Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Bao cao thuc tap tot nghiep Ke toan tai chinh ngan hang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (401.66 KB, 64 trang )

ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HC

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Ngành:

KẾ TOÁN

Chuyên ngành:

KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
MSSV: 1114031452

TS.DƯƠNG THỊ MAI HÀ TRÂM
DƯ THỊ THANH VÂN
Lớp: 11CKKT03

TP. Hồ Chí Minh, 2013


Báo cáo thực tập

Tiến sĩ Dương Thị Mai Hà Trâm


ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HC

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Ngành:

KẾ TOÁN

Chuyên ngành:

KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
MSSV: 1114031452

Sinh viên Dư Thị Thanh Vân

TS.DƯƠNG THỊ MAI HÀ TRÂM
DƯ THỊ THANH VÂN
Lớp: 11CKKT03

i


Báo cáo thực tập


Tiến sĩ Dương Thị Mai Hà Trâm
TP. Hồ Chí Minh, 2013
LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả số liệu trong báo
cáo thực tập tốt nghiệp được thực hiện tại Tổng công ty cổ phần may Nhà Bè, không sao
chép bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam
đoan này.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 201…
Tác giả
(Ký tên)

Sinh viên Dư Thị Thanh Vân

ii


Báo cáo thực tập

Tiến sĩ Dương Thị Mai Hà Trâm
LỜI CẢM ƠN

Với tấm lòng cảm ơn sâu sắc, tôi xin gửi tới Quý Thầy/Cô trường Đại Học Công
Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh nói chung và khoa Kế Toán Tài Chính Ngân Hàng nói
riêng, những Người đã trang bị hành trang kiến thức nền tảng cho đề tài này. Đặc biệt
Tiến sĩ Dương Thị Mai Hà Trâm, người đã tận tình hướng dẫn, đóng góp những ý kiến
quý báu cho việc hoàn thành đề tài này. Xin Cô nhận nơi Tôi lời cảm ơn chân thành nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc Tổng Công Ty Cổ Phần May
Nhà Bè đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực tập tại Công ty. Đặc biệt, tôi xin gửi lời

cảm ơn chân thành nhất đến mọi người trong phòng kế toán là những người tận tình giúp
đỡ tôi khi thực tập tại Công ty.
Tôi xin gửi tới Quý Thầy/Cô trường Đại Học Công Nghệ Thành Phố Hồ
Chí Minh và tập thể nhân viên Tổng Công Ty Cổ Phần May Nhà Bè lời chúc sức khỏe và
lời cảm ơn chân thành nhất.
……………………., ngày … tháng … năm 201…
(SV ký và ghi rõ họ tên)

Sinh viên Dư Thị Thanh Vân

iii


Báo cáo thực tập

Tiến sĩ Dương Thị Mai Hà Trâm
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------------

NHẬN XÉT THỰC TẬP
Họ và tên sinh viên:..................................................................................................
MSSV:.......................................................................................................................
Khóa:........................................................................................................................
1.

Thời gian thực tập
.............................................................................................................
.............................................................................................................


2.

Bộ phận thực tập
.............................................................................................................
.............................................................................................................

3.

Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật
.............................................................................................................
.............................................................................................................

4.

Kết quả thực tập theo đề tài
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................

5.

Nhận xét chung
.............................................................................................................
.............................................................................................................
.............................................................................................................
Ngày … tháng … năm 201…
Đơn vị thực tập
(Ký tên và đóng dấu)

Sinh viên Dư Thị Thanh Vân


iv


Báo cáo thực tập

Tiến sĩ Dương Thị Mai Hà Trâm

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
.............................................................................................................

Tp.Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 201…
Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên Dư Thị Thanh Vân

v


Báo cáo thực tập

Tiến sĩ Dương Thị Mai Hà Trâm
MỤC LỤC

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI
NHÀ BÈ NBC.....................................................................................................................4

1.1 Lịch sử hình thành NBC...............................................................................................4
1.2 Tổ chức sản xuất kinh doanh........................................................................................5
1.3 Tổ chức bộ máy quản lý...............................................................................................6
1.4 Tổ chức công tác kế toán..............................................................................................8
1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán.............................................................................................8
1.4.2 Hình thức sổ kế toán áp dụng..................................................................................11
1.4.3 Vận dụng chính sách kế toán...................................................................................12
CHƯƠNG 2: THỰC HIỆN PHỎNG VẤN LÃNH ĐẠO, CÁC CHUYÊN VIÊN LÀM
CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CP-TM MAY NHÀ BÈ.................................13
2.1 Thực hiện phỏng vấn..................................................................................................13
2.1.1 Phỏng vấn lãnh đạo..................................................................................................13
2.1.1.1 Chi tiết công việc người được phỏng vấn............................................................13
2.1.1.2 Kiến thức kỹ năng cần thiết tại vị trí....................................................................13
2.1.1.3 Thuận lợi trong công việc.....................................................................................14
2.1.1.4 Khó khăn trong công việc.....................................................................................14
2.1.1.5 Điều tâm đắc của lãnh đạo được phỏng vấn........................................................14
2.1.1.6 Những kiến thức kỹ năng cần hoàn thiện sau khi tốt nghiệp...............................14
2.1.1.7 Nhận định về sự phát triển của ngành kế toán sau này........................................15
2.1.1.8 Lời khuyên của lãnh đạo phụ trách kế toán cho sinh viên sắp tốt nghiệp ngành kế
toán....................................................................................................................................16
2.1.1.8.1 Lời khuyên về chuyên môn...............................................................................16
2.1.1.8.2 Lời khuyên về kỹ năng sống giao tiếp..............................................................16
2.1.1.8.3 Lời khuyên về ngành nghề................................................................................17
2.1.2 Phỏng vấn chuyên viên kế toán...............................................................................17
2.1.2.1Chi tiết công việc người được phỏng vấn.............................................................17
2.1.2.2 Kiến thức kỹ năng cần thiết tại vị trí....................................................................18
2.1.2.3 Thuận lợi trong công việc.....................................................................................18
Sinh viên Dư Thị Thanh Vân

vi



Báo cáo thực tập

Tiến sĩ Dương Thị Mai Hà Trâm

2.1.2.4 Khó khăn trong công việc.....................................................................................19
2.1.2.5 Điều tâm đắc của lãnh đạo được phỏng vấn........................................................19
2.1.2.6 Những kiến thức kỹ năng cần hoàn thiện sau khi tốt nghiệp...............................19
2.1.2.7 Nhận định về sự phát triển của ngành kế toán sau này........................................20
2.1.2.8 Lời khuyên của lãnh đạo phụ trách kế toán cho sinh viên sắp tốt nghiệp ngành kế
toán....................................................................................................................................20
2.1.2.8.1 Lời khuyên về chuyên môn...............................................................................20
2.1.2.8.2 Lời khuyên về kỹ năng sống giao tiếp..............................................................20
2.1.2.8.3 Lời khuyên về ngành nghề................................................................................21
2.2 Bài học kinh nghiệm rút ra sau đợt thực tập..............................................................21
2.2.1 Bài học về xin thực tập............................................................................................21
2.2.2 Bài học về thu thập thông tin tại phòng kế toán của công ty..................................21
2.2.3 Bài học về tổ chức nghiệp vụ kế toán.....................................................................22
2.2.4 Bài học về giao tiếp và tổ chức phỏng vấn.............................................................22
2.2.5 Bài học kinh nghiệm rút ra từ 2 lần phỏng vấn.......................................................22
2.2.6 Nguyện vọng về nghề nghiệp kế toán.....................................................................23
2.3 Đề xuất cho ngành học tại trường Hutech vào khoa Kế Toán – Tài Chính – Ngân
Hàng..................................................................................................................................23
2.3.1 Đề xuất kiến nghị về các môn học..........................................................................23
2.3.2 Đề xuất về cách tổ chức thực tập.............................................................................23
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI NHÀ BÈ
...........................................................................................................................................24
3.1 Những vấn đề chung về chi phí và tính giá thành sàn phẩm.....................................24

3.2 Kế toán chi phí sản xuất theo từng khoản mục..........................................................25
3.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp................................................................25
3.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp........................................................................29
3.2.3 Chi phí sản xuất chung............................................................................................41
3.3 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành..................................................45
3.3.1 Tổng hợp chi phí sản xuất thực tế...........................................................................45
Sinh viên Dư Thị Thanh Vân

vii


Báo cáo thực tập

Tiến sĩ Dương Thị Mai Hà Trâm

3.3.2 Tính giá thành theo chi phí thực tế phát sinh..........................................................46
3.4 Nhận xét và kiến nghị.................................................................................................48
3.4.1 Nhận xét...................................................................................................................49
3.4.1.1 Thuận lợi...............................................................................................................49
3.4.1.2 Khó khăn...............................................................................................................50
3.4.2 Kiến nghị..................................................................................................................50

Sinh viên Dư Thị Thanh Vân

viii


Báo cáo thực tập

Tiến sĩ Dương Thị Mai Hà Trâm

LỜI MỞ ĐẦU
-------------oo0oo------------

1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, nền kinh tế Việt Nam với
chính sách mở cửa đã thu hút được các nguồn vốn trong và ngoài nước, tạo ra động lực
thúc đẩy sử tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế. Đặc biệt là sau sử kiện Việt Nam
gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, trở thành thành viên thứ 150 cửa tổ chức này
thì nền kinh tế nước ta có sử chuyển biến rõ rệt. Các doanh nghiệp cổ phần hóa nhiều
hơn, các mặt hàng xuất khẩu không chỉ giới hạn ở một vài Quốc Gia mà nó có mặt khắp
thế giới đó là một dấu hiệu dắng mừng cho nền kinh tế Việt Nam. Điều đó nói lên rằng
việc bước vào “Sân chơi thế giới” vừa là cơ hội để Viêt Nam ngày càng khẳng định vị
thế của mình không chỉ trong khu vực Đông Nam Á mà còn tiến xa hơn trên thị trường
quốc tế. Cũng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có rất nhiều thuận lợi,
đồng thời cũng là một thách thức lớn đòi hỏi phải có sự vận động một cách toàn diện đối
với tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
Một doanh nghiệp muốn tồn tại và đứng vững phải tự chủ trong mọi hoạt động sản
xuất kinh doanh của mình từ việc đầu tư vốn tổ chức sản xuất đến khâu tiêu thu sản
phẩm. Để cạnh tranh trên thị trường các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất
lượng sản phẩm thay đổi mẫu mã sao cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Một
trong những biện pháp hưu hiệu nhất mà các doanh nghiệp áp dụng đó là biện pháp hạ
giá thành sản phẩm. Do đó việc nghiên cứu tìm tòi và tổ chức hạ giá thành là rất quan
trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất.
Để đạt mục tiêu đó trước hết các doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ chi phí sản
xuất đồng thời tìm ra các biện pháp giảm chi phí không cần thiết, tránh lãng phí. Với
chức năng giám sát và phản ánh trung thực, kịp thời các thông tin về chi phí sản xuất phát
sinh trong một thời kì nhất định, kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm luôn được
xác định là khau trọng tâm của công tác kế toán trong doanh nghiệp sản xuất. Tính đúng
đủ chi phí vào giá thành sản phẩm sẽ giúp cho các nhà quản trị đưa ra các phương án
Sinh viên Dư Thị Thanh Vân


Page 1


Báo cáo thực tập

Tiến sĩ Dương Thị Mai Hà Trâm

thích hợp trong sản xuất, xác định được giá bán sản phẩm và đảm bảo sản xuất kinh
doanh hiệu quả.
Cũng như nhiều doanh nghiệp khác Tổng công ty cổ phần may Nhà Bè đã không
ngừng đổi mới hoàn thiện để đứng vững và tồn tại trên thị trường. Đặc biệt là công tác kế
toán nói chung và kế toán sản xuất tính giá thành nói riêng ngày càng được coi trong.
Chính vì tầm quan trọng của công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
đối với doanh nghiệp và sự mong muố0n được tìm hiểu cách tổ chức cũng như các
phương pháp tính giá thành thực tế ở doanh nghiệp nên em chọn đề tài “Kế toán tập hợp
chi phí và tính giá thành sản phẩm” tại Tổng công ty cổ phần may Nhà Bè làm đề tài báo
cáo thực tập của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
-

Tìm hiểu khái quát về bộ máy cũng như hoạt động bộ phận kế toán tại đơn

vị thực tập.
-

Đặc biệt đi sâu nghiên cưu, tìm hiểu về quy trình kế toán chi phí sản xuất

và tính giá thành sản phẩm thực tế tại công ty nhằm hiểu sâu hơn về lý thuyết đã học.
Đồng thời thấy được những điểm khác nhau giữa thực tế và lý thuyết cũng như các

yếu tố ảnh hưởng đến công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
đơn vị.
-

Từ đó đề xuất các biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, hoàn

thiện công tác và nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Phạm vi nghiên cứu
-

Thời gian: Thời gian thực tập từ ngày

-

Không gian: Đề tài được nghiên cứu và phân tích tại phòng kế toán –

Thống kê và các phòng ban khác của Tổng công ty cổ phần may Nhà Bè.
-

Phạm vi: Các thông tin, số liệu kế toán sử dụng trong bài báo cáo được lấy

từ dữ liệu của tháng 12 năm 2011 tại Tổng công ty cổ phần may Nhà Bè về hợp chi
phí và tính giá thành do phòng kế toán – Thống kê cung cấp.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được thực hiện trong đề tài này là:
-

Tham quan công ty và các phòng ban trong công ty.

Sinh viên Dư Thị Thanh Vân


2


Báo cáo thực tập
-

Tiến sĩ Dương Thị Mai Hà Trâm

Quan sát hoạt động của bộ máy kế toán, trình tự luân chuyền chứng từ và

cách thức ghi sổ chi tiết và sổ cái.
-

Thu thập thống kê số liệu cụ thể và các chứng từ có liên quan tại phòng kế

toán trong công ty.
-

Tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn và kinh nghiệm của anh chi kế

toán.
-

Ngoài ra đề tài còn sử dụng phương pháp tổng hợp số liệu, so sánh và tham

khảo các văn kiện, văn bản tài liệu liên quan.
-

Khảo sát việc hạch toán chi phí sản xuất tại công ty, trình bày việc tập hợp


và tổng hợp chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành sản phẩm.
-

Tìm hiểu phương pháp hach toán và phân tích dữ liệu kế toán.

5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở bài đầu và kết luận báo cáo gồm 4 chương:
Chương 1: Giới thiệu khái quát về Tổng công ty cổ phần may Nhà Bè.
Chương 2: Thực hiện phỏng vấn nhà quản lý, các chuyên gia nơi sinh viên thực
tập.
Chương 3: Thực trạng kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Tổng công
ty cổ phần may Nhà Bè.
Chương 4: Nhận xét và kiến nghị về tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm tại Tổng công ty cổ phần may Nhà Bè.

Sinh viên Dư Thị Thanh Vân

3


Báo cáo thực tập

Tiến sĩ Dương Thị Mai Hà Trâm

CHƯƠNG1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI
MAY NHÀ BÈ NBC
1.1 Lịch sử hình thành NBC
-


Khởi đầu của NBC là hai xí nghiệp may Ledgine và Jean Symi thuộc Khu

chế xuất Sài Gòn vốn đã hoạt động từ trước năm 1975.
-

Tháng 6/1980, do nhu cầu quản lý, Bộ Công Nghiệp đã quyết định sát nhập

hai xí nghiệp trên để thành lập xí nghiệp may xuất khẩu Nhà Bè trực thuộc Liên Hiệp
SX-XNK May theo quyết định số 225CNN/TCQL ngày 03/06/1980 của Bộ Công
Nghiệp.
-

Để phù hợp với đà phát triển kinh tế xã hội và xu hướng hội nhập vào kinh

tế thị trường, tháng 03/1992, Bộ Công Nghiệp đã ra quyết định số 225/CNn/TCLĐ ngày
24/03/1992 cho phép thành lập Công ty may Nhà Bè, là một đơn vị thành viên của Tổng
Công ty Dệt May Việt Nam. Kể từ đây công ty chính thức là một doanh nghiệp Nhà
nước, thực hiện chế độ hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính và chịu trách nhiệm về kết
quả hoạt động kinh doanh.
-

Bước sang thế kỷ 21, tiếp tục thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng, Bộ

Công nghiệp đã có quyết định số 74/2004/QĐ/BCN ngày 6/8/2004 và quyết định số
88/2004/QĐ/BCN ngày 8/9/2004 về việc chuyển Công ty may Nhà Bè thành Công ty cổ
phần may Nhà Bè.
-

Trong năm 2008, căn cứ theo Giấy chứng nhận đăng ký Kinh doanh số


4103003232 do Phòng Đăng ký Kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM cấp, sửa
đổi lần thứ 3 ngày 16/10/2008, kể từ ngày 01/11/2008, Công ty chính thức chuyển đổi
thành Tổng Công ty cổ phần may Nhà Bè. Đây là bước ngoặt lớn, đánh dấu sự phát triển
mới của Công ty, với:
 Tên gọi

: Tổng Công ty cổ phần may Nhà Bè

 Tên giao dịch quốc tế

:Nha Be Garment Corporation Joint –

StockCompany
 Tên viết tắt

: NHABECO

 Trụ sở chính

:04 đường Bến Nghé, P. Tân Thuận Đông, Q.7,

Tp.HCM
Sinh viên Dư Thị Thanh Vân

4


Báo cáo thực tập







Tiến sĩ Dương Thị Mai Hà Trâm

Điện thọai
Fax
Mã số thuế
Website
E-mail

:(84.8) 38720077
:(84.8) 38725107
:0300398889
:
:

 Vốn điều lệ

:182.000.000.000 VNĐ

1.2 Tổ chức sản xuất kinh doanh:
Quy trình sản xuất là một trong các yếu tố quan trọng để duy trì sản xuất, nó có
tình chất quyết định chất lượng sản phẩm và gía thành. Chính vì vậy, ở Công ty dây
chuyền sản xuất được bố trí như sau:
Hợp
đồng

Giác sơ

đồ

XN
nhập vải

Khâu
cắt

Giao
kho TP

Đóng
gói

Bán
thành
phẩm

Khâu
may

Kiểm
ủi

Ủi
thành
phẩm

Thành
phẩm


Kiểm
phẩm

Sơ đồ 1.1 – Quy trình sản xuất
Qua sơ đồ khép kín trên ta thấy có tất cả 12 khâu


Hợp đồng: ta có thể xem hợp đồng là khâu xuất phát vì Công ty khi có lý

hợp đồng thì mới tiến hàng sản xuất. Sau khi ký kết các hợp đồng, Công ty sẽ huy động,
phân bổ nguyên phụ liệu, giao chỉ tiêu cho các xí nghiệp sản xuất để cung cấp đúng số
lượng, chất lượng và chủng loại hàng theo hợp đồng đã ký.

Sinh viên Dư Thị Thanh Vân

5


Báo cáo thực tập


Tiến sĩ Dương Thị Mai Hà Trâm

Giác sơ đồ: sau khi lên kế hoạch sản xuất, phân bổ nguồn nhân lực, Công

ty sẽ giao cho phòng kỹ thuật công nghệ thiết kế các kiểu mẫu sản phẩm theo hợp đồng,
tính toán mức hao phí nguyên phụ liệu, công cụ lao động và các chi phí khác.

Xí nghiệp nhận vải: khi xí nghiệp nhận được kế hoạch sản xuất, sơ đồ

thiết kế thì kho nguyên phụ liệu sẽ giao nguyên phụ liệu với số lượng và chất liệu đúng
theo kế hoạch sản xuất cho xí nghiệp đảm nhiệm sản xuất.

Khâu cắt: sau khi nhận được vải, XN sẽ giao cho tổ cắt số vải được giao
theo mẫu thiết kế được gửi xuống và vải được cắt sẽ được chuyển sang các khâu tiếp
theo.


Bán TP: là những sản phẩm đã qua khâu cắt và sẽ được tiếp tực chuyển

qua khâu may.

Khâu may: đay là khâu hoàn thiện bán TP bao gồm: ráp, mổ túi, đơm
khuy…


Kiểm phẩm: ở công đoạn này, bộ phận KCS của Công ty sẽ kiểm tra các

sản phẩm đã qua khâu may nếu sản phẩm nào bị lỗi sẽ loại ra.

Thành phẩm: TP được xem là những sản phẩm gần như hoàn hảo.

Ủi TP: các TP đã qua khâu kiểm tra sẽ được chuyển qua tổ ủi ủi lại bằng
hơi nhiệt để sản phẩm thẳng hơn.

Kiểm ủi: khâu này sẽ phát hiện ra các sản phẩm ủi chưa đúng kỹ thuật và
cho ủi lại, sa đó sẽ được chuyển qua khâu đóng gói.

Đóng gói: sản phẩm hoàn thành được đóng vào các hộp nhỏ có lót carton
và được đóng vào hộp lớn đem nhập kho TP.


Giao kho TP: đây là khâu cuối cùng của quy trình SX sản phẩm.
Mỗi khâu đều đóng vai trò quan trọng riêng vì sản phẩm tao ra được kết tinh tù
các khâu trên. Do vậy, XN không được xem nhẹ bất kỳ khâu nào để từ đó nâng cao tối đa
tỷ lệ TP và giảm tối thiểu tỷ lệ phế phẩm.
1.3 Tổ chức bộ máy quản lý:

Sinh viên Dư Thị Thanh Vân

6


Báo cáo thực tập

Tiến sĩ Dương Thị Mai Hà Trâm

Sơ đồ 1.2 – Sơ đồ bộ máy quản lý

Chức năng và nhiệm vụ của phòng ban


Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyền lực quyết định cao nhất. Công ty

hoạt động thông qua các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông. Đại hội đồng cổ đông có quyền
bầu, bổ sung, bãi miễn thành viên hội đồng quản trị và ban kiểm soát.

Hội đồng quản trị: là cơ quan quản trị cao nhất ở Công ty, có trách nhiệm
trước Đại hội đồng cổ đông cùng kỳ, có toàn quyền nhân danh Công ty trừ các vấn đề
thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có quyền bổ nhiệm, miễn
nhiệm, cách chức Tổng giám đốc và các bộ phận quản lý thuộc phạm vi quản lý của Hội

đồng quản trị.

Ban kiểm soát: là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động
sản xuất kinh doanh quản trị điều hành Công ty. Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông
Sinh viên Dư Thị Thanh Vân

7


Báo cáo thực tập

Tiến sĩ Dương Thị Mai Hà Trâm

bầu ra và chịu trách nhiệm trước cổ đông và pháp luật về những kết quả công việc của
Ban giám đốc Công ty.

Tổng giám đốc điều hành: do Hội đồng quản trị bầu ra thông qua Đại hội
đồng cổ đông. Chịu trách nhiệm điều hành quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh
hàng ngày của Công ty theo mục tiều, định hướng mà Đại hội đồng, Hội đồn quản trị đã
thông qua.


Phó tổng giám đốc: do Hội đồng quản trị bầu ra, điều hành những cộng

việc đã được Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc giao. Chịu trách nhiệm trước Hội đồng
quản trị và Tổng giám đốc điều hành về lĩnh vực được phân công.

Các phòng ban: có chức năng giúp việc cho ban lãnh đạo, trực tiếp quản lý
các đơn vị trực thuộc.


Các XN thành viên: đứng đầu là Giám đốc các xí nghiệp. Chịu trách
nhiệm tổ chức và đôn đốc các hoạt động theo kế hoạch từ Ban giám đốc.
1.4 Tổ chức công tác kế toán
1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán:

Sinh viên Dư Thị Thanh Vân

8


Báo cáo thực tập

Tiến sĩ Dương Thị Mai Hà Trâm

KẾ TOÁN
TRƯỞNG

KẾ
TOÁN
THANH
TOÁN

KẾ TOÁN

PHÓ PHÒNG

TỔNG HỢP

KẾ TOÁN


KẾ
TOÁN
NGUYÊ
N VẬT
LIỆU

KẾ
TOÁN
CÔNG
CỤ
DỤNG
CỤ

KẾ
TOÁN
TSCĐ,
XDCB,
TÍNH Z

KẾ
TOÁN
CÔNG
NỢ

KẾ TOÁN
TIỀN
LƯƠNG

PHẢITHU


KẾ
TOÁN
TIÊU
THỤ

KẾ
TOÁN
BÁO
CÁO
THUẾ

THỦ
QUỸ

KẾ TOÁN
CÁC ĐƠN VỊ

Sơ đồ 1.3 Cơ cấu tổ chức phòng kế toán
: Trực tiếp lãnh đạo
: Liên đới trách nhiệm

Sinh viên Dư Thị Thanh Vân

9


Báo cáo thực tập

Tiến sĩ Dương Thị Mai Hà Trâm


Nhiệm vụ của phòng kế toán


Kế toán trưởng : có nhiệm tổ chức điều hành toàn bộ hệ thống

kế toán, chỉ đạo trực tiếp toàn bộ nhân viên kế toán trong công ty, làm tham
mưu cho tổng giám đốc về các hoạt động kinh doanh, tổ chức kiểm tra kế
toán nội bộ trong công ty .Khi quyết toán được lập xong, kế toán trưởng có
nhiệm vụ thuyết minh và phân tích, giải thích kết quả sản xuất kinh doanh,
chịu trách nhiệm về mọi số liệu ghi trong bảng quyết toán, nộp đầy đủ, đúng
hạn các báo cáo tài chính theo quy định.

Phó phòng kế toán: phụ trách kế toán các đơn vị nội bộ.

Kế toán tổng hợp: thay thế kế toán trưởng kí duyệt các chứng
từ trước khi thanh toán, kết chuyển các khoản doanh thu, chi phí để tính kết
quả kinh doanh, lập báo cáo quyết toán.

Kế toán TSCĐ, XDCB, tính Z: có nhiệm vụ phản ánh với
giám đốc việc mua sắm trang thiết bị, bảo quản và sử dụng TSCĐ. Tính đúng
khấu hao, phân bổ khấu hao vào các đối tượng chịu chi phí. Tính chi phí sửa
chữa TSCĐ. Hạch toán chính xác chi phí thanh lí, nhượng bán TSCĐ. Phản
ánh các chi phí XDCB, tổng hợp các chi phí liên quan để tính giá thành sản
phẩm.


Kế toán thanh toán: có nhiệm vụ viết phiếu thu, chi theo đúng

chứng từ đã được duyệt, lập các chứng từ thanh toán bằng chuyển khoản.
Phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác số hiện có và tình hình luân chuyển vốn

của công ty.

Kế toán công nợ: Theo dõi các khoản phải trả trong nước. Ghi
chép, phản ánh đầy đủ kịp thời, chính xác và rỏ ràng các nghiệp vụ thanh
toán theo đối tượng, từng khoản thanh toán có kết hợp với thời hạn thanh
toán (dựa theo Hợp đồng).

Kế toán công cụ dụng cụ: kế toán có nhiệm vụ ghi chép, phản
ánh các số liệu thu mua, vận chuyển, xuất nhập và tồn kho công cụ, dụng cụ,
phụ tùng, bao bì, nhiên liệu...

Sinh viên Dư Thị Thanh Vân

10


Báo cáo thực tập


Tiến sĩ Dương Thị Mai Hà Trâm
Thủ quỹ : quản lí tiền mặt của công ty, thu và chi tiền mặt khi

có lệnh. Hàng tháng phải kiểm kê số tiền thu hiện thu và chi đối chiếu với sổ
sách các bộ phận có liên quan.

Kế toán tiêu thụ: theo dõi tình hình nhập,xuất thành phẩm, xác
định doanh thu tiêu thụ trong nước, doanh thu hàng xuất khẩu…

Kế toán báo cáo thuế: tập hợp các khoản thuế trong kỳ (tháng,
quý, năm). Nhân viên kế toán báo cáo thuế kiêm nhiệm phần kế toán nọ

khách hàng ngoại: theo dõi hợp đồng với các đối tác nước ngoài.

Kế toán tiền lương và các khoản phải thu: theo dõi các
khoản phải thu khách hàng; hạch toán tiền lương và các khoản trích theo
lương.


Kế toán nguyên vật liệu: theo dõi tình hình nhập, xuất nguyên

liệu, phụ liệu của công ty.

Kế toán các đơn vị: Có nhiệm vụ theo dõi, ghi chép các nhiệm
vụ kinh tế tài chính phát sinh tại xí nghiệp mình, báo cáo lại cho kế toán
trưởng và kế toán tổng hợp.
1.4.2 Hình thức sổ kế toán áp dụng
- Nhật ký chứng từ
Chứng từ gốc và các bảng
phân bổ

Thẻ và sổ kế toán

Nhật ký chứng từ
Bảng kê
Sổ cái

Bảng tổng hợp chi
tiết

Báo cáo tài chính


Sơ đồ 1.4 – Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ
: Ghi hàng ngày
Sinh viên Dư Thị Thanh Vân

11


Báo cáo thực tập

Tiến sĩ Dương Thị Mai Hà Trâm
: Ghi cuối tháng
: Đối chiếu, kiểm tra
Quy trình ghi sổ

Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, các bộ phận đề xuất Ban lãnh đạo duyệt
mua nguyên phụ liệu, công cụ dụng cụ dùng để sản xuất sản phẩm , khi được
duyệt sẽ tiến hành mua. Khi nhận hàng về sẽ đưa vào nhập kho (viết phiếu
nhập kho) sau đó xuất sử dụng theo yêu cầu sản xuất, hóa đơn chuyển bộ
phận kế toán kiểm tra. Nếu là công cụ dụng cụ thì sẽ làm phiếu xuất kho
ngay phục vụ cho nhu cầu của công ty.
Kế toán thanh toán kiểm tra bộ chứng từ thanh toán hợp lệ, sau đó tiến
hành lập phiếu chi chuyển thủ quỹ chi tiền. Nếu thanh toán qua ngân hàng thì
lập ủy nhiệm chi.
Căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán sẽ vào bảng kê chi tiết từng tài
khoản cho tất cả các nghiệp vụ phát sinh. Cuối tháng kế toán tổng hợp vào sổ
cái các tài khoản. Đồng thời vào cuối tháng, từ bảng kê chi tiết sẽ lên bảng
tổng hợp chi tiết.
Cuối kỳ kế toán sẽ đối chiếu số liệu giữa bảng tổng hợp chi tiết và sổ
cái các tài khoản có liên quan. Căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối số phát
sinh và lập báo cáo tài chính.


1.4.3 Vận dụng chính sách kế toán


Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01/xxxx đến 31/12/xxxx



Đơn vị tiền tệ được sử dụng trong ghi chép kế toán: đồng Việt

Nam (Thực tế số dư quy đổi vào ngày cuối mỗi quý theo tỷ giá NH Ngoại
Thương TP.HCM)


Phương pháp nộp thuế GTGT: phương pháp khấu trừ



Phương pháp kế toán TSCĐ:
o Nguyên tắc xác định nguyên giá tài sản: Hạch toán theo giá
mua.
o Phương pháp khấu hao áp dụng: phương pháp đường thẳng.

Sinh viên Dư Thị Thanh Vân

12


Báo cáo thực tập


Tiến sĩ Dương Thị Mai Hà Trâm
o Tỷ lệ khấu hao: Áp dụng theo QĐ 206/2003/QT-BTC ngày
12/12/2003.



Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
o Nguyên tắc đánh giá: tính theo giá thành sản xuất
o Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho: theo giá mua
o Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên.

 Phương pháp tính toán các khoản dự phòng, tình hình trích lập dự
phòng: dựa vào tình hình thực tế, giá cả thị trường có thể tiêu thụ được để lập
dự phòng.
 Phương pháp tính giá thành: phương pháp trực tiếp (giản đơn).
CHƯƠNG 2: THỰC HIỆN PHỎNG VẤN LÃNH ĐẠO, CÁC CHUYÊN
VIÊN LÀM CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
THƯƠNG MẠI MAY NHÀ BÈ:
2.1 Thực hiện phỏng vấn
2.1.1 Phỏng vấn lãnh đạo









Họ và tên: Nguyễn Trường Trúc Bảo

Chức danh: Trưởng phòng kế toán
Phòng ban công tác: Phòng kế toán
Trình độ học vấn: Đại học
Năm thâm niên công tác: 20 năm
Chuyên ngành theo học: Kế toán tài chính
Hiện làm chuyên môn gì: Kế toán trưởng
Điện thoại liên hệ: 0908362994
2.1.1.1 Chi tiết công việc người được phỏng vấn:

-

Tổ chức, quản lý phòng kế toán.
Kiểm tra hồ sơ khai thuế tháng, báo cáo tài chính tháng, hồ sơ quyết
toán thuế năm tài chính, báo cáo tài chính năm.
Lập báo cáo trình Ban Giám Đốc Công ty, Ban kiểm soát của HĐQT.
Phân loại và cung cấp thông tin quản lý.
Đào tạo nhân sự kế toán về kỹ năng chuyên môn.
2.1.1.2 Kiến thức kỹ năng cần thiết tại vị trí:

Sinh viên Dư Thị Thanh Vân

13


Báo cáo thực tập
-

Tiến sĩ Dương Thị Mai Hà Trâm

Có năng lực chuyên môn cao

Khả năng tư duy tốt
Am hiểu pháp luật
Cận thận và trung thực
Chịu được áp lực công việc cao, biết cách quản lý thời gian
Khả năng giao tiếp ứng xử khéo léo
2.1.1.3 Thuận lợi trong công việc:

- Được ban giám đốc công ty tạo mọi điều kiện cũng như giúp đỡ để
hoàn thành tốt công việc, cũng như được giao tiếp rộng rãi hơn với nhiều đối
tác kinh tế của công ty.
- Sự phối hợp trong quá trình làm việc giữa chị và nhân viên trong
phòng khá tốt nên các công việc được thực hiện nhanh chóng không có tồn
đọng nhiều.
2.1.1.4 Khó khăn trong công việc:
- Tài chính công ty còn khó khăn nên việc giải quyết các khoản chi phí
tồn đọng nhiều, chỉ có thể cố gắng ưu tiên giải quyết các khoản cần gấp
trước.
2.1.1.5 Điều tâm đắc của lãnh đạo được phỏng vấn:
- Rèn luyện tính kỷ luật, làm việc có kế hoạch, kết quả cụ thể rõ ràng,
không mơ hồ: dù một việc rất nhỏ cũng phải làm thật tốt, sẽ dần tạo thành
thói quen, việc nhỏ mà làm không ra hồn thì cả đời chẳng làm nên điều gì
hay ho cho đời cả.
- Là một nhân viên kế toán chuyên nghiệp, các bạn không ngừng năng
động trong công việc của mình, không chỉ quan tâm đến các sự kiện kinh tế,
tài chính xảy ra với doanh nghiệp mình mà còn cả về thông tin đối thủ,
những thay đổi của nền kinh tế, xu hướng diễn biến tương lai.
- Là người kế toán viên nhất định phải có tính cẩn thận, ngăn nắp và
khoa học bởi nghề kế toán gắn liền với các tài liệu, sổ sách, giấy tờ với
những con số. Do đó, một kế toán viên chuyên nghiệp phải luôn đảm bảo giữ
gìn tài liệu cũng như làm thế nào để những con số đó luôn chuẩn nhất, dễ

dàng tìm kiếm, tra cứu nhất.
2.1.1.6 Những kiến thức kỹ năng cần hoàn thiện sau khi tốt
nghiệp:
- Tất cả các bạn đều phải có những yêu cầu bắt buộc về phong cách làm
việc và yêu cầu chuyên môn, kỹ năng kinh nghiệm làm kế toán nhất định, nó
Sinh viên Dư Thị Thanh Vân

14


Báo cáo thực tập

Tiến sĩ Dương Thị Mai Hà Trâm

sẽ là điều kiện cần và đủ để giúp các bạn thu hút sự chú ý của nhà tuyển
dụng.
- Kế toán là những vị trí khá cao trong doanh nghiệp, ngân hàng, hay tổ
chức tài chính. Kế toán luôn được coi trọng trong các doanh nghiệp bởi tính
quan trọng của nghề này. Do đó điều trước tiên bạn phải có năng lực chuyên
môn cao, điều này dễ nhìn thấy nhất thông qua tấm bằng tốt nghiệp cao đẳng
hoặc đại học chuyên ngành tài chính kế toán. Trải qua quá trình học tập và
sau này đi làm tích lũy thêm, bạn phải có những kiến thức, kinh nghiệm, có
khả năng lập báo cáo và trình bày báo cáo kế toán, khả năng thống kê, phân
tích tài chính, khả năng lập và phân tích báo cáo kế toán cũng như quản trị tài
chính doanh nghiệp…
- Việc trao dồi khả năng tổng hợp, phân tích, đọc các báo cáo tài chính,
phân tích tài chính, khả năng giao tiếp, làm việc độc lập và làm việc theo
nhóm là rất quan trọng đối với bất kỳ người kế toán nào.
- Bên cạnh đó bạn cần thành thạo máy tính và trình độ tiếng Anh:
những kiến thức về ngoại ngữ, vi tính cũng như cơ hội thăng tiến sẽ ít nhiều

bị hạn chế. Đây là hai chìa khóa vàng của mọi ngành nghề chứ không riêng
gì nghề kế toán. Để đạt được những vị trí cao trong nghề kế toán như trên,
bạn cần phải thỏa mãn hai điều kiện này. Bạn phải thành thạo các phần mềm
vi tính văn phòng đặc biệt là Excel dùng để tính toán, Power Point để thuyết
trình và các phần mềm chuyên về kế toán. Tiếng Anh của bạn cũng phải có
đủ để có thể giao tiếp với các đối tác hay thành viên trong công ty là người
nước ngoài và đọc các tài liệu, viết báo cáo tài chính kế toán. Ngoài việc trau
dồi các kiến thức về máy tính và Tiếng Anh vốn có, bạn cũng cần phải tìm
tòi, học hỏi cho mình những kiến thức những thủ thuật mới, giúp ích trong
công việc.
- Bạn cần trau dồi khả năng giao tiếp, khả năng ứng xử trong công việc.
Có được khả năng này thì bạn sẽ dễ dàng hòa đồng với mọi người trong công
ty hơn, có thể hợp tác đối với các thành viên trong văn phòng, ban của bạn và
tạo thiện cảm và có thể thuyết phục được các đối tác kinh doanh. Kỹ năng
này sẽ giúp bạn tiến xa hơn trên con đường thăng tiến. Giao tiếp là cầu nối
giúp bạn gần gũi hơn với cấp trên, gần gũi với đồng nghiệp thông qua đó bạn
sẽ học hỏi được nhiều thứ từ đồng nghiệp của mình, cũng như bạn càng có cơ
hội thăng tiến hơn trong công việc.
2.1.1.7 Nhận định về sự phát triển của ngành kế toán sau này
Việt Nam đang trong tiến trình đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và sâu sắc
nền kinh tế, xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần đa sở hữu, vận hành theo
cơ chế thị trường, mở cửa và hội nhập. Cùng với sự đổi mới kinh tế, hệ thống
Sinh viên Dư Thị Thanh Vân

15


Báo cáo thực tập

Tiến sĩ Dương Thị Mai Hà Trâm


kế toán Việt Nam đã và đang cải cách sâu sắc, triệt để từng bước tiếp cận và
hòa nhập với nguyên tắc, thông lệ, chuẩn mực phổ biến trên thế giới. Kiểm
toán, lĩnh vực hoạt động mới phát sinh từ kế toán, phục vụ yêu cầu của kế
toán cũng đã xuất hiện và phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây.
Kế toán, kiểm toán không chỉ là công cụ quản lý kinh tế - tài chính
thuần túy, mà đã trở thành một lĩnh vực dịch vụ, một nghề nghiệp được thừa
nhận trong nền kinh tế thị trường mở cửa.
Hệ thống kế toán, kiểm toán Việt Nam đã được xây dựng mới tiếp tục
phát triển với mục tiêu: Thiết lập và phát triển hệ thống kế toán, kiểm toán
của Việt Nam trong một khuôn khổ pháp lý và trình độ nghiệp vụ chuyên
môn đạt được phù hợp với tiến trình đổi mới của đất nước, tiếp cận và hòa
nhập với các nước trên thế giới và trong khu vực, từng bước tạo cơ sở pháp
lý cho việc công nhận của quốc tế đối với hệ thống kế toán Việt Nam.
2.1.1.8 Lời khuyên của lãnh đạo phụ trách kế toán cho sinh viên
sắp tốt nghiệp ngành kế toán
2.1.1.8.1 Lời khuyên về chuyên môn
Những sinh viên trẻ ra trường chưa có tính tự giác, chưa đặt nặng
tính chuyên nghiệp mà chỉ chú trọng đến kỹ năng chuyên môn… trau dồi
nghiệp vụ chuyên môn là cần thiết nhưng điều quan trọng nhất của một kế
toán viên chính là phải trau dồi đạo đức nghề nghiệp bởi đó sẽ là kim chỉ
nam để phát triển sự nghiệp. Đạo đức nghề nghiệp của một kiểm toán viên
phải được biểu hiện ở sự trung thực, kiêm khiết, bảo mật thông tin và có ý
thức chấp hành pháp luật.
Các bạn sinh viên sắp tốt nghiệp chuyên ngành kế toán khi còn ngồi
trên ghế nhà trường đã được trang bị các kiến thức cơ bản, hệ thống, tiếp cận
với tri thức hiện đại về Kế toán – Kiểm toán để giúp sinh viên giải quyết các
tình huống phức tạp trong các môn học chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán,
kết hợp với khả năng phân tích và định hướng chiến lược trong hoạt động
chuyên môn

2.1.1.8.2 Lời khuyên về kỹ năng sống giao tiếp
Để kết quả của việc giao tiếp như mong đợi thì chúng ta phải có các kỹ năng
giao tiếp. Bên cạnh việc sử dụng các kĩ năng trong giao tiếp thì chúng ta cần
phải chú ý một số điểm sau:

Sinh viên Dư Thị Thanh Vân

16


×