Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Phân tích tình hình tài chính tại Công Ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Thành Phố Cần Thơ.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (586.4 KB, 73 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ-QTKD










LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
CÔNG TY NÔNG SẢN THỰC PHẨM
XUẤT KHẨU THÀNH PHỐ CẦN THƠ








Giáo viên hướng dẫn Sinh Viên Thực Hiện
NGUYỄN XUÂN VINH HỒ THỊ THÙY LAN
MSSV: 4053560
LỚP:KT0520A1






CẦN THƠ – 05/2009

www.kinhtehoc.net


LỜI CẢM TẠ

Sau bốn năm học tập tại trường Đại Học Cần Thơ, với những kiến thức đã
tích lũy được kết họp với 3 tháng thực tập tại công ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất
Khẩu Thành Phố Cần Thơ nhằm củng cố kiến thức đã học và vận dụng vào thực
tế. Qua đó đúc kết được những kinh nghiệp bổ sung cho lí luận đến nay em đã
hoàn thành đề tài luận văn của mình.
Trong thời gian qua bên cạnh sự cố gắng của bản than, em luôn nhận được sự
hướng dẫn nhiệt tình của quí thầy cô khoa Kinh tế Và Quản Trị Kinh Doanh
trường Đại Học cần Thơ đặc biệt là thầy Nguyễn Xuân Vinh cũng như nhậ được
sự hướng dẫn nhiệt tình của các cô chú trong công ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất
Khẩu Thành Phố Cần Thơ.
Tuy nhiên với thòi gian tiếp cận thực tế còn hạn chế nên luận văn khó tránh
khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quí thầy cô
cũng như Ban lãnh đạo, các cô chú anh chị trong công ty.


Ngày........tháng .......năm....
Sinh viên thưc hiện



Hồ Thị Thùy Lan













www.kinhtehoc.net


LỜI CAM ĐOAN


Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ
đề tài nghiên cứu khoa học nào.





















Ngày .........tháng.........năm........

Sinh viên thực hiện




Hồ Thi Thùy Lan








www.kinhtehoc.net


BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
  

Họ và tên người hướng dẫn: ..........................................................................................
Học vị: ...........................................................................................................................
Chuyên ngành: ...............................................................................................................
Cơ quan công tác: ..........................................................................................................

Tên học viên: .................................................................................................................
Mã số sinh viên: .............................................................................................................
Chuyên ngành: ...............................................................................................................
Tên đề tài: ......................................................................................................................
.......................................................................................................................................

NỘI DUNG NHẬN XÉT

1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
2. Về hình thức
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn
.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
5. Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu, …)
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
6. Các nhận xét khác
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Cần thơ, ngày …. tháng …. năm 2009
Người nhận xét

www.kinhtehoc.net


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................

..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................









www.kinhtehoc.net

DANH MỤC BẢNG
Trang

Bảng 1 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua ba năm .......................... 23
Bảng 2: Tình hình nguồn vốn và tài sản của công ty từ năm 2006-2008 ................. 26
Bảng 3: Bảng tình hình biến động tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn ................ 29
Bảng 4: Bảng tình hình biến động các khoản phải thu ............................................ 31
Bảng 5: Bảng Tình hình biến động hàng tồn kho ..................................................... 32

Bảng 6: Bảng Tình hình biến động các tài sản lưu động khác ................................ 33
Bảng 7: Bảng Tình hình biến động tài sản cố định và đầu tư dài hạn ..................... 35
Bảng 8: Bảng Tình hình biến động nợ phải trả ........................................................ 38
Bảng 9: Bảng tình hình biến động ngồn vốn chủ sở hữu ......................................... 41
Bảng 10: Bảng phản ánh khả năng thanh toán ........................................................ 45
Bảng 11: Bảng phản ánh tỷ số nợ trên tổng tài sản ................................................. 47
Bảng 12: Bảng phản ánh các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động .................................. 47
Bảng 13: Bảng phản ánh các tỷ số về khả năng sinh lợi .......................................... 49


www.kinhtehoc.net

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
- TS: Tài sản
- TP.HCM: Thành Phố Hồ chí Minh
- LN:Lợi Nhuận
- HĐKD: Hoạt động kinh doanh
- TN: Thu nhập
- CP: Chi phí
- TNDN: Thu nhập doanh nghiệp
- ĐVT: Đơn vị tính
- QLDN: Quản lí doanh nghiệp
- ĐTTC: Đầu tư tài chính


www.kinhtehoc.net


TÀI LIỆU THAM KHẢO



1. TS. Trương Đông Lộc (2006). Giáo trình Quản Trị Tài chính - Nhà xuất bản Tủ
sách Đại Học Cần Thơ
2. TS. Nguyễn Trọng Cơ, PGS.TS. Ngô Thế Chi (2001) “Kế toán và phân tích tài
chính doanh nghiệp vừa và nhỏ” - Nhà xuất bản thống kê Hà Nội
3. TS. Nguyễn Minh Kiều (2006) “ Tài chính doanh nghiệp - Nhà xuất bản thống kê
4. Một số luận văn của các khóa trước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
5. Thông tin về lĩnh vực phân tích tài chính tìm trên trang web tìm kiếm google
6. Nguyễn Thanh Nguyệt, Trần Ái Kết (1997). Quản trị Tài Chính- Nhà xuất bản
Tủ sách Đại Học Cần Thơ

www.kinhtehoc.net

MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1.1 Sự cần thiết của đề tài ...................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2
1.2.1. Mục tiêu chung .............................................................................................. 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 2
1.3.1.Phạm vi thời gian ........................................................................................... 3
1.3.2. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 3
1.4. Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu ................................. 3
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU .............................................................................................................. 5
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN ................................................................................. 5
2.1.1 Những lí luận chung về phân tích tài chính doanh nghiệp ........................ 5
2.1.2. Nội dung phân tích tài chính trong doanh nghiệp ..................................... 9
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 14

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................... 14
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu .................................................................... 14
Chương 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CÔNG TY NÔNG SẢN THỰC PHẨM XUÁT KHẨU CẦN
THƠ .............................................................................. 16
3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY ........................... 16
3.2. MỤC TIÊU, CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY .................. 17
3.2.1. Mục tiêu: ....................................................................................................... 17
3.2.2. Chức năng ...................................................................................................... 17
3.2.3. Nhiệm vụ ........................................................................................................ 18
3.3. SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÍ VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÁC BỘ PHẬN
TRONG CÔNG TY ............................................................................................... 18
3.3.1. Sơ đồ bộ máy quản lí .................................................................................... 18
3.3.2. Nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty ................................................... 19
www.kinhtehoc.net

3.4. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY HIỆN NAY .................... 20
3.4.1. Thuận lợi: ..................................................................................................... 20
3.4.2. Khó khăn: ..................................................................................................... 21
3.5. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY NĂM 2009 ............. 21
3.6. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TRONG 3 NĂM GẦN
ĐÂY (2006 – 2008) .................................................................................................. 22
Chương4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY
NÔNG SẢN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU CẦN THƠ ............................... 25
4.1. PHÂN TÍCH CHUNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH ....................................... 25
4.2. PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CƠ CẤU TÀI SẢN ........................................... 27
4.2.1. Tình hình biến động tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn ....................... 27
4.2.2. Tình hình biến động tài sản cố định và đầu tư dài hạn............................. 33
4.3. PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CƠ CẤU NGUỒN VỐN .................................. 36
4.3.1. Tình hình biến động nợ phải trả ................................................................. 37

4.3.2. Tình hình biến động nguồn vốn chủ sở hữu của công ty .......................... 39
4.4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA BẢNG BÁO
CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH ........................... 42
4.4.1. Tình hình doanh thu ..................................................................................... 42
4.4.2. Lợi nhận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh ................................... 44
4.5. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY THÔNG QUA
CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH ...................................................................................... 45
4.5.1. Khả năng thanh toán ngắn hạn ................................................................... 45
4.5.2. Tỷ số nợ trên tài sản ..................................................................................... 47
4.5.3. Các tỷ số về hiệu quả hoạt động .................................................................. 47
4.5.4. Phân tích các tỷ số khả năng sinh lợi ......................................................... 48
4.5.5. Sơ đồ Dupont ................................................................................................. 51
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÌNH HÌNH TÀI
CHÍNH CÔNG TY NÔNG SẢN THỰC PHẨM XUẤT KHÂU CẦN
THƠ ................................................................................................................ 52
5.1. NHỮNG HẠN CHẾ VÀ TỒN TẠI CỦA CÔNG TY ................................... 52
5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA
CÔNG TY ................................................................................................................ 54
www.kinhtehoc.net

5.2.1. Nâng cao doanh thu và lợi nhuận............................................................... 54
5.2.2. Một số giải pháp khác .................................................................................. 55
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 57
6.1. KẾT LUẬN ....................................................................................................... 57
6.2. KIẾN NGHỊ ..................................................................................................... 57 www.Google.com.vn









































www.kinhtehoc.net

Bảng Tổng Kết Tài Sản Công Ty từ năm 2006 - 2008
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Số tiền Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng(%)
A.TÀI SẢN NGẮN HẠN 35.557.499 55,26 60.520.927 80,25 5.7245.192 66,11
I. Vốn bằng tiền 8.921.013
13,86
2.408.914
3,19
848.089
0,98
1. Tiền mặt 18.536 0,03 2.408.914 3,19 848.089 0,98
2. Các khoản tương đương tiền 8.902.477 13,84
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 5.000
0,01
23.795.520
31,55
21.020.000
24,27
1. Đầu tư ngắn hạn 5.000 0,01 23.795.520 31,55 21.020.000 24,27

2. Dự phòng giảm giá ĐTTC ngắn hạn 0,00
III.Các khoản phải thu 24.661.320
38,33
33.580.865
4,53
22.038.144
25,45
1. Phải thu khách hàng 7.600.752 11,81 1.960.343 2,60 9.653.917 11,15
2. Trả trước cho người bán 13.272.424 20,3 9.415.559 12,48 8.407.949 9,71
3. Phải thu nội bộ 4.110.496 6,9
4. Phải thu khác 3.311.439 5,5 26.404.792 35,01 7.990.363 9,23
5. Dự phòng phải thu khó đòi -3.633.791 -5,5 -4.199.829 -5,57 -4.014.085 -4,64
IV. Hàng tồn kho 1.893.717
2,4
146.479
0,19
12.279.070
14,18
1. Hàng tồn kho 1.893.717 2,4 411.903 0,55 12.279.070 14,18
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 0,0 -265.424 -0,35
V. Tài sản ngắn hạn khác 76.449
0,2
589.149
0,78
1.059.889
1,22
1. Chi phí trả trước 0,0 143.413 0,19 275.019 0,32
2. Tài sản ngắn hạn khác 0,0 445.736 0,59 784.870 0,91
3. Tạm ứng 76.500 0,2
B. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ ĐẦU TƯ DÀI

HẠN
28.786.603 44,4 14.895.230 19,75 29.350.951 33,89
I. Tài sản cố định 7.067.460
10,8
5.277.668
7,00
13.547.092
15,64
1. Tài sản cố định hữu hình 0,00 5.277.668 7,00 10.185.602 11,76
- Nguyên giá 12.512.145 19,5 12.098.637 16,04 17.868.087 20,63
-Giá trị hao mòn lũy kế -6.760.935 -10,1 -6.820.969 -9,04 -7.682.485 -8,87
2. Tài sản cố định vô hình 1.316.250 2,05 3.361.490 3,88
II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 21.719.142
33,75
7.724.061
10,24
7.751.961
8,95
1. Đầu tư vào công ty con 11.225.481 17,45 3.070.761 4,07
2. Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết 10.493.661 16,31 4.648.300 6,16 7.746.961 8,95
3. Đầu tư dài hạn khác 5.000 0,005 5.000 0,006
III.Các khoản phải thu dài hạn khác

1.893.501
2,51
8.051.898
9,30
TỔNG TÀI SẢN 64.344.102 100,00 75.416.157 100,00 86.596.143 100,00
PH
Ụ LỤC


www.kinhtehoc.net

Bảng: Bảng tổng kết nguồn vốn của công ty từ 2006 – 2008
Năm 2006 Năm 2007 Năm2008
Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%)
A. NỢ PHẢI TRẢ 8.617.454 13,39 24.560.986 32,57 19.043.989 21,99
I. Nợ ngắn hạn 8.617.454 13,39 24.560.986 32,57 19.043.989 21,99
1. Vay ngắn hạn 4.000.000 5,30 6.720.000 7,76
2. Phải trả người bán 160.247 0,25 374.027 0,50
3. Người mua trả tiền trước 1.300.717 2,02 4.874.765 6,46 9.328.256 10,77
4. Thuế và cá khoản nộp nhà nước 195.938 30 67.509 0,09 241.277 0,28
5.Phải trả công nhân viên 237.977 0,37 402.989 0,53 17.974 0,02
6. Chi phí phải trả 57.613 0,07
7. Phải trả, phải nộp khác 6.722.575 10,45 14.841.696 19,68 2.678.869 3,09
II. Nợ dài hạn
1. Vay dài hạn
2. Phải trả dài hạn cho người bán

B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 55.726.648 86,61 50.855.171 67,43 67.552.154 78,01
I. Nguồn vốn chủ sở hữu 55.525.166 86,29 50.576.335 67,06 67.398.209 77,83
1. Nguồn vốn kinh doanh 46.413.696 72,13 36.864.805 48,88 51.681.986 59,68
2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản
3. Quỹ đầu tư phát triển 3.139.694 4,88 5.565.159 7,38 5.641.553 6,51
4. Quỹ dự phòng tài chính 2.872.644 4,46 3.182.557 4,22 3.678.938 4,25
5. Lợi nhuận chưa phân phối 3.099.132 4,82 4.963.814 6,58 6.395.732 7,39
6. Nguồn vốn đầu tư XDCB
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 201.482 0,31 278.836 0,37 153.945 0,18
1. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc 101.865 0,16 21.898 0,03
2. Quỹ khen thưởng phúc lợi 99.617 0,15 278.836 0,37 132.047 0,15

3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
TỔNG NGUỒN VỐN 64.344.102 100,00 75.416.157 100.00 86.596.143 100,00
Chỉ tiêu
PH
Ụ LỤC

www.kinhtehoc.net

Bảng: Bảng tổng kết Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Công ty Qua Ba Năm
Năm
Chỉ tiêu
2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007
Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%) Chênh lệch Tỷ lệ Chênh lệch Tỷ lệ
1.Tổng doanh thu
152.439.158 100,00 95.128.085 100,00 167.149.203 100,00 -57.311.073 -37,60 72.021.118 75,71
2. Doanh thu thuần
147.119.751 96,51 91.514.836 96,20 162.418.948 97,17 -55.604.915 -37,80 70.904.112 77,48
3. Giá vốn bán hàng
129.055.246 84,66 81.928.408 86,12 153.025.774 9,55 -47.126.838 -36,52 71.097.366
86,78
4.Lợi nhuận gộp
18.604.504 12,20 9.586.275 10,08 9.393.174 5,62 -9.018.229 -48,47 -193.101 -2,01
5. Doanh thu HĐTC
5.319.407 3,49 3.613.249 3,80 4.730.255 2,83 -1.706.158 -32,07 1.117.006 30,91
6. Chi phí tài chính
442.847 288.643 1.514.225 -154.204 -34,82 1.225.582 424,60
7.LN thuần từ HĐTC
4.876.560 3.324.606 3.216.030 -1.551.954 -31,82 -108.576 -3,27
8. Chi phí bán hàng
10.182.382 3.475.418 4.330.773 -6.706.964 -65,87 855.355 24,61

9. Chi phí quản lí DN
8.002.783 4.147.835 3.802.180 -3.854.948 -48,17 -345.655 -8,33
10.LN thuần từ HĐKD
4.575.897 5.287.626 4.476.219 711.729 15,55 -811.407 -15,35
11. TN khác
160.476 835.030 823.131 674.554 420,35 -11.899 -1,42
12. CP khác
0 331.333 79.827 331.333 -251.506 -75,91
13. Lợi nhuận khác
160.476 403.696 743.304 243.220 151,56 339.608 84,12
14.Tổng LNKT trước
thuế
4.376.373 5.791.322 5.219.523 1.414.949 32,33 -571.799 -9,87
15. Thuế TNDN
745.938 827.509 1.052.589 81.571 10,94 225.080 27,20
16. LN sau thuế TNDN
3.990.435 4.963.812 4.166.933 973.377 24,39 -796.879 -16,05
PH
Ụ LỤC

www.kinhtehoc.net



www.kinhtehoc.net

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Thành Phố Cần Thơ
Sinh Viên: Hồ Thị Thuỳ Lan Trang 1 GVHD: Nguyễn Xuân Vinh
Chương 1
GIỚI THIỆU


1.1 Sự cần thiết của đề tài
Trong lĩnh vực kinh doanh, mục tiêu vươn tới của tất cả các công ty là lợi
nhuận. Để đạt được điều đó đòi hỏi hoạt động sản xuất kinh doanh của họ phải có
hiệu quả. Nó phải được đặt trong mọi khâu, mọi lúc của quá trình kinh doanh.
Bất kì một hoạt động kinh doanh không hiệu quả nào cũng bị qui luật cạnh tranh
nhanh chóng đào thải. Do đó trong kinh doanh làm thế nào để đạt được hiệu quả
nhất trong thời gian ngắn nhất, khắc phục được những mặt xấu và tránh được
những rủi ro là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị. Đứng trên phương
diện của các nhà quản trị, phân tích hoạt động kinh tế là vô cùng cần thiết trong
đó phân tích tình hình tài chính là công cụ hiệu quả nhất. Bởi lẽ nó giải quyết các
mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh dưới hình thái tiền tệ,
giúp cho các nhà kinh tế đánh giá được diễn biến và kết quả của quá trình sản
xuất kinh doanh nhằm đề ra những biện pháp đúng đắn, thúc đẩy hoạt động sản
xuất kinh doanh ngày càng hiệu quả hơn.
Phân tích tình hình tài chính là công cụ hiệu quả nhất, bởi lẽ nó giải quyết
các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh với hình
thức tiền tệ, giúp doanh nghiệp đánh giá được mọi diễn biến và kết quả của quá
trình sản xuất kinh doanh nhằm đề ra những biện pháp đúng đắn thúc đẩy sản
xuất kinh doanh ngày càng hiệu quả. Phân tích tình hình tài chính không chỉ quan
trọng đối với doanh nghiệp mà còn là sự quan tâm đối với các nhà sử dụng các số
liệu tài chính của doanh nghiệp. Nếu chỉ nhìn chung qua các bảng báo cáo tài
chính thì rất khó để nhận định, đánh giá, có thể họ chỉ thấy đ ược mặt tốt, mặt xấu
của từng chỉ tiêu nào đó chứ không thấy được sự tương quan giữa chúng, từ đó
có thể dẫn đến những nhận định sai lầm. Công việc phân tích tình hình tài chính
sẽ phản ánh được tình hình sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, tạo điều
kiện cho doanh nghiệp chủ động vốn và thuận lợi hơn trong việc dự trữ cần thiết
cho việc sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm cũng như tránh sai sót trong việc
nhận định đánh giá sai lầm qua bảng báo cáo tài chính. Còn đối với ngân hàng
www.kinhtehoc.net


Phân tích tình hình tài chính Công Ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Thành Phố Cần Thơ
Sinh Viên: Hồ Thị Thuỳ Lan Trang 2 GVHD: Nguyễn Xuân Vinh
khi quyết định cho vay hay không cho vay thì họ không chỉ nhìn vào lợi nhuận
của doanh nghiệp mà còn quan tâm đến các tỉ số tài chính của Công ty.
Như vậy, việc đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp có thể phát huy
điểm mạnh khắc phục điểm yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
để mang lại thật nhiều lợi nhuận cho mình và phục vụ cho nhu cầu quản lý tài
chính trong toàn bộ nền kinh tế quốc gia.
Vậy muốn tìm ra nguyên nhân để giải quyết đúng đắn thì việc phân tích báo
cáo tài chính là rất cần thiết. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này và
từ các số liệu thực tế của Công ty cũng như sự hiểu biết của bản thân em chọn đề
tài “Phân tích tình hình tài chính tại Công Ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất
Khẩu Thành Phố Cần Thơ”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích tình hình tài chính công ty nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động trong
các năm gần đây, khả năng thanh toán và tìm kiếm những chiến lược mới để
nâng cao khả năng tài chính của công ty nhằm giúp cho hoạt động của công ty
đạt hiệu quả hơn.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá tình hình biến động tài sản, nguồn vốn, các nhân tố ảnh hưởng đến
sự biến đổi đó thông qua bảng cân đối kế toán.
- Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở đó tìm
ra được mặt mạnh để phát huy và mặt yếu để khắc phục.
- Phân tích các tỷ số tài chính quan trọng thể hiện rõ tình hình tài chính của
công ty là mạnh hay yếu.
- Tìm hiểu nghiên cứu nhằm đưa ra biên pháp củng cố tình hình tài chính
cũng như hoạt động kinh doanh của công ty.
1.3. Phạm vi nghiên cứu

- Đề tài nghiên cứu về tình hình hoạt động tài chính được thực hiện tại Công
Ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Thành Phố Cần Thơ.
- Tài liệu được thu thập tại phòng kế toán và phòng kinh doanh của công ty.

www.kinhtehoc.net

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Thành Phố Cần Thơ
Sinh Viên: Hồ Thị Thuỳ Lan Trang 3 GVHD: Nguyễn Xuân Vinh
1.3.1. Phạm vi về thời gian:
Thông tin số liệu được sử dụng cho luận văn là thông tin số liệu trong 3 năm
từ năm 2006 đến 2008.
Bài luận văn được thực hiện trong thời gian từ ngày 02/02/2009 đến ngày
25/04/2009.
1.3.2. Đối tượng nghiên cứu
- Đưa ra một số lý luận làm cơ sở cho việc thực hiện bài luận văn.
- Tổng quan địa bàn nghiên cứu.
- Phân tích tình hình tài chính của công ty bao gồm: bảng cân đối kế toán,
bảng kết quả hoạt động kinh doanh, các chỉ tiêu lợi nhuận.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh công ty.
1.4. Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu
Với mục tiêu làm thế nào để viết được một bài luận văn kết hợp được sự tổng
quát, phong phú, đa dạng cũng như đúc kết lại được những mục tiêu cần nghiên
cứu đã đề ra nên trong quá trình nghiên cứu em đã tham khảo một số tài liệu có
liên quan đến đề tài như:
* “Kế toán và phân tích tài chính doanh nhiệp vừa và nhỏ” của Tiến Sĩ Nguyễn
Trọng Cơ và Phó Giáo Sư Tiến Sĩ Ngô Thế Chi.
Trong đó tác giả đã phân tích về tình hình tài chính của công ty: Mục tiêu của
phân tích báo cáo tài chính, nội dung phân tích, phương pháp và kỹ thuật phân
tích các báo cáo tài chính

 Giới thiệu hệ thống báo cáo tài chính qua bảng cân đối kế toán, báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài
chính
 Phân tích khái quát tình hình tài chính: tình hình chung về tài chính.
* “Quản trị tài chính” của TS.Trương Đông Lộc
Phân tích các chỉ tiêu chủ yếu về tình hình tài chính:
- Nhóm chỉ tiêu thanh toán ( thanh toán nhanh và thanh toán hiện thời).
- Nhóm chỉ tiêu hiệu quả hoạt động (số vòng quay hàng tồn kho,vòng quay
TS cố định, vòng quay tổng tài sản
www.kinhtehoc.net

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Thành Phố Cần Thơ
Sinh Viên: Hồ Thị Thuỳ Lan Trang 4 GVHD: Nguyễn Xuân Vinh
- Nhóm chỉ tiêu lợi nhuận (tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu, tỷ số lợi
nhuận ròng trên tổng tài sản, ty số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu, phương
trình DuPont).
- Nhóm chỉ tiêu cơ cấu tài chính: Hệ số nợ so với tổng tài sản
* “Tài chính doanh nghiệp” của Tiến Sĩ Nguyễn Minh Kiều – Nhà xuất bản
thống kê năm 2006:
 Giới thiệu chung: Phân tích báo cáo tài chính là phân tích dựa trên giác độ
Công ty nắm tình hình tài chính Công ty từ đó đo lường đánh giá có những quyết
định phù hợp hoạch định tài chính tương lai.
- Phân tích xu hướng: kỹ thuật so sánh tỷ số qua nhiều năm thấy được xu
hướng tốt hay xấu.
- Phân tích cơ cấu: kỹ thuật phân tích dùng để xác định khuynh hướng thay
đổi của từng khoản mục trong các báo cáo tài chính.
* Hướng dẫn thực hiện phân tích báo cáo tài chính:
- Xác định đúng số liệu từ báo cáo tài chính lắp vào công thức.
- Giải thích ý nghĩa của tỷ số vừa tính toán.
- Đánh giá tỷ số vừa tính toán (cao, thấp, hay phù hợp)

- Rút ra kết luận về tình hình tài chính của Công ty.
- Đưa ra khuyến nghị để khắc phục hoặc củng cố các tỷ số tài chính.

www.kinhtehoc.net

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Thành Phố Cần Thơ
Sinh Viên: Hồ Thị Thuỳ Lan Trang 5 GVHD: Nguyễn Xuân Vinh
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Những lí luận chung về phân tích tài chính doanh nghiệp
2.1.1.1. Khái niệm
- Tài chính doanh nghiệp:
Tài chính doanh nghiệp là một bộ phận trong hệ thống tài chính, phản ánh
thông tin chính xác của tình trạng tài chính của một doanh nghiệp để phân tích
điểm mạnh diểm yếu của nó và lập các kế hoạch kinh doanh, kế hoạch sử dụng
nguồn tài chính, tài sản cố định và nhu cầu nhân công trong tương lai.
- Phân tích tài chính:
Việc phân tích tài chính là phân tích các dữ liệu có trong các báo cáo tài
chính nhằm đánh giá tính linh hoạt của việc chi trả các khoản nợ, đặc biệt là nợ
ngắn hạn của công ty. Khả năng thanh toán, khả năng sinh lời được coi là thước
đo của kết quả hoạt động kinh doanh.
2.1.1.1. Mục tiêu công việc phân tích tài chính doanh nghiệp
Báo cáo tài chính của doanh nghiệp được nhiều đối tượng quan tâm đến, mỗi
đối tượng quan tâm đến những mục tiêu nhất định:
Nhà quản lí: là người trực tiếp quản lí điều hành doanh nghiệp, nhà quản lí là
người hiểu rõ nhất tình hình tài chính cũng như những hoạt động khác của doanh
nghiệp, do đó người quản lí có nhiều thông tin phục vụ cho việc phân tích tài
chính. Khi đó phân tích báo cáo tài chính sẽ đáp ứng những mục tiêu sau:

- Tạo ra những chu kì đều đặn để đánh giá hoạt động quản lí trong giai đoạn
đã qua, việc thực hiện cân bằng tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán,
rủi ro tài chính trong doanh nghiệp…
- Hướng các quyết định của Ban Giám Đốc theo chiều hướng phù hợp với
tình hình thực tế của doanh nghiệp như quyết định về đầu tư, tài trợ, phân phối
lợi nhuận,…
- Là cơ sở cho những dự đoán tài chính
- Phân tích tài chính đối với nhà quản lí là công cụ để kiểm tra, kiểm soát hoạt
động, quản lí trong doanh nghiệp.
www.kinhtehoc.net

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Thành Phố Cần Thơ
Sinh Viên: Hồ Thị Thuỳ Lan Trang 6 GVHD: Nguyễn Xuân Vinh
Phân tích tài chính làm nổi bật điều quan trọng của dự đoán tài chính, mà dự
đoán là nền tảng cho hoạt động quản lí, làm sáng tỏ, không chỉ chính sách tài
chính mà còn làm rõ các chính sách chung trong doanh nghiệp.
Nhà đầu tư: Nhà đầu tư là người giao vốn của mình cho người khác quản lí
nên khó tránh khỏi gặp phải những rủi ro. Thu nhập của các nhà đầu tư là tiền lời
được chia và thặng dư giá trị của vốn. Hai yếu tố này phần lớn chịu ảnh hưởng
của lợi nhuận thu được ở đơn vị mình giao vốn. Vì vậy, cần đánh giá khả năng
sinh lời của doanh nghiệp mình có ý định đầu tư. Câu hỏi chủ yếu đòi hỏi phải
làm rõ là: tiền lời bình quân cho 1 suất đầu tư là bao nhiêu? phải mất bao lâu mới
thu hồi đủ vốn? cũng cần lưu ý là tiền lời tính toán trước có quan hệ rất xa so với
tiền lời thưc sự bởi chính sách phân phối lợi nhuận của nơi nhận đầu tư và các
ảnh hưởng của thị trường nhiều khi không thể dự đoán chính xác được. Khi đó,
phân tích tài chính là dể đánh giá doanh nghiệp, dựa việc vào nghiên cứu các báo
cáo tài chính, khả năng sinh lời, phân tích rủi ro trong kinh doanh… mà lựa chọn
được hướng đầu tư, cơ cấu đầu tư, nơi đầu tư,…
Với tư cách là người cho vay: Người cho vay luôn muốn biết được khả năng
hoàn trả của người đi vay. Thu nhập của họ là lãi suất tiền vay. Do đó phân tích

tài chính đối với người cho vay là xác định khả năng hoàn trả nợ (cả lãi và gốc)
của khách hàng.
- Đối với những khoản cho vay ngắn hạn: phải đặc biệt quan tâm đến khả
năng thanh toán nhanh của người vay, nói khác đi là khả năng ứng phó của người
vay khi nợ vay đến hạn trả.
- Đối với các khoản cho vay dài hạn phải đánh giá được khả năng hoàn trả và
khả năng sinh lời của người vay bởi việc hoàn trả vốn và lãi tùy thuộc vào khả
năng sinh lời.
Từ những vấn đề trên cho thấy: phân tích tình hình tài chính là công cụ hữu
ích được dùng để xác định giá trị kinh tế, để đánh giá các mặt mạnh mặt yếu của
một doanh nghiệp, tìm ra nguyên nhân khách quan và chủ quan, giúp cho nhà
quản lí lựa chọn và đưa ra được những quyết định phù hợp với mục đích mà
mình quan tâm.


www.kinhtehoc.net

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Thành Phố Cần Thơ
Sinh Viên: Hồ Thị Thuỳ Lan Trang 7 GVHD: Nguyễn Xuân Vinh
2.1.1.2. Ý nghĩa, nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp
Hoạt động tài chính của doanh nghiệp có quan hệ trực tiếp với hoạt động sản
xuất kinh doanh .Nếu như tình hình cung ứng nguyên vật liệu không thực hiện
tốt, năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm giảm, sản xuất không tiêu thụ
được,… sẽ làm cho tình hình tài chính của công ty gặp phải khó khăn. Ngược lại,
công tác tài chính tốt hay xấu sẽ có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình sản
xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng năng suất lao động. Chẳng hạn khi có đủ vốn sản
xuất kinh doanh, doanh nghiệp sẽ chủ động và thuận lợi hơn trong việc dự trữ
cần thiết cho sản xuất cũng như tiêu thụ thành phẩm,… Vì thế, cần phải thường
xuyên kịp thời đánh giá, kiểm tra tình hình tài chính của xí nghiệp, doanh nghiệp,
trong đó công tác phân tích hoạt động kinh tế giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa

như sau:
- Khi phân tích tình hình tài chính có thể đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình
phân phối, sử dụng và quản lí các loại vốn và nguồn vốn, vạch rõ khả năng tiềm
tàng về vốn của công ty. Trên cơ sở đó đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn.
- Phân tích tình hình tài chính là công cụ không thể thiếu được phục vụ cho
công tác quản lí của cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính, ngân hàng như: đánh giá
tình hình thực hiện các chế độ, chính sách về tài chính của nhà nước, xem xét
việc cho vay vốn
Nhiệm vụ:
Với những ý nghĩa quan trọng trên, nhiệm vụ phân tích tình hình tài chính
bao gồm:
- Đánh giá tình hình sử dụng vốn, nguồn vốn như: xem xét việc phân bổ vốn,
nguồn vốn có hợp lí hay không?, xem xét mức độ đảm bảo vốn cho nhiệm vụ sản
xuất kinh doanh, phát hiện những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thừa thiếu vốn.
- Đánh giá tình hình thanh toán, khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Tình
hình chấp hành các chế độ chính sách tín dụng của nhà nước.
- Đánh giá hiệu quả việc sử dụng vốn.
- Phát hiện khả năng tiềm tàng, đề ra các biện pháp khai thác khả năng tiềm
tàng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

www.kinhtehoc.net

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Thành Phố Cần Thơ
Sinh Viên: Hồ Thị Thuỳ Lan Trang 8 GVHD: Nguyễn Xuân Vinh
2.1.1.3. Các tài liệu sử dụng trong việc phân tích tài chính
- Bảng cân đối kế toán:
Bảng cân đối kế toán là báo cáo kế toán duy nhất phản ảnh được toàn bộ tài
sản của doanh nghiệp. Bảng cân đối kế toán là tài liệu hết sức quan trọng và cần
thiết để quản lý toàn diện hoạt động sản xuất kinh doanh.

Là căn cứ thưc tế quan trọng để xem xét và đánh giá tình hình phân bổ vốn.
Là tài liệu cần thiết cho cơ quan chủ quan và các cơ quan chức năng tài chính,
ngân hàng..., trong việc đánh giá và kiểm tra tình hình và kết quả sản xuất kinh
doanh, tình hình chấp hành các chính sách chế độ về quản lý kinh tế, tài chính,
nộp ngân sách... Ngoài ra nó còn là nguồn thông tin cần thiết cho nhiều đối tượng
khác có quyền lợi trực tiếp hoặc gián tiếp với doanh nghiệp, kể cả những đối
tượng có nhu cầu trong tương lai.
- Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh:
Còn gọi là báo cáo thu nhập hay báo cáo lợi tức – là báo cáo tài chính tổng
hợp về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh; phản ánh thu nhập của hoạt
động chính và các hoạt động khác qua thời kỳ kinh doanh. Ngoài ra, theo quy
định ở Việt Nam, báo cáo thu nhập còn có thêm phần kê khai tình hình thực hiện
nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nước và tình hình thực hiện
thuế giá trị gia tăng – VAT.
Nội dung của báo cáo thu nhập là chi tiết các chỉ tiêu của đẳng thức tổng quát
quá trình kinh doanh:
Doanh thu – Chi phí = Lợi nhuận.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
Báo cáo ngân lưu còn gọi là báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Là báo cáo thể hiện
lưu lượng tiền vào, tiền ra của doanh nghiệp. Kết quả phân tích ngân lưu giúp
doanh nghiệp điều phối lượng tiền mặt một cánh cân đối giữa các lĩnh vực: hoạt
động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Nói một cách khác,
báo cáo ngân lưu chỉ ra các lĩnh vực nào tạo ra nguồn tiền, lĩnh vực nào sử dụng
tiền, khả năng thanh toán, lượng tiền thừa thiếu và thời điểm cần sử dụng để đạt
hiệu quả cao nhất, tối thiểu hoá chi phí sử dụng vốn
www.kinhtehoc.net

Phân tích tình hình tài chính Công Ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Thành Phố Cần Thơ
Sinh Viên: Hồ Thị Thuỳ Lan Trang 9 GVHD: Nguyễn Xuân Vinh
- Thuyết minh báo cáo tài chính:

Là báo cáo được trình bày bằng lời văn nhằm giải thích thêm chi tiết của
những nội dung thay đổi về tài sản, nguồn vốn mà các dữ liệu bằng số trong các
báo cáo tài chính không thể hiện hết được. Chẳng hạn như đặc điểm kinh doanh
của doanh nghiệp, hình thức kế toán được áp dụng, sự thay đổi trong đầu tư, tài
sản cố định, vốn chủ sở hữu, tình hình thu nhập của nhân viên…
2.1.2. Nội dung phân tích tài chính trong doanh nghiệp
2.1.2.1. Phân tích tình hình chung
Để phân tích khái quát tình hình tài chính, trước hết phải xem xét ở sự thay
đổi của bảng cân đối kế toán, tức là sự tăng giảm về mặt tổng số của tài sản và
nguồn vốn.
Theo nguyên tắc cân bằng của bảng cân đối kế toán.
Tổng tài sản bằng = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu. Nếu giả định tổng tài sản
tăng lên, về khái quát nên hiểu rằng phía nguồn vốn phải tăng lên một khoản
tương ứng; đó có thể là một khoản nợ đã tăng hoặc một khoản tăng trong vốn chủ
sở hữu.
2.1.2.2. Phân tích tình tài chính thông qua các báo cáo tài chính
- Phân tích tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán
+ Phân tích tình hình biến động tài sản
Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn thành lập cũng như đang hoạt động khâu đầu
tiên là phải có vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp chia làm 2 loại:
-Tài sản cố định :
Vốn cố định là một bộ phận quan trọng trong vốn đầu tư nói riêng, của vốn
sản xuất nói chung. Vì vậy, việc quản lý vốn được coi là một trọng điểm trong
công tác tài chính doanh nghiệp.
-Tài sản lưu động :
Tài sản lưu động bao gồm: Hàng tồn kho, các khoản phải thu, vốn bằng tiền
và các loại tài sản lưu động khác

www.kinhtehoc.net


Phân tích tình hình tài chính Công Ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Thành Phố Cần Thơ
Sinh Viên: Hồ Thị Thuỳ Lan Trang 10 GVHD: Nguyễn Xuân Vinh
+ Phân tích tình hình nguồn vốn
Phần này phản ánh những nguồn vốn mà doanh nghiệp quản lý và đang sử
dụng vào thời điểm lập báo cáo tài chính. Về mặt kinh tế, khi xem phần nguồn
vốn các nhà quản trị doanh nghiệp thấy được thực trạng tài chính của doanh
nghiệp đang quản lý và sử dụng. Về mặt pháp lý, nhà quản trị thấy được trách
nhiệm của mình về tổng số vốn được hình thành như: vốn chủ sở hữu, vay ngân
hàng và các đối tượng khác; các khoản phải trả, phải nộp vào ngân sách, các
khoản phải thanh toán với công nhân viên ...
- Nợ phải trả:
Đây là số vốn mà doanh nghiệp vay ngắn hạn hay dài hạn. Loại vốn này mà
doanh nghiệp chỉ được dùng trong một thời gian nhất định với thời hạn phải trả
lại cho chủ nợ.
- Vốn chủ sở hữu:
Loại vốn này thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp hay những bên góp vốn,
không phải là những khoản nợ, không phải cam kết thanh toán, sử dụng được vô
kỳ hạn. Bao gồm vốn kinh doanh: Được hình thành như vốn pháp định, nguồn
vốn tự bổ sung, nguồn vốn liên doanh, quỹ và dự trữ, lợi tức chưa phân phối.
- Phân tích tình hình tài chính qua báo cáo kết quả kinh doanh
+ Phân tích tình hình doanh thu
Doanh thu hay còn gọi là thu nhập của doanh nghiệp, đó là toàn bộ số tiền
sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp lao vụ và dịch vụ của Công ty.
Doanh thu về bán sản phẩm hàng hóa thuộc những hoạt động sản xuất kinh
doanh chính và doanh thu về cung cấp lao vụ và dịch vụ cho khách hàng theo
chức năng hoạt động của Công ty.
+ Phân tích tình hình lợi nhuận
Sau một thời gian hoạt động nhất định doanh nghiệp sẽ có thu nhập bằng tiền.
Lợi nhuận của doanh nghiệp là chênh lệch giữa doanh thu thuần với giá vốn bán

hàng, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Lợi nhuận của doanh
nghiệp phụ thuộc vào chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh và trình độ quản
lý của doanh nghiệp. Do đó chỉ tiêu lợi nhuận có ý nghĩa rất quan trọng.
Lợi nhuận ròng  Doanh thu thuần  (Giá thành  Chi phí bán hàng 
Chi phí quản lý)
www.kinhtehoc.net

×