Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

Đánh giá tình hình quản lí và sử dụng đất theo 15 nội dung quản lí Nhà nước vê đất đai theo luật đất đai 2013 tại huyện Tĩnh Gia – Tỉnh Thanh Hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.2 KB, 71 trang )

MỤC LỤC

1


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1.Tính cấp thiết của đề tài.
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, la thành phần hàng đâu của môi
trường sống, là địa bàn phân bố của các khu dân cư, xây dựng các công trinh văn
hóa, xã hội, kinh tế, anh ninh quốc phịng...Ngoai ra đất đai con la tư liệu sản xuất
đặc biệt khơng gì thay thế được trong sản xuất Nơng- Lâm – Ngư nghiệp, vì vậy
quản lí và sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả, bền vững là vấn đê cấp thiết đối với mỗi
quốc gia.
Việt nam có tổng diện tích nhỏ, dân số đơng, q trinh chuyển dịch cơ cấu đất
đai gắn liên với phát triển kinh tế xã hội và tiến bộ khoa học kĩ thuật, nên công tác
quản lý đất đai đặc biệt được Nhà nước quan tâm. Chính vi vậy trong những năm
qua, Đảng và Nhà nước có những chính sách phù hợp tạo điêu kiện cho việc sử
dụng đất hợp lý, đúng quy hoạch, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đông thơi
đẩy mạnh và củng cố cơng tác quản lí đất đai của từng địa phương.
Năm 1988 Nhà nước đã ban hành luật đất đai quy định các chế độ, thể lệ quản
lý va sử dụng đất. Điều 18 Hiến pháp 1992 ghi rõ: “ Nhà nước thống nhất quản lý
đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích có hiệu quả
”.Ngày 4/7/1993 luật đất đai mới được ban hành nhằm khắc phục những nhược
điểm của luật đất đai 1988 va giải quyết các vấn đề phát sinh. Luật sửa đổi bổ sung
luật đất đai 1988 vào năm 2001. Năm 2003 luật đất đai ra đơi đánh dấu bước phát
triển trong cơng tác quản lí đất đai và đến nay luật đất đai 2013 được coi la đầy đử
nhất. Ngồi ra cịn hàng loạt các văn bản, thơng tư, nghị định, chỉ thị... do cơ quan
có thẩm quyền ban hành nhăm hướng dẫn va cụ thể hóa việc thi hành luật đất đai.
Tuy nhiên trong quá trinh tổ chức thực hiện việc quản lý va sử dụng đất theo
đúng quy định của luật đất đai còn nảy sinh nhiều bất cập, tinh trạng lấn chiếm,
tranh chấp đất đai vẫn con xảy ra ở nhiều địa phương. Nằm trong bối cảnh chung


của cả nước, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa con gặp những khó khăn trong cơng
tác quản lý đất đai. Trước thực tế đó đoi hỏi các cấp, các ngành, đặc biệt la nganh
T ngun & Mơi trường phải quan tâm hơn nữa tói ơng tác quản lý đất đai trong
toàn huyện.
Xuất phát tư những yêu cầu thực tế, cũng như tính cấp thiết và tầm quan trọng
của công tác quản lý đất đai. Được sự phân cơng của khoa Quản lí đất đai Trường
Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội,cung với sự hướng dẫn trực tiếp của
thây giáo TS. Phạm Anh Tuấn, trưởng khoa quản lí đất đai, tơi tiến hành thực hiện

2


đê tài: “Đánh giá tình hình quản lí và sử dụng đất theo 15 nội dung quản lí Nhà
nước vê đất đai theo luật đất đai 2013 tại huyện Tĩnh Gia – Tỉnh Thanh Hố”.
1.2. Mục đích – u cầu của đề tài.
1.2.1 Mục đích.
- Tìm hiểu các văn bản pháp luật, chính sách đất đai của Nhà nước tới công
tác quản lý đất đai
- Trên cơ sở đánh giá tinh hinh quản lý và sử dụng đất đai, đề xuất giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử dụng đất có hiệu quả va đungs pháp
luật tai địa phương.
1.2.2 Yêu cầu
- Để phục vụ cho nghiên cứu đề tai cần phải có hiểu biết hệ thống tư luật đất đai
đến các văn bản dưới luật tư Trung ương tới địa phương.
- Điêu tra các số liệu đưa ra phản ánh trung thực khách quan thực trạng quản
lí, sử dụng đất đai của huyện Tĩnh Gia.
- Những kiến nghị đưa ra phải có tính khả thi, phu hợp với thực trạng của địa
phương và phù hợp với pháp luật quy định.

3



PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
2.1.1 Sự cần thiết đánh giá tình hình quản lí và sử dụng đất.
2.1.1.1 Khái niệm đất đai.
Đất đai là một phần diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm cả các yếu tố
cấu thành môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt trái đất, là tư liệu sản xuất
đặc biệt không thể thay thế trong sản xuất nông nghiệp.
Theo FAO: Đất đai là một nhân tố sinh thái bao gồm tất cả các thuộc tính sinh
học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện
trạng sử dụng đất.
2.1.1.2 Một số vấn đê liên quan tới Quản lý Nhà Nước về đất đai.
a) Khái niệm quản lí hành chính Nhà nước về đất đai
Quản lý hành chính nhà nước về đất đai là sự tác động có tổ chức, là sự điều chỉnh
bằng quyền lực của cơ quan hành chính nhà nước đối với các hành vi và hoạt động của
cơ quan quản lý hành chính nhà nước, tổ chức, cá nhân trong quản lý và sử dụng đất đai
do các cơ quan có tư cách pháp nhân công pháp trong hệ thống hành pháp và quản lý
hành chính nhà nước tiến hành bằng những chức năng, nhiệm vụ của nhà nước nhằm sử
dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững ở mỗi địa phương trong cả
nước.
b) Nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước về đất đai
* Bảo đảm sự quản lý tập trung thống nhất của nhà nước về đất đai:
+ Quản lý đất đai theo quy hoạch và kế hoạch.
+ Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về đất đai thống nhất từ trung ương đến địa
phương.
+ Ban hành các chính sách, các quy định pháp luật về quản lý, sử dụng đất.
* Bảo đảm sự kết hợp giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng đất đai:
Quyền sở hữu đất đai thuộc về nhà nước còn các tổ chức, cá nhân được giao đất

chỉ có quyền sử dụng. Tuy nhiên, để các quan hệ đất đai phát sinh, vận động theo đúng
quy luật, nhà nước đặc biệt coi trọng người sử dụng đất. Bên cạnh việc quản lý chặt chẽ
đất đai, nhà nước không những giao quyền sử dụng đất lâu dài ổn định mà còn tạo điều
kiện cho người sử dụng thu được những lợi ích kinh tế chính đáng từ đất đai, cho chuyển
quyền sử dụng đất thông qua các giao dịch dân sự.

4


* Kết hợp hài hịa các lợi ích (quốc gia, cộng đồng, cá nhân/hộ gia đình):
+ Xây dựng và thực hiện tốt các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất dài hạn, trung
hạn và ngắn hạn trên phạm vi cả nước.
+ Xây dựng và thực hiện các chiến lược, chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù
hợp với hoàn cảnh thực tế và quy luật kinh tế khách quan của đất nước.
+ Sử dụng đòn bẩy kinh tế để kích thích các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình phát
huy khả năng, đầu tư và khai thác mọi tiềm năng của đất một cách hợp lý và hợp pháp.
+ Xây dựng hệ thống pháp luật đất đai hoàn chỉnh.
+ Chính sách quản lý sử dụng đất đai hiệu quả, bền vững phải gắn liền với các
chính sách và cơng cuộc xóa đói, giảm nghèo ở các vùng sâu, vùng xa, khu vực khó
khăn.
* Hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững:
Đây và là nguyên tắc vừa là mục tiêu của quản lý đất đai. Do đất đai có hạn, mà
nhu cầu thì ngày càng tăng, cùng với sức ép về dân số nên sử dụng đất theo nguyên tắc
trên là một yêu cầu tất yếu.
c) Công cụ quản lý hành chính nhà nước về đất đai
- Cơng cụ chính sách và pháp luật về đất đai:
Đây là cơng cụ quan trọng nhất để quản lý hành chính nhà nước về đất đai
bởi vì nó có tác động vào ý chí của con người và điều chỉnh hành vi của con người,
vạch ra phương hướng phát triển và duy trì một trật tự kỷ cương cần thiết cho quản
lý và sử dụng đất đai trong xã hội.

- Công cụ quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất:
Đây là công cụ quan trọng và không thể thiếu trong công tác quản lý hành
chính nhà nước về đất đai, nó là cơ sở đảm bảo cho việc quản lý thống nhất của nhà
nước đối với đất đai, cân đối quỹ đất đai của từng vùng, ngành, địa phương để đạt
được mục tiêu phát triển kinh tế đặt ra. Bảo đảm đất đai được phân phối, sử dụng
công bằng, hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả.
- Cơng cụ tài chính:
+ Thuế đất: Là cơng cụ tài chính được sử dụng rộng rãi trong cơng tác quản
lý hành chính nhà nước về đất đai. Thuế sử dụng đất nhằm thống nhất quy định các
loại thuế sử dụng đất trong một sắc thuế tạo thuận lợi trong việc tính và thu thuế sử
dụng đất.

5


+ Lệ phí địa chính: Là khoản tiền người sử dụng đất phải nộp khi được cơ
quan nhà nước phục vụ các cơng việc về địa chính, đó là khi được cấp GCNQSDĐ,
trích lục hồ sơ địa chính, chứng nhận biến động đất đai.
+ Tín dụng tài chính: Nhà nước phát triển mạng lưới các ngân hàng góp
phần cung cấp vốn cho các chương trình/dự án/người sử dụng đầu tư khai hoang,
cải tạo đất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất… và đã phát huy tác dụng tích cực trên
thực tế.
d) Chức năng quản lý nhà nước về đất đai
- Chức năng dự báo:
Căn cứ chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Nhà nước phải dự
báo nhu cầu đất đai cho phát triển các ngành kinh tế quốc dân và nhu cầu đất đai
cho các mục tiêu phát triển. Dự báo đúng là cơ sở cho công tác lập quy hoạch và kế
hoạch phân bổ sử dụng đất đai được cân đối, hợp lý, hiệu quả.
- Chức năng điều tiết:
+ Góp phần phát triển đều, đồng bộ và tránh sự mất cân đối giữa các ngành

kinh tế, giữa các mục tiêu phát triển và giữa các thành phần kinh tế trong phạm vi
toàn bộ nền kinh tế và giữa các vùng kinh tế.
+ Đảm bảo sự công bằng giữa các địa phương, các vùng, các tầng lớp dân cư
trong cả nước, thông qua các công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước.
+ Điều tiết các mối quan hệ sản xuất, phân phối, tích lũy và tiêu dùng thơng
qua cơng cụ tài chính.
- Chức năng kiểm tra, kiểm sốt:
+ Đơn đốc, giám sát các tổ chức, cá nhân nâng cao ý thức trách nhiệm trong
công tác quản lý, sử dụng đất đai, đưa công tác này đi vào nề nếp và hiệu quả, thực
hiện tốt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
+ Phát hiện sự mất cân đối, những bất cập và yếu kém trong công tác quản
lý, sử dụng đất để bổ sung, điều chỉnh cho kịp thời nhằm thực hiện ốt nhiệm vụ phát
triển kinh tế, xã hội của các cơ quan nhà nước.
e) Nội dung quản lí Nhà nước về đất đai
*Theo Luật đất đai, năm 1993, quản lý nhà nước về đất đai bao gồm 7 nội
dung như sau:
1. Điều tra, khảo sát đo đạc, đánh giá và phân hạng đất, lập bản đồ địa chính.
2. Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.

6


3. Ban hành các văn bản pháp luật về quản lý sử dụng đất và tổ chức thực
hiện các văn bản đó.
4. Giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất;
5. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, quản lý các hợp đồng sử
dụng đất, thống kê, kiểm kê, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
6. Thanh tra việc chấp hành các chế độ thể lệ về quản lý, sử dụng đất;
7. Giải quyết các tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo, các vi
phạm trong việc quản lý và sử dụng đất.

*Theo Luật Đất đai 2003, quản lý nhà nước về đất đai bao gồm 13 nội dung
như sau:
1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai, tổ
chức thực hiện các văn bản đó.
2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập
bản đồ hành chính.
3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chí, bản đồ hiện
trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
4. Quản lý, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất;
5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển đổi mục đích sử
dụng đất;
6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ so địa chính, cấp Giấy
CNQSDĐ;
7. Thống kê, kiểm kê đất đai;
8. Quản lý tài chính về đất đai;
9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất
động sản;
10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng
đất;
11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai
và xử lý vi phạm về đất đai;
12. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm
trong quản lý và sử dụng đất đai.
13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.

7


*Luật đất đai năm 2013,chính thức có hiệu lực thi hành tư ngày quản lý nhà
nước về đất đai bao gồm 15 nội dung như sau:

1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ
chức thực hiện văn bản đó.
2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập
bản đồ hành chính.
3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và
bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng
giá đất.
4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng
đất.
6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.
7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
8. Thống kê, kiểm kê đất đai.
9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất.
11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng
đất.
12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định
của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.

8


14. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý
và sử dụng đất đai.
15. Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai.
2.1.1.3Một số vân đề liên quan tớiđánh giá hiện trạng sử dụng đất
a) Khái niệm đánh giá hiện trạng sử dụng đất

Đánh giá hiện trạng sử dụng đất là mô tả hiện trạng sử dụng từng quỹ đất. Từ
đó rút ra những nhận định, kết luận về tính hợp lý hay chưa hợp lý trong sử dụng
đất, làm cơ sở để đề ra những quyết định sử dụng đất có hiệu quả kinh về cao ,
nhưng vẫn đảm bảo việc sử dụng đất theo hướng bền vững.
b) Sự cần thiết của việc đánh giá hiện trạng sử dụng đất
Đánh giá hiện trạng sử dụng đất là một bộ phận quan trọng trong việc đánh
giá tài nguyên thiên nhiên.Đối với quá trình quy hoạch và sử dụng đất cũng vậy,
công tác đánh giá hiện trạng sử dụng đất là một nội dung quan trọng, là cơ sơ để
đưa ra những quyết định cũng như những định hướng sử dụng đất hợp lý cho địa
phương.Việc đánh giá hiện trạng sử dụng đất không chỉ đánh giá công tác quản lý
và sử dụng đất tại thời điểm nghiên cứu mà nó cịn tạo cơ sở cho các định hướng sử
dụng đất bền vững trong tương lai.
c). Quan điểm sử dụng đất
Quan điểm chính trong sử dụng đất đó là sử dụng đất phải gắn liền với các
mục tiêu kinh tế - xã hội, môi trường.
- Sử dụng đất với mục tiêu kinh tế:
Sử dụng đất trước hết gắn với mục tiêu kinh tế, những mục tiêu kinh tế trong
sử dụng đất giữa chủ sử dụng thực tế và cộng đồng lớn hơn có lúc trùng nhau, có
lúc khơng trùng nhau.
- Sử dụng đất với mục tiêu xã hội:
Việc tạo công ăn việc làm trong quá trình phát triển bền vững là một phương
pháp hữu hiệu nhằm cùng một lúc đạt được 3 mục tiêu: xã hội, kinh tế, mơi trường.
Trong sử dụng đất Chính phủ thường có những dự án ưu đãi nhóm người
nghèo trong xã hội nhằm tạo công bằng xã hội cần thiết.
Một mục tiêu xã hội nữa phải kể đến là mâu thuẫn giữa các thế hệ về việc sử
dụng đất bền vững, lâu dài.Và dựa trên nguyên tắc Đất là điều kiện vật chất cần
thiết để tồn tại và tái sản xuất các thế hệ tiếp nhau của con người.

9



- Sử dụng đất với mục tiêu môi trường
Những vấn đề về mơi trường chỉ có thể giải quyết một cách có hiệu quả nếu
nó được thực hiện kết hợp các mục tiêu kinh tế - xã hội.
d) Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất
* Yếu tố tự nhiên
- Khí hậu: Đất được hình thành và phát triển trong từng điều kiện khí hậu cụ
thể, do đó sử dụng đất cũng theo vùng, theo mùa.
- Địa hình: Đất cũng được hình thành và phát triển trong điều kiện địa hình
cụ thể, theo cao độ, do đó sử dụng đất phải theo điều kiện địa hình, độ cao.
- Thổ nhưỡng: Đất có những tính chất hóa học, lý học, sinh học nhất định,
đối tượng sử dụng đất có những nhu cầu sử dụng riêng biệt, do đó sử dụng đất dựa
theo kết quả đánh giá, phân hạng đất thích hợp.
- Thủy văn: Mỗi vùng đều có hệ thống và chế độ thủy văn, thủy địa cụ thể,
quyết định nguồn nước cung cấp cho các yêu cầu sử dụng đất, do đó, sử dụng đất
theo các đặc điểm của nguồn nước và chịu sự chuyển đổi của nguồn nước.
* Yếu tố kinh tế - xã hội
- Dân số và lao động: là nguồn lực, điều kiện để sử dụng đất, song trình độ
lao động phản ánh trình độ thâm canh sử dụng đất, cải tạo đất.
- Trình độ quản lý và tổ chức sản xuất: quyết định hình thức và mức độ khai
thác sử dụng đất.
- Sự phát triển của khoa học và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, công tác quản lý đất đai được
Nhà nước rất đầu tư và quan tâm. Cùng với Luật đất đai năm 2013 Nhà nước đã ban
hành các Nghị định, Thông tư, Chỉ thị, hệ thống văn bản pháp luật đất đai… tạo
hành lang pháp lý cho công tác quản lý đất đai.
2.1.1.4 Mối quan hệ giữa đánh giá hiện trạng sử dụng đất với quy hoạch sử
dụng đất
Do tầm quan trọng của việc sử dụng đất tiết kiệm và bền vững, đòi hỏi việc
quy hoạch sử dụng đất phải thực hiện ở các cấp. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất

giúp cho người lập quy hoạch nắm rõ, nắm đấy đủ và chính xác hiện trạng sử dụng
đất cũng như những biến động trong những năm vừa qua, từ đó đưa ra những định
hướng sử dụng đất phù hợp với điều kiện vùng nghiên cứu.
Đánh giá hiện trạng sử dụng đất làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất những
phương thức sử dụng đất hợp lý, đưa ra các quyết định chính xác, phù hợp với việc

10


sử dụng đất hiện tại và hướng sử dụng đất trong tương lai.
Như vậy có thể nói rằng đánh giá hiện trạng sử dụng đất là công việc không
thể thiếu được trong công tác quy hoạch sử dụng đất, trong điều kiện quỹ đất thì có
hạn mà nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất là cơ
sở nền tảng cho một phương án quy hoạch có tính khả thi cao, phù hợp với địa bàn
nghiên cứu. Vì vậy có thể nói giữa đánh giá hiện trạng sử dụng đất và quy hoạch có
mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau.
2.1.1.5 Mối quan hệ giữa công tác quản lý nhà nước về đất đai với hiện
trạng sử dụng đất.
Trong những năm gần đây, đất nước có sự phát triển về mọi mặt, điều này đã
gây áp lực lớn đối với tài nguyên thiên nhiên nói chung và tài nguyên đất nói riêng.
Hiện nay tình hình quản lý và sử dụng đất là một vấn đề nổi cộm trong xã hội, hiện
tượng lấn chiếm, tranh chấp đất đai xảy ra thường xuyên đã gây nhiều khó khăn cho
cơng tác quản lý đất đai ở địa phương. Do đó để quản lý chặt chẽ quỹ đất thì cần
phải nắm bắt được các thơng tin, dữ liệu về hiện trạng sử dụng đất. Đánh giá hiện
trạng sử dụng đất sẽ tạo cơ sở cho việc nắm chắc, quản lý chặt chẽ quỹ đất ở địa
phương và ngược lại. Vì vậy có thể nói cơng tác đánh giá tình hình quản lí và hiện
trạng sử dụng đất có một vai trị hết sức quan trọng đối với công tác quản lý nhà
nước về đất đai.
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2.1 Tình hình nghiên cứu về quản lí và sử dụng đất trên thế giới

2.2.1.1 Pháp:

Các chính sách quản lý đất đai ở Cộng hòa Pháp được xây dựng trên
một số nguyên tắc chỉ đạo quy hoạch không gian, bao gồm cả chỉ đạo quản lý
sử dụng đất và hình thành các cơng cụ quản lý đất đai.
Chính sách quản lý sử dụng đất canhtác tại đây rất chặt chẽ để đảm bảo
sản xuất nông nghiệp, luật pháp quy định một số điểm cơ bản sau:
- Việc chuyển đất canh tác sang mục đích khác, kể cả việc làm nhà ở
cũng phải xin phép chính quyền cấp xã quyết định. Nghiêm cấm việc xây
dựng nhà trên đất canh tác để bán cho người khác.
- Việc mua bán đất đai không thể tự thực hiện giữa người bán và người
mua, muốn bán đất phải xin phép cơ quan giám sát việc mua bán. Việc bán
đất nông nghiệp phải nộp thuế đất và thuế trước bạ.

11


Ở Pháp, có cơ quan giám sát việc mua bán đất để kiểm soát hoạt động
mua bán, chuyển nhượng đất đai. Cơ quan giám sát đồng thời làm nhiệm vụ
môi giới và trực tiếp tham gia quá trình mua bán đất. Văn tự chuyển đổi chủ
sở hữu đất đai có Tịa án Hành chính xác nhận trước và sau khi chuyển đổi.
Ngày nay, đất đai ở Pháp ngày càng có nhiều luật chi phối theo các qui
định của các cơ quan hữu quan như quản lý đất đai, môi trường, quản lý đô
thị, quy hoạch vùng lãnh thổ và đầu tư pháp triển.
2.2.1.2 Australia
.Luật đất đai của Australia quy định đất đai của quốc gia là đất thuộc sở
hữu Nhà nước và đất thuộc sở hữu tư nhân. Australia công nhận Nhà nước và
tư nhân có quyền sở hữu đất đai và bất động sản trên mặt đất. Phạm vi sở hữu
đất đai theo luật định là tính từ tâm trái đất trở lên, nhưng thơng thường nước
có quyền bảo tồn đất ở từng độ sâu nhất định, nơi có những mỏ khoáng sản

quý như vàng, bạc, thiếc, than, dầu mỏ…
Luật đất đai Australia bảo hộ tuyệt đối quyền lợi và nghĩa vụ của chủ
sở hữu đấ đai. Chủ sở hữu có quyền cho thuê, chuyển nhượng, thế chấp, thừa
kế theo di chúc mà khơng có sự cản trở nào, kể cả việc tích lũy đất đai. Tuy
nhiên, luật cũng quy định Nhà nước có quyền trung thu đất tư nhân để sử
dụng vào mục đích cơng cộng, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội và việc trưng
thu đó gắn liền với việc Nhà nước phải thực hiện bồi thường thỏa đáng.
2.2.1.3 Trung Quốc
Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đang thi hành chế độ công hữu xã
hội chủ nghĩa về đất đai, đó là chế độ sở hữu toàn dân và chế độ sở hữu tập
thể của quần chúng lao động. Mọi đơn vị, cá nhân không được xâm chiếm,
mua bán hoặc chuyển nhượng phi pháp đất đai. Vì lợi ích cơng cộng, Nhà
nước có thể tiến hành trưng dụng theo pháp luật đối với đất đai thuộc sở hữu
tập thể và thực hiện chế độ quản chế mục đích sử dụng đất.
Tiết kiệm đất, sử dụng đất đai hợp lý, bảo vệ thiết thực đất canh tác là
quốc sách cơ bản của Trung Quốc.
2.2.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất ở Việt Nam
2.2.2.1. Sơ lược về ngành địa chính Việt Nam qua các giai đoạn

12


* Thời kỳ phong kiến:
Ở Việt Nam, trong lịch sử hàng nghìn năm phong kiến, ln tồn tại hai thiết
chế về ruộng đất: Sở hữu đất công và sở hữu đất tư.
Thời kỳ Hùng Vương, thời kỳ An Dương Vương - Thục Phán: Quan hệ đất
đai thời kỳ này có nhiều hình thức sở hữu khác nhau: Sở hữu Nhà nước, sở hữu của
công xã nông thôn, sở hữu của quan lại quý tộc.
Thời kỳ nhà Đinh tồn tại chủ yếu hai hình thức sở hữu về đất đai: Sở hữu
của nhà vua, sở hữu của công xã nông thôn và gần như khơng có sở hữu của tư nhân

về ruộng đất. Một số quan lại được nhà vua cấp đất để thưởng cơng, nhưng đất đó
vẫn là đất thuộc sở hữu của Nhà nước.
Thời kỳ nhà Trần tồn tại ba hình thức sở hữu về đất đai: Sở hữu nhà vua, sở
hữu tập thể, sở hữu tư nhân. Ruộng đất tư hữu thời kỳ này phát triển mạnh.Chế độ
thuế khoán dựa trên chế độ sở hữu ruộng đất. Việc mua bán đất đai được Nhà nước
thừa nhận.
Thời kỳ nhà Lê, tiến hành kiểm tra đất đai, lập sổ địa bạ. Cùng chính sách
"hạn điền". Nhà nước chính thức tuyên bố hàng loạt đạo dụ và theo luật quân điền
thời Hồng Đức ban hành năm 1481 "Đất đai là tài sản của Nhà nước".
Thời kỳ nhà Nguyễn đã hoàn tất việc lập sổ địa bạ cho 18.000 xã từ Mục
Nam Quan đến Mũi Cà Mau, bao gồm 10.004 tập. Địa bạ được thành lập ba bản:
Bản "Giáp" nộp tại Đinh Bộ Hộ, bản "Bính" nộp tại Đinh Bộ Chánh. Bản "Đinh" để
tại xã.Nhà Nguyễn còn ban hành bộ luật thứ hai của nước ta - Bộ luật Gia Long.Bộ
luật này gồm 14 điều nhằm điều chỉnh mối quan hệ về nhà, đất, thuế lúa.Đây là bộ
luật xác định quyền sở hữu tối cao của nhà vua về ruộng đất.
Thời kỳ Gia Long, Nhà nước phong kiến đã tiến hành đo đạc, lập sổ địa bạ
cho từng xã với nội dung phân rõ cơng tư điền thổ, diện tích, tứ cận, định dạng thuế.
* Thời kỳ Pháp thuộc
Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, Pháp đã công nhận quyền sở hữu tư
nhân tuyệt đối về đất đai. Chúng chia nước ta thành ba kỳ để cai trị, bao gồm: Bắc
Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ với những chế độ cai trị khác nhau, và tổ chức việc quản lý
đất đai cũng khác nhau. Pháp thiết lập quản lý từ Trung ương là Sở Địa chính ở các
kỳ, thuộc Thống sứ (Bắc Kỳ), Khâm sứ (Trung Kỳ), hoặc Thống đốc (Nam Kỳ). Cơ
quan quản lý cấp tỉnh là Ty Địa chính, mỗi làng xã có nhân viên địa chính gọi là
Chưởng Bạ - phụ trách điền địa, ở Nam Kỳ người phụ trách gọi là Hương Bộ.
* Thời kỳ Mỹ Ngụy

13



Ở Miền Nam trong thời kỳ từ 1945 - 1975 tồn tại hai chế độ ruộng đất khác
nhau.Chính sách "Cải cách điền địa" của Ngơ Đình Diệm và chính sách "Người cày
có ruộng" của Nguyễn Văn Thiệu. Từ năm 1945 đến trước ngày giải phóng Miền
Nam (30/4/1975), tổ chức địa chính thay đổi theo ba thời ky: từ năm 1945 đến năm
1955, từ năm 1956 đến 1959, từ năm 1960 đến năm 1975.
* Thời kỳ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam
Cách mạng tháng 8/1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hịa ra
đời, ngành Địa chính từ Trung ương đến cơ sở được duy trì và củng cố. Chính sách
đất đai thời kỳ này mang tính chất "chấn hưng nơng nghiệp". Hàng loạt các thông
tư, nghị định… được ban hành nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp,
tránh lãng phí đất đai.
- Ngày 02/02/1947, ngành địa chính được sát nhập vào ngành công nông.
Ngày 19/12/1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 179/SL ban hành
luật cải cách ruộng đất, thực hiện triệt để khẩu hiệu "người cày có ruộng". Nhà
nước thực hiện hình thức tịch thu, trưng thu, trưng mua ruộng đất theo từng đối
tượng sở hữu đất đai khác nhau để chia cho nông dân.
Ngày 03/7/1958 Chính phủ ban hành chỉ thị số 354/CT-TTg thành lập cơ
quan quản lý đất đai ở Trung ương là Sở địa chính, nằm trong Bộ Tài chính, chức
năng là quản lý ruộng đất và thu thuế nông nghiệp.
Hiến pháp năm 1959 đã xác định 3 hình thức sở hữu đất đai: tồn dân, tập
thể, tư nhân.
Ngày 09/11/1979, Chính phủ ban hành Nghị định số 404/NĐ-CP về thành
lập hệ thống quản lý đất đai thuộc Hội đồng Bộ trưởng và UBND các cấp.
Hiến pháp 1980 ra đời, Nhà nước là chủ sở hữu toàn bộ đất đai. Nhà nước
thống nhất quản lý toàn bộ tài nguyên đất đai quốc gia.
Năm 1988, Luật đất đai lần đầu tiên ra đời, tiếp sau hàng loạt văn bản dưới
luật hướng dẫn thi hành luật nhằm đưa công tác quản lý ruộng đất vào nề nếp và
đúng pháp luật.
Chỉ thị số 67/CT-TTg ngày 23/3/1989 về triển khai thi hành Luật Đất đai.

Hiến pháp 1992 đã mở ra thời kỳ đổi mới hệ thống chính trị. Lần đầu tiên chế độ sở
hữu về quản lý đất đai được ghi vào hiến pháp, trong đó quy định "đất đai thuộc sở
hữu toàn dân". Nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch và pháp luật… đảm
bảo sử dụng đất có hiệu quả

14


Luật đất đai ngày 14/7/1993, Nhà nước khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn
dân do Nhà nước thống nhất quản lý, đất đai được giao ổn định lâu dài cho tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân. Người sử dụng đất được trao 5 quyền giúp chủ sử dụng đất
yên tâm đầu tư nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Nghị định số 34/NĐ-CP của Chính phủ ngày 23/4/1994 quy định chức năng,
quyền hạn và nhiệm vụ của Tổng cục Địa chính. Tổng cục Địa chính là cơ quan trực
thuộc Chính phủ, thực hiện tổ chức quản lý nhà nước về đất đai.
Theo Thơng tư số 470/TT-TCĐC ngày 18/7/1994 thì hệ thống tổ chức quản lý
Nhà nước về đất đai ở địa phương trực thuộc Trung ương, Phịng Địa chính trực
thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; Cán bộ địa chính xã
trực thuộc UBND xã, phường, thị trấn.
Ngày 26/11/2003, Luật Đất đai ra đời trên cơ sở khắc phục những ách tắc, trở
ngại trong quản lý sử dụng đất. Theo Điều 6, Luật Đất đai 2003, quản lý Nhà nước
về đất đai gồm 13 nội dung.
Ngày 01/07/2014 luật đất đai 2013 chính thức có hiệu lực thi hành, đánh dấu
sự phát triển trong cơng tác quản lí và sử dụng đất đai, khắc phục những hạn chế
trong quá trinh sử dụng đất. Theo điều 22, luật đất đai 2013, quản lý Nhà nước về
đất đai gồm 15 nội dung. Để triển khai thi hành Luật đất đai 2003, nhằm nhanh
chóng đưa Luật đất đai áp dụng thực tiễn cuộc sống thì Chính phủ và Bộ TN&MT
đã đưa ra hàng loạt các văn bản, Nghị định, Chỉ thị và các Thông tư… hướng dẫn
thi hành Luật Đất đai, tạo ra những chuyển biến rõ rệt trong quản lý và sử dụng đất.
2.2.2.2 Tình hình quản lý đất đai và vấn đề sử dụng đất ở Việt Nam

Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đât Việt Nam (Tính đến ngày 10/09/2013)
STT

Mục đích sử dụng đất



Tổng diện tích tự nhiên
1
Đất nơng nghiệp
1.1.
Đất sản xuất nông nghiệp
1.1.1
Đất trồng cây hàng năm
1.1.1.1 Đất trồng lúa
1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
1.1.1.3 Đất cồng cây hàng năm khác
1.1.2
Đất trồng cây lâu năm
1.2
Đất lâm nghiệp
1.2.1
Đất rừng sản xuất
1.2.2
Đất rừng phịng hộ

NNP
SXN
CHN
LUA

COC
HNK
CLN
LNP
RSX
RPH

15

Tổng diện tích
(nghìn ha)
33095,1
26280,5
10151,1
6401,3
4092,7
45,5
2263,0
3749,7
15373,1
7406,6
5827,3

Tỷ lệ (%)
100
79.41
38,63
24,35
15,57
0,17

8,61
14,78
58,50
28,18
22,17


1.2.3
1.3
1.4
1.5
2.
2.1
2.1.1
2.1.2
2.2
2.2.1

Đất rừng đặc dụng
RDD
2139,2
8,13
Đất nuôi trồng thủy sản
NTS
712,0
2,71
Đất làm muối
LMU
17,9
0,07

Đất nông nghiệp khác
NKH
26,5
0.1
Đất phi nông nghiệp
PNN
3740,6
11,30
Đất ở
OTC
690,9
18,47
Đất ở tại đô thị
ODT
141,3
3,80
Đất ở tại nông thôn
ONT
549,6
14,69
Đất chuyên dùng
CDG
1846,8
49,37
Đất trụ sở cơ quan, cơng trình sự CTS
19,6
0,52
nghiệp
2.2.2
Đất quốc phịng, an ninh

CQP
331,0
8,85
2.2.3
Đất sản xuất kinh doanh phí nơng CSK
267,3
7,15
nghiệp
2.2.4
Đất có mục đích cơng cộng
CCC
1228,9
32,85
2.3
Đất tơn giáo, tín ngưỡng
TTN
14,9
0,40
2.4
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
NTD
101,0
27,0
2.5
Đất sơng suối và mặt nước chuyên SMN
1082,9
28,95
dùng
2.6
Đất phi nông nghiệp khác

PNK
4,1
0,01
3
Đất chưa sử dụng
CSD
3074,0
9,30
3.1
Đất bằng chưa sử dụng
BCS
235,8
7,67
3.2
Đất đồi núi chưa sử dụng
DCS
2549,0
82,92
3.3
Núi đá khơng có rừng cây
NCS
289,2
9,40
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Theo Tổng cục thống kê, tính đến ngày 10/09/2013, trong tổng số 33095,1
nghìn ha diện tích đất tự nhiên của cả nước, đất nơng nghiệp chiếm diện tích lớn
nhất, với 26280,5 nghìn ha chiếm 79,41%, cịn lại là 3740,6 nghìn ha diện tích đất
phi nơng nghiệp, chiếm 11,30% và 3074,0 nghìn ha diện tích đất chưa sử dụng,
chiếm 9,30%.
Trong diện tích đất nơng nghiệp cả nước, đất lâm nghiệp chiếm diện tích

chủ yếu với 15373,1 nghìn ha chiếm 46,54% tổng diện tích tự nhiên, đất sản xuất
nơng nghiệp chỉ chiếm 30,67% tổng diện tích tự nhiên với 10151,1 nghìn ha.
Trong diện tích đất phi nơng nghiệp cả nước, chiếm diện tích chủ yếu là đất
chun dùng với 1846,8 nghìn ha và diện tích đất sơng suối và mặt nước chun
dùng với 1082,9 nghìn ha. Diện tích đất ở chỉ chiếm 2,10% tổng diện tích tự nhiên
với 633,9 nghìn ha.

16


Trong 3074,0 nghìn ha diện tích đất chưa sử dụng, chủ yếu là phần diện tích
đất đồi núi chưa sử dụng, chiếm 7,70% tổng diện tích tự nhiên với 2549,0 nghìn ha.

PHẦN 3.
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu về tình hình quản lí và sử dụng đấttheo 15 nội dung quản lí Nhà
nước vê đất đai.
- Địa bàn nghiên cứu là huyện Tĩnh Gia- tỉnh Thanh Hóa
- Thời gian nghiên cứu từ ngày 27/04/2015-05/06/2015
3.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế – xã hội
- Đánh giá tình hình quản lí và sử dụng đất theo 15 nội dung quản lí Nhà nước
vê đất đai.
-Điều tra chỉnh lí và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hoá
3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1 Phương pháp điều tra thu thập tài liệu
Tiến hành điều tra nội nghiệp và điều tra ngoại nghiệp nhằm thu thập tài liệu
thông tin cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu.
3.3.2 Phương pháp minh hoạ bằng bản đồ

Sử dụng các phần mềm chuyên ngành để xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng
đất của huyện Tĩnh Gia năm 2010.
3.3.3Phương pháp thống kê
Sử dụng để thống kê toàn bộ diện tích đất đai của huyện, phân nhóm số liệu
điều tra để xử lý và tìm ra xu thế biến động đất đai trong giai đoạn 2000 – 2010.
3.3.4 Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu
Sau khi thu thập được số liệu, tài liệu tiến hành phân tích tổng hợp theo yêu
cầu và mục đích của đề tài. Để phân tích tổng hợp số liệu được sử dụng phần mềm
EXCEL.
3.3.5 Phương pháp chuyên gia

17


Phương pháp này dùng để tham khảo các ý kiến của các chuyên gia trước khi
đề xuất định hướng và các giải pháp sử dụng đất.

PHẦN 4.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 ĐIÊU KIỆN TỰ NHIÊN- KINH TẾ XÃ HỘI
4.1.1.Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Tĩnh Gia là huyện đồng bằng ven biển thuộc tỉnh Thanh Hóa, trung tâm thị
trấn huyện lỵ cách thành phố Thanh Hóa khoảng 40 km về phía Nam theo quốc lộ
1A, cách khu cơng nghiệp Nam Thanh Bắc Nghệ khoảng 20 km về phía Bắc, nằm
trong vùng trọng điểm kinh tế của tỉnh Thanh Hóa (khu cơng nghiệp Nghi Sơn,
vùng kinh tế Tây Nam của tỉnh)
Có tọa độ địa lý: Từ 19 017'12’’ đến 19037'52’’ vĩ độ Bắc; từ 104037'51’’ đến
105055'52’’ kinh độ Đông.
Tiếp giáp với các đơn vị hành chính như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hố.
- Phía Đơng là Vịnh Bắc Bộ.
- Phía Nam giáp huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
- Phía Tây giáp huyện Nơng cống, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa.
Huyện Tĩnh Gia ở vị trí thuận lợi có đường quốc lộ IA và đường sắt Bắc Nam
chạy qua với chiều dài hơn 35 km. Ngoài ra với hơn 42 km bờ biển, 3 cửa lạch lớn:
Lạch Ghép, Lạch Bạng và lạch Hà Nẫm, đặc biệt là có cảng biển nước sâu Nghi
Sơn.
Vị trí địa lý đó đã tạo ra những điều kiện thuận lợi để giao lưu phát triển kinh
tế, văn hoá - xã hội với các huyện trong tỉnh, các tỉnh bạn và quốc tế; khai thác các
tiềm năng nội lực một cách có hiệu quả, từng bước nâng cao đời sống nhân dân, góp
phần làm thay đổi diện mạo nền kinh tế của tỉnh nhà.
Tổng diện tích tự nhiên tồn huyện là 45.828,67 ha chiếm 4,12% diện tích tự
nhiên tồn tỉnh

18


Tồn huyện có 34 đơn vị hành chính gồm: 33 xã và 01 thị trấn. Diện tích tự
nhiên đứng hàng thứ 12/27 huyện, thị thành phố của tỉnh Thanh Hoá và đứng hàng
thứ nhất của các huyện đồng bằng Thanh Hoá.

19


4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Tổng qt địa hình tồn huyện được chia làm 3 tiểu vùng:
- Vùng đồng bằng: Gồm các xã phía Tây và Tây Bắc có địa hình khá bằng
phẳng. Kinh tế nổi bật ở vùng này bao gồm sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp và dịch vụ.

- Vùng ven biển: Gồm các xã phía Đơng quốc lộ 1A. Địa hình có dạng lượn
sóng, những dải đất cao và những dải đất trũng xen kẽ nhau. Những dải đất trũng có
dạng hình lịng máng dốc dần theo hướng Bắc - Nam.
- Vùng bán sơn địa: Gồm các xã phía Tây và Tây Nam của huyện. Các xã này
có địa hình cao. Kinh tế bao gồm sản xuất nơng lâm nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp,
trong đó nơng nghiệp chiếm tỷ lệ lớn. Chăn ni đại gia súc có điều kiện phát triển
thuận lợi.
4.1.1.3. Khí hậu
Theo tài liệu của Đài Khí tượng thủy văn khu vực Bắc miền Trung (trên địa bàn
Thanh Hóa), huyện Tĩnh Gia nằm trong vùng khí hậu ven biển (tiểu vùng Ib) của tỉnh
Thanh Hố có đặc trưng sau:
* Nhiệt độ: Tổng nhiệt độ trong năm từ 8.500 - 8.605 oC, biên độ năm 12 13oC, biên độ nhiệt độ ngày từ 5,5 - 6 oC. Nhiệt độ trung bình tháng 1: 16,5 - 17 oC.
Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối chưa dưới 5 oC. Nhiệt độ trung bình tháng 7 từ 29 29,5oC. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối chưa quá 42oC.
* Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm 1.600 mm - 1.800 mm (thuộc khu
vực có lượng mưa trung bình trong vùng), lượng mưa tập trung vào các tháng 6, 7,
8, 9, 10 chiếm đến 80% lượng mưa cả năm.
* Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình cả năm 1.730 giờ, tổng lượng bức xạ
trung bình ngày đạt mức 280 - 320 cal/cm2/ngày.
* Độ ẩm khơng khí: Độ ẩm khơng khí trung bình 80%, cao nhất lên tới 86%
và cũng có khi có những ngày độ ẩm xuống dưới 70%.
* Thiên tai: Chủ yếu là gió bão, rét đậm, rét hại, mưa lụt và đơi khi cũng có
hạn hán xảy ra gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
4.1.1.4. Thủy văn
Trên địa bàn huyện có 3 con sơng lớn chảy qua và hàng loạt các hồ đập lớn
nhỏ.
- Sông Lạch Bạng: Bắt nguồn từ phía Nam vùng rừng núi Như Thanh dài
34,5km đổ ra biển ở cửa Bạng (Du Xuyên).

20



- Sơng n: Nằm ở phía cực Bắc Tĩnh Gia, ranh giới huyện Tĩnh Gia với
huyện Quảng Xương, sông Yên đổ ra biển ở cửa Hàn.
Hệ thống sơng ngịi, kênh, hồ nước là những yếu tố giải quyết cho những nhu
cầu tưới tiêu, thủy lợi. Đồng thời, có thể phát triển dịch vụ du lịch sông nước.
4.1.1.5 Các nguồn tài nguyên
a). Tài nguyên đất
Dưới tác động tổng hợp của các điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội, hoạt động
sản xuất và vị trí địa lý đặc thù ở huyện Tĩnh Gia hình thành 6 nhóm đất, 14 đơn vị
đất và 20 đơn vị đất phụ. Trong đó:
* Nhóm đất cát (C) ARENOSOLS (AR)
Diện tích 3695,58 ha, chiếm 8,06% diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã Hai
Châu, Hải Ninh, Hải An, Tân Dân, Hải Lĩnh, Minh Châu, Hải Hịa, Ngun Bình,
Bình Minh, Xn Lâm, Hải Bình, Hải Yến, Hải Thượng, Nghi Sơn, Hải Hà.
Đất cát ở huyện Tĩnh Gia được hình thành mang ảnh hưởng chặt chẽ của mẫu
chất, đá mẹ. Đây là nhóm đất có thành phần cơ giới thô hơn thịt pha cát ở độ sâu 0100 cm, có ít hơn 35% các mảnh vụn của đá ở các tầng đất từ 0-100 cm. Nhóm đất
cát huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hố hình thành vùng ven biển do sự bồi lắng từ các
sản phẩm thô của dải Trường Sơn với sự hoạt động đặc thù của hệ thống sơng và
biển.
* Nhóm đất mặn (M) SALIC FLUVISOLS (FLs)
Diện tích 1110 ha, chiếm 2,42% diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã Hải
Châu, Thanh Thuỷ, Hải Bình, Mai Lâm, Hải Yến, Hải Thượng, Hải Hà.
Đất mặn hình thành ở vùng ven biển do ngập nước biển hoặc nước mặn ngấm
theo mao quản làm cho đất bị mặn. đất có độ dẫn điện ≥4 ms/cm.
* Nhóm đất phù sa (P) FLUVISOLS (FL)
Diện tích 4250 ha, chiếm 9,27% diện tích tự nhiên của huyện. Phân bố ở các
xã Thanh Thuỷ, Hải Châu, Tượng Lĩnh, Tượng Sơn, Các Sơn, Anh Sơn, Thanh
Sơn, Triều Dương, Hải Ninh, Ngọc Lĩnh, Hùng Sơn, Hải An, Tân Dân, Định Hải,
Hải Lĩnh, Xuân Lâm, Tỉnh Hải, Mai Lâm.
Đất phù sa ở huyện Tĩnh Gia hình thành do sự bồi ứăp của trầm tích phù sa

nước ngọt của hệ thống sông suối chảy qua địa bàn huyện.
* Nhóm đất xám (X) ACRISOLS (AC)
Diện tích 13.500 ha, chiếm 29,46% diện tích tự nhiên của huyện, phân bố ở
các xã Tượng Sơn, Thanh Sơn, Anh Sơn, Các Sơn, Tân Dân, Định Hải, Hải Nhân,

21


Phú Sơn, Phú Lâm, Nguyên Bình, Xuân Lâm, Trúc Lâm, Tùng Lâm, Tân Thường,
Mai Lâm, Hải Yến, Trường Lâm, Hải Thượng, Hải Hà.
Nhóm đất xám ở huyện Tĩnh Gia chủ yếu hình thành trên sản phẩm phong
hố của đá trầm tích như sa thạch, phiến thạch, phù sa cổ. Trong phẫu diện đất có
tầng tích sét (B Argic) với dung tích hấp thu (CEC = 16-24meq/100g sét), đồng thời
độ bão hồ bazơ thấp (<50%).
* Nhóm đất đỏ (F) FERRALSOLS (FR)
Diện tích 180 ha, chiếm 0,39% diện tích tự nhiên của huyện. Phân bố ở xã
Phú Sơn.
Đất đỏ ở huyện Tĩnh Gia hình thành và phát triển trên sản phẩm phong hố
của đá bazan.
* Nhóm đất xói mịn mạnh trơ sỏi đá (E) LEPTOSOLS (LP)
Diện tích 10300 ha, chiếm 22,48% diện tích tự nhiên của huyện. Phân bố tập
trung ở các xã Tượng Sơn, Anh Sơn, Thanh Sơn, Ngọc Lĩnh, Hùng Sơn, Tân Dân,
Các Sơn, Định Hải, Phú Sơn, Nguyên Bình, Hải Lĩnh, Ninh Hải, Xuân Lâm, Trúc
Lâm, Hải Bình, Mai Lâm, Hải Yến, Hải Thường, Trường Lâm.
Đất xói mịn mạnh trơ sỏi đáhình thành ở địa hình dốc bị tác động mạnh của
q trình xói mịn hoặc đất có q trình phát triển yếu, tầng đất hữu hiệu mỏng
(<30cm).
b) Tài nguyên nước
Tài nguyên nước của huyện gồm nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm:
- Nguồn nước mặt: Chủ yếu được khai thác sử dụng từ các sơng, ngịi, ao, hồ

có trên địa bàn, đặc biệt là hệ thống thủy nông hồ Yên Mỹ và nước sông Yên được
dùng để nuôi trồng thủy sản.... Mạng lưới ao, hồ, nhỏ khá dày đặc, đây là nguồn
cung cấp, dự trữ nước khi mực nước các sơng chính xuống thấp, đặc biệt khi vào
mùa khơ. Ngồi ra, lượng nước mưa hàng năm cũng là nguồn cung cấp, bổ sung
nước ngọt quan trọng cho sản xuất và cho sinh hoạt của nhân dân.
- Nguồn nước ngầm:
+ Nước ngầm nơng chủ yếu là tích tụ nước mưa tại chỗ có độ sâu từ 0 - 100m.
+ Nước ngầm sâu còn gọi là nước ngầm Pleitocene, ở sâu trên 100m, tương
đối phong phú, đủ dùng phục vụ nhu cầu sinh hoạt và đời sống dân cư.
c) Tài nguyên rừng
Năm 2014 huyện có 15.121,99 ha đất lâm nghiệp, trong đó: Đất trồng rừng
phịng hộ 8.527,13 ha chủ yếu là rừng thứ sinh, rừng hỗn giao có trữ lượng không

22


lớn, cây rừng phần lớn là gỗ tạp như: Thông, Muồng, Dẻ...và cây bản địa. Động vật
rừng hiện chỉ còn các loại thú nhỏ như: chồn, cáo, gà rừng... Đối với rừng sản xuất
có 6.594,86 ha với các loại cây chủ yếu là: keo lá chàm, bạch đàn.
d) Tài nguyên khoáng sản
Đến nay trên địa bàn huyện chưa phát hiện được loại tài ngun khống sản
quan trọng nào, ngồi đá vôi, đất sét, cát, sỏi, titan... với trữ lượng và chất lượng
hạn chế. Nhìn chung tài ngun khống sản của huyện nghèo cả về chủng loại và
trữ lượng.
e)Tài nguyên biển
Tĩnh Gia có 42 km đường bờ biển, 3 cửa lạch: Lạch Ghép, Lạch Bạng và lạch
Hà Nẫm với tổng diện tích vùng triều hàng nghìn ha, thuận lợi cho phát triển nuôi
trồng thủy hải sản. Nồng độ muối trong nước biển ở Tĩnh Gia khá cao, kết hợp với
điều kiện thời tiết nắng to, gió lớn là điều kiện rất thuận lợi cho phát triển nghề làm
muối. Ngoài ra, huyện cịn có nhiều bãi biển đẹp như bãi biển Hải Hòa, Ninh Hải....

là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ mát.
f) Tài ngun nhân văn
Huyện Tĩnh Gia có sự hình thành và phát triển rất lâu đời. Trên địa bàn các
xã, thị trấn ngày nay vẫn cịn lưu lại nhiều di tích mang đậm dấu ấn lịch sử văn hoá
như: Khu di tích lịch sử Lạch Bạng - Quang Trung (xã Hải Thanh), Đền làng....
với nhiều kiến trúc đặc trưng, độc đáo.
Truyền thống của huyện rất vẻ vang và gắn liền với truyền thống yêu nước,
thượng võ của địa phương. Nơi đây đã sản sinh ra nhiều tướng lĩnh và danh nhân
văn hóa tơ thắm thêm truyền thống đấu tranh anh dũng của địa phương và dân tộc
như: Đào Duy Từ, Lương Chí....
Nhiều phong tục tập quán độc đáo như tục lệ đánh cờ người, chọi gà, đua
thuyền, lễ mừng chúa giáng sinh 25 tháng 12 của đồng bào công giáo (xã Hải
Thanh).... góp phần bảo vệ những di sản văn hóa dân tộc và tăng cường mối quan
hệ trong cộng đồng dân cư.
4.1.1.6 Thực trạng môi trường
Tĩnh Gia đang trong quá trình đổi mới và phát triển, mơi trường sinh thái cơ
bản chưa bị hủy hoại. Tuy nhiên trong những năm gần đây do chất thải công nghiệp,
chất thải sinh hoạt, các cơ sở chế biến thức ăn chăn ni có nguồn gốc thủy sản biển
chưa được quản lý chặt chẽ, huyện chưa có khu xử lý rác thải, đặc biệt việc sử dụng

23


các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trong nơng nghiệp khơng đúng quy trình,
quy phạm đã gây nên ô nhiễm môi trường cục bộ trong từng khu vực.
Vì vậy, để khắc phục và ngăn chặn những tác nhân gây ơ nhiểm mơi trường,
địi hỏi các cấp, các ngành phải có những việc làm cụ thể như quy hoạch các khu tập
trung và xử lý rác thải. Khuyến cáo, tuyên truyền cho người dân biết được tác hại của
ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe cộng đồng.
4.1.2.Thực trạng phát triển kinh tế- xã hội

4.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII với tinh thần chủ
động, tập trung cao, đoàn kết, sáng tạo, phát huy tốt mọi nguồn lực và cơ hội phát
triển Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng bộ và nhân tồn huyện đã vượt qua
những khó khăn, thách thức phấn đấu đạt kết quả rất quan trọng: Kinh tế tăng
trưởng cao (23%), cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng tăng nhanh tỷ trọng công
nghiệp - xây dựng, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Khu kinh tế Nghi Sơn được xây
dựng và phát triển nhanh, tổng mức đầu tư và đăng ký đầu tư các dự án đạt gần 10
tỷ USD. Kết cấu hạ tầng được tăng cường vượt bậc, tổng mức đầu tư phát triển trên
địa bàn trong 5 năm đạt 18.074 tỷ đồng, nhiều dự án kinh tế - xã hội quan trọng
được triển khai xây dựng; Văn hoá xã hội tiếp tục phát triển, chất lượng cuộc sống
nhân dân được nâng lên, GDP bình quân đầu người đạt 1.470 USD.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 23%, cao hơn thời kỳ 20052010 là 12%, vượt mục tiêu đề ra 11%. GDP bình quân đầu người đạt 1.470 USD
Giá trị tăng thêm ngành cơng nghiệp - xây dựng bình qn 26,3%
Giá trị tăng thêm ngành dịch vụ bình quân 18,4%
Giá trị tăng thêm ngành nông, lâm, thuỷ sản 7,1% đạt mục tiêu đê ra
Giá trị hàng hố xuất khẩu bình qn hàng năm đạt 12 triệu USD.
4.1.2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng nhanh tỉ trọng công nghiệp, xây
dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp; cơ cấu kinh tế vùng, phát huy lợi thế
của từng vùng và triển khai theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Tỷ trọng các ngành: Nông, Lâm, Thuỷ sản 8,8%; công nghiệp - xây dựng
81,3%; dịch vụ 9,9%.
- Vùng đồng bằng: Tăng nhanh diện tích lúa lai, tích cực làm vụ đơng trên đất
2 lúa, mở rộng diện tích cây lạc vụ xuân và vụ thu đông, phát triển chăn nuôi gia

24


súc, gia cầm theo hướng gia trại, trang trại với quy mô phù hợp, đạt kết quả, hiệu

quả khá.
- Vùng núi, bán sơn địa: Kết hợp phát triển kinh tế nông nghiệp với trang trại
trồng rừng, chăn nuôi, nhất là chăn nuôi đại gia súc.
- Vùng biển: Phát triển mạnh năng lực sản xuất, dịch vụ, nhất là phát triển
phương tiện khai thác xa bờ, trung bờ, chế biến hải sản; kết hợp giữa khai thác với
chế biến, dịch vụ nghề biển và du lịch.
- Vùng khu Kinh tế Nghi Sơn: Nhiều dự án lớn được đầu tư xây dựng, tạo
động lực thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, kinh tế vùng như xi
măng Nghi Sơn, xi măng Công Thanh, Cảng biển.... và nhiều dự án trọng
điểmđang triển khai: Liên hợp Lọc hoá dầu, Trung tâm Nhiệt điện, Luyện cán
thép.... Tổng mức đầu tư và đăng ký đầu tư đạt gần 10 tỷ USD.
4.1.2.3 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
a) Khu vực kinh tế nông nghiệp
Sản xuất nơng nghiệp được chỉ đạo tích cực và đồng bộ, vụ đông được mở
rộng và trở thành vụ sản xuất chính. Diện tích sản xuất nơng nghiệp giảm hơn 1.000
ha nhưng năm 2014 sản lượng lương thực cây có hạt ước đạt 51.300 tấn.
Sản lượng lạc vỏ bình quân hàng năm đạt 10.080 tấn, đạt 84% mục tiêu đề ra
Sản xuất lâm nghiệp chú trọng cả trồng mới, khoanh ni, chăm sóc và bảo vệ
rừng. Diện tích trồng rừng bình qn hàng năm 278 ha, khoanh ni tái sinh 1.057
ha. Mật độ che phủ rừng đến 2014 đạt 34%, Cơng tác quản lý khai thác, phịng
cháy, chữa cháy rừng được quan tâm đúng mức.
Kinh tế thủy sản phát triển mạnh cả khai thác, chế biến, nuôi trồng và dịch vụ;
kết cấu hạ tầng, kỹ thuật nghề biển được đầu tư xây dựng, nâng cấp.
* Trồng trọt:
- Tổng diện tích gieo trồng trong năm 2014 đạt 21.796 ha = 96% kế hoạch.
Trong đó: Lúa 10.445,5 ha = 101% kế hoạch, Ngô 1.494 ha = 99% kế hoạch, Lạc
5.500 ha (diện tích Lạc giảm khoảng 700 ha do bị thu hồi đất GPMB thực hiện các
dự án trong khu KT Nghi Sơn), Vừng 1.320 ha = 110% kế hoạch. Các loại cây
trồng khác cơ bản đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
- Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 51.075 tấn. Trong đó lúa 46.070 tấn,

ngơ 5.005 tấn. Tổng sản lượng lạc vỏ đạt 10.011 tấn. Năng suất lúa chiêm xuân đạt
bình quân 50,5 tạ/ha, Lúa mùa năng suất ước đạt 40 tạ/ha. Ngơ năng suất bình qn
33,5 tạ/ha, Vừng 6 tạ/ha.

25


×