả bài kiểm tra làm bài kiểm tra sau tác động. Cụ thể:
- Bài kiểm tra trước tác động, giáo viên ra một đề cho hai lớp cùng làm.
- Bài kiểm tra sau tác động giáo viên cho một đề cho hai lớp cùng làm.
- Tiến hành kiểm tra và chấm bài.
Bảng thiết kế nghiên cứu:
Nhóm
Lớp 9a6
( TN )
Lớp 9a5
( ĐC )

KT trước TĐ

Tác động

KT sau TĐ


O1

Dạy học có tích hợp kỹ năng
sống có nâng cao

O3

O2

Dạy học bình thường không
nâng cao

O4

Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập.
3.3 Qui trình nghiên cứu:
3.3.1 Chuẩn bị bài của giáo viên:
- Tôi trực tiếp giảng dạy ở lớp đối chứng. Khi giảng dạy các tiết học tôi thiết kế
và thực hiện kế hoạch bài bình thường.

9


- Đối với lớp thực nghiệm: Tôi trực tiếp giảng dạy ở những tiết này. Tôi đã
thiết kế giáo án có tích hợp kỹ năng sống và có sự chuẩn bị tài liệu và đồ dùng dạy
học kĩ hơn, chu đáo hơn.
3.3.2 Tiến hành dạy thực nghiệm: Thời gian tôi tiến hành dạy thực nghiệm theo
như kế hoạch dạy học đã lên ở lịch báo giảng.
Thời gian thực hiện
Ngày dạy


Môn /Lớp

Tiết theo PPCT

29/12/2014

GDCD/9

19

05/01/2015

GDCD/9

20

Tên bài dạy
Quyền và nghĩa vụ của công
dân trong hôn nhân
Quyền và nghĩa vụ của công
dân trong hôn nhân

3.4 Đo lường và thu thập dữ liệu :
Lấy kết quả bài kiểm tra học kỳ I, đề chung là kết quả bài kiểm tra trước tác
động. Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra khảo sát chất lượng giữa học kì II.
Bài kiểm tra sau tác động gồm 03 câu tự luận và giải quyết một tình huống.
Tiến hành kiểm tra và chấm bài kiểm tra
Tổ chức kiểm tra hai lớp cùng một thời điểm, cùng đề. Sau đó chấm bài theo
đáp án đã xây dựng.


10


4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN
4.1. Phân tích dữ liệu:
Bảng so sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Lớp đối chứng

Lớp thực nghiệm
(9a6)
Điểm trung bình
cộng
Độ lệch chuẩn

(9a3)

7.9

8.4

7.5

7.5

1.5

1.3

1.7


1.1

Giá trị P của T-test

0.003

Mức độ ảnh hưởng
(SMD)

1.7

Biểu đồ so sánh kết quả trung bình giữ hai lớp trước và sau tác động.
Như trên ta thấy rằng kết quả hai nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác
động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-test cho kết quả
P=0,003<0.05, cho thấy sự chênh lệch giữa điểm trung bình nhóm thực nghiệm và
nhóm đối chứng là có ý nghĩa. Điều này minh chứng là điểm trung bình lớp thực

11


nghiệm cao hơn lớp đối chứng không phải do ngẫu nhiên mà là do kết quả của sự
tác động.
Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 1.7 cho
thấy mức độ ảnh hưởng của việc dạy học tích hợp kỹ năng sống môn GDCD 9a6
có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của nhóm thực nghiệm. Giả thuyết được
kiểm chứng: “Nâng cao kỹ năng giao tiếp ứng xử của học sinh lớp 9A6 trường
THCS Thạnh Đức thông qua dạy tích hợp kỹ năng sống môn GDCD ”
Tổng hợp phần trăm kết quả theo thang bậc: Kém, yếu, TB, khá, giỏi kết quả
của lớp thực nghiệm 9a6

Lớp 9a6

Theo thang bậc điểm
Kém

Trước TĐ

Sau TĐ
0%

Cộng

Yếu

Trung bình

Khá

Giỏi

2

2

16

13

33


6.1%

6.1%

48.4%

39.4%

100%

1

1

17

14

33

51.5%

42.5%

100%

3.0%

3.0 %


Biểu đồ so sánh kết quả xếp loại trước và sau tác động của lớp thực nghiệm 9a6.
4.2 Bàn luận:
12


- Điểm trung bình của nhóm thực nghiệm 8.4 cao hơn nhóm đối chứng
7.5, chênh lệch điểm số là 8.4 – 7.5 = 0.9. Điều này cho thấy điểm số giữa hai
nhóm đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, chứng tỏ tác động là
có hiệu quả.
- Độ chênh lệch điểm trung bình tính được SMD = 1.7 chứng tỏ mức độ ảnh
hưởng của tác động là rất lớn.
- Mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn, p = 0,003 < 0,05 chứng tỏ điểm
trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng không phải ngẫu nhiên mà
do tác động mà có.
- Tác động đã có ý nghĩa lớn đối với tất cả các đối tượng học sinh. Từ đó
cho thấy việc rèn luyện kỹ năng sống ở trường THCS mà tôi nghiên cứu đã giúp
cho học sinh có thói quen xấu và hành vi tiêu cực trở thành con ngoan, trò giỏi, trở
thành người có ích cho gia đình cho xã hội.
* Hạn chế:
- Về phía học sinh: các em được gia đình nuông chiều quá trở thành các thói
quen xấu, khó thay đổi (cậu ấm, cô chiêu). Hơn thế do sức ép điểm số, do kỳ vọng
của gia đình các em thiên lệch về kiến thức (biến các em trở thành Robot chỉ ăn và
học).
- Về phía giáo viên:
+ Chương trình giảng dạy nặng do đó phải nghiêng nhiều về kiến thức.
+ Một số còn lúng túng khi vận dụng chưa thực sự khởi động, chưa gương
mẫu, chưa thực sự bắt kịp những thay đổi của xã hội
+ Chưa thực sự nắm vững về tâm lý lứa tuổi mặc dù chuyên môn rất vững.

5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

13


5.1. Kết luận:
Việc lồng ghép có thể được tiến hành ở nhiều bộ môn nhưng không thể áp
dụng được ở tất cả các chi tiết, các bài được. Do đó giáo viên thực hiện phải
nghiên cứu kĩ nội dung chương trình; phải luôn liên hệ nội dung bài học với thực tế
cuộc sống và đặc biệt phải tận dụng sự đổi mới phương pháp.
Rèn kĩ năng sống qua giờ học bộ môn Giáo dục công dân là nội dung khó và
phụ thuộc nhiều vào sự chuẩn bị của giáo viên bộ môn và nội dung bài học.
Qua đổi mới phương pháp giảng dạy và qua từng giờ học bộ môn tôi đã bước
đầu giúp đỡ học sinh rèn luyện các kỹ năng sống cơ bản đã giúp các em tiến bộ về
kỹ năng hợp tác, giao tiếp ứng xử, lắng nghe, đánh giá…có trách nhiệm, có kỹ
năng quản lý về thời gian trong học tập tốt hơn.
Chính vì thế việc dạy học tích hợp kỹ năng sống ở môn Giáo dục công dân là
hết sức cần thiết.
5.2. Khuyến nghị:
Trong khuôn khổ bài viết này, tôi xin có một vài đề xuất đối với các cấp quản
lý giáo dục, nhằm nâng cao việc sử dụng phương thức dạy học vào giảng dạy như
sau:
- Đối với cấp lãnh đạo:
Sở Giáo dục và Đào tạo tăng cường đề xuất với Bộ Giáo dục và Đào tạo
cung cấp nhiều hơn nữa các tài liệu lồng ghép, tích hợp về kỹ năng sống cho bộ
môn Giáo dục công dân.
- Nếu giáo viên sưu tầm được nhiều tư liệu bộ môn, nhà trường hãy hỗ trợ
nguồn kinh phí để thực hiện.
- Đối với giáo viên:
Điều quan trọng nhất để chất lượng, hiệu quả học tập được nâng cao thì các
giáo viên phải không ngừng sáng tạo, tìm ra nhiều tài liệu mới về vấn đề kỹ năng
sống, chuẩn bị thật tốt cho giờ dạy: phương pháp, phương tiện và đồ dùng dạy học

phù hợp để thu hút toàn bộ học sinh trong lớp tham gia và có thể hiểu bài một cách
nhanh chóng.
Tôi rất mong nhận được sự động viên cổ vũ cùng những lời góp ý chân thành
từ các thầy cô đồng nghiệp để sáng kiến này ngày một hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
14


1. Văn kiện Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ IX. NXB Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 2001.
2. Điều 14 Hiến pháp năm 2013.
3. Sách giáo khoa GDCD lớp 9, Sách giáo viên GDCD lớp9, Sách thiết kế dạy
học GDCD 9, NXB giáo dục.
4. Tích hợp kỹ năng sống, Nguyễn Văn Kỷ, NXB Hà Nội
5. Một số website và báo điện tử khác...

PHỤC LỤC: (Kèm theo)
15


Phụ lục 1: Các bài kiểm tra trước tác động và sau tác động của 2 lớp thực nghiệm
và đối chứng.
ĐỀ KIỂM TRA TRƯỚC TÁC ĐỘNG
KIỂM TRA HK I. NĂM HỌC 2014-2015
Mơn thi: GDCD K9
Thời gian: 45 phút
Câu 1 : Theo em, năng động, sáng tạo có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống và
đặc biệt là trong thời đại ngày nay? ( 3đ)
Câu 2 : Tình huống: ( 2đ )

A là lớp trưởng và thường chơi rất thân với B. Trong giờ kiểm tra, một số học sinh
quay cóp trong đó có B, các bạn bị giáo viên phát hiện, dự kiến cơ giáo sẽ trừ điểm
các bạn. Nhân danh lớp trưởng A xin phép giáo viên khơng trừ điểm B.
a) Em có ý kiến gì về việc làm của A? Vì sao?
b) Em hãy dự kiến giáo viên sẽ xử lí như thế nào?
Câu 3 : Thế nào là bảo vệ hòa bình? (2đ)
Câu 4 : Thế nào là dân chủ? Thế nào là kỉ luật? Tác dụng của dân chủ và kỉ luật đối
với đời sống xã hội? (3đ)
ĐÁP ÁN
MƠN: GDCD K9
Câu 1 : (3đ)
Năng động, sáng tạo là phẩm chất rất cần thiết của người lao động trong xã hội
hiện đại. Nó giúp con người có thể vượt qua những ràng buộc của hồn cảnh, rút
ngắn thời gian để đạt được mục đích đã đề ra một cách nhanh chóng và tốt đẹp.
Nhờ năng động, sáng tạo mà con người làm nên những kì tích vẽ vang, mang lại
niềm vinh dự cho bản thân, gia đình và đất nước.
Câu 2 : (2đ)
a) Việc làm của A là sai, là khơng chí cơng vơ tư mà chí cơng vơ tư thể hiện
sự cơng bằng, khơng thiên vị, giải quyết cơng việc theo lẽ phải, xuất phát từ
lợi ích chung, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích riêng. Ở đây A đã khơng làm
như vậy. ( 1đ )
b) Em dự đốn giáo viên sẽ phạt tất cả các bạn vi phạm, đồng thời còn nhắc
nhở cảnh cáo A. ( 1đ )
Câu 3 : (2đ)
Bảo vệ hòa bình là làm mọi việc để bảo vệ, giữ gìn cuộc sống xã hội bình n, là
dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân
tộc, tơn giáo, quốc gia, khơng để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang
Câu 4 : (3đ)
- Dân chủ là mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội, mọi người
được biết, được cùng tham gia bàn bạc, góp phần thực hiện, giám sát những cơng

việc chung của tập thể và xã hội có liên quan đến mọi người, đến cộng đồng và đất
nước. (1đ)
16


- Kỉ luật là những quy đònh chung của cộng đồng, của một tố chức xã hội, nhằm tạo
ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong cơng việc vì mục tiêu
chung. (1đ)
- Tác dụng. (1đ)
- Tạo sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí, hành động.
- Tạo điều kiện cho cá nhân và xã hội phát triển.
ĐỀ KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG:
KIỂM TRA KSCL GIỮA HK II. NĂM HỌC 2014-2015
Mơn thi: GDCD K9
Thời gian: 45 phút
Câu 1: Hơn nhân là gì? Thế nào là hơn nhân hợp pháp? (2 đ)
Câu 2: Bộ luật lao động quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ lao động
của cơng dân? (2 đ)
Câu 3: Kết hơn khi chưa đủ tuổi gọi là gì? Hãy nêu tác hại của việc kết hơn sớm?
(3 đ)
Câu 4: Vi phạm pháp luật là gì? Kể tên các loại vi phạm pháp luật mà em biết? Em
hãy phân loại các hành vi vi phạm sau và xác định trách nhiệm pháp lí. (3 đ)
- Cãi nhau, gây mất trật tự nơi cơng cộng.
- Cướp giật tài sản.
- Viết, vẽ bậy lên tường của lớp học.
- Mượn xe máy để đặt lấy tiền.
ĐÁP ÁN
MƠN: GDCD K9
Câu 1:
- Hơn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa 1 nam và 1 nữ, trên cơ sở bình đẳng, tự

nguyện, được pháp luật thừa nhận, nhằm chung sống lâu dài và xây dựng
một gia đình hòa thuận, hạnh phúc. (1 đ)
- Hơn nhân hợp pháp: hơn nhân có tình u chân chính, được pháp luật thừa
nhận. (1 đ)
Câu 2:
- Quyền lao động: mọi cơng dân có quyền làm việc, quyền tìm kiếm lựa chọn
việc làm và sử dụng sức lao động của mình làm bất kì cơng việc hợp pháp
và có ích cho xã hội.(1 đ)
- Nghĩa vụ lao động: mọi người có nghĩa vụ lao động để tự ni sống bản
thân, ni sống gia đình, góp phần tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã
hội, duy trì và phát triển đất nước.(1 đ)
Câu 3:
- Kết hơn chưa đủ tuổi gọi là tảo hơn.(1 đ)
- Tác hại việc kết hơn sớm: ảnh hưởng tới sức khỏe và việc học tập của bản
thân, với nòi giống dân tộc, với việc thực hiện trách nhiệm làm vợ, làm
chồng, làm cha làm mẹ trong gia đình.(2 đ)
Câu 4:
17


- Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực
trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp
luật bảo vệ.(1 đ)
- Có 4 loại vi phạm: vi phạm pháp luật hình sự, vi phạm pháp luật hành chính,
vi phạm pháp luật dân sự và vi phạm kỉ luật.(1 đ)
- Xác định trách nhiệm pháp lí: (1 đ)
+ Vi phạm pháp luật hành chính- Trách nhiệm hành chính.
+ Vi phạm pháp luật hình sự- Trách nhiệm hình sự.
+ Vi phạm kỉ luật- Trách nhiệm kỉ luật.
+ Vi phạm pháp luật dân sự- Trách nhiệm dân sự.


18


Phụ lục 2: Kế hoạch bài học cho nhóm thực nghiệm.
Bài 12 Tiết 19
Tuần dạy 20 Ngày dạy 29/12/2014

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG
DÂN TRONG HÔN NHÂN.
(tiết 1)
1. MỤC TIÊU:
1.1 Kiến Thức:
- Học sinh biết: Nêu được các nguyên tắc cơ bản cùa chế độ hôn nhân và gia
đình ở Việt Nam.Kể được các quyền và nghỉa vụ cơ bản của công dân trong
hôn nhân. Biết được tác hại của việc kết hôn sớm.
- Học sinh hiểu: được hôn nhân là gì.
1.2 Kỹ Năng:
- Học sinh thực hiện được: Biết thực hiện các quyền và nghĩa vụ của bản thân
trong việc chấp hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
Kĩ năng tư duy phê phán đối với những thái độ hành vi việc làm vi phạm
quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân như kết hôn sớm bạo lực gia
đình, kĩ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng, kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về
tình hình thực hiện luật hôn nhân và gia đình ở địa phương.
1.3 Thái Độ:
- Tính cách: Nghiêm chỉnh chấp hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
- Thói quen: Không tán thành việc kết hôn sớm.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
Các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở Việt Nam.
3. CHUẨN BỊ:

3.1 Giáo Viên:
- Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
3.2 Học sinh:
- Tập ghi.
- Nội dung câu hỏi gợi ý.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện : Kiểm tra sĩ số lớp
4. 2 Kiểm tra miệng ( không thực hiện GV giới thiệc chương trình HKII)
4.3 Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG 1 :( 15p)
(1)Mục tiêu :
-Kiến thức: Tìm hiểu về những thông tin đặt vấn đề.
-Kỹ năng: Biết thực hiện các quyền và nghĩa vụ của bản thân trong việc chấp
hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
(2)Phương pháp, phương tiện dạy học :
-Đặt vấn đề, tình huống ,bài tập
19


(3)Các bước hoạt động :
Hoạt động của Giáo Viên và Học Sinh

Nội Dung

Bước 1 : Vào bài
Ngày 01/10, một vụ tự tử đã xảy ra ờ Sơn La.
Dược biết nguyên nhân là do cha mẹ của một cô
gái đã ép cô tảo hôn với một người con trai ở bản
khác. Do mâu thuẩn với cha mẹ mình, cô đã tự
vẫn. Vì không muốn lập gia đình sớm đồng thới

trong thư cô viết lại cho gia đình trước khi tự
vẫn, cô đã nói lên ước mơ của thời con gái và
những dự định trong tương lai.
? Em có suy nghĩ gì về cái chết thương tâm
của cô gái đó? Theo em trách nhiệm đó thuộc
về ai?
Để giúp các em hiểu rõ hơn được vấn đề này ta
tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.
Bước 2 : Tìm hiểu về những thông tin đặt vấn
đề.
Học sinh đọc vấn đề.
? Những sai lầm của T và K, M và H trong 2
tình huống trên?
 Trường hợp T và K:
- T học hết lớp 10 (chưa đủ tuổi ) đã kết hôn.
- Bố mẹ T ham giàu ép T lấy chồng mà không có
tình yêu.
- Chồng T là thanh niên lười biếng, ham chơi ,
rượu chè.
 Trường hợp M và H :
- M là cô gái đảm đang hay làm.
- H là chàng trai thợ mộc yêu M.
- Vì nể sợ người yêu giận M đã quan hệ và có
thai.
- Gia đình H không chấp nhận và phản đối M.
? Em có suy nghĩ gì về tình yêu và hôn nhân
trong các trường hợp trên?(hậu quả như thế
nào)
- T làm lụng vất vã buồn phiền về chồng nên gầy
yếu.

- K bỏ nhà đi chơi không quan tâm đến vợ con.
- M sinh con gái và vất vã đến kiệt sức để nuôi
con.
- Cha mẹ M hắt hủi, xóm giềng bạn bè chê cười.
20


GDKNS : kĩ năng tư duy phê phán đối với
những thái độ, hành vi, việc làm vi phạm quyền
và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân.
? Em thấy cần rút ra bài học gì cho bản thân?
- Xác định đúng vị trí của mình hiện nay là học
sinh THCS.
- Không yêu sớm, lập gia đình sớm.
- Phải có tình yêu chân chính và hôn nhân đúng
pháp luật qui định.
GV : Kết hôn chưa đủ tuổi gọi là tảo hôn.
HOẠT ĐỘNG 2 :(10p)
(1)Mục tiêu :
-Kiến thức : Tìm hiểu khái niệm hôn nhân là gì
-Kỹ năng : Biết thực hiện các quyền và nghĩa vụ của bản thân trong việc chấp
hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
(2)Phương pháp, phương tiện dạy học :
-Đặt vấn đề, tình huống ,bài tập
(3)Các bước hoạt động :
Bước 1 : Tìm hiểu khái niệm hôn nhân là gì
1/ Hôn nhân là gì?
? Hôn nhân là gì?
- Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một nam Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt
và một nữ trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện, được giữa một nam và một nữ trên cơ

pháp luật thừa nhận, nhằm chung sống lâu dài và sở bình đẳng, tự nguyện, được
xây dựng một gia đình hòa thuận, hạnh phúc.
pháp luật thừa nhận, nhằm chung
? Cơ sở quan trọng của hôn nhân là gì?
sống lâu dài và xây dựng một gia
- Tình yêu chân chính.
đình hòa thuận, hạnh phúc.
TH: Anh Chân và chị Tay quen biết nhau từ thời
đi học phổ thông. Năm 1988, lúc chị Tay đang
học lớp 9 , anh Chân học lớp 10 thì chị Tay có
thai nên hai bên gia đình đã tổ chức đám cưới
cho hai anh chị và không đăng kí kết hôn. Năm
1989 , chị Tay sinh cháu Mềm và ở nhà nuôi
con. Anh Chân tiếp tục đi học và sau đó do công
việc nên đã quen và đem lòng yêu chị Ngón ,
mối quan hệ này được nhiều người biết đến, cơ
quan đoàn thể góp ý nhiều lần nhưng hai người
vẫn lén lút quan hệ với nhau .Năm 2000, chị Tay
sinh thêm cháu Yếu , nhưng anh Chân vẫn
thường xuyên quan hệ với chị Ngón và đánh đập
chị Tay . Tháng 10/2001, do không chịu được
cuộc sống gia đình , chị Tay gửi đơn xin ly hôn
đến tòa án .
? Em có suy nghĩ về hôn nhân trong trường
hợp trên?
21


- Trường hợp trên là ví dụ điển hình của hôn
nhân bất hợp pháp. Kết hôn chưa đủ tuổi, quan

hệ tình dục trước khi kết hôn, không đăng kí kết
hôn, người đã có gia đình chung sống với người
khác như vợ chồng. Hoặc kết hôn vì tiền…
? Vậy theo em nghĩ hôn nhân hợp pháp là
như thế nào?
- Hôn nhân có tình yêu chân chính, được pháp
luật thừa nhận.
GV : Tình yêu chân chính dẫn đến hôn nhân và
cuộc sống tốt đẹp. ngược lại sẽ dẫn đến tan vỡ
hạnh phúc gia đình và hậu quả trực tiếp là con
cái.
? Thế nào là tự nguyện, bình đẳng?
- Hai người tự nguyện đến với nhau.
- Được pháp luật thừa nhận có nghĩa là thủ tục
đăng kí kết hôn tại UBND xã, phường.
Chia nhóm thảo luận. Phát mỗi nhóm 1 tài liệu
- Điều 64 Hiến pháp 2013:
" Gia đình là tế bào của xã hội. Nhà nước bảo hộ
hôn nhân và gia đình. Hôn nhân theo nguyên tắc
tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng
bìnhđẳng..."
- Điều 4 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:
"... Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn
nhân tự nguyện, tiến bộ; cấm kết hôn giả tạo, lừa
dối để kết hôn, lý hôn giả tạo; cấm yêu sách của
cải
trong
việc
cưới
hỏi.

Cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn
hoặc chung sống như vợ chồng với người khác
hoặc người chưa có vợ, có chồng ..."
HOẠT ĐỘNG 3 : (10p)
(1)Mục tiêu :
-Kiến thức : Nguyên tắc hôn nhân là gì
-Kỹ năng : Biết thực hiện các quyền và nghĩa vụ của bản thân trong việc chấp
hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
(2)Phương pháp, phương tiện dạy học :
-Đặt vấn đề, tình huống ,bài tập
(3)Các bước hoạt động :
Bước 1 :Nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn 2/ Nguyên tắc :
nhân ở Việt Nam ?
GDKNS : kĩ năng thu thập và xử lí thông tin.
? Nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở
- Hôn nhân tự nguyện,
Việt Nam?
tiến bộ, một vợ , một
22


- Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ , một
chồng, vợ chồng bình đẳng.
- Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các
dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với
người không theo tôn giáo, giữa công dân Việt
nam với người nước ngoài được tôn trọng và
được pháp luật bảo vệ.

chồng,

đẳng.

vợ

chồng

bình

- Hôn nhân giữa công dân
Việt Nam thuộc các dân
tộc, tôn giáo, giữa người
theo tôn giáo với người
không theo tôn giáo, giữa
công dân Việt nam với
Bước 2 :Hình ảnh một gia đình đông con,hậu người nước ngoài được tôn
quả của việc không thực hiện kế hoạch hóa trọng và được pháp luật
gia đình đúng theo pháp luật
bảo vệ.

Hình ảnh một gia đình đông con,hậu quả của
việc không thực hiện kế hoạch hóa gia đình
đúng theo pháp luật
- Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách
dân số và kế hoạch hóa gia đình.
GV : Hôn nhân và gia đình trong xã hội ta là
vấn đề được coi trọng và ghi nhận trong Hiến
pháp, đồng thời được cụ thể hóa trong luật hôn
- Vợ chồng có nghĩa vụ
nhân và gia đình.
Hôn nhân được bắt đầu bằng một sự kiện pháp lí thực hiện chính sách dân số

là kết hôn (lấy vợ, lấy chồng) Và kết thúc khi và kế hoạch hóa gia đình.
một bên chết, mất tích hoặc bằng một sự kiện
pháp lí là li hôn (vợ chồng bỏ nhau). Kết hôn và
li hôn phải theo đúng thủ tục của pháp luật.
5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP :
5.1 Tổng kết :
? Nêu sự khác nhau giữa tình yêu chân chính và tình yêu không lành mạnh?
- Tình yêu chân chính: Sự quyến luyến giữa hai người khác giới, sự đồng cảm
giữa hai người khác giới, hai người quan tâm sâu sắc, chân thành , tin cậy, tôn
trọng lẫn nhau, vị tha, nhân ái, chung thủy.

23


- Tình yêu không lành mạnh: Thô lỗ nông cạn, cẩu thả trong tình yêu, vụ lợi ích
kỉ.
5.2 Hướng dẫn học tập:
Đối với bài học ở tiết học này:
- Học thuộc bài.
- Làm bài tập tình huống 3,4.
Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
- Chuẩn bị bài mới xem phần còn lại
? Cấm kết hôn trong những trường hợp nào?
6. PHỤ LỤC:
-Điều 64 Hiến pháp 2013:
" Gia đình là tế bào của xã hội. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình. Hôn nhân
theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng..."
- Điều 4 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:
"... Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; cấm kết
hôn giả tạo, lừa dối để kết hôn, lý hôn giả tạo; cấm yêu sách của cải trong việc

cưới hỏi. Cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ
chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, có chồng ..."
Tuần dạy 21 Tiết 20
Ngày dạy : 05/01/2015

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG
DÂN TRONG HÔN NHÂN.
( tiếp theo)
1. MỤC TIÊU:
1.1 Kiến Thức:
- Học sinh biết : Những hủ tục lạc hậu trong hôn nhân, các quyền và nghĩa vụ cơ
bản của công dân trong hôn nhân, biết được tác hại của việc kết hôn sớm.
- Học sinh hiểu : những qui định của pháp luật trong hôn nhân.
1.2 Kỹ Năng:
Học sinh thực hiện thành thạo: các quyền và nghĩa vụ của bản thân trong việc
chấp hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
Kĩ năng tư duy phê phán đối với những thái độ hành vi việc làm vi phạm
quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân như kết hôn sớm bạo lực gia đình,
kĩ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng, kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về tình hình
thực hiện luật hôn nhân và gia đình ở địa phương.
1.3 Thái độ:
- Thói quen có nghiêm chỉnh chấp hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
- Tính cách không tán thành việc kết hôn sớm.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP :
- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân.
- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của vợ chồng:
24


-Tác hại việc kết hôn sớm

3. CHUẨN BỊ :
3.1 Giáo Viên:
- Tranh ảnh, phiếu học tập
- Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
3.2 Học sinh:
- Tập ghi, sưu tầm câu chuyện về hôn nhân và gia đình.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP :
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện : Kiểm tra sĩ số lớp
4.2 Kiểm tra miệng :
Câu 1: Hôn nhân là gì? Nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt
Nam?
(7đ)
- Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên cơ sở bình đẳng, tự
nguyện, được pháp luật thừa nhận, nhằm chung sống lâu dài và xây dựng một gia
đình hòa thuận, hạnh phúc.
- Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ , một chồng, vợ chồng bình đẳng. Hôn nhân
giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với
người không theo tôn giáo, giữa công dân Việt nam với người nước ngoài được tôn
trọng và được pháp luật bảo vệ.Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số
và kế hoạch hóa gia đình.
Câu 2: Theo em, khi nào kết hôn là đẹp nhất? (3đ)
- Lúc 2 người đã trưởng thành cả về sự nghiệp, thể lực và sức khỏe.
4.3 Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG 1:(15p)
(1)Mục tiêu :
-Kiến thức : Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân
-Kỹ năng : Biết thực hiện các quyền và nghĩa vụ của bản thân trong việc chấp
hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
(2)Phương pháp, phương tiện dạy học :
-Đặt vấn đề, tình huống ,bài tập

(3)Các bước hoạt động :
Hoạt động của Gv và HS
Nội dung bài học
Bước 1 : Giới thiệu bài.
Tình yêu, hôn nhân gia đình là những
tình cảm hết sức quan trọng đối với mỗi
người. Luật hôn nhân gia đình đã thể
hiện thái độ và trách nhiệm của nhà
nước đối với vấn đề đó. Những qui định
của luật thể hiện ý nguyện của nhân dân,
truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đồng
25


×