Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2007 và đề xuất hướng sử dụng giai đoạn 2008 – 2013 trên địa bàn huyện Đan Phượng – Tỉnh Hà Tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (371.9 KB, 67 trang )

PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề.
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không
gì thay thế được của các ngành sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, là địa bàn
phân bổ dân cư, xây dựng cơ sở hạ tầng văn hóa, an ninh, quốc phòng…
Đất nông nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của con
người, là môi trường sản xuất ra lương thực thực phẩm cung cấp cho nhu cầu
của con người.
Hiện nay, tất cả các nước trên thế giới dù ở trình độ phát triển khác nhau
nhưng đều hướng tới một mục tiêu chung, đó là: “xây dựng một nền nông
nghiệp theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền, mà nhiệm vụ quan
trọng là bảo vệ được tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên nước, tài
nguyên di truyền… Chiến lược sử dụng đất hợp lý, tất yếu phải là yếu tố cấu
thành của chiến lược nông nghiệp sinh thái và phát triển lâu bền của các nước
trên thế giới cũng như của nước ta hiện nay.
Tỉnh Hà Tây đã chỉ đạo, triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
trên phạm vi toàn tỉnh, trong đó Đan Phượng là một trong những huyện đã
thực hiện.
Đan Phượng là một huyện của tỉnh Hà Tây, nằm trong vùng đồng bằng
Châu thổ sông Hồng, có tổng diện tích đất tự nhiên là 76,57 km 2, với số dân là
139,462 người, mật độ dân số bình quân là 1,821 người /km 2, là một trong
những địa bàn đất chật người đông của tỉnh Hà Tây. Đan Phượng có hai con
sông chảy qua là sông Hồng và sông Đáy, có Quốc lộ 32 chạy qua trung tâm
huyện. Từ những đặc điểm về quy mô đất đai, dân cư, vị trí địa lý, kinh tế của
huyện đang đặt ra những yêu cầu bức thiết đối với việc quản lý đất đai, sử
dụng hợp lý và hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai trên địa bàn huyện, đặc biệt
là đất nông nghiệp, điều đó không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao mà còn

1



đảm bảo sử dụng đất bền vững (phát triển nông nghiệp sinh thái, thâm canh
để có sản phẩm sạch, năng suất cao, giá thành thấp… không ảnh hưởng tới
môi trường đất, môi trường tự nhiên) phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2008 – 2013 của huyện Đan Phượng.
Xuất phát từ những yêu cầu bức thiết trên, tôi đã tiến hành xây dựng đề
tài: “Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2007 và đề xuất
hướng sử dụng giai đoạn 2008 – 2013 trên địa bàn huyện Đan Phượng –
Tỉnh Hà Tây”.
2. Mục đích – yêu cầu của đề tài.
2.1. Mục đích.
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Đan Phượng năm
2007, từ đó đối chiếu với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện nhằm
tìm ra những thuận lợi, khó khăn trong sử dụng đất nông nghiệp. Trên cơ sở
đó xây dựng định hướng sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2013, nhằm sử
dụng đất hợp lý và hiệu quả cao, bảo vệ môi trường đất , môi trường tự nhiên.
- Đánh giá hiện trạng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp, khả năng
khai thác tài nguyên đất. Từ đó đề xuất các loại hình sử dụng đất mang lại
hiệu quả cao và bền vững trong tương lai.
2.2. Yêu cầu
- Phải đảm bảo tính trung thực, khách quan trong quá trình điều tra số liệu,
tài liệu đánh giá về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế xã hội và đánh giá chính xác hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện.
- Xác định được các loại hình sử dụng đất chính.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất chính.
- Làm cơ sở khoa học cho việc định hướng sử dụng đất nông nghiệp của
huyện giai đoạn 2008 - 2013.
- Những đề xuất phương hướng sử dụng đất nông nghiệp của huyện phải
có tinh khả thi, phù hợp với địa phương.

2



PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Đất nông nghiệp và các vấn đề sử dụng đất nông nghiệp.
2.1.1 Sơ lược về tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và ở Việt
Nam.
Nông nghiệp là một ngành sản xuất chính chiếm tỷ trọng không nhỏ
trong cơ cấu kinh tế của nhiều nước trên thế giới. Tại các nước đang phát
triển, nông nghiệp không những đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm
trong nước mà còn tạo ra sản phẩm xuất khẩu thu ngoại tệ cho Quốc gia.
Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, hiện tại dân số thế giới trên 6 tỷ
người thì lượng lương thực có thể đáp ứng được, tuy nhiên có sự không đồng
đều giữa các vùng. Nông nghiệp sẽ phải gánh chịu sức ép của nhu cầu lương
thực, thực phẩm ngày càng tăng của con người.
Dẫn theo Nguyễn Đình Bồng [5], hiện nay trên thế giới có khoảng 3.3 tỷ
ha đất nông nghiệp, trong đó đã khai thác được 1,5 tỷ ha, còn lại đa phần là
đất xấu, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Quy mô đất nông nghiệp
được phân bố như sau: Châu Mỹ chiếm 35%, Châu Á chiếm 26%, Châu phi
chiếm 20%, Châu Âu chiếm 13%, Châu Đại Dương chiếm 6%. Bình quân đất
nông nghiệp trên đầu người toàn thế giới là 12000m 2, Mỹ 2000m2, Bungari
7000m2, Nhật 650m2.
Việt Nam là nước có diện tích không lớn đứng thứ 4 ở Đông Nam Á,
nhưng dân số đứng thứ 2, dẫn tới bình quân diện tích đất trên đầu người đứng
thứ 9 trong khu vực.
2.1.2. Vấn đề suy thoái đất nông nghiệp.
Hiện tượng suy thoái đất có liên quan chặt chẽ đến chất lượng đất và
môi trường. Để đáp ứng được lương thực thực phẩm cho con người trong hiện

3



tại và tương lai, con đường duy nhất là thâm canh tăng năng suất cây trồng
trong điều kiện hầu hết đất canh tác trong khu vực đều bị nghèo về độ phì, đòi
hỏi phải bổ sung cho đất một lượng dinh dưỡng cần thiết qua con đường sử
dụng phân bón. Báo cáo của Viện tài nguyên thế giới (dẫn theo
ESCAP/FAO/UNIDO) [38], cho thấy gần 20% diện tích đất đai Châu Á bị
suy thoái do những hoạt động của con người. Hoạt động sản xuất nông nghiệp
là một nguyên nhân không nhỏ làm suy thoái đất nông nghiệp thông qua quá
trình thâm canh tăng vụ.
Dự án điều tra, đánh giá tốc độ thoái hóa đất ở một số nước vùng nhiệt
đới Châu Á cho phát triển nông nghiệp bền vững trong chương trình môi
trường của trung tâm Đông Tây và khối các trường Đại học Đông Nam Châu
Á [38] đã tập trung nghiên cứu những thay đổi dinh dưỡng trong hệ sinh thái
nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng các yếu tố dinh dưỡng N, P,
K của hầu hết các hệ sinh thái đều bị giảm. Nghiên cứu cũng chỉ ra nguyên
nhân của sự thất thoát dinh dưỡng trong đất là do thâm canh thiếu phân bón
và đưa các sản phẩm của cây trồng và vật nuôi ra khỏi hệ thống.
Đối với Việt Nam, các kết quả nghiên cứu đều cho thấy đất đai ở vùng
trung du miền núi đều nghèo các chất dinh dưỡng P, K, Ca và Mg. Đất phù sa
sông Hồng có hàm lượng dinh dưỡng khá, song quá trình thâm canh với hệ số
sử dụng đất cao 2 đến 3 vụ trong năm, nên lượng dinh dưỡng mà cây lấy đi
lớn hơn nhiều so với lượng dinh dưỡng bón vào đất. Để đảm bảo đủ dinh
dưỡng, đất không thì suy thoái thì N, P là hai yếu tố cần phải được thường
xuyên bổ sung (ESCAP/FAO/UNIDO) [38]. Trong quá trình sử dụng đất, do
chưa tìm được các loại hình thức sử dụng đất hợp lý hoặc chưa có công thức
luân canh hợp lý cũng gây ra hiện tượng thoái hóa đất như vùng đất dốc mà
trồng cây lương thực, đất có dinh dưỡng kém lại không luân canh với cây họ
đậu. Bên cạnh đó sự suy thoái đất còn liên quan tới điều kiện kinh tế xã hội

4



của vùng. Trong điều kiện nền kinh tế kém phát triển, người dân đã tập trung
chủ yếu vào trồng cây lương thực như vậy gây ra hiện tượng xói mòn, suy
thoái đất. Điều kiện kinh tế và sự hiểu biết của con người còn thấp dẫn tới
việc sử dụng phân bón hạn chế và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá nhiều
ảnh hưởng tới môi trường. Tadon H.L.S. [44] chỉ ra rằng “sự suy kiệt đất và
các chất dự trữ trong đất cũng là biểu hiện thoái hóa về môi trường,do vậy
việc cải tạo độ phì của đất là đóng góp cho cải thiện cơ sở tài nguyên thiên
nhiên và còn hơn nữa cho chính môi trường”.
2.1.3. Sử dụng đất nông nghiệp theo quan điểm sinh thái và phát triển bền
vững.
- Nông nghiệp bền vững là kiến tạo một hệ thống bền vững về mặt sinh
thái, có tiềm lực về kinh tế, có khả năng thỏa mãn những nhu cầu của con
người mà không bóc lột đất đai, không làm ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi
trường và tạo dựng một môi trường trong lành.
- Nông nghiệp bền vững tạo ra một hệ sinh thái nông nghiệp sản xuất
lương thực thực phẩm cho con người, thức ăn cho chăn nuôi nhiều hơn là ở
các hệ thống tự nhiên. Nông nghiệp bền vững là một hệ thống trong đó con
người tồn tại, con người sử dụng những nguồn năng lượng không độc hại, tiết
kiệm và tái sinh năng lượng, con người sử dụng nguồn tài nguyên phong phú
của thiên nhiên mà không phá hoại nguồn tài nguyên đó. Ngoài ra nông
nghiệp bền cũng không chỉ bảo vệ những hệ sinh thái đã có mà còn tìm cách
khôi phục những hệ sinh thái đã bị suy thoái.
Từ những nhận thức về phát triển nông nghiệp bền vững, chúng ta đi
đến thảo luận các vấn đề cơ bản cho sự phát triển nông nghiệp bền vững. Hiện
nay có nhiều quan điểm khác nhau về nông nghiệp bền vững. Tổ chức Lương
thực và Nông nghiệp của liên hợp quốc (FAO) năm 1992 đã đưa ra khái niệm
về phát triển nông nghiệp bền vững như sau: “Phát triển nông nghiệp bền vững

5



là sự quản lý và bảo tồn thay đổi về tổ chức và kỹ thuật nhằm đảm bảo thỏa
mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người cả cho hiện tại và mai sau. Sự phát
triển như vậy của nền nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp và thủy sản) sẽ
đảm bảo không tổn hại đến môi trường, không giảm cấp tài nguyên, sẽ phù hợp
về kỹ thuật và công nghệ, có hiệu quả kinh tế và được xã hội chập nhận”.
Theo ủy ban kỹ thuật của FAO nền nông nghiệp bền vững bao gồm:
Quản lý có hiệu quả các nguồn lực để thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của
con người mà vẫn duy trì hay làm tăng thêm chất lượng của môi trường và
bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.
Các nguyên tắc sử dụng đất bền vững
Năm 1991 ở Nairobe đã tổ chức một hội thảo về “khung đánh giá việc
quản trị đất đai bền vững” (Franme – Work for Evaluating suitainable lan
management – FESLM), từ việc nghiên cứu tổng hợp các yếu tố để cấu thành
nên mọt loại hình sử dụng đất bền vững, cuối cùng hội thảo cũng đã nêu ra 5
nguyên tắc cho việc quản lý đất bền vững, sử dụng đất phải thỏa mãn 5 yêu
cầu sau:
1) Duy trì nâng cao sản lượng (khả năng sản xuất Productivity).
2) Giảm tối thiểu mức rủi ro trong sản xuất (an toàn Security).
3) Bảo vệ tiềm năng tài nguyên đất và ngăn chặn sự thoái hóa đất đai
(bảo vệ protection).
4) Có thể tồn tại về mặt kinh tế (khả năng thực hiện – Viability).
5) Có thể chấp nhận được về mặt xã hội (khả năng chấp nhận –
Acceptability).
Năm nguyên tắc nêu trên được coi là những trụ cột của sử dụng đất đai
bền vững và là những mục tiêu cần phải đạt được. Mục tiêu của nông nghiệp
bền vững là xây dựng một hệ thống ổn định về mặt sinh thái, có tiềm lực kinh
tế, có khả năng thỏa mãn những nhu cầu của con người mà không bóc lột đất,


6


không gây ô nhiễm môi trường. Đạo đức của nông nghiêp bền vững bao gồm
3 phạm trù: Chăm sóc trái đất, chăm sóc con người và dành thời gian, tài lực,
vật lực vào các mục tiêu đó. Nông nghiệp bền vững là một hệ thống nông
nghiệp thường trực tự xây dựng bền vững, thích hợp cho mọi tình trạng ở đô
thị và nông thôn với mục tiêu đạt được sản lượng cao, giá thành hạ, kết hợp
tối ưu giữa sản xuất cây trồng, cây rừng, vật nuôi, các cấu trúc và hoạt động
của con người.
Gần đây xuất hiện khuynh hướng “Nông học hữu cơ”, chủ trương dùng
máy cơ khí nhỏ và sức kéo gia súc, sử dụng rộng rãi phân hữu cơ, phân xanh,
phát triển cây họ đậu trong hệ thống luân canh cây trồng, hạn chế sử dụng các
loại hóa chất để phòng trừ sâu bệnh.
Anbert K. và Voisin A. đã hình thành trường phái nông nghiệp sinh học,
bác bỏ việc sản xuất và sử dụng nhiều loại phân hóa học vì như thế sẽ ảnh
hưởng đến chất lượng nông sản và sức khỏe người tiêu dùng [1].
Theo Đỗ Ánh [1] Phần Lan đã đưa ra thị trường những sản phẩm nông
nghiệp được sản xuất theo con đường “Green way”, hoàn toàn không dùng
phân hóa học.
Ở Việt Nam đã hình thành nền văn minh lúa nước từ hàng ngàn năm
nay, có thể coi là một mô hình nông nghiệp bền vững ở vùng đồng bằng, thích
hợp trong điều kiên thiên nhiên nước ta. Gần đây mô hình VAC, mô hình
nông – lâm kết hợp trên đất đồi thực chất là những kinh nghiệm truyền thống
được đúc rút ra trong quá trình đấu tranh lâu dài, bền vững với thiên nhiên
khắc nghiệt của con người để tồn tại và phát triển.
Thực chất của nông nghiệp bền vững là phải thực hiện được khâu cơ
bản là giữ độ phì nhiêu của đất được lâu bền. Độ phì nhiêu của đất là tổng hòa
của nhiều yếu tố vật lý, hóa học, sinh học để tạo ra môi trường sống thuận lợi
nhất cho cây trồng tồn tại và phát triển.


7


2.2. Nghiên cứu đánh giá sử dụng đất nông nghiệp bền vững ở Việt Nam.
Từ những năm 1970, Bùi Quang Toản cùng một số cán bộ khoa học của
Viện thổ nhưỡng nông hóa như: Vũ Cao Thái, Đinh Văn Tĩnh, Nguyễn Văn
Thân…[31] đã thực hiện công tác nghiên cứu đánh giá đất và phân hạng đất ở
23 huyện, 286 HTX và 9 vùng chuyên canh. Các kết quả bước đầu đã phục vụ
thiết yếu cho công tác tổ chức lại sản xuất. Từ các kết quả nghiên cứu đó, Bùi
Quang Toản [31] đã đề xuất quy trình phân hạng đất đai áp dụng cho các
HTX và các vùng chuyên canh gồm 4 bước, các yếu tố chất lượng đất được
chia ra thành yếu tố thuận và yếu tố nghịch, đất đai được chia thành 4 hạng:
rất tốt, tốt, trung bình và kém.
Năm 1983, Tổng cục Quản lý ruộng đất đã ban hành: “Dự thảo phương
pháp phân hạng đất lúa nước cấp huyện”. Theo phương pháp này, đất được
chia thành 8 hạng, chủ yếu dựa vào năng suất cây trồng, ngoài ra còn sử dụng
các chỉ tiêu khác như: Độ dày tầng canh tác, địa hình, thành phần cơ giới, độ
nhiễm mặn, nhiễm phèn.
Vũ Cao Thái và một số tác giả (1989) [31] đã nghiên cứu, xác dịnh mức
độ thích hợp của đất Tây Nguyên với cây cao su, cà phê, chè, dâu tằm, trên cơ
sở vận dụng phương pháp phân hạng đất thích hợp của FAO để đánh giá định
tính và khái quát tiềm năng của đất. Với kết quả nghiên cứu trên đề tài đã đưa
ra những tiêu chuẩn đánh giá, phân hạng đất cho tất cả các loại cây trồng. Tuy
nhiên, các chỉ tiêu nghiên cứu thiên về các yếu tố thổ nhưỡng mà chưa đề cập
đến các yếu tố sinh thái, xã hội.
Phương pháp đánh giá đất của FAO đã được nhiều nhà khoa học đất
Việt Nam bước đầu vận dụng thử nghiệm và đã có những kết quả đóng góp để
hoàn thiện từng bước. Từ những năm 1990 đến nay, Viện quy hoạch và thiết
kế nông nghiệp đã thực hiện nhiều công trình nghiên cứu đánh giá đất trên

phạm vi toàn quốc với 9 vùng sinh thái và ở nhiều vùng chuyên canh theo các
dự án đầu tư.

8


Nhiều công trình nghiên cứu về đánh giá đất đai của các tác giả như:
- Nguyễn Khang, Phạm Dương Ưng: Kết quả bước đầu đánh giá tài
nguyên đất đai Việt Nam (1994)
- Nguyễn Công Pho: Đánh giá đất vùng đồng bằng sông Hồng (1995).
- Nguyễn Khang, Nguyễn Văn Tân: Đánh giá đất vùng dự án đa mục
tiêu IA SOUP (1995).
- Phạm Quang Khánh: Kết quả nghiên cứu hệ thống sử dụng đất trong
nông nghiệp (1994).
Ngoài ra còn phải kể đến kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học khác
như: Bùi Quang Toản (1985), Vũ Cao Thái (1989), Võ Văn Anh (1990), Trần
An Phong (1991, 1993, 1994, 1995), Nguyễn Văn Nhân (1991 – 1994),
Nguyễn Xuân Nhiệm (1992) và nhiều tác giả khác.
Trong nghiên cứu hệ thống sử dụng đất và các yếu tố sinh thái nông
nghiệp phục vụ quy hoạch sử đất trên quan điểm sinh thái và phát triển bền
vững đã có nhiều công trình nghiên cứu trên các vùng sinh thái của cả nước.
Những công trình nghiên cứu về sử dụng đất chung trên phạm vi cả nước trên
quan điểm này gồm: “Khả năng phát triển nông nghiệp nước ta trong giai
đoạn tới” (Tôn Thất Chiểu 1992), “Hệ sinh thái nông nghiệp” (Đào Thế Tuấn
1984), “Chiến lược sử dụng, bảo vệ, bồi dưỡng đất đai và môi trường”
(Nguyễn Vy 1992), “Ứng dụng nội dung phương pháp đánh giá đất đai và
phân tích hệ thống canh tác của FAO vào điều kiện thực tế của Việt Nam” (Lê
Duy Thước 1992).
Tháng 1 năm 1995, Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp đã tổ chức
Hội thảo quốc gia về đánh giá đất đai và quy hoạch sử dụng đất trên quan

điểm sinh thái và phát triển bền vững với sự tham gia của nhiều nhà khoa học.
Hội nghị đã tổng kết đánh giá việc ứng dụng quy trình đánh giá đất của FAO
vào thực tiễn ở Việt Nam, nêu những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để sử

9


dụng kết quả cần đánh giá đất vào công tác quy hoạch sử dụng đất nông
nghiệp có hiệu quả. Thông qua việc đánh giá khả năng thích hợp của đất đai
để thấy tiềm năng đa dạng hóa của nông nghiệp, khả năng tăng vụ, lựa chọn
hệ thống sử dụng đất, loại hình sử dụng đất phù hợp để tiến tới sử dụng đất
hợp lý và có hiệu quả cao hơn.
Tiến trình đánh giá đất của FAO đề xướng gồm 9 bước được vận dụng
trong đánh giá đất đai từ địa phương đến các vùng, miền của toàn quốc.
Những công trình nghiên cứu sâu ở một số vùng sinh thái lớn có sự đóng góp
của rất nhiều nhà nghiên cứu:
-

Vùng đồi núi Tây Bắc và Trung du phía Bắc co Lê Duy Thước

(1992), Lê Văn Khoa (1993), Lê Thái Đạt.
-

Vùng đồng bằng sông Hồng với những công trình nghiên cứu có kết

quả đã công bố của các tác giả Nguyễn Công Pho, Lê Hồng Sơn (1995), Cao
Liêm, Vũ Thị Bình, Nguyễn Đình Hà (1992, 1993), Phạm Văn Lăng (1992),
Đỗ Nguyên Hải (1999). Trong chương trình nghiên cứu vận dụng phương
pháp đánh giá đất của FAO thực hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/250.000 cho phép
đánh giá ở mức độ tổng hợp cho quy hoạch tổng thể vùng đồng bằng sông

Hồng.
-

Vùng Tây Nguyên có các công trình nghiên cứu của Nguyễn Khang,

Phạm Dương Ưng, Nguyễn Văn Tân, Đỗ Đình Đài, Nguyễn Văn Tuyên
(1995).
-

Vùng Đông Nam Bộ có các công trình của Trần An Phong, Phạm

Quang Khánh, Vũ Cao Thái, Trương Công Tín (1990) nghiên cứu về môi
trường tự nhiên, kinh tế xã hội, đặc điểm các đơn vị đất đai, hiện trạng sản
xuất, loại hình sử dụng đất, phân tích tài chính, đánh giá hiệu quả kinh tế và
tác động môi trường, đánh giá đất thích hợp và lựa chọn các loại hình sử dụng
đất bền vững trong nông nghiệp của vùng. Trên bản đồ đơn vị đất đai và hiện

10


trạng sử dụng đất tỷ lệ 1/250.000 đã thể hiện 54 đơn vị đất đai với 602
khoanh, có 7 loại hình sử dụng đất chính , 49 loại hình sử dụng đất chi tiết với
94 hệ thống sử dụng đất trong nông nghiệp, trong đó có 50 hệ thống sử dụng
đất được chọn.
-

Vùng đồng bằng sông Cửu Long có các công trình nghiên cứu của

Trần An Phong, Nguyễn Văn Nhân (1991, 1995). Kết quả nghiên cứu đã
khẳng định: Trong việc sử dụng đất ở đồng bằng sông Cửu Long, tài nguyên

đất và nước là hai yếu tố chủ yếu khống chế khả năng sử dụng đất. Kết quả có
123 đơn vị đất đai được phân chia trên toan vùng bao gồm 63 đơn vị đất đai ở
vùng đất phèn, 20 đơn vị đất đai ở vùng đất mặn, 22 đơn vị đất đai ở vùng đất
phù sa không có hạn chế và 18 đơn vị đất đai ở vùng đất khác. Dựa vào các
dự án hiện có, toàn vùng được chia thành 8 tiểu vùng phát triển. Tại mỗi tiểu
vùng, vấn đề tài nguyên nước và những khả năng về cải thiện điều kiện thủy
văn cũng được chỉ ra làm cơ sở cho các phương án sử dụng đất được đề nghị.
Các nghiên cứu tập trung đánh giá tiềm năng đất đai, phân tích hệ thống
cây trồng hiện tại, xác định khả năng thích nghi đất đai cho các loại hình sử
dụng đất, đề xuất phương án quy hoạch sử dụng đất đai phù hợp với đặc điểm
đất đai, các yếu tố kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường trên quan điểm đáp
ứng yêu cầu sử dụng đất lâu bền.
Công trình đánh giá đất toàn quốc của Viện quy hoạch và thiết kế nông
nghiệp (1993 – 1994) được tiến hành trên 9 vùng sinh thái thích hợp từ
1/250.000 đến 1/500.000.
Năm 1995 Tổng cục địa chính đã xây dựng “Dự án đánh giá đất cấp
huyện”, chọn một số huyện đại diện cho các vùng kinh tế tự nhiên (miền núi
và trung du phía Bắc, đồng bằng sông Hồng, khu IV cũ, ven biển miền trung
và đồng bằng sông Cửu Long.
Những nghiên cứu đánh giá đất ở tầm vĩ mô của nhiều tác giả đã có

11


những đóng góp lớn trong việc hoàn thiện dần quy trình đánh giá đất ở Việt
Nam làm cơ sở cho những định hướng chiến lược về quy hoạch sử dụng đất
toàn quốc và các vùng sinh thái lớn.
2.3. Tổng quan về hệ thống nông nghiệp và hệ thống canh tác.
Theo Phạm Chí Thành [35] hệ thống là một tổng thể có trật tự của các
yếu tố khác nhau có quan hệ và tác động qua lại. Một hệ thống có thể xác

định như một tập hợp các đối tượng hoặc các thuộc tính được liên kết bằng
nhiều mối tương tác.
Quan điểm hệ thống không phải đơn thuần là phép cộng mà là xem xét
các phần tử trong hệ thống, mối tương tác của từng thành phần, các cấu trúc
thứ bậc trong hệ thống, tính toàn cục và tính trồi của nó.
Để hệ thống phát triển bền vững cần nghiên cứu bản chất và đặc điểm
của các mối tương tác giữa các yếu tố trong hệ thống đó, điều tiết các mối
tương tác chính là điều khiển hệ thống một cách có quy luật.
Hệ thống nông nghiệp
Dẫn theo Shaner [37] hệ thống nông nghiệp là một phức hợp của đất đai,
nguồn nước, cây trồng, vật nuôi, lao động và các nguồn lợi và đặc trưng khác
trong một ngoại cảnh mà nông hộ quản lý tùy theo sở thích, khả năng và kỹ
thuật có thể.
Nhìn chung hệ thống nông nghiệp là một hệ thống hữu hạn trong đó con
người đóng vai trò trung tâm, con ngươi quản lý và điều khiển các hệ thống
theo những quy định nhất định, nhằm mang lại hiệu quả cao cho hệ thống
nông nghiệp.
Hệ thống nông nghiệp có 3 đặc điểm đáng quan tâm:
-

Tiếp cận “dưới lên” và xem xét hệ thống mắc ở điểm nào tìm cách

can thiệp để giải quyết cản trở.
-

Coi trọng mối quan hệ xã hội như những nhân tố của hệ thống.

12



-

Coi trọng sự phân tích động thái của sự phát triển.

Hệ thống canh tác
Theo Sectisan 1987 [27] hệ thống canh tác (HTCT) là sản phẩm của 4
nhóm biến số: Môi trường vật lý, kỹ thuật sản xuất, chi phối của nguồn tài
nguyên và điều kiện kinh tế xã hội. Trong HTCT vai trò của con người đặt vị
trí trung tâm của hệ thống và quan trọng hơn bất kỳ nguồn tài nguyên nào kể
cả đất canh tác. Theo Zandstra H.G. [46] muốn phát triển một vùng nông
nghiệp, kỹ năng của nông dân có tác dụng hơn độ phì của đất. Hệ thống canh
tác được quản lý bởi hộ gia đình trong môi trường tự nhiên, sinh học và kinh
tế xã hội phù hợp với mục tiêu, sự mong muốn và nguồn lực của nông hộ.
Trong nghiên cứu và xây dựng hệ thống canh tác ở miền Bắc Việt Nam,
Phạm Chí Thành [27] chủ trương xây dựng chế độ canh tác ở miền Bắc theo
hệ thống phân vị các biến thái và hệ thống phân vị ra các vi sinh thái của
Vlenza (1982) thay thế cho cách làm xây dựng chế độ canh tác ra làm từng
thửa ruộng cụ thể cho từng hợp tác xã. Các biện pháp kỹ thuật có thể thay đổi
theo thị trường, điều kiện kinh tế kỹ thuật , phong tục và các kỹ năng lao động
của nông dân, được coi là phần mềm của hệ thống.
Nông nghiệp hàng hóa
Theo Đevadra (dẫn theo [22] ) nông nghiệp hàng hóa là nền nông
nghiệp hướng theo thị trường. Thị trường cần về số lượng và chất lượng như
thế nào thì sản xuất phải đáp ứng như vậy. Nông nghiệp hàng hóa phải đảm
bảo sử dụng tài nguyên có hiệu quả, đầu tư theo chiều sâu.
Theo Phạm Chí Thành [29] thì nông nghiệp hàng hòa là sản phẩm của
lịch sử từ nông nghiệp truyền thống với các đặc điểm là đầu tư thấp, đa dạng
để giảm rủi ro, hiệu quả thấp và áp dụng kỹ thuật không thường xuyên, sang
nền nông nghiệp trung gian, với đặc điểm phát triển nông nghiệp theo xu
hướng hệ thống, sau đó mới hình thành nông nghiệp hàng hóa. Giai đoạn


13


trung gian là giai đoạn tập duyệt với kỹ thuật mới là giai đoạn tạo nguồn tích
lũy vốn cho tái sản xuất.
2.3.1. Sơ lược lịch sử phát triển hệ thống cây trồng.
Lịch sử phát triển hệ thống cây trồng gắn liền với quá trình phát triển
nông nghiệp, đặc biệt là sự chuyển đổi hệ thống cây trồng thường gắn liền với
sự ra đời của các công cụ sản xuất mới, các kỹ thuật canh tác tiên tiến, các
giống cây trồng mới, cũng như các công tác chinh phục thiên nhiên, trị thủy
các dòng sông. Hệ thống cây trồng luôn tiến triển và ngày càng hoàn thiện
hơn.
Việt Nam là đất nước có lịch sử phát triển lâu đời, điều kiện tự nhiên
thuận lợi, do vậy nông nghiệp nước ta đã hình thành và phát triển với nhiều
loại cây trồng đa dạng từ các loại cây trồng nhiệt đới đến á nhiệt đới. Nằm sát
bờ biển Đông, Việt Nam được coi là trung tâm xuất hiện sớm nhất nền nông
nghiệp nhiệt đới mà đặc trưng là canh tác lúa nước.
Theo Nguyễn Duy Tính [36], hệ thống cây trồng thời Văn Lang đã khá
phong phú, cây lúa trồng O.Sativa là cây quan trọng nhất. Ruộng lúa nước là
cơ sở văn minh của nông nghiệp sông Hồng. Nghề trồng lúa nước đã chuyển
biến theo hướng chung là giống lúa, cơ cấu mùa cụ, tăng vụ, thâm canh…
Lịch sử phát triển của hệ thống cây trồng đã trải qua quá trình lâu dài,
chuyển biến phát triển từ thấp đến cao và gắn liền với sự tiện bộ của khoa học
kỹ thuật. Lịch sử đã chứng kiến những bước ngoặt đó là cuộc cánh mạng cơ
cấu cây trồng ở Châu Âu, cuộc cách mạng xanh về giống ở Châu Á. Cùng với
sự tiến bộ của xã hội loài người, hệ thống cây trồng ngày cành hoàn thiện.
2.3.2. Một số đặc trưng của hệ thống cây trồng.
Hệ thống cây trồng mang tính khách quan và được hình thành do trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội. Các Mác

cho rằng: “Trong sự phân công lao động xã hội thì con số tỷ lệ là yếu tố

14


không sao tránh khỏi, một sự thầm kín yên lặng”. Điều đó có nghĩa là không
nên và không thể áp đặt một cách chủ quan một hệ thống cây trồng không phù
hợp với thực tế khách quan mà phải nghiên cứu đầy đủ các điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội cụ thể, đánh giá cho xu hướng chuyển dịch cơ cấu để
tác động thúc đấy cơ cấu mới chuyển dịch nhanh hơn có hiệu quả hơn.
Hệ thống cây trồng phải đảm bảo các mối quan hệ cân đối và đồng bộ
giữa các bộ phận trong một tổng thể mà tổng thể đó là một hệ thống lớn bao
gồm các hệ thống con và mỗi hệ thống còn lại bao gồm nhiều hệ thống nhỏ
hơn gắn bó với nhau một cách chặt chẽ trong mối quan hệ cân đối và đồng bộ.
Nếu thiên lệch về một hệ thống con nào cũng dẫn tới sự phá vỡ tính cân đối
đồng bộ của toàn hệ thống.
Hệ thống cây trồng bao giờ cũng là một sản phẩm của một giai đoạn lịch
sử nhất định do vậy nó mang tính lịch sử cụ thể. Không thể đem nội dung hệ
thống cây trồng của một thời kỳ phát triển áp đặt vào một đất nước, một vùng
hoặc một thời kỳ mà ở đó trình độ lực lượng sản xuất còn lạc hậu, phân công
lao động xã hội đơn giản hoặc ngược lại. Nguyên tắc trên, hoàn toàn không
cản trở việc thử nghiệm, áp dụng từng bước các mô hình tiên tiến đan xen phù
hợp với những điều kiện cụ thể.
Hệ thống cây trồng không ngừng vận động, biến đổi và phát triển theo
xu hướng ngày càng hoàn thiện hơn mở rộng hơn và có hiệu quả hơn. Quá
trình vận động, biến đổi chính là quá trình điều chỉnh, chuyển dịch cơ cấu cây
trồng và quá trình chuyển dịch đó luôn luôn gắn bó chặt chẽ với quá trình
phát triển của lực lượng sản xuất và sự phân công lao động xã hội càng phát
triển cao hơn, tỉ mỉ hơn, theo quy luật quan hệ sản xuất luôn phù hợp với tính
chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Và như vậy, hệ thống cây

trồng dần được hoàn thiện hơn, hiệu quả cao hơn. Mặt khác hệ thống cây
trồng không thể luôn luôn thay đổi theo ý muốn chủ quan của con người, mà

15


phải tương đối ổn định phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
và quan hệ sản xuất. Sự ổn định tương đối phản ánh tính khách quan khoa học
trong quá trình hình thành hệ thống cây trồng và đảm bảo tính hiệu quả cao
trong kinh doanh và trong đời sống xã hội của đất nước.
Chuyển đổi hệ thống cây trồng là một quá trình, không có sẵn một cơ
cấu kinh tế hoàn thiện và cũng không có một cơ cấu cây trồng chứa đựng
trong nó tất cả những sai lầm, lạc hậu.
Hệ thống cây trồng mới được bắt nguồn, chuyển dịch từ hệ thống trước
nó, từ sự tích lũy về lượng đủ mức dẫn tới sự biến đổi về chất. Sự chuyển dịch
đòi hỏi phải có thời gian, là một trình tất yếu khách quan như bản thân nội
dung của hệ thống cây trồng. Quá trình chuyển đổi hệ thống cây trồng đòi hỏi
sự tác động bằng hệ thống chính sách và biện pháp đồng bộ tác động hợp quy
luật, thúc đẩy quá trình hình thành.
2.3.3. Chuyển đổi hệ thống cây trồng.
Việc xác định hệ thống cây trồng cho một vùng, một khu vực đảm bảo
hiệu quả kinh tế, ngoài việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa hệ thống cây trồng
với các điều kiện khí hậu, thời tiết, đất đai, quần thể sinh vật, tập quán canh tác
còn có mối quan hệ chặt chẽ với phương hướng sản xuất ở vùng, khu vực đó.
Phương hướng sản xuất quyết định cơ cấu cây trồng, ngược lại cơ cấu cây
trồng là cơ sở để xác định phương hướng sản xuất. Nghiên cứu chuyển đổi hệ
thống cây trồng có cơ sở khoa học sẽ có ý nghĩa hết sức quan trọng giúp cho
các nhà quản lý xác định phương hướng sản xuất một cách đúng đắn.
Chuyển đổi hệ thống cây trồng cần phải theo hướng tăng nhanh các sản
phẩm có tính hàng hóa, song song với việc nâng cao chất lượng nông sản.

Trước hết phải đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu cầu ngày càng tăng của thị
trường trong nước, đồng thời quan tâm tới khả năng cạnh tranh trên thị trường
quốc tế. Đầu tư phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm các loại nông sản,

16


nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp chế biến.
Định hướng chuyển đổi hệ thống cây trồng trên cơ sở phát triển nông
nghiệp sinh thái, đa dạng hóa sản phẩm. Lựa chọn và đầu tư tập trung phát
triển nhanh các sản phẩm mũi nhọn, các vùng sản xuất hàng hóa lớn, hiệu quả
kinh tế cao, đóng vai trò đòn bẩy thúc đẩy các vùng khác, các loại sản phẩm
khác. Khai thác hợp lý, hiệu quả và bền vững tiềm năng đất đai, gắn sản xuất
nông nghiệp với lâm nghiệp, thủy sản và các ngành khác. Khai thác tiềm năng
và lợi thế của từng vùng, bảo vệ môi trường, gìn giữ cân bằng sinh thái và đa
dạng sinh học.
Quan điểm chuyển đổi hệ thống cây trồng
- Chuyển đổi hệ thống cây trồng trên quan điểm sản xuất hàng hóa và
đạt hiệu quả cao.
- Sản xuất luôn luôn phải gắn liền với thị trường, do đó trong cơ chế của
kinh tế thị trường, yếu tố sản xuất hàng hóa đòi hỏi phải có một hệ thống cây
trồng phù hợp. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của từng vùng sẽ quyết định
việc chuyển đổi hệ thống cây trồng. Quá trình sản xuất nông nghiệp phải nông
nghiệp phải gắn liền với chuyên môn hóa và tập trung vào một vài sản phẩm
chủ yếu. Những sản phẩm đó chứa đựng một dạng tri thức khoa học kỹ thuật
và tổ chức quản lý, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng khả
năng cạnh tranh và tiêu thụ được sản phẩm (dẫn theo Nguyễn Duy Tính) [36].
- Chuyển đổi hệ thống cây trồng theo hướng đa dạng hóa sản phẩm
trong điều kiện kinh tế hộ nông dân ở vùng ít dân. Trong nền kinh tế thị
trường, hộ gia đình trở thành một đơn vị kinh tế tự chủ độc lập, người dân tự

chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh. Những điều đó đã kích
thích các hộ gia đình khai thác hết mọi tiềm năng về đất đai, vốn và con người
của mình để tạo ra được hiệu quả cao, nâng cao được tỷ suất hàng hóa thông
qua việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật và đa dạng hóa cây trồng. Hộ nông dân là

17


đơn vị kinh tế tự chủ do đó vấn đề áp đặt một hệ thống cây trồng là không
hợp lý, mà chỉ khuyến khích vận động để họ chủ động nắm bắt và nhanh
chóng áp dụng những mô hình canh tác tiến bộ. Các chủ hộ nông dân căn cứ
vào khả năng của gia đình để quyết định lựa chọn hệ thống cây trồng thích
hợp (theo Nguyễn Duy Tính) [36].
- Chuyển đổi hệ thống cây trồng đi đôi với việc bảo vệ môi trường sinh
thái, xây dựng một hệ thống nông nghiệp bền vững và an toàn lương thực.
Khái niệm về hệ sinh thái do Tansley A. Đề xuất năm 1935 là một đơn vị bao
gồm các vật sống và ngoại cảnh không sống của chúng.
Hệ sinh thái gồm 2 thành phần chủ yếu:
+ Các quần thể sống (thực vật, động vật, vi sinh vật) với các mối quan
hệ dinh dưỡng và vị trí của chúng.
+ Các nhân tố ngoại cảnh: khí hậu, đất, nước…
Theo chức năng, hoạt động của hệ sinh thái được phân theo dòng năng
lượng, chuỗi thức ăn, sự phân bố theo không gian và thời gian tuần hoàn vật
chất, phát triển, tiến hóa và điều khiển. Trong sinh quyển có ba loại hệ sinh
thái chủ yếu:
+ Các hệ sinh thái tự nhiên: rừng, đồng cỏ, sông, hồ, biển.
+ Các hệ sinh thái nông nghiệp.
+ Các hệ sinh thái đô thị: các thành phố lớn, các khu công nghiệp.
Hệ sinh thái nông nghiệp là hệ sinh thái nhân tạo do lao động của con
người tạo ra. Cây trồng, vật nuôi và các thành phần sống của hệ sinh thái

nông nghiệp có quan hệ rất chặt chẽ với điều kiện ngoại cảnh.
Hệ sinh thái nông nghiệp là một hệ thống với các hệ sinh thái phụ như:
Đồng ruộng trồng cây lâu năm, vườn cây lâu năm hay rừng nông nghiệp,
đồng cỏ chăn nuôi, ao hồ thả cá, các khu dân cư, trong đó hệ sinh thái đồng
ruộng là thành phần trung tâm quan trọng của hệ sinh thái nông nghiệp. Hệ

18


sinh thái nông nghiệp là các vùng sản xuất nông nghiệp, cũng có thể là một cơ
sở sản xuất nông nghiệp như: Nông trường, nông trại. HTX nông nghiệp (dẫn
theo Đào Thế Tuấn) [30].
2.3.4. Nghiên cứu về hệ thống nông nghiệp và các hệ thống sử dụng đất
thích hợp ở Việt Nam.
Những nghiên cứu mang tính hệ thống theo các vùng sinh thái: Điều
kiện sinh thái và sản xuất nông nghiệp ở vùng trung du và miền núi nhằm sử
dụng, quản lý đất dốc và bảo vệ môi trường (Thái Phiên) [18], (Bùi Quang
Toản) [31]. Đánh giá, đề xuất sử dụng đất trên quan điểm sinh thái bền vững
cho vùng Tây Bắc ( Lê Thái Bạt) [4]. Phân chia các tiềm năng nông nghiệp
cho vùng trung du, miền núi phía Bắc (Ngô Văn Nhuận) [17]. Đánh giá tiềm
năng và hướng sử dụng đất trên quan điểm sinh thái thích hợp đối với sản
xuất nông nghiệp (Nguyễn Viết Phổ, Trần An Phong, Dương Văn Xanh) [21].
Điều tra phân vùng sinh thái nông nghiệp của đồng bằng sông Hồng (Cao
Liêm, Đào Châu Thu, Trần Thị Tú Ngà) [14]. Nghiên cứu sinh thái nông
nghiệp vùng trung du miền Bắc Việt Nam (Lê Trọng Cúc) [17]. Đánh giá
tiềm năng sinh thái đất bạc màu Hà Nội để xác định các hệ thống sử dụng đất
hợp lý cho đất bạc màu (Đào Châu Thu, Đỗ Nguyên Hải) [33]. Những nghiên
cứu đánh giá tổng quát về vấn đề môi trường và hiện tượng suy thoái đất có
liên quan tới các điều kiện tự nhiên và quá trình sử dụng đất ( Tôn Thất
Chiểu) [7], (Trần An Phong) [19], [20]. Lê Văn Khoa với những nghiên cứu

chuyên sâu về vấn đề ô nhiễm môi trường đất Việt Nam [12]. Nghiên cứu về
ô nhiễm kim loại nặng đối với đất và nước ở vùng sản xuất nông nghiệp ngoại
thành Hà Nội (Nguyễn Đình Mạnh 1996 – 1998) …đã phản ánh được nhiều
vấn đề về môi trường nhằm đưa ra các giải pháp chiến lược cũng như các giải
pháp khắc phục cho sử dụng đất trên quan điểm sinh thái lâu bền. Vùng đồng
bằng sông Hồng là trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn thứ 2 ở Việt Nam, với

19


nhiều loại hình sử dụng đất đa dạng (2 - 3 vụ/năm), đây cũng là nơi tập trung
nhiều chủng loại cây trồng nông nghiệp thu hút được rất nhiều công trình
nghiên cứu khoa học về đánh giá phân tích các hệ thống sử dụng và duy trì
khả năng sử dụng đất bền vững. Những công trình nghiên cứu hệ thống nông
nghiệp đã làm cơ sở khoa học cho việc xác định các hệ thống sử dụng đất của
vùng đồng bằng sông Hồng (Đào Thế Tuấn) [34]. Tạ Minh Sơn với nghiên
cứu điều tra và đánh giá một cách toàn diện các hệ thống cây trồng trên các
nhóm đất đã góp phần định hướng các hệ thống sản xuất cây trồng thích hợp
cho phát triển sản xuất nông nghiệp lâu bền trên các nhóm đất chính [23].
Ngoài ra, một số nhà khoa học nước ngoài như: Eric Lequere, Jean – Marc
Babier [9] cũng đã tiến hành nghiên cứu về hệ thống nông nghiệp ở lưu vực
sông Hồng và tập trung vào cây lúa hoặc một số phương thức canh tác khác
nhau của khu vực…
Có thể nhận thấy rằng các nghiên cứu sâu về đất và sử dụng đất trên đây
là những cơ sở cần thiết và có ý nghĩa quan trọng cho các định hướng sử dụng
và bảo vệ đất, cũng như xác định các chỉ tiêu cho đánh giá sử dụng đất, quản
lý đất đai bền vững trong điều kiện thực tiễn của Việt Nam.

20



PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
- Các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến sử dụng đất nông
nghiệp trên địa bàn Đan Phượng.
- Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện Đan Phượng.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Đan Phượng bao gồm: các loại
đất nông nghiệp và các loại hình sử dụng đất nông nghiệp.
3.2. Nội dung nghiên cứu.
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sử dụng đất đai và
phát triển nông nghiệp.
- Nghiên cứu đặc tính, tính chất của một số đơn vị đất đai chính.
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp.
- Đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp và giải pháp thực hiện.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu mang tính khoa học, xã hội sâu sắc, dựa trên cơ sở
thực tế để xây dựng, bổ sung và hoàn thiện công tác “Đánh giá hiện trạng và
định hướng sử dụng đất nông nghiệp” nên đề tài được nghiên cứu theo các
phương pháp sau:
3.3.1. Phương pháp điều tra khảo sát thu thập số liệu thứ cấp.
Thu thập các số liệu, tài liệu, bản đồ liên quan phục vụ công tác “Đánh
giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Đan Phượng”.
+ Các số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.
+ Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp.

21



+ Hiện trạng cơ sở hạ tầng.
3.3.2. Phương pháp điều tra dã ngoại, phỏng vấn nông dân tại các xã.
Nhằm khoanh định hiện trạng sử dụng đất một cách chính xác, cụ thể
đến từng loại đất cũng như cơ cấu cây trồng vật nuôi, phỏng vấn các hộ gia
đình để tìm hiểu tình hình sử dụng đất, hiệu quả kinh tế của các loại hình sử
dụng đất.
3.3.3. Phương pháp thống kê.
Từ những số liệu thu thập được thống kê theo hệ thống biểu mẫu chuyên
ngành, phân tích tương quan giữa các yếu tố.
3.3.4. Phương pháp minh họa trên bản đồ.
Mọi thông tin cần được biểu diễn trên bản đồ có tỷ lệ thích hợp.

22


PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.
4.1.1. Điều kiện tự nhiên.
4.1.1.1. Vị trí địa lý.
Đan Phượng là một huyện đồng bằng châu thổ sông Hồng, ở phía bắc
của tỉnh Hà Tây. Tọa độ địa lý nằm trong khoảng 20 058’20’’ đến 21004’12’’ độ
vĩ bắc, từ 105030’15’’ đến 105042’05’’ độ kinh đông.
Có vị trí địa lý như sau:
+ Phía Bắc giáp huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc.
+ Phía Nam giáp huyện Hoài Đức tỉnh Hà Tây.
+ Phía Đông giáp huyện Từ Liêm thành phố Hà Nội.
+ Phía Tây giáp huyện Phúc Thọ tỉnh Hà Tây.
Đan Phượng có vị trí tương đối thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh

tế - xã hội. Trung tâm huyện cách thủ đô Hà Nội 20 km, cách thành phố Hà
Đông 18 km , có quốc lộ 32 chạy qua trung tâm huyện. Hiện nay, Đan
phượng là địa bàn thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước tìm kiếm đối tác
mở rộng thị trường sản xuất tạo ra cơ hội thuận lợi cho huyện tiếp thu thành
tựu khoa học và kỹ thuật hòa nhập với nền kinh tế thị trường phát triển
thương mại, dịch vụ… Với vị trí địa lý của mình, Đan Phượng có điều kiện
phát huy tiềm năng đất đai cũng như các nguồn lực khác cho sự phát triển
kinh tế - xã hội.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo.
Nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, cho nên địa hình toàn huyện tương
đối bằng phẳng. Hai mặt huyện giáp sông: phía Bắc giáp Sông Hồng, phía Tây
giáp sông Đáy, vào mùa mưa thì mực nước sông dâng cao hơn mặt ruộng.

23


Nhìn chung thì địa hình huyện thuận lợi cho phát triển mạng lưới giao
thông, thủy lợi, xây dựng cơ sở hạ tầng, mạng lưới khu dân cư, khu công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và kiến thiết đồng ruộng tạo ra các vùng chuyên
canh lúa màu.
Căn cứ vào địa hình huyện có thể chia thành ba vùng như sau:
+ Vùng có địa hình cao, vàn cao gồm có 3 xã: Thọ An, Thọ Xuân,
Trung Châu.
+ Vùng có địa hình vàn, vàn thấp gồm có 11 xã:
xã: Hồng Hà, Liên Hà, Liên Hồng, Liên Trung, Tân Lập, Tân Hội, Đan
Phượng, Song Phượng, Phương Đình, Đồng Tháp, Thị trấn Phùng.
+ Vùng có địa hình trũng có 2 xã: Xã Hạ Mỗ, xã Thượng Mỗ
4.1.1.3. Khí hậu.
Đan Phượng có khí hậu nhiệt đới gió mùa mang đặc trưng vùng đồng
bằng sông Hồng, có thể chia thành 2 mùa rõ rệt:

- Mùa khô – lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình từ
16 – 210 C, lượng mưa/tháng biến động từ 20 – 56 mm. Bình quân
mỗi năm có 3 đợt rét nhiệt độ dưới 130C kéo dài trên 3 ngày.
- Mùa mưa – nóng từ tháng 4 đến tháng 10 với lượng mưa trung bình
tháng trên 100 mm – 315 mm. Các tháng mùa mưa có lượng mưa
chiếm 80% lượng mưa cả năm. Nhiệt độ bình quân tháng từ 23,9 –
29,6 0C.
Độ ẩm không khí trung bình trong năm của huyện vào khoảng 82%,
thấp nhất là tháng 12 (76%), cao nhất là tháng 3, tháng 4 (85 – 87%).

24


Bảng 1: Tổng hợp các yếu tố khí hậu trung bình nhiều năm.
Tháng

1

2

3

4

5

6

7


8

9

10

11

12

Cả
năm

Yếu tố
Nhiệt

độ

16,2

17,6

19,7

24,1

26,9

27,4


28,8

28,6

27,7

24,6

21,0

18,4

23,4

( C)
Lượng

32,1

35,0

45,6

51,1

212,1

243,3

348,3


237,3

150,7

84,2

29,4

28,1

1512,0

mưa (mm)
Giờ nắng

14,7

28,2

13,6

110,5

230,5

209,4

263,4


193,1

217,6

201,9

204,1

145,9

1832,9

(giờ)
Độẩm

80,0

82,0

87,0

89,0

85,0

84,0

85,0

85,0


83,0

79,0

76,0

76,0

82,0

0

không khí
(%)

Nguồn: Số liệu thống kê của phòng nông nghiệp huyện Đan Phượng (2000 – 2005).

4.1.1.4. Thủy văn – Tài nguyên nước.
Đan Phượng có hệ thống sông ngòi bao bọc hai mặt, phía Bắc huyện là
sông Hồng, phía Tây là sông Đáy. Trong đó, sông Hồng là con sông lớn của
miền Bắc nước ta tạo nên vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng màu mỡ bởi
sông có hàm lượng phù sa lớn với chất lượng phù sa tốt. Hai con sông này
đều có lưu lượng nước dồi dào .
Ngoài ra, huyện Đan Phượng còn có trên 116 hồ ao phân bố khắp các xã
trong huyện chứa một lượng khá lớn, góp phần cung cấp nước cho sản xuất
nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân trong địa bàn huyện.
Về nước ngầm, qua khảo sát và tính toán cụ thể cho thấy: mức nước
ngầm có ở độ sâu trung bình từ 8 – 14 m với chất lượng nguồn nước khá tốt.
Nhìn chung nước mặt và nước ngầm trong huyện khá dồi dào đảm bảo cung

cấp đủ nước cho sản xuất nông nghiệp và các hoạt động kinh tế - xã hội khác.
4.1.1.5. Tài nguyên đất, đặc tính đất đai.
Huyện Đan Phượng với tổng diện tích đất tự nhiên là 7735,49 ha, hiện
nay Đan Phượng đang sử dụng với mục đích như sau:
+ Đất nông nghiệp: 3791,99 ha

25


×