Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

XỬ lý các TRƯỜNG hợp NGHI NHIỄM TRÙNG lây QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.56 KB, 35 trang )

XỬ LÝ CÁC TRƯỜNG HỢP NGHI NHIỄM TRÙNG
LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC ( NTLTQĐTD )

MỤC TIÊU
-

Nêu được các thông tin cơ bản về NTLTQĐTD.

-

Xác định được vai trò của nhà thuốc khi xử lý các trường hợp nghi
NTLTQĐTD

-

Thực hành cung cấp thông tin cần thiết cho khách hàng nghi NTLTQĐTD

1. ĐẠI CƯƠNG
Bất kì người nào có quan hệ tình dục không được bảo vệ đều có thể mắc các
NTLTQĐTD, không phân biệt tuổi tác, giới tính, tình trạng hôn nhân, giàu nghèo
hay trình độ học vấn. Theo thống kê, số trường hợp mắc mới các NTLTQTĐTD
đang gia tăng tại nhiều nơi, đặc biệt là các nước đang phát triển, trong đó có Việt
Nam.
Trên thế giới ước tính hàng năm có khoảng hơn 300 triệu trường hợp mắc
mới NTLTQĐTD, trong đó số trường hợp mắc mới HIV/AIDS là khoảng 3 triệu
người. Ở Việt Nam, mỗi năm số trường hợp mắc mới NTLTQTĐTD khoảng
1.000.000-2.000.000. Theo nhận định của các chuyên gia, do HIV có lây nhiễm
qua quan hệ tình dục và liên quan đến các tệ nạn xã hội như mại dâm, ma túy, nên
diễn biến của dịch bệnh HIV/AIDS sẽ còn diễn biến khá phức tạp. Theo số liệu
thống kê của Bộ Y tế, tính tới cuối tháng 9/2009, Việt Nam ghi nhận được khoảng
156.802 người nhiễm HIV/AIDS có thể còn cao hơn nhiều do hệ thống báo cáo



1


không thực hiện ở số bệnh nhân đến khám tại các cơ sở y tế tư nhân và tư vấn tại
các nhà thuốc để tự chữa bệnh.
Một số NTLTQĐTD do vi trùng , ký sinh trùng, có thể chữa được bằng
thuốc kháng sinh, hay kháng ký sinh trùng, tuy nhiên một số bệnh khác do virus
hiện vẫn chưa có thuốc điều trị và dự phòng. Khi mắc bệnh , khởi đầu bệnh nhân
có thể không có triệu chứng hoặc các triệu chứng nhẹ thoáng qua, do vậy làm
người bệnh chủ quan, không quyết tâm điều trị dẫn đến một số biến chứng nguy
hiểm như:Chít hẹp niệu đạo, viêm tinh hoàn, viêm tử cung, vòi trứng, buồng
trứng,viêm hố chậu, sảy thai, thai chết lưu và vô sinh. Điều này làm cho mầm bệnh
không được dập tắt và quản lí, tầm kiểm soát bệnh càng khó khăn, hậu quả về y tế
và xã hội do bệnh gây nên trở thành gánh nặng cho ngành y tế và cộng đồng. Vì
thế việc phát hiện sớm các NTLTQĐTD là hết sức cần thiết để được điều trị kịp
thời, qua đó phòng chống lây nhiễm bệnh cho người thân và cộng đồng.
2. CÁC NHIỄM TRÙNG LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC
2.1. Định nghĩa các NTLTQĐTD :
Các NTLTQĐTD là các nhiễm trùng do vi trùng, virus và kí sinh trùng gây nên,
lây lan qua quan hệ tình dục không được bảo vệ, qua đường máu và lây từ mẹ sang
con.
2.2. Tác nhân gây ra NTLTQĐTD:
Khi quan hệ tình dục không được bảo vệ, rất dễ bị lây truyền vi trùng, virus và ký
sinh trùng. Mầm bệnh có thể di chuyển từ người bệnh qua người lành (từ bộ phận
sinh dục đến bộ phận sinh dục, hoặc từ bộ phận sinh dục đến hậu môn hay miệng)
để gây bệnh. Việc lây bệnh càng nhanh và dễ dàng khi có vết loét hoặc các sang
chấn mạnh có thể gây xước da. Một số NTLTQĐTD không chỉ lây truyền khi có
2



quan hệ tình dục mà có thể truyền qua các con đường khác như đường máu, từ mẹ
sang con và cấy ghép phủ tạng. Dựa vào đặc tính chủa tác nhân gây NTLTQĐTD
có thể phân ra làm các nhóm như sau:
Vi trùng

Virus

Ký sinh trùng

Xoắn khuẩn giang mai

Virus herpes simplex

Nấm men Candida

Lậu cầu

Virus u mềm lây

Trùng roi âm đạo

Chlamydia trachomatis

HIV

Cái ghẻ

Trực khuẩn dạ cam


Virus viêm gan B

Rận mu

Ureaplasma

Vius sùi mào gà

urealyticum
Klebsiella
grannulomatis
Gardnerella vaginalis
Liên cầu nhóm B
Vi khuẩn kỵ khí âm đạo

2.3. Tóm tắt dấu hiệu và triệu chứng khi mắc các NTLTQĐTD:
Đối với nam giới:


Có giọt mủ ở đầu dương vật.

Đối với nữ giới:


Huyết trắng bất thường hoặc có mùi hôi.



Đau bụng dưới.




Đau khi giao hợp.



Chảy máu bất thường ngoài chu kì kinh nguyệt.
3


Đối với cả nam và nữ:


Bỏng rát và đau khi đi tiểu.



Vết loét, mụn nước gần bộ phận sinh dục.



Sần sùi tại bộ phận sinh dục.



Sưng hạch bẹn.



Ngứa vùng sinh dục.


Đối với trẻ sơ sinh:


Dịch mủ rỉ ra ở mắt.

2.4. Bốn hội chứng NTLTQĐTD thường gặp:
Hội chứng

Các triệu chứng Các

dấu

hiệu Các tác nhân thường

do bệnh nhân mô thầy thuốc khám

gặp

tả
Tiết
dạo

dịch

âm -Ra khí hư

-Khí hư

Viêm âm đạo do:


-Ngứa âm đạo

-Trùng roi

-Tiểu buốt

-Nấm men

-Đau nông (đau

-Vi khuẩn

trong âm đạo)khi

Viêm CTC do:

giao hợp

-Lậu cầu

-Có mùi hôi

-C. Trachomatis
Tiết dịch niệu -Tiết dịch niệu -Tiết dịch niệu -Lậu cầu
đạo

đạo
-Tiểu buốt


đạo (nếu cần,bảo
bệnh nhân vuốt

-C. Trachomatis

4


Loét sinh dục

-Tiểu nhiều lần

dọc niệu đạo)

-Loét ở sinh dục

-Loét sinh dục

-Herpes sinh dục

-Hạch bẹn to +/-

-Xoắn

khuẩn

giang

mai
-Hạ cam(hiếm)

-C. Trachomatis gây
bệnh hột xoài (tup
L1,L2,L3):hiếm
Đau bụng dưới

-Đau sau khi giao -Ra khí hư
hợp
-Đau bụng dưới

-Lậu cầu

-Nhạy cảm đau -C. Trachomatis
khi sờ nắn

-Các vi khuẩn yếm khí

-Tiết dịch âm đạo -Sốt trên 38oC
-Chảy máu giữa
các kì kinh

2.5. Cách lây truyền:
Ngoài lây truyền các đường giữa bộ phận sinh dục, giữa bộ phận sinh dục và hậu
môn hay miệng. NTLTQĐTD còn có thể lây truyền qua đường truyền máu, lây
truyền từ mẹ sang thai nhi trong lúc mang thai,ở trẻ sơ sinh, trong khi sinh hoặc lúc
cho con bú.
Việc lây lan NTLTQĐTD phụ thuộc vào hành vi của con người khi quan hệ tình
dục, người có nhiều bạn tình dễ bị mắc NTLTQĐTD hơn người có ít bạn tình. Mặt

5



khác, khi một người có nhiều bạn tình thì cơ hội lây truyền cho người khác cũng
cao hơn.
NTLTQĐTD không chỉ lây lan chủ yếu trong nhóm người có nhiều bạn tình mà
còn lây truyền cho những người có quan hệ với một người bạn tình, mà bạn tình đã
mắc NTLTQĐTD trước đó không được điều trị. Một cô gái trẻ chỉ có quan hệ tình
dục với bạn trai của mình vẫn có thể mắc nếu bạn trai của cô có NTLTQĐTD mà
không được phát hiện điều trị kịp thời.
NTLTQĐTD không lây truyền được qua việc:


Sử dụng chung phòng vệ sinh với người mắc nhiễm trùng.



Ăn uống chung hoặc ngồi chung với người mắc bệnh nhiễm trùng



Muỗi đốt.

2.6. Một số NTLTQTĐTD thường gặp:


Lậu



Giang mai (loét sinh dục và biểu hiện toàn thân)




Chlamydia Trachomatic



Hạ cam ( loét sinh dục)



Sùi mào gà sinh dục



Herpes sinh dục ( mụn rộp sinh dục)



HIV



HPV



Nấm Candida albicans




Trùng roi

2.6.1. BỆNH LẬU:
2.6.1.1. Nguyên nhân: Do song cầu lậu Diplococcus Neiseria, hình hạt phê,
không di động. Có nhiều trong mủ của bệnh nhân, nằm trong bạch cầu đa nhân và
6


tế bào biểu mô niệu đạo. Dễ bị tiêu diệt bằng các thuốc sát trùng thông thường và
sức nóng. Ở bệnh nhân, cầu khuẩn lậu có thể sống lâu trong các tuyến sinh dục
dưới hình thể tiềm tàng, gặp điều kiện thuận lợi tăng sinh, tăng độc tố và gây bệnh,
song cầu khuẩn lậu không có khả năng từ máu mẹ gây cho bào thai. Bệnh lây
truyền chủ yếu qua đường sinh dục với người bệnh. Rất hiếm khi gây bệnh do
chung đụng, tiếp xúc, dùng chung quần áo có dây mủ lậu.

7


2.6.1.2. Triệu chứng
 Lâm sàng:


Lậu ở nam giới:
+ Lậu cấp: 3 - 5 ngày sau khi lây bệnh, bệnh nhân thấy nóng, rát, đau xé ở
niệu đạo. Cảm giác như “đái ra lưỡi dao cạo” mỗi khi đi tiểu ( tiểu buốt)
niêm mạc niệu đạo đỏ, thân dương vật sưng đau đái mủ ( màu vàng xanh)
đầu bãi, tiểu gắt. Toàn thân sốt, nhức đầu, mệt mỏi.
+ Lậu mạn: (Viêm niệu đạo sau + viêm tuyến sinh dục mãn). Dù không được

điều trị sau 1 thời gian các triệu chứng trên giảm dần. Sau 6 - 8 tuần gọi là lậu mãn.

Viêm phần sau của niệu đạo và các tuyến sinh dục lân cận( tuyến tiền liệt, túi tinh,
tinh hoàn). Đỡ tiểu buốt và đái mủ giảm, đau nhức tinh hoàn.



Lậu ở nữ giới:
Bệnh lậu ở nữ có một số điểm riêng biệt vì cấu tạo của bộ máy tiết niệu và
sinh dục khác: niệu đạo ngắn, có các triệu chứng sau:
- Viêm âm đạo: Niêm mạc đỏ, nề, rớm dịch, rớm mủ, đau rát, viêm niệu
đạo, tiểu buốt, tiểu giắt. Viêm cổ tử cung ra khí hư màu vàng, hôi thối, kéo
dài triệu chứng trên chỉ thoáng qua nhanh chóng chuyển sang mạn tính.
- Lậu mạn tính: quá trình viêm lan lên tử cung, buồng trứng biểu hiện đau
âm ỉ vùng hố chậu, hạ vị ra khí hư, rối loạn kinh nguyệt, có sốt từng đợt.

 Cận lâm sàng:

Lấy mủ xét nghiệm trực tiếp có nhiều song cầu khuẩn Gram (-)
2.6.1.3. Bệnh lậu ngoài cơ quan sinh dục

8


Viêm họng và viêm hạnh nhân do lậu: Họng và hạnh nhân nằm hai bên họng có thể
bị nhiễm lậu cầu, do hôn hoặc tiếp xúc miệng với cơ quan sinh dục người mắc
bệnh. Nhiễm lậu cầu ở miệng thường không có triệu chứng gì. Ở một số bệnh nhân
thấy đau cổ, kèm theo sốt nhẹ sau khi mắc bệnh.
Viêm khớp và viêm da do lậu: Khoảng 1 % số bệnh nhân, sau mấy tuần không
được điều trị, lậu cầu có thể vào máu, gây nhiễm khuẩn máu do lậu cầu; hay gặp ở
những người giao hợp đồng giới. Trong số 65-75% bệnh nhân nhiễm khuẩn máu
do lậu có những triệu chứng sau đây: sốt 38 - 40 oC, run tay chân, ăn không ngon

miệng, mệt mỏi toàn thân, đau khớp. Các khớp hay bị viêm theo thứ tự là: đầu gối,
khớp bàn tay, mắt cá và khuỷu tay. Trong 50% số trường hợp, có thể thấy xuất
hiện ở cánh tay, bàn tay, cẳng chân hoặc bàn chân, nhất là xung quanh các khớp.
Những thương tổn ngoài da đặc trưng là những vết hồng to bằng đầu đinh ghim,
bắt đầu nổi lên, về sau chảy nước và máu, xung quanh có viền màu hơi tím và
ngoài cùng là viền đỏ. Các thương tổn đó hơi đau, sẽ lành sau 3-4 ngày, và để lại
một vết thẩm màu trên da.
Lậu cầu xâm nhập vào máu chỉ sống được 4-5 ngày, sau đó các triệu chứng nhiễm
khuẩn máu biến hết. Tuy vậy, sự thuyên giảm đó chỉ được vài ngày. Khoảng 8-10
ngày sau, kể từ khi bắt đầu bị nhiễm khuẩn máu, nhiều khớp sẽ bị sưng lên, đỏ và
rất đau. Các triệu chứng có thể chỉ tập trung vào một khớp nào đó, đau trở nên dữ
dội đến nỗi khớp không cử động được. Nếu điều trị kịp thời ngay thì có thể tránh
được cho khớp những tai hại lâu dài sau này.
Nhiễm khuẩn máu do lậu cầu có thể gây những tai biến khác; từ hệ tuần hoàn, lậu
cầu có thể xâm nhập các tạng quan trong như: tim, gan, và hệ thần kinh trung
ương. Tuy những biến chứng này hết sức hiếm nhưng điều trị càng sớm càng tốt.

9


Đau mắt ở trẻ sơ sinh do lậu cầu: từ những bà mẹ bị lậu, mắt trẻ sơ sinh có thể bị
nhiễm lậu cầu khi đi qua cổ tử cung để ra đời: trong vòng 48 giờ sau khi sinh, một
hoặc cả hai mắt đỏ lên, viêm tấy và đau, có khi hai mi mắt sưng to đến mức mắt
không thể mở ra được. Mủ chảy ra giữa hai mi mắt. Nếu không điều trị kịp thời
ngay trẻ có thể bị hỏng mắt trong vòng vài ngày. Mủ lậu cầu dính vào mắt có thể
gây bệnh cho trẻ nhỏ và người lớn.
2.6.1.4. Biến chứng
Dẫn tới vô sinh: Ở nam giới do viêm xơ, viêm tắc tuyến sinh dục tinh trùng, có thể
áp xe túi tinh, áp xe tuyến tiền liệt ( phải phẫu thuật)
Nữ giới do viêm xơ tắc buồng trứng và ống dẫn trứng, viêm cổ tử cung. Có thể

viêm buồng trứng, ống dẫn trứng.
2.6.1.5. Chẩn đoán
Dựa vào
- Có tiền sử giao hợp với người bị bệnh ( hoặc có dây mủ lậu qua dụng cụ,
đồ vật).
- Có triệu chứng tiểu buốt, giắt và có mủ đầu bãi.
- Xét nghiệm soi tươi và cấy tìm vi khuẩn lậu.
Các tiêu chuẩn lành bệnh là:
- Về xét nghiệm: không tìm thấy song cầu.
- Lâm sàng: nước tiểu trong, không còn cảm giác bất thường khi đi tiểu,
khám bộ phận sinh dục bình thường.
2.6.2. BỆNH GIANG MAI
2.6.2.1. Nguyên nhân: Do xoắn khuẩn giang mai

10


Xoắn khuẩn giang mai thường có từ 6 - 14 vòng xoắn, đường kính không
quá 0,5. Xoắn khuẩn giang mai là loại vi khuẩn yếu và mỏng manh. Ra ngoài cơ
thể không sống được vài giờ, chết nhanh chóng ở nơi khô, ở nơi ẩm ướt ( nếp gấp
áo quần bẩn) chúng sống lâu hơn, ở nước đá và ở - 20 0C chúng vẫn giữ được tính
di động lâu, ở 450C chúng bị bất động và sống trong vòng 30 phút. Xà phòng có
thể giết chết xoắn khuẩn giang mai trong vài phút. Xoắn khuẩn xâm nhập vào cơ
thể người lành trực tiếp bằng giao hợp đường âm đạo, đường hậu môn hoặc đường
miệng, qua các vật xây xước ở da và niêm mạc trong giao hợp. Từ đó xoắn khuẩn
chạy vào hạch và chỉ vài giây sau đã vào máu, lan truyền khắp cơ thể.
2.6.2.2. Lây truyền:
- Chủ yếu qua giao hợp (90%) do da hoặc niêm mạc bị xây xát
- Mẹ bị truyền sang con ( bệnh bẩm sinh) thường xuất hiện ở 2 năm đầu của
trẻ ( khi ra đời trẻ mang di chứng trán dô, mũi tẹt hình yên ngựa. Xương

chày lưỡi kiếm. Tam chứng Hutchison ( răng Hutchison + điếc nhất thời +
lác quy tụ)
2.6.2.3. Triệu chứng
 Lâm sàng: qua 3 thời kỳ


Giang mai thời kỳ I:

Săng giang mai xuất hiện từ 3 - 4 tuần sau khi bị lây ( thời kỳ ủ bệnh từ 10 - 90
ngày ) đầu tiên săng giang mai phát sinh tại nơi xâm nhập của xoắn khuẩn vào cơ
thể ở bộ phận sinh dục.
Săng giang mai là vết trợt rất nông, hình tròn hoặc bầu dục phẳng, màu hồng,
không có vảy và mủ, nền của săng giang mai rắn cứng. Không gây đau, ngứa nên
bệnh nhân dễ bỏ qua. Sau vài ngày xuất hiện hạch bẹn họp thành chùm, hạch nhỏ,
rắn, không đau. Sau 4 - 8 tuần vết săng tự lành để lại sẹo xẫm màu. Nếu được điều
trị tổn thương lành nhanh chóng.

11


- Những yếu tố giúp chẩn đoán: mới có quan hệ tình dục với người mắc bệnh
trong 3 tháng gần đây, tổn thương trợt loét, thâm nhiễm có nền rắn không ngứa
không đau, bộ phận sinh dục có tổn thương đơn độc + hạch bẹn.


Giang mai thời kỳ II:

Ở thời kỳ I nếu không đạt được điều trị đến thời kỳ II thường 6 - 8 tuần. Sau
khi có săng giang mai, là thời kỳ nhiễm khuẩn toàn thân, xoắn khuẩn giang mai
xâm nhập vào các cơ quan, tổ chức.

Triệu chứng toàn thân: sốt nhẹ, nhức đầu về đêm, khàn tiếng, đau xương khớp.
Tổn thương da đa dạng rải rác nhiều nơi, từng đợt
- Đào ban: là những dát phẳng với da, màu hồng ( hoa đào) thường ở bụng,
mang sườn, bả vai, nếp gấp tay, chân hình tròn hay bầu dục đk 0,5 - 1cm, không
ngứa, không vảy. Xuất hiện ở da đầu để lại sẹo nhỏ làm rụng tóc lưa thưa ( kiểu
rừng thưa)
- Viêm hạch: hạch nhỏ cứng không đau nhiều nhất ở bẹn, dưới cằm, nách.
- Các sẩn: nổi cao hơn mặt da, rắn chắn, màu đỏ hồng xung quanh có viền vảy,
hình bán cầu. ở rìa tóc, trán, gáy, lòng bàn tay, chân.
- Mảng niêm mạc: miệng, mũi, hậu môn, âm hộ có trợt loét sần sùi hoặc nứt nẻ,
đóng vẩy tiết.


Giang mai thời kỳ III:

Bắt đầu năm thứ 3 của bệnh. Tổn thương ở một số phủ tạng ( thời kỳ 2 nguy
hiểm cho XH vì nhiều xoắn khuẩn dễ lây, ít nguy hiểm cho bản thân, thời kỳ 3 ít
có xoắn khuẩn nhưng nguy hiểm cho bản thân). Bệnh ăn vào da, niêm mạc, cơ bắp,
khớp, mắt, hệ tiêu hoá, gan, phổi, tuyến nội tiết.
Hai tổn thương chủ yếu là:
- Củ giang mai: hình bán cầu, nổi gồ, trơn có nhiều cộm không đau, ĐK gần
bằng 1cm, màu đỏ đồng, rải rác hoặc thành cụm hình tròn, hình vòng cung, tiến
triển hàng tháng để lại sẹo da, sẫm màu,
12


- Gôm giang mai: khối rắn, tròn có ranh giới ở dưới da tiến triển có 4 giai
đoạn sau mềm đến loét (vỡ mủ) đến sẹo (sẹo rúm ró) rải rác ở đầu, ngực, lưng,
mặt.
Ngoài ra còn gặp một số trường hợp như sau:

+ Giang mai tim mạch: biến chứng xuất hiện muội gần 10 - 40 năm sau khi nhiễm
bệnh hay gặp viêm động mạch chủ, hở động mạch chủ, huyết áp tối đa tăng, huyết
áp tối thiểu giảm thấp.
+ Giang mai thần kinh: gây tổn thương tuỷ sống, não gây bại liệt toàn thân, rối
loạn tâm thần
+ Bệnh giang mai bẩm sinh: giang mai không phải là bệnh di truyền mà do mẹ mắc
bệnh giang mai lây cho thai nhi. Sự lây truyền xảy ra từ tháng 4, 5 trở lên, xoắn
khuẩn giang mai xâm nhập vào thai nhi qua mạch máu rốn rồi gây bệnh ( nếu trẻ bị
giang mai bẩm sinh thì chắc chắn mẹ có bệnh ) nếu thai nhi bị nhiễm giang mai ồ
ạt dễ bi sẩy thai vào tháng 5,6 nhẹ hơn sẽ đẻ non, trẻ khó sống hoặc thai chết lưu.
+ Giang mai bẩm sinh xuất hiện muộn khi trẻ trên 2 tuổi đến trưởng thành
viêm mống mắt: nhức mắt, sợ ánh sáng, chói mắt gây mù, viêm khớp gối, điếc.
 Cận lâm sàng:

- Xét nghiệm trực tiếp: tìm xoắn khuẩn giang mai trên các tổn thương giang mai
sớm bằng kính hiển vi nền đen.
- Xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán giang mai.

2.6.3. HIV/AIDS và nhiễm trùng cơ hội:


HIV: Human Immuno Deficiency Virus ( virus gây suy giảm miễn dịch ở
người). Khi xâm nhập vào cơ thể con người, virus HIV sẽ làm suy yếu hệ
miễn dịch, do đó người bị nhiễm HIV dễ bị nhiễm các bệnh nhiễm trùng
khác. HIV không chỉ lây truyền qua đường tình dục mà còn có thể lây qua
13


đường máu (tiêm chích, chuyền máu, sản phẩm máu), từ mẹ sang con và cấy
ghép phủ tạng .



AIDS: Acquired Immuno-Deficiency Syndrome (Hội chứng suy giảm miễn
dịch mắc phải) dùng để chỉ giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV.Các
triệu chứng của AIDS là các triệu chứng của những bệnh mắc phải khi cơ
thể suy yếu. Những bệnh mắc phải này còn được gọi với tên là “những bệnh
nhiễm trùng cơ hội”.



Nhiễm trùng cơ hội là những nhiễm trùng nhân cơ hội cơ thể suy yếu để
xâm nhập và gây bệnh. Ví dụ các bệnh nhiễm trùng cơ hội như:lao, viêm
phổi và nấm. Các triệu chứng thường gặp của các bệnh nhiễm trùng cơ hội
bao gồm: tiêu chảy kéo dài, sút cân, sốt kéo dài và các nhiễm trùng da.

2.6.3.1. Dấu hiệu và triệu chứng nhiễm HIV:
Biểu hiện lâm sàng đầu tiên của nhiễm HIV giống như cảm cúm thông thường nên
làm bệnh nhân không để ý. Sau đó người bệnh trải qua một thời gian dài không có
triệu chứng, nhưng nguy cơ lây nhiễm HIV cho người khác là rất cao.
Ba tháng sau nhiễm HIV, người bệnh xét nghiệm cho kết quả dương tính. Trong
giai đoạn này sức chống đỡ của cơ thể còn mạnh nên số lượng HIV trong máu còn
thấp, người mang HIV hầu như không có triệu chứng gì biểu hiện ra bên ngoài.
Trải qua các giai đoạn nhiễm khuẩn cơ hội, sức khỏe yếu dần, bệnh chuyển sang
giai đoạn cuối cùng của nhiễm HIV là AIDS, lúc này hệ thống miễn dịch bị phá
hủy trầm trọng, người bệnh sẽ chết do cơ thể suy kiệt và do nhiễm khuẩn cơ hội.
2.6.3.2. Những dấu hiệu cho biết một người nhiễm HIV đã chuyển sang giai
đoạn AIDS:
Nhiễm HIV được coi như đã chuyển sang giai đoạn AIDS khi ở người nhiễm HIV
xuất hiện ít nhất 2 triệu chứng chính cộng 1 triệu chứng phụ như sau:
14



Nhóm triệu chứng chính:


Sụt cân trên 10% trọng lượng cơ thể.



Sốt kéo dài trên 1 tháng.



Tiêu chảy kéo dài trên 1 tháng.

Nhóm triệu chứng phụ:


Ho kéo dài trên 1 tháng.



Nhiễm nấm Candida ở hầu họng.



Ban đỏ, ngứa toàn thân.




Nổi mụn rộp và dời leo tái phát.



Nổi hạch nhiều nơi trên cơ thể.

2.6.4. HPV và UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
2.6.4. 1. HPV ( Human Papilloma Virus ):
HPV –là một trong những tác nhân lây nhiễm qua đường tình dục phổ biến.
Có 2 nhóm HPV: nguy cơ cao và nguy cơ thấp (về tính chất gây ung thư). Những
nhóm có nguy cơ cao có liên quan mạnh đến bệnh lý ung thư: hầu như các trường
hợp ung thư cổ tử cung đều phát hiện nhiễm HPV nguy cơ cao: trái lại nhóm HPV
nguy cơ thấp thì hiếm gặp trong các trường hợp ung thư.
Ngoài ra, người ta còn thấy liên quan của HPV với các ung thư âm đạo, âm đạo,
âm hộ, dương vật, hậu môn hay vùng hầu họng.
+ Cấu trúc:
HPV là một loại virus DNA không có vỏ bọc cùng nhóm với adenovirus hay
parvouvirus (nhóm parvovavirus). Virus có một lớp bao protein với một số gen
được phát hiện có tính miễn dịch (L1, L2) hay gây ung thư (E6, E7).
15


Các tuýp HPV:
- Các tuýp HPV sinh ung thư nguy cơ cao: 16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56,
-

58, 59, 68, 82.
Các tuýp HPV không sin hung thư nguy cơ thấp: 6, 11, 40, 42, 43, 44, 54, 61,

-


72, 73, 81.
Các tuýp HPV chưa phân loại được: 26, 53, 66, 73.

+ Cơ chế gây bệnh:
Các gen có tính chất gây ung thư tác động vào các gen của tế bào chủ vốn làm
nhiệm vụ ức chế quá trình phát triển của tế bào (p53 và RB); do đó sẽ gât ra sự
phát triển hỗn loạn của nhóm tế bào bị nhiễm. Không phải nhiễm HPV là sẽ có ung
thư cổ tử cung. Nhiễm HPV bất kỳ nhóm nào cũng đều có khả năng tự lui bệnh đến
hết hẵn và không để lại di chứng gì cho người bị nhiễm.
Một số trường hợp nhiễm kéo dài, đặc biệt do nhóm nguy cơ cao, sẽ gây ra các tổn
thương về phát triển mô học của cổ tử cung (dị sản xếp theo thứ tự nhẹ, vừa, nặng).
Hơn phân nửa các trường hợp dị sản nhẹ có khả năng tự thoái lui; 10% các trường
hợp dị sản nặng vừa hay có khả năng tiến triển hơn trong 2-4 năm; khoảng 50% di
sản nặng sẽ trở thành ung thư tại chỗ cổ tử cung, đặc biệt khả năng này ít gặp ở
người trẻ tuổi.

Hoạt động tình dục

16


Phơi nhiễm HPV

Vùng chuyển sản

Biểu mô nát

Biểu mô tuyến


Tân sinh trong biểu mô

Tân sinh trong biểu mô tuyến
(Adenocareinoma in situ)

Độ thấp

Độ cao

HPV nguy cơ thấp

HPV nguy cơ cao

6, 11, 42, 44

16, 18, 31, 33, 35

HPV nguy cơ cao 16, 18

Hầu như

hút thuốc, đa sản, suy giảm miễn dịch.

Không có

thay đổi gene, thời gian
Ung thư biểu mô xâm lấn

Ung thư tuyến xâm lấn


2.6.4.2. UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
+ Mô học cổ tử cung
Cổ tử cung gồm 2 phần: cổ ngoài và cổ trong. Trong đó, ở cổ ngoài là các tế bào
biểu mô lát giống tế bào biểu mô lát của âm đạo nhưng trơn láng hơn, còn cổ trong
là biểu mô tuyến gần giống như biểu mô của nội mạc tử cung.Chổ tiếp giáp giữa
biểu mô lát của cổ ngoài và biểu mô của tuyến cưa cổ trong được gọi là lỗ cổ ngoài
mô học.
17


Đây là vùng chuyển tiếp của 2 loại biểu mô.Tại đây có các tế bào dự trữ, có khả
năng biến thành biểu mô lát hoặc biểu mô tuyến nhằm tái tạo những tổn thương
của cổ tử cung. Một sự thay đổi pH của âm đạo có thể do viêm nhiểm, hoặc tình
trạng cường estrogen sẽ làm tăng sinh và tăng tiết các tế bào cổ trong, chúng mọc
lan ra ngoài và sẽ có sự hiện diện các tế bào biểu mô tuyến trên bề mặt biểu mô lát
của cổ ngoài tử cung. Tình trạng đó được gọi là mô tuyến tử cung.
Khi những thay đổi trên không còn, lộ tuyến cổ tử cung sẽ biến mất, đó là sự tái tạo
cổ tử cung.Sự tái tạo này còn được gọi là biểu mô hóa – các tế nào tuyến sẽ biến
mất nhường chỗ cho các tế bào lát.Trong quá trình này, có sự chuyển sản của các
tế bào dự trữ của biểu mô tuyến thành các tế bào lát. Sự tái tạo này có thể đi kèm
với một sự tăng sinh bất thường khi có sự hiện diện của một tác nhân nào đó,
thường nhất là do nhiễm HPV, tạo ra những tế bào bất thường – hiện tượng này
chính là tân sinh trong biểu mô cổ tử cung hay dịch sản cổ tử cung (thường được
viết tắt là CIN, theo tiếng Anh Cervical Intraepithrlial Neopjlasia) chỉ những thay
đổi của niêm mạc cổ tử cung có tiềm năng ác tính nhưng chưa có sự xâm nhập vào
mô đệm. Từ tân sinh trong biểu mô cổ tử cung có thể sẽ diễn tiến thành ung thư tại
chỗ, rồi ung thư xâm lấn cổ tử cung.
Ngoài ra trong quá trình tái tạo, vùng chuyển sản cũng có thể chuyển thành biểu
mô tuyến và cùng với những yếu tố nguy cơ như trên cũng có thể diễn tiến thành
ung thư tế bào tuyến cổ tử cung.

Ung thư cổ tử cung là một khối u ác tính ở cổ tử cung thường do HPV gây ra.
+ Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Nhiễm HPV là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư cổ tử cung kèm theo các yếu tố:
- Quan hệ tình dục quá sớm
- Quan hệ với người đã từng có nhiều bạn tình
- Môi trường sống xung quanh
18


+ Cơ chế bệnh sinh
HPV tác động chủ yếu vào các tế bào biểu mô lát tầng không sừng hóa của cổ tử
cung tại nơi tiếp giáp giữa cổ trong và cổ ngoài (nơi tiếp giáp 2 loại mô khác nhau:
biểu mô tế bào trụ tuyến và biểu mô lát tầng không sừng hóa).
Biểu mô lát tầng không sừng hóa vốn được tổ chức với chức năng che chở, bảo vệ
và được quy định sẽ phát triển dần lên hướng bề mặt và sau đó sẽ được bong ra
ngoài.Virus sẽ tấn công vào lớp tế bào đáy của biểu mô vốn có khả năng sinh sản
cao và gây ra hiện tượng phát triển mạnh hơn bình thường của một rồi nhiều lớp tế
bào sau đó. Khi tê bào bất thường chiếm toàn bộ các lớp của tế bào biểu mô lát (dị
sản tại chổ), sẽ có khả năng phát triển lan rộng khỏi màng đáy vào các lớp sâu hơn
biểu mô lát và hình thành ung thư cổ tử cung giai đoạn xâm lấn.
Tuy nhiên, những tổn thương ban đầu chỉ xảy ra tại biểu mô lát vốn không có tiếp
xúc mạch máu, HPV hầu như chỉ hiện diện tại chỗ và không đi vào máu, do đó
không gât ra tình trạng viêm, không hoạt hóa hệ miễn dịch, và hầu như không gây
miễn nhiễm sau khi đã nhiểm HPV.
Ngày nay có một ít bằng chứng cho thấy dường như cũng có vai trò miễn dịch
trong nhiễm HPV mặc dù yếu ớt: những người có suy giảm miễn dịch sẽ dễ bị
nhiễm HPV và khi đã nhiễm thì tiến triển sẽ nhanh và nặng nề; có gia tăng nông độ
kháng thể với HPV sau khi bị nhiễm tự nhiên tuy nhiên nồng độ kháng thể có vẻ
không đủ để gây miễn dịch.
Tổn thương dị sản hay ung thư cổ tử cung có một thời gian dài phát triển tại biểu

mô và tại chổ cổ tử cung. Trung bình, có khoảng 10 - 20 năm cho sự tiến triển từ dị
sản đến ung thư cổ tử cung. Đây chính là thuận lợi cho việc tầm soát ung thư cổ tử
cung, giúp phát hiện sớm và điều trị những tổn thương dị sản cũng như ung thư
giai đoạn sớm.

19


BIỂU MÔ TUYẾN
pH thấp ở âm đạo
Chuyển sản sớm
Các yếu tố môi trường (virus)
Chuyển sản sinh lý

Chuyển sản không điển hình

Vùng chuyển tiếp bình thường

Vừng chuyển tiếp bất thường

Biểu mô lát
Biệt hóa tốt

Đáp ứng miễn nhiễm
đầy đủ

Không tiến triển

Đáp ứng miễn nhiễm
không đầy đủ


Dị sản

Ung thư trong biểu mô
Ung thư xâm lấn

+ Lâm sàng:
Ung thư cổ tử cung bình thường không có dấu hiệu hay triệu chứng sớm. Vì vậy
điều rất quan trọng là phụ nữ nên đi xét nghiệm tế bào âm đạo (xét nghiệm Pap)
20


thường xuyên. Khi thấy dấu hiệu thì căn bệnh đã lan tràn trong cơ thể. Các triệu
chứng có thể gặp:
- Âm đạo ra huyết trắng bất thường (không phải vào ngày kinh nguyệt)
- Máu ra lấm tấm hay chảy máu lợn, khác hơn chu kì kinh nguyệt.
- Đau và chảy máu khi giao hợp
+ Cận lâm sàng:
Xét nghiệm tế bào âm đạo (PAP Test) rất quan trọng và một số xét nghiệm thường
quy khác.
+ Cách phòng chống
- Tiêm phòng vaccine Gardasil
- Khám phụ khoa định kỳ
- Giảm các yếu tố nguy cơ
Tiêm vaccine:
Có 2 loại vaccine được công nhận và sử dụng đại trà:
Cervarix chống HPV 16, 18 (2 nhóm chủ yếu gây ra 70% ung thư cổ tử cung).
Gardasil chống HPV 16, 18 và HPV 6, 11 (90% gây nhú sinh dục).
Hiệu quả phòng chống ung thư cổ tử cung là 70%.
Vaccine được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ và nam giới (để ngăn ngừa mụn các

sinh dục) từ 9 – 26 tuổi. Không dùng cho người đang bị bệnh, dị ứng với nấm men
và phụ nữ có thai.
Vaccine:
Cơ chế miễn dịch do chủng ngừa

21


Thuốc chủng được sản xuất từ những phần tử nhỏ giống virus VLP (Virus – like
particle) cả về hình dạng và kích thước, chỉ không mang mã di truyền của virus hay
thuốc chủng gồm chỉ có protein vỏ L1.
Thuốc chủng ngừa có tác dụng trên hệ thống miễn dịch của cơ thể tạo một lượng
kháng thể HPV rất cao, cao hơn hẳn nồng độ kháng thể có được do nhiễm HPV tự
nhiên và tồn tại rất lâu. Sở dĩ có được điều này là nhờ VLP tác động đến các tế bào
trình diện kháng nguyên.Thuốc chủng ngừa HPV giúp cho hệ thống miễn dịch của
cơ thể nhận diện và phá hủy virus ngay khi nó vừa xâm nhập vào cơ thể, chưa kịp
thiết lập sự nhiễm bệnh thực sự. Thuốc chủng cũng ngăn không cho phát triển triệu
chứng dù đã bị nhiễm virus HPV
+ Điều trị ung thư cổ tử cung:
Chọn lựa phương pháp điều trị UTCTC phụ thuộc vào kích thước của khối u, giai
đoạn của bệnh, tuổi, tình trạng sức khỏe và tiền căn sản khoa của người phụ nữ.
Các phương pháp điều trị: phẫu thuật, xạ trị hoặc phối hợp cả hai.
+ Một số các tác hại của virus HPV:
Ung thư hậu môn
Ung thư âm đạo
Ung thư miệng
Ung thư dương vật
Mụn cóc ở cơ quan sinh dục
2.7. Mối liên quan giữa các NTLTQĐTD và nhiễm HIV:
NTLTQĐTD làm tăng sự lây truyền HIV theo cả 2 hướng. Người chưa nhiễm HIV

dường như dễ bị nhiễm HIV hơn nếu họ đang bị NTLTQĐTD, đặc biệt khi có loét.

22


Người nhiễm HIV cũng dễ truyền HIV cho người khác nếu như họ đang
NTLTQĐTD.
HIV lây truyền từ người này sang người khác dễ dàng hơn nếu một trong hai người
hoặc cả hai người bị NTLTQĐTD . Các NTLTQĐTD quan trọng trong mối tương
tác này là giang mai, hạ cam, herpes sinh dục, nhiễm chlamydia, lậu và trùng roi.
Các nhiễm trùng này làm tăng nguy cơ lây truyền HIV từ 2-9 lần khi bị phơi
nhiễm.
Các NTLTQĐTD không loét mà chỉ viêm nhiễm cũng làm tăng lây truyền HIV vì
trong dịch tiết có gia tăng bạch cầu đa nhân. Các bạch cầu này vừa là mục tiêu và
là nguồn của HIV. Hơn nữa, viêm nhiễm có thể gây nên các tốn thương vi thể làm
cho HIV dễ dàng xâm nhập vào niêm mạc. Trái lại, nhiễm HIV sẽ làm cho người
bệnh dễ bị mắc các NTLTQĐTD

hơn. Do sức đề kháng bị suy giảm nên

NTLTQĐTD ở những người này trở nên khó điều trị ( herpes sinh dục, sùi mào
gà..)
2.8. Những trường hợp nghi NTLTQĐTD cần giới thiệu tới cơ sơ y tế
Tất cả các trường hợp nghi NTLTQĐTD cần được giới thiệu đến khám tại các cơ
sơ y tế chuyên khoa khi có một trong số các triệu chứng sau:
Đối với nam giới:


Có giọt mủ ở đầu dương vật


Đối với nữ giới:


Huyết trắng bất thường hoặc có mùi hôi.



Đau bụng dưới.



Đau khi giao hợp.



Chảy máu bất thường ngoài kỳ kinh nguyệt.
23


Đối với cả nam và nữ:


Bỏng rát và đau khi đi tiểu.



Vết loét, mụn nước gần bộ phận sinh dục.




Sẩn sùi tại bộ phận sinh dục.



Sưng hạch bẹn.



Ngứa vùng sinh dục.

Đối với trẻ sơ sinh:


Dịch mủ rỉ ra ở mắt.

2.9. Những trường hợp nhiễm HIV/AIDS cần giới thiệu tới cơ sơ y tế
Đối với những trường hợp đã được xác định nhiễm HIV, khi có bất kỳ một dấu
hiệu nào dưới đây cần phải tới khám ở cơ sở y tế để điều trị:
o

Tiêu chảy kéo dài trên 4 ngày.

o

Đau bụng, đi ngoài ra nhầy, máu.

o

Sốt cao hoặc sốt kéo dài.


o

Đau ngực, khó thở, ho.

o

Ho kéo dài trên 10 ngày.

o

Ho ra máu (đờm có máu).

o

Có biểu hiện mất nước (khát nước, khô miệng, nước tiểu
sẩm màu).
Viêm nhiễm, mụn nhọt tổn thương các vùng da trên cơ

o

thể.
o

Loét miệng nặng, viêm mắt, viêm mi mắt.

o

Vết thương có mùi hôi, chảy máu hoặc thâm đen.

o


Ban đỏ xuất hiện sau khi dùng thuốc kháng sinh, thuốc
kháng virus.
24


o

Mệt mỏi nhiều, đau đầu hoặc thường xuyên chóng mặt.

o

Mất ngủ dài ngày liên tục.
Đối với những trường hợp AIDS: Tất cả những trường hợp là AIDS đều phải được
đăng ký điều trị tại các phòng khám ngoại trú. Một trong số trường hợp là AIDS
được điều trị kháng Retrovirus, một số khác được điều trị dự phòng các nhiễm
trùng cơ hội, do vậy khi có biểu hiện bệnh lý nào đều phải đến khám ngay tại các
phòng khám ngoại trú.
2.10. Thông tin cần cung cấp cho khách hàng đã được chẩn đoán mắc
NTLTQĐTD và HIV/AIDS
NTLTQĐTD




Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.



Điều trị cho bạn tình.




Nếu trẻ sơ sinh được chẩn đoán nhiễm bệnh, cần khám và điều trị cho
bố mẹ.



Nghỉ ngơi tránh các hoạt động gây sang chấn cho bộ phận sinh dục.



Tới cơ sở y tế khám lại theo hẹn hoặc khám lại khi bệnh nặng lên.
HIV/AIDS




Tuân thủ phác đồ điều trị.



Tránh kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV trong gia đình.



Chăm sóc răng miệng.




Đảm bảo dinh dưỡng và giữ gìn vệ sịnh ăn uống.



Xử lý các triệu chứng do các bệnh nhiễm trùng cơ hội gây ra (tiêu chảy,
ho, sốt, tổn thương ngoài da)



Xử lý các chất thải.



Hỗ trợ tâm lý.



Phát hiện những dấu hiệu cần tới cơ sơ y tế.
25


×