Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Nghị luận về sự kiên nhẫn trong cuộc sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.73 KB, 3 trang )

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Nghị luận về sự kiên nhẫn trong cuộc sống
Trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói: “Sự kiên nhẫn đầy chua cay, nhưng kết
quả thật êm dịu” (J. Rousseau).
Vạn vật trong vũ trụ luôn qua quá trình biến đổi để trở nên hoàn mỹ hơn. Dòng nước
có thể bị gò bó ở các con suối, con sông nhưng sẽ được tự do vùng vẫy khi chảy ra tới
biển lớn. Hạt lúa gieo vào lòng đất có bị mục nát thì mới cho cánh đồng xanh bát ngát.
Hạt cát chui vào con trai biển sẽ làm nó đau, nhưng với thời gian con trai sẽ biến hạt
cát thành ngọc quý. Có những nỗi xót xa ở hiện tại những đôi khi lại là ngọt ngào ở
tương lai. Trong chiều hướng đó J. Rousseau đã nói: “Sự kiên nhẫn đầy chua cay,
nhưng kết quả thật êm dịu” gợi lên trong ta về thành công, hạnh phúc cũng phải biết
vượt qua những thất bại và khổ đau.
Người có khả năng làm một việc đã đề ra, không để cho công việc này bị gián đoạn,
với tinh thần hăng say, chuyên cần, không sờn lòng nản chí. Có những đức tính như
thế thì ta gọi là người có tính “kiên nhẫn”. Hành động này diễn ra nhanh hay chậm,
thời gian bao lâu tùy theo mức độ của công việc. Tuy nhiên, thành quả của công việc
này chưa thể biết được ở hiện tại bởi còn phụ thuộc vào những yếu tố như: thiên thời,
địa lợi, nhân hòa. Trong đó phải kể thêm tính kiên nhẫn để đo lường cho mức độ thành
công của công việc. Tính “kiên nhẫn” đối nghịch với sự lười biếng. Nếu lười biếng có
thái độ không chịu rèn luyện bản thân và thường ỷ lại công việc cho người khác thì
tính kiên nhẫn là khả năng kiềm chế bản thân, cũng như rèn luyện trong suy nghĩ và
hành động. Vì thế, câu nói là một lời khẳng định về một người một ai đó có tính kiên
nhẫn thì sẽ có được thành công. Sâu xa hơn, đó là một bài học để nhắc nhở nhở chúng
ta thực tập tính kiên nhẫn trong đời sống.
Chắc ai cũng biết câu chuyện rùa thi chạy với thỏ. Không ai có thể nghĩ, một con rùa
chậm chạp, bước đi còn không nổi lại dám thách thức thi chạy với con thỏ vốn dĩ rất
nhanh nhẹn. Hình ảnh con rùa mang trên mình chiếc mai nặng nề đang cố lê từng
bước một trên quãng đường, hoàn toàn đối nghịch với con thỏ đang đùa với hoa, rong
chơi cùng bướm trên đường đua. Kết quả thật bất ngờ, kết thúc cuộc đua con rùa lại là
kẻ thắng cuộc. Nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến thắng không tưởng này phải kể đến
sự kiên nhẫn trong từng bước chạy của con rùa. Điều này cũng đồng nghĩa với việc


tính cần cù, khiêm hạ đã chiến thắng tính lười biếng và thói kiêu căng. Ông cha ta đã
nói: “cần cù bù thông minh”. Quả thật, đem câu nói của cổ nhân áp dụng trong trường
hợp của con rùa chẳng sai chút nào. Một sự thật ai cũng công nhận là tính chuyên cần
được hình thành từ sự rèn luyện để vượt qua những trở ngại cũng như bù đắp những
thiếu thốn của bản thân. Do đó, tính chuyên cần hay kiên nhẫn là bảo bối để khỏa lấp
tính lười biếng, và là phương pháp đưa tới thành công một cách ngọt ngào. Trong khi
đó, sự thông minh hay những lợi thế thuộc bẩm sinh tự bản chất đã hơn người khác


nên không cần đến sự dày công khổ luyện. Thực tế của cuộc sống cho ta thấy rằng:
những ai có đức tính này thường lười biếng, có tính ỷ lại và tự mãn với những gì mình
đã có. Như V. Hugo đã nói “lười biếng chẳng khác gì vực thẳm”. Nếu lấy hình ảnh của
con thỏ soi chiếu vào thái độ này hoàn toàn phù hợp. Cũng chính thất bại của con thỏ
nhanh nhẹn trước con rùa chậm chạp là một sự chua cay.
Như đã đề cập, tính kiên nhẫn đòi hỏi một thời gian kéo dài và sự liên tục. Nghĩa là
không làm giãn đoạn của tính kiên nhẫn. Người phụ nữ nghĩ rằng: khi sinh con sẽ phải
quằn quại trong nỗi đau, hay sự biến dạng từ thân hình đẹp đẽ sang một hình hài “khó
coi” vì cứ phải “mang ba lô ngược” suốt ngày nên lúc mang thai được mấy tháng thôi
không mang thai nữa, thì cơ hội được làm người của đứa bé sẽ không còn. Đành rằng,
lúc nhìn thấy đứa con chào đời lại là niềm hạnh phúc lớn nhất của bất cứ người mẹ
nào, nhưng nếu thiếu kiên nhẫn thì họ đã để vụt mất cơ hội này mà thay vào đó là sự
ân hận và cắn rứt lương tâm suốt cuộc đời. Cũng vậy, một hạt giống gieo xuống đất,
sau một tuần lễ ta lại mang lên cất đi, dù cho hạt giống hội đủ những yếu tố như: thời
tiết, độ ẩm, chất khoáng và phân bón thì hạt giống cũng không thể nảy mầm lần nữa
nếu ta lại gieo xuống đất. Bởi sự giãn đoạn, không có tính liên tục là nguyên nhân làm
cho hạt giống không còn cơ hội để lớn lên. Vì thế, một đứa trẻ được sinh ra là một con
người đúng nghĩa thì sự kiên nhẫn của người mẹ chịu những nỗi vất vả, mệt nhọc lúc
mang thai, và sự đớn đau lúc chuyển dạ là điều cần thiết. Một hạt giống được nảy mần
và lớn lên sinh hoa, kết trái thì thời gian cũng như sự liên tục là những yếu tố không
thể bỏ qua.

Bản năng của con người thường thích sự hưởng thụ. Cơ chế cảm xúc trong chúng ta
lại thích sự an nhàn. Thỏa mãn cảm xúc nhất thời có vẻ như đang được con người
ngày nay xem trọng hơn sự ngọt ngào ở tương lai. An nhàn ở phút giây hiện tại là một
lời quyến rũ khiến con người ngày nay dễ sa chân vào mà quên đi hạnh phúc ở phía
trước. Quả thật, đã là con người thì ai cũng muốn có cuộc sống hạnh phúc. Làm kiếp
bụi hồng chẳng ai lại không muốn nếm trải những ngọt ngào. Trong khi đó, tính kiên
nhẫn lại bị xem là trở ngại cho sự hưởng thụ, tính chuyên cần thì làm cắt đứt cảm giác
được an nhàn. Bởi muốn thành công ở tương lai thì phải kiên nhẫn ở mỗi phút giây ở
hiện tại. Muốn nếm sự ngọt ngào thì phải trải qua sự chua cay. Do đó, nỗi âu lo của
con người ngày nay luôn phải đặt mình ở trạng thái để chọn lựa một sự an nhàn ở hiện
tại hay một sự thành công ở tương lai. Điều này cũng đồng nghĩa với việc con người
phải đánh đổi cảm giác tốt để gọt tỉa những tính xấu như: lười biếng, dựa dẫm, buông
xả, sợ hãi... Đành rằng trong cuộc sống cũng rất cần những giờ phút nghỉ ngơi, thư
giãn để nhìn lại chặng đường mình đã đi tới đâu, đã tiến xa hơn trước được bao nhiêu.
Nhưng cũng đừng vì những giờ phút này mà ta để chúng trở thành một thói lười
biếng. Quả thật, những người lười biếng không bao giờ có một đời sống ổn định hay
một tương lai tốt đẹp. Nói cách văn chương thì vương quốc của sự thành công không
bao giờ có bóng dáng của lười biếng. Chính đại thi hào Lỗ Tấn cũng đã nói: “đường
thành công không dấu chân kẻ lười biếng”. Người có tính lười biếng dù có tài năng


bao nhiêu mà làm việc nửa vời thì suốt đời cũng không thể đạt được mục đích. Dù
thông minh đến mấy mà cứ phấn đấu ngập ngừng thì suốt cuộc ước mơ vẫn chỉ là mơ
ước.
Như đã nói, để thành công hay có được cảm giác ngọt ngào từ những công việc mình
làm thì những yếu tố: thiên thời, địa lợi, nhân hòa cùng một số đức tính như: khiêm
nhường, nắm bắt cơ hội thì đức tính kiên nhân cũng đóng một vai trò rất quan trọng.
Từ đó ta có thể khẳng định, câu nói của J. Rousseau có một giá trị rất thiết thực và có
tính nhân sinh sâu sắc. Nghĩa là, câu nói là lời thức tỉnh để ta đứng dậy bước đi tiếp
nếu còn sống trong sự lười biếng và ngủ mê trong sự an nhàn. Vì thế, ngay từ hôm nay

mỗi người hãy trau dồi tính kiên nhẫn trong các công việc, đừng vì một lần thất bại
mà đánh mất cả cuộc đời. Đừng để cho sự chán nản chặn mất những dự định cho
tương lai nhưng luôn biết lạc quan tin tưởng vào sự thành công đang chờ ta ở phía
trước.
Cuộc sống không phải như những vở tuồng mộng ảo, không như khúc dạo đầu của
những bản tình ca, nhưng là những phút trôi qua biến đổi cùng thời gian. Càng đi vào
thực tế của cuộc sống ta càng thấy nó cũng lắm chông gai. Càng trải qua trên hành
trình sống ta càng thấy nó cũng nhiều thử thách. Có những thử thách làm ta buông
xuôi trước cuộc đời. Có chông gai làm ta sợ hãi và âu lo. Càng sợ hãi ta càng muốn
sống an nhàn, càng bị thử thách ta càng muốn buông mình trong lối sống hưởng thụ.
Mà hưởng thụ và sống an nhàn là “kẻ thù” của tính kiên nhẫn. Mất kiên nhẫn sẽ làm
buông rơi những ngọt ngào, êm dịu ở tương lai. Hiểu cho được giá trị tận cùng của
tính kiên nhẫn ta sẽ gạt bỏ đi tính lười biếng mà mà trau dồi cũng như mang nó vào
bản thân để làm hành trang trong cuộc sống mà hướng đến tương lai



×