Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Đề cương ôn tập địa chất biển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.03 KB, 27 trang )

Câu 1: Trb các phương pháp nghiên cứu địa chất biển trên thế
giới, phạm vi áp dụng, ưu, nhược điểm của từng phương pháp?
Nghiên cứu địa chất biển khác với địa chất lục địa là không
quan sát trực tiếp được mà chỉ quan sát gián tiếp thông qua các
dụng cụ, thiết bị cơ học và điện tử được lắp đặt trên các tàu
thuyền chuyên dụng. Nghiên cứu địa chất biển phải sử dụng một
hệ phương pháp bao gồm: Phương pháp trắc địa; phương pháp địa
chất và phương pháp vật lý
1. Phương pháp trắc địa:
- Mục tiêu: phương pháp này giúp xác định hướng di chuyển theo
tuyến của tàu và toạ độ vị trí của tàu khi lấy mẫu tiến hành khảo
sát
Việc xác định các điểm khảo sát gần bờ có thể dùng phương pháp
trắc địa gốc dựa theo những điểm đã biết trên bờ hoặc dùng ra đa
- Nhược điểm: Phương pháp này sai số khá lớn dao động từ 300 –
500 m.
Hiện nay ở Việt Nam sử dụng máy GPS phatfider với hai
trạm theo dõi: Trạm cố định trên bờ và trạm trên tàu, các số liệu
đo đạc có thể sử dụng hệ quy chiếu UTM hoặc hệ tọa độ toàn
cầu có độ chính xác từ 10-50m
* Phương pháp đo sâu nghiên cứu địa hình đáy biển:
Trước năm 1920, để đo sâu người ta dùng dây rọi bằng các
buộc một vật nặng vào đầu sợi dây, khi thả sợi dây xuống tới đáy
biển ta cảm nhận được và được độ sâu trên dây đã được đánh dấu.
- Nhược điểm của phương pháp này:
+ Sai số lớn vì khi thả sợi dây bị tác động bởi dòng chảy biển làm
dây tạo thành một cạnh huyền của tam giác vì vậy độ sâu tăng
thêm so với độ sâu thực,
+ Số điểm đo bị hạn chế vì mất nhiều thời gian đo đạc
Hiện nay, ngta dùng phương pháp đo sâu hồi âm và ph2 sonar
quét sườn


a, Phương pháp đo sâu hồi âm:
Nguyên tắc: tạo một tia sóng âm hoặc chùm tia sóng âm hướng
xuống đáy biển,
1

1


khi sóng gặp vật cản sẽ phản hồi ngược trở lại.
H= 2t×v
Trong đó:
t là khoảng thời gian khi sóng truyền từ mặt nước xuống đáy biển
V: tốc độ của sóng âm trong nước = 1,460 m/s
H: Chiều sâu đáy biển
- Ưu điểm: Đo vẽ được địa hình theo từng dải mà tàu đi qua, với
độ sâu càng lớn thì dải chùm tia càng lớn và diện tích quét được
càng rộng.
- Nhược điểm: Nhiệt độ nước biển và độ mặn nước biển làm thay
đổi tốc độ truyền sóng âm và chúng có tỷ lệ thuận với tốc độ
truyền sóng vì vậy tồn tại sai số nhất định.
b, Phương pháp sonar quét sườn
Để nghiên cứu địa hình cũng như các vật thể dưới đáy biển
người ta thường dùng phương pháp Sonar quét sườn bằng cách
gắn vào hai thành tàu có các đầu dò dạng như máy quay phim
dưới đáy biển nhưng dùng tia ra đa để quét địa hình hai bên
thành tàu đi qua, tia sóng phát ra hướng về đáy biển và hình ảnh
thu được cho phép nghiên cứu tỉ mỉ cấu tạo đáy biển như: cồn nổi,
uốn nếp, đứt gãy và diện phân bố các loại trầm tích, các khối đá..
2. Phương pháp nghiên cứu địa chất
2.1. Lấy mẫu trầm tích đáy và đá gốc

+ Cuốc đại dương
+ Hộp trọng lực
+ Ống phóng trọng lực
+ Lưới vét đáy
- Ưu điểm: Nhanh, gọn, dễ thao tác
- Nhược điểm: Chỉ lấy được tầng mặt đáy or các tầng có độ sâu
nhỏ
2.2. Khoan biển:
Dùng để lấy được mẫu trầm tích mặt và đá gốc trong đáy
biển, với độ sâu khoảng 15-25m người ta thường dùng khoan tự
hành, và ngày nay trên thềm lục địa Việt Nam chúng ta đã sử dụng
các dàn khoan biển để khai thác dầu mỏ.
2

2


2.3. Nghiên cứu đáy biển bằng phương pháp lặn có bình khí:
Đây là phương pháp được áp dụng rộng rãi ở vùng nước nông
với độ sâu tối đa khoảng 50m, để thăm dò và phát hiện bề mặt
đáy biển.
2.4. Phương pháp tiện lặn và di chuyển dưới sâu:
Sử dụng các tàu ngầm mini hoặc các tàu lặn đã được thiết kế
để nghiên cứu đáy biển và nó có thể nặn sâu khoảng 5000-6000m,
nhờ vậy con người đã khám phá được địa chất khoáng sản ở các
lòng chảo đại dương.
2.5. Phương pháp đo dòng chảy biển:
Để đo dòng chảy biển ở các tầng khác nhau người ta đã sử
dụng các dụng cụ đo cơ học hoặc máy tự nghi, và dòng chảy đo
được ở dạng tổng hợp của nhiều dòng chảy khác nhau như dòng

chảy triều, dòng dư, dòng chảy do song…..đối với các nhà địa
chất thì họquan tâm đến dòng chảy đáy để đánh giá hàm lượng hạt
trầm tích đáy biển.
3. Phương pháp địa vật lý:
3.1. Phương pháp địa chấn biển
Phương pháp thăm dò địa chấn = sóng khúc xạ. Ntắc cơ bản
của ph2 này là tiến hành công tác nổ để tạo nên những sóng địa
chấn nhằm xđ TP cấu tạo lp vỏ of TĐ
Ph2 này ít đc sd do tốn kém & mất nhiều time cho nên ngta
thg lợi dụng sóng khi động đất để xđ mặt cắt
3.2. Phương pháp trọng lực biển:
Thăm dò trọng lực là một phương pháp của Địa vật lý, thực
hiện đo Trọng trường Trái Đất để xác định ra phần dị thường trọng
lực, từ đó xác định phân bố mật độ của các khối đất đá, giải đoán
ra cấu trúc địa chất và tính chất, trạng thái của đất đá.
Phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu Vật lý Địa cầu và
trong Địa vật lý
thăm dò: khảo sát địa chất tổng quát, tìm kiếm dầu khí, tìm kiếm
khoáng sản, điều tra địa chất môi trường và tai biến tự nhiên,...
trên đất liền và trên biển.
3.3. Phương pháp từ biển:
3

3


Thăm dò từ là một phương pháp của Địa vật lý, thực hiện đo
từ trường Trái Đất để phân định ra phần dị thường từ, từ đó xác
định phân bố mức độ chứa các vật liệu từ tính của các tầng đất đá,
hoặc định vị các khối từ tính, giải đoán ra cấu trúc địa chất và

thành phần, tính chất, trạng thái của đất đá.
3.4. Phương pháp đo xạ dưới biển:
Đo theo từng trạm là người ta thả đầu dò xuống đáy biển, đầu
dò này được nối với các thiết bị trên thuyển qua đó xác định được
giá trị xạ phổ của từng điểm hoặc cách đo liên tục là kéo đầu thu
nằm sát đáy biển và kết quả đo xạ dược thể hiện dưới dạng không
gian ba chiều hoặc bản đồ đẳng trị.
3.5. Phương pháp địa vật lý giếng khoan (Karotaj)
- Những phương pháp địa vật lý giếng khoan được thiết kế theo
những tích chất vật lý thạch học của đất đá như thế tự nhiên, các
bức xạ tự nhiên và kích thích, điện trở suất, mật độ, vận tốc lan
truyền sóng đàn hồi,… luôn biến đổi và khác nhau giữa các vỉa đá.
- Dựa vào các biểu đồ đường cong ghi sự biến đổi các tính chất
vật lý – thạch học nói trên trong giếng khoang mà chúng ta có thể
xác định được thành phần thạch học, độ dày của vỉa và ranh giới
giữa các vỉa cắt ngang qua giếng khoan.
- Các phương pháp địa vật lý giếng khoan: Thế tự nhiên (PS);
điện ( CE); bức xạgamma tự nhiên ( GR); notron( CN); Gama –
gama mật độ ( CD); âm học( CA); được sửdụng và kết hợp giữa
chúng trong nhiệm vụ chuẩn hóa đại tầng, phân tích tướng và môi
trường trầm tích
Câu 2: Xu thế phát triển của địa chất biển trong nghiên cứu cơ bản
và nghiên cứu các ứng dụng trong tương lai?
Nghiên cứu đặc điểm địa chất và địa chất công trình vùng thềm
lục địa phục vụ phát triển kinh tế biển và xây dựng các công trình
biển; làm sáng tỏ đới chuyển tiếp giữa đất liền và biển; các hoạt
động địa động lực hiện đại và mối quan hệ giữa chúng với nguồn
gốc của các tai biến địa chất; phân vùng đặc điểm địa chất và địa
chất công trình biển…Nghiên cứu áp dụng các thành tựu mới
trong xử lý và minh giải tài liệu địa chất và địa lý nhằm nâng cao

4

4


hiệu quả thăm dò dầu khí ở các bể trầm tích thềm lục địa Việt
Nam…
Nghiên cứu địa chất và địa chất công trình biển để làm sáng tỏ
đặc điểm địa chất biển một cách có hệ thống từ cấu trúc sâu đến
cấu trúc nông, liên kết tài liệu nghiên cứu địa chất trên đất liền,
ven bờ và ngoài biển mà còn có tác động trực tiếp đến các hoạt
động kinh tế - xã hội trên vùng biển như thăm dò và khai thác dầu
khí, xây dựng công trình biển, quản lý và bảo vệ môi trường biển.
Bên cạnh đó, còn đánh giá điều kiện địa chất, các yếu tố biến động
đường bờ biển, phân vùng địa chất công trình các vùng cửa sông,
vùng kinh tế biển có nhiều công trình trọng điểm…
Câu 3: Đặc điểm về hình thái, kthc, vị trí của TĐ trong HMT. Các
ph2 nghiên cứu đó là gì?
- Vị trí của Trái Đất trong hệ mặt trời: Trái Đất ở vị trí thứ 3 trong
9 hành tinh của hệ Mặt Trời ( theo thứ tự xa dần Mặt Trời)
- Về mặt hình thái, TĐ có hình elisoid vs bán kính ở xích đạo lớn
hơn bán kính ở cực
- Kích thước của trái đất: Trong thái dương hệ, trái đất với đường
kính 12.756 km (hành tinh thứ 3 tính từ mặt trời), không phải là
hành tinh nhỏ nhất (mà cũng không là hành tinh lớn nhất).
-Diện tích bề mặt Trái đất: 510,2triệukm2
-Thể tích:1083tỷ m3
- Hình dạng của Trái Đất rất gần với hình phỏng cầu là hình cầu bị
nén dọc theo hướng từ địa cực tới chỗ phình ra ở xích đạo. Phần
phình ra này là kết quả của quá trình tự quay và khiến cho độ dài

đường kính tại đường xích đạo dài hơn 43 km so với độ dài đường
kính tính từ cực tới cực.
- Nhiệt độ trung bình bề mặt Trái Đất là 16 độ C gồm các chất cơ
bản là N2, O2…
- Cấu trúc Trái Đất gồm nhiều lớp: 4 lớp: lớp vỏ, lớp manti, lớp
nhân ngoài và lớp nhân trong
Câu 4: Đặc điểm lục địa, địa hình đáy đại dương
Trên cơ sở dấu hiệu cấu trục địa chất – kiến tạo , các đặc trưng vật
lý, đặc điểm hình thái địa hình, P.K.Leontyev đã chia đại dương
5

5


a)












thế giới thành 4 đơn vị kiến trúc hình thái bậc hành tinh: Rìa lục
địa ngập nước, vùng chuyển tiếp, lòng chảo đại dương, dãy núi
giữa đại dương.

Rìa lục địa ngập nước: Là bộ phận bao quanh các khối lục địa và
hiện nay đang bị nước đại dương bao phủ và độ dốc của nó
nghiêng về phía đáy biển sâu hơn, Rìa lục địa ngập nước lại được
chia thành 3 đơn vị nhỏ hơn là thềm lục địa, sườn lục địa, chân lục
địa.
- Thềm lục địa: Là đồng bằng ngập nước bao quanh bờ các lục địa
và đảo, là phần đáy biển ven bờ khá bằng phẳng và hơi nghiêng về
phía biển khơi, có chiều rộng khoảng vài chục mét đến hàng trăm
km. Chiều rộng trung bình của thềm lục địa khoảng 65 km. Giới
hạn của thềm lục địa được xác định từ đường mực nước thấp nhất
cho đến độ sâu mà tài đó độ dốc của đáy biển tăng lên rõ rệt. Theo
dấu hiệu địa mạo người ta chia 7 kiểu thềm lục địa:
Thềm lục địa bao quanh các lục địa có băng hà Đệ tứ phân bố chủ
yếu ở phía bắc, trên bề mặt của nó tồn tại nhiều rãnh trũng và bãi
cạn là dấu vết nạo mòn do băng trước đây.
Thềm lục địa có các bãi cát và rãnh trũng kéo dài phân bố ở các
miền đồng bằng thấp trước đây mà không bị đóng băng.
Thềm lục địa liên quan với tác động của dòng chảy ven bờ mạnh,
chiều rộng của loại thềm này thường hẹp, do dòng chảy mạnh nên
sự tích tụ trầm tích không đáng kể, đáy thềm thường có đá gốc lộ
ra.
Thềm lục địa trước các delta sông lớn có chiều rộng rất đáng kể,
gần cửa sông có trầm tích bùn – sét, trên bề mặt có thể còn những
thung lũng ngầm.
Thềm lục địa các biển nhiệt đới có các cấu tạo san hô.
Thềm lục địa hẹp cấu tạo bằng đá gốc dọc các miền bờ có núi
chạy sát biển
Thềm lục địa cách ly ( gần như các cao nguyên ven rìa)
- Sườn lục địa: Là một bộ phận của rìa lục địa ngập nước, ranh
giới về phía đại dương của thềm lục địa được xác định bởi sự thay

đổi độ dốc đột ngột, đẫn đến độ sâu tăng nhanh chóng khu vực
6

6






b)

này được gọi là mép thềm lục địa.Sườn lục địa có độ sâu từ 200m4000m, trong trường hợp rìa thụ động có độ sâu 5000-10.000m.
Góc nghiên sườn lục địa từ 4-50, bên dưới khu vực này là bộ phận
có đọ nghiêng lớn hơn và được mở rộng cho tới các bồn đại dương
được gọi là sườn lục địa. Về mặt hình thái các sườn lục địa đều có
cấu tạo phân bậc và trên mặt của nó có nhiều các thung lũng sâu
được gọi là canhon ngầm.
Canho ngầm là một thành tạo địa hình rất đặc trưng cho sườn lục
địa, đó là những thành tạo đại hình có dạng thung lũng sâu với độ
dốc rất đáng kể (100-150), trắc diện ngang có dạng chữ V, trắc diện
dọc có đọ nghiêng lớn( 0.1- 0.04).
Độ dốc trung bình của sườn lục địa thay đổi trong phạm vi 4 0-70 .
Có thể chia ra 3 kiểu sườn lục địa: dưới dạng đồng bằng tích tụ
nghiêng, dưới dạng các khối nhô rõ rệt, dưới dạng kết hợp cả đồng
bằng nghiêng lẫn khối nhô.
- Chân lục địa: Là một thành tạo tích tụ trầm tích nằm tại chân
sườn lục địa được sinh ra do dòng bùn, trượt lở ngầm, hoặc do các
quá trình khác đem vật liệu từ thềm lục địa, qua sườn lục địa.
Chân lục địa được tạo thành do sự nối liền các hệ thống nón

tích tụ ở cửa canhon ngầm bởi dòng bùn, trầm tích được đưa ra do
các dòng chảy đáy từ thềm lục địa phía trong hoặc do sụt lở ngầm.
Vùng chuyển tiếp
Thuật ngữ vùng chuyển tiếp có 2 nghĩa. Thứ nhất là để chỉ vị trí
trung gian giữa lục địa và đại dương , thứ hai là một đới nào đó
của vỏ Trái đất và bề mặt của nó mà tại đó xảy ra sự chuyển tiếp
biến từ trạng thái này sang trạng thái khác.
Vùng chuyển tiếp thường đặc trưng cho kiểu va chạm giữa
mảng thạch quyển đại dương với những thạch quyển lục địa , các
thành tạo địa hình cơ bản của vùng chuyển tiếp là: Hồ biển rìa,
cung đảo và máng nước sâu.Vùng chuyển tiếp của đại dương thế
giới có diện tích gần 30.6x106km2.
Hồ biển rìa: Là sự kết hợp của các đồng bằng biển thẳm với
các khối nhô, núi lửa ngầm, thung lũng và các vùng nổi cao dạng
đồi.
7

7








c)

d)


Cung đảo: Là các khối nâng kéo dài dạng tuyến bị chia cắt
bởi các đứt gãy ngang. Núi lửa và những trận động đất phá hủy là
nét động lực đặc trưng cho đới này.
Cung đảo đơn: Là loại chỉ có một chuỗi đảo
Cung đảo kép: Là loại có trên hai chuỗi đảo như ở khu vực
Indonesia.
Cung đảo lục địa: Là cung đảo có hướng cong lồi về phía đại
dương và có cấu tạo kiểu Trái đất kiểu lục địa.
Cung đảo cận đại dương: Là cung đảo có hướng cong về phía lục
địa và có cấu tạo vỏ Trái đất kiểu trung gian.
Cung đảo đại dương: Là loại không có sự định hướng rõ ràng.
Máng nước sâu: Là những hố sụt kéo dài thường có dạng cánh
cung, nằm dọc theo phía ngoài các cung đảo hoặc là các dãy núi
uốn nếp trẻ của bờ lục địa và là những hố sụt sâu và hẹp với
những sườn dốc
Dãy núi giữa đại dương
Là một đơn vị địa hình kiến tạo cực lớn của Trái đất và là
một hệ thống thống nhất và liên tục. Đặc điểm hình thái: Mặt cắt
ngang của dãy núi giữa đại dương là một khối nâng dạng gờ, nét
chung của phần lớn các dãy núi là có các thung lũng rift trung
tâm- đó là đới đứt gãy chạy theo trục khối nâng.
Các sống núi giữa đại dương chiếm khoảng 1/3 diện tích đại
dương và có đại hình khá rõ nét của đại dương thế giới. Trên các
sống núi nằm ở độ sâu khoảng 5000m, đỉnh núi thường đạt đến độ
cao 2500m đôi khi nhô lên khỏi mặt nước biển. Đây là đới động
bởi hoạt động của địa chấn tăng cao và hoạt động núi lửa mạnh.
Lòng chảo đại dương
Lòng chảo đại dương là phần còn lại của đại dương, thông
thường nó được phân bố giữa các dãy núi giữa đại dương ở độ sâu
trên 3.000 m tương ứng với bậc trắc cao cơ bản thứ 2 của mặt đất

Nét đặc trưng của địa hình lỏng chảo đại dương là các đồng
bằng rộng lớn và các vùng nâng bị đập vỡ do các đứt gãy lớn. Yếu
tố địa mạo cơ bản của lòng chảo đại dương là các vùng trũng và
đồng bằng của thềm lục địa các đảo. Các đồng bằng nghiêng này
8

8


được phân bố ở chân của các dãy núi và cao nguyên lớn. Đáy của
các vùng trũng thường nằm ở độ sâu lớn khoảng 5.000-6.000 mét.
Trong các hỗ trũng này người ta chia ra 2 kiểu địa hình là
đồng bằng biển thẳm bằng phẳng và đồng bằng xen đồi.
Đồi biển thẳm là các khối nâng dạng vòm có độ cao từ 501.000 mét và có chiều rộng đạt từ 1-10 Km.
Đồng bằng biển thẳm là bề mặt phẳng lý tưởng với độ
nghiêng luôn nhỏ hơn 0.001.
Câu 5: Các tc vật lí của TĐ, ý nghĩa của việc nghiên cứu các dị
thg vật lí của TĐ
* Các tc vật lí của TĐ
1, Trọng lực:
a, Khái niệm
Trọng lực là lực hút của TĐ tác dụng lên 1 vật
b, Đặc điểm
Tại bất cứ điểm nào trên bề mặt TĐ , cường độ trọng lực luôn tỉ
lệ thuận vs tích klg of vật thể với klg of TĐ và tỉ lệ vs bình phg
khoảng cách từ tâm TĐ đến tâm vật thẻ trên bề mặt. Do kích
thước of vật thể quá nhỏ so vs bán kính of TĐ nên có thể hiểu
khoảng cách này bằng bán kính của TĐ tại vị trí xđ. Do bán kính
của TĐ giảm dần từ xích đạo về phía 2 cực nên cường độ trọng
lực có xu hướng tăng dần từ xích đạo về 2 cực. Do đk bề mặt TĐ

ko phẳng mà lại có những khu vực nhô cao(lục địa) và hạ
thấp( đại dương) nên giá trị trọng lực ko chỉ phụ thuộc vào vĩ độ
mà còn phụ thuộc vào độ cao bề mặt địa hình TĐ
c, Ứng dụng
Để nghiên cứu cấu trúc sâu của đáy biển, dựa vào phương pháp
trọng lực ta sẽ xđ đc mật độ vật chất trong lớp đất đá và phân chia
thành các vùng có mật độ khác nhau
2. Tỉ trọng của TĐ
Tỉ trọng tb của TĐ là 5,5g/cm3. Tuy nhiên giá trị tỉ trọng ở các
độ sâu khác nhau ko giống nhau cụ thể là tỉ trọng của các tầng đá
trong lp vỏ TĐ thay đổi từ 2,7 đến 3,0 g/cm3 trong khi tỉ trọng
trong lp vỏ manti thay đổi từ 3,3 đến 5,5 g/cm3. Do lớp vỏ và lp
9

9


manti chiếm 3/4 thể tích của TĐ nên để đạt đến giá trị tỉ trọng tb
cho cả TĐ là 5,5 g/cm3 thì tỉ trọng ở phần trung tâm của TĐ phải
đạt giá trị 10-13 g/cm3. Giá trị tỉ trọng cao như thế này chỉ có thể
đạt đc trong 1 số mtrg vật chất đc tạo thành từ Fe pha trộn vs 1 sô
nguyên khác như Ni, S, Si, Oxi,...
3. Từ trg của TĐ
- Đặc điểm của từ trg TĐ: luôn thay đổi và có 1 htg là htg đảo từ
- Htg đảo từ:
+ TĐ đã bị đảo lộn nhiều lần do các khoáng vật bị đảo lộn nhiều
lần trong quá khứ
+ Trong vòng 5 triệu năm trở lại đây, TĐ đã trải qua trên 20 lần
đảo từ và hướng cực hiện nay đã đc duy trì trong khoảng 700000
năm

+ Htg này đc giải thích do sự thay đổi của các vật chất nóng chảy
ở phần ngoài TĐ theo các yêu tố là hướng dòng đối lưu và ngừng
đối lưu vật chất
+ Hệ quả khi ko có sự đối lưu này trong 1 time gây ra sự tuyệt
chủng của các sv
4. Địa nhiệt
Địa nhiệt của TĐ đc cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau như
nhiệt tàn dư từ khi TĐ được hình thành, nhiệt do các pứ hóa học
sinh ra, nhiệt nhận từ bức xạ Mặt Trời và nhiệt do phân hủy các
phân tử phóng xạ...Tùy theo từng vị trí và độ sâu mà vai trò ảnh
hưởng của các nguồn nhiệt có khác nhau nhưng nhìn chung nhiệt
độ của TĐ có xu hướng tăng dần theo độ sâu. Mức tăng nhiệt độ
theo độ sâu là ko đồng nhất.
* Ý nghĩa nghiên cứu các dị thường vật lý của Trái Đất
- Các phép đo gia tốc trọng trường và thế hấp dẫn trên bề
mặt Trái Đất để xác định dị thường trọng lực, là nội dung
của thăm dò trọng lực, được sử dụng để tìm kiếm các mỏ khoáng
sản, cũng như cung cấp thông tin về sự dịch chuyển của các mảng
kiến tạo.
10

10


- Các dòng nhiệt lên bề mặt của Trái Đất là khoảng 4,2 × 1013 W,
và nó là một nguồn tiềm năng của năng lượng địa nhiệt
- Nếu các sóng đến từ một nguồn cục bộ như một trận động
đất, vụ nổ, các phép đo tại nhiều địa điểm khác nhau cho phép xác
định vị trí nguồn. Vị trí của trận động đất cung cấp thông tin
về kiến tạo mảng và đối lưu manti

- Quan sát các sóng địa chấn là nguồn thông tin về các khu vực mà
sóng đi qua. Nếu mật độ hoặc thành phần đá thay đổi đột ngột thì
xảy ra sóng phản xạ. Phản xạ có thể cung cấp thông tin về cấu trúc
gần bề mặt. Những thay đổi trong hướng đi, gọi là khúc xạ, được
sử dụng để suy ra các cấu trúc sâu của Trái Đất
- Sử dụng sóng địa chấn với nguồn sóng tự nhiên hay nhân tạo để
nghiên cứu cấu trúc thạch quyển và thủy quyển, là nội dung các
phương pháp thăm dò địa chấn.
- Động đất gây nguy hiểm cho con người. Hiểu được cơ chế của
nó, tùy thuộc vào loại động đất (ví dụ, nội mảng kiến tạo hoặc tiêu
điểm sâu), có thể dẫn đến các ước tính tốt hơn về nguy cơ động
đất và cải tiến trong kỹ thuật công trình chịu động đất
- Là cơ sở cho một loạt các phương pháp thăm dò điện, để nghiên
cứu thạch quyển và thủy quyển với nhiều chủ đích.
- Từ hóa của các khoáng vật trong các loại đất đá được sử dụng để
đo chuyển động của các lục địa. Nó cũng là cơ sở của thăm dò từ,
thông qua đo đạc và xác định dị thường từ để giải đoán ra cấu trúc,
thành phần, tính chất, trạng thái của đất đá trong thạch quyển,
phục vụ nghiên cứu địa chất, môi trường và tìm kiếm khoáng sản.
- Một phần nước thấm xuống đất trở thành nước ngầm, và dòng
chảy nước ngầm dẫn đến những hiện tượng như thấm lọc, tăng độ
dẫn điện của nước, làm cho phương pháp địa vật lý điện và điện
từ hữu ích cho việc theo dõi lưu lượng nước ngầm.
11

11


Câu 6: Các quyển of TĐ và mối tương tác giữa các quyển này vs
nhau

a, Trái Đất có cấu trúc phân quyển , gồm các quyển ngoài (gồm
khí quyển, thủy quyển, sinh quyển và thổ quyển) và các quyển
trong ( thạch quyển là lớp vỏ Trái Đất có vỏ lục địa và vỏ đại
dương, đến lớp cùi Manti và nhân.)



* Thạch quyển ( hay còn gọi là quyển đá) vì vật chất cấu tạo nên
quyển này chủ yếu tồn tại ở trạng thái cứng ( các loại đá). Ít hơn là
trầm tích chưa tạo đá và vỏ phong hóa do phá hủy đá; là lớp vỏ
cứng ngoài cùng nhất của các hành tinh có đất đá. Trên Trái Đất ,
Thạch quyển bao gồm lớp vỏ và tầng trên cùng nhất của lớp
phủ( lớp phủ trên hoặc thạch quyển dưới) , được kết nối với lớp
vỏ. Thạch quyển bị chia nhỏ ra thành các mảng khác nhau gồm 7
mảng chính : ( Thái Bình Dương, Âu – Á, Châu Phi, Châu Úc,
Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Nam Cực) và 6 mảng phụ : (Mảng Philipin,
Mảng ả Rập, Mảng Caribe ( Trung Đông Mỹ), Mảng Nasca ( Tây
Chi Lê), Mảng Cocos ( Đông Xomali), Mảng Scotia ( Đông Nam
Mỹ).
Đặc trưng phân biệt của thạch quyển không phải là thành phần của
nó. Dưới ảnh hưởng của các ứng suất dài hạn và cường độ thấp
gây ra các chuyển động kiến tạo địa tầng, thạch qyển phản ứng về
cơ bản như là lớp vỏ cứng trong khi quyển astheno ( quyển mềm )
có tác dụng như là một chất lỏng có độ nhớt nhẹ . Cả lớp vỏ và
tầng trên của lớp phủ trôi trên quyển mềm có “ độ dẻo” cao hơn.
Độ dày của thạch quyển dao động từ khoảng 1,6 km ở các sống
lưng giữa đại dương tới khoảng 130 km gần lớp vỏ đại dương
cổ.Độ dày của mảng thạch quyển lục địa là khoảng 150 km.
*, Thổ quyển: lớp ngoài cùng của thạch quyển bị biến đổi tự nhiên
dưới tác động tổng hợp của nước, không khí, sinh vật.

Đặc điểm hình thái của đất:
-Phẫu diện đất là mặt cát thẳng đứng từ bề mặt đất xuống tầng đá
mẹ. Các loại đất khác nhau có độ daỳ và đặc trưng phẫu diện khác
12

12


nhau . Phẫu diện đất là hình thái biểu hiện bên ngoài phản ánh quá
trình hình thành , phát triển, tính chất của đất.Gồm có lớp đất mặt
hay tầng mặt trên cùng, đến lớp đất bên dưới , lớp mẫu chất và
cuối là lớp đá mẹ.
-Thành phần của đất: Chất rắn: vô cơ( khoáng sét) , Hữu cơ
( mùn). Chất lỏng: nước hoặc dung dịch đất. Khí: CO2, O2, N2…
-Sa cấu đất: Thành phần cơ giới đất, sa cấu đất đề cập đến các tỷ
lệ khác nhau của 3 loại hạt: cát, thịt và sét trong một loại đất nào
đó. Thành phần hạt sẽ xác định kích thước và số lượng các lỗ hổng
giữa các hạt, mà sẽ là nơi được nước và không khí chiếm giữ.
-Cơ cấu đất( cấu trúc đất) đề cập đến sự sắp xếp hoặc tổng hợp các
loại đất khác nhau. Các loại đất này được đính kết nhau nhờ các
keo sét và hữu cơ,tạo thành các tập hợp đất có cấu lớn, nhỏ khác
nhau.Đất có thể có dạng cấu chính như sau:
+ Không có cơ cấu: Các hạt đơn rời rạc nhau như đất cát ven bờ.
+Có cơ cấu như: Cụm (Viên), hạt, phiến dẹp, khối.
-Màu sắc của đất : Có 3 nhóm hợp chất: chất mùn ( đen), chất
chứa sắt (đỏ), oxytsilic canxicacbonat, canxisunfat (trắng), ảnh
hưởng tới màu của đất.Màu đen còn do hydroxit hay oxit Mn, FeS
hay màu đen của đá hình thành đất. Dựa vào màu sắc có thể đánh
giá chất lượng và độ phì đất. Màu sắc đất phụ thuộc vào hàm
lượng mùn và thành phần khoáng học và hóa học của đất.

-Độ dày của đất được xác định từ tầng mặt đến tầng mẫu chất hình
thành đất. Độ dày phẫu diện đất thay đổi từ 40- 50 đến 100-150
cm, có nơi dày 10m hay hơn.
*,Thủy quyển được mô tả như là khối lượng chung của nước được
tìm thấy dưới, trên bề mặt cũng như trong khí quyển của hành
tinh.
-Trên Trái Đất, vòng tuần hoàn nước là quá trình lưu chuyển của
nước trong thủy quyển. Nó bao gồm nước có dưới bề mặt Trái
Đất, trong các lớp đất đá thạch quyển, nước trong cơ thể động vật
và thực vật, nước bao phủ trên bề mặt Trái Đất trong các dạng
lỏng và rắn, cũng như hơi nước trong khí quyển.
13

13


-Thủy quyển của Trái Đất nằm giữa khí quyển và địa quyển, bao
gồm: biển, hồ, sông, đàm, lạch, suối và băng hà.
-Độ thấm của nước trong đất phụ thuộc vào kích thước hạt đất có
tạo được nhiều lôc trống cho nước thấm qua.
-Hiện tượng sóng, hải lưu, thủy triều và E1 Nino Và La Nina.
* Khí quyển: là một lớp khí bao bọc xung quanh bề mặt trái Đất
và nó được giữ lại bởi tác dụng của trọng lực.Bầu khí quyển đóng
vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sự sống trên Trái Đất.
-Thành phần:N2, H2, O2…
-Cấu tạo: Bầu khí quyển được chia ra làm rất nhiều tầng và mỗi
tầng lại có những đặc điểm rất khác nhau và có vai trò quan trọng
đối với sự sống trên Trái Đất.
+Tầng đối lưu: chiếm 70 % khối lượng khí quyển. Độ cao phụ
thuộc vào vị tí địa lý , vĩ độ.Thành phần chính: N2, O2, CO2, hơi

nước. Càng lên cao nhiệt độ càng giảm, cứ lên 100m nhiệt độ lại
giảm 0,6 độ.Có sự di chuyển liên tục của các khối khí đối lưu.
+Tầng bình lưu: 10-50 km, nhiệt độ tăng theo độ cao, không khí
loãng , ít bụi và nước. không khí di chuyển chiều ngang là
chính.Thành phần chính:O
Tầng Ozon của Trái Đất nằm trong khoảng độ cao 20- 30 km từ
mặt nước biển có vai trò làm lá chắn bảo vệ Trái Đất khỏi tác
dụng của tia tử ngoại.
+Tầng trung lưu: 50 đến 80-85 km. Nhiệt độ giảm theo độ
cao.Ảnh hưởng của BXMT khiến các phân tử bị tách ra thành
nhiều loại ion khác nhau. Vì vậy tầng này có tên là tầng điện
li.Các song vô tuyến đến tầng này sẽ bị ngược trở lại bởi các ion.
+Tầng ngoài: 500- 1000 đến 10.000km . Là vùng quá độ giữa Trái
Đất với khoảng không vũ trụ . Không khí rất loãng và nhiệt độ rất
cao.
*, Sinh quyển:Là nơi có các điều kiện thích hợp cho sự sống phát
triển.Sinh quyển thường được hiểu gắn liền với Trái Đất.Sinh
quyển của Trái Đất bao gồm các loại động vật, thực vật, vi khuẩn,
nấm… từ sinh vật đơn bào nguyên thủy đến sinh vật đa bào tiến
hóa cao.
14

14


-Thành phần vật chất:
+Vật chất sống: Gồm các loài sinh vật sống trong sinh quyển.
+Vật chất có nguồn gốc sinh vật như than đá, đá vôi, dầu mỏ, khí
đốt…
+Vật chất được hình thành do tác động của các sinh vật và các quá

trình tạo ra vật chất khác.
-Sinh quyển có đặc tính là tích lũy năng lượng, chủ yếu thong qua
quá trình quang hợp của cây xanh.
-Các cơ thể sống của sinh quyển đã tham gia tích cực vào các
vòng tuàn hoàn vật chất, tức là chu trình sinh- địa hóa giữa lớp vỏ
phong hóa – đất- sinh vật.Đó là vòng tuần hoàn các bon, nito,
photpho… rất quan trọng đối với sự sống.
b.Mối tương tác giữa các quyển trong đó sinh quyển có ý nghĩa
bao quát:
Mối quan hệ giữa sinh quyển và các quyển khác:
- Sinh quyển tồn tại trong thủy quyển. Nhờ thủy quyển che chắn
được các tia tử ngoại, giảm ma sát, điều hòa nhiệt độ đảm bảo cho
sinh quyển ở trong thủy quyển phát triển. Ngược lại, các hoạt
động của sinh quyển trong thủy quyển làm thay đổi điều hòa hàm
lượng CO2CO2 và O2O2 ở trong nước. Mặt khác, thủy quyển tạo
điều kiện thuận lợi phân bố các loài theo chiều thẳng đứng, giảm
bớt sự cạnh tranh giữa các loài.
- Sinh quyển tồn tại trong thạch quyển: biến đổi thành phần hóa
học của thạch quyển, tạo chất mùn cho sinh quyển phát triển.
Thạch quyển tạo ra môi trường sinh sống của các loài sinh quyển,
cung cấp nguồn dinh dưỡng, các yếu tố khoáng đại lượng, vi
lượng cho thực vật, động vật, là nơi chứa đựng các tài nguyên tái
sinh và không tái sinh.
- Sinh quyển với khí quyển: sinh quyển tạo ra O2O2 cho khí
quyển, khí quyển tạo ra tầng ôzôn, điều hòa tỉ lệ các chất khí có
trong môi trường. Khí quyển cung cấp môi trường sống cho nhiều
động vật, thực vật, cung cấp ánh sáng, không khí cho sinh quyển.
Nhờ mối liên hệ mật thiết trên làm cho Trái Đất bền vững, hệ sinh
thái ổn định tạo ra chu trình vật chất ổn định.
15


15


Câu 7: PL địa hình đáy biển Đông, mô tả 1 số đặc điểm chính của
tg loại địa hình
Tại hầu hết các đại dương và biển trên thế giới đều tìm thấy
tám dạng địa hình đáy chủ yếu: thềm lục địa, sườn lục địa, chân
lục địa, lòng chảo biển, các cung đảo, các rãnh sâu, các đồi ngầm
và các dãy núi ngầm.Đáy Biển Đông cũng có những dạng địa hình
tương tự.
Thềm lục địa Biển Đông chiếm hơn 50% diện tích, phân bố ở
độ sâu nhỏ hơn 200m (thềm lục địa Việt Nam khoảng 1 triệu km2
).
Sườn lục địa chiếm khoảng 25%, diện tích còn lại phân bố ở độ
sâu lớn hơn 2.000m thuộc lòng chảo trung tâm, các rãnh sâu,
các bãi cạn, các cung đảo và các dãy núi ngầm.
Giữa phần trũng sâu phía Bắc và phía Nam Biển Đông được
nối thông với nhau bằng một máng sâu trung tâm, rìa các trũng
sâu là các dãy núi ngầm.
a) Địa hình thềm lục địa biển Đông.
Thềm lục địa có thể diễn đạt một khái niệm khác là phần kéo
dài của lục địa bị ngập nước với những đặc điểm sau:
Địa hình đáy thềm lục địa chủ yếu là những dạng địa hình
tương đối bằng phẳng, nghiêng thoải và có độ dốc chung khoảng
từ 0.10-0.20
Bề mặt lục địa ngập nước có độ sâu khoảng 0-200m, ở phía
ngoài độ sâu này có sự biến đổi mang tính đột biến về độ dốc của
địa hình.
Địa hình thềm lục địa bao gồm

1. Địa hình tích tụ và tích tụ mài mòn:
Các bề mặt trên đáy biển và thềm lục địa là kết quả của quá
trình mài mòn, bóc mòn, và xâm thực phong hóa. Các quá trình dó
diễn ra nối tiếp nhau, kế thừa nhau và có thể xóa nhòa các quá
trình trước đó.
Địa hình tiền châu thổ: nằm trong đới tích tụ bị ảnh hưởng chủ
yếu của sóng hiện đại, thành phần bao gồm là cát, bột và một phần
16

16


sét, tiêu biểu là các sông chính như sông Hồng, sông Cửu Long,
chiều rộng của kiểu địa hình này thường thay đổi đến độ sâu 020m. bề mặt địa hình thường nghiên và nhấp nhô gơn sóng, tiêu
biểu là vùng tiền châu thổ sông Cửu Long do sự có mặt của các
dải cát ngầm. Do có nguồn phù sa cung cấp dồi dào nên cả sông
Hồng và sông Cửu Long có xu hướng nâng cao dần đáy biển trong
quá trình biển lùi. Sông có một vai trò quyết định đến quá trình
hình thành và phát triển của các kiểu địa hình đồng bằng detal
ngầm và sóng, thủy triều là tác nhân gây làm thay đổi hình thái bề
mặt của chúng.
2. Địa hình vũng vịnh hiện đại:
Chịu tác động của thủy triều, cấu tạo chủ yếu là cát nhỏ, bùn
sét, phát triển trên các vùng sụt lún ven bờ, đây là kiểu địa hình
tích tụ dạng vũng vịnh phân bố ven bờ ở các khu vực như Vịnh hạ
Long và các vịnh nhỏ ở dọc ven biển miền Trung. Trầm tích đáy
vịnh là kế thừa của hai quá trình: biển tiến Fladrian, biển lùi
Holocen muộn.
3. Địa hình tích tụ dạng kiểu Delta thủy triều hiện đại:
Dạng địa hình này được thể hiện ở giữa bán đảo Hải Nam Lôi

Châu thuộc khu vực phía tây eo biển Quỳnh Châu( Trung Quốc)
do có sự chênh lệch thủy triều giữa vịnh Bắc Bộ( 3-3.5m) và phía
đông bán đảo Lôi Châu( Trung Quốc) ( 4-5m) đã biến eo biển
thành một kênh dẫn với tốc độ dòng chảy rất mạnh, và khi nước
đổ vào Vịnh Bắc Bộ tốc độ giảm và giải phóng năng lượng dẫn
đến quá trình tích tụ trước eo biển một nón quạt ngầm rất độc đáo.
4. Địa hình tích tụ dạng vũng vịnh ở độ sâu 0-50m:
Thành phần trầm tích chủ yếu là cát mịn, bột sét lấp đầy trên
các cấu trúc kế thừa bồn trũng kainozoi. Dạng địa hình này phân
bố chủ yếu là bồn trũng Cô Tô- Lôi châu; bồn trũng Cửu Long.
Chúng có dạng ô van nằm kẹp giữa các khối nhô. Địa hình trũng
Cô Tô- Lôi Châu bị kẹp giữa khối nâng Hải Nam và Bạch Long
Vĩ, còn đồng bằng trũng Cửu Long bị khống chế bởi dải nâng địa
lũy Côn Sơn ở phía đông và đông nam, và khối Cù Lao Thu ở
phía đông bắc.
17

17


5. Địa hình nghiêng thuộc tướng sườn châu thổ cổ ( Prodelta)
Thành phần trầm tích chủ yếu là thành phần hạt bùn mịn, phân
bố ở độ sâu 50-60m tiêu biểu là prodelta sông Hồng cổ và
chuyển xuống vịnh Bắc Bộ. Bề mặt địa hình bị phân cách bởi hệ
thống lòng sông Hồng và sông Thái Bình cổ, hoạt động trong giai
đoạn đường bờ còn nằm ở độ sâu 50-60m . Chế độ đại động
lực không ổn định nên làm cho hình thái địa hình trở nên phức tạp
và đa dạng.
6. Địa hình nghiêng tích tụ:
Phân bố ở khu vực vịnh Diễn Châu với độ sâu nước từ 2050m. Đồng bằng bề mặt khá bằng phẳng và đồng nhất. Nguồn vật

liệu chủ yếu là cát bột sét chứa phong phú vật liệu vỏ sò tích tụ
trong giai đoạn biển tiến Flandria. Do hoạt động của hệ đứt gãy
sông Hồng và sông Mã, sông Cả và hệ thống đứt gãy Đông BắcTây Nam đã làm cho móng của đồng bằng bị phân dị thành các
khối không đều.
7. Địa hình dạng lòng máng
Kiểu địa hình này chiếm phần lớn diện tích của Vịnh Bắc Bộ
và Vịnh Thái Lan ởđộ sâu 60-80m. Các quá trình sụt chìm lâu dài
và quá trình tách giãn của đáy biển tạo cho địa hình đồng bằng
mở rộng phần trung tâm theo cơ chế lấp đầy bồn trũng kéo tách
và trượt bằng.
8. Địa hình nghiêng thoải, dạng dải hẹp sụt bậc
Địa hình này phát triển mạnh thềm lục địa miền Trung Việt
Nam, đây là dải địa hình ven biển từ đảo Ly Sơn đến Cù Lao Thu
rộng khoảng 5-30km và ở độ sâu tư 25-100m. Vật liệu tích tụ
có thành phần hạt thô, sạt cát và vụ sinh vật chiếm tỷ lệ lớn. Quá
trình sụt bậc của móng nền cổ KonTum là yếu tố quyết định hình
thái của đồng bằng, phía bắc của đồng bằng tiếp giáp với khối
nâng Ly Sơn và phía nam của đồng bằng tiếp giáp với khối nâng
Cù Lao Thu tạo nên sự khác biệt cả bề mặt đáy biển và các
thành tạo trầm tích.
9. Địa hình mài mòn của các thành tạo núi lửa
18

18


Các thành tạo núi lửa dưới dạng đồi, núi đơn lẻ tập trung từ
vùng ven bờ như đảo Ly Sơn, Cù Lao Thu, Hòn Hải.. đến các núi
lửa ngầm ở độ sâu trên 150m nước , các núi lửa này phun trào
dưới biển nhiều giai đoạn khác nhau, chúng thường phân bố ở

khu vực giao nhau của các hệ thống dứt gãy và các cấu trúc trạc ba
kiến tạo.
b) Địa hình sườn lục địa
Sườn lục địa ở Biển Đông nước ta có cấu trúc kiểu vỏ lục địa
hoặc á lục địa có độ dốc tăng đột ngột so với địa hình thềm lục
địa và bị phân dị khá rõ nét theo không gian độ sâu bao quanh
lòng chảo biển Đông.Có thể phân chia địa hình sườn lục địa qua
các kiểu chính sau đây:
1. Địa hình bằng phẳng dạng thềm cổ bị nhận chìm ở độ
sâu lớn từ 2200m đến 2500m , hình thái bề mặt tương đối
phẳng, ít bị phân cách.
2. Bồn Boc neeo – Palawan nằm ở giữa địa khối Trường Sa và
cung đảo MalaysiaPhilippin có độ sâu trung bình 2100-2900m
nghiên dần về phía đông bắc và liên thông ra trũng sâu biển
Đông.
3. Bồn giữa núi phát triển ở phía bắc quần đảo Hoàng Sa có chiều
rộng có chiều rộng trung bình 80km, dai khoảng 400km, sâu tới
1200-3000m .
4. Bồn Tư Chính – Phúc Nguyên: Đáy của bồn có dạng lòng chảo
sâu 800m được lấp đầy bởi trầm tích hỗn hợp bao gồm: vụn san
hô, các mảnh vỏ sinh vật và vật liệu núi lửa.
5. Địa hình tàn dư của lục địa cổ ( quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa): Cơ chế tạo thành của cua hai khối Trường Sa và Hoàng Sa có
lẽ liên quan đến sự tiêu hủy dang dở của một lục địa cổ và sau
đó vừa bị nhấn chìm vừa bị ịch chuyển ngang do tách dãn của
đáy biển Đông.
6. Bề mặt thềm lục địa bị nhấn chìm dạng bậc thang: Mặt mài
mòn – tích tụ này thểhiện như là một hệ thống sụt kiểu bậc
thang nằm ở độ sâu 200-300m; 400-500m và 700m nước. Hiện
19


19


tại bề mặt địa hình này gặp trầm tích hạt thô do các hệ thống
Cahon ngầm chuyển tải xuống trong gai đoạn biển thoái.
c) Địa hình chân lục địa:
Các chân lục địa biển Đông là một dải hẹp không liên tục,
phân bố dưới chân sườn lục địa kéo dài từ 2500-4000m. Bề mặt
địa hình chân lục địa tương đối bằng phẳng, độdốc trung bình từ
0.010-0.030. Chúng thường là các địa hình tích tụ trên các trũng
có bềdày trầm tích từ 1-4km.
d) Địa hình đáy biển Đông:
Đáy biển Đông có độ sâu từ 4000-5500m chiếm hầu hết diện tích
đới tách giãn
trung tâm biển Đông có cấu trúc vỏ đại dương điển hình. Phủ trên
bè mặt Bazan của lớp vỏđại dương là lớp trầm tích Pliocen- Đệ
tứ bở rời có bề dày từ vài mét đến vài chục mét. Do quá trình
mở rộng diện tích của đáy biển Đông đã tạo ra một số dạng địa
hình khác nhau.
Câu 8: PL và nêu các tc các lại bồn trũng tại biển Đông
Có thể phân thành 4 kiểu như sau:
- Các kiểu bồn trượt bằng và kéo tách( pull- apart) trên thềm lục
địa;
- Các bồn tách giãn rìa lục địa;
- Các bồn tách giãn nội lực;
- Các bồn kiểu rift trên miền lục địa bị hủy hoại.
+Các bồn Mezozoi muộn và Kainozoi sớm
Trên đất liền rìa đông nam đại khối Indosini phổ biến các thành
tạo phun trào và xâm nhập kiểu chuyển tiếp kiềm vôi thành phần

thay đổi từ andezit cho đến ryolit và được mô tả trong các hệ tầng
Bảo Lộc và Đơn Dương. Chúng có tuổi J-K, đặc biệt các andezit
tuổi Creata rất phổ biến. trong khi tuổi các trầm tích đáy các bồn
trũng tây Natuna được tính theo phương pháp dòng nhiệt- độ sâu
thì các trầm tích đó có tuổi 66-53 triệu năm. Như vậy liên quan
với đới hút chìm biển Đông chắc chắn có những hệ thống bồn kiểu
“ Trước cung”( forearc basin) ở khoảng độ tuổi Creta sớm cho đến
Creta muộn.
20

20


Theo các tài liệu khoan sâu ở Natuna, nam Côn Sơn cũng
như tài liệu thăm dò địa chấn thấy rõ sự tồn tại một chiều dày trầm
tích được mô tả nằm trên móng Mezozoi và nằm dưới các trầm
tích Oligocen sớm, như vậy sự hình thành trước rift biển Đông và
thuộc vào kiểu bồn liên quan đến đới hút chìm theo kiểu bồn trước
cung.
+ Các bồn trũng Kainozoi.
Bắt đầu từ Oligocen mới trượt bằng bắc nam dọc theo bờ lục địa
Indosini và trục tách giãn biển Đông đã làm phát sinh ra ba kiểu
bồn khác nhau về bản chất:
Bồn tách đơn thuần : nằm trên vỏ đại dương vừa bộc lộ trong quá
trình rift, đó là bồn trung tâm biển Đông. Bồn này không có mối
quan hệ dầu khí.
Bồn trên sườn lục địa: liên quan chủ yếu với quá trình trôi dạt làm
vát mỏng vỏ lục địa và lún chìm quy mô lớn, bồn Nha Trang với
hai bậc thềm là hai bậc vát mỏng vỏ lục địa điển hình. Bồn đông
Vũng Tàu có cấu trúc tương tự, trên móng MZ có thể tìm thấy các

lớp trầm tích với những mặt bất chỉnh hợp như sau: Giữa MZ/
Oligocen; Giữa Miocen giữa/ Miocen trên; Giữa Miocen trên/
Pliocen.
Bồn trên thềm lục địa kiểu “ kéo tách” liên quan với trượt bằng:
Đó là các bồn chứa dầu khí Sông Hồng, Nam Côn Sơn, Cửu Long,
Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Malay – Thổ Chu, Tư Chính, Châu
Giang, Hoàng Sa, Nam Hải Nam. Các bồn trũng này có tài liệu địa
tầng phong phú và có thể thấy rõ những mặt bất chỉnh hợp sau:
Giữa MZ/K-Paleocen; Eocen/Oligocen; Miocen muộn/ Pliocen.
+Bồn trũng sông Hồng:
Bồn trũng sông Hồng kéo dài từ phần đất liền( miền võng Hà
Nội) và phát triển chủ yếu trên khu vực thềm lục địa vịnh bắc bộ
đến vùng bờ biển Quảng Ngãi.
Địa tầng trầm tích:
Bề dày trầm tích Kainozoi đạt tới 12-14km phủ trên móng
uốn nếp Caledonit và diện lộ của bồn gần 70.000km 2 được lấp đầy
21

21


bởi một thành hệ trầm tích có tuổi từ Paleogen đến Đệ tứ bao gồm
các hệ tầng sau đây:
Tầng Phù Tiên ( Eocen) dày từ 300- 400m bao gồm cuội kết
da khoáng xen cát kết và acgilit kiểu molas lục địa tướng proluvi,
aluvi và nón quạt của các dòng chảy ngắn và dốc.
Hệ tầng Đỉnh Cao (Oligocen) dày gần 1000m bao gồm các
bột kết và sét kết kiểu tướng tiền châu thổ, đồng bằng châu thổ,
các nón quạt sông đổ vào vịnh và các tướng vịnh bị đầm lầy hóa.
Hệ tầng Phong Châu (Miocen dưới) phủ bất chỉnh hợp trên

mặt bào mòn oligocen dày 400-1000m bao gồm cát kết xen sét kết
tướng tiền châu thổ và kết thúc là tầng sét bột kết dày biển tiến
prodelta giàu glauconit.
Hệ tầng Phù Cừ (Miocen giữa) dày 1000-1700m bao gồm sét
kết xen cát – bột kết tướng tiền châu thổ và kết thúc là tướng vũng
và đầm lầy tạo than nâu.
Hệ tầng Tiên Hưng (Miocen trên) dày 30-1200m bao gồm
môi trường lục địa tạo than và vũng vịnh bị đầm lầy hóa thống trị.
Hệ tầng Vĩnh Bảo (Pliocen) dày 600-700m bao gồm cát bột
kết tướng biển nông, biển ven bờ giàu foraminifera.
Trầm tích Đệ tứ dày tối đa khoảng 250m mở đầu là một
thành hệ kiểu molas cuội- sạn- sét vũng vịnh châu thổ và aluvi
đồng bằng.
+Bồn trũng Cửu Long.
Cấu trúc và kiến tạo:
- Vị trí kiến tạo của bể cửu long trong cấu trúc Việt Nam:
Bể Cửu Long nàm ở phía đông nam của thềm lục địa Việt
Nam với hình thái cấu trúc có dạng oval lớn, sụt nún trong
Kainozoi và bao quanh là các đới nhô cao Mezozoi, trầm tích bên
trong của bể bao gồm chủ yếu là các thành tạo lục nguyên thô và
mịn có tuổi từ Eocen, Oligocen sớm đến Plicen – Đệ tứ, chiều dày
Kainozoi nơi dày nhất gần 7000m.
Phía tây của bể được bao quanh bởi đường bờ từ Cà NáPhan Thiết, Vũng Tàu đến Bạc Liêu- Cà Mau.
22

22


Phía nam và đông nam ngăn cách vói bể trầm tích nam Cô
Sơn là một đới nâng ngầm Côn Sơn chạy dọc theo các đảo nhô

cao hiện tại như Hòn Khoai, hòn Trứng –Côn Sơn, đây là bể trầm
tích có diện tích không lớn lắm khoảng 200.000km 2, với độ sâu
đáy biển hiện tại không vượt quá 50m nước ,đó là điều kiện tự
nhiên hết sức thuận lợi cho việc tìm kiếm thăm dò khai thác dầu
khí.
Câu 9: Nêu các KL nhận định về đặc điểm địa hình địa mạo biển
Đông
Sự kết hợp tương tác giữa các tác nhân nội sinh và ngoại sinh
đã tạo nên hình thái địa hình cấu trúc đáy Biển Đông rất đa dạng
và phức tạp, vừa có đặc điểm lục địa vừa có đặc điểm đại dương.
Sự đan xen giữa các khối lục địa cổ với bồn trũng sâu tạo nên mối
tương phản của địa hình đáy biển khác biệt với các biển rìa khác.
Địa hình đáy biển được đặc trưng bằng các bậc chuyển
tiếp nhau với thời gian hình thành tương ứng với các thời
kỳ dao động mực nước Biển Đông trong Neogen - Đệ Tứ.
Địa hình đáy biển đã xuất hiện cách ngày nay ít nhất là 32 triệu
năm, tương ứng với thời kỳ tách giãn lần thứ nhất, khi đó mực
nước Thái Bình Dương tràn vào chiếm một hệ thống thung lũng
trước núi.
Trong quá trình phát triển, địa hình đáy biển liên quan với các
đứt gãy sâu và các chu kỳ kiến tạo đó Oligocen- Miocen, Pliocen Đệ Tứ và Holocen- hiện đại
Chuyển động thẳng của vỏ trái đất gây nên sụt bậc của địa
hình đáy biển làm xuất hiện các đơn vị thềm lục địa, sườn lục địa,
chân lục địa và bồn trũng nước sâu của Biển Đông.
Thềm lục địa là phần kéo dài của lục địa bị ngập nước với
ranh giới ngoài đạt đến độ sâu trung bình 150 - 160m và cực đại là
300m, có cấu trúc vỏ granít đồng nhất dày từ 15 - 17km. Quá trình
sụt chìm dạng bậc không đều của móng granít đã tạo ra hàng loạt
các trũng Kainozoi có chiều dày trầm tích cực đại tới 14 km. Sự
có mặt của những địa hình tàn dư có nguồn gốc lục địa là những

23

23


đường bờ biển cổ phân bố ở các độ sâu 20 - 25m, 30 - 35m, 50 60m, 100 - 110m.
Sườn lục địa Việt Nam là một dải đáy biển bao quanh thềm
lục địa, kéo xuống đến độ sâu trung bình 2.500 - 3.000m, cực đại
tới 4.000m, với cấu trúc vỏ đặc trưng là vỏ chuyển tiếp (tồn tại cả
vỏ granít và vỏ bazan). Sườn lục địa được hình thành bởi cấu trúc
đoạn tầng, oằn võng và các khối nâng, hố sụt, tạo cho địa hình đáy
biển bị phân dị rất lớn.
Chân lục địa là những dải hẹp không liên tục, phân bố dưới
chân sườn lục địa ở độ sâu từ 2.500 đến 4.000 m, là đới chuyển
tiếp giữa sườn lục địa với trũng sâu Biển Đông do đó cấu trúc vỏ
granít bị vát mỏng chỉ còn 2 - 3km và biến mất khi tiếp giáp với
bồn trũng nước sâu. Quá trình hoạt động của canhon và sông
ngầm trên sườn lục địa đã đưa vật liệu xuống chân sườn tạo ra các
nón phóng vật và các vạt gấu sườn tích rất đặc trưng.
Địa hình đáy biển thẳm có độ sâu trung bình là 4.000 m, cực
đại đạt 5.500 m chiếm hầu hết diện tích của đới tách giãn Biển
Đông. Cấu trúc lớp vỏ đại dương điển hình là bazan, lớp phủ trầm
tích chỉ đạt từ vài trăm mét đến 2.000 m. Sự có mặt của hệ thống
núi ngầm có chiều cao từ 200m đến 3.800 m trên nền đồng bằng
biển thẳm rất đặc trưng cho kiểu địa hình đáy biển rìa.
Câu 10: Nguyên nhân vận chuyển bùn cát dọc bờ
Sóng kết hợp với dòng chảy ở vùng gần bờ là các nhân tố
động lực có tác dụng vận chuyển bùn cát ở ven bờ. Trong một số
trường hợp, vận chuyển bùn cát ở ven bờ chỉ mang tính cục bộ,
khi bùn cát được xắp xếp lại trên bãi biển, tạo thành các doi cát,

cồn ngầm trên bãi trước. Trong trường hợp khác, xuất hiện sự vận
chuyển bùn cát dọc bờ, tại mỗi thời điểm có hàng trăm hàng mét
khối bùn cát được vận chuyển dọc bờ biển.
Câu 11: Hình thức dịch chuyển bùn cát ven bờ
Dưới tác dụng của sóng và dòng chảy, bùn cát ở ven bờ bị dịch
chuyển theo một số
hình thức sau:
24

24


-

-

-

-

- vận chuyển dưới hình thức di đáy, là hình thức dịch chuyển
của bùn cát
dưới dạng lăn hoặc trượt tạo thành một lớp bùn cát ở sát đáy.
vận chuyển dưới dạng lơ lửng, bùn cát nổi lơ lửng trong nước
và bị dòng chảy dọc bờ cuốn
hình thức rửa trôi.
trong đó bùn cát được dịch chuyển trên mặt bãi dưới tác dụng của
sóng vỗ bờ. Thông thường, rất khó phân biệt được rõ ràng dạng
vận chuyển bùn cát nào chiếm ưu thế trong 3 dạng vận chuyển
bùn cát kể trên, với các điều kiện sóng, loại bùn cát và vị trí của

mặt cắt ngang khác nhau.
Câu 12: Hướng vận chuyển bùn cát ven bờ
Vận chuyển bùn cát ở vùng ven bờ thường được phân thành hai
hướng vận chuyển :
vận chuyển bùn cát theo phương song song với đường bờhay
còn gọi là vận chuyển bùn cát dọc bờ.Sóng kết hợp với dòng chảy
ở vùng gần bờ là các nhân tố động lực có tác dụng vận chuyển bùn
cát ở ven bờ. Trong một số trường hợp, vận chuyển bùn cát ở
ven bờ chỉ mang tính cục bộ, khi bùn cát được xắp xếp lại trên bãi
biển, tạo thành các doi cát, cồn ngầm trên bãi trước. Trong trường
hợp khác, xuất hiện sự vận chuyển bùn cát dọc bờ, tại mỗi thời
điểm có hàng trăm hàng mét khối bùn cát được vận chuyển dọc bờ
biển. Sự dịch chuyển bùn cát dọc bờ này được gọi với chỉ thuật
ngữ “vận chuyển bùn cát vùng ven biển" hoặc là vận chuyển bùn
cát dọc bờ. Còn lượng bùn cát thực tế vận chuyển dọc bờ được
gọi là lượng “bồi tích ven biển”.
vận chuyển bùn cát theo phương vuông góc với đường bờ,
hay còn gọi là vận chuyển bùn cát ngang bờ.
Vận chuyển bùn cát vuông góc với bờ bao gồm VCBC từ bờ ra
khơi, thường xuất hiện trong bão, và VCBC từ khơi vào bờ,
thường xuất hiện trong các điều kiện thời tiết bình thường. Hai
hướng vận chuyển nêu trên được nghiên cứu theo hai cơ sở khoa
25

25


×